Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM VIÊM GAN VIRUS B Ở SẢN PHỤ ĐẾN SINH TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN PHÚ VANG NĂM 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.84 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM VIÊM GAN VIRUS B Ở SẢN PHỤ ĐẾN SINH
TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN PHÚ VANG NĂM 2009
Hoàng Trọng Quý, Trương Như Sơn, Nguyễn Thanh Quang,
Phạm Hữu Tài, Nguyễn Văn Huynh, Nguyễn Văn Tín, Trần Đại
Ái,
Bùi Thị Diễm Hương, La Thành Nhơn, Nguyễn Thị Thủy
Trung Tâm Y tế Phú Vang, Thừa Thiên Huế
TÓM TẮT
Nhiễm virus viêm gan B (HBV) là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến. Tất
cả mọi người đều có thể bị nhiễm virus này, nhưng phụ nữ mang thai là một trong những đối
tượng dễ mắc bệnh hơn và diễn biến của bệnh cũng xấu hơn. Khả năng lây truyền virus viêm
gan B từ mẹ sang con rất cao.
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của sản phụ, trẻ sơ sinh
tại Khoa Sản bệnh viện Phú Vang 2. Xác định tỷ lệ sản phụ có HBsAg(+), HbeAg(+).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 238 sản phụ
sinh tại Khoa Sản bệnh viện Phú Vang từ tháng 4/2009 đến tháng 10/2009.
Kết quả: Tuổi sinh đẻ trung bình 27,7 ± 5,8 tuổi; sản phụ sinh con thứ ba trở lên
chiếm tỷ lệ 29%; Trong số 238 sản phụ sinh, có 2 sản phụ sinh đôi chiếm tỷ lệ 0,8%; trẻ sơ
sinh có cân nặng dưới 2500 gram chiếm tỷ lệ 1,7%, trẻ sơ sinh có cân nặng trên 4000 gram
chiếm tỷ lệ 2,0%; cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh: 3200 ± 400 gram; trẻ sơ sinh nam
chiếm tỷ lệ 53,7%. Sản phụ có HBsAg(+) chiếm tỷ lệ 13,9%; trong 33 sản phụ có HBsAg(+),
có 16 sản phụ có HbeAg(+), chiếm tỷ lệ 48,5%.
Kết luận:
- Sản phụ sinh trong độ tuổi 21-30 chiếm tỷ lệ 65,1%, tuổi trung bình là 27,7 ± 5,8
tuổi. Sản phụ sinh con thứ ba trở lên chiếm tỷ lệ 29%.
- Cân nặng trung bình: 3200 ± 400gram; Số trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500 gram
chiếm tỷ lệ 1,7%, trẻ sơ sinh có cân nặng trên 4000 chiếm tỷ lệ 2,0%; Trẻ sơ sinh nam chiếm
tỷ lệ 53,7%, sơ sinh nữ: 46,3%.
- Tỷ lệ sản phụ có HBsAg(+) là 13,9 %; trong những sản phụ có HBsAg(+), tỷ lệ
HbeAg(+) là 48,5%.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ


Nhiễm virus viêm gan B (HBV) là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến. Theo
ước đoán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần một nửa dân số thế giới sống trong vùng
nhiễm virus viêm gan B cao; trong đó, có 2 tỉ người đã bị nhiễm virus viêm gan B [8]. Theo
bản đồ dịch tễ của WHO, Việt Nam nằm trong vùng có tỷ lệ nhiễm viêm gan B mạn tính rất
cao. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này ở Việt Nam là 10- 20%, trong đó, phụ nữ mang thai
chiếm một phần không nhỏ. Kết quả của một số nghiên cứu gần đây ở các địa phương như TP
Hồ Chí Minh, Nha Trang, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Tĩnh, có đến 12- 17% phụ nữ mang thai
bị nhiễm viêm gan B [3].
Khả năng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con rất cao. Nếu mẹ bị nhiễm viêm
gan B thì nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% đến 90%. Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm
nhất. Những trẻ sơ sinh bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ có nguy cơ bị nhiễm mạn tính đến
90%, và có thể 25% sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan [5].
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành Nghiên cứu tình hình nhiễm viêm
gan virus B ở Sản phụ đến sinh tại Khoa Sản bệnh viện Phú Vang nhằm 2 mục tiêu:


1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của sản phụ, trẻ sơ sinh tại Khoa Sản bệnh viện
Phú Vang.
2. Xác định tỷ lệ sản phụ có HBsAg(+), HbeAg(+).
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
238 sản phụ sinh tại Khoa Sản bệnh viện Phú Vang từ tháng 4/2009 đến tháng 10/2009.
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
(γ ) 2 . p.(1 − p )
n=
C2
Trong đó p là tỷ lệ sản phụ mang thai nhiễm viêm gan virus B, theo nghiên cứu thì tỷ
lệ hiện nay từ 12-17% [3]; chọn p = 15%
Với độ tin cậy 95%, γ = 1,96; C = 0,05
Từ đó tính được cỡ mấu tối thiểu: n = 196,

Cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi: 238
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
2.2.1. Kỹ thuật thu thập số liệu:
Mỗi sản phụ vào viện được ghi chép trên một phiếu nghiên cứu đầy đủ các thông tin
về: hành chính, dịch tễ học, tiền sử sản khoa, tình hình sinh, số con trong một lần sinh, các
triệu chứng lâm sàng, kết quả các xét nghiệm.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu một số đặc điểm về dịch tễ học: Tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, tiền sử
sản khoa, tình hình chuyển dạ, các triệu chứng lâm sàng, giới tính và cân nặng trẻ sơ sinh.
Làm các xét nghiệm HBsAg và HBeAg: Bệnh nhân được làm xét nghiệm máu để tìm
kháng nguyên bề mặt của virus (HBsAg) bằng kít thử chẩn đoán viêm gan B (HBsAg) của
hãng ACON-MỸ với độ nhạy 99,0% và độ đặc hiệu 99,7%, độ chính xác 99,8% [1].
Nếu HBsAg(+), tiến hành làm xét nghiệm HbeAg bằng kít thử chẩn đoán viêm gan B
(HbeAg) với độ nhạy 98,2%, độ đặc hiệu 98,2%, độ chính xác 98,2% [2].
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Nhập và xử lý số liệu theo chương trình SPSS và Epi-info 6.0
III. KẾT QUẢ
3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ DỊCH TỄ
3.1.1. Tuổi nghiên cứu
Bảng 3.1. Tuổi nghiên cứu
Tuổi (năm)

n

%

18-20

14


5,9

21-30

155

65,1

31-40

62

26,1

41-45

7

2,9


Tổng cộng

238

X ± SD

27,7 ± 5,8


100

Sản phụ có tuổi thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất 45 tuổi, tuổi trung bình 27,7 ± 5,8 tuổi.
Độ tuổi sinh để 21-30 chiếm tỷ lệ 65,1%.
3.1.2. Địa dư
Bảng 3.2. Phân bố theo địa dư
Địa dư

n

%

Phú Đa

55

23,1

Vinh Thanh

41

17,2

Vinh Hà

33

13,9


Phú Lương

22

9,2

Phú Xuân

21

8,8

Khác

66

27,8

238

100

Tổng cộng

5 xã có sản phụ đến sinh nhiều nhất: Phú Đa, Vinh Thanh, Vinh hà, Phú Lương, Phú
Xuân, đây là các xã lân cận khu vực bệnh viện. Các xã khác bao gồm: Vinh Thái, Vinh Phú,
Vinh An, Vinh Xuân, Phú Diên, Phú Hồ, Phú Mỹ, Phú An và các xã lân cận của Hương Thuỷ
và Phú Lộc.
Có 6 xã của huyện Phú Vang không có sản phụ đến sinh tại bệnh viện do cách xa bệnh
viện: Phú Hải, Phú Thuận, Thuận An, Phú Thanh, Phú Dương, Phú Thượng.

3.1.3. Số lần sinh con
Bảng 3.3. Số lần sinh con
Số lần sinh

n

%

Sinh lần 1

123

51,7

Sinh lần 2

46

19,3

Sinh lần ≥ 3

69

29,0

Tổng cộng

238


100

Sản phụ sinh con thứ ba trở lên chiếm tỷ lệ 29%, trong đó có trường hợp sinh đến con
thứ 7.
3.1.4. Số con trong một lần sinh


Bảng 3.4. Số con trong một lần sinh
n

%

Tổng trẻ sơ sinh

Sinh một

236

99,2

236

Sinh hai

02

0,8

4


Tổng cộng

238

100

240

Trong số 238 sản phụ sinh, có 2 sản phụ sinh đôi chiếm tỷ lệ 0,8%.
3.1.5. Cân nặng của trẻ sơ sinh
Bảng 3.5. Cân nặng của trẻ sơ sinh
Cân nặng (gram)

n

%

< 2500

4

1,7

2500 - < 3000

61

25,5

3000 - < 3500


116

48,3

3500- < 4000

54

22,5

≥ 4000

5

2,0

Tổng cộng

240

100

X ± SD

3200 ± 400

Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500 gram chiếm tỷ lệ 1,7%, trẻ sơ sinh có cân nặng
trên 4000 chiếm tỷ lệ 2,0%.
Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh: 3200 ± 400 gram.

3.1.6. Giới tính trẻ sơ sinh
Bảng 3.6. Giới tính của trẻ sơ sinh
Giới tính

n

%

Nam

129

53,7

Nữ

111

46,3

Tổng cộng

240

100

Nam chiếm tỷ lệ 53,7%.


3.2. TÌNH HÌNH NHIỄM VIÊM GAN VIRUS B Ở SẢN PHỤ

3.2.1. Tỷ lệ HBsAg dương tính
Bảng 3.8. Tỷ lệ HBsAg dương tính
HBsAg

n

%

Âm tính

205

86,1

Dương tính

33

13,9

Tổng cộng

238

100

Sản phụ có HBsAg(+) chiếm tỷ lệ 13,9%.
3.2.2. Tỷ lệ HBsAg dương tính theo nhóm tuổi
Bảng 3.9. Tỷ lệ HBsAg dương tính theo nhóm tuổi
HbsAg (-)


HBsAg(+)

p

Tuổi

n

%

n

%

18-20

12

5,8

2

6,1

> 0,05

21-30

135


65,9

20

60,6

> 0,05

31-40

53

25,8

9

27,2

> 0,05

≥ 41

5

2,5

2

6,1


> 0,05

Tổng cộng

205

100

33

100

Sản phụ có tỷ lệ HBsAg(+) cao nhất ở nhóm tuổi 21-30 tuổi (65,9%), tiếp đến là nhóm
tuổi 31-40 (25,8%). Sản phụ có tỷ lệ HBsAg(+) thấp nhất ở nhóm tuổi 18-20 và trên 40 tuổi
(5,8% và 2,5%).
3.2.3. Tỷ lệ HBeAg dương tính
Bảng 3.10. Tỷ lệ HBeAg dương tính
HBeAg

n

%

Âm tính

17

51,5


Dương tính

16

48,5

Tổng cộng

33

100

Trong 33 sản phụ có HBsAg(+), có 16 sản phụ có HbeAg(+), chiếm tỷ lệ 48,5%.


IV. BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ DỊCH TỄ
4.1.1. Tuổi nghiên cứu
Trong 238 sản phụ được nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nhóm tuổi từ 21-30 chiếm tỷ
lệ 65,1%, tuổi thấp nhất là 18 tuổi và tuổi lớn nhất là 45 tuổi, tuổi trung bình là 27,7 ± 5,8
tuổi. Độ tuổi này phù hợp với độ tuổi sinh đẻ ở phụ nữ Việt Nam (15- 35 tuổi).
4.1.2. Địa dư
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 xã có sản phụ đến sinh đạt tỷ lệ cao 72,2% đó là:
Phú Đa, Vinh Thanh, Vinh Hà, Phú Lương, Phú Xuân, đây là các xã lân cận gần bệnh viện.
27,8% sản phụ còn lại ở các xã Vinh Thái, Vinh Phú, Vinh An, Vinh Xuân, Phú Diên, Phú
Hồ, Phú Mỹ, Phú An và các xã lân cận của huyện Hương Thuỷ và Phú Lộc.
Có 6 xã của huyện Phú Vang không có sản phụ đến sinh tại bệnh viện do cách xa bệnh
viện: Phú Hải, Phú Thuận, Thuận An, Phú Thanh, Phú Dương, Phú Thượng.
4.1.3. Số lần sinh con
Trong 238 sản phụ sinh, có 123 sản phụ sinh lần 1, chiếm tỷ lệ 51,7%, và 46 sản phụ

sinh lần 2, chiếm tỷ lệ 19,3%.
Số sản phụ sinh con thứ ba trở lên chiếm tỷ lệ 29%, trong đó có trường hợp sinh đến
con thứ 7.
Theo nghiên cứu của Phan Hùng Việt và CS, tỷ lệ sinh con lần 1: 62%, sinh lần 2:
30,8%, sinh lần 3 trở lên: 7,2% [4]. Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
cao hơn (p< 0,001).
4.1.4. Cân nặng của trẻ sơ sinh
Trong 238 sản phụ sinh, có 2 sản phụ sinh đôi. Số trẻ sơ sinh có cân nặng từ
2500gram- 3900 gram chiếm tỷ lệ 96,3%. Số trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500 gram chiếm
tỷ lệ 1,7%, trẻ sơ sinh có cân nặng trên 4000 chiếm tỷ lệ 2,0%.
Kết quả nghiên cứu của của Phan Hùng Việt và CS cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân
nặng < 2500 gram chiếm 1,6%, phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi [4].
4.1.5. Giới tính trẻ sơ sinh
Trong 240 trẻ sơ sinh sinh sống, có 129 trẻ sơ sinh nam, chiếm tỷ lệ 53,7%, tỷ lệ sơ
sinh nữ: 46,3%.
4.2. TÌNH HÌNH NHIỄM VIÊM GAN VIRUS B Ở SẢN PHỤ
Tỷ lệ sản phụ có HBsAg(+) là 13,9 %, tỷ lệ này phù hợp với đánh giá của nhiều tác
giả nghiên cứu về tần suất sản phụ nhiễm HBV tại Việt Nam, dao động từ 12-17% [3]. Để
xác định tình trạng sản phụ nhiễm HBV mạn tính, cần phải có xét nghiệm HBsAg(+) lần 2
sau 6 tháng. Theo đánh giá của WHO, Việt Nam là nước ở trong vùng có tỷ lệ nhiễm HBV
cao, phần đông là nhiễm từ thời thơ ấu [8]. Chúng tôi chưa có điều kiện để làm xét nghiệm
lần 2 sau 6 tháng. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, hầu hết sản phụ không có triệu chứng
lâm sàng của diễn tiến bệnh cấp tính, có thể cho rằng các sản phụ này là những người nhiễm
HBV mạn tính.
Trong những sản phụ có HBsAg(+), có 48,5% người có HBeAg(+), đây là những sản
phụ có tình trạng virus viêm gan B đang nhân đôi, khả năng lây truyền cho con rất cao.
Bảng 4.1. So sánh kết quả nghiên cứu của một số tác giả
Năm nghiên
cứu


Nơi thực hiện

Tác giả

Tỷ lệ
HBsAg(+)

Tỷ lệ
HBeAg(+)


2009

Nigieria

Jatau E. D [7]

13,3%

2008

Đài Loan

Ching-Chiang Lin [6]

15,5%

32,1%

2008


Đông nam Châu
Á

Ching-Chiang Lin [6]

8,9%

52,4%

2006

Trà Vinh-VN

Phan Hùng Việt [4]

9,6%

31,2%

2009

Việt Nam

Ngô Thanh Trọng [3]

12-17%

2009


Phú Vang-VN

Chúng tôi

13,9%

48,5%

Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, khả năng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang
con rất cao. Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B thì nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% đến 90%.
Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Những trẻ sơ sinh bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ có
nguy cơ bị nhiễm mạn tính đến 90%, và có thể 25% sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan vào lứa
tuổi 30- 50 tuổi [3], [5].
Lây nhiễm HBV chu sinh chủ yếu xảy ra trong lúc sinh và sau sinh, lây nhiễm bào thai
còn gọi là nhiễm HBV bẩm sinh hay nhiễm HBV trong tử cung.
Việc lây nhiễm HBV bào thai có liên quan mật thiết với kháng nguyên HbeAg mẹ.
Nếu mẹ có HbeAg(+) thì trẻ càng có nguy cơ nhiễm HBV. Theo nghiên cứu của Phan Hùng
Việt, nễu mẹ có HbeAg(+) thì 85,7% trẻ bị nhiễm HBV nhưng nếu mẹ có HbeAg(-) thì chỉ có
14,3% trẻ bị nhiễm HBV (p=0,008) [4].
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 238 sản phụ sinh tại Khoa Sản bệnh viện Phú Vang, chúng tôi rút ra
một số kết luận sau:
1. Đặc điểm dịch tễ
- Sản phụ sinh trong độ tuổi 21-30 chiếm tỷ lệ 65,1%, tuổi thấp nhất là 18 tuổi và tuổi
lớn nhất là 45 tuổi, tuổi trung bình là 27,7 ± 5,8 tuổi.
- 5 xã có sản phụ đến sinh nhiều nhất: Phú Đa, Vinh Thanh, Vinh hà, Phú Lương, Phú
Xuân. Có 6 xã của huyện Phú Vang không có sản phụ đến sinh tại bệnh viện do cách xa bệnh
viện: Phú Hải, Phú Thuận, Thuận An, Phú Thanh, Phú Dương, Phú Thượng.
- Sản phụ sinh lần 1, chiếm tỷ lệ 51,7%, sản phụ sinh lần 2, chiếm tỷ lệ 19,3%, sản
phụ sinh con thứ ba trở lên chiếm tỷ lệ 29%, trong đó có trường hợp sinh đến con thứ 7.

- Số trẻ sơ sinh có cân nặng từ 2.500gram- 3.900 gram chiếm tỷ lệ 96,3%. Số trẻ sơ
sinh có cân nặng dưới 2500 gram chiếm tỷ lệ 1,7%, trẻ sơ sinh có cân nặng trên 4000 chiếm
tỷ lệ 2,0%. Cân nặng trung bình: 3200 ± 400gram.
- Trẻ sơ sinh nam chiếm tỷ lệ 53,7%, sơ sinh nữ: 46,3%.
2. Đặc điểm về viêm gan virus B ở sản phụ
- Tỷ lệ sản phụ có HBsAg(+) là 13,9 %.
- Trong những sản phụ có HBsAg(+), tỷ lệ HbeAg(+) là 48,5%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

ACON® HBsAg (2009), Hướng dẫn sử dụng Kít thử chẩn đoán Viêm gan B (HBsAg).


2

ACON® HBeAg (2009), Hướng dẫn sử dụng Kít thử chẩn đoán Viêm gan B
(HBeAg).

3

Ngô Thanh Trọng (2009), Tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh,
/>
4

Phan Hùng Việt, Ngô Minh Xuân, Bùi Đại Lịch (2006), “Khảo sát tình hình thai phụ
nhiễm HBV tại bệnh viện Trà Vinh”, Y học TP.Hồ Chí Minh, 10 (1), tr. 53-57.

5

ACOG

(2009),
Hepatitis
B
virus
lications/patient_education/bp093.cfm

6

Ching-Chiang Lin, Hsiu-Shu Hsieh et al (2008), “Hepatitis B virus infection among
pregnat women in Taiwan: Comparison between women born in Taiwan and other
southeast cuontries”, />
7

Jatau E. D., Yabaya A. et al(2009), “Sero Prevalence of Hepatitis B Virus In
Pregnant Women Attending A Clinic In Zaria, Nigeria”, Science World
Journal, 4(2), />
8

World
Health
Organization
(2008),
/>
in

Hepatitis

prregnacy,

B,




×