Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.14 KB, 26 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM


TIỂU LUẬN
CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC PHẨM
Đề tài:

MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC
PHẨM CHỨC NĂNG VÀ QUÁ
TRÌNH TIÊU HÓA
GVHD: Đàm Sao Mai
LỚP HP: 210503902
NHÓM: 10 LỚP: DHTP7A

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2014


Danh sách nhóm


MỤC LỤC


GVHD: Đàm Sao Mai

LỜI MỞ ĐẦU

Toàn cầu hóa là xu thế không thể tránh khỏi, thị trường thì ngày càng mở rộng
và dễ dàng tiếp cận hơn. Điều này tạo khả năng liên kết trong sản xuất, kinh doanh
và phân phối sản phẩm giữa các doanh nghiệp và các nước. Người tiêu dùng có


nhiều cơ hội lựa chọn thực phẩm cho mình hơn, do thực phẩm ngày càng đa dạng,
đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng, thị hiếu và cảm quan ngày càng phát triển.
Cùng với sự phát triển đó là những nguy cơ tiềm ẩn đến từ thực phẩm và thói
quen sử dụng thực phẩm của con người hiện nay.
Thực phẩm có nguy cơ bị ô nhiễm ngay từ khâu trồng trọt, chăn nuôi cho đến
các quá trình công nghệ chế biến, bảo quản và cả phân phối thực phẩm tới tay
người tiêu dùng. Trong khi đó năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm còn thấp. Hệ
thống quản lý chưa đầy đủ và đồng bộ. Điều kiện VSATTP của các cơ sở sản xuất, chế
biến thực phẩm phần lớn chưa được đảm bảo.
Những thói quen ăn uống hằng ngày do công việc cũng ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe. Như là ăn uống bên ngoài gia đình, ăn thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhanh,
tăng khẩu phần thực phẩm động vật, giảm glucid, ăn nhiều bữa, nhiều dầu chiên
rán, sử dụng nhiều nước uống có cồn,…
Thực phẩm chức năng ra đời, như một cơn mưa rào “nhẹ” tưới mát đồng
ruộng khô cằn, khi mà nó đã giải quyết được phần nào về vấn đề sử dụng thực
phẩm hiện nay như đã nói ở trên, cũng như giúp cải thiện sức khỏe con người trong
nhịp sống hối hả mà người người đều chạy theo công việc. Vậy thực phẩm chức
năng là gì? Được con người hấp thụ bằng cánh nào? Hay nói cách khác nó có mối
quan hệ như thế nào đến quá trình tiêu hóa? Để trả lời những câu hỏi này chúng ta
cùng tìm hiểu kĩ hơn vể thực phẩm chức năng nói chung và thực phẩm chức năng
hỗ trợ tiêu hóa nói riêng trong bài tiểu luận dưới đây.

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 4


GVHD: Đàm Sao Mai

1. Tìm hiểu về thực phẩm chức năng:

1.1 Thực phẩm chức năng là gì?
Tại hội nghị quốc tế lần thứ 17 về dinh dưỡng (ngày 27-31/8/2011), tại Viên
(Áo), trong báo cáo “Thực phẩm chức năng: Một thách thức cho tương lai của thế kỉ
21” ông Rober Froid M. đã đưa ra định nghĩa: “Một loại thực phẩm được coi là thực
phẩm chức năng khi chứng minh được rằng nó có tác dụng có lợi đối với một hoặc
nhiều chức phận của cơ thế ngoài các tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình
trạng thoải mái, khỏe khoắn và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.”
Còn theo bộ y tế Việt Nam, thông tư số 08/TT – BYT ngày 23/8/2004 về việc
“Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng” đã đưa ra định
nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ
phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải
mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.
Như vậy, thực phẩm chức năng có rất nhiều định nghĩa. Chúng ta có thể khái
quát lại như sau: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm (hoặc sản phẩm) dùng để hỗ
trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có
tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và
giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.
1.2 Đặc điểm của thực phẩm chức năng:
-

Sản xuất, chế biến theo công thức.
Có thể loại bỏ các chất bất lợi và bổ sung các chất có lợi.
Có tác dụng đến một hay nhiều chức năng của cơ thể.
Lợi ích với sức khỏe nhiều hơn lợi ích dinh dưỡng cơ bản.
Có nguồn gốc tự nhiên.
Được đánh giá đầy đủ về tính chất lượng, tính an toàn và tính hiệu quả.
Sử dụng thường xuyên, liên tục, không có tai biến và tác dụng phụ.

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa


Page 5


GVHD: Đàm Sao Mai

-

Ghi nhãn sản phẩm theo quy định ghi nhãn.

1.3 Phân nhóm thực phẩm chức năng:
Ở Mỹ, hiện nay, thực phẩm chức năng thường được đóng gói giống như những
thực phẩm thông thường và trên bao bì cung cấp 2 loại thông tin: Xác nhận có lợi
cho sức khỏe (health claims) và xác nhận về cấu trúc/chức năng”
(structure/function claims). Những thực phẩm được xác nhận có lợi cho sức khỏe
phải được cơ quan y tế chứng nhận trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Còn những
thực phẩm có xác nhận về cấu trúc/chức năng dùng để chuyển tải những lợi ích
tiềm tàng (chứ chưa chắc chắn) của loại thực phẩm đó đối với sức khỏe con người.
Ví dụ “có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa” là nội dung thuộc dạng thứ hai, không đòi hỏi có
xác nhận của Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), nhưng nhà sản xuất
phải xuất trình đầy đủ tài liệu để chứng minh khi đăng ký sản phẩm.
Dựa trên mức độ tin cậy của các bằng chứng khoa học từ nhiều đến ít, các
thực phẩm chức năng được Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Hoa Kỳ xếp loại như
sau:
Nhóm thực phẩm chức năng có bằng chứng đáng tin cậy nhất gồm
-

Kẹo nhai không đường và kẹo cứng làm từ loại đường có gốc rượu sẽ không

-


gây sâu răng.
Giảm nguy cơ bệnh tim mạch (trong đó có sản phẩm chế biến thô của yến
mạch giàu chất xơ không tan và stanol ester, thực phẩm có chất xơ psyllium
hòa tan và Những loại làm giảm cholesterol, những thực phẩm chế biến từ
đậu nành và từ đạm đậu nành có hoạt chất stanol ester, saponins, isoflavones,
daidzein và genistein; Margarines có bổ sung stanol thực vật hoặc sterol

-

esters.
Cá nhiều mỡ chứa acid béo omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Nhóm có bằng chứng ở mức vừa phải:

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 6


GVHD: Đàm Sao Mai

-

Nước ép trái cranberry chứa proanthocyanidins làm giảm nguy cơ nhiễm

-

trùng đường tiểu.
Tỏi có các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ như diallyl sulfide làm giảm cholesterol
máu...


Nhóm có bằng chứng chưa đủ tin cậy, cần nghiên cứu thêm:
-

Trà xanh chứa catechins làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu

-

hóa.
Lycopene trong cà chua và các sản phẩm từ cà chua giúp giảm nguy cơ một
số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến.

Nhóm còn tranh cãi nhiều:
-

Thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa acid béo CLA (conjugated linoleic

-

acid) rất có ích cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ ung thư.
Rau có lá màu xanh đậm chứa lutein làm giảm nguy cơ bệnh thoái hóa võng

-

mạc.
Các loại rau họ cải (bông cải xanh, cải bẹ...) chứa hoạt chất sulphoraphane có

-

tác dụng trung hòa các gốc tự do, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Probiotics (ví dụ vi khuẩn lactobacillus) có lợi cho đường tiêu hóa và chức
năng miễn dịch.

1.4 Phân biệt thực phẩm chức năng với thực phẩm truyền thống và thuốc:

Bảng 1.4.1 Phân biệt thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống
TT

Tiêu chí

Thực phẩm truyền thống

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Thực phẩm chức năng

Page 7


GVHD: Đàm Sao Mai

1

Chức năng

1. Cung cấp các chất dinh
dưỡng.

1. Cung cấp các chất dinh
dưỡng.


2. Thỏa mãn về nhu cầu cảm
quan.

2. Chức năng cảm quan.
3. Lợi ích vượt trội về sức
khỏe (giảm cholesterol, giảm
HA, chống táo bón, cải thiện
hệ vi sinh vật đường ruột…)

2

Chế biến

Chế biến theo công thức thô
(không loại bỏ được chất bất
lợi).

Chế biến theo công thức tinh
(bổ sung thành phần có lợi,
loại bỏ thành phần bất lợi)
được chứng minh khoa học
và cho phép của cơ quan
quản lý ATTP (VFA).

3

Tác dụng tạo
năng lượng


Tạo ra năng lượng cao.

Ít tạo ra năng lượng.

4

Liều dùng

Số lượng lớn.

Số lượng rất nhỏ.

5

Đối tượng sử
dụng

Mọi đối tượng.

- Mọi đối tượng.

6

Nguồn gốc
nguyên liệu

Nguyên liệu thô từ thực vật,
động vật (rau, củ, quả, thịt,
cá, trứng…) có nguồn gốc tự
nhiên.


- Hoạt chất, chất chiết từ
thực vật, động vật và vi sinh
vật (nguồn gốc tự nhiên).

7

Thời gian và
phương thức
dùng

- Thường xuyên, suốt đời.

- Thường xuyên, suốt đời.

- Khó sử dụng cho người
ốm, già, bệnh lý đặc biệt.

- Có sản phẩm cho các đối
tượng đặc biệt.

- Có định hướng cho các đối
tượng: Người già, trẻ em,
phụ nữ mãn kinh…

Bảng 1.4.2 Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 8



GVHD: Đàm Sao Mai

TT

Tiêu chí

Thực phẩm chức năng

Thuốc

1

Định nghĩa

Sản phẩm dùng để hỗ trợ
các chức năng của các bộ
phận trong cơ thể, có hoặc
không tác dụng dinh dưỡng,
tạo cho cơ thể tình trạng
thoải mái; tăng sức đề
kháng, giảm bớt nguy cơ
bệnh tật

Là chất hoặc hỗn hợp chất
dùng cho người nhằm mục
đích phòng bệnh, chữa
bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc
điều trị chức năng sinh lý

cơ thể, bao gồm thuốc
thành phẩm, nguyên liệu
làm thuốc, vaccine, sinh
phẩm y tế, trừ TPCN (luật
Dược 2005).

2

Công bố trên
nhãn của nhà
sản xuất

- Là TPCN

- Là thuốc

- Hỗ trợ điều trị

- Điều trị

Sản xuất theo

- Luật thực phẩm

- Luật Dược

- Tiêu chuẩn thực phẩm

- Tiêu chuẩn thuốc


3

4

Hàm
lượng
hoạt chất

Không quá cao so với nhu
cầu sinh lý hàng ngày của cơ
thể

Cao

5

Điều kiện sử
dụng

Người tiêu dùng có thể tự
mua ở cửa hàng và tự dùng
theo hướng dẫn của nhà sản
xuất.

Phải có chỉ định, kê đơn
của bác sĩ.

6

Đối tượng dùng


- Người chưa có bệnh

- Người bệnh

- Người bệnh
7

8

Điều kiện phân
phối

Bán lẻ, siêu thị, cửa hàng, đa
cấp, trực tiếp và mọi kênh
thương mại

- Hiệu thuốc có dược sĩ

Cách dùng

- Thường xuyên, lâu dài

- Từng đợt

- Không có biến chứng, tác
dụng phụ và tai biến

- Dễ có biến chứng, tác
dụng phụ, tai biến.


Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

- Cấm bán hàng đa cấp

Page 9


GVHD: Đàm Sao Mai

9

10

Tác dụng

Nguồn nguyên
liệu

- Tác dụng lan tỏa, hiệu quả
tỏa lan

- Tác dụng chữa một chứng
bệnh

- Không tác dụng âm tính

- Dễ tác dụng âm tính

- Tự nhiên


- Tự nhiên
- Tổng hợp.

Qua hai bảng so sánh trên ta có thể thấy rằng thực phẩm chức năng là loại
thực phẩm nằm giới hạn giữa thực phẩm truyền thống và thuốc. Hay có thể nói
thực phẩm chức năng thuộc khoảng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc.

Hình 1.4.1 Mối liên hệ thực phẩm truyền thống-thực phẩm chức năng-thuốc.

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 10


GVHD: Đàm Sao Mai

1.5 Vai trò của thực phẩm chức năng với sức khỏe và bệnh tật:

-

Chống lão hóa kéo dài tuổi thọ.
Tác dụng tạo sức khỏe sung mãn.
Hỗ trợ điều trị bệnh tật.
Hỗ trợ làm đẹp.
Tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ bệnh tật.
Góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

1.6 Phân loại thực phẩm chức năng:
Ta có thể dựa trên nhiều tiêu chí để phân loại như:

TT

Tiêu chí

Loại sản phẩm

1

Phương thức chế biến

-

Bổ sung Vitamin
Bổ sung khoáng chất
Bổ sung hoạt chất sinh học: DHA, EFA,…
Chế biến từ thảo dược

2

Dạng sản phẩm

-

Dạng thực phẩm – thuốc: dạng viên,
nước, cao, trà, bột, rượu,…
Dạng thức ăn – thuốc: cháo thuốc, canh
dinh dưỡng, gia vị chữa bệnh, bánh
chữa bệnh,…

-


3

Chức năng tác dụng

4

Theo phương thức quản lý

Hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ chống lão hóa, tăng
cường sinh lực, hỗ trợ thần kinh,…
-

TPCN phải đăng ký, chứng nhận của cục

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 11


GVHD: Đàm Sao Mai

-

ATVSTP.
TPCN không phải đăng ký chứng nhận
mà chỉ cần công bố của nhà sản xuất
theo tiêu chuẩn do cơ quan quản lý ban
hành (TPCN bổ sung Vitamin và
khoáng).


2. Thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa:
Hệ tiêu hóa là một hệ thống rất quan trọng trong việc hấp thụ chất dinh
dưỡng nuôi sống cơ thể. Rối loạn tiêu hóa như đau bao tử, no hơi, sình bụng, táo
bón, tiêu chảy thường xuyên sẽ làm hệ miễn dịch bị suy giảm, người luôn cảm thấy
mệt mỏi và nguy hiểm hơn là có khả năng dẫn đến ung thư. Vậy để có được sức khỏe
tốt thì trước tiên là phải giữ cho hệ đường ruột được khỏe mạnh.
2.1 Khái niệm:
Thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa là loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ và
tăng cường khả năng tiêu hóa bằng cách làm sạch môi trường bên trong hệ tiêu
hóa (đào thải các chất độc), bổ sung hoặc cân bằng hệ khuẩn có lợi cho đường ruột.

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 12


GVHD: Đàm Sao Mai

2.2 Hệ vi sinh vật đường ruột:

Hình 2.2.1 Hệ thống tiêu hóa.
Tổng lượng vi khuẩn đường ruột khoảng 100,000 tỷ trong khi tế bào cơ thể chỉ
có 10,000 tỷ. Với hơn 400 loài, ước khoảng: 1~1,5kg.
Vi khuẩn có lợi sẽ tổng hợp vitamin, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu, tăng cường hệ
miễn dịch. Ngược lại, các vi khuẩn có hại sẽ gây ra các chất hoại tử (NH3,..), kích
thích tạo các hợp chất gây ung thư, sản xuất độc tố.

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa


Page 13


GVHD: Đàm Sao Mai

Hình 2.2.2 Một số loại vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột.
Hai loại khuẩn có lợi chủ yếu là:
-

Lactobacillus – hiện diện chủ yếu ở ruột non.
Bifidobacteria – hiện diện chủ yếu ở ruột già.

2.3 Cơ chế tác dụng của thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa:
Tùy theo từng loại thực phẩm chức năng mà sẽ có các cơ chế tác dụng riêng
tùy theo thành phần và mục đích thêm vào của từng loại.
2.3.1
Nhóm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, khoáng chất và
thảo mộc:
-

Vitamin U: là một dẫn xuất của methionin được chiết xuất từ nước bắp cải
tươi được sử dụng từ lâu có tác dụng giúp đỡ, kích thích khá mạnh sự tái tạo
của các tế bào ổ loét, do đó Vitamin U có tác dụng làm giảm đau và giúp làm
lành vết loét ở hệ tiêu hóa [Nguồn: 4]. Hiện nay trên thế giới đang áp dụng
nước ép cải bắp dưới nhiều hình thức để hỗ trợ điều trị các bệnh loét dạ dày,
tá tràng , viêm dạ dày, ruột, viêm đại tràng... [Nguồn: 3, 487-488]

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 14



GVHD: Đàm Sao Mai

-

Vitamin A: ngoài tác dụng là một loại Vitamin bổ sung, Vitamin A còn cần
thiết cho quá trình làm lành các lớp lót (hay còn gọi là màng nhày) ở dạ dày
và ruột.

-

Kẽm là chất cần thiết cho việc giúp phục hồi các mô bị phá hủy, muối kẽm
cũng giúp bảo vệ chống lại sự hình thành các vết loét và tăng cường làm lành
vết loét. Ngoài ra hợp chất này còn có thể loại bỏ được H.pylori - một vi
khuẩn có liên quan đến chứng loét dạ dày, tá tràng.

-

Glutamin: Một loại amino acid là nguồn năng lượng chủ yếu cần cho các tế
bào xếp dọc theo vùng dạ dày và ruột. Ngoài ra nó còn có tác dụng phòng
chống stress do quá trình viêm loét dạ dày gây ra.

-

Curcumin: được chiết xuất từ củ nghệ, theo tài liệu cổ, nghệ thường được
dùng để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da [Nguồn: 3,229]

-


Rotudin: được chiết xuất từ cây củ bình vôi có tác dụng trần kinh rõ rệt trên
nhu động vị tràng, nên Rotudin được dùng để chữa những trường hợp tăng
nhu động ruột. Rotudin còn được dùng làm thuốc trần kinh trong các trường
hợp mất ngủ, sốt nóng, đau dạ dày...[Nguồn: 3,781]

-

Acid Alpha-lipoic (chất chống oxy hóa mạnh): Chống lại những hư tổn oxy
hóa bởi các gốc tự do và bảo vệ màng ty lạp thể của tế bào. Ty lạp thể là ngôi
nhà năng lượng của tế bào và sản sinh năng lượng cho rất nhiều chu trình
sinh học vận hành.

-

Psyllium: Cải thiện hệ tiêu hoá ruột thông qua thúc đẩy sự phát triển của vi
khuẩn có lợi. Vi khuẩn có lợi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ
thống miễn dịch và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Lượng chất
nhầy của Psyllium có tác dụng làm dịu, bảo vệ lớp màng bao phủ đường tiêu
hóa, giúp chữa lành các tổn thương hiện tại.

-

Cỏ lúa mạch: Hoạt động như một chất chống viêm nhiễm và chống oxy hoá,
tăng cường sức khỏe đường ruột. Các nghiên cứu xơ bộ chỉ ra rằng cỏ lúa
mạch có tác dụng khử độc, nâng cao khả năng miễn dịch và quá trình trao

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 15



GVHD: Đàm Sao Mai

đổi chất, làm tăng tuổi thọ. Nó giàu chất diệp lục và canxi peoxit. Giúp khử
hoạt tính các gốc tự do và bảo vệ tế bào chống lại các bức xạ có hại và chất
gây ô nhiễm.
-

Cascara Sagrada’s: Chứa anthraquinones có tác dụng hỗ trợ cho nhiều hoạt
động. Chúng hoạt động trong vùng ruột già để làm tăng nhu động ruột (hoạt
động của cơ gần ruột kết). Vị đắng của nó có thể giúp kích thích tiêu hóa.
o

Tăng nhu động ruột và thư giãn cơ trong ruột kết (trong thời gian
ngắn). Có lợi cho bệnh táo bón mãn tính, mất sức trương.

-

o

Phục hồi chức năng ruột và giúp dễ dàng đẩy chất thải ra ngoài.

o

Tăng cường chức năng gan và sự bài tiết mật.

Bentonit có tác dụng hấp thu các độc tố thông qua ái lực mạnh với chất độc
và thải ra ngoài cùng nước tiểu.

-


Dịch chiết lô hội: Tăng cường sự phát triển của tế bào mới trong cơ thể, làm
lành tổn thương của hệ thống tiêu hoá. Dịch chiết lô hội chứa nhiều enzym
cần thiết, hỗ trợ một phần chức năng tiêu hoá. Những enzym này kích thích
hệ tiêu hoá và sự tiêu hóa thức ăn. Lô hội còn giúp hỗ trợ hấp thu các vi
dưỡng chất.

-

Cây Thì Là được sử dụng như một chất chống đầy hơi để chữa cơn đau bụng
do đầy hơi, sự đầy hơi được tạo thành trong quá trình tiêu hóa và làm giảm
sự co thắt vùng tiêu hóa.

-

Tỏi: Là một trong những thảo mộc có hiệu quả tốt trong việc chống lại các vi
khuẩn, virus và ký sinh trùng. Tỏi (liều thấp) hỗ trợ sự phát triển tự nhiên
của hệ vi khuẩn có lợi và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại.

-

Mộc hoa trắng: Hạt và vỏ được dùng làm thuốc chữa lỵ amip [Nguồn: 3,
182]. Trùng amip khá phổ biến và là tác nhân chính gây tiêu chảy, kiết lỵ,
nhiễm khuẩn đường ruột, viêm đại tràng.

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 16



GVHD: Đàm Sao Mai

-

Diệp lục từ cỏ linh lăng: Có tác dụng bổ sung vi chất và hỗ trợ tiêu hóa.
Năm 1991, các nghiên cứu thực sự về cấu trúc hóa học của chất diệp lục
được thực hiện khi các nhà khoa học phát hiện ra chất diệp lục có đặc điểm
rất giống với tế bào hemoglobin (tế bào hồng cầu) của con người. Diệp lục có
khả năng sát khuẩn trong điều trị bệnh do vi khuẩn kỵ khí gây ra. Vi khuẩn kị
khí không thể sống và sinh sôi trong oxy, chính vì vậy chúng bị ức chế do diệp
lục tạo ra oxy. Chất diệp lục không làm chết vi sinh vật nhưng chúng làm ức
chế khả năng sinh sôi và phát triển bằng việc tạo ra môi trường sống không
thích hợp. Diệp lục còn có khả năng kích thích sự phát triển của tế bào mới,
làm sạch các chất thải và giúp vết loét lành lạnh. Là thành tố trong việc làm
sạch đường ruột trong việc kích thích các vi khuẩn ưa acid, loại vi khuẩn có
lợi cho đường ruột. Vi khuẩn ưa acid là loại vi khuẩn trong tự nhiên và cần
oxy để sinh sôi và phát triển. Vì diệp lục là chất làm ra oxy nên sự có mặt của
nó trong đại tràng sẽ làm cho đường ruột khỏe mạnh bằng việc thúc đẩy sự
có mặt của vi khuẩn acid.

-

Mật ong: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có tác dụng điều hòa chức
năng tiêu hóa, làm cho tiết axit dạ dày bình thường. Các thử nghiệm trên
động vật đã khẳng định mật ong tăng cường chức năng của ruột, có thể rút
ngắn đáng kể thời gian đi tiêu. Mật ong có tác dụng tốt với viêm đại tràng,
táo bón mãn tính và không có bất cứ tác dụng phụ nào. Thực phẩm này có
thể giúp giảm đau dạ dày và làm cho cảm giác nóng rát ở dạ dày biến mất.
2.3.2


Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa:

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn trong
đường ruột. Hại khuẩn là một trong những tác nhân gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa
như viêm loét dạ dày, đầy hơi ợ hơi, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, táo bón, hội
chứng kích thích ruột, viêm ruột, trĩ… Một trong những cách ngăn chặn hại khuẩn
là tiêu thụ men vi sinh sống Probiotics mỗi ngày để tăng số lượng lợi khuẩn trong hệ
vi sinh đường ruột, xây dựng hệ miễn dịch mạnh và hệ tiêu hóa cân bằng. Probiotis
Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 17


GVHD: Đàm Sao Mai

bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập cân bằng hệ vi sinh đường
ruột. Giúp kích thích và hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể, nhất là đối với trẻ em
bị rối loạn tiêu hóa do sủ dụng kháng sinh dài ngày.
Một số loại sữa chua được bổ sung men vi sinh sống Probiotics giúp cung cấp
hàng tỷ lợi khuẩn cho đường ruột, giúp bảo vệ, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
chống lại những ảnh hưởng từ chế độ ăn uống

không

khoa học và ăn những thực phẩm không lành
mạnh. Bên cạnh đó, Probiotics trong sữa
chua còn tạo ra hàng rào bảo vệ, ngăn
không cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào
máu và các bộ phận khác trong cơ thể; giúp
phân hủy lactose trong sữa thành glucose và

galactose - hai loại đường giúp cơ thể dễ hấp
thụ các chất dinh dưỡng, lại ít gây dị ứng, tăng
cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và hỗ trợ

hệ miễn dịch.

Probiotics và sức khỏe:

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức lương nông thế giới
(WHO/FAO, 2001) thì Probiotics là những vi sinh vật sống mà khi tiêu thụ vào cơ
thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi về mặt sức khỏe cho người sử dụng. Hầu hết các
chủng probiotic được sử dụng sản xuất thực phẩm là những loài thuộc nhóm vi
khuẩn acid lactic như là Lactobacillus và Bifidobacteria.
Các yêu cầu cho một probiotic:
 Chúng phải tiến đến ruột non mà vẫn tồn tại. Có nghĩa là chúng phải kháng

được axít dịch vị dạ dày và dịch vị mật để tiến đến ruột non mà vẫn tồn tại để
hỗ trợ các chức năng về tiêu hóa và miễn dịch.
 Chúng phải phát triển được trong ruột mới có thể hỗ trợ thực hiện các chức
năng về tiêu hóa và miễn dịch.
Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 18


GVHD: Đàm Sao Mai

 Chúng phải được chứng minh là an toàn khi sử dụng. Sự an toàn rất quan

trọng cho thực phẩm probiotic bởi vì chúng là những vi sinh vật sống và có

thể nhân dòng trong ruột. Không giống như dược phẩm là có thể có độc tính
và gây phản ứng phụ và bệnh nhân cần phải có chỉ định của Bác sĩ kê toa mới
có thể sử dụng. Còn đối với probiotic, người tiêu thụ không cần lo ngại đến
phản ứng phụ sau khi dùng và cũng không cần sự kê toa của Bác sĩ.
 Chúng phải được dùng dưới dạng thực phẩm. Nghĩa là chủng khuẩn
probiotic phải còn sống trong thực phẩm cho đến khi nó được tiêu thụ mà
không có sự phát triển của các vi sinh vật khác. Và chúng phải có mùi vị dễ
chịu, dễ uống.
 Chúng phải có hiệu quả có lợi và đáng tin cậy. Nghĩa là hiệu qủa có lợi của
chủng probiotic phải được chứng minh một cách khoa học bằng các dữ liệu
lâm sàng, thử nghiệm trên động vật và trên người.
 Sản phẩm có giá cả hợp lý. Người tiêu dùng cần tiêu thụ thực phẩm chức
năng chứa chủng khuẩn probiotic trong một thời gian dài để thu nhận đầy
đủ các hiệu quả có lợi của chúng. Giá thành thấp sẽ tạo điều kiện cho người
tiêu dùng có điều kiện tiêu thụ chúng hàng ngày để duy trì hệ đường ruột
khỏe mạnh.
Cơ chế tác động của probiotic:
-

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải chất
độc
Vi khuẩn Probiotic phá vỡ các hydratcacbon, phân tách chúng thành các

dưỡng chất cơ bản tạo điều kiện cho hấp thu.
Tổng hợp nhiều men quan trọng và làm tăng hoạt lực các Vitamin, đặc biệt là
Vitamin nhóm B, K, men lactase, các acid béo và canxi.
Xâm nhập vào lớp đáy chất thải bám trên thành ruột, gắn vào chất thải, đẩy
chất thải, chất phân ra khỏi tích tụ trong thành ruột, do đó có tác dụng làm sạch
đường tiêu hóa.[5]
-


Tác động kháng khuẩn

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 19


GVHD: Đàm Sao Mai

Giảm số lượng vi khuẩn để ngăn chặn các mầm bệnh cụ thể là: Tiết ra các chất
kháng khuẩn: Vi khuẩn Probiotic tạo ra các chất đa dạng có thể ức chế cả khuẩn
Gram (+) và Gram (-), gồm có các acid hữu cơ, hydrogen peroxide và chất diệt
khuẩn. Những hợp chất này có thể làm giảm không chỉ những sinh vật mang mầm
bệnh có thể sống được mà còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của vi khuẩn và sự
tạo ra các độc tố. Điều này được thực hiện bằng cách giảm pH khoang ruột thông
qua sự tạo ra các acid beo chuỗi ngắn dễ bay hơi, chủ yếu là acetate, propionate, và
butyrate, nhất là acid lactic.
Cạnh tranh gắn kết lên nội mô ruột với các nguồn bệnh và cạnh tranh dinh
dưỡng cần thiết cho sự sống sót của mầm bệnh.
-

Tác động trên mô biểu bì ruột



Đẩy mạnh sự liên kết chặt giữa những tế bào biểu mô.




Giảm việc kích thích bài tiết và những hậu quả do bị viêm của sự lây nhiễm vi
khuẩn.



Đẩy mạnh sự tạo ra các phân tử phòng vệ như chất nhầy.

-

Tác động miễn dịch
Probiotic được xem như là phương tiện phân phát các phân tử kháng viêm cho

đường ruột. Cụ thể:


Đẩy mạnh sự báo hiệu cho tế bào chủ để làm giảm đáp ứng viêm.



Tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng.



Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.

-

Làm giảm hàm lượng độc tố, kể cả các chất gây ung thư, giúp ngăn ngừa ung
thư bằng cách:
Probiotics sẽ ức chế những vi khuẩn mà có vai trò trong việc chuyển hóa các


tiền chất ung thư thành các chất có khả năng gây ung thư (carcinogens).
Probiotics có thể hết hợp và bất hoạt chất gây ung thư.
Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 20


GVHD: Đàm Sao Mai

Sản xuất butyrate để kích thích chu trình chết của tế bào bất thường.
Gia tăng đáp ứng miễn dịch của chế bào chủ chống lại tế bào gây ung thư.
-

Tác động đến vi khuẩn đường ruột
Điều chỉnh thành phần cấu tạo của vi khuẩn đường ruột. Sự sống sót của

probiotic được tiêu hóa ở những phần khác nhau của bộ phận tiêu hóa thì khác
nhau giữa các giống. Khi tập trung ở khoang ruột, chúng tạo nên sự cân bằng tạm
thời của hệ sinh thái đường ruột, sự thay đổi này được nhận thấy một vài ngày sau
khi bắt đầu tiêu thụ thực phẩm có probiotic, phụ thuộc vào công dụng và liều lượng
của giống vi khuẩn. Kết quả chỉ ra rằng với sự tiêu thụ thường xuyên, vi khuẩn định
cư một cách tạm thời trong ruột, một khi chấm dứt sự tiêu thụ thì số lượng vi sinh
vật probiotic sẽ giảm xuống. Điều này thì đúng cho tất cả các loại probiotic.
Vi khuẩn probiotic điều hòa hoạt động trao đổi chất của sinh vật đường ruột.
Probiotic có thể làm giảm pH của bộ phận tiêu hóa và có thể theo cách đó sẽ gây cản
trở cho hoạt động tiết ra enzyme của sinh vật đường ruột. Đồng thời tăng sự dung
nạp đường lactose: giúp tránh khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu những
loại thức ăn có chứa nhiều lactose và làm tăng vi khuẩn có lợi và giảm vi khuẩn gây
hại.

2.3.3

Thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ:

Các loại rau xanh giàu chất xơ: Chất xơ giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu
hóa dễ dàng, giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, chế độ ăn uống nhiều chất xơ giúp
ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh khác nhau của hệ tiêu hóa như bệnh chi nang
ruột non, bệnh trĩ... Tất cả các loại rau có lá màu xanh đều hiệu quả cho táo bón.
Chúng có tính kiềm là chủ yếu nên giúp trung hòa các axit được tạo ra khi ăn
đường, trứng, thịt và các chất dịch cơ thể. Nhờ đó, nó duy trì được tính kiềm yếu cho
đường ruột, giúp loại bỏ máu độc. Các loại rau điển hình là các loại rau lá củ cải,
rau bina, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ…

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 21


GVHD: Đàm Sao Mai

Ngoài ra còn có prebiotic là nguồn thức ăn cho probiotic (là các vi sinh vật
sống hữu ích trong đường ruột vật chủ). Nhờ có prebiotic mà vi sinh vật hữu ích có
điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, do đó cải thiện hệ tiêu hóa cho vật chủ. Prebiotic
chủ yếu là Oligosaccharides. Các Oligosaccharide này không được thủy phân trong
ruột non nên còn được gọi là chất xơ trong khẩu phần ăn. Những nguồn thức ăn có
chứa prebiotic thường gặp là đậu nành, yến mạch thô, lúa mì nguyên cám và lúa
mạch nguyên cám, hành, chuối, tỏi, a-ti-sô, nho… Prebiotic kích thích sự tăng trưởng
của vi khuẩn hữu ích đã hiện diện trong đường ruột. Prebiotic ít bị tiêu hóa ở dạ
dày và ruột non và trở thành nguồn thức ăn cho vi sinh vật có lợi của ruột già.
Prebiotic còn có vai trò như một chất xơ trong tiêu hóa.

Cơ chế tác động của prebiotic:
Chỉ có một phần nhỏ Oligosaccharides được thủy phân tại dạ dày cho ra các
đường đơn và hấp thu tại ruột non. Một phần các đường đơn này sẽ được tiêu thụ
ngay tại đường ruột như là nguồn năng lượng để duy trì và tái tạo các tế bào ruột.
Phần lớn Oligosaccharides được đưa xuống ruột già và lên men tại đây, thực hiện
các vai trò sinh lý đặc hiệu của Oligosaccharide
-

Tái tạo sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột (Chống tại các vi khuẩn gây
bệnh):
Các vi khuẩn hữu ích sống trong đường ruột như bifidobacteria và lactobacilli

có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli,
Campylobacter, và Salmonella spp. Nghiên cứu cho thấy thức ăn trẻ sơ sinh có bổ
sung Galacto-oligosaccharides (GOS) và Fructo-oligosaccharides (FOS) làm tăng vi
khuẩn bifidobacteria (có ích) trong phân.
Mặt khác, prebiotic đóng vai trò như một cái bẫy đối với vi khuẩn gây hại.
Nhiều vi khuẩn gây hại có cơ chế sử dụng thụ thể (receptor) oligosaccharide trong
ruột để liên kết với bề mặt niêm mạc ruột và gây nên các bệnh về dạ dày. Các
prebiotic có thể mô phỏng các thụ thể ở ruột và do đó, các vi khuẩn gây hại sẽ liên
kết với prebiotic thay vì niêm mạc ruột.
Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 22


GVHD: Đàm Sao Mai

-


Kích thích miễn dịch đường tiêu hóa:
Gia tăng hoạt tính của các vi khuẩn chí đường ruột, đặc biệt là dòng Bifido-

bacteria.
Gia tăng hoạt tính của các đại thực bào và tăng tiết kháng thể tại chỗ IgA.
Điều hoà các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu khác cho cơ thể.
-

Giảm khả năng ung thư ruột kết (Colorectal cancer-CRC):
Nghiên cứu chế độ ăn uống của động vật thí nghiệm có bổ sung inulin hoặc

oligofructose (FOS) cho thấy các khối u giảm. Tuy nhiên, cơ chế chính xác tại sao các
prebiotic này có thể giảm các khối u vẫn còn chưa rõ.
-

Giảm cholesterol trong máu:
Prebiotics có thể gián tiếp ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu bằng

cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn axit lactic. Vi khuẩn này có thể làm giảm
giảm mật độ cholesterol trong máu.
-

Tăng cường hấp thu khoáng chất:
Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy prebiotic giúp tăng hấp thu canxi

tại ruột kết (ruột già). FOS tăng cường hấp thu canxi, magiê, sắt, đồng và kích thích
các vi khuẩn thủy phân acid phytic giúp nâng cao sự hấp thụ khoáng chất. Đó là do
trong quá trình lên men tại ruột già, các Oligosaccharide sản sinh ra các axit béo
chuỗi ngắn, tạo môi trường axit nhẹ ở ruột già làm tăng hấp thu Canxi và khoáng
chất.

-

Cải thiện bệnh viêm ruột (Inflammatory Bowel Disease-IBD):

Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 23


GVHD: Đàm Sao Mai

2.4 Một số sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa đang có mặt trên thị
trường:
Trà thải độc Nature’s Tea Unicity

Đây là sản phẩm từ nhãn hàng Unicity của Mỹ, chiết xuất từ thảo mộc thiên
nhiên, hỗ trợ tiêu hóa, thải độc, ngăn ngừa các yếu tố gây hại cho hệ tiêu hóa. Sản
phẩm được sử dụng phù hợp cho nhiều đối tượng, hỗ trợ chăm sóc tổn thương hệ
tiêu hóa, chữa chứng đau dạ dày và thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể dễ dàng.
Thực phẩm chức năng hỗ trợ rối loạn tiêu hóa Goodhealth ColonHealth CH

Các vấn đề về tiêu hóa là do sự hình thành của các độc tố và sự phát triển
nhanh của các vi khuẩn có hại trong ruột. Việc sử dụng thường xuyên Goodhealth
Colon Health CH giúp làm sạch môi trường bên trong ruột và thúc đẩy sự cân bằng
mật độ hệ thực vât khỏe mạnh. Sản phẩm phù hợp cho cả người ăn kiêng và người
ăn chay.
Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 24



GVHD: Đàm Sao Mai

Sữa uống lên men
Yakulk – Nhật Bản:

Mỗi chai Yakult có chứa hơn 6.5 tỉ khuẩn L.casei Shirota. Không giống như hầu
hết những chủng khuẩn bình thường khác trong yogurt, mà khuẩn L.casei Shirota
có khả năng sống sót trong dịch vị dạ dày và dịch vị mật, tiến đến ruột vẫn sống, hỗ
trợ phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Khi tiêu thụ Yakult hàng ngày,
khuẩn L.casei Shirota hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, điều hòa hệ miễn dịch và ngăn ngừa
các bệnh truyền nhiễm.
Sữa chua Vinamilk Probi

Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi với khoảng 13 tỷ khuẩn Lactobacillus
paracasei (L. casei 431) sẽ góp phần cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn.
Mối quan hệ giữa thực phẩm chức năng và quá trình tiêu hóa

Page 25


×