Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

VẬN DỤNG NTKQ, NTTD, NTPT để PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG , hậu QUẢ , NGUYÊN NHÂN gây ô NHIỄM môi TRƯỜNG DO QUÁ TRÌNH đô THỊ HOÁ ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.2 KB, 9 trang )

VẬN DỤNG NTKQ, NTTD, NTPT ĐỂ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ,
HẬU QUẢ , NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI
I) phần mở đầu
dưới tác độngcủa công cuộc đổi mới đất nước, VN đã có những phát triển vượt bậc về mọi
mặt. Nền kinh tế đất nước đang được xây dựng theo hướng CNH-HĐH . công nghiệp phát
triển là cơ sở để quá trình CNH được đẩy mạnh. Theo thống kê tính đến nay VN có 758 đô
thị, cả nước có 5 đô thị trực thuộc trung ương và 10 đô thị loại 1. dân số ở các nước đô thị
theo đó cũng ngày một tăng.
Đô thị hóa nhanh , công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn đánh giá sự tăng trưởng của 1
đất nước , làm cho đời sống kinh tế đất nước có những khởi sắc. tuy vậy, nó cũng tồn tại
nhiều hạn chế đó là gây áp lực đối với môi trường, nhất là môi trường đô thị hiện nay. Cùng
với sự phát triển môi trường đô thị và công nghiệp , ô nhiễm môi trường đô thị theo đó cũng
tăng nhanh có nơi vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người .
các ô nhiễm thường gặp trong các đô thị là ô nhiễm môi trường không khí.ô nhiễm môi
trường nước, ô nhiễm môi trường tiếng ồn và ô nhiễm chất thải. ô nhiễm môi trường đô thị ở
việt nam đang ở mức báo động đỏ. Yêu cầu cấp bách đặt ra là VN phải có những giải pháp
thiết thực nhanh chóng nhằm giảm thiểu tình trạng trên.
Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị cho thấy cũng vì lẽ đó trở thành một vấn
đề rất quen thuộc với nhiều bài báo và các tạp chí chuyên ngành. Với đề tài : “báo động ô
nhiễm môi trường đô thị ở việt nam” trong bài tiểu luận này, tôi muốn đưa ra cái nhìn tổng
quát về tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị để từ đó nhấn lên hồi chuông cảnh báo với
các nhà chức trách và người dân trong ý thức bảo vệ môi trường để hướng tới một môi trường
văn minh hiện đại, xanh , sạh , đẹp..

BÙI ĐÌNH LIM 12104985

1


II) PHẦN NỘI DUNG



Hà nội đã và đang được xếp vào tốp 10 thành phố bị ô nhiễm không khí nhất thế giới . để cải
thiện vị trí cũng như hình ảnh của mình , thành phố đã có những nỗ lực nhằm cải thiện môi
trường như : hỗ trợ giá cho ocacs phương tiên công cộng,tăng chuyến xe công cộng đảm bảo
phủ kín tuyến giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại … nhưng hiệu quả đạt
được lại không như mông muốn: dưới đây là một số ghi nhận về thực trạng ô nhiễm ở hà nội
do quá trình đo thị hóa mang lại.
1)

ô nhiễm không khí:

ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng.. theo thống kê của tổ chức y tế thế
giới (WHO) hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn hô
hấp cấp trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Tại bệnh viện Nhi Đồng trẻ em bị mắc chứng bênh kí sinh trùng ngày càng giảm thì bệnh lý
hô hấp ở trẻ lại ngày 1 tăng.
2)

ô nhiễm tiếng ồn đô thị

“thị trấn yên tĩnh” nay đã trở thành “câu chuyện ngày xưa”. Tiếng ồn của các phương tiện
giao thông vận tải các công trình xây dựng , các cơ sở sản xuất trong thàh phố đã trở thành làn
song âm thanh ầm ĩ suốt cả ngày,rất có hại đến sức khỏe của người dân,ảnh hưởng đến bệnh
viện trường học….

BÙI ĐÌNH LIM 12104985

2



3) ô nhiễm môi trường nước.
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công
nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi
ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp
(khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào
các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông.
Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000
m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.

Cuộc sống con người đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm nguồn nước. Ảnh
do tác giả cung cấp.

Nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý là hệ thống hồ
trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với
hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu vực này không có
đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. Điều kiện sống của họ cũng bị
đe dọa nghiêm trọng vì nhiều khu vực trong công viên là nơi nuôi dưỡng mầm
mống của dịch bệnh.

BÙI ĐÌNH LIM 12104985

3


2)NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
a.

nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: là do dân số tăng nhanh trong 10 năm qua (1999-2009), dân số việt nam tăng
them 9,523 triệu người,bình quân mỗi năm tăng 952 nghìn người. có 3 tỉnh ,thành phố có quy

mô dân số lớn hơn 3 triệu người đó là tp.HCM với 7,163 triệu người , hà nội có 6,452 triệu
người và thanh hóa là 3,401 tr người.
Trong đó dân số nông thôn chiếm 60.410.101 người ướ khoảng 70,4% tổng dân số
Như vậy dân số thành thị tăng với tốc độ tốc độ trung bình là 3,4% trong khi tốc độ tăng trung
binhg ở nông thôn chỉ đạt 0,4% sự gia tăng dân số ở đô thị chíh là nguyên nhân làm cho môi
trường đô thị bị suy thoái, nhà cung cấp nước sạch, nhà ở và cây xanh,,, không kịp đáp ứng
cho nhu cầu phát triển của người dân nơi đây,, từ đó tạo điều kiện cho sự phá huy của ô nhiễm
môi trường nước nói riêng và đặc biệt hơn là ô nhiễm môi trường không khí.
Thứ 2: do sự phát triển mở rộng các khu đô thị mới – siêu đô thị.. cũng là hệ quả khách
quan dẫn đến ô nhiễm môi trường mà các nhà máy , các nhà quy hoạch đô thị phải chấp nhận.
như chúng ta biết.. mở rộng phát triển đô thị là lấn át đất nông nghiệp. là chuyển đổi mục đích
sử dụng đất, di dời các điểm dân cư và tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên thiên
nhiên phá vỡ hệ sinh thái.
Thứ 3: tiến trình công nghiệp hóa đặc biệt là tái chế các khu chế xuất hay sự phát triển của
các nghành viễn thông đã và đang mang lại những thách thức về ô nhiễm môi trường như ô
nhiễm song điện từ.
3)nguyên nhân chủ quan.
Do công tác lập quy hoạch đô thị chưa được quan tâm tích đáng
Do trình độ của các cấp chính quyền còn thấp kém
Do cơ chế quản lý của chúng ta còn thụ động thiếu chặt chẽ.
Do ý thức bảo vệ của phần đông người dân trong địa bàn.
Dưới đây là phần phân tích cụ thể.
Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện
nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá
nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu
trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ,
thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải

BÙI ĐÌNH LIM 12104985


4


sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá
nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế...
Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh
sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát
hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác
bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám
sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối
với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn
phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn
tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách
hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn
đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong
việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ
môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được
đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được
những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường.
Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CHN, HĐH hiện nay là yêu cầu cấp thiết đặt ra
đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công
dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị quyết số 41NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); các
nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường... Các chỉ thị, nghị

quyết, văn bản pháp quy này đi vào cuộc sống đã bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực
trong hoạt động bảo vệ môi trường, song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của
thực tiễn
4)hậu quả
Căn cứ vào thực trạng môi trường hiện tại của các khu vực đô thị . tôi có thể khẳng định “ ô
nhiễm môi trường do quá trình đô thị hóa đang là vấn nạn cần tìm hướng khắc phục ngay!

BÙI ĐÌNH LIM 12104985

5


Sau đây là một số hậu quả đáng lưu ý
-

ô nhiễm môi trường nước.

-

. đặc biệt hơn là ô nhiễm môi trường không khí:

Thực trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

BÙI ĐÌNH LIM 12104985

6


III) Kết luận
Môi trường sống đang là sự quan tâm mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường và những tác

hại của nó đối với cuộc sống ngày càng nặng nề hơn. Do đó chuyện bảo vệ môi trường xanh –
sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả tất cả người.
Ai cũng biết rằng môi trường có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng. Môi trường là
không khí, là thức ăn, là sự cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự sống của con người. Môi
trường quen thuộc và gần gũi với chúng ta như những người bạn thân thiết không thể thiếu
được trong cuộc đời. Thế nhưng vì lợi ích trước mắt, con người vừa đối xử tàn tệ với môi
trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường mà không biết rằng làm như vậy là tự hủy hoại
cuộc sống của chính mình.

BÙI ĐÌNH LIM 12104985

7


Lời cam kết
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của em, do em tìm kiếm tài liệu,
suy nghĩ và tự viết ra.
Không sao chép nguồn khác, của bạn khác, không nhờ viết hộ, không
thuê viết hộ.
Bài viết còn nhiều thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo :
1. Sách tập 2 Triết học
2. Trang chungta.com
3. Trang wikipedia.ogr

BÙI ĐÌNH LIM 12104985

8



MỤC LỤC

BÙI ĐÌNH LIM 12104985

9



×