Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích toàn diện nguyên nhân phải chuyển sang nền kinh tế xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.28 KB, 16 trang )

Ch : Phõn tớch ton din nguyờn nhõn phi chuyn sang nn kinh t xanh

Lời nói đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam cũng nh các nớc khác trên
thế giới cùng chịu ảnh hởng bởi các tác động xấu của một loạt các cuộc khủng
hoảng. Tăng trởng kinh tế đạt tới cấp độ tàn phá nhiều hơn là tạo ra của cải thực.
Quá trình phát triển kinh tế này đã đa thế giới tới đại suy thoái kinh tế khủng
hoang sinh thái trầm trọng và biến đổi khí hậu. Phát triển kinh tế xanh hay xanh
hóa nền kinh tế là một xu hớng mới trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế thế
giới, hớng cuộc sống theo cách dân chủ hơn, hiệu quả hơn, công bằng hơn và có
trách nhiệm hơn, trong đó tiền chỉ là phơng tiện để đạt đến đích, yếu tố cá nhân
và chính trị, xã hội và sinh thái, là không thể tách rời. Xu thế phát triển xanh trên
thế giới mở ra cơ hội cho Việt Nam có thể đón đầu đi thẳng và phát triển kinh
tế xanh, song cũng tạo ra thách thức tụt hậu xa hơn nếu không nắm bắt đợc cơ
hội.
Kinh tế xanh, tiếng anh là Green economy, hay còn gọi là kinh tế sạch
đề cập đến những hoạt động kinh tế, đặc biệt là sản xuất và năng lợng tái tạo mà
mục tiêu là sự hòa hợp, cân bằng gia phát triển kinh tế và môi trờng, sinh thái để
giảm thiểu các tác hại cho môi trờng sống đang ngày càng trở nên ô nhiễm bởi
hóa chất độc hại và khi thải sau thơi kỳ phát triển công nghiệp và tăng trởng kinh
tế bất cân đối nh vũ bão trên toàn cầu.
Ngành nào sẽ là mũi nhọn của nền kinh tế xanh?
Trớc tiên là ngành xây dựng, các tòa nhà của ngày mai sẽ đợc xây dựng với
các vật liệu ít gây ô nhiễm hơn, tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sử dụng và
có thể tự chế tạo nhiên liệu
Sau đó là các ngành sản phẩm sinh học (thức ăn, mỹ phẩm, quần áo, giày
dép), nhiên liệu thiên nhiên tái sử dụng, ngành chống ô nhiễm môi tr ờng (hệ
thống sử lý nớc thảI, môi trờng đất, rác), ngàng giao thông vận tải (các loại xe
tiết kiệm nhiên liệu, s dụng các nhiên liệu thiên nhiên)
Bằng trứng cụ thể về sự tin tởng vào tiềm năng của kinh tế xanh là sự tham
gia rất mạnh mẽ trong thời gian gần đây của các tập đoàn kinh tế, tài chính hơn


nh LOréal, HSBC.
Theo các chuyên gia, sự phát triển kinh tế trong những năm sắp tới sẽ là sự
phát triển của kinh tế xanh. Nhờ nền kinh tế này, các thành phần kinh tế còn lại
đợc tiếp tục duy trì phát triển và sẽ dần chuyển hớng theo mục đích bảo vệ môi
trờng trớc các bắt buộc pháp lý.

Lờ Th Kim Oanh 12106067

1


I: NÒn kinh tÕ xanh vµ híng vÒ nÒn kinh tÕ xanh, n¨ng lîng xanh
I.Kh¸i niÖm nÒn kinh tÕ xanh

(ngu«n: />
Nền kinh tế xanh là gì?
Trước những bất ổn trên, tháng 10/2008, Chương trình môi trường Liên
hợp quốc phối hợp với các nền kinh tế hàng đầu thế giới triển khai sáng kiến
“kinh tế xanh” với nhận định đó là sự lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển bền
vững của các quốc gia, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, vừa làm dịu
những căng thẳng của thiên nhiên, ngăn chặn chảy máu tài nguyên và tạo nên
bùng nổ việc làm trong thế kỷ XXI.
Chưa có định nghĩa thống nhất về “Kinh tế xanh”. Tuy nhiên, dựa trên
niềm tin sinh quyển là một hệ thống đóng các tài nguyên và một giới hạn năng
lực tự điều chỉnh và tự tái tạo, thì “kinh tế xanh” nói đến việc tạo dựng một hệ
thống kinh tế phản ánh sự tích hợp giữa các hệ sinh thái và đảm bảo khả năng
phục hồi của các hệ thống hỗ trợ sự sống. Nếu dựa trên niềm tin rằng, văn hóa
và giá trị của con người là các nguồn lực quý giá nhất thì, “Kinh tế xanh” là một
Lê Thị Kim Oanh 12106067


2


hệ thống kinh tế sung túc cần được tạo ra để đảm bảo mọi thành viên của cộng
đồng đều có khả năng tiếp cận những chuẩn mực sống cơ bản và đầy đủ, cũng
như các cơ hội phát triển của bản thân và xã hội.
Nền kinh tế xanh hay còn gọi là nền “kinh tế sạch”, là nền kinh tế mà
chính sách phát triển có định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế
truyền thống, mục tiêu là sự hòa hợp của kinh tế và môi trường, sinh thái. Động
lực mới của nền kinh tế xanh là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản
xuất sạch và năng lượng sạch, nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng kinh tế
bền vững.
Cũng có thể hiểu rất đơn giản kinh tế xanh là những hoạt động kinh tế, đặc
biệt là sản xuất thân thiện với môi trường và phát triển năng lượng sạch. Sản
phẩm của nó có thể là các tòa nhà được xây dựng với các vật liệu ít gây ô nhiễm
hơn, tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sử dụng và có thể tự chế tạo nhiên liệu;
có thể là các sản phẩm sinh học (thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo...); chống ô
nhiễm môi trường (hệ thống xử lý nước thải, rác...), ngành giao thông vận tải (xe
tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng các nhiên liệu thiên nhiên nắng, gió, mặt trời...).

II. Hướng về nền kinh tế xanh, năng lượng xanh
1. Nền kinh tế xanh
Hiện tại, theo nhận định của các chuyên gia, chiến lược “kinh tế xanh” đã
trở thành bước ngoặt phát triển cho quá trình khôi phục của nền kinh tế toàn cầu
và cũng là động lực mới cho việc thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển bền vững.
Liên hợp quốc cos nhận định, chính sách nền kinh tế sạch còn là con đường phát
triển cần thiết của kinh tế toàn cầu trong tương lai.

Lê Thị Kim Oanh 12106067


3


Nước Mỹ là nước đi đầu trong các nước Âu – Mỹ thực hiện chính sách
“kinh tế xanh”, tiếp tục thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Sau khi lên nắm quyền
tổng thống của nước Mỹ, ông Obama đã thực hiện các chính sách mới nhằm
chấn hưng nền kinh tế như phát triển năng lượng phát triển kinh tế xanh, thực
hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, giảm bớt ô nhiễm môi trường vag thực
hiện chính sách tái tạo năng lượng.
Tổng thống Obama cũng hi vọng thông qua chính sách về năng lượng mới
để chấn hưng nên kinh tế và thúc đẩy kinh tế phat triển.
Ngoài ra, Mỹ cũng tung ra các chính sách phat triển thể chế “kinh tế xanh”.
Trong đó bao gồm chính sách trong vòng mười năm, Mỹ đầu tư 150 tỷ USD vào
các chính sách nghiên cứu năng lượng thay thế . Về lĩnh vực dầu mỏ, Mỹ sẽ
giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ Trung Đông và Venezunela. Kế hoạch
đến năm 2025. 25% lượng phat điện của Mỹ sẽ có khả năng đến từ nguồn năng
lượng tái tạo. Trong lĩnh vực các công nghệ năng lượng mới. Mỹ sẽ đầu tư rất
nhiều trong chiến dịch năng lượng xanh, bao gồm năng lượng bằng sức gió,
năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân,…
Các chuyên gia phân tích cho rằng, chính sách “kinh tế xanh” của Mỹ hiện
tại có phần sâu sắc hơn, chi tiết hơn so với kế hoạch này của mười năm trước.
Chính sách này có khả năng duy chì nền kinh tế Mỹ ở vị trí hàng đầu thế giới.
2. Nền kinh tế năng lượng xanh
Nền kinh tế “năng lượng xanh” là nền kinh tế sử dụng 100% năng lượng tái
tạo, năng lượng sinh học, giam tiêu thụ xăng, dầu, giảm lượng phát thải các loại
khí nhà kính. Nhiều nhà khoa học thế giới dự báo năng lượng sinh học đóng vai
trò rất quan trọng trong ngành năng lượng tương lai, nhưng tùy thuộc vào khả
năng của các khu vực và quốc gia về cung cấp nguồn năng lượng này một cách

Lê Thị Kim Oanh 12106067


4


bền vững và không ảnh hưởng đến các cây trồng lương thực, để đảm bảo an
ninh lương thực lâu dài.
CHLB Đức là nước xây dựng chiến lược nền kinh tế “năng lượng xanh”
đầu tiên trên thế giới. Đức đang nô lực để trở thành cường quốc công nghiệp đầu
tiên trên thế giới sử dụng 100% “ năng lượng xanh” tái tạo. Họ hướng tới “mục
tiêu xanh” vào năm 2050.
Bộ môi trường LB Đức đã công bố bản lộ trình mới phác thảo tiến trình
thực hiện các kế hoạch hướng tới 1 nền kinh tế sử dụng hoàn toàn năng lượng tái
tạo.
Năm 2008, năng lượng tái tạo chiếm 7% tổng lượng tiêu thụ năng lượng
gốc của Đức con số dự đoán sẽ tăng lên 33% vào năm 2020 khi nước này nhanh
chóng vượt lên các quốc gia Châu Âu khác trong việc phát triển năng lượng tái
tạo.
Bản lộ trình nêu nhiều biện pháp, kế hoạch nâng cao hiệu suất năng lượng.
Trong đó co việc xây dựng mạng lưới “điên thông minh”. Giảm tiêu thụ điện
năng khoảng 28% trong vòng 20 năm tới từ 13.842 PJ (peta-joules) năm 2007
xuống 12.000 PJ vào năm 2020 và 10.000 PJ vào năm 2030. thực hiện kế hoạch
giảm tiêu thụ điện năng, Đức sẽ giảm chi phí hàng tỷ USD chi trả cho nhập khẩu
năng lượng.
Ước tính đến năm 2030 Đức có tới 50% năng lượng điện tiêu thụ lấy từ
nguồn năng lượng tái tạo. Dự báo trong 20 năm nữa, một “mạng lưới thông
minh”, kết nối với toàn bộ mạng lưới điện Châu Âu sẽ được thiết lập. Bảng nộ
trình của Đức đã lên kế hoạch cho biết đến năm 2020 xe hơi điện sẽ được sự
dụng pin sạch bằng năng lượng tái tạo, làm giảm nhu cầu về xăng cầuvà làm
giảm lượng phát thải khí nhà kính.


Lê Thị Kim Oanh 12106067

5


Bên cạnh năng lượng sinh học là sự phát triển với tốc độ nhanh của năng
lượng sinh khối. năng lượng sinh khối ở Đức hiện đang phát triển với tốc độ
nhanh nhất trong tất cả các nguồn năng lượng tái tạo và lần đầu tiên vượt qua
thủy năng trong việc cung cấp nguồn điện năng.
Với nhiều các dự án nghiên cứu được khởi động, nước Đức đang được kỳ
vọng có nhiều bước đột phá hơn nữa nhằm trở thành nền kinh tế năng lượng
xanh đầu tiên của thế giới

II: Xu hướng phát triển nền kinh tế xanh đang xuất hiện ở một số quốc
gia.
I. Sao không vi một nền kinh tế xanh
1. Chậm đổi mới tư duy kinh tế.
Mặc dù từ sau đại hội thứ X, đã có rất nhiều nghị quyết của Đảng, Quốc
hội, Chính phủ nhằm khắc phục những yếu kém của nền kinh tế, những điểm
đến hết nhiệm kỳ đại hội, nhìn lại chúng ta thấy những yếu kém đó vẫn tồn tại,
chưa có những chuyển biến. Năm năm trôi qua, nhưng đến thời điểm này những
đề án quan trọng của chính phủ để triển khai những nghị quyết vẫn đang được
tiếp tục nghiên cứu như đề án đổi mới chức năng, nhiệm vụ và những phương
thức quản lý nhà nước về kinh tế hay đề án những giải pháp, chính sách để nâng
cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức mạnh của nền kinh tế… Việc điều
hành của Chính phủ chủ yếu tập trung vào các giải pháp ngằn hạn, giải quyết
những vấn đề trước mắt của tăng trưởng, chống lạng phát. Ổn định kinh tế, đối
phó với khủng hoảng kinh tế, tài chính, còn các giải pháp trung hạn và dài hạn
chưa được quan tâm đúng mức.
Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đưa ra nhiều giải

pháp nhưng thực chất đó chỉ là các giải pháp có tính bề nổi, nhằm giải quyết các
Lê Thị Kim Oanh 12106067

6


bất cập hiện nay. Dự thảo chưa xác định được trình độ phát triển của nước ta đến
đâu, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đang ở mức độ nào, có gì mâu thuẫn
và cần giải quyết như thế nào là phù hợp. Dự thảo cũng không cho thấy thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta định hướng cụ thể như
thế nào, mô hinh tăng trưởng ra sao là hợp lý…
Trong rất nhiều mục tiêu mà dự thảo nêu ra vẫn thiếu vắng định hướng phát
triển kinh tế dựa trên sự phát triển của nền khoa học, giáo dục, nền văn hóa. địa
lý… của nước ta. Việc chắt lọc những kinh nghiệm phat triển của thế giới và tìm
ra con đường phat triển riêng, phát huy tối đa những lợi thế quốc gia cũng không
được làm rõ trong dự thảo.
Dự thảo chiến lược kinh tế - xã hội cũng thẳn thắn thừa nhận một trong những
nguyên nhân của hiện trạng yếu kém về kinh tế là do tư duy phát triên kinh tế xã hôi và phương thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu
cầu phát triển của đất nước. Nguyên nhân từ tư duy là nguyên nhân chủ quan,
nhưng cũng là nguyên nhân khách quan, bợi vì nước ta có xuất phát điểm thấp,
đặc biệt là chưa có nền tảng phát triển nghiên cứu các lĩnh vực khoa học, trong
đó kinh tế học. chính vì thiếu nền tảng nghiên cứu khoa học và lý thuyết phát
triển nên chính sách phát triển trong thời gian qua chú yếu tập trung vào đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Có thể nói, chiến lược phát triển kinh tế những năm vừa qua nhăm thu hút
đầu tư “nóng” và các ngành kinh tế như xi măng, thép, đóng tàu, khai thác tài
nguyên. khoáng sản, năng lượng, ngân hàng, bất động sản, du lịch… chiến lược
này đã mang lại kết quả nhanh, tăng trưởng theo đúng mong muốn. Xong chiến
lược đó sẽ đang và để lại hậu quả không chỉ cho thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tiếp
theo phải gánh chịu, đó là ô nhiễm môi trường nặng nề do phải sử dụng công

nghiệp lạc hậu, đó là sự biến mất nguồn tài nguyên năng lực cạnh tranh yếu, là
sự bất ổn về xã hội…

Lê Thị Kim Oanh 12106067

7


2. Chuyển theo hướng nào
Đã đến lúc cần xem lại chiến lược phát triển kinh tế. Tư duy về tăng trưởng
cũng cần được chuyển hướng, không nên chạy theo tốc độ tăng trưởng (7% hay
8% không phải là chi tiêu pháp lệnh hàng đầu, mà chỉ là cái đích để phấn đấu),
mà nên đặt trọng tâm phát triển về chất một số lĩnh vực then chốt, làm tiền đề
cho một số ngành kinh tế phát triển nhanh và hiệu quả. Không nhất thiết phải
phat triển đồng đều tất cả các ngành kinh tế vì chung ta đang phát triển trong
một thế giới hội nhập và toàn cầu hóa, sự phát triển khác biệt hay đặc thù sẽ đem
lại nhiều lợi nhuận, lợi ích hơn.
Vê công nghiệp, dự thảo chiến lược đề ra các mục tiêu cụ thể như : tỷ trọng
các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP, giá trị sản
phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP, giá trị sản phẩm công
nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tông giá trị sản xuất công nghiệp.
Trong khi đó, với lĩnh vực nông nghiệp, dự thảo chỉ xác định là sẽ có bước phat
triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng
cao.
Tại thời điểm này, tại sao chung ta không đặt vấn đề theo một cách khác là
làm sao để nông nghiệp trở thành động lực phát triển của nền kinh tế, thay vì cứ
phát triển công nghiệp và dịch vụ không ngừng như vậy. Cách đặt vấn đề như
vậy xuất phát từ ba lý do.
Thứ nhất, trước khi đưa ra các mục tiêu phát triển cho đất nước cần nghiên
cứu đánh giá toàn diện về hiệu quả kinh tế, xã hội, về tác động của công nghiệp

hóa, đô thị hóa để chứng minh rằng đạt được các mục tiêu này là hiệu quả nhất.

Lê Thị Kim Oanh 12106067

8


Thứ hai, ở nước ta có lợi thế rất lớn về phát triển nông nghiệp. Với vị trí địa
lý, khi hậu, tài nguyên, lực lượng lao động như nước ta, nếu được đầu tư bài bản
về khoa học, công nghệ, đào tạo, thương mại thì chắc chắn sẽ mang lại giái trị
kinh tế cao không kém gì công nghiệp, dịch vụ và đó là phát triển bền vững của
một nền kinh tế xanh.
Thứ ba, sự phát triển thân thiện với môi trường, phát triển năng lượng sạch
cũng mang lại lợi ích kinh tế rất lớn và lâu rài chứ không nhất thời như các giải
pháp công nghiệp hóa đang được thực hiện.
Như vậy chúng ta có cơ hội để phat triển kinh tế một cách hiệu quả dựa trên
các tiêu chí bền vững chứ không phải dựa trên những con số tăng trưởng. Xong
cơ hội đó bắt buộc chúng ta phải vượt qua nhiều thách thức, khó khăn, và khợi
đầu là vượt qua tư duy của chính mình.
(Công bố dự thảo văn kiện trình đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng)
II. Nền kinh tế xanh đã bắt đầu

Kỷ nguyên kinh tế xanh thực sự đã bắt đầu ở nơi
này, nơi khác: tại Trung tâm Rockefeller ở New
York mới đây người ta đã lắp đặt hệ thống pin
mặt trời để thắp sáng cây thông Noel tryền thống
với tinh thần bảo vệ sinh thái.

Thế kỷ qua đã diễn ra ba quá trình chuyển đổi kinh tế to lớn. Sau cuộc cách

mạng công nghiệp là cuộc cách mạng công nghệ và cuối cùng là giai đoạn toàn
cầu hóa hiện đại mà chúng ta đang trải qua. Giờ đây chúng ta đang đứng trước
ngưỡng của một cuộc cách mạng mới đó là kỷ nguyên của nền kinh tế xanh.
Chúng ta đã đọc và khoa học cũng đã nói với chúng ta: Sự thật là trái đất
Lê Thị Kim Oanh 12106067

9


đang nóng lên ở khắp mọi nơi và con người là một trong những tác nhân chính
gây nên tình trạng đó.
Chúng ta cũng đã nghe về những lời cảnh báo: Nếu ngay bây giờ chúng ta
không ra tay hành động, thì chúng ta phải gánh chịu những hậu quả nghiêm
trọng.
Băng tan có thể diễn ra ở Bắc cực. Mặt nước biển có thể dâng cao. Một
phần ba các loại động, thực vật có khả năng bị biến mất. Thế giới, đặc biệt châu
Phi và vùng Trung Á có khả năng bị nạn đói đe dọa. Những thông tin tốt lành
thường bị lắng xuống trong các cuộc thảo luận, tranh cãi sôi nổi: chúng ta có thể
làm một số việc - những việc làm này thường dễ thực hiện và cũng không tốn
kém lắm như phần lớn chúng ta thường nghĩ.

Ngày 10/11 vừa qua tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon đã có mặt tại vùng hồ băng hà Grey ở Chile.

Những điều trên là đánh giá trong báo cáo gần đây nhất của nhóm chuyên
gia thuộc nhiều nước về biến đổi khí hậu, chính tập thể các nhà khoa học này
mới đây đã được trao giải thưởng Nobel Hòa bình.
Bản báo cáo này tuy rất đáng lo ngại nhưng mặt khác người ta cần nhận
thấy, suy cho cùng thì kết luận của báo cáo vẫn toát lên sự lạc quan. Xin nhắc lại
kết luận của bản báo cáo đó: chúng ta có thể khắc phục được, và chúng ta có thể
khắc phục theo cách không những không quá tốt kém mà còn góp phần nâng cao

sự phồn vinh.
Trong tuần từ 03/12 đến 15/12/2007, các chính khách hàng đầu thế giới đã
có cuộc gặp gỡ tại Bali. Chúng ta nhất định phải đạt được một sự đột phá: có
một sự thoả thuận toàn diện về biến đổi khí hậu với sự tham gia của mọi quốc
gia. Chúng ta cần phải đặt ra một chương trình, phải có một kế hoạch nhiều
Lê Thị Kim Oanh 12106067

10


bước cho con đường tiến đến một tương lai tốt đẹp hơn, từ nay đến năm 2009
cần phải đạt được một sự nhất trí về chương trình này.
III. Những quốc gia đang có xu hướng phát triển nền kinh tế xanh
1. Trung Quốc – một quốc gia đi đầu vê năng lượng mặt trời và năng lượng
gió.
Những dấu hiệu về sự thay đổi đang diễn ra tại khắc mọi nơi và thường ở
những địa điểm bất ngờ.
Cả thế giới đều cho rằng tới đây Trung Quốc sẽ vượt Mỹ và sẽ là nước tạo
lên nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhất thế giới. Ít ai biết răng gần đây
Trung Quốc có nhưng nỗ lực to lớn để sử lý vấn đề ô nhiễm nặng nề ở nước này.
Trong năm 2008 Trung Quốc đầu tư 10 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng tái
sinh và điều đó có nghĩa là Trung Quốc chỉ đứng sau nước Đức. Trung Quốc đã
trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng mặt trời
và năng lượng gió.
Tại cuộc gặp thượng đỉnh các nước Đông Nam Á tại Singapore. Thủ tướng
Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nói: Trung Quốc sẽ giảm tiêu thụ năng lượng 20%
trong vòng năm năm tới. (Tính theo đơn vị trên BIP) – điều này cũng không
thua kém cam kết của Châu Âu đến năm 2020 giảm lượng khí thái gây hiệu ứng
nhà kính là 20%.
Đó chính là con đường dẫn đến tương lai. Theo ước đoán thì nhu cầu năng

lượng trong vòng 15 năm tới thông qua sử dụng các công nghệ hiện có, có thể
giảm một nửa hoặc trên một nửa trong khi lợi suất đầu tư đạt 10% hoặc cao hơn.
2. Mỹ: Một nền kinh tế xanh sẽ là định hướng phát triển của tương lai
Trong bối cảnh nước Mỹ đang nỗ lực để đạt được mức tăng trưởng, những
việc làm xanh là một hướng đi quan trọng cho tương lai. Nhiểu doanh nghiệp đã
có những sang kiến thân thiện với môi trường, giúp tạo nhiều việc làm. Tuy vậy
cho đến nay Mỹ vẫn chưa có các chinh sách năng lượng rõ ràng:

Lê Thị Kim Oanh 12106067

11


Chính quyền tổng thống Obama đã coi nhưng việc làm xanh là một hướng
đi mà họ mong muốn phát triển – tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa rõ họ đã đạt
được thành công như thế nào.
Một thử thách lớn đó là thiếu một chính sách năng lượng rõ ràng.
Sự thiếu minh bạch này là một mối quan ngại cho Vestas – nhà sản xuất
động cơ gió lớn nhất thế giới.
Ông Ditlev Engel
CEO của Vestas
“ Tôi có thể nói rằng lý do khiến các nhà đầu tư đang trì hoãn đầu tư vào
Mỹ đó là việc thiếu các chính sách năng lương rõ ràng. Chúng tôi đã quyết đinh
đầu tư vào đất nước này bởi chúng tôi muốn sản xuất tại đây. Chúng tôi đang tạo
được hàng ngàn việc làm tại nước Mỹ”
Đó là một tin tức tốt lành, các công ty thuộc lĩnh vực tư nhân như Vestas
vốn có bốn nhà máy tại Mỹ đang bắt tay vào hoạt động mặc dù các chính sách
vẫn chưa rõ ràng.
Gần đây, GE cho biết hãng sẽ đầu tư 432 triệu đô la nhằm sản xuất tủ lạnh
thân thiện với môi trường – một động thái mà hãng cho biết sẽ tạo mới 500 việc

làm xanh trước năm 2014.
Và Frito – Lay, một chi nhánh sản xuất thực phẩm và đồ uống của người
khổng lồ Pepsi đang cho ra mắt các xe tải giao hàng chạy điện hoàn toàn. Hãng
cho biết mục tiêu của hãng là có một đoàn xe thương mại gồm toàn bộ là các xe
tải chạy điện lớn nhất tại Bắc Mỹ.
Ông David Smith thuộc công ty Accenture cho hay: “những việc làm xanh
không hoàn toàn là những việc làm mới mà chúng có thể là sự chuyển đổi của
những việc làm hiện thời. Chúng ta đang chứng kiến quá trình chuyển đổi bên
trong các doanh nghiệp khi họ đang có nhiều việc làm xanh”
Theo tiến sỹ Sherry Cooper, nhà kinh tế trường tại BMO Financial Group:
“Rõ ràng là những việc làm xanh sẽ phát triển trong tương lai tuy nhiên chính
phủ cần nỗ lực khuyến khích tạo việc làm xanh trong khu vực tư nhân. Điều này
Lê Thị Kim Oanh 12106067

12


có thể được thực hiện thông qua việc đầu tư vào các chương trình tín dụng thuế,
cung cấp nguồn vốn cần thiết cho các doanh nghiệp để tiếp tục phát triển những
nguồn năng lượng thay thế”.
Cho dù cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ có kết quả như thế nào đi nữa,
một nền kinh tiế xanh được kỳ vọng là sẽ phát triển và tạo nhiều việc làm mới.
Vai trò của Washington đối với nền kinh tế này vẫn còn đang được thảo luận.

Kết luận
Kinh tế xanh – Green Economy đề cập tới những hoạt động kinh tế, đặc
biệt là sản xuất và năng lượng tái tạo mà mục tiêu là sự hòa hợp, cân bằng giữa
phat triển kinh tế, môi trường và sinh thái để giảm thiểu các tác hại cho môi
trường sống đang ngày càng trở nên ô nhiễm trên toàn câu. Phát triển kinh tế
xanh là một xu hướng mới trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế thế giới.


Lê Thị Kim Oanh 12106067

13


Đây cũng là cơ hôi giới thiệu những lựa chọn thông minh và bền vững cho
các chính phủ, các nhà kinh doanh để có thể đầu tư trực tiếp phù hợp với nhu
cầu của khu vực, quốc gia trong chiến lược phát triển sử dụng hiệu quả tài
nguyên, ít các khí cácbon đa dang khí kinh tế, xóa đói nghèo và tạo việc làm tốt

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận do em tự suy nghĩ và viết ra
dựa vào nhưng thông tin tìm kiếm trên internet và trên forumhubt. Em
không nhờ viết hộ, không thuê viết hộ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Google.com
SGK triết học
Furumhubt,net
Lê Thị Kim Oanh 12106067

14


Mục lục
Lời nói đầu .....................................................................1
I: Nền kinh tế xanh và hướng về nền kinh tế xanh, năng lượng xanh.
..................................................................................................................2
I. Khái niệm nền kinh tế xanh...............................................2
II. Hướng về nền kinh tế xanh, năng lượng xanh................3

1, Nền kinh tế xanh .............................................................3
Lê Thị Kim Oanh 12106067

15


2, Nền kinh tế năng lượng xanh: .........................................4
II: Xu hướng phát triển nền kinh tế xanh đang xuất hiện ở một số
quốc gia....................................................................................................5
I. Sao không vì một nền kinh tế xanh..................................5
1. Chậm đổi mới kinh tế.................................................... 5
2. Chuyển theo hướng nào ...............................................6
II. Nền kinh tế xanh đã bắt đầu...........................................8
III. Những quốc gia đang có xu hướng phát triển nền kinh tế
xanh. ..........................................................................9
1, Trung Quốc - một quốc gia đi đầu về năng lượng mặt trời
và năng lượng gió ...............................................................9
2. Mỹ : một nền kinh tế xanh sẽ là định hướng phát triển và
tương lai ............................................................................10

Kế luận .................................................................................11

Lê Thị Kim Oanh 12106067

16



×