TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC & KHXH
TIỂU LUẬN
Môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
Tên tiểu luận:
Vận dụng nguyên tắc thống nhất giũa lực lượng sản xuất với quan
hệ sản xuất phân tích hoạt động làng nghề dệt thổ cẩm của dân
tộc mường Hòa Bình.
Sinh viên thực hiện
: Hoàng Trọng Anh
Lớp
: LK19-12
Mã sinh viên
: 14103638
Ngày tháng năm sinh
: 19/07/1996
Hà Nội, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của em,do em tìm kiếm tài liệu,suy nghĩ
và tự viết ra.Không sao chép nguồn khác,của bạn khác,không nhờ viết hộ,không
thuê viết hộ.
Sinh viên
Hoàng Trọng Anh
Mã sinh viên:14103638
Lớp:LK19-12
2
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Khoa triết học & KHXH Trường Đại Học Kinh
Doanh Và Công Nghệ Hà Nội đã giúp đỡ em về giáo trình tài liệu cũng như cơ
sở vật chất trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu môn triết học Mác- Lênin.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn xâu sắc đến Giảng viên Ninh Thị Ánh Hồng– người
trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tận tình chu đáo, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
em trong quá trình thực hiện cũng như sửa chữa giúp em những lỗi về kỹ thuật
để hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Cô!
Sinh viên
Hoàng Trọng Anh
3
Lời nói đầu
Người Mường có truyền thống trồng bông, ươm tơ, dệt vải phục vụ nhu
cầu gia đình và những bộ quần áo, váy của đồng bào Mường thường
được làm thủ công từ khâu dệt đến lúc nhuộm màu sắc. Với đôi tay tài
hoa của mình, người Mường đã tạo ra những sản phẩm dệt thổ cẩm
mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Hiện nay có rất nhiều làng nghề nổi tiếng như: làm gốm –bát tràng , nấu
rượu, mây tre đan,đá cảnh,điển hình là nghề dệt thổ cẩm .Tuy nhiên, sự
phát triển các làng nghề vẫn mang tính tự phát. Gần có 80% các cơ sở
không đủ vốn để đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất, tuy
là tỉnh miền núi với diện tích rừng tự nhiên rộng lớn, nhưng vẫn thiếu
nguyên liệu tại chỗ và nguồn nguyên liệu đa số phải chuyển từ nơi khác
về,thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng, một mặt do các sản phẩm thủ
công còn đơn điệu về mẫu mã, mặt khác do chất lượng sản phẩm chưa
cao, hầu hết các sản phẩm lưu thông trên thị trường chưa có nhãn hiệu
hàng hoá nên sức cạnh tranh còn kém.
Đây chính là lý do vì sao em chọn đề tài “Vận dụng nguyên tắc thống
nhất giũa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất phân tích hoạt
động làng nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mường Hòa Bình”
4
Mục lục
Nội Dung
Trang
Lời cam đoan
2
Lời cảm ơn
3
Lời nói đầu
4
Mục Lục
5
Bản ký hiệu viết tắt
6
Nội dung
Chương I: Lý Luận
I. Nguyên tắc thống nhất giữa LLSX và QHSX
II.Sự phát triển của làng dệt thổ cẩm mường Hòa Bình.
.
7
9
Chương II: Vận dụng
I. Làng dệt thổ cẩm Mường Hòa Bình
10
II. Phát triển nghề dệt ở nước ta
16
Kết luận
17
Phụ lục
Danh mục tài liệu tham khảo
18
5
Bảng ký hiệu viết tắt
QHSX:Quan hệ sản xuất
CCLĐ: Công cụ lao động
CCSX: Công cụ sản xuất
ĐTLĐ: Đối tượng lao động
KNLĐ: Khái niệm lao động
LLSX: Lực lượng sản xuất
NSLĐ: Năng suất lao động
PCLĐ: Phân công lao động
PTSX: Phương thức sản xuất
QHSX: Quan hệ sản xuất
SLĐ: Sức lao động
TLLĐ: Tư liệu lao động
TLSX: Tư liệu sản xuất
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
6
Nội dung
Chương I: Lý Luận
I.Nguyên tắc thống nhất giữa quan hệ sản xuất và Lực lượng sản xuất
1. Lực lượng sản xuất
LLSX là mặt tự nhiên của PTSX là một kết cấu vật chất ,bao gồm người lao
động với kỹ năng lao động của họ và TLSX,trước hết là CCLĐ ,thể hiện trình độ
chinh phục tự nhiên của con người.
LLSX được gom góp, chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác .Mỗi thế
hệ dựa trên những LLSX đã có để tạo ra LLSX mới. Trong mỗi giai đoạn phát
triển khác nhau trình độ của LLSX biểu hiện rõ nhất ở CCLĐ .Đến lượt nó, trình
độ của công cụ biểu hiện ở PCLĐ ở NSLĐ.NSLĐ là thước đo của LLSX. Lực
lượng hợp thành bao gồm: Người lao động là yếu tố đầu tiên chủ yếu của mọi
quá trình sản xuất bao gồm các nhân tố, nhu cầu sinh sống tự nhiên của con
người. Nhu cầu thúc đẩy hoạt động ,SLĐ của người hoạt động là những sức thần
kinh, sức cơ bắp mà con người vận dụng để sử dụng ,điều khiển CCLĐ kinh
nghiệm và KNLĐ .Là sự hiểu biết về đối tượng tính năng tác dụng của
CCLĐ,môi trường, sự thành thạo ít hay nhiều trong việc sử dụng công cụ khả
năng cải tiến công cụ .Toàn bộ những nhân tố ấy kết hợp trong người lao động
làm thành yếu tố người lao động.
TLSX bao gồm : TLLĐ và ĐTLĐ. TLLĐ và những phương tiện, vật liệu
khác dùng để tăng cường ,hỗ trợ cho tác động CCLĐ lên đối tượng.TLLĐ là vật
hay hệ thống những vật được con người đặt giữa mình với ĐTLĐ để truyền
những tác động của con người lên đối tượng nhằm biến đổi chúng thành những
sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người .Do đó, TLLĐ được coi là cánh tay
thứ 2 của con người. Nó kéo dài và tăng cường sức mạnh thế giới quan con
7
người ... TLLĐ do con người sáng tạo ra, trong đó CCSX đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc biến đổi tự nhiên.
ĐTLĐ là toàn bộ những khách thể tự nhiên hoặc những vật liệu tự nhiên đã
được con người biến đổi nhưng chưa thành sản phẩm. Những khách thể và vật
liệu này có thể biến thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu con người và sự tác động
của con người. ĐTLĐ mang lại cho con người tư liệu sinh hoạt.C.Mác viết :"
Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà
là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào , với những TLLĐ nào". Ngày nay khoa
học ngày càng trở thành LLSX trực tiếp ,tức là trở thành yếu tố trực tiếp của
LLSX. Khác với trước đây việc ứng dụng và sáng tạo những thành tựu khoa học
kỹ thuật ở cách xa sản xuất. Những yếu tố nói trên của LLSX liên hệ chặt chẽ
với nhau và chỉ có ở trong sự kết hợp đó chúng mới là LLSX . Còn trong sự tách
rời chúng chỉ là LLSX ở dạng tiềm năng. Trong những yếu tố của LLSX thì con
người lao động giữ vai trò quyết định .Vì con người không những tạo ra LLSX
mà còn sử dụng nó, LLSX chỉ là sự biểu hiện những năng lực của bản thân con
người.
2. Quan hệ sản xuất
QHSX là mặt xã hội của PTSX mối quan hệ giữa người và người trong
quá trình sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu về TLSX , quan hệ về tổ chức quản
lý , quan hệ phân phối sản phẩm lao động.
QHSX bao gồm:Quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu
TLSX.Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức và PCLĐ xã hội.Quan
hệ giữa người với người trong việc phân phối sản phẩm xã hội.
QHSX do con người tạo ra xong nó được hình thành một cách khách quan
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan ,tùy tiện của LLSX ở mỗi giai đoạn lịch
sử nhất định. Để tiến hành sản xuất , con người chẳng phải quan hệ với tự nhiên
mà còn phải quan hệ với nhau để trao đổi hoạt động và kết quả lao động, do đó
8
sản xuất bao giờ cũng mang bản chất xã hội. C.Mác viết : " Người ta chỉ sản
xuất bằng cách hợp tác với nhau một cách nào đó và trao đổi hoạt động với
nhau. Muốn sản xuất được người ta phải để lại mối liên hệ và quan hệ chặt chẽ
với nhau và chỉ có trong phạm vi những mối liên hệ và quan hệ đó thì mới có sự
tác động của họ vào giới tự nhiên , tức là sản xuất.
Ba mặt của QHSX có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó quan hệ sở hữu
về TLSX có vai trò quyết định đối với những mặt khác trong hệ thống sản xuất,
xã hội con người sở hữu TLSX quyết định quá trình tổ chức phân công phân
phối sản phẩm xã hội vì lợi ích của mình, con người không sở hữu thì phục tùng
sự phân công nói trên.
Trong lịch sử có 2 hình thức sở hữu cơ bản: Sở hữu tư nhân là hình thức
mà trong đó một thiểu số cá nhân nhất định sở hữu đại bộ phận những TLSX cơ
bản của xã hội, những hình thức sở hữu này lợi ích cá nhân chi phối quá trình
sản xuất. Sở hữu xã hội là hình thức sở hữu của cá nhân liên kết thành các tập
thể sở hữu .Hoặc tư liệu xã hội cộng sản nguyên thủy các công xã thời cổ, sở
hữu XHCN. Trong sở hữu xã hội,lợi ích tập thể của xã hội chi phối nền sản xuất
xã hội.
II.Sự phát triển của làng dệt thổ cẩm mường Hòa Bình.
1.Nhìn từ lực lượng sản xuất.
Từ lực lượng sản xuất có mối liên hệ vô cùng gắn bó giữa con người với
môi trường tự nhiên. Nghề dệt thổ cẩm có từ rất lâu đời ở nơi đây có nhiều điều
kiện tiện cho việc dệt thổ cẩm. Để tạo ra một sản phẩm là miếng vải thổ cẩm
phải trải qua nhiều giai đoạn làm nên một sản phẩm. Làng nghề có sự nối tiếp từ
đời này sang đời khác, mỗi thế hệ đều dựa vào bàn tay khéo léo của mình để làm
ra sản phẩm. Ở mỗi thời kỳ khác nhau thì quá trình sản xuất cũng khác nhau và
ngày càng được LLSX thế hệ con cháu sau này .
2.Nhìn từ quan hệ sản xuất.
9
QHSX bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát và phân chia các
tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra các hình thức
của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội. PTSX làng dệt thổ cẩm
mừơng Hòa Bình được xã hội loài người tổ chức có cấu trúc. Với ít hơn 50
người trên một đơn vị sản xuất, điển hình bởi việc chia sẻ sản xuất và tiêu thụ
toàn bộ sản phẩm xã hội.Do không có sản phẩm thặng dư nào được sản xuất nên
không có khả năng tồn tại giai cấp thống trị. Do PTSX không có sự phân chia
giai cấp, nó được coi là xã hội không giai cấp. Các công cụ của làng nghề dệt
thổ cẩm Mường Hòa Bình hiện vẫn còn thô sơ.
10
Chương II :Vận Dụng
I. Làng dệt thổ cẩm Mường Hòa Bình
1.Lịch sử hình thành và đặc điểm của làng nghề dệt thổ cẩm Mường
a. Vị trí địa lý làng dệt .
Ở xóm Lục 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đã được tỉnh Hòa Bình công
nhận là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Trong tương lai, nơi đây được quy
hoạch thành làng văn hóa du lịch. Đây sẽ là cơ hội lớn để bạn bè khắp nơi biết
đến Lạc Sơn với nền văn hóa Mường đậm đà bản sắc.
b.Lịch sử hình thành làng dệt thổ cẩm Mường
Gần đây, cùng với dự án “Phát triển nông thôn đa lĩnh vực” do Vương
quốc Bỉ tài trợ, UBND Hòa Bình đã mời các chuyên gia, các nghệ nhân nghiên
cứu và khẳng định tiềm năng phát triển nghề dệt thổ cẩm của địa phương. Nhờ
chủ trương khôi phục văn hóa truyền thống dân tộc, sự đầu tư của các tổ chức
trong và ngoài nước cũng như hỗ trợ vốn, tập huấn kỹ thuật, cải tiến mẫu mã chất
lượng hàng hóa… mà làng nghề thổ cẩm Mai châu đã thực sự hồi sinh.
Mai châu Hòa Bình hiện nay có hai tổ dệt thêu, chuyên sản xuất hàng
cho nhiều nơi ở trong và ngoài tỉnh. Mỗi một sản phẩm vừa có giá trị vật dụng
vừa thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người Thái ,Mường nơi đây.
Trong các dịp lễ hội địa phương như Hang Bua, Thẩm Ồm, đền Chín Gian...,
những sản phẩm này đã trở thành những món quà lưu niệm rất có ý nghĩa cho
khách du lịch thập phương.
Mai Châu, Hoà Bình được coi là một trong những cái nôi dệt thêu thổ
cẩm của đồng bào Mường ở Hòa Bình. Hiện nay, làng nghề dệt đang được hồi
sinh và phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm thủ công
truyền thống. Trước đây, khi nền kinh tế hàng hoá chưa phát triển, các sản phẩm
11
thổ cẩm làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi môn cho
con gái khi về nhà chồng và một phần để trao đổi theo phương thức vật đổi vật
góp phần phụ thêm cho kinh tế gia đình. Trải qua thời gian đã cho thấy thổ cẩm
là không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của người Mường. Nó trở
thành biểu tượng trong đời sống văn hoá của người Mường nơi đây.
c. Nét đặc sắc của nghề dệt thổ cẩm ở
Để tạo ra được những tấm thổ cẩm đẹp, người phụ nữ Mường phải tiến
hành nhiều công đoạn khác nhau, bắt đầu từ việc trồng bông, nuôi tằm, kéo sợi,
dệt vải, nhuộm chàm cho đến việc cắt may, thêu thùa... Đó thực sự là một quy
trình lao động bền bỉ và đầy sự sáng tạo để tạo nên sản phẩm.
a. Nguyên liệu
Nguyên liệu để làm ra trang phục chủ yếu là sợi bông và sợi tơ tằm. Để có
sợi cho việc dệt thổ cẩm, người Mường đã tiến hành trồng bông trên nương và
trồng dâu nuôi tằm.
Bông là giống khó sống và thường rất nhạy cảm với thời tiết, cho nên thời
vụ gieo trồng rất quan trọng. Thông thường, vào khoảng thời gian trước hoặc
sau tết Nguyên Đán, người Mường tiến hành việc chọn đất để làm nương bông
và việc chọn nương bông thường do phụ nữ đảm nhận. Để trồng bông, đồng
bào phải chuẩn bị đất để gieo hạt bông và tiến hành các công đoạn chăm sóc
cho đến khi thu hoạch. Mùa thu hoạch bông thường vào khoảng tháng 5, tháng
6. Thời tiết lúc này rất thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản bông vì khí
hậu khô hanh, bắt đầu có gió Lào và nhiều nắng.
Ngoài trồng bông, người Mường nơi đây còn trồng dâu. Cây dâu là nguồn
thức ăn cơ bản cho tằm. Để chuẩn bị cho một lứa tằm, đồng bào phải chuẩn bị
nguồn thức ăn từ trước, đảm bảo đủ thức ăn cho tằm chóng lớn và vào kén.
12
Nương dâu thường được trồng ở ven sông Hiếu và những bãi đất pha cát. Đây
là loại đất phù hợp cho cây dâu tằm phát triển.
b. Xử lý bông, tơ
Sau khi thu hoạch bông từ nương về, để tạo thành sợi phải trải qua rất
nhiều các công đoạn sơ chế như cán bông (ỉn phai), bật bông (pựt phai), quấn
bông (lọ phai), se sợi (pằn phai), hồ sợi (hà phai).
Tằm sau khi đã vào kén để kéo thành sợi tơ cũng phải tiến hành các
bước như rút sợi(sáo lọc), cuốn sợi tơ thành con (pía đai), se sợi đơn thành sợi
đôi (lăng đai), xử lý tơ cho mềm (phọoc đai) mới có thể dùng để dệt nên các
trang phục hay đồ dùng sử dụng trong đời sống hàng ngày.
c. Kỹ thuật nhuộm
Trước khi tiến hành dệt, đồng bào phải chuẩn bị sợi trắng và sợi màu sao
cho phù hợp để khi dệt không thừa hoặc thiếu sợi.
Cũng như nhiều dân tộc khác sinh sống ở vùng rừng núi, người Mường ở
Hoa Tiến, Quỳ Châu đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng
các loại lá, quả, cây, củ... khác nhau để nhuộm sợi bông, sợi tơ tằm nhằm tạo ra
những gam màu đẹp và bền. Thông thường, sợi bông chỉ nhuộm chàm và để
màu trắng tự nhiên. Các màu khác để phối màu khi trang trí thường dùng bằng
sợi tơ tằm. Phổ biến như màu vàng từ cây mít và cây pui(1), màu xanh từ vỏ cây
linka, màu đỏ từ cánh kiến và lá dâu da đất, các màu khác sử dụng cánh kiến
và các chất liệu tự nhiên khác để pha chế ra. Việc nhuộm vải phải được tiến
hành nhiều lần cho đến khi đem giặt thấy không bị phai màu mới đạt tiêu
chuẩn.
d. Cách dệt thổ cẩm
13
Người phụ nữ Mường hàng ngày vất vả với việc làm nương rẫy, ruộng
vườn, khi có thời gian rảnh rỗi là họ dành cho việc dệt thổ cẩm. Vì thế, mỗi
đường nét thêu trên vải đều thấm đượm tình yêu lao động, yêu quê hương, đức
tính cần cù, hay lam, hay làm và khéo léo của người phụ nữ. Thổ cẩm được dệt
hoàn toàn bằng tay nên độ chặt, lỏng, mềm, cứng của sản phẩm đều theo ý
muốn và khả năng của người làm ra nó. Họ có thể dệt nên những tấm thổ cẩm
khác nhau để trang trí cho từng loại sản phẩm.
Do những đặc điểm về lịch sử và địa bàn cư trú, nên bên cạnh những
điểm thống nhất về văn hoá trang phục Mường với các vùng khác, người
Mường ở Mai châu còn có những nét riêng với kỹ thuật thêu, dệt và trang trí
hoa văn.
Về khung dệt, không có gì khác với khung dệt của người Mường ở
những vùng khác. Điều khác biệt đáng chú ý nhất chính là cách dệt và các dạng
thức hoa văn trang trí trên thổ cẩm. Người Mường ở Mai Châu, Hoà Bình
thường dệt các loại vải thô, vải sọc, vải có ô vuông theo cách dệt lòng một thì
người Mường ở Quỳ Châu, Nghệ An lại vừa dệt, vừa thêu, bao gồm một số
kiểu dệt cơ bản như: dệt kết hoa văn trên khung (khuýt); dệt i kat (cạt mí); dệt
thảm mạn(hứa hấu); dệt chữ nhân. Họ thêu cài hoa văn bằng các sợi màu đã
được chuẩn bị qua các thao tác cài, đan trực tiếp trên khung dệt. Các dạng thức
hoa văn rất đa dạng, phong phú gồm nhiều loại động vật như voi, rồng, mặt
trời hoa lá, cây cỏ... được phối màu một cách hài hoà, làm nổi bật những khối
hoa văn chính. Từ đó, đồng bào đã dệt nên những tấm thổ cẩm đẹp, nhờ sự
sáng tạo của khối óc và sự khéo léo của đôi bàn tay. Đặc biệt, đồng bào còn
làm nên những bộ váy áo có các họa tiết hoa văn đặc sắc, gồm các hoa văn
chính và hoa văn phụ điểm xuyết làm nổi bật hoa văn chính. Với thẩm mỹ về
phối hợp màu sắc, người ở Mường Mai châu đã làm cho những bộ trang phục
càng thêm rực rỡ thể hiện rõ bản sắc văn hoá tộc người.
d.Quá trình phát triển của làng nghề
14
Lao động nữ ngoài giờ làm việc ở xưởng có thể nhận hàng về dệt ở nhà,
tranh thủ những lúc nông nhàn rảnh rỗi. Đến nay, cả xóm Lục, xã Yên Nghiệp
đã có 350 khung dệt thổ cẩm, nhà nào cũng có từ 1- 2 khung dệt. Không phải đi
làm xa mà vẫn có thu nhập ổn định, chị em có điều kiện thực hiện tốt chức năng
của người vợ, người mẹ, giữ gìn hạnh phúc gia đình, chăm sóc con cái.
Dệt thổ cẩm không tốn nhiều sức mà cần sự tỉ mẩn, khéo léo nên thu hút
được nhiều lao động là trẻ em, người già, người khuyết tật tham gia. Với mong
muốn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mọi người rất phấn khởi làm
nghề. Thành lập một tổ bao gồm những nghệ nhân giỏi để hướng dẫn, hỗ trợ các
chị em khác về kỹ thuật dệt. Các sản phẩm từ dệt thổ cẩm như cạp váy, chăn,
gối, đệm, .quần áo… có những mẫu hoa văn mới lạ, hấp dẫn nên đã thu hút được
sự chú ý của người tiêu dùng và du khách thập phương. Tuy nhiên, do ảnh
hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, sản phẩm của công ty có khi tiêu thụ
chậm, một số lao động chán nản. Mang sản phẩm của công ty đến các hội chợ,
các triển lãm trong và ngoài tỉnh nhằm giới thiệu sản phẩm, qua đó mở rộng thị
trường tiêu thụ, tạo "đầu ra" ổn định cho sản phẩm. Vận động chị em thường
xuyên mặc trang phục dân tộc Mường, nhất là trong các ngày lễ, tết, đám
cưới... Từ đó, phong trào mặc trang phục dân tộc dần lan rộng trong đời sống
hàng ngày của phụ nữ Lạc Sơn.
II. Phát triển nghề dệt ở nước ta
1. Cơ hội và thách thức .
Kể từ khi hình thành cho đến nay, làng nghề dệt Hòa Bình đã trải qua bề
dày về lịch sử vẻ vang và rất đáng tự hào. Ngày nay, trong cơ chế thị trường, các
doanh nghiệp nghề dệt thổ cẩm đã hiểu rõ được sự cần thiết phải tạo dựng
thương hiệu cho sản phẩm của mình. Thương hiệu " thổ cẩm-Mường" đã ra đời
và đang được đẩy mạnh phát triển nhưng trước mắt vẫn đang là những thời cơ
15
và cả thách những thách thức lớn lao, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của những
thế hệ người dệt và doanh nghiệp vải hôm nay và cả mai sau.
2 .Chiến lược và giải pháp.
Dệt thổ cẩm xưa đến nay vốn đã lưu hành trên khắp mọi miền tổ quốc và
cả ở nước ngoài. Ngày nay, cái khéo, cái tài của người dệt lên đã và và đang
được phát huy cao độ trong nền kinh tế thị trường, trong xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực.
Cơ chế thị trường và quy luật cạnh tranh đã giúp cho những doanh nghiệp
của dệt thổ cẩm hiểu rõ được sự cần thiết phải tạo dựng và bảo vệ thương hiệu
cho sản phẩm của mình. Thương hiệu “thổ cẩm-Mường” đã ra đời và đang được
các doanh nghiệp vải ra sức quảng bá và phát triển không ngừng nhưng tất cả
vẫn đang chỉ là giai đoạn khởi đầu cho quá trình tạo dựng một thương hiệu tập
thể vững mạnh.
16
Kết luận
Như vậy qua những gì tìm hiểu ở trên chúng ta đã biết được vị trí, lịch sử
làng nghề dệt, quy trình dệt vải cũng như những đặc điểm và giá trị của nghề dệt
thổ cẩm.
Một vấn đề lớn cũng như một câu hỏi lớn buộc các nước đang phát triển
như nước ta phải trả lời. Đó là: trong thời đại của công nghệ cao, của nền công
nghiệp tiên tiến, chúng ta có thế và lực gì để cạnh tranh với thế giới để có thể tự
cường mà đem nói chuyện với các nước công nghiệp phát triển, nếu không phải
trước hết là các sản phẩm truyền thống, những sản phẩm được làm ra ở trình độ
nghệ thuật, kỹ thuật và chất lượng cao. Sản phẩm dệt vải thổ cẩm là một trong
số đó, nó chứa đựng trong mình tâm hồn của người Việt, mang đậm bản sắc dân
tộc Việt.Nó được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao không chỉ bởi giá
trị kinh tế mà còn bởi các giá trị văn hóa, nghệ thuật mà nó mang trong mình.
Vì vậy nếu chúng ta giữ gìn được những nét tinh hoa, những vốn quý
trong các sản phẩm thủ công truyền thống nói chung và sản phẩm dệt thổ cẩm
nói riêng thì chúng ta sẽ khẳng định được mình trên trường Quốc tế, đồng thời
chúng ta còn thúc đẩy được hoạt động du lịch tại các làng nghề phát triển sao
cho tương xứng với tiềm năng vốn có của từng làng nghề.
Trên đây là toàn bộ hiểu biết của em về làng nghề dệt thổ cẩm Mường
Hòa Bình. Những hiểu biết đó còn rất hạn chế và cồn nhiều thiếu sót do khả
năng của bản thân có hạn. Em rất mong có được sự góp ý của thầy cô để hoàn
thiện khả năng trau dồi kiến thức cho bản thân.
Sinh viên :Hoàng Trọng Anh
Ngày 25tháng 10 năm 2014
17
Phụ Lục
Danh mục tài liệu tham khảo
-Giáo trình :
Giáo trình môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
-Google.com.vn
18