Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÍ QUYẾT GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.11 KB, 3 trang )

BÍ QUYẾT GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN
Chương trình đào tạo hướng dẫn nhân viên mới nên bắt đầu từ ngày đầu tiên nhân viên
bước tới công ty của bạn, và nên bắt đầu bằng việc giới thiệu quy mô cấu trúc công ty.
Các công ty thường tốn rất nhiều thời gian và công sức cho các chương trình đào tạo, định
hướng cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên mới. Qua đó, bạn sẽ giúp nhân viên mới hoà
nhập nhanh với môi trường làm việc mới, nắm bắt công việc mới tốt hơn và cống hiến nhiều
hơn cho doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo hướng dẫn nhân viên mới nên bắt đầu từ ngày đầu tiên nhân viên
bước tới công ty của bạn, và nên bắt đầu bằng việc giới thiệu quy mô cấu trúc công ty. Điều
đó giúp tân binh nhanh chóng có cái nhìn tổng quát về công ty và có định hướng giao tiếp
ứng xử hợp lý, họ sẽ biết cách hoà đồng với môi trường mới.
Nếu bạn đang có nhân viên mới, đừng bỏ qua những gợi ý hữu ích sau:
Ký kết hợp đồng: Bạn nên cho nhân viên mới kí toàn bộ những giấy tờ có liên quan đến
vấn đề hợp đồng lao động… thường là do phòng hành chính nhân sự soạn thảo giấy tờ này.
Bạn nên đưa cho nhân viên của mình số điện thoại hay email của người phụ trách mảng
hành chính, nhân viên IT của công ty để khi có bất cứ thắc mắc gì về chế độ, về sự cố máy
tính… nhân viên sẽ liên lạc đúng người. Đồng thời đây cũng là một cách tạo tâm lý an tâm
thoải mái cho nhân viên.
Giới thiệu kế hoạch công việc: Dù nhân viên đó có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thì
họ có thể rất thông thạo chuyên môn, nhưng mỗi một công ty có kế hoạch, chiến lược phát
triển khác nhau và bạn rất cần phải giới thiệu tỉ mỉ chiến lược kinh doanh, kế hoạch công
việc… của phòng ban, công ty bạn đến nhân viên mới để họ hiểu.
Từ hiểu biết chung đó, họ sẽ hiểu mình cần phải làm gì để đáp ứng yêu cầu công việc, để
liên kết với các nhân viên khác trong phòng, ban nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất.
Giới thiệu cơ hội và thách thức trong công việc: Nên giới thiệu trước những thách thức
và cơ hội đang chờ đón nhân viên mới của bạn phía trước, để họ hình dung xa hơn và rõ
hơn về công việc mà họ đang đảm nhận. Bạn cũng đừng quên khuyến khích họ bằng câu
giải thích rõ: Vì sao chúng tôi tuyển anh (chị) chứ không tuyển người khác.
Rõ ràng bạn đã nhận thấy những năng lực đặc biệt của nhân viên mới, và đó là lý do bạn
nhận người đó vào làm, vậy tại sao bạn không khuyến khích họ cố gắng đón nhận và vượt
qua những thách thức và cơ hội phía trước. Bạn hãy khuyến khích họ cho thật cẩn thận, kẻo


họ lại “bỏ chạy” trước khi kịp nhận ra những thời cơ và thách thức ấy thì thiệt hại cho công
ty bạn rất nhiều.
Giới thiệu nhân viên mới tới các thành viên khác trong công ty: Ngày đầu tiên bạn
nên giới thiệu nhân viên mới cho tất cả các phòng ban khác trong công ty được biết, giới
thiệu vị trí công tác, vai trò của thành viên mới và mối liên hệ của thành viên đó với các
thành viên khác như thế nào, để tránh tình trạng nhân viên cũ không hiểu vì sao lại có sự
xuất hiện của một người lạ hoắc.
Trong tuần làm việc đầu tiên, nhất thiết bạn phải tạo cơ hội cho nhân viên mới tiếp xúc, làm
quen với các nhân vật quan trọng mà nhân viên mới thường xuyên phải trao đổi công việc.


Giới thiệu nhóm làm việc: Ngày nay, cách làm việc nhóm thường phổ biến ở rất nhiều
công ty. Cách làm việc nhóm tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong một số lĩnh vực. Nếu nhân viên
của bạn sẽ phải làm việc nhóm trong quá trình làm việc, bạn nên có cuộc nói chuyện thân
tình cởi mở và hữu ích về nhóm làm việc mà nhân viên mới sẽ tham gia.
Bao gồm: Nhóm làm việc gồm những ai, trách nhiệm của họ ra sao, các cá nhân cần làm gì
để hoàn thành tốt vai trò của mình trong nhóm… Bạn sẽ giúp nhân viên của mình vững vàng
tâm lý, sẵn sàng hoà đồng và làm việc nhóm tốt hơn.
Giới thiệu những quy tắc ứng xử trong công ty: Thường thì quy tắc ứng xử chung của
các nhân viên trong các công ty là: Tôn trọng đồng nghiệp, thân thiện, hoà đồng… Hầu hết
nhân viên khi đi làm ở các công sở đều hiểu rõ quy tắc đó.
Tuy nhiên bạn rất cần giới thiệu về quy tắc ứng xử, văn hoá, và cả tầm nhìn, giá trị và một
số nét riêng của công ty bạn tới nhân viên mới. Họ cần biết tất cả những điều đó để không
trở thành một người lạc lõng trong công ty…
Sắp xếp các buổi đào tạo kĩ năng: Để đáp ứng yêu cầu của công việc mới, các nhân viên
mới bao giờ cũng cần được đào tạo thêm các kĩ năng thích hợp. Vì vậy trong thời gian đầu
bạn đừng quên đào tạo (training) các kĩ năng đó cho tân binh của mình. Đào tạo kĩ năng
cho nhân viên mới bao gồm: Nội dung và yêu cầu công việc mà họ phải hoàn thành, kĩ năng
sử dụng những phần mềm cần thiết…
Bạn có thể cho nhân viên mới của mình tham gia các buổi đào tạo kĩ năng của những phòng

mình, phòng ban có liên quan, hoặc gửi nhân viên tới các khoá học của các trung tâm đào
tạo khác nếu thấy cần thiết. Tất cả những hoạt động đó nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho
nhân viên của bạn làm việc hiệu quả.
Duy trì quan hệ bền vững với nhân viên: Trong ngày đầu tiên cũng như những ngày
tiếp theo của ít nhất hai tháng đầu, bạn nên có những trao đổi thường xuyên với nhân viên
mới để thảo luận về công việc cũng như những tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Bạn sẽ
hiểu rõ hơn năng lực của nhân viên, tiến độ công việc, những vướng mắc cũng như những
mong muốn của nhân viên nhằm giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn, và thoải mái hơn
trong cuộc sống.
Nếu bạn không có thời gian gặp trực tiếp thì cách trao đổi tốt nhất là qua email, điện thoại…
Bạn càng củng cố mối quan hệ chặt chẽ với nhân viên bao nhiêu, bạn càng khuyến khích họ
làm việc tốt hơn, vì họ biết: Sếp rất quan tâm đến mình, mình nên nỗ lực hơn nữa.
Tìm hiểu đời tư của nhân viên: Trong thời gian đầu, bạn đừng quên bỏ ra một chút thời
gian để tìm hiểu sâu hơn về đời tư của nhân viên mới. Thường thì ai cũng có những tâm sự
riêng, điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến công việc mà họ sẽ làm, đến hiệu quả công việc trước
mắt cũng như lâu dài.
Tất nhiên bạn không nên “soi” quá nhiều vào đời tư của nhân viên, họ sẽ cảm thấy khó chịu.
Nếu bạn biết quan tâm ở mức vừa phải, bạn sẽ được đánh giá là vị sếp rất tâm lý. Mặt khác,
nhân viên của bạn cảm thấy an lòng hơn, cảm thấy thoải mái hơn khi được chia sẻ phần nào
những tâm sự riêng tư với bạn.
Bạn có thể hỏi nhân viên: Họ thích gì và không thích gì khi làm việc ở môi trường này, điều
gì họ hài lòng và điều gì họ chưa hài lòng. Bạn có thể hỏi nhân viên về mục tiêu nghề
nghiệp, mơ ước trong cuộc sống… và rất nhiều những vấn đề thú vị và ý nghĩa khác mà bạn
có thể trò chuyện với nhân viên của mình.


Tuyển một nhân viên mới bạn đã phải rất vất vả, vậy thì hãy cố gắng tìm thật nhiều cách
khích lệ động viên họ phát huy năng lực và đồng thời phải có những chính sách giữ chân họ
một cách hợp lý.




×