Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Phân tích thực trạng việc đào tạo trình độ trung học dược tại trường trung cấp quân y2 quân khu 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 113 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỊCH LONG

PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG VIỆC ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ
TRUNG HỌC DƯỢC TẠI TRƯỜNG
TRUNG CẤP QUÂN Y 2 QUÂN KHU 7

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI NĂM 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỊCH LONG

PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG VIỆC ĐÀO TẠO TRÌNH
ĐỘ TRUNG HỌC DƯỢC TẠI TRƯỜNG
TRUNG CẤP QUÂN Y 2 QUÂN KHU 7

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà


Thời gian thực hiện: Tháng 01/2015 đến tháng 12/2015

HÀ NỘI NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo các Bộ môn, đặc biệt là Bộ
môn Quản lý và kinh tế dược của Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình
giúp đỡ, tạo điều kiện chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình tôi theo học chuyên
khoa tại Trường Đại học Dược Hà Nội.
Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới
PGS. TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ
Trưởng Phòng Sau Đại học, giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội - Người đã tận tình hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học
Dược Hà Nội - Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Quân y 2 - Quân khu 7, các
phòng, khoa ban, các cơ quan đặc biệt là Khoa Dược, Phòng đào tạo Trường
Trung cấp Quân y 2 đã giúp đỡ tôi trong những điều kiện tốt nhất trong công
tác, học tập cũng như trong thực hiện đề tài tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa
cấp I.
Tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp, những người đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP. HCM, ngày 29 tháng 02 năm 2016
Học viên
Nguyễn Địch Long



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................
MỤC LỤC...........................................................................................................
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................... 3
1.1.

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và chương trình đào tạo Dược sĩ
trung học, các yêu cầu về nhân sự và cơ sở vật chất. ...................... 3

1.1.1. Vị trí. ..................................................................................................... 3
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ........................................................................... 3
1.1.3. Chương trình đào tạo Dược sĩ trung học. .......................................... 4
1.1.4. Yêu cầu về nhân sự.............................................................................. 7
1.1.5. Yêu cầu về cơ sở vật chất..................................................................... 9
1.2.

Thực trạng việc đào tạo trình độ trung học Dược ở Việt Nam. ... 11

1.2.1. Vài nét về lịch sử đào tạo nhân lực Dược. ....................................... 11
1.2.2. Một vài nét về thực trạng đào tạo trình độ trung học Dược ở nước ta
hiện nay. ............................................................................................. 12
1.3.

Một vài nét về Trường Trung cấp Quân y 2 - QK 7................... 15

1.3.1. Thông tin chung về nhà trường. ....................................................... 15

1.3.2. Vài nét về lịch sử nhà trường.......................................................... 15
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và biên chế của nhà trường. .......... 17
1.3.4. Vài nét về khoa Dược - Trường Trung cấp Quân y 2. .................... 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 22
2.1.

Đối tượng nghiên cứu. ...................................................................... 22

2.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................... 22

2.3.

Các chỉ tiêu nghiên cứu. ................................................................... 22


2.3.1. Phân tích thực trạng về nhân sự và điều kiện cơ sở vật chất cho việc
đào tạo trình độ trung học Dược tại Trường Trung cấp quân y 2,
năm 2015. ........................................................................................... 22
2.3.2. Phân tích kết quả đào tạo trình độ trung học Dược hệ chính qui tại
Trường TCQY2, năm học 2014 - 2015............................................. 22
2.4.

Phương pháp nghiên cứu. ................................................................ 24

2.4.1. Phương pháp. ..................................................................................... 24
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 24
2.5.


Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.......................................... 24

2.5.1. Phân tích thực trạng về nhân sự và cơ sở vật chất cho việc đào tạo
trình độ THD tại Trường TCQY 2, năm 2015, dựa trên các văn bản,
qui định: ............................................................................................. 24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 29
3.1.

Phân tích thực trạng về nhân sự và điều kiện cơ sở vật chất cho
việc đào tạo trình độ Trung học Dược tại Trường Trung cấp Quân y
2, năm 2015. ......................................................................... 29

3.1.1. Giới thiệu chung về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trường năm 2015................................................................................ 29
3.1.2. Thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất tại Trường TCQY 2............ 38
3.2.

Kết quả đào tạo THD năm học 2014 - 2015.................................... 44

3.2.1. Kết quả đào tạo năm học 2014 - 2015. ............................................. 44
Chương 4: BÀN LUẬN................................................................................. 48
4.1.

Thực trạng về nhân sự và điều kiện cơ sở vật chất cho việc đào tạo
trình độ Trung học Dược tại Trường Trung cấp Quân y 2, năm
2015..................................................................................................... 48

4.1.1. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường...................... 48
4.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất đáp ứng đào tạo trình độ THD của nhà
trường. ................................................................................................ 51

4.2.

Kết quả đào tạo THD hệ chính quy của Trường TCQY 2, năm
học 2014 - 2015.................................................................................. 52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 55


A.

KẾT LUẬN:....................................................................................... 55

1.

Thực trạng nhân sự và điều kiện cơ sở vật chất cho việc đào tạo
trình độ trung học Dược tại Trường Trung cấp Quân y 2, năm
2015..................................................................................................... 55

2.

Kết quả đào tạo trình độ trung học Dược hệ chính qui tại trường
TCQY2, năm học 2014 - 2015. ........................................................ 55

B.

KIẾN NGHỊ....................................................................................... 56

1.

Với Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Quân y 2.......................... 56


2.

Đối với Cục Nhà trường, Cục Quân huấn Bộ Quốc phòng .......... 57
TÀI LIỆU THAM
KHẢO ..........................................................................- 1 (Phụ lục
1) ....................................................................................................- 4 (Phụ lục
2) ....................................................................................................- 5 (Phụ lục
3) ....................................................................................................- 6 (Phụ lục
4) ....................................................................................................- 7 (Phụ lục
5) ....................................................................................................- 8 -


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Các môn học trong chương trình đào tạo THD. .............................. 5
Bảng 1. 2 Cơ cấu và số lượng giáo viên chuyên môn Dược để có thể đảm bảo
chất lượng đào tạo với qui mô chiêu sinh 50 học viên THD năm. ... 8
Bảng 1. 3 Qui định tiêu chuẩn về các phòng thực hành để có thể đảm bảo
chất lượng đào tạo với qui mô chiêu sinh 50 học viên THD năm. . 10
Bảng 1. 4 Qui định tiêu chuẩn về các phương tiện dạy/học để có thể đảm bảo
chất lượng đào tạo với qui mô chiêu sinh 50 học viên THD năm. . 10
Bàng 2. 1 Các biến số nghiên cứu .................................................................. 25
Bảng 3. 1 Cơ cấu cán bộ của nhà trường. ...................................................... 29
Bảng 3. 2 Cơ cấu giáo viên cơ hữu theo trình độ chuyên môn....................... 30
Bảng 3. 3 Cơ cấu giáo viên cơ hữu theo các cơ quan. ................................... 31
Bảng 3. 4 Cơ cấu giáo viên cơ hữu chuyên môn Dược .................................. 34
Bảng 3. 5 So sánh số giáo viên theo qui định và thực tế tại trường ............... 35
Bảng 3. 6 So sánh số lượng tuyển sinh của nhà trường với số lượng giáo viên
Dược................................................................................................ 36
Bảng 3. 7 Tỷ lệ giáo viên cơ hữu Dược theo giới tính, độ tuổi...................... 36

Bảng 3. 8 So sánh giáo viên các môn học theo qui định. ............................... 37
Bảng 3. 9 Thực trạng diện tích sàn trực tiếp phục vụ đào tạo: ..................... 38
Bảng 3. 10 Thực trạng cơ sở vật chất chung phục vụ đào tạo ....................... 40
Bảng 3. 11 Phòng thực hành........................................................................... 41
Bảng 3. 12 Số lượng THD tuyển sinh năm học 2015 -2016 ........................... 44
Bảng 3. 13 Kết quả năm học 2014 - 2015...................................................... 45
Bảng 3. 14 Xếp loại tốt nghiệp THD hệ chính quy năm học 2015 ............... 45


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Trung cấp Quân y 2.......................... 21
Hình 2.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu. .......................................................... 23
Hình 3.1 Biểu đồ so sánh giáo viên cơ hữu của trường TCQY 2 ................... 30
Hình 3.2 Tỷ lệ giáo viên cơ hữu nhà trường theo trình độ chuyên môn......... 31
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức khoa Dược - Trường Trung cấp Quân y 2 ................ 33
Hình 3.4 Tỷ lệ giáo viên cơ hữu chuyên môn dược........................................ 34
Hình 3.5 Tỷ lệ giáo viên cơ hữu theo độ tuổi. ............................................... 37
Hình 3.6 Tỷ lệ giáo viên cơ hữu theo giới tính.............................................. 37
Hình 3.7 Kết quả xét chuyển THD hệ chính quy năm học 2014 - 2015....... 45


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
BGD-ĐT

CK1
CK2
CNVC
CSVC
DCYT

DSĐH
DSTH
ĐH
GS
GDĐT
GDSK
SL
STT
TB
TBK
TCCN
TCQY2
TM-HC
TS
THD
Ths
YHCS
YSTC
QNCN

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cao đẳng
Chuyên khoa I
Chuyên khoa II
Công nhân viên chức
Cơ sở vật chất
Dụng cụ y tế

Dược sĩ đại học
Dược sĩ trung học
Đại học
Giáo sư
Giáo dục đào tạo
Giáo dục sức khoẻ
Số lượng
Số thứ tự
Trung bình
Trung bình khá
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung cấp Quân y 2
Tham mưu - Hành chính
Tiến sĩ
Trung học Dược
Thạc sĩ
Y học cơ sở
Y sĩ trung cấp
Quân nhân chuyên nghiệp


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của cả nước trong mọi lĩnh vực, ngành Dược
đang có nhiều đổi mới, phát triển và đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực
từ cung ứng, sản xuất, quản lý và phân phối Dược phẩm. Trong tiến trình đổi mới
và phát triển vấn đề cấp thiết là cần đội ngũ cán bộ chuyên môn về Dược có
chất lượng cao.
Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi
con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân
là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của
Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất
tốt đẹp của chế độ [1].
Các cơ quan bộ và Bộ Y tế đã đưa ra nhiều mục tiêu, hành động bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, trong đó quan tâm nhiều đến đào tạo
nhân lực y, Dược và có nhiều chính sách ưu tiên cho các cơ sở giáo dục và đào
tạo. Mục tiêu đến năm 2020, 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu
phòng bệnh, chữa bệnh [29].
Giáo dục và đào tạo nhân lực Dược đáp ứng yêu cầu phát triển của
ngành Dược trong giai đoạn mới, trước hết phải sắp xếp, củng cố hệ thống các
Trường đại học, cao đẳng và dạy nghề về Dược, trong đó ưu tiên chuẩn hóa cơ
sở vật chất và thiết bị giáo dục, chuẩn hóa giáo viên, đảm bảo chất lượng đào
tạo và tổ chức các hình thức đào tạo phù hợp với nhu cầu.
Tiếp tục đổi mới chương trình, phương pháp dạy và học, đào tạo có
định hướng chuyên ngành để phù hợp với yêu cầu thực tế, chú trọng đào tạo
Dược sĩ lâm sàng, Dược sĩ bán lẻ thuốc có đầy đủ kiến thức và kỹ năng tư
vấn, góp phần tăng cường hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả
cho thầy thuốc và nhân dân. Có chính sách đào tạo lại, đào tạo theo địa

1


chỉ để khuyến học, khuyến tài và có đủ nhân lực Dược ở khu vực nông thôn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Mở rộng quy mô đào tạo nhân lực Dược phải gắn liền với chính sách sử
dụng Dược sĩ sau khi tốt nghiệp để đảm bảo phân bố Dược sĩ đồng đều giữa các
khu vực, vùng miền. Xây dựng và vận hành hình thức đào tạo đặt hàng, liên
kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sử dụng lao động, cơ quan công quyền các
cấp với cơ sở đào tạo để chủ động quy hoạch nguồn nhân lực Dược theo nhu cầu
của thực tiễn, khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư, hoặc đầu tư cho đào tạo

hời hợt mang nặng tính bao cấp dẫn đến chất lượng đào tạo còn chưa đáp ứng
yêu cầu thực tế như hiện nay [33], [34].
Hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh có 14 trường đào tạo trình độ
trung học Dược đáp ứng nhu cầu của xã hội [34]. Việc đào tạo trung học
Dược với số lượng lớn tại các cơ sở đào tạo mới thành lập có thể làm giảm
chất lượng đào tạo. Để góp phần kiểm định chất lượng và đánh giá chất lượng đào
tạo, và tìm hiểu về chất lượng của học sinh, đề tài "PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG VIỆC ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG HỌC DƯỢC TẠI
TRƯỜNG TRUNG CẤP QUÂN Y 2 - QUÂN KHU 7"
Nhằm đạt được các mục tiêu:
- Phân tích thực trạng về nhân sự và điều kiện cơ sở vật chất cho việc
đào tạo trình độ trung học Dược tại trường Trung cấp Quân y 2, năm 2015.
- Phân tích kết quả đào tạo trình độ trung học Dược hệ chính quy tại
trường Trung cấp Quân y 2, năm học 2014 - 2015.
Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số kiến nghị về nhân sự, cơ
sở vật chất, trang thiêt bị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ trung học
Dược của nhà trường để đáp ứng nhu cầu thực tế của ngành Dược trong Quân
đội nói riêng và ngành Dược cả nước nói chung.

2


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1.

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và chương trình đào tạo Dược sĩ trung
học, các yêu cầu về nhân sự và cơ sở vật chất.

1.1.1. Vị trí.
Người có trình độ trung học Dược, được phép tham gia làm việc ở tất

cả các lĩnh vực khác nhau của ngành Dược với vai trò trợ lý của Dược sĩ đại
học. Hiện nay, nước ta vẫn thiếu nhân lực trong ngành Dược chủ yếu ở một số
địa phương nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa nên Dược sĩ trung học
được ủy nhiệm vai trò của Dược sĩ đại học. Những Dược sĩ trung học này
thường được giao giữ vị trí chủ nhiệm quầy thuốc huyện, phụ trách khoa
Dược của trung tâm y tế huyện… Người có bằng tốt nghiệp Dược sĩ trung học được
tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở Y tế, cơ sở sự nghiệp, sản xuất, kinh
doanh Dược của Nhà nước và các cơ sở ngoài công lập theo các quy chế tuyển
dụng công chức và người lao động của Nhà nước [17], [20].
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ.
Người được đào tạo trình độ trung học Dược hệ chính quy 24 tháng.
Quản lý, bảo toàn, tồn trữ, cung ứng thuốc, cấp thuốc tại các cơ sở khám chữa
bệnh và các cơ sở kinh doanh Dược phẩm đúng qui định và đúng kỹ thuật.
-

Tham gia sản xuất thuốc thông thường trong phạm vi và nhiệm vụ

được giao.
-

Hướng dẫn bệnh nhân và cộng đồng và sử dụng thuốc an toàn, hợp

lý và hiệu quả.
-

Hướng dẫn nhân dân nuôi, trồng và sử dụng cây, con, nguyên liệu

làm thuốc.
-


Xác định nhu cầu lập kế hoạch cung ứng thuốc của cộng đồng nơi

làm việc.
-

Tham gia thực hiện các chương trình Y tế tại nơi công tác theo

nhiệm vụ được giao.

3


-

Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện

sức khỏe để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe của nhân dân.
-

Thực hiện luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và những qui đinh về

chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế [16], [17], [30].
1.1.3. Chương trình đào tạo Dược sĩ trung học.
1.1.3.1. Mục tiêu đào tạo tổng quát.
Đào tạo người Dược sĩ trung học có kiến thức, kĩ năng cơ bản về Dược ở
bậc trung học để làm việc tại các cơ sở Y tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh Dược
phẩm. Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật. Có đủ sức
khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc
làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, có khả năng
học tập vươn lên [14], [15], [17].
1.1.3.2. Giới thiệu tổng quát chương trình đào tạo hệ chính quy Trung học
Dược.
-

Bậc học: Trung học chuyên nghiệp

-

Nhóm ngành đào tạo: Sức khoẻ Ngành đào tạo: Dược sĩ trung học

-

Chức danh sau khi tốt nghiệp: Dược sĩ trung học Mã số ngành nghề đào tạo: 40.1260

-

Thời gian đào tạo: 2 năm

-

Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

-

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp phổ thông trung học.

Trường Trung học Dược-Bộ Y tế, Trung học chuyên nghiệp Y tế khi
được Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Y tế cho phép.


4


Cơ sở làm việc: Người có bằng tốt nghiệp Dược sĩ trung học được
tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở Y tế, cơ sở sự nghiệp, sản xuất, kinh
doanh Dược của Nhà nước và các cơ sở ngoài công lập theo các quy chế
tuyển dụng công chức và người lao động của Nhà nước.
Điều kiện học tập sau trung học: Người Dược sĩ trung học nếu có
nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn có thể dự thi để học bậc đại học Dược theo
hình thức đào tạo không chính quy, theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục
và đào tạo và Bộ Y tế [17].
1.1.3.3. Tổng quan các môn học trong chương trình đào tạo THD
Bảng 1. 1 Các môn học trong chương trình đào tạo THD.
STT
01
02
03
04
05
06

Số tiết học

Tên môn học

Tổng số

I. Các môn học chung
Chính trị

Giáo dục quốc phòng
Thể dục thể thao
Ngoại ngữ
Giáo dục Pháp luật

07
08
09
10
11
12

Tin học
Cộng
II. Các môn học cơ sở
Viết, đọc tên thuốc
Thực vật
Hoá phân tích
Y h ọ c cơ s ở
Truyền thông - GDSK
Tổ chức và quản lý Y tế

13

Cộng:
III. Các môn chuyên môn
Dược liệu

90
75

60
150
30
60

5

Lý thuyết Thực hành
0
65
52
0
0
25

465

90
10
8
150
30
35
323

31
75
150
137
30

30
453

15
35
58
105
18
30
261

16
40
92
32
12
0

120

60

60

142

192


STT


Số tiết học

Tên môn học

14
15
16
17
18
19
20

Tổng số
190
75
331
101
29
80
400
1326
2244

Bào chế
Quản lí Dược
Hoá Dược-Dược lí
Kiểm nghiệm thuốc
Bảo quản thuốc
Thực tập thực tế cơ sở

Thực tập tốt nghiệp
Cộng
Tổng cộng

Lý thuyết Thực hành
90
100
75
0
155
176
45
56
25
4
0
80
0
400
450
876
1034
1210

1.1.3.4. Cấu trúc thời gian khoá học
-

Tổng số tiết học toàn khoá:

2244 -


Số tiết lý thuyết:

1034 -

Số tiết thực hành:

1210 -

Số tiết học các môn chung:

465 -

Số tiết học các môn cơ sở:

453

-

Số tiết học các môn chuyên môn:

1326 t (60 %)

-

Tỷ lệ số tiết lý thuyết/ thực hành (toàn khoá):

1/ 1,2 [17].

1.1.3.5. Nhiệm vụ của người Dược sĩ trung học.

Người Dược sĩ trung học quản lí, bảo quản, tồn trữ, cung ứng thuốc, cấp
phát thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh và kinh doanh Dược phẩm đúng qui
chế và đúng kĩ thuật.
Tham

gia

sản xuất thuốc thông thường trong phạm vi nhiệm vụ được

giao.
Hướng dẫn bệnh nhân và cộng đồng về sử dụng thuốc an toàn, hợp lí
và hiệu quả.
Hướng dẫn nhân dân nuôi, trồng và sử dụng các cây, con, nguyên liệu
làm thuốc.

6


Xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng thuốc của cộng đồng nơi làm
việc.
Tham gia thực hiện các chương trình Y tế tại nơi công tác theo nhiệm
vụ được giao.
Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện
sức khoẻ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nhân dân.
Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và những quy định về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế [17].
1.1.4. Yêu cầu về nhân sự.
Có đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình đào tạo, cụ thể:
Giáo viên tham gia giảng dạy đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định của

Luật giáo dục và Điều lệ trường TCCN, có kinh nghiệm thực tế về nghề
nghiệp phù hợp với yêu cầu của môn học hoặc học phần mà giáo viên sẽ
giảng dạy trong chương trình đào tạo (đối với giáo viên dạy các học phần
chuyên môn) [6].
Có đội ngũ giáo viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối
lượng của chương trình đào tạo tương ứng với mỗi khối kiến thức, kỹ năng của
ngành đăng ký mở, trong đó ít nhất 03 giáo viên có ngành đào tạo đúng với
ngành đăng ký mở [6].
Trường hợp cơ sở đào tạo không có giáo viên tốt nghiệp đúng với
ngành đăng ký mở (do ngành đào tạo ở trình độ TCCN không cùng với tên
ngành trong danh mục đào tạo trình độ đại học) thì cơ sở đào tạo phải có ít
nhất 3 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên cùng nhóm ngành
và phải phù hợp với ngành đăng ký mở.

7


Cơ sở đào tạo được cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành chỉ
định thẩm định chương trình đào tạo trình độ TCCN cho cơ sở đào tạo khác
khi có đủ các điều kiện sau:
-

Có ít nhất 05 giáo viên cơ hữu có bằng tốt nghiệp đại học trở lên

đúng với ngành đăng ký mở, trong đó ít nhất 01 giáo viên có trình độ từ thạc
sỹ trở lên (hoặc chuyên khoa cấp 1 trở lên đối với Lĩnh vực Sức khỏe) [6], [8].
-

Theo qui định tiêu chuẩn của Bộ y tế, Vụ Khoa học và Đào tạo


hướng dẫn đào tạo trung học chuyên nghiệp Y Dược để có thể đảm bảo chất
lượng đào tạo với qui mô chiêu sinh 50 học viên THD năm giảng dạy chuyên
môn cần có số lượng, chất lượng như sau [19].
Bảng 1. 2 Cơ cấu và số lượng giáo viên chuyên môn Dược để có thể đảm bảo
chất lượng đào tạo với qui mô chiêu sinh 50 học viên THD năm.
Nhân lực

Số lượng
(người)

1.1

Giáo viên cơ hữu có trình độ DSĐH trở lên

4

1.2

2

2.

Giáo viên cơ hữu có trình độ trung học
Giáo viên thỉnh giảng có trình độ DSĐH trở
lên
Các Môn học:

2.1

Viết và đọc tên thuốc


1

2.2

Thực vật và Dược liệu

33

2.3

Hoá phân tích

54

2.4

Hoá Dược - Dược lý, Dược lâm sàng

22

2.5

Bào chế

2

2.6

Quản lý Dược và bảo quản thuốc và DCYT


2.7

Kiểm nghiệm thuốc

2.8

Thực tế và thực tập tốt nghiệp

3.

Chất lượng:

STT
1.

1.3

Số lượng:

10 -15

Ghi chú


8


STT


Nhân lực

Số lượng
(người)
1

3.1

Viết và đọc tên thuốc: ĐH và trên ĐH

3.2

Thực vật và Dược liệu: ĐH và trên ĐH

2

3.3

Hoá phân tích: ĐH và trên ĐH
Hoá Dược - Dược lý, Dược lâm sàng: ĐH
và trên ĐH
Bào chế: ĐH và trên ĐH
Quản lý Dược và bảo quản thuốc và DCYT:
ĐH và trên ĐH
Kiểm nghiệm thuốc: ĐH và trên ĐH

2

3.4
3.5

3.6
3.7

4
3
2
2

Ghi chú
Giá
o viên đã
được tập
huấn về
phương
pháp dạy
học tích
cực, có
chúng
chỉ sư
phạm bậc
I, bậc II
của ngành
Giáo dục.
Có thâm
liên làm
việc trong
ngành y tế
và giảng
dạy
chuyên

môn Dược
ít nhất 1
năm, có
văn bằng
ngoại ngữ
và tin học.
Trê
n là yêu
cầu bắt
buộc, tuy
nhiên do
điều kiện


Ph

cụ

u

thể

cầ

òng học



về


u

đáp ứng

y

nhân

về

được

-

lực



quy mô

h

Dược sở

đào tạo,



ở cơ


vật

đảm bảo

c

sở

ch

diện tích

;

đào

ất.

sàn xây

tạo

Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm

d

dựng

Phò




bảo đáp ứng yêu cầu của ngành

không ít

ng thí

thể

đ

hơn 1,5

nghiệm,

bố trí ă

m2/học

thực hành,

giáo

n

viên.

thực tập


viên

g

Các

đáp ứng

thỉnh

phòng

các yêu

giảng k

học phải

cầu thực

hoặc

đảm bảo

hành, thực

về ánh

tập cơ bản


ý

kiêm
nhiệ

m

sáng,

của

m



thông

chương

[19].

,

gió, an

trình đào

toàn vệ

tạo. Các


1
.

c

sinh,

trang thiết

1



cháy nổ

bị trong

và các

phòng

.
5

t

trang

đảm bảo


.

h

thiết bị

số lượng,



cơ bản

chất

:

phục vụ

lượng, bố

cho

trí phù

Y
ê


hợp

với
nội
dung
chươ
ng
trình
đào
tạo,

9


quy mô học viên, phương pháp tổ chức dạy học, quy định về an toàn lao động
và trình độ công nghệ của sản xuất hiện tại [6], [8], [19]
Bảng 1. 3 Qui định tiêu chuẩn về các phòng thực hành để có thể đảm bảo

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

chất lượng đào tạo với qui mô chiêu sinh 50 học viên THD năm.
Các phòng thực hành
Ghi chú
Thực vật và Dược liệu

Hoá phân tích và kiểm nghiệm thuốc
Bào chế
Hoá Dược - Dược lý
Xưởng sản xuất thuốc
Phòng thực hành bán thuốc
Phòng chuẩn bị thuốc thử, hoá chất…
Tủ hốt - kho

Diện tích các phòng trên tối thiểu 50 m2, đủ diện tích bố trí bàn, ghế, tủ
và máy móc,…đủ cho 15 - 20 học viên thực tập cùng một lúc [19].
Bảng 1. 4 Qui định tiêu chuẩn về các phương tiện dạy/học để có thể đảm bảo
chất lượng đào tạo với qui mô chiêu sinh 50 học viên THD năm.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Phương tiện và đồ dùng dạy học
Máy chiếu (overhead Projector)
Máy chiếu phim dương bản (Slide Projector)
Video
Máy tính
Multy media projector ( máy chiếu đa năng)
Máy in đa năng
Phòng lab học ngoại ngữ (30 cabine)

Phòng học vi tính (30 - 50 máy tính)

Ghi chú

Một số tiêu chuẩn khác thực hiện theo tiêu chuẩn chung, có thể sử dụng
thiết bị nghe nhìn trong phòng thực tập.


10


Đối với các cơ sở thực tập bên ngoài trường, cơ sở đào tạo phải được sự
đồng ý của cơ sở thực tập bên ngoài trường thể hiện bằng văn bản ký kết giữa
hai bên;
Thư viện có phòng tra cứu thông tin và các trang thiết bị phục vụ cho
việc mượn, tra cứu tài liệu; có đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập và sách
tham khảo cho học viên và giáo viên theo yêu cầu của ngành đăng ký
mở;
Website của trường được cập nhật thường xuyên, công bố cam kết chất
lượng giáo dục, công khai chất lượng giáo dục thực tế, các điều kiện đảm bảo
chất lượng và công khai thu chi tài chính [6], [8], [19].
1.2.

Thực trạng việc đào tạo trình độ trung học Dược ở Việt Nam.

1.2.1. Vài nét về lịch sử đào tạo nhân lực Dược.
1.2.1.1. Trước cách mạng tháng tám.
Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, người Pháp đã đưa Tây y
vào nước ta, năm 1902 mở Trường Y khoa Hà Nội. Pháp đã tổ chức 3 viện bào
chế ở 3 nơi Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ để pha chế một số lượng thuốc tiêm và

thuốc viên hạn chế cung cấp cho các cơ quan Y tế Nhà nước.
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp một số tài năng không được phát huy.
Mãi đến năm 1939 một số DS ở Miền Nam, Trung, Bắc mới có điều kiện tìm ra
một số công thức bào chế và đưa vào sử dụng trong nước phục vụ nhân dân [22].
Để thay thế thuốc ngoại, một số nhà thuốc đã bắt đầu sản xuất thuốc
bằng phương pháp thủ công của phòng pha chế theo đơn, thuốc sản xuất theo
phương pháp cổ truyền dân tộc cũng đã được biết trong cả nước [35]. 1.2.1.2.
Sau cách mạng tháng tám.
Việc đào tạo bác sỹ, Dược sỹ chuyên khoa cấp 1 và cấp 2 cũng như bác
sỹ nội trú là truyền thống của ngành, bắt đầu từ năm 1973 khi các cơ sở đào tạo
khác của Việt Nam chưa đào tạo phó tiến sỹ (nay là tiến sỹ) cũng như thạc

11


sỹ. Đào tạo nội trú là một loại hình bồi dưỡng và đào tạo nhân tài của ngành
rất đặc biệt, bắt đầu từ thời Pháp thuộc. Những cán bộ có trình độ sau đại học
này đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, đặc biệt với
vai trò chỉ đạo tuyến, đào tạo nhân lực khác.
Trong kháng chiến chống Pháp, đã hình thành các xưởng Dược quân
dân từ Việt Bắc đến Khu III-IV, Khu V và Nam Bộ, và trong kháng chiến
chống Mỹ đã được tái lập lại tại miền Trung, miền Ðông và miền Tây Nam Bộ
và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết chiến tranh (1975) [36].
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ngành
Dược miền Bắc với 3 xí nghiệp Dược phẩm tương đối hoàn chỉnh, 1 xí nghiệp Hoá
Dược trực thuộc trung ương, 18 xí nghiệp địa phương và màng lưới phân phối
phối Dược phẩm do nhà nước độc quyền quản lý, hoạt động theo cơ chế bao cấp.
Giai đoạn 1991-2005: Ngành Dược bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện sự
chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường.
Từ năm 2002 Trường Đại học Dược Hà nội mở thêm mã ngành đào tạo kỹ

thuật viên trung cấp Dược. Từ 2005 Trường đã mở thêm hệ đào tạo Dược trung
cấp học 2 năm, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng cho ngành
Dược [24].
1.2.2. Một vài nét về thực trạng đào tạo trình độ trung học Dược ở nước ta
hiện nay.
Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước có hơn 20 trường ĐH đào tạo nhân
lực ngành này với các chuyên ngành bác sĩ, điều dưỡng, Dược sĩ...; 35 trường
CĐ y Dược đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, Dược sĩ...; 44 trường trung cấp; 16
viện, bệnh viện đào tạo sau ĐH.
Chỉ tiêu mà Ðảng và Chính phủ đã giao cho ngành Y tế tại Quyết định số
153/2006/QÐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

12


×