Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ôn tập học kì I môn ngữ văn lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.06 KB, 4 trang )

Ôn Tập Học Kì I
ngữ văn lớp 11
Câu 1 : Phân tích quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo

trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
Gợi ý:
Với đề bài này, HS cần hiểu được quá trình thức tỉnh của Chí Phèo diễn ra
như thế nào.Trước hết phải vạch rõ ranh giới trước và sau khi Chí Phèo thức
tỉnh. Đó chính là thời điểm Chí Phèo gặp Thị Nở, sau đêm ở cùng Thị thì
sáng hôm sau Chí đã thực sự “tỉnh”, nhất là sau khi ăn xong bát cháo hành
của Thị. Như vậy, có thể nói Thị Nở và bát cháo hành chính là tác nhân dẫn
đến sự thức tỉnh của Chí Phèo.Hầu hết, HS làm đề này đều cho rằng hai tác
nhân này là đủ mà quên đi mất một yếu tố vô cùng quan trọng. Chí Phèo có
vác dao đến nhà Bá Kiến nếu như Thị Nở không từ chối Chí không?
Rõ ràng, định kiến của bà cô Thị Nở là tác nhân không thể thiếu trong sự
thức tỉnh của Chí Phèo.Như vậy, quay lại với đề bài, để làm rõ được quá
trình thức tỉnh của Chí Phèo ta cần làm rõ ở 3 thời điểmTrước khi gặp Thị
Nở - Khi gặp Thị Nở - Sau khi bị Thị Nở từ chối.HS cần phân tích làm rõ
những hành động, suy nghĩ, lời nói của Chí Phèo tại 3 thời điểm này. Đặc
biệt, phân tích kỹ ở hai thời điểm sau. (Đoạn Chí Phèo cảm nhận cuộc sống
thế nào? Thèm khát làm người lương thiện ra sao? Cuối cùng, quyết định
vác dao đến nhà Bá Kiến...)HS chú ý đến nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
của Nam Cao.
Câu 2 : Phân tích, nhận xét cách kết thúc các tác phẩm Hai đứa
trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo, Đời thừa,
Vũ Như Tô.
Gợi ý:
Điểm chung:
- 5 tác phẩm đều nằm trong giai đoạn trước 1945, do đó cách nhìn về nhân
vật của các tác giả còn hạn chế.
Các tác phẩm này đều có những cái kết “lùi” hoặc “dừng”. Lùi tức là nhân


vật chính bị chết; dừng tức là
cuộc sống của các nhân vật vẫn tiếp tục trong vòng luẩn quẩn mà không
thoát ra được, chưa có hé lộ một
tương lai tươi sáng, tốt đẹp.
- 5 cái kết đều thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của các tác giả...


Điểm riêng:
- HS phân tích từng tác phẩm để làm rõ cách thể hiện riêng trong từng tác
phẩm để làm nổi rõ phong cách
của từng tác giả.
Câu 3 : Phân tích, so sánh hai nhân vật Huấn Cao và Vũ Như Tô.
Gợi ý:
Điểm chung:
- Đều là người nghệ sĩ có tài năng, tâm huyết, tạo ra cái đẹp, khát vọng cống
hiến cho đời, có khí phách,
ngạo nghễ trước cường quyền.(chứng minh)
- Đều có số phận bi kịch: tài năng không được trọng dụng, nâng niu, trong
xã hội bấy giờ, cái đẹp bị vùi
dập, một xã hôi phong kiến thối nát, suy vi.
Điểm riêng:
Tài năng:
+ Huấn Cao là người nghệ sĩ trong nghệ thuật viết thư pháp "nét chữ vuông
tươi tắn nó nói lên những cái
hoài bão tung hoành của một đời con người”. Huấn Cao là người có thiên
lương trong sáng,một anh hùng
nghĩa hiệp, có khí phách hiên ngang. Vì quyền lợi của nhân dân mà ông bất
chấp cả tính mạng cam chịu là
kẻ "phản nghịch", lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình
phong kiến bất công.

+ Vũ Như Tô là người nghệ sĩ với khát vọng xây được công trình lớn, tuyệt
mĩ tô điểm cho đất nước, tranh
tinh xảo với hóa công, xây Cửu Trùng Đài.
=> cả 2 đều mang trong mình hoài bão, khát vọng chính đáng của người
nghệ sĩ.
- Nhận thức:
+ Huấn cao sáng tạo cái đẹp do cảm hóa trước tấm lòng" biệt nhỡn liên tài"
của quản ngục. Tài năng, khát
vọng, hoài bão của ông gắn liền với lợi ích của nhân dân, vì cuộc sống ấm
no của nhân dân. Huấn cao chiến
đấu lật đổ triều đình phong kiến giúp nhân dân khỏi cảnh khổ đau, nghèo
đói, chết chóc.
+ Bẵng việc thực hiện khát vọng của mình mà Vũ Như Tô đã vô tình đẩy
nhân dân vào cảnh cùng đường bế
tắc, loạn lạc, khổ đau, khiến nhân dân oán hận.
- Cái đẹp:


+ Huấn Cao tạo ra cái đẹp ngay trong ngục tù tăm tối,nó trào đời, hạ sinh
trong thế giới của tội ác. cái đẹp
nâng đỡ, cảm hóa, thanh lọc tâm hồn con người (quản ngục). Cảnh cho chữ.
Cái đẹp do Huấn cCao tạo ra
được nảy sinh và nâng niu trân trọng bởi nhân dân.
+ Cái đẹp do Vũ Như Tô bị hủy diệt bởi nhân dân, Cửu Trùng Đài bị đốt
cháy. Cái đẹp do ông tạo ra bởi
mồ hôi, nước mắt, xương máu của người dân vô tội, đi ngược với lợi ích của
nhân dân, bởi vậy dù nó xuất
phát từ khát vọng chính đáng song nhân dân vẫn nhìn nhận đó là nguyên
nhân của nỗi khổ.
Bi kịch cái chết:

+ Huấn Cao chết là sự hi sinh của người anh hùng được nhân dân kính trọng,
ngưỡng mộ, thương xót.
Trước giây phút ra pháp trường ông vân sáng tạo cái đẹp. một con người rất
mực tài hoa, coi thường cái
chết. Đối với nhân dân, ông là người anh hùng, vị cứu tinh của họ.
+ Vũ Như Tô chết dưới lưỡi dao của nhân dân bởi họ cho rằng ông với việc
xây Cửu trùng Đài là nguyên
nhân dẫn đến cảnh cơ cực, lầm than trong thiên hạ. Họ trách móc, oán thán,
căm ghét ông. Đối với nhân
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 5858-12 - Trang | 2Khóa học Ngữ văn 11– Thầy Phạm Hữu Cường Ôn tập học kỳ I
dân, ông là một tội nhân. Vũ Như Tô đắm mình trong niềm đam mê nghệ
thuật hơi mù quáng, ảo vọng xa
rời thực tế,cuộc sống của nhân dân.
=> nguyên nhân của cái chết đều xuất phát từ xã hội phong kiến suy vi, sấm
sét phong trào khởi nghĩa của
nhân dân nổ ra nhiều nơi.
* Qua 2 nhân vật, Nguyễn tuân và Nguyễn Huy Tưởng đều gửi gắm quan
niệm nghệ thuật có ý nghĩa sâu
sắc:
- Nguyễn Tuân với quan niệm thẩm mĩ :cái đẹp luôn chiến thắng bất diệt, đi
liền với cái thiện. Nó cảm hóa
thanh lọc tâm hồn con người. Tác giả gửi gắm phương châm sáng tạo nghệ
thuật phỉa là sự thăng hoa của
cái tài và tâm.
- Nguyễn Huy Tưởng đặt ra vấn đè giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa khát
vọng của người nghệ sĩ và khát


vọng của nhân dân từ đó khẳng định nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì
cuộc sống vì con người. Người

nghệ sĩ phải đặt lòng mình giữa cuộc đời.



×