Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

cua so johari mo hinh mo rong quan he giao tiep 9177

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.55 KB, 7 trang )

Cửa sổ Johari - mô
hình mở rộng quan hệ
giao tiếp
Cửa sổ Johari là một mô hình giao tiếp dùng để tăng cường hiểu biết
giữa từng cá nhân hoặc cá nhân với tập thể. Dựa trên quá trình tự bộc
lộ, tự bạch và phản hồi, cửa sổ Johari còn có thể giúp tăng cường mối
quan hệ giữa nhóm này với nhóm khác.


Cửa sổ Johari
Khiến từng cá nhân và mọi người trong nhóm hiểu nhau hơn

Được xây dựng và phát triển bởi Joseph Luft và Harry Ingham (từ
Johari là từ viết tắt ghép lại từ hai tên người này), mô hình này có hai ý
chính như sau:
1. Các cá nhân có thể xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng cách tiết lộ thông
tin về bản thân.
2. Họ có thể tự học và hiểu thêm về mình và hiểu về những vấn đề về
bản thân mình chính từ những phản hồi của người khác.
Bằng việc diễn giải về ý nghĩa của mô hình cửa sổ Johari với nhóm của
mình, bạn có thể giúp thành viên nhóm hiểu được giá trị của việc bộc lộ


bản thân và bạn có thể khuyến khích thành viên nhóm của mình biết
cách biết đưa ra phản hồi với người khác và đón nhận phản hồi từ người
khác. Nếu việc này được làm một cách chân tình và nhạy cảm, mọi
người trong nhóm sẽ xây dựng được mối quan hệ dựa trên niềm tin với
nhau và sẽ làm việc và hợp tác nhóm hiệu quả hơn.
Giải thích Cửa sổ Johari
Mô hình của sổ Johari gồm 4 một khung với 4 ô (tưởng tượng như một
tờ giấy được kẻ một đường dọc chính giữa và một đường ngang chính


giữa cắt đường dọc đó và chia tờ giấy thành 4 ô).


Mở rộng vùng giao tiếp
Mô hình Johari Window gồm 4 một khung với 4 ô (tưởng tượng như
một tờ giấy được kẻ một đường dọc chính giữa và một đường ngang
chính giữa cắt đường dọc đó và chia tờ giấy thành 4 ô) như mô hình
dưới đây:
Sử dụng mô hình này, mỗi người được đại diện bởi 4 ô hay nói cách
khác là cả cửa sổ. Mỗi cửa sổ thể hiện thông tin về cá nhân – cảm nhận,
động cơ – về con người và cho biết những thông tin đó có được người


đó hay người khác biết hay không biết.
4 Ô cửa sổ đó là:
Cửa sổ 1: Ô Mở
Đây là những gì mà một người biết về mình và những người khác cũng
biết.
Cửa sổ 2: Ô “Mù” hay “khoảng tối”
Những gì một người không biết về mình nhưng người khác bên ngoài lại
biết. Đây có thể là những thông tin đơn giản hoặc những vấn đề rất sâu
kín (ví dụ như cảm giác không thích hợp với cái gì đó, không có năng
lực, không có giá trị với gì đó..) mà người đó không nhận thấy được
nhưng những người khác bên ngoài lại thấy.
Cửa sổ 3: Ô Ẩn
Đây là những thông tin về bản thân mà một người thấy được về mình
nhưng những người khác bên ngoài không thể thấy.
Cửa sổ 4: Ô Đóng
Khu vực này là những gì có tồn tại trong con người mà bản thân người
đó không thấy và những người khác bên ngoài cũng không thấy.

Quá trình mở rộng cửa sổ theo chiều dọc gọi là “tự bạch”, một quá trình


cho và nhận thông tin giữa cá nhân khi họ giao tiếp với nhau.
Khi thông tin được chia sẻ, ranh giới với Ô ẩn và Ô đóng bị đẩy dần
xuống dưới. Và nó sẽ càng bị đẩy xuống tiếp khi người ta chia sẻ, trao
đổi thông tin nhiều hơn và niềm tin được dần xây dựng giữa họ
Lời khuyên 1:
Đừng vội vã tự bạch bản thân quá nhiều. Tự bộc bạch những thông tin
vô hại có thể tạo dựng lòng tin, tuy nhiên những thông tin nhạy cảm có
thể làm ảnh hưởng đến sự tôn trọng của người khác với mình, dẫn đến
mình bị đặt trong thế yếu.
Sử dụng công cụ:
Quá trình mở rộng Cửa sổ 1 theo chiều ngang là một trong những quá
trình phản hồi. Ở đây một cá nhân nào đó học và hiểu thêm được về bản
thân mình mà người khác thấy được nhưng bản thân mình không thấy
được.
Lời khuyên 2:


Hãy cẩn thận trong việc phản hồi. Nếu nền văn hóa phương Tây cho
phép bạn phê bình và phản hồi một cách thật sự cởi mở thì ngược lại,
nền văn hóa phương Đông thường né tránh việc phản hồi quá thẳng
thừng. Do đó, hãy nhạy cảm và bắt đầu một cách từ từ.
Nếu một ai đó muốn hiểu hơn về một cá nhân, họ sẽ trao đổi thông tin
bằng cách chia sẻ nhiều hơn những gì nằm trong hai ô bị che lấp là: Ô ẩn
và Ô đóng (3,4).
Ví dụ, hai người nói chuyện với nhau, một người tiết lộ về bản thân rằng
anh ta thường chạy thể dục. Người nghe có thể nói tiếp rằng anh ta
thường tập thể dục tại phòng tập gần nhà quanh đây và thậm chí có thể

nói thêm rằng cái phòng tập đó gần đây vừa trang bị thêm máy tập chậy
để chạy trong nhà vào mùa đông.
Khi mức độ tự tin và tự tôn càng cao ta càng dễ dàng hơn và cởi mở hơn
mời những người khác góp ý và nói về những khu vực ẩn và đóng của
mình. Tuy nhiên chúng ta cần kỹ năng lắng nghe chủ động và lắng nghe
có thấu cảm.



×