Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ƯƠNG ẤU TRÙNG CUA BIỂN (Scylla paramamosain) THEO HAI GIAI ĐOẠN ZOEA1–ZOEA5 VÀ ZOEA5–CUA VỚI CÁC MẬT ĐỘ VÀ CHẾ ĐỘ CHO ĂN KHÁC NHAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.1 KB, 11 trang )

Tạp chí Khoa học 2010:14b 287-297

Trường Đại học Cần Thơ

ƯƠNG ẤU TRÙNG CUA BIỂN (Scylla paramamosain)
THEO HAI GIAI ĐOẠN ZOEA1–ZOEA5 VÀ ZOEA5–CUA1
VỚI CÁC MẬT ĐỘ VÀ CHẾ ĐỘ CHO ĂN KHÁC NHAU
Trần Minh Nhứt1, Trần An Xuyên1 và Trần Ngọc Hải1

ABSTRACT
In order to improve production and survival rates of mud crab (Scylla
paramamosain) larvae during the rearing phase some technical parameters were
investigated. The study was designed with two experiments. In the first experiment
crab larvae from Zoea1 to Zoea5 stages were reared at different densities (100,
150, 200, 250 and 300 Zoea1 /L) and fed with different feeding regimes including
rotifers 20/ml, umbrella Artemia 5/ml, newly hatched Artemia 10/ml and artificial
feed 1g/m3/time (A), and rotifers 30/ml, umbrella Artemia 10/ml, newly hatched
Artemia 15/ml and artificial feed 1.5 g/m3/time (B). The results showed that
different rearing densities of 100-300 larvae/L did not result in significant
difference in survival rates of Zoea5, but the feeding regime B gave significantly
higher survival than that of other. The results suggested that crab larvae can be
reared from Zoea1 to Zoea5 at stocking density of 300 larvae/L and fed with feeding
regime B.
Similarly, experiment 2 was conducted with two factors in which Zoea5 were
reared to Crab1 stages at different densities (25 inds/L, 50 inds/L, 75 inds/L and
100 inds/L) and subjected to different feeding regimes consisting of Artemia
nauplii 10/ml and artificial feed 5 g/m3/time (C) and Artemia nauplii 15/ml and
artificial feed 7.5 g /m3/time (D). The results indicated that treatment with density
of 25 larvae/L and feeding regime C yielded crab size of 2.90±0.15mm and
survival rate of 24.03±1.91% which was considered the most appropriate
treatment. In combination of the results of two experiments, this two-stage larval


rearing method resulted in survival rates of crab larvae ( from Zoea-1 to crab -1)
of 5.7-18.0% which are very promising to apply in practice.
Keywords: Mud crab, Scylla paramamosain, larval rearing
Title: Rearing mud crab (Scylla paramamosain) larvae through two stages of
Zoea1 - Zoea5 and Zoea5 - crab1 with different stocking densities and feeding
regimes.

TÓM TẮT
Nhằm góp phần nâng cao năng suất và tỷ lệ sống trong ương nuôi ấu trùng cua
biển (Scylla paramamosain), một số vấn đề kỹ thuật đã được khảo sát. Nghiên cứu
bao gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm thứ 1 ương ấu trùng từ Zoea1 đến Zoea5 với hai
nhân tố là mật độ ương (100, 150, 200, 250 và 300 con Zoea 1/L) và chế độ cho ăn
khác nhau bao gồm 20 luân trùng/ml, 5 Artemia bung dù /ml, 10 ấu trùng Artemia
1

Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ

284


Tạp chí Khoa học 2010:14b 287-297

Trường Đại học Cần Thơ

/ml và thức ăn nhân tạo (TANT) 1g/m3/lần (A) và 30 luân trùng/ml, 10 Artemia
bung dù /ml, 15 ấu trùng Artemia /ml và TANT 1,5 g/m3/lần (B). Kết quả thí
nghiệm cho thấy, chiều dài các giai đoạn ấu trùng Zoea5 ở các nghiệm thức khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (P>),05). Tỷ lệ sống đến giai đoạn Zoea5 ở các
nghiệm thức khá cao, từ 74,67±3,51% đến 89,00±6,24%. Mật độ ương khác nhau
100-300 con/L ảnh hưởng không có ý nghĩa đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea5,

nhưng chế độ cho ăn (B) cho tỷ lệ sống cao hơn có ý nghĩa so với chế độ cho ăn
(A). Kết quả này đề nghị ương ấu trùng Zoae1 - Zoea5 với mật độ 300 con/L và chế
độ cho ăn B.
Thí nghiệm 2 từ Zoea5 đến Cua1 gồm 2 nhân tố là mật độ ương (25 con/L, 50con/L,
75 con/L và 100 con/L) và chế độ cho ăn là 10 Artemia/ml và 5 g TANT/m3/lần (C)
và 15 Artemia/ml và 7,5 g TANT/m3/lần (D). Kết quả cho thấy mật độ ương 25
Zoea5/L và thức ăn (C) cho kích cỡ Cua1 (2,90±0,15mm) và tỷ lệ sống
(24,03±1,91%) là thích hợp nhất cho ương nuôi giai đoạn này. Nhìn chung phương
pháp ương ấu trùng cua 2 giai đoạn theo các thí nghiệm này cho tỷ lệ sống từ
Zoea1 đến Cua1 là 5,7-18,0%, cho phép ứng dụng vào sản xuất thực tế phục vụ cho
nghề nuôi.
Từ khóa: Cua biển, Scylla paramamosain, ương ấu trùng

1. GIỚI THIỆU
Nghề nuôi thủy sản ven biển nước ta hiện nay đang được chú trọng phát
triển. Tuy nhiên, số giống loài nuôi còn khá ít, chủ yếu tập trung nuôi tôm
sú nhưng cũng đang gặp nhiều trở ngại về vấn đề môi trường, dịch bệnh và
thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, nghề nuôi cua biển (Scylla
paramamosain) cũng phát triển nhanh chóng với nhiều hình thức nuôi: nuôi
kết hợp trong mô hình nuôi tôm rừng, trong các ao đầm sau vụ nuôi tôm với
hình thức bán thâm canh. Cua biển là loài tăng trọng nhanh và giá trị kinh tế
cao cùng với việc dễ dàng bảo quản sau thu hoạch, thị trường tiêu thụ mạnh
cả trong và ngoài nước. Hiện nay, nguồn cua giống cho nghề nuôi vẫn chủ
yếu từ tự nhiên. Tuy nhiên nguồn cua này đang có xu hướng giảm dần do
đánh bắt quá mức. Trong khi đó, người nuôi đã thích ứng và có xu hướng
thích sử dụng cua giống sản xuất nhân tạo để nuôi thương phẩm do đồng cỡ,
đồng loài cua sen với tốc độ tăng trưởng nhanh và giá trị kinh tế cao. Nghề
sản xuất giống cua hiện nay phát triển khá nhanh ở Cà Mau và một số tỉnh
khác, tuy nhiên, tỷ lệ sống vẫn còn hạn chế ở mức trung bình 5-7% và năng
suất còn thấp (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Chính vì

thế, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích góp phần cải thiện qui
trình ương ấu trùng cua biển để nâng cao năng suất và tỷ lệ sống cua ương
nuôi.

285


Tạp chí Khoa học 2010:14b 287-297

Trường Đại học Cần Thơ

2 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 . Thí nghiệm 1: Ương ấu trùng cua từ giai đoạn Zoea1 đến Zoea5 với
các mật độ ấu trùng và mật độ thức ăn khác nhau
Thí nghiệm gồm 2 nhân tố với 10 nghiệm thức và được bố trí hoàn toàn
ngẫu nhiên. Các nghiệm thức bao gồm mật độ ương và các chế độ cho ăn
khác nhau được trình bày ở Bảng 1:
Bảng 1: Các nghiệm thức về mật độ ương và thức ăn cho ấu trùng giai đoạn từ zoea1
đến zoea5 trong Thí nghiệm 1

Nghiệm thức
NT1
NT2
NT3
NT4
NT5
NT6
NT7
NT8
NT9

NT10

Mật độ (con/lít)
100
150
200
250
300
100
150
200
250
300

Chế độ cho ăn (xem Bảng 2)
A
A
A
A
A
B
B
B
B
B

Mỗi nghiệm thức thí nghiệm được bố trí 3 lần lập lại trên các bể nhựa chứa
50 lít nước, độ mặn nước ương là 30‰ được pha từ nước ót 120‰ và nước
ngọt. Ấu trùng Zoea1 dùng cho thí nghiệm có được từ nguồn cua mẹ nuôi vỗ
và đẻ trứng trong bể. Tảo (từ hệ thống nước xanh nuôi bằng cá rô phi) được

cho vào bể ương với mật độ 0.5 – 1 triệu tế bào/ml. Bể được sục khí liên tục
và được thay nước 3 ngày/lần. Ấu trùng cua được cho ăn ấu trùng artemia 4
lần/ngày (lúc 7 giờ, 13 giờ, 18 giờ, 22 giờ) và mật độ ấu trùng artemia cho
ăn được thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng. Thức ăn nhân
tạo (Fripak 150 ) được cho ăn 2 lần/ngày lúc 10 giờ và 15 giờ. Thức ăn và
các chế độ cho ăn trong thí nghiệm 1 được trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2: Thức ăn và chế độ cho ăn của ấu trùng cua trong thí nghiệm 1

Thức ăn

Giai đoạn ấu trùng
Z1

Rotifer (luân trùng)

X

Artemia bung dù

X

Z2

286

X

Z4

Z5


X

Ấu trùng Artemia
Fripak 150

Z3

X

X

X

X

X

X

X

Chế độ cho
ăn A

Chế độ cho
ăn B

20 con/ml


30 con/ml

5 con/ml

10 con/ml

10 con/ml
1g/m3/lần

15 con/ml
1,5g/m3/lần


Tạp chí Khoa học 2010:14b 287-297

Trường Đại học Cần Thơ

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ (đo bằng nhiệt kế) và Oxy (đo bằng
máy đo Oxy) được đo 3 ngày/lần vào buổi sáng (7h) và chiều (14h). Nitrit
và tổng đạm amôn được thu và phân tích mỗi tuần một lần bằng phương
pháp tương ứng là Griess Losway và Indopheol blue. Sự biến thái và tăng
trưởng của ấu trùng được xác định ở mỗi giai đoạn bằng cách thu mẫu 5 ấu
trùng/bể, quan sát và đo dưới kính hiển vi, 3 ngày/lần. Tỷ lệ sống ấu trùng
được xác định vào cuối giai đoạn Zoea5.
Chỉ số biến thái (Larval Stage Index = LSI) được xác định theo công thức:

LSI =

(N1 . n 1 ) + ( N 2 .n 2 ) + ( N i .n i )
n1 + n 2 + n i


Trong đó : N1, N2…Ni: giai đoạn ấu trùng; n1, n2…ni: số ấu trùng ở giai
đoạn tương ứng
2.2 . Thí nghiệm 2: Ương ấu trùng cua từ giai đoạn Zoea5 đến Cua 1
(C1) với mật độ và chế độ cho ăn khác nhau

Thí nghiệm cũng gồm 2 nhân tố là mật độ và chế độ cho ăn khác nhau được
bố trí trong bể nhựa 50 lít, ở độ mặn 30‰ với 8 nghiệm thức, mỗi nghiệm
thức lặp lại 3 lần. Nguồn ấu trùng Zoea5 từ thí nghiệm 1 được bố trí trong
các nghiệm thức được trình bày ở Bảng 3:
Bảng 3 Mật độ ương và thức ăn trong thí nghiệm 2

Nghiệm thức

Mật độ (con/lít)

Chế độ cho ăn

NT1
NT2
NT3
NT 4
NT5
NT6
NT7
NT8

25
50
75

100
25
50
75
100

C
C
C
C
D
D
D
D

Giá thể (lưới, chùm dây nylon…) được bố trí trong bể ương khi ấu trùng
chuyển sang giai đoạn Megalop. Ấu trùng cua được cho ăn ấu trùng artemia:
4 lần/ngày (7 giờ, 13 giờ, 18 giờ và 22 giờ). Thức ăn nhân tạo No của công
ty thức ăn Grobest, dạng mảnh, có hàm lượng đạm 42% được cho ăn 2
lần/ngày lúc 10 giờ và 15 giờ. Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm 2 được
trình bày ở Bảng 4.
Các yếu tố môi trường nước, chỉ số biến thái, kích thước ấu trùng cua biển
được theo dõi như thí nghiệm 1. Tỷ lệ sống giai đoạn Cua 1 được xác đinh
bằng cách thu và đếm số cua trong bể ương. Số liệu thí nghiệm 1 và 2 được
xử lý thống kê bằng phân tích ANOVA và Ducan sử dụng chương trình
STATISTICA 5.0.
287


Tạp chí Khoa học 2010:14b 287-297


Trường Đại học Cần Thơ

Bảng 4: Lượng thức ăn của ấu trùng cua trong thí nghiệm 2

Thức ăn

Giai đoạn ấu trùng
Z5 Megalop Cua 1

Ấu trùng Artemia

X

Thức ăn No.0

X
X

Chế độ cho ăn C

Chế độ cho ăn
D

10 con/ml

15 con/ml

X
X


3

5g/m /lần

7,5g/m3/lần

3 . KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 . Ương ấu trùng cua từ giai đoạn Zoea1 đến Zoea5 với các mật độ và
chế độ cho ăn khác nhau
3.1.1 . Biến động các yếu tố môi trường nước ương

Sự biến động các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức được trình bày trong
Bảng 5. Nhìn chung các yếu tố nằm trong phạm vi thích hợp. Nhiệt độ dao
động trong khoảng 27-30oC, pH trong khoảng 7,6-7,9, oxy trong khoảng
5,26-5,47 mg/L, nitrite trong khoảng 0,05-0,28 mg/L và TAN trong khoảng
0,17-0,39 mg/L.
Bảng 5: Biến động một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 1
Nhiệt độ
NT1 26,77±0,43
NT2 26,85±0,37
NT3 26,90±0,31
NT4 26,79±0,41
NT5 26,74±0,44
NT6 26,77±0,43
NT7 26,77±0,43
NT8 26,90±0,31
NT9 26,82±0,39
NT10 26,85±0,37


Nhiệt độ

29,77±0,87
29,74±0,88
29,87±0,73
29,72±0,89
29,77±0,84
30,05±0,86
29,69±0,80
29,72±0,86
29,69±0,83
29,77±0,87

pH
7,85±0,08
7,81±0,09
7,82±0,09
7,82±0,08
7,83±0,10
7,80±0,10
7,81±0,08
7,84±0,07
7,81±0,07
7,82±0,07

pH

7,83±0,05
7,83±0,07
7,83±0,06

7,83±0,07
7,83±0,05
7,81±0,08
7,83±0,07
7,83±0,05
7,83±0,05
7,81±0,06

Oxy
5,47±0,23
5,32±0,20
5,36±0,20
5,39±0,26
5,36±0,18
5,31±0,26
5,29±0,11
5,52±0,29
5,29±0,17
5,26±0,18

TAN
0,33±0,29
0,28±0,24
0,27±0,23
0,17±0,13
0,33±0,28
0,35±0,33
0,33±0,28
0,21±0,16
0,37±0,34

0,39±0,34

Nitrite
0,05±0,07
0,08±0,12
0,06±0,08
0,08±0,11
0,14±0,20
0,06±0,08
0,07±0,08
0,19±0,28
0,28±0,41
0,19±0,28

3.1.2 . Sự biến thái, kích cỡ và tỷ lệ sống của ấu trùng

Sự biến thái của ấu trùng được trình bày ở Bảng 6. Kết quả cho thấy, các
nghiệm thức có mật độ ương 100-250 ấu trùng Zoea1/L có chỉ số biến thái
tương đương nhau trong vòng 6 ngày đầu. Trong khi đó, ấu trùng trong các
nghiệm thức 300 con/L biến thái chậm hơn các nghiệm thực mật độ thấp
hơn. Tuy nhiên, ở giai đoạn ngày 9 và ngày 12, sự khác biệt thể hiện rõ hơn.
Ở mật độ 100-200 con/L ấu trùng có chỉ số biến thái cao nhất, khác biệt có ý
nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Trong khi đó, chế độ cho ăn ảnh
hưởng không có ý nghĩa đến sự biến thái của ấu trùng trong 9 ngày đầu
nhưng đến ngày 12 thì có ảnh hưởng rõ ràng và khác biệt có ý nghĩa giữa
288


Tạp chí Khoa học 2010:14b 287-297


Trường Đại học Cần Thơ

các nghiệm thức. Nhìn chung, ương với mật độ 100-200 con/L và cho ăn
chế độ thức ăn B thì ấu trùng biến thái sớm nhất.
Mật độ ương 100-300 con/L ảnh hưởng không có ý nghĩa lên chiều dài của
ấu trùng Zoea5. Tương tự, kích thước trung bình của ấu trùng Zoea5 giữa các
nghiệm thức có chế độ cho ăn khác nhau cũng khác biệt không có ý nghĩa
(Bảng 7).
Bảng 6: Chỉ số biến thái (LSI) của ấu trùng trong từng nghiệm thức ở Thí nghiệm 1

Mật độ ương
LSI-ngày 3
100
150
200
250
300
TB tổng
LSI-ngày 6
100
150
200
250
300
TB tổng
LSI-Ngày 9
100
150
200
250

300
TB tổng
LSI-Ngày 12
100
150
200
250
300
TB tổng

Chế độ cho ăn A

Chế độ cho ăn B

TB Tổng

2,00±0,00
2,00±0,00
1,93±0,12
1,87±0,12
1,80±0,00
1,92±0,10a

2,00±0,00
2,00±0,00
1,93±0,12
2,00±0,00
1,87±0,12
1,96±0,08a


2,00±0,00b
2,00±0,00b
1,93±0,10b
1,93±0,10b
1,83±0,08a
1,94±0,09

3,00±0,00
3,00±0,00
2,93±0,12
2,93±0,12
2,80±0,00
2,93±0,10a

3,00±0,00
3,00±0,00
2,93±0,12
2,87±0,12
2,87±0,12
2,93±0,10a

3,00±0,00b
3,00±0,00b
2,93±0,10ab
2,90±0,11ab
2,83±0,08a
2,93±0,10

3,93±0,12
3,87±0,12

3,80±0,00
3,80±0,00
3,67±0,12
3,81±0,12a

3,93±0,12
3,93±0,12
3,87±0,12
3,80±0,00
3,80±0,00
3,87±0,10a

3,93±0,10c
3,90±0,11bc
3,83±0,08abc
3,80±0,00ab
3,73±0,10a
3,84±0,11

5,00±0,00
4,93±0,12
4,93±0,12
4,80±0,00
4,80±0,00
4,89±0,10a

5,00±0,00
5,00±0,00
4,93±0,12
4,93±0,12

4,93±0,12
4,96±0,08b

5,00±0,00b
4,97±0,08ab
4,93±0,10ab
4,87±0,10a
4,87±0,10a
4,93±0,10

Cùng 1 chỉ số, các giá trị trong cùng 1 cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Mật độ ương trong khoảng 100-300 con/L cho tỷ lệ sống trung bình của
Zoea5 ở các nghiệm thức khá cao, từ 80,50±6,60% đến 83,67±3,08% nhưng
khác biệt không có ý nghĩa. Tuy nhiên, tỷ lệ sống trung bình giữa các
289


Tạp chí Khoa học 2010:14b 287-297

Trường Đại học Cần Thơ

nghiệm thức có chế độ cho ăn khác nhau A và B tương ứng là 78,87±4,19%
và 85,27±6,42 thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả cho thấy
hoàn toàn có thể nâng cao mật độ ương ấu trùng Zoea1 đến 300 con/L khi áp
dụng chế độ cho ăn B.
Bảng 7. Chiều dài và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea5 ở các nghiệm thức của Thí nghiệm 1

Mật độ ương (con/ml) Chế độ cho ăn A Chế độ cho ăn B

Chiều dài Zoea 5 (mm)
100
4,33±0,25
4,48±0,10
150
4,32±0,19
4,36±0,16
200
4,38±0,16
4,37±0,23
250
4,36±0,20
4,27±0,27
300
4,34±0,26
4,33±0,27
TB tổng
4,35±0,21a
4,36±0,22a
Tỷ lệ sống Zoea 5 (%)
100
82,00±3,61
85,33±1,51
150
74,67±3,51
89,00±6,24
200
80,00±5,57
85,00±7,94
250

78,33±3,51
82,67±9,07
300
79,33±3,21
84,33±8,33
TB Tổng
78,87±4,19a
85,27±6,42b

TB Tổng
4,41±0,20a
4,34±0,17a
4,38±0,19a
4,31±0,24a
4,33±0,26a
4,35±0,22
83,67±3,08a
81,83±9,06a
82,50±6,72a
80,50±6,60a
81,83±6,27a
82,07±6,24

Cùng 1 chỉ số, các giá trị trong cùng 1 cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

3.2 . Kết quả ương ấu trùng cua từ giai đoạn Zoea5 đến Cua1 với các mật
và chế độ cho ăn khác nhau (thí nghiệm 2)
3.2.1 . Biến động các yếu tố môi trường nước ương


Biến động các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức được trình bày ở Bảng
8. Nhìn chung các yếu tố nằm trong phạm vi thích hợp. Nhiệt độ dao động
trong khoảng 27-30oC, pH trong khoảng 7,6-8,0, Oxy dao động từ 5,26-5,47
mg/L, nitrite trong khoảng 0,02-0,37 mg/L và TAN trong khoảng 0,62-0,72
mg/L.
Bảng 8: Biến động một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
NT
NT1
NT2
NT3
NT4
NT5
NT6
NT7
NT8

290

Nhiệt độ
Sáng (oC)
27,53±0,63
27,47±0,51
27,40±0,50
27,43±0,50
27,37±0,56
27,37±0,61
27,30±0,60
27,50±0,57

Nhiệt độ

Chiều (oC)
30,47±0,51
30,33±0,48
30,40±050
30,37±0,49
30,30±0,47
30,40±0,50
30,23±0,43
30,43±0,50

pH
Sáng
7,96±0,06
7,98±0,06
7,97±0,06
7,97±0,04
7,98±0,06
7,99±0,07
7,98±0,07
7,97±0,07

pH
Chiều
7,98±0,04
7,98±0,04
7,99±0,03
7,97±0,04
7,99±0,05
7,98±0,05
7,98±0,05

7,99±0,05

Oxy
(mg/L)
5,47±0,25
5,26±0,12
5,48±0,21
5,33±0,20
5,46±0,29
5,46±0,32
5,42±0,17
5,31±0,16

TAN
(mg/L)
0,66±0,03
0,63±0,01
0,66±0,04
0,72±0,05
0,65±0,03
0,64±0,03
0,62±0,06
0,64±0,03

N-NO2(mg/L)
0,02±0,01
0,10±0,02
0,20±0,05
0,37±0,20
0,03±0,01

0,06±0,01
0,17±0,02
0,29±0,03


Tạp chí Khoa học 2010:14b 287-297

Trường Đại học Cần Thơ

3.2.2 . Sự biến thái, kích thước và tỷ lệ sống của ấu trùng

Kết quả ở Bảng 9 cho thấy, khi ương ấu trùng Zoea5 đến Cua1 (C1) với mật
độ ương khác nhau có ảnh hưởng đến sự biến thái của ấu trùng. Mật độ
ương 25-50 con/Lít ấu trùng biến thái sớm hơn so với mật độ cao hơn. Tuy
nhiên, 2 chế độ cho ăn khác nhau C và D ảnh hưởng không có ý nghĩa đến
sự biến thái ấu trùng.
Bảng 9: Sự biến thái của ấu trùng trong từng nghiệm thức của Thí nghiệm 2

Mật độ ương
(con/ml)
LSI 16
25
50
75
100
TB tổng
LSI-20
25
50
75

100
TB tổng

Chế độ cho ăn C Chế độ cho ăn D

TB Tổng

5,87±0,12
5,80±0,00
5,67±0,12
5,60±0,00
5,73±0,13a

5,80±0,00
5,80±0,00
5,73±0,12
5,67±0,12
5,75±0,09a

5,83±0,08b
5,80±0,00b
5,70±0,11a
5,63±0,08a
5,74±0,11

6,80±0,00
6,67±0,12
6,73±0,12
6,60±0,00
6,70±0,10a


6,87±0,12
6,80±0,00
6,73±0,12
6,67±0,12
6,77±0,12a

6,83±0,08b
6,73±0,10ab
6,73±0,10ab
6,63±0,08a
6,73±0,11

Bảng 10. Chiều dài và tỷ lệ sống của ấu trùng ở các nghiệm thức của thí nghiệm 2
Mật độ ương (con/ml) Chế độ cho ăn A
Chiều dài Megalopa
25
3,94±0,09
50
3,91±0,14
75
3,92±0,15
100
390±0,12
TB tổng
3,92±0,12a
Chiều rộng mai Cua 1
25
2,90±0,15
50

2,93±0,12
75
2,85±0,11
100
2,81±0,13
TB tổng
2,87±0,13a
Tỷ lệ sống cua 1
25
24,03±1,91
50
10,73±1,67
75
9,17±2,54
100
9,23±0,91
TB Tổng
13,29±6,70a

Chế độ cho ăn B

TB Tổng

3,97±0,08
3,98±0,09
3,93±0,10
3,91±0,17
3,95±0,12a

3,96±0,09a

3,95±0,12a
3,92±0,12a
3,91±0,14a
3,93±0,12

2,99±0,10
2,97±0,13
2,95±0,14
2,90±0,14
2,96±0,13b

2,95±0,13b
2,95±0,12b
2,90±0,13ab
2,85±0,14a
2,91±0,14

25,10±1,06
11,90±2,17
10,10±0,52
11,37±1,25
14,62±6,47a

24,57±1,50b
11,32±1,84a
9,63±1,72a
10,30±1,52a
13,95±6,47

Cùng 1 chỉ số, các giá trị trong cùng 1 cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

291


Tạp chí Khoa học 2010:14b 287-297

Trường Đại học Cần Thơ

Chiều dài và tỷ lệ sống của ấu trùng và C1 được trình bày ở Bảng 10. Nhìn
chung, chiều dài trung bình của Megalopa của các nghiệm thức có mật độ
ương và chế độ cho ăn khác nhau thì khác nhau không có ý nghĩa. Tuy
nhiên, chiều rộng mai của C1 ở nghiệm thức mật độ ương thấp 25-75 con/L
và chế độ cho ăn cao (D) thì cao hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức
khác (P<0.05). Tỷ lệ sống trung bình của cua con C1 khi cho ăn chế độ cho
ăn khác nhau (C và D) thì khác nhau không có ý nghĩa. Tuy nhiên, mật độ
ương thấp (25 Zoea5 /L) cho tỷ lệ sống cao hơn có ý nghĩa so với ương với
mật độ cao (P<0,05).
Từ kết quả của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 cho ta thấy hoàn toàn có thể
ương ấu trùng cua biển lên đến mật độ 300 con/L đến giai đoạn Zoae5 với
chế độ cho ăn B sau đó chuyển sang ương ở mật độ thấp từ 25 con/lít với
chế độ cho ăn C. Nếu tính chung tỷ lệ sống của cả 2 thí nghiệm thì tỷ lệ
sống trung bình của các nghiệm thức từ giai đoạn Zoea1 đến C1 dao động từ
5,7-18%.
3.3 . Thảo Luận

Kết quả của cả hai thí nghiệm cho thấy các yếu tố môi trường như như nhịệt
độ, pH, Oxy khá thuận lợi cho ương nuôi ấu trùng. Theo Trần Ngọc Hải và
Trương Trọng Nghĩa (2004) khi ương ấu trùng cua biển trong mô hình nước
xanh ở nhiệt độ trung bình 27oC vào buổi sáng và 31oC vào buổi chiều, ấu

trùng phát triển bình thường. Theo Baylon (2009) nhiệt độ 28 – 30oC ấu
trùng phát triển và đạt tỷ lệ sống cao đến giai đoạn Megalopa (47%).
Churchil (2003) cho rằng giá trị LC50-24h của TAN đối với ấu trùng cua biển
Scylla serrata là 39,7 ± 2,0 mg/L tại pH 8,2. Các nồng độ gây độc cấp tính
và mãn tính của TAN đối với ấu trùng cua biển trong thí nghiệm cao hơn rất
nhiều đối với mức tiêu chuẩn (1 mg/L TAN) (Nghĩa, 2004). Theo
Seneriches-Abiera (2007) thì giá trị LC50-96 của nitrite đối với tất cả các giai
đoạn Zoea là 80mg/L. Mặc dù thí nghiệm ương với mật độ ấu trùng rất cao
nhưng hàm lượng nitrite ở cả hai thí nghiệm thấp hơn so với các thí nghiệm
trước đây. Điều này cho thấy ưu thế của của cách ương hai giai đoạn do quá
trình chuyển ấu trùng Zoae5 sang môi trường nuôi mới sẽ loại bỏ được chất
dư thừa trong bể ương làm cho môi trường ương tốt hơn.
Đối với ảnh hưởng của mật độ ương và chế độ cho ăn khác nhau lên sự phát
triển và tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn Zoae1-Zoae5, thí nghiệm 1 cho
thấy chiều dài ấu trùng Zoae5 ở các nghiệm thức trong khoảng 4,27- 4.4mm
và tỷ lệ sống đến giai đoạn Zoea5 ở các nghiệm thức khá cao, từ
74,67±3,51% đến 89,00±6,24%. Nguyễn Cơ Thạch và Trương Quốc Thái
(2004a) nghiên cứu sản xuất giống cua biển với thức ăn cho ấu trùng là luân
trùng, Artemia và tảo ở mật độ 100 Zoae1/L kết quả cho thấy kích thước
trung bình của ấu trùng cua biển ở giai đoạn Zoea5 là 3,67 mm và tỉ lệ sống
là 25,20±2,70. Theo Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa (2004) khi thí
nghiệm ương ấu trùng cua biển ở mật độ 100 ấu trùng/L giai đoạn Zoea1,
292


Tạp chí Khoa học 2010:14b 287-297

Trường Đại học Cần Thơ

Zoea2 được cho ăn luân trùng với mật độ 30 - 40 con/ml, từ giai đoạn

Zoea3,5 trở đi được cho ăn bằng ấu trùng Artemia với mật độ 8 - 10 con/ml
thì kích cỡ ấu trùng cua ở giai đoạn zoea5 là 4,50 mm và tỷ lệ sống
66,11±15.42. Kết quả trên cho thấy rằng khi tăng mật độ ương lên đến 300
ấu trùng/L thì chiều dài ấu trùng Zoea5 tương đương các nghiên cứu trước
có mật độ ấu trùng thấp hơn, nhưng tỷ lệ sống cao hơn. Điều này cho thấy
rằng ấu trùng cua biển Scylla paramamosain có thể sử dụng hiệu quả
Artemia bung dù ngay từ giai đoạn zoea1, zoea2 và mật độ ấu trùng cao sẽ
sử dụng triệt để lượng thức ăn trong bể ương giúp ấu trùng phát triển đồng
đều và hạn chế dư thừa làm ô mhiễm môi trường nước ương. Ấu trùng cua
biển có thể ăn thức ăn viên kích cỡ nhỏ (Jerome Genodepa, 2004) do đó
việc bổ sung thêm thức ăn nhân tạo nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng là
nguyên nhân làm tăng thêm tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn này. Vì vậy
hoàn toàn có thể ương ấu trùng cua từ giai đoạn Zoae1- Zoea5 với mật độ
300 con/L và chế độ cho ăn là 30 rotifer/mL, 10 Artemia bung dù /mL, 15
ấu trùng Artemia/mL và TANT 1,5 g/m3/lần.
Đối với ảnh hưởng của mật độ ương và chế độ cho ăn khác nhau lên sự phát
triển và tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn Zoea5-Cua1, kết quả thí nghiệm cho
thấy chiều dài cua ấu trùng giai đoạn Megalopa và cua là tương đương với
các nghiên cứu của Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa (2004) và Phạm
Văn Quyết (2008). Tỷ lệ sống của cua 1 ở mật độ ương 25 Zoea5/L với thức
ăn C và D cho kết quả tốt nhất (24,03±1,91 và 25,10±1,06%). Nếu tính chung
cho cả 2 thí nghiệm thì tỷ lệ sống từ giai đoạn Zoea1 đến C1 dao động từ 5,718%. Theo Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa (2004), tỷ lệ sống của ấu
trùng sang C1 ở mật độ 100 con/l là tốt nhất đạt 9,11 ± 1,29%. Theo Phạm
Văn Quyết (2008) thì tỷ lệ sống từ Zoea1 đến C1 dao động trong khoảng
9,11% - 9,7%. Theo Trương Trọng Nghĩa (2004) tỷ lệ sống đến C1 là 10 –
15%. Các kết quả thí nghiệm cho thấy rằng việc giảm mật độ ấu trùng Zoea5
sẽ tránh sự ăn lẫn nhau khi ấu trùng lột xác qua giai đoạn Megalopa và cua.
Bên cạnh đó bổ sung thêm thức ăn nhân tạo No0 nhằm cung cấp dinh dưỡng
cho ấu trùng và chuyển ấu trùng Zoea5 sang môi trường nuôi mới tốt hơn sẽ
giúp cho ấu trùng lột xác tốt hơn và tăng tỷ lệ sống.

4 . KẾT LUẬN

Phương pháp ương ấu trùng cua 2 giai đoạn từ Zoea1 đến Zoea5 và Zoea5
đến Cua1 cho kết quả tốt nhất ở mật độ 300 con/L và chế độ 30 Rotifer/mL,
10 Artemia bung dù /mL, 15 ấu trùng Artemia/mL và TANT 1,5 g/m3/lần
(giai đoạn đầu) và 25 Zoea5/L với chế độ 10 Artemia/mL và 5 g
TANT/m3/lần (giai đoạn sau). Tỷ lệ sống chung từ Zoea1 đến Cua1 khá cao
(5,7-18%) cho phép ứng dụng vào sản xuất thực tế phục vụ cho nghề nuôi.

293


Tạp chí Khoa học 2010:14b 287-297

Trường Đại học Cần Thơ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Churchill, G.J., 2003. An investigation into the captive spawning, egg characteristics
and egg quality of the mud crab (Scylla serrata) in South Africa. MSc thesis.
Department of Ichthyology and Fisheries
Jerome Genodepa., 2004. Diet particle size preference and optimal ration for mud crab,
Scylla serrata, larvae fed microbound diets. Aquaculture, 230 (1-4): 493–505
Juliana C. Baylon., 2009. Appropriate food type, feeding schedule and Artemia density
for the zoea larvae of the mud crab, Scylla tranquebarica (Crustacea: Decapoda:
Portunidae). Aquaculture, 288 (3-4): 190 - 195
Mary Lynn Seneriches-Abiera., 2007. Acute toxicity of nitrite to mud crab Scylla
serrata (Forsska°l) larvae. Aquaculture Research, 38: 1495–1499
Nghia, T.T., 2004. Optimisation of mud crab (Scylla paramamosain) larviculture in
Vietnam. Ph. D. thesis, Faculty of Agriculture and Applied Biology Science,
University of Ghent, Belgium, 192 pp

Nguyễn Cơ Thạch và Trương Quốc Thái, 2004a. Ảnh hưởng của độ mặn và thức ăn
đến sự phát triển của giai đoạn phôi và ấu trùng cua (Scylla paramamosain) .
Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984-2004) Nhà xuất bản
Nông nghiệp Tp.HCM-2004, 215-220.
Nguyễn Cơ Thạch, 1998. Đặc điểm sinh học sinh sản và qui trình sản xuất cua giống
loài (Scylla paramamosain) Estampador, 1949. Tuyển tập các công trình nghiên
cứu khoa học công nghệ - Trung tâm nghiên cứu thủy sản III, 227 – 266.
Phạm Văn Quyết, 2008. Đặc điểm sinh sản cua biển Scylla paramamosain
(Estampador, 1949) Tự nhiên và nuôi trong ao. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Cần
Thơ, 69 trang.
Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa, 2004. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát
triển và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) trong mô hình
nước xanh. Tạp chí nghiên cứu khoa học Đại học Cần Thơ năm 2004: 187-192.
Trần Ngọc Hải., 2009. Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các trại sản xuất
giống cua biển. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ năm 2009, 11: 279 – 288
Trương Trọng Nghĩa., 1997. Kết quả bước đầu sản xuất giống cua biển. Tuyển tập
công trình khoa học Đại học Cần Thơ năm 1993 - 1997, 65 – 69.

294



×