Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Mẫu đánh giá tác động môi trường chương 3,4,5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.51 KB, 17 trang )

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
Mục đích của việc dự báo, đánh giá tác động môi trường là phải xác định nguồn
gây ô nhiềm nhằm tìm ra các nguồn phát sinh chất ô nhiễm, tải lượng các chất ô nhiễm,
qua đó đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nguồn thải các chất ô nhiễm làm cơ sở
để xây dựng các giải pháp giảm thiểu khả năng ảnh hưởng của các chất ô nhiễm tới môi
trường; xác định được mức độ tác động tới môi trường để từ đó có những giải pháp phù
hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.
Việc xem xét, đánh giá tác động môi trường của Dự án trồng thử nghiệm cây cao
su tại thị trấn Phong Hải- huyện Bảo Thắng -tỉnh Lào Cai có thể chia thành 3 giai đoạn
chính:
-

Giai đoạn chuẩn bị của dự án
Giai đoạn thi công các công trình cơ bản
Giai đoạn vận hành hoạt động của dự án

3.1.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ CỦA DỰ ÁN
Qua khảo sát thực địa có tổng số hộ là 32 hộ nằm trong quy hoạch xây dựng dự
án. Trong đó có 32 hộ có đất tự khai phá trồng cây vào đất rừng sản xuất thuộc Ban Quản
lý rừng phòng hộ huyện Bảo Thắng, 33,2 ha dân xâm canh trồng trồng mỡ, xoan, bồ đề,
dứa, sắn, ngô…, không có hộ nào phải di chuyển nhà ở, các hộ gia đình bị thu hồi đất cơ
bản là nông dân thuần túy sản xuất nông nghiệp là chính. Nhân dân trong vùng cơ bản
nhất trí cao với việc đầu tư xây dựng dự án để tận dụng tiềm năng đất đai, nâng cao năng
suất và tạo việc làm cho lao động địa phương. Tác động của quá trình giải phóng mặt
bằng không lớn.
3.1.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH
CƠ BẢN.
Giai đoạn này của dự án sẽ thực hiện quá trình khai hoang và xây dựng mới các
công trình hạ tầng phục vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất và đời sống.


3.1.2.1. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của
công nhân và nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường xây dựng.
 Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt chủ yếu là từ công nhân xây dựng. Nước thải sinh hoạt chứa
nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng. Nước thải sinh
hoạt nói chung thường có chỉ tiêu về vi sinh rất cao như Coliform, E.Coli, trứng giun sán.


Lượng nước thải này nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ làm
cho khu vực tiếp nhận bị nhiễm bẩn, gây hậu quả xấu đối với nguồn nước như làm thay
đổi tính chất hoá lý, độ trong, độ màu, mùi, làm giảm oxy hoà tan do tiêu hao trong quá
trình oxy hoá các chất hữu cơ, làm thay đổi hệ sinh vật nước, xuất hiện các vi sinh vật
gây bệnh.
 Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn có thể cuốn các vật liệu trong khu vực xây dựng gây ảnh
hưởng nguồn nước. Tuy nhiên, giai đoạn này được thực hiện từ tháng 10 của năm 2013
đến tháng 5 năm 2014, rơi vào khoảng thời gian mùa khô. Với điều kiện thời tiết địa
phương thời gian đó khô hanh, ảnh hượng của nước mưa chảy tràn sẽ được giảm thiểu.
3.1.2.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
 Bụi

Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình, trên công trường lập trung
một lượng lớn các phương tiện thi công, sự đi lại của các phương tiện giao thông vận
chuyển nguyên vật liệu (đất, đá, xi măng, cát, ...) nên nồng độ bụi sẽ tăng vượt tiêu chuẩn
nhiều lần cho phép. Thành phần chủ yếu là bụi đất đá, xi màng, cát. Nồng độ bụi ảnh
hưởng trực tiếp tới công nhân thi công và cư dân gần đấy.
 Khí thải


Khí thải trong giai đoạn này chủ yếu thoát ra từ các phương tiện thi công chuyên
chở và từ quá trình đốt thực bì khi tiến hành khai hoang. Thành phần của khí thải gồm:
bụi, CO, CO2, NOx, hơi xăng,...
 Tiếng ồn

Trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình, do sự hoạt dộng của
các phương tiện thi công xây dựng sẽ gây ra tiếng ồn và chấn động lớn. Tiếng ồn gây ảnh
hưởng đến công nhân và những người dân sinh sống gần đấy.
Do dự án được thực hiện ở khu vực ít dân cư, vấn đề ô nhiễm môi trường không
khí trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình chủ yếu tác động đến cán
bộ công nhân thi công. Và khi giai đoạn này được hoàn thành thì các tác nhân ô nhiễm
gần như không còn nữa.
 Nhiệt độ

Quá trình hoạt động đốt thực bì khi khai hoang sẽ tạo ra nhiệt độ cao. Tổng các
nhiệt này toả vào không gian xung quanh khu vực đốt, có thể lên đến 40 - 50°C, gây ảnh
hưởng tới sức khoẻ và năng suất làm việc của người công nhân.
3.1.2.3. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI
RẮN


Do đặc điểm địa hình đồi núi, xen kẽ giữa các thung lũng, khi thực hiện các quy
trình công tác khai hoang sẽ dễ dẫn đến phá vỡ kết cấu lớp đất bề mặt chứa nhiều chất
mùn màu mỡ, gây nên hiện tượng rửa trôi, xói mòn.
Chất thải rắn trong giai đoạn này gồm:
Chất thải rắn trong xây dựng: là các chất thải của vật liệu thừa, đất đá do đào bới,
nguyên vật liệu rơi vãi, phế thải, vỏ bao bì, thùng gỗ. Lượng này không nhiều, có thể tận
dụng, thu gom trong quá trình xây dựng tuỳ theo từng chủng loại.
Chất thải rắn trong sinh hoạt: thành phần của loại rác sinh hoạt này tương đối đa

dạng, trong đó chất hữu cơ dễ phân huỷ là chính, ngoài ra còn có các bao gói, nilông, vỏ
chai nhựa, đồ hộp, tuy không nhiểu, nhưng loại rác này phân tán trên diện rộng của công
trường, nếu không được thu gom sẽ phát sinh mùi hôi thối ảnh hưởng đến sức khoẻ của
công nhân và ảnh hưởng đến môi trường không khí, đất nước xung quanh khu vực.
3.1.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH HOẠT ĐỘNG
CỦA DỰ ÁN
Giai đoạn này của dự án sẽ thực hiện trồng và khai thác cây cao su.
3.1.3.1. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
 Nước thải sinh hoạt:

Theo dự kiến lao động của công ty là khoảng 130 lao động. Với lượng nước thải
sinh hoạt bình quân 60-80l/người/ngày đêm, lượng nước thải của dự án sẽ là 10m3/ngày
đêm. Đây sẽ là một nguồn gây ô nhiễm đáng lo ngại nếu không được xử lý.
3.1.3.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
 Bụi, khí thải

Tro bụi và các khí thải độc hại như CO, CO2, NOx, muội phát sinh do quá trình
đốt thực bì. Khối lượng thực bì nhỏ và hoạt động đốt này chỉ diễn ra trong khoảng thời
gian ngắn từ 1 - 2 ngày nên tải lượng khí thải và tro bụi từ hoạt động đốt dọn thực bi
không nhiều. Do vậy tác động đối với môi trường không khí chỉ mang tính tức thời.
Ngoài ra, còn có lượng khí thải độc hại phát sinh từ các phương tiện giao thông hoạt động
hàng ngày.
Tuy nhiên do đặc điểm mỗi trường xung quanh còn có các loài động thực vật rừng
khác nên lượng khí, bụi này có thể ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của chúng.
 Tiếng ồn

Tiếng ồn chủ yếu do hoạt động của các phương tiện cơ giới. Ngoài ra còn từ hoạt
động khai thác gỗ cuối mỗi chu kì kinh doanh.
Tiếng ồn sinh ra thường không lớn và không liên tục. Tuy nhiên do rừng là một hệ
sinh thái rất nhạy cảm đối vái các tác nhân vật lý, đặc biệt là tiếng ồn, nên có thể làm cho

một số động vật rừng hoảng sợ và có khả năng sẽ không thấy sự xuất hiện của chúng
trong khu vực.


 Nhiệt độ

Quá trình hoạt động đốt thực bì tạo ra nhiệt độ cao. Tổng các nhiệt này toả vào
không gian xung quanh khu vực đốt, có thể lên đến 40 - 50°C, gây ảnh hưởng tới sức
khoẻ và năng suất làm việc của người công nhân cũng như sự sinh trưởng, phát triển của
cây cối xung quanh.
Tuy nhiên công đoạn này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (1-2 ngày) do
vậy mức độ ảnh hưởng không lớn.
 Mùi

Mủ cao su có mùi hôi thối, tập trung chủ yếu trong quá trình vận chuyển và bể
chứa mủ. Mùi hôi này sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe của những người công
nhân và cư dân các khu vực xung quanh.
3.1.3.3. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI
RẮN
 Tác động đến môi trường đất

Do đặc điểm địa hình đồi núi, xen kẽ giữa các thung lũng, hệ thống sông suối phức
tạp nên có thể dẫn đến hiện tượng rửa trôi, xói mòn. Xói mòn đất xảy ra do hoạt động
trồng, phát dọn thực bì và khai thác rừng. Như vậy cường độ xói mòn đất mạnh nhất sau
khi khai thác gỗ cao su cuối chu kì kinh doanh và trong giai đoạn cây mới trồng. Từ năm
thứ 2 trở đi khi lớp thảm tươi đã phát triển, độ che phủ của tầng cây cao tương đối lớn thì
xói mòn đất ít hơn. Vì vậy phải chú trọng các biện pháp bảo vệ đất chống xói mòn trong
giai đoạn rừng < 1 tuổi và sau khi khai thác.
Phân bón sử dụng cho hoạt động trồng rừng chủ yếu là phân vô cơ. Do vậy nếu
bón phân với khối lượng lớn có thể làm đất chua và kết cấu đất bị thay đổi. Tuy nhiên,

hoạt động của dự án sẽ tiến hành theo thiết kế đã được tính toán. Do vậy lượng phân bón
dư thừa trong đất là không đáng kể.
Định mức phân bón được quy định như sau:
BÓN PHÂN VƯỜN CÂY CAO SU (ĐVT:Kg/ha)
Giai đoạn KTCB:
Năm 1
Năm 2
Năm 3- năm 7
Giai đoạn khai thác:
Năm 1 – năm 20

URÊ
45
120
150

APATIT
140
360
450

KCL
20
30
45

212

515


160

Do hoạt động trồng rừng, không phun thuốc định kỳ, chỉ sử dụng hoá chất bảo vệ
thực vật trong trường hợp cây có dấu hiệu bị sâu, bệnh hàng loạt nên lượng hoá chất sử


dụng không nhiều, không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường đất. Đa phần hoá chất bảo
vệ thực vật được sử dụng trong giai đoạn sản xuất cây con tại vườn ươm.
 Chất thải rắn

Chất thải rắn trong giai đoạn này gồm:
Chất thải rắn trong hoạt động trồng rừng: chủ yếu là các chai, lọ, bao túi của phân
bón, chất bảo vệ thực vật. Đây là một nguồn chất thải nguy hại, cần được thu gom, xử lý
đặc biệt theo quy định nếu không sẽ gây ra hậu quả lớn cho môi trường.
Chất thải rắn trong sinh hoạt: thành phần của loại rác sinh hoạt này tương đối đa
dạng, trong đó chất hữu cơ dễ phân huỷ là chính. Tuy tính chất nguy hại đối với môi
trường không bằng chất thải rắn trong hoạt động trồng rừng, nhưng khối lượng phát sinh
lớn, nếu không được thu gom xử lý thì đây sẽ là một nguồn ô nhiễm môi trường đất,
nước, không khí xung quanh.
3.1.3.4. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH HỌC
 Thay đồi vi khí hậu

Quá trình trồng rừng làm tăng độ che phủ của rừng là một yếu tố tác động tích cực
tới tiểu khí hậu rừng. Rừng có tác dụng ngăn cản bụi, cát bay làm giảm nồng độ một số
khí ô nhiễm do hoạt động công nghiệp: CO2, SO2, CF4. Đồng thời khi độ che phủ rừng
tăng lên và cấu trúc rừng ổn định thì khả năng điều hoà nhiệt, độ, độ ẩm không khí, khả
năng giữ ổn định dòng chảy và một số chế độ thuỷ văn khác của rừng rất lớn.
 Biến đổi đa dạng sinh học

Đốt thực bì là hoạt động có tác động lớn đối với đa dạng sinh học, hầu hết lớp cây

bụi thảm tươi đều bị chết sau khi chặt và đốt. Trong số các loài thực vật đó có những loài
cây mọc nhanh, dễ thích nghi với điều kiện môi trường sẽ nhanh chóng mọc trở lại ngay
sau khi trồng rừng, một số loài khác lại không thể. Mặt khác nhiều loài động vật và vi
sinh vật đất cũng sẽ bị chết sau khi đốt dọn thực bì.
Các hoạt động phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm một số loài động - thực vật và vi
sinh vật khó thích nghi do môi trường sống bị thay đổi. Tuy nhiên tác động này không
nhiều.
3.1.3.5. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - XÃ HỘI - NHÂN VĂN
 Tác động tích cực

- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc.
- Thực hiện mục tiêu trồng thử nghiệm và phát triển cây cao su gắn với các trương
trình xóa đối giảm nghèo của Chính phủ
- Tạo ra một mô hình trồng cao su tập trung, kết hợp chế biến từ đó tạo ra nhiều
sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, củng cố an ninh quốc phòng
vùng biên giới.


- Tạo mô hình điểm, từng bước chuyển giao, thúc đẩy phát triển loại cây mới để
góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn..
- Đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phục
vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, vùng dự án và vùng phụ cận.
- Thu hút lao động: tạo việc làm cho người dân trong vùng, tăng thu nhập cho các
hộ gia đình nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước ổn định
và cải thiện đời sống cho người dân quanh vùng dự án.
 Tác động tiêu cực

Các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình thi công cũng như khi dự án được đưa vào
hoạt động như tác động của ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí,...

đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của cư dân trong vùng chịu
ảnh hưởng của dự án. Ngoài ra các hoạt động trồng rừng: bón phân, đốt thực bì, phun
thuốc trừ sâu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng.
3.1.4. TÁC ĐỘNG DO CÁC RỦI RO, SỰ CỐ
 Giai đoạn thi công xây dựng

Tai nạn lao động: Trong quá trình thi công, các yếu tố môi trường, cường độ lao
động, mức độ ô nhiễm môi trường có khả năng gây ảnh hưởng tới công nhân như: mệt
mỏi, choáng váng và ngất từ đó dễ dẫn đến tai nạn lao động trong quá trình làm việc.
 Những rủi ro và sự cố môi trường

Cháy rừng: Đây là rủi ro có thể xảy ra trong lĩnh vực lâm nghiệp mà hậu quả mang
lại đối với môi trường xung quanh là rất lớn. Cháy rừng thường xảy ra vào mùa khô
hanh, xuất phát từ lá cây củi khô bắt lửa hoặc tự bốc cháy. Bên cạnh nguyên nhân khách
quan do thời tiết nắng hạn, hanh khô kéo dài, còn có nguyên nhân chủ quan từ con người,
do sự bất cẩn của công nhân trong quá trình làm việc. Khi cháy rừng xảy ra sẽ làm gia
tăng lượng khói bụi trong không khí, phá hoại toàn bộ hệ sinh thái rừng, tăng nguy cơ về
xói mòn rửa trôi, biến tính môi trường đất. Ngoài ra cháy rừng còn có thể gây thiệt hại về
người và tài sản.
Dịch sâu bệnh hại: Khi dịch sâu hại xảy ra, nếu không được chăm sóc cẩn thận và
xử lý nhanh thì dịch bệnh sẽ lan ra diện rộng. Khi đó dịch bệnh sẽ tàn phá rừng trên phạm
vi lớn, từ đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hệ sinh thái xung quanh.
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ
Các đánh giá được thực hiện căn cứ vào thuyết minh dự án.
Do sự thiếu thông tin dữ liệu nên các đánh giá về các tác động môi trường,các rủi
ro, sự cố môi trường có khả năng xảy ra khi triển khai dự án được trình bày ở trên chỉ


dừng lại ở mức tổng quan, định tính chứ chưa tính toán được ảnh hưởng ở mức định
lượng.


CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.1 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU
4.2 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ
4.2.1 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ CÁC TAI NẠN LAO ĐỘNG
4.2.1.1 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
 Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư cũng như công nhân lao động đều phải

tuyệt đối chấp hành các quy định về an toàn lao động, cụ thể như:
 Môi trường sống và môi trường làm việc phải sạch sẽ đảm bảo vệ sinh môi trường, an
toàn cho công nhân.
 Các loại máy móc phải có lý lịch kèm theo và thường xuyên được kiểm tra công tác an
toàn, các thông số kỹ thuật.
 Khi thi công và khi thu hoạch mủ, nhựa cao su phải trang bị đầy đủ bảo hộ cho công nhân
trực tiếp lao động trên công trường.
 Tập huấn về giữ an toàn lao động cho người chỉ huy và công nhân
 Xây dựng ban y tế hay trang bị các tủ thuốc nơi công nhân sống và làm việc. Phun thuốc
khử trùng, phòng trừ và khám chữa bệnh cho công nhân 6 tháng 1 lần đồng thời Cấp,
phát thuốc cho công nhân.
 Phát quang dọn dẹp vệ sinh, phun thuốc phòng chống dịch bệnh tại khu nhà ở của công
nhân và các vùng xung quanh nhằm tiêu diệt môi trường sống của các loài muỗi, ngăn
chặn bệnh sốt rét
4.2.1.2 BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ
Tập huấn với công nhân và người chỉ huy về các kỹ năng sơ cứu, các cách ứng
phó với từng trường hợp của sự cố lao động như: cảm, sốt rét, gãy chân tay, bỏng,...
Sau Khi sơ cứu cho các công nhân bị rủi ro trong công việc, hay ốm đau thì cần
phải đưa tới ngay các cơ sở y tế gần nhất hay bệnh viện của vùng để chữa trị.
4.2.2 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ CHÁY RỪNG
4.2.2.1 BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG


Tổ chức thành lập các đội phòng cháy, chữa cháy: thành lập các đội phòng cháy chữa
cháy ở các vùng trọng điểm cháy, vào thời kỳ cao điểm dễ cháy tổ chức thành lập các
nhóm từ 2-3 người, có nhóm trưởng. Từ 3-5 nhóm tổ chức thành một tổ, có tổ trường phụ
trách. Tùy theo khu vực phân công chăm sóc cao su, phân chia ca trực để phát hiện cháy
rừng. Lực lượng được trang bị các dụng cụ phương tiện, phòng cháy chữa cháy rừng và


được huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật cũng lực lượng kiểm lâm thường xuyên tuần tra,
kiêm tra cach gác các diện tích rừng được giao khoán để bảo vệ.
Xây dựng hệ thống băng cản lửa: ngay từ khi thi công, phải thiết kế hệ thồng đi lại, giao
thông cùng với hệ thống các băng xanh chống lửa. Các hệ thống băng xanh chống lửa
này chủ yếu là hỗn hợp là nhiều loại cây, tạo thành đai xanh có kết cấu nhiều tầng để
ngăn đám cháy ra lan ra mặt đất và cháy lướt tán rừng
Xây dựng, quy hoạch nhà ở của công nhân cách xa khu trồng rừng nhằm đảm bảo các
hoạt động sinh hoạt không sinh lửa làm mồi đốt cháy
Có các hệ thống thu gom và đốt thực bì xa khu trồng cây và khu dân cư đảm bảo không
gây ô nhiễm cho công nhân và giảm khả năng cháy rừng. Hàng năm, khi bước vào đầu
mùa khô những nơi trọng điểm dễ cháy phải được tuần tra, thanh tra thường xuyên, các
vật liệu khô, lá rụng phải được thu gom, tiến hành chặt bỏ cành cây chết. Những vật liệu
này có thể sử dụng làm nguyên đốt, phần còn lại kéo ra các dải ở ngoài bìa rừng. Khi đốt
chú ý phải có người canh gác, thời gian đốt là vào những lúc gió thổi nhỏ như buổi sáng,
hay buổi chiều. Khi đã đốt xong, tro phải được tưới nước và thu gom.
4.2.2.2 CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ KHI CHÁY RỪNG

Khi phát hiện cháy cần thông báo, huy động kịp thời, các phương tiện, sử dụng nguồn
nước, đất cát, cành cây tươi,...để dập tắt đám cháy. Cần phải dập tắt ngay đám cháy, hạn
chế tối đa đám cháy lan rộng. Trường hợp phương tiện tại chỗ không đủ khả năng cứu
chữa, báo cáo ngay về cấp trên để có biện pháp hỗ trợ thêm lực lượng, phương tiện để
ứng cứu.

4.2.3

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG, ỨNG PHÓ VỚI CÁC DỊCH BỆNH
Đối với cây trồng, chúng ta thường xuyên kiểm tra, chăm sóc cây trồng, khi phát hiện cây
bị bệnh cần có biện pháp chữa trị cho cây. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ lan rộng
ảnh hưởng tới toàn khu vực trồng rừng
Khi không thể khống chế được dịch bệnh cần tiêu hủy nhanh chóng những cây đã chết,
tiếp tục chăm sóc và quan sát các cây còn sống đảm bảo điều kiện tốt cho cây không bị
nhiễm bệnh. Đối với đất của cây trồng bị dịch bệnh thì cần phải cải tạo trước khi trồng
các đợt cây bổ sung.


Chương 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. Chương trình quản lý môi trường
Giai đoạn
hoạt động
của Dự án

Các hoạt
động của
dự án

Các tác
động môi
trường

Các công
trình, biện
pháp bảo

vệ môi
trường

Kinh phí thực
hiện các công
trình, biện
pháp bảo vệ
môi trường

Thời gian
thực hiện
và hoàn
thành

Trách
nhiệm tổ
chức thực
hiện

Trách
nhiệm
giám sát

1

2

3

4


5

6

7

8

Chuẩn bị

Xây dựng

Đền bù,
giải tỏa,
thu hồi
đất

Ảnh
hưởng tới
diện tích
đất sản
xuất của
người dân

1.687.000.00
0 (Một tỷ sáu
trăm tám
mươi bảy
triệu đồng

chẵn)

Tiến hành
giải
phóng
mặt bằng
(Quý
II,III năm
2013)

Ban bồi
thường và
giải phóng
mặt bằng
huyện Bảo
Thắng

UBND
huyện Bảo
Thắng

Sinh hoạt
của công
nhân

Ảnh
- Hệ thống
hưởng tới
cấp thoát
môi trường nước.

nước do
- Bể xử lý
nước thải
nước
sinh hoạt
thải tạm
thời
- Bụi từ
- Phun
máy móc,
nước tại
thiết bị
công
xây dụng
trường


phương
đường
tiện giao
bộ
thông
- Tận
- Tiếng ồn
dụng vật
từ máy
liệu
móc.
thừa
- Khí thải

- Che bạt
COx,
chắn
NOx, SO2
trong
quá
- Chất thải
trình
rắn từ
vận
hoạt động
chuyển
xây dựng
- Trang bị
và sinh
hoạt
phương
tiện bảo
hộ cho
công
nhân

50.000 (năm
mươi nghìn
đồng)

Tiến hành
lắp đặt hệ
thống
(năm

2014)

Công ty
cổ phần
đầu tư và
thương
mại LCi

UBND
huyện Bảo
Thắng

Thực hiện
trong thời
giant hi
công các
công
trình

Ban quản
lý công
trường
Công ty
cổ phần
đầu tư và
thương
mại LCi

UBND
huyện Bảo

Thắng và
Công ty
cổ phần
dầu tư và
thương
mại LCi

Thi công
xây dựng
các công
trình, nhà
xưởng,
nhà làm
việc và
sinh hoạt
của công
nhân


Vận hành

- Trồng

- Nước thải

- Phun

cây
cao su


chăn
sóc.
- Lấy
mủ và
cao su.
- Khai
thác gỗ
cao su
cuối
mỗi
chu kỳ
kinh
doanh

sinh hoạt
và các
công
đoạn chế
biến cao
su.
- Tiếng ồn
máy móc
của nhà
xưởng,
phương
tiện vận
chuyển
- Khí thải:
COx,
NOx, SO2,

bụi.
- Chất thải
rắn sinh
hoạt.

nước tại
công
trường

đường
bộ.
- Trang bị
phương
tiện bảo
hộ cho
công
nhân.
- Bể xử lý
nước
thải tạm
thời

Thực hiện
trong thời
gian hoạt
động của
dự án

5.2. Chương trình giám sát môi trường
5.2.1. Mục đích và ý nghĩa của việc quan trắc môi trường.


- Công ty

-UBND

cổ phần
đầu tư

thương
mại
LCi.
- UBND
huyện
Bảo
Thắng

huyện
Bảo
Thắng.
-Sở TN
& MT
tỉnh Lào
Cai


Giám sát chất lượng môi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý
môi trường, bao gồm các biện pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ và tổ chức, nhằm kiểm
soát, theo dõi một cách chặt chẽ và hệ thống các khuynh hướng biến đổi chất lượng môi
trường. Giám sát chất lượng môi trường có thể định nghĩa một quá trình “Quan trắc – đo
đạc – ghi âm - phân tích – xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên và liên tục các

thông số chất lượng môi trường.”
Giám sát chất lượng môi trường là công cụ không thể thiếu để các nhà quản lý, các nhà
chuyên môn quản lý chặt chẽ các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, điều chỉnh các kế
hoạch sản xuất giảm nhẹ các chi phí cho khắc phục, xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường
nói chung một các hữu hiệu nhất.
Việc giám sát môi trường trong dự án với việc theo dõi biến đổi một một số chỉ tiêu được
chỉ thị qua các thông số lý học, hóa học và sinh học của môi trường. Kết quả của quá
trình giám sát chất lượng môi trường một cách liên tục lâu dài có một ý nghĩa quan trọng
không chỉ với việc phát hiện những thay đổi về môi trường để đề xuất các biện pháp xử
lý, bảo vệ mà còn góp phần đánh giá mức độ chính xác của dự án tác động môi trường
được đề cập trong “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” của Dự án trồng cao su Phong
Hải.
Chương trình giám sát chất lượng môi trường đối với Dự án trồng cao su Phong Hải là
thu thập một các liên tục các thông tin về biến đổi chất lượng môi trường trong các quá
trình chuẩn bị, thi công và vận hành gây ra nhằm kịp thời phát hiện các tác động tới môi
trường và đề ra những biện pháp tối ưu nhất nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
Ngoài ra quan trắc chất lượng môi trường khu vực trồng cao su còn đảm bảo hiệu quả của
các biện pháp giảm thiểu được đề cập, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định
của TCVN 1995, TCVN 2000, 2005.
Xuất phát từ phân tích đặc thù của các quá trình thi công Dự án trồng cao su, chương
trình giám sát chất lượng môi trường cần tập trung giám sát các yếu tố môi trường như:
-

Giám sát chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn.
Giám sát chất lượng môi trường nước.
Giám sát chất lượng môi trường đất.

5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường
Trong các giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành Dự án trồng cao su Phong Hải có các

vấn đề về cần quan trắc giám sát bao gồm
+ Giám sát chất lượng môi trường nước: Các chỉ tiều cần phân tích pH, BOD, COD, TSS,
NH4+, SO42-, NO3-, tổng Fe, tổng coliform, dầu mỡ, màu sắc, mùi vị, độ đục ...
+ Giám sát chất lượng môi trường không khí: Chỉ tiêu cần phân tích: bụi lơ lửng, độ ồn,
độ rung, CO, NOx, SO2, CFCs, VOCs ...


+ Giám sát chất lượng môi trường đất: Chỉ tiêu cần phân tích: pH, độ ẩm, độ xốp, độ
chua, hàm lượng N; P; K có trong đất, vi sinh vật đất ...
Khu vực cần quan trắc: nằm trong và ngoài khu vực của Dự án
Tần suất quan trắc: 6 tháng/lần
Thời gian bắt đầu thực hiện giám sát: Sau khi Dự án bắt đầu triển khai thi công từ 1 đến 3
tháng.
Chú ý:
-

-

Nhằm đảm bảo đánh giá chính xác các tác động đến môi trường xung quanh do
hoạt động thi công. Trong thời gian giám sát, quan trắc và lấy mẫu các máy móc,
thiết bị và hoạt động kinh doanh vẫn thực hiện như bình thường.
Nếu các thông số đo chất lượng môi trường vượt quá các tiêu chuẩn cho phép thì
chủ đầu tư phải có biện pháp kỹ thuật hạn chế ô nhiễm, khi đó sẽ thực hiện việc
quan trắc và kiểm soát ô nhiễm lần thứ hai nhằm đánh giá các biện pháp giảm
thiểu cách thời gian lần đầu là 01 tháng. Nếu thời gian thi công kéo dài hơn 01
năm thì mỗi năm phải thực hiện kiểm soát ô nhiễm 01 lần.

ST
T


Các chỉ tiêu giám sát

1

-

Không khí

Số
mẫu

Vị trí giám sát

12

- 08 mẫu tại khu vực thi công (Tại các lô
tiến hành trồng cao su)
- 04 mẫu tại khu xung quanh: cách lô tiến
hành trồng cao su 200m

2

Nước

12

- 04 mẫu nước ngầm khu vực xung quanh
(Tại các vị trí đã lấy mẫu hiện trạng môi
trường nền)
- 08 mẫu nước mặt khu vực (Tại các vị trí

đã lẫy mẫu hiện trạng).

3

Đất

12

- 08 mẫu tại khu vực thi công
- 04 mẫu tại khu vực xung quanh

Bảng: Chương trình quan trắc giám sát môi trường.
Đơn vị chi trả kinh phí quan trăc giám sát môi trường: chủ Dự án

Chương 6
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG


Trong quá trình thực hiện Dự án ” trồng cây cao su Phong Hải” chủ đầu tư đã gửi tới
UBND huyện Bảo Thắng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai các văn bản tham
vấn. Sau khi nghiên cứu các văn bản và tài liệu cụ thể UBND huyện Bảo Thắng, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai đã có những quyết định cụ thể như sau:
-

-

-

-


Quyết định số 1237/QĐ-UBND ngày 1/6/2007 của UBND tỉnh Lào Cai về phê
duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lào Cai.
Quyết định số: 1547/QĐ-UBND ngày 03/06/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào
Cai về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung trồng mới 5 triệu ha rừng
cơ sở giai đoạn 2009-2010, huyện Bảo Thắng
Văn bản số: 1630/UBND-NLN ngày 19/06/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào
Cai về trồng thử nghiệm cây cao su tại TT Phong Hải, huyện Bảo Thắng.
Quyết định số: 3926/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh về việc quy
định tạm thời về một số chính sách hỗ trợ phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2010-2015;
Quyết định số 813/QĐ-UBND ngày 17/04/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai
về việc phê duyệt quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai
giai đoạn 2010-2020;
Văn bản số 84/TB-VPUBNLN ngày 19/05/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về việc
thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND tại cuộc họp bàn thống nhất thủ tục
thanh lý rừng trồng cao su năm 2011 trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

6.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường Tự nhiên và Kinh tế xã hội
Đồng ý và nhất trí về nội dung trong thông báo trên của Chủ dự án
Chủ dự án chú ý đến sự tác động lên tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi
trường Tự nhiên và kinh tế - xã hội
- Đồng ý và nhất trí về các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường
của chủ dự án.
- Chủ dự án lưu ý đến vấn đề lựa chọn lao động tại địa phương.
 Kiến nghị với chủ dự án
- Đề nghị Công ty cổ phần đầu tư và thương mại LCi khi tiến hành dự án không làm
ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan, giảm thiểu đến mức tối thiểu.
- Thường xuyên theo dõi liên hệ trực tiếp với chính quyền địa phương để kịp thời

xử lý khi có mẫu thuẫn nảy sinh giữa người dân địa phương với Công ty.
- Ưu tiên lực lượng lao động tại địa phương đồng thời hỗ trợ địa phương những vẫn
đề cần thiết khi địa phương đề xuất.
- Đề nghị Công ty cổ phần đầu tư và thương mai LCi thực hiện công tác đền bù giải
phóng mặt bằng cho người dân nhanh chóng, thỏa đáng và đúng pháp.




6.2. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu
cầu của các cơ quan, tổ chức được tham vấn
-

-

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại LCi cam kết thực hiện tốt các biện pháp
bảo vệ môi trường đã nêu ra trong báo cáo đánh giá tác động của môi trường.
Công ty sẽ ưu tiên tuyển lao động tại địa phương nhằm tạo công ăn việc làm và
giải quyết một lượng lớn lao động thất nghiệp tại địa phương.
Công ty sẽ kết hợp với địa phương trong công tác xã hội như: hỗ trợ cho đồng bào
dân tộc, hỗ trợ cho vay vốn xóa đói giảm nghèo tại địa phương, hỗ trợ gia đình leo
đơn, gia đình có công với Cách mạng và hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi
phục vụ cho nhân dân.
Kết hợp với chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm an ninh trật tự trong
quá trình khai hoang, xây dựng và vận hành của Dự án và giải quyết mọi mâu
thuẫn phát sinh giữa Công ty với người dân.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
Việc đầu tư xây dựng và thực hiện Dự án trồng cao su Phong Hải trong phạm vi đất quốc

doanh do Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Lci quản lý và sử dụng là một dự án
trọng điểm về trồng cây cao su thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai. Đất trong khu vực chủ yếu là
đất feralic đỏ vàng, rất thích hợp cho việc trồng cây cao su. Dự án trồng cây cao su được
thực thi sẽ giúp Công ty cổ phần đầu tư và thương mại LCi thực hiện các mục tiêu của Đề
án và các phương án (Phương án quy hoạch và sử dụng đất, Phương án tổ chức sản xuất
kinh doanh). Đáp ứng mục tiêu kinh doanh ổn định lâu dài bền vững, tạo ra lâm sản hàng
hóa phục vụ xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu vực, nâng cao thu
nhập cho người lao động, duy trì diện tích rừng phòng hộ, phủ xanh đồi trọc và bảo vệ hệ
sinh thái.
Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn bị dự án và tiến hành thi công sẽ gây nhiều tác động bắt
lợi đến môi trường sinh thái (Môi trường đất, nước và không khi) và nền kinh tế của
người dân trong khu vực (Giải phóng mặt bằng và thu hồi đất canh tác). Với sự quan tâm
của Công ty cổ phần và thương mại LCi cùng với các cấp, các ngành và nhân dân địa
phương thì các vấn đề về ô nhiễm môi trường sẽ được giảm thiểu tới mức thấp nhất. Đảm
bảo môi trường kinh doanh và sinh hoạt cho công nhân và người dân trong khu vực ở
mức tối nhất.
Báo cáo ĐTM đã nhận dạng rõ ràng và đánh giá khá chi tiết về các tác động, những ảnh
hưởng và phạm vi ảnh hưởng của tác động tới môi trường. Đồng thời đề ra những
phương án tối ưu nhất nhằm giảm thiểu các tác động này tới con người và môi trường
xung quanh.


2. Kiến nghị
Đề nghị UBDN huyện Bảo Thắng và các cơ quan chức năng khác tạo điều kiện cho chủ
đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
Đề nghị UBND huyện Bảo Thắng, Hội đồng thẩm định Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Lào Cai xem xét và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án
“Trồng cây cao su Phong Hải”, để dự án được thực hiện đúng tiến độ.

3. Cam kết

Khi chuẩn bị giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng và vận hành dự án, Chủ đầu tư
cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy định,
các điều luật và tiêu chuẩn hiện hành về môi trường.
3.1. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
Trong quá trình chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng và vận hành dự án, Chủ đầu tư
cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các biện pháp giảm thiểu nhằm hạn chế tối đa
ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội trong khu vực, cụ thể là:
-

-

-

-

-

Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quy định trong quá trình giám sát, quy hoạch và
thi công công trình.
Cam kết quán triệt các nhà thầu xây dựng thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm
thiểu tác động đến môi trường, đến hệ sinh thái như đã đưa ra trong Báo cáo và
đưa vào hợp đồng thầu khoán như một điều kiện bắt buộc.
Cam kết thực hiện đúng các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho hộ dân
bị ảnh hưởng theo quy định của Nhà nước, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người
dân.
Cam kết trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân, tổ chức giáo dục
về an toàn vệ sinh lao động cho công nhân để nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân,
từ đó tự giác nghiêm túc thực hiện tốt các quy định về bảo hộ lao động.
Cam kết thực hiện đầy đủ chương trình quan trắc và giám sát môi trường, báo cáo
định kỳ lên các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Đảm bảo chuẩn bị đầy

đủ kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giảm thiểu, giám sát, xử lý môi trường.
Cam kết nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, không gây ảnh
hưởng đến môi trường.
Cam kết thực hiện các giải pháp bảo vệ chất lượng nước mặt và nước ngầm tại khu
vực dự án trong quá trình xây dựng và đưa khu trong vực trồng cao su vào hoạt
động đảm bảo QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về chất
lượng nước mặt và QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về
chất lượng nước ngầm.

Chúng tôi sẽ thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung tại Khoản 1, điều 23 của Luật bảo vệ
môi trường Việt Nam ngày 29/11/2005, cụ thể nhưng sau:
-

Báo cáo UBND huyện Bảo Thắng về nội dung phê duyệt báo cáo Đánh giá tác
động môi trường.


-

Niêm yết công khai tại khu dự án về các loại chất thải, công nghệ xử lý, các giải
pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra và giám sát.
Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường đã nêu trong báo cáo
Đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo.

Thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai để kiểm tra, xác nhận việc đã
thực hiện nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo Đánh giá
tác động môi trường.
3.2 Cam kết tuân thủ các điều luật, các tiêu chuẩn, quy định môi trường.
-


-

-

-

Luật bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ
tịch nước công bố ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
Nghị định số 80:2006:NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 149:2004:NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ về quy định việc
cấp phép tham dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước.
Nghị định số 21:2008:NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80:2006:NĐ-CP ngày 09/08/2006 về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường:
+ TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí
xung quanh;
+ TCVN 5938-2005: Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số
chất độc hại trong không khí xung quanh;
+ TCVN 3985-1999: Âm học – Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc;
+ TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và cư dân – Mức ồn tối đa cho
phép;
+ QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
mặt;
+ QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
+QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Tuân thủ Quy chế quản lý chất thải nguy hại (Ban hành kèm theo Quyết định số

155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng chính phủ về ban hành quy
chế quản lý chất thải nguy hại).

Chủ đầu tư xin cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công
ước Quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và đề xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




×