Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Thạch Lam....

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.72 KB, 17 trang )

Ôn thi Văn: Chuyên đề 4
Thứ Năm, 16/06/2011, 09:59 SA | Lượt xem: 795

“Chí Phèo” của Nam Cao / “Người lái đị Sơng Đà” - Nguyễn Tn

* Câu 1.
Tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đã có những tên gọi nào? Anh (chị) hãy nêu
ý kiến nhận xét về những tên gọi đó.
* Câu 2.
Một trong những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhìn ngưởi ở
phương diện tài hoa nghệ sĩ.
Hãy phân tích nhân vật người lái đị trong tác phẩm “Người lái đị Sơng Đà” để
làm sáng tỏ nhận định trên.
* Câu 3.
Bình giảng khổ thơ sau trong bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa
Chiếc nơi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”.

(Văn học 12, Tập 1,
sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000, tr. 120)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Bài làm (Câu 1)

Các ý chính:

1. Các tên gọi của tác phẩm “Chí Phèo”.
- Cái lị gạch cũ do tác giả đặt năm 1940.
- Đơi lứa xứng đôi Nhà xuất bản Đời mới (Hà Nội) tự ý đặt năm 1941.
- Chí Phèo do chính tác đặt lại khi in trong lập Luống cày (Hội Văn hóa



Cứu quốc xuất bản, Hà Nội, năm 1946).
2. Nêu nhận xét về các tên gọi.
- Cái lò gạch cũ.

+ Cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lị gạch bỏ hoang ở phần đầu và
được lặp lại ở câu kết của tác phẩm.
+ Ý nghĩa: Nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng “ Chí Phèo”, liên
tưởng tố cáo và kết án xã hội đương thời. Tạo nên những ám ảnh trong
lịng người đọc. Hạn chế: cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của
người nông dân.
- Đôi lứa xứng đôi.
+ Cách gọi này dựa vào mối tình Chí Phèo - Thị Nở, nhằm gợi trí tị mò
của một số độc giả đương thời.
+ Hạn chế: Chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm vì mối tình Chí
Phèo - Thị Nở chỉ có giá trị như một tình huống tạo nên bước ngoặt
quan trọng trong cuộc đời Chí Phèo, bộc lộ một khía cạnh tư tưởng


nhân đạo của tác phẩm. Tên gọi này đã biến đổi mối tình của hai nhân
vật thành trị cười và gây ra một hướng tiếp cận sai lệch về tác phẩm.
- Chí Phèo.
+ Cách gọi này thống nhất với một số tác phẩm khác của Nam Cao: lấy
tên nhân vật chính để đặt tên truyện : Lão Hạc, Dì Hảo, Lang Rận,…
+ Ý nghĩa: Thể hiện đầy đủ chủ đề và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
Bài làm (Câu 2)

Các ý chính:

1. Vài nét về tác giả và tác phẩm.


- Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam,
được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
năm 1996.
Ơng là nhà văn rất tài hoa, yêu cái đẹp, khám phá thiên nhiên và con
người ở phương diện thẩm mỹ và tài hoa nghệ sĩ.
- Tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà” in trong tập “Sông Đà” (năm 1960). Ở
đây, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên và
con người Tây Bắc. Đặc biệt “chất vàng mười” của tâm hồn con người
Tây Bắc.
Nhân vật người lái đị Sơng Đà đã mang “ chất vàng mười”. Đó là chất tài
hoa, nghệ sĩ của một “tay lái ra hoa”.
2. Phân tích nhân vật người lái đị Sơng Đà để làm sáng tỏ nhận định.

a) Quan niệm mới mẻ của Nguyễn Tn về nghệ sĩ.
- Với góc nhìn từ phương diện tài hoa nghệ sĩ, Nguyễn Tuân cho rằng
bất cứ người lao động nào, làm bất cứ nghề gì mà người giỏi giang,
khéo léo, tài hoa trong cơng việc thì đều đạt đến trình độ nghệ sĩ, đều
được coi là nghệ sĩ. Vì vậy, trong văn chương của ông có cả nghệ sĩ viết
chữ và có cả nghệ sĩ lái đò.
- Quan niệm này bộc lộ tấm lòng trân trọng của nhà văn đối với những
người lao động bình thường mà tài giỏi, có bàn tay vàng.
b) Phân tích vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của lái đị.
- Vẻ đẹp của trí tuệ thơng minh.
Chi tiết phân tích: “Ơng lái đã nắm chắc binh pháp của thần sơng thần đá ”.
“Ơng đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này ”.
Ý nghĩa: Người lái đị thuộc con sơng Đà như thuộc lịng bàn tay của
mình, nhớ tỉ mỉ từng luồng lành, luồng dữ, từng tảng đá ngầm, đá nổi,
… Thực chất đó là những quan sát tinh tường, những kinh nghiệm quý
báu ông đúc rút được từ trong những cuộc vật lộn với sông nước hằng

ngày. Tác giả đã trân trọng đề cao vốn kinh nghiệm đó bằng cách nói
so sánh “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá ”. Sự tài hoa của người
lái đị đã được tơ đậm ở chi tiết này.


- Vẻ đẹp của lịng kiên trì, dũng cảm trong cuộc vận lộn với thác dữ, đá
dữ.
Chi tiết phân tích: Tập trung phân tích hình ảnh ơng lái đị chỉ huy con
thuyền của mình vượt qua ba vịng thạch trận. Trong q trình phân
tích, chú ý làm nổi bật sự tương phản giữa đá dữ, nước dữ và con
người. Cụ thể:
+ Đá dữ kết hợp với nước dữ tấn công con người từ nhiều phía: “ đá trái,
thúc gối vào bụng vào hơng thuyền”, “bám lấy thuyền” mà đánh “địn tỉa”,
“đòn âm” vào những chỗ hiểm, “đội cả thuyền lên”, “bám lấy thuyền như đơ
vật túm thắt lưng ơng đị địi lật ngửa mình ra giữa trận nước ”.
+ Ơng lái đị, trước những địn độc hiểm như vậy khơng phải khơng có
lúc "mặt méo bệch đi” (chú ý phân tích ý nghĩa của từ và đánh giá sự
sáng tạo của tác giả trong việc dùng từ). Nhưng ông rất bình tĩnh, sáng
suốt, dũng cảm đối phó với kẻ thù. Các dộng tác liên tục không ngơi
nghỉ: “giữ mái chèo”, “hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái”, “nắm chặt lấy
được cái bờm sóng” mà phi, “đứa thì ơng tránh, mà rảo bơi chèo lên”, “đứa thì
ơng đè sấn lên, chặt đôi ra mà mở đường tiến lên ”, “lái miết một đường chéo”
về phía cửa sinh.
+ Lúc ngừng chèo, nghỉ trong hang đá, ơng lái đị vừa nướng ơng cơm
lam, vừa kể chuyện về cá anh vũ, về những hang cá dầm xanh... rất
ung dung, thư thái.
Ý nghĩa:
- Ca ngợi lịng kiên trì, dũng cảm kết hợp với trí thơng minh và sự bình
tĩnh, sáng suốt của người lái đị trong cuộc vật lơn với sóng nước dữ
dội. Tư thế của người lái đò là tư thế chiến thắng và ln ln chiến

thắng. Với những chiến thắng đó, người lái đò xứng đáng với danh hiệu
nghệ sĩ tài hoa.
- Nguyễn Tuân đã miêu tả và cảm nhận ông lái đị ở phương diện văn
hóa và cốt cách tài hoa nghệ sĩ.
Bài làm (Câu 3)

Các ý chính:
1. Xuất xứ:

Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám 1945. Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và
phù sa (1960) gợi cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên
Tây Bắc xây dựng kinh tế mới. Bài thơ là khúc hát về lịng biết ơn, tình
u và sự gắn bó với nhân dân, đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm
thấy ngọn nguồn ni dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình.
2. Bình giảng khổ thơ.


- Khổ thơ toát lên niềm khát khao và hạnh phúc được trở về với nhân
dân của nhà thơ.
- Hai câu thơ đầu của khổ thơ:
+ Trở về với nhân dân là trở về với môi trường sống quen thuộc thân
thiết, làm nảy nở, phát triển sự sống. Đồng thời, đó cũng là nọgn
nguồn của sự sáng tạo nghệ thuật.
+ Phân tích những hình ảnh so sánh: nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim
én gặp mùa.

- Hai câu thơ sau của khổ thơ:
+ Nhân dân là người nuôi dưỡng, làm hồi sinh sự sống.
+ Phân tích những hình ảnh so sánh: " Như đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa".

3. Kết luận.

- Cả khổ thơ thể hiện sự sáng tạo độc đáo của tác giả về cách xây dựng
hình ảnh, về giọng điệu:
+ Khổ thơ là chuỗi hình ảnh liên tiếp làm nổi bật cảm xúc và tư tưởng
khao khát, hạnh phúc trở về với nhân dân.
+ Những hình ảnh so sánh gần gũi với tự nhiên và cuộc sống con
người.
+ Giọng điệu của khổ thơ tha thiết chân thành.
- Khổ thơ thể hiện nét phong cách của Chế Lan Viên: suy tưởng sâu
lắng và sáng tạo hình ảnh phong phú.
Bài đọc tham khảo

Tơi rất u thích vần thơ của thi sĩ Chế Lan Viên nói về "hương nhân ái":
"Đóa hoa sen mặt đất tỏa hương trời
Hương nhân ái thấm vào hồn ta mãi".

Tôi cũng vô cùng thú vị mỗi lần nghe ai đó nhắc lại đoạn thơ này của
ơng:

"Anh bỗng nhớ em như đơng về nhớ rét
Tình u ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình u làm đất lạ hóa q hương".
Năm 1960, tập thơ "Ánh sáng và phù sa" ra đời, một bước tiến mới về tư
tưởng và nghệ thuật của Chế Lan Viên. Bài thơ "Tiếng hát con tàu" nói lên
tình yêu Tây Bắc và khát vọng lên đường đi đến mọi chân trời mơ ước để hiến
dâng và sáng tạo. Bài thơ gồm có 3 phần: 1. Tiếng gọi lên đường; 2. Nỗi

nhớ Tây Bắc; 3. Khúc hát lên đường.

Đây là khổ thơ thứ 5 trích trong phần 2 bài "Tiếng hát con tàu" nói
lên niềm hạnh phúc to lớn được gặp lại nhân dân:
"Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa


Như đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa
Chiếc nơi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa".

Tư tưởng gặp lại nhân dân là một tư tưởng đẹp. Tư tưởng ấy được cụ
thể hóa, hình tượng hóa bằng năm hình ảnh ẩn dụ so sánh vừa mới lạ,
vừa giàu chất thơ. Câu thơ "Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ" là một
so sánh độc đáo. Mùa đông tàn tạ, đàn nai đi kiếm ăn ở rừng xa. Nay
mùa xuân đến, đàn nai trở về "suối cũ" mảnh đất đã bao đời gắn bó
thân thiết yêu thương. "Nai về suối cũ" là sự thể hiện tình nghĩa thủy
chung ở đời như "con gặp lại nhân dân", được sống trong lòng nhân dân.
Một chữ "con" dùng rất tinh tế, đã thể hiện một tình cảm chân thành,
ấm áp. Đọc lên, ai cũng cảm thấy có mình trong đó.
Câu thơ "Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa" mở ra trong lòng ta bao liên
tưởng đẹp. Ba tháng mùa đông, cỏ cây tàn tạ xơ xác úa vàng. Giêng
hai đem hơi ấm mùa xuân cho vạn vật; cỏ trở nên xanh đẹp, tốt tươi.
Mùa xuân là mùa của sắc cỏ. "Phương thảo liên thiên bích" (Cổ thi); "Cỏ
non xanh tận chân trời" (“Truyện Kiều”). Mùa xuân cũng là mùa của chim
én: "Ngày xuân con én đưa thoi" (“Truyện Kiều”). Én gặp mùa xuân để kết
đàn, sinh sơi nảy nở... Chữ "đón" (cỏ đón giêng hai), chữ "gặp" (chim én
gặp mùa) diễn tả niềm hạnh phúc được hồi sinh, được phát triển, được
trở nên tươi đẹp. Lấy thế giới cỏ cây, chim muông để nói về niềm vui
sướng hạnh phúc khi "con gặp lại nhân dân" là một cách nói thấm thía,
đậm đà. Cánh én và sắc cỏ mùa xuân trong thơ Chế Lan Viên lúc nào
cũng đẹp và đáng yêu:

"Tháng giêng, hai xanh mượt cỏ đồi
Tháng giêng, hai vút trời bay cánh én".
("Ý nghĩ mùa xn")

Cịn gì vui sướng hơn, hạnh phúc hơn khi "Đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa" ,
khi "Chiếc nơi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa" ? Dịng sữa ngọt ngào cũng là
tình thương của mẹ ni dưỡng trẻ thơ. Cánh tay của mẹ, của bà... nhẹ
đưa khi "chiếc nôi ngừng"..., đã nâng giấc ngủ bé thơ. Giấc ngủ êm đềm
trong lời ru tiếng hát, trong tình yêu thương. Mẹ và bà.... đã đến với
em thơ trong sự khát khao, mong đợi. Và đó cũng là niềm vui hạnh
phúc được sống trong tình yêu thương như khi "con gặp lại nhân dân".
Ý tưởng con gặp lại nhân dân được thể hiện một cách phong phú, đa
dạng. Gặp lại nhân dân là được sống trong hạnh phúc, trong tình nghĩa
thủy chung. Là được tiếp thêm sức sống, sức mạnh mà trở nên tốt đẹp,
sinh sôi, phát triển. Là được sống trong tình thương san sẻ, vỗ vễ, được
thỏa nỗi chờ mong.
Đoạn thơ trên thể hiện rõ bút pháp nghệ thuật của Chế Lan Viên: giàu
tính triết lí và vẻ đẹp trí tuệ . Triết lí mà khơng khơ khan, vì nhà thơ đã


sáng tạo nên nhiều hình ảnh đẹp, mới lạ và ngôn ngữ sắc sảo. Ý tưởng
đẹp, hồn thơ đẹp cứ quyện lấy lòng ta.
Tư tưởng yêu nước và "thân dân" được thể hiện cảm động đó đây trong
thơ ca dân tộc từ mấy trăm năm trước. Nhưng sau cách mạng tháng
Tám, đặc biệt qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, tư
tưởng vĩ đại ấy đã được một số nhà thơ như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế
Lan Viên... nói lên một cách chân thành, thấm thía và sâu sắc hơn:
- "Con chim biết nhớ đàn nhớ tổ,
Ta nhớ người đau khổ ni ta
Ơn người như mẹ như cha

Lịng dân yêu Đảng như là yêu con"...

(Tố Hữu)

- "Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao".

(Xuân Diệu)
Đoạn thơ trên đây của Chế Lan Viên là một tiếng lòng được nâng lên
thành một triết lí đẹp:Hạnh phúc khi được gặp lại nhân dân. Bốn câu thơ,
câu nào cũng có hình ảnh đẹp, mới lạ biểu lộ một cá tính sáng tạo sắc
sảo, tài hoa. Qua đó, ta mới thấm thía như một nhà thơ lớn phương
Tây đã nói: "Câu thơ đẹp phải là câu thơ nói được một tình cảm đẹp" .
Thiên Lam

Ôn thi Văn: Chuyên đề 6
Thứ Năm, 16/06/2011, 10:51 SA | Lượt xem: 913

sự nghiệp văn học của Nam Cao / “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam / “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc
Tử

* Câu 1.
Nêu vắn tắt sự nghiệp văn học của Nam Cao.
* Câu 2.
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của
Thạch Lam.
* Câu 3.
Anh (chị) hãy phân tích bài “Đây thơn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để thấy rõ nỗi

niềm tâm sự của nhà thơ.

ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI
Bài làm (Câu 1)

Các ý chính:


- Nam Cao (1917 - 1951) là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn
học Việt Nam thế kỷ XX, là đại diện xuất sắc của trào lưu văn học hiện
thực trước Cách mạng và cũng là cây bút tiêu biểu của nền văn học mới
sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính
để sáng tác: cuộc sống của người trí thức nghèo và của người nơng dân
nghèo.
Ở đề tài trí thức tiểu tư sản nghèo, đáng chú ý là các truyện: Những
truyện không muốn viết, Trăng sáng, Đời thừa, Cười, Nước mắt, Mua nhà, … tiểu
thuyết Sống mịn. Trong khi miêu tả chân thực tình cảnh nghèo khổ, bế
tắc của những nhà văn nghèo, “giáo khổ trường tư”, học sinh thất nghiệp,
… Nam Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ.
Trong đề tài về nông thôn, với những truyện tiêu biểu như: Chí Phèo,
Trẻ con khơng được ăn thịt chó, Mua danh, Lão Hạc, Lang Rận, Dì Hảo,...

- Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc
kháng chiến. Những tác phẩm tiêu biểu có: Đơi mắt, Nhật kí ở rừng…
Bài làm (Câu 2)

Các ý chính:

1. Giới thiệu sơ lược.


Thạch Lam là nhà văn có tâm hồn đơn hậu. Hai đứa trẻ là tác phẩm khá
thành công của ông, khắc hoạ bức tranh làng quê, số phận những con
người bé nhỏ và sự nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người.
2. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên.

- Liên có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế (cảm nhận của Liên về bức tranh
chiều tối với những âm thanh quen thuộc: tiếng ếch nhái ngoài đồng
ruộng, tiếng muỗi vo ve, bóng tối, bầu trời,…)
- Liên ln khát khao cuộc sống có ý nghĩa hơn:
+ Liên thao thức đợi chuyến tàu đi qua như “mong đợi một cái gì tươi
sáng” cho sự sống nghèo khổ hằng ngày.
+ Liên “lặng lẽ theo mơ tưởng” khi chuyến tàu đi qua. Trong cái nhìn của
Liên có biết bao khát khao hi vọng (hình ảnh “ Hà Nội sáng rực, vui vẻ và
huyên náo” đã trở thành niềm mơ ước).
+ Những cảm giác lắng lại trong tâm hồn Liên để lại chút bâng khuâng
dịu nhẹ: “Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc
đèn con chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”.
3. Kết luận.

Ước mơ bé nhỏ trong tâm hồn Liên, nỗi vương vấn dịu nhẹ gợi ra một
cảm giác trong lành, yên tĩnh. Đó là khoảng sâu trong tâm hồn con
người ở nhân vật Liên.
Bài làm (Câu 3)


1. Vài nét về tác giả:

Đánh giá khái quát về giá trị nội dung của bài thơ: Bức tranh thiên
nhiên trong sáng, tươi đẹp nhưng lại thấm đẫm nỗi buồn của tác giả.

2. Phân tích bài thơ:

Hướng phân tích: Cắt ngang bài thơ theo mạch cảm xúc của tác giả,
phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên gắn với việc lột tả tâm trạng
của tác giả.
a) Khổ thơ đầu.
- Câu thứ nhất: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Chỉ ra giá trị tu từ của
câu hỏi: có thể là một lời trách móc nhẹ nhàng, một lời mời chào tha
thiết, một sự hối tiếc vì đã khơng về được thơn Vĩ. Nếu đứng ở phương
diện tả cảnh thì đó lại là một phương tiện để phơ bày cảnh đẹp của
thôn Vĩ.
- Ba câu tiếp theo:
+ Chú ý phân tích các từ ngữ “ mướt quá”, “xanh như ngọc”, hình ảnh
“nắng hàng cau”, để nêu bật vẻ đẹp tươi mát, lung linh của cây lá tắm
trong sương sớm và nắng mai của buổi sáng mùa xuân.
+ Từ “ai” là từ phiếm chỉ gợi tình cảm vừa thân thiết, vừa bâng khuâng
xa vời.
+ Hình ảnh “mặt chữ điền” gợi cái hồn của những con người chất phác,
nhân hậu, cần cù, rất đáng u.
- Tóm lại, cảnh thơn Vĩ đẹp, người thơn Vĩ đáng u đáng q. Qua đó,
tác giả gửi gắm nỗi niềm nhớ nhung, những hoài niệm trong sáng của
mình về xứ Huế mộng mơ.
b) Khổ thơ thứ hai.
- Hai câu đầu:
+ Tập trung phân tích các hình ảnh “gió”, “mây”, “dịng nước buồn thiu”,
“hoa bắp lay”.
+ Ý thơ đã hé mở một nỗi buồn, một sự chia lìa, dang dở.
- Hai câu tiếp:
+ Không gian thơ mộng, tràn ngập ánh sáng: sông trăng, bến trăng,
thuyền trăng. Cảnh vừa thực vừa hư, rất mộng ảo.

+ Câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay? ” đồng thời là một câu hỏi bộc lộ
nỗi niềm của nhà thơ với người mình thương nhớ, với bao khát khao đợi
chờ.
Tóm lại, cảnh vật ở khổ thơ này vẫn đẹp nhưng đã đượm buồn. Nỗi
niềm của nhà thơ gửi gắm ở đây là những khao khát hi vọng với hạnh
phúc, với cái đẹp của tình người dù là xa xơi, mờ ảo.
c) Khổ thứ ba.


- Tập trung phân tích các từ ngữ, hình ảnh “ khách đường xa”, “mơ”, cấu
trúc và âm điệu đặc biệt của câu “ Mơ khách đường xa, khách đường xa ”,
“áo em trắng q nhìn khơng ra ”, “…sương khói mờ nhân ảnh”, … Tất cả đều
hướng tới và làm nổi bật sự khắc khoải, bồn chồn, vô vọng của nhà thơ,
nỗi băn khoăn da diết, nỗi đau đớn tuyệt vọng của nhà thơ trước mối
tình đơn phương.
- Tóm lại, vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của nhà thơ, một người có trái
tim giàu yêu thương, khát khao sống mãnh liệt. Dù trong hoàn cảnh
nào, trái tim ấy vẫn hướng về cuộc sống, hướng về tình yêu.
3. Kết luận.

- Đánh giá về nội dung.
- Đánh giá về nghệ thuật.
- Nêu cảm nghĩ.
ST
Thiên Lam

Ôn thi Văn: Chuyên đề 7
Thứ Năm, 16/06/2011, 10:56 SA | Lượt xem: 1377

Chí Phèo” của Nam Cao / "Bên kia sơng Đuống" của Hồng Cầm / Người lái đị Sơng Đà” của

Nguyễn Tn

* Câu 1.
Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh “cái lị gạch cũ” trong tác phẩm “Chí
Phèo” của Nam Cao.
* Câu 2.
Phân tích đoạn thơ sau trong bài "Bên kia sơng Đuống" của Hồng Cầm:
"Bên kia sơng Đuống
Q hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khơ
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đơi ngả


Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu".

(Trích SGK Văn học 12, Tập 1,
NXB Giáo dục 2001, tr 79 - 80)

* Câu 3.
Anh (chị) hãy phân tích hình tượng con sơng Đà trong bài kí “Người lái đị

Sơng Đà” của Nguyễn Tn.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Bài làm (Câu 1)

Các ý chính:

1. Giới thiệu đơi nét về tác phẩm và hình ảnh “cái lị gạch cũ”.
- Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao ngun có tên là “ Cái lò gạch cũ”,
khi in thành sách lần đầu tiên (1941), nhà xuất bản Đời mới tự ý đổi tên
là “Đôi lứa xứng đôi”. Đến khi in lại trong lập “ Luống cày” (1946), tác giả
đặt lại tên là “Chí Phèo”.
- “Chí Phèo” là một kiệt tác của Nam Cao viết về cuộc sống cùng quẫn

của những kiếp người lao động ở làng quê Việt Nam trước Cách mạng.
Hình ảnh “cái lò gạch cũ” trong tác phẩm được tác giả xây dựng với một
ý đồ nghệ thuật chứa đựng ý nghĩa tư tưởng sâu sắc: hiện tượng "Chí
Phèo " trong xã hội cũ.

2. a) Câu chuyện về cuộc đời Chí được bắt đầu từ “ cái lị gạch cũ”. Chí là
đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lị gạch cũ giữa đồng. Chí đã lớn lên bằng
sự cưu mang của những người lao động lương thiện lam lũ. Trưởng
thành, Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến (tên cường hào độc ác
khét tiếng ở làng Vũ Đại). Vì ghen tng vơ cớ, Bá Kiến đã ngấm ngầm
đẩy Chí vào tù. Sau bảy, tám năm đi tù biệt tăm, Chí đột nhiên trở về
làng thành một kẻ hồn tồn khác. Từng bước Chí cứ lún sâu mãi
xuống vung bùn tội lỗi, trở thành tay sai cho Bá Kiến và thành “ con quỷ
dữ” ở làng Vũ Đại.
b) Một lần Chí say rượu, trở về vườn chuối và gặp Thị Nở - người đàn
bà xấu đến “ma chê quỷ hờn” lại dở hơi ở làng Vũ Đại. Tình thương của

Thị Nở đã làm sống lại bản chất người và khát vọng hướng thiện trong
Chí. Nhưng rồi tất cả những gì tốt đẹp vừa bùng l trong tâm hồn Chí
đã mau chóng bị dập tắt, bị cự tuyệt. Trong đau đớn tuyệt vọng, Chí đã
đến nhà Bá Kiến, rồi giết hắn và tự đâm chết mình.
c) Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất
hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng ”, “Đột nhiên
thị thấy thống hiện ra một cái lị gạch cũ bỏ khơng, xa nhà cửa và vắng bóng
người lại qua…”.


- Cử chỉ và ý nghĩ của thị khiến người ta nghĩ tới: sẽ lại có một Chí Phèo
con ra đời (…).
- Hình ảnh “cái lị gạch cũ” xuất hiện trong ý nghĩ của Thị ở đây nằm
trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Một kiểu kết cấu tác phẩm đầu cuối
tương ứng - kết cấu vòng tròn. Mâu thuẫn giai cấp giữa nơng dân và
địa chủ cường hồ một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết
thì có lí Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện.
Mâu thuẫn giữa nơng dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên
dữ dội, song không thể giải quyết. Vấn đề những con người lao động
lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại
chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc
về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến cịn tồn
tại.
3. Hình ảnh “cái lò gạch cũ” nằm trong ý đồ nghệ thuật và là một sáng
tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Nam Cao.
Với hình ảnh này, chủ đề của thiên truyện được khơi thêm những chiều
sâu mới.
Bài làm (Câu 2)
1. Xuất xứ bài thơ "Bên kia sông Đuống", vị trí và cảm hứng chủ đạo của đoạn
trích.


- Hồng Cầm là người con của mảnh đất Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Tháng 4/1948, khi đang công tác tại căn cứ Việt Bắc, Hoàng Cầm nghe
tin quê hương bị giặc Pháp đánh phá. Ông " tâm tư chồng chất những nhớ
thương, tiếc nuối" cảnh và người nơi quê nhà. Ngay trong đêm, nhà thơ
sáng tác bài "Bên kia sông Đuống". Tác phẩm đăng lần đầu tiên trên báo
"Cưu quốc" tháng 6-1948, sau đó nhanh chóng được phổ biến tồn
quốc.
- Đoạn thơ trích ở dưới phần đầu đoạn 2 trong toàn bộ bài thơ. Cảm
hứng chủ đạo của đoạn thơ là niềm đau xót, uất hận của tác giả khi
quê hương bị giặc giày xéo.
2. Đặc sắc thứ nhất về nội dung đoạn trích là bức tranh quê hương bị tàn phá, là
"bản chép tội" kẻ thù của nhà thơ.
- Hình ảnh lũ giặc huỷ hoại cả đời sống vật chất: "ruộng khô", "nhà cháy".

- Ngọn lửa hung tàn huỷ hoại cả đời sống văn hoá tinh thần. Chúng
thiêu trụi mái ấm gia đình, làm "chia lìa", "mẹ con đàn lơn âm dương".
Chúng phá "tan tác", "Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã".
3. Đặc sắc thứ hai về nội dung của đoạn trích là mạch cảm xúc đầy yêu thương,
căm thù mãnh liệt của tác giả.


- Trước hết là niềm nhớ thương da diết của tác giả về vùng Kinh Bắc
đẹp, trù phú, giàu truyền thống văn hố: lúa nếp " thơm nồng", tranh
Đơng Hồ "nét tươi trong", màu dân tộc "sáng bừng trên giấy điệp",...
- Nỗi nhớ niềm thương trong đoạn thơ chuyển dần sang niềm căm thù,
uất hận khi tác giả "chép tội giặc".
- Kết thúc đoạn thơ là nỗi đau xót, lo âu "Bây giờ tan tác về đâu".
4. Đắc sặc nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ là biện pháp lặp, giọng thơ thay đổi
linh hoạt, chất liệu văn hoá dân gian được đưa vào thơ tạo nên cái ảo, cái thực.


- Biện pháp đối lập được sử dụng thành công ở nhiều phương diện. Đó
là đối lập hình ảnh thơ: quê hương tươi đẹp và quê hương tiêu điều bị
tàn phá. Các tính từ, động từ được sử dụng khi nói về quê hương và kẻ
thù cũng trong thế đối lập.
- Giọng thơ thay đổi linh hoạt từ đằm thắm thiết tha sang giọng thơ
nghẹn ngào, đứt đoạn, đau xót.
- Nội dung các bức tranh " Đám cưới chuột", "Mẹ con đàn lợn", được đưa
vào mạch thơ phù hợp tạo nên nét thực, nét ảo của hình ảnh thơ; tơ
đậm chất Kinh Bắc.
Bài đọc tham khảo

Nếu thơ ca là tiếng vọng của lòng người vào năm tháng thời gian, để
thương để nhớ lại cho đời thì bài "Bên kia sơng Đuống" của thi sĩ Hoàng
Cầm là một bài thơ mang tính chất kì diệu như vậy. Một đêm tháng 4
năm 1948, đang sống và chiến đấu giữa núi rừng Việt Bắc, thi sĩ nghe
tin quê hương bị giặc Pháp chiếm đóng, tàn phá điêu tàn, chỉ trong một
hai canh ơng sáng tác bài thơ này. "Bên kia sông Đuống" xuất hiện lần
đầu tiên trên báo "Cứu quốc" tháng 6-1948, nó được nhanh chóng phổ
biến từ chiến khu Việt Bắc tới khu Ba, khu Bốn, vào miền Nam và ra tận
Côn Đảo. Nó là một trong những bài thơ hay nhất viết về quê hương
đất nước trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
Trong phần "Vĩ thanh" của tập thơ "Về kinh Bắc" in năm 1994, thi sĩ
Hoàng Cầm có viết một đơi dịng về bối cảnh và cảm hứng của mình khi
sáng tác bài thơ "Bên kia sơng Đuống":
... tôi đang ở trong trạng thái bồn chồn, thao thức, tâm tư, rối bời sau
khi nghe báo cáo về quê hương mình bị giặc xâm lược kéo lên tàn phá,
giết chóc, tơi chưa định viết gì, lúc q nửa đêm vắng lặng, bỗng văng
vẳng bên tai ba câu:
"Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về bên kia sông Đuống
Ngày xưa... cát trắng phẳng lì...".

Tơi chộp lấy, ghi ngay và cứ thế cảm xúc trào ra một mạch dài, viết rất
nhanh, sợ không theo kịp những thanh âm làn điệu đang cuồn cuộn


dâng lên trong lịng mình. Cho đến gần sáng thì xong bài thơ, một
trong những bài được các bạn già, trẻ, nam nữ yêu mến đã gần nửa
thế kỉ...".
Mười câu đầu bài thơ, thi sĩ nói lên nỗi nhớ thương da diết về con sông
Đuống thân yêu. Nỗi nhớ thương đau buồn gắn liền với nỗi xót xa "như
rụng bàn tay!". Tiếp đó là phần chính của bài thơ gợi lên cảnh tan tác,
điêu tàn của quê hương yêu dấu:
"Bên kia sông Đuống
...................................
Bây giờ tan tác về đâu?"

Đoạn thơ dài 15 câu là sự trải rộng tấm lòng tha thiết và bồi hồi, của
đứa con đi xa đối với nơi chơn nhau cắt rốn của mình. Một tình q
đằm thắm dào dạt. "Bên kia sông Đuống" - Bên này là đất tự do, nhà thơ
hướng lịng mình về "Bên kia" là vùng bị giặc chiếm đóng và giày xéo.
Đó là vùng Thuận Thành thương yêu.
"Quê hương ta" đẹp lắm, đáng tự hào biết bao! Sông Đuống êm đềm,
lững lờ "trôi đi một dòng lấp lánh" nên thơ. Một màu xanh bạt ngàn như
dẫn hồn nhà thơ đi về cõi mộng. Bức tranh q thân mật, bình dị "Xanh
xanh bãi mía bờ dâu - Ngô khoai biêng biếc" đã để thương để nhớ cho đứa
con li hương. Màu xanh ngọt ngào của đồng quê yêu dấu đã trở thành
mảnh tâm hồn của kẻ xa quê.
"Quê hương ta" đẹp lắm. Một miền quê trù phù đáng yêu. "Hương lúa nếp

thơm nồng" từ những cánh đồng quê tươi tốt đã tỏa rộng trong không
gian thời gian, đã thấm sâu vào hồn người không thể nào phai nhạt
được. Hương vị đậm đà của quê nhà chẳng phải là "canh rau muống với
cà dầm tương" mà là "hương lúa nếp thơm nồng" - thơm ngào ngạt dâng
lên trong những ngày mùa, trong hương cốm mới, trên mâm cỗ ngày
giỗ ngày tết... đã thấm đượm một mối tình q vơi đầy. Trong khói lửa
chiến tranh, đứa con li hương quên sao được "hương lúa nếp thơm
nồng" của quê cha đất mẹ?
Kinh Bắc - quê hương yêu dấu của Hồng Cầm là một miền đất cổ kính
có bề dày văn hóa qua các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê. Là quê
hương của những vương phi, hoàng hậu, những cành vàng lá ngọc... Là
nơi sản sinh ra nhiều trạng nguyên, tiến sĩ của đất nước ta mà câu
đồng dao đã khắc vào năm tháng: "Một bồ ống cống - Một đống ông nghè Một bè tiến sĩ - Một bị trạng nguyên - Một thuyền bảng nhỡn..." . Là một vùng
quê có bao danh lam thắng cảnh, những non tiên, núi gấm, những chùa
chiền... đã đi vào huyền thoại cổ tích. Là quê hương của những hội hè
đình đám: "Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu - Mồng chín đâu đâu cũng


về hội Gióng" (Tục ngữ). Thương nhớ "Quê hương ta" tiếng thơ của Hoàng

Cầm cất lên tha thiết tự hào:

"Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong,
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp".
Các từ ngữ "tươi trong", "sáng bừng" gợi tả đường nét, gam màu tươi,

sáng, thanh nhẹ đẹp tươi... đã làm hiện lên trong tâm hồn chúng ta
những bức tranh dân gian với đề tài bình dị, thân thuộc được treo trong
ngày tết đón xuân sang. Tranh gà lợn, tranh đánh đu, đấu vật, tranh Tố
nữ, thầy đồ Cóc, đám cưới chuột, tranh hứng dừa, tranh đánh ghen,

tranh Bà Trưng cõi voi ra trận, tranh Phù Đổng Thiên Vương... tất cả
đều diễn tả khát vọng, mơ ước nghìn đời của nhân dân ta. Cảnh sắc
làng quê, sinh hoạt làng xã của "mấy trăm năm thấp thống mộng bình
n..." như "sáng bừng" trong tâm hồn mỗi chúng ta, "sáng bừng trên giấy
điệp". Tranh Đông Hồ thể hiện bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Trên nền
giấy dó láng mọt lớp điệp mỏng óng ánh làm nền, được chắt luyện từ
vỏ sị, màu sắc tranh Đơng Hồ: màu son, màu tím sim, màu cánh sen,
màu vàng nghệ, màu xanh lá mạ, màu lá chuối tơ... đúng là "màu dân
tộc" đã làm "sáng bừng" một tình quê Kinh Bắc.
"Mấy trăm năm thấp thống mộng bình n" ,... cịn đâu nữa? Từ bồi hồi
hồi niệm, giọng thơ trở nên đau xót, căm giận, nghẹn ngào. Cảnh
thanh bình trên quê hương Kinh Bắc vụt tan vỡ. Xóm làng q hương
chìm trong bóng giặc. Giặc tràn tới giày xéo, đốt phá và chém giết. Bao
trùm lên xóm làng quê hương là "ngùn ngụt lửa hung tàn" chết chóc:
"Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn".

Vần thơ như tiếng nấc nghẹn ngào và căm giận. Câu thơ bỗng rút ngắn
lại 3, 4 từ. Hình ảnh tang thương và điêu tàn nối tiếp xuất hiện như một
cuốn phim, đoạn phim cận cảnh làm nhức nhối tim gian:
"Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang".

Một không gian bao la bị đốt phá, bị giày xéo. Sự sống bị hủy diệt
đến "kiệt cùng". Ruộng vườn, nhà cửa của nhân dân ta từ bao đời nay
bỗng chốc bị "lửa hung tàn" làm cho "khô", làm cho "cháy". Màu xanh
biêng biếc của lúa ngô khoai bị tàn lụi kiệt cùng. Xóm làng tan

hoang. "Ngõ thẳm bờ hoang" vốn là nơi hẻo lánh, khuất nẻo hoang vắng,
thế mà từ ngày"khủng khiếp" cũng bị lũ giặc tàn phá đến "kiệt cùng", điêu
linh. Nếu như trong "Bình Ngơ đại cáo", Nguyễn Trãi căm giận lên án


quân "cuồng Minh" là "hung tàn", là quân "cường bạo", cực kì ghê
tởm: "Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán" thì ở đây
Hồng Cầm khinh bỉ, căm thù gọi giặc Pháp là bầy "chó ngộ" - chó điên
- "lưỡi dài lê sắc máu". Hình ảnh thơ nói về lũ giặc rất sáng tạo, đã khơi
dậy bao căm giận đối với quân xâm lược trong nửa thế kỉ nay.
Giặc đã kéo tới chiếm đóng và tàn phá quê hương. Nỗi đau về vật chất
cùng với nỗi đau về tinh thần như được nhân lên nhiều lần. Đình đền,
chùa chiền bị đập phá. Cịn đâu nữa tiếng chng ngân sớm chiều? Cịn
đâu nữa những bức tranh Đông Hồ? "Đàn lợn âm dương", "Đám cưới
chuột"... là hai bức tranh nổi tiếng nói lên ước mơ no ấm, hạnh phúc và
cách ứng xử của nhân dân, chẳng có tội tình gì cũng bị quân thù hủy
diệt đến "kiệt cùng" đau đớn!
"Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đơi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?"

Thực tại và mộng ảo như trộn lẫn vào nhau, hình ảnh "tan tác" trong
tranh trở thành sự thật"khủng khiếp" ngoài đời. Trong những câu thơ
trên nỗi đau xót, căm thù được khắc sâu bằng sự đối lập giữa hai cảnh
trước và sau, thanh bình và chiến tranh, tương phản giữa ngôn từ - Xưa
kia, những năm tháng bình yên thì "tưng bừng rộn rã", "bây giờ" khi giặc
tràn tới thì "chia lìa đơi ngả", "tan tác về đâu?".
Câu thơ "Bây giờ tan tác về đâu?" và "Bây giờ đi đâu về đâu" là những câu
thơ hay, cảm động, được nhắc lại nhiều lần như một điệp khúc. Nỗi đau

như xé lịng. Q hương mịt mù khói lửa. Nỗi đau đớn xót xa tưởng
như khơng cịn giới hạn nào, không thể nào kể xiết!
Viết về tội ác quân xâm lược, hầu như nhà thơ nào cũng để lại những
câu thơ tâm huyết làm xúc động lịng người. Đó là "những vần thơ một
thời mà mãi mãi":
- "Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ Chùa cháy đỏ những thân cau".
("Núi Đôi" - Vũ Cao)
- "Giặc về giặc chiếm đau xương máu
Đau cả lịng sơng, đau cỏ cây".
("Q mẹ" - Tố Hữu)
- "Làng ta mấy lần bom giội nát
Dừa ngã ngổn ngang, xơ xác bờ tre".
("Trở về quê nội" - Lê Anh Xuân)
- v.v...


Thơ hay là thơ có hồn. Đoạn thơ trên đây từ cảm xúc đến ngơn ngữ,
hình tượng đã để lại trong lịng người đọc những tình cảm sâu sắc,
những ấn tượng mạnh mẽ về tình người, tình quê hương, đất nước.
Cấu trúc đoạn thơ thành 2 mảnh đối lập: quá khứ thanh bình, yên vui,
tươi đẹp với hiện tại đau thương, xót xa, có tác dụng như một lời kết tội
đanh thép quân xâm lược. Hoài niệm đẹp về quê hương gắn liền với
hiện tại điêu tàn, để ta "nhớ tiếc", để ta "xót xa" và căm giận. Tình u
q mẹ đất cha, u dịng sơng Đuống "ngày xưa", u màu sắc hương
vị của lúa ngô khoai, của tranh Đông Hồ... được Hồng Cầm nói lên
một cách thiết tha, sâu nặng. Chất Kinh Bắc được thể hiện một cách tài
hoa độc đáo, làm nên vẻ đẹp thẩm mĩ bài thơ "Bên kia sông Đuống" để ta
yêu quý và trân trọng.
Bài làm (Câu 3)


Các ý chính:

1. Giới thiệu tác phẩm và hình tượng con Sơng Đà.
- Người lái đị Sơng Đà (in trong tập Sông Đà - 1960) là một bài kí đặc sắc

của Nguyễn Tuân viết về thiên nhiên và con người Tây Bắc.
- Hình tượng con Sơng Đà trong hai hình tượng chính của tác phẩm.
2. Phân tích hình tượng con Sông Đà.

a) Con sông hung bạo.
- Nguyên nhân: do những quãng sông hẹp (như cái yết hầu) kẹp giữa
hai vách núi dựng đứng, dưới đáy sơng lại có những trùng vi thạch
trận.
- Biểu hiện của cái dữ dội:
+ Âm thanh (“khiêu khích”, “chế nhạo”, khi thì rống lên như tiếng rống
của ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng lửa…).
+ Hình thù (như những vịng vây khủng khiếp có thể nuốt chửng, xé
con thuyền ra làm nhiều mảnh…)
+ Tính cách (một “kẻ thù số một”, “xảo quyệt”, "độc dữ", "nham hiểm").
Tóm lại, con sơng như một thế lực hung bạo chống lại người lái đị.
b) Con sơng trữ tình đẹp “mĩ lệ”.
- Con sơng được ví như “một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong
mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo ”. Con sông được tác giả miêu tả
như một sinh thể sống động.
- Màu sắc của sông Đà cũng rất đẹp (“ Mùa xn dịng xanh ngọc bích”,
“Mùa thu nước Sơng Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa,… ”).
Những quãng “êm đềm trôi lững lờ đôi bờ cây cối tốt tươi”.
3. Kết luận.


a) Con sông được tái hiện trong mọi không gian và thời gian, rất biến
hố, sống động với mọi hình thù, âm thanh, màu sắc.


b) Hai vẻ đẹp của con sông thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Tuân:
- Hãy tìm đến với cái dữ dội hùng vĩ, cái đẹp hữu tình nên thơ của thiên
nhiên.
- Khám phá và thể hiện đối tượng bằng con mắt thẩm mĩ.
c) Ẩn sau vẻ đẹp của hình tượng con Sơng Đà là tấm lịng u thiên
nhiên, yêu Tổ quốc của người nghệ sĩ tài hoa - Nguyễn Tuân.
ST
Thiên Lam



×