Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM TỪ CÂY SEN TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.71 KB, 11 trang )

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG
TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM TỪ CÂY SEN TẠI MỘT SỐ
TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM
Hoàng Thị Nga1, Lã Tuấn Nghĩa1, Nguyễn Thị Ngọc Huệ2; Nguyễn Thị Thúy Hằng1, Lê Văn
Tú1, Trần Thị Ánh Nguyệt1, Nguyễn Phùng Hà1, Nguyễn Thị Hoa1, Trương Thị Hòa1.
TÓM TẮT
Kết quả điều tra 60 hộ gia đình tại 23 xã, thị trấn của 6 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải
Dương và Hưng Yên cho thấy: diện tích trồng sen đạt 356ha, có 21 nguồn gen cây sen hiện đang trồng. Tên các
giống sen được người dân địa phương gọi rất thân mật, gần gũi gắn liền với các đặc điểm nông sinh học của giống
hay nguồn gốc xuất xứ của chúng. Tên gọi các giống sen gắn với đặc điểm màu sắc cánh hoa (sen Hồng, sen cánh
Hồng và sen Trắng); đặc điểm về màu sắc, bề mặt của gương sen (sen Bát xanh, sen Bát tía và sen Mặt bằng); đặc
điểm hình dạng hạt (sen Lai hạt dài, sen Dé hạt tròn, hay sen Trâu); địa danh, nguồn gốc xuất xứ (sen Tây Hồ); thiên
nhiên (sen Cỏ). Phương thức khai thác sản phẩm từ cây sen cũng khác nhau ở mỗi địa phương. Gương sen xanh thu
hoạch chủ yếu tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên. Sen chè thu hoạch chủ yếu tại Ba Vì-Hà Nội, Hải Dương và
Hưng Yên. Sen lão thu hoạch tại Hà Nam, Hải Dương và Hưng Yên. Hoa sen ướp chè thu hoạch ở Tây Hồ-Hà Nội.
Có 21 sản phẩm khác nhau từ cây sen được tiêu thụ trên thị trường. Chế biến sen lão chỉ có tại cơ sở sản xuất của
Hưng Yên và sản phẩm sen trắng mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế nhất trong các sản phẩm từ sen lão. Cây sen ít
bị các loại sâu hại tấn công, có thể trồng trên đất kém dinh dưỡng, thời tiết hạn, ngập úng ít ảnh hưởng đến cây sen,
tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, giá bán ổn định, có hiệu quả kinh tế là những điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất
cây sen. Tuy nhiên người trồng sen chưa được tập huấn về kỹ thuật, thiếu các giống tốt, giống phù hợp, thiếu công
nghệ chế biến sen chè... là những hạn chế trong sản xuất cây sen. Vì vậy, đầu tư cho nghiên cứu chọn tạo giống; đầu
tư nghiên cứu công nghệ chế biến sản phẩm và nghiên cứu thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm từ cây sen là
những vấn đề cần được thực hiện để hỗ trợ cho phát triển cây sen ổn định.
Từ khóa: điều tra, thị trường tiêu thụ, cây sen, sản phẩm từ cây sen

I. MỞ ĐẦU:
Ở nước ta cây sen đã được trồng nhiều suốt từ Bắc vào Nam. Các giống sen hiện đang
được trồng ngoài sản xuất chủ yếu là các giống địa phương, một số ít là nhập nội hoặc giống
chưa rõ nguồn gốc. Mặc dù cây sen được người dân trồng và sử dụng khá rộng rãi, phổ biến
nhưng các nội dung nghiên cứu về cây sen chưa nhiều. Việc nghiên cứu trên cây sen chủ yếu
được tiến hành tại một số tỉnh ở phía Nam. Các nghiên cứu đó mới chỉ tập trung vào kỹ thuật


canh tác, chế biến bảo quản hạt sen tươi sau thu hoạch bằng phương pháp thủ công. Trái lại công
tác nghiên cứu, điều tra tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen còn bỏ
ngỏ nhất là tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam (Hoàng Thị Nga, 2013)[4].
Năm 2011, đã có 18 nguồn gen cây sen được bảo tồn tại Ngân hàng gen cây trồng quốc
gia, tuy nhiên thực trạng về tình hình sản xuất, các sản phẩm được khai thác từ cây sen chưa
được quan tâm và đề cập. Vấn đề đặt ra là cần nắm được diện tích trồng sen, cơ cấu giống, năng
suất các sản phẩm từ cây sen và hiệu quả kinh tế từ cây sen mang lại tại các điểm điều tra. Cần
làm rõ các loại sản phẩm được khai thác từ cây sen có mặt trên thị trường, sản phẩm nào là chính
tại mỗi vùng trồng sen, giá cả thị trường cho từng loại sản phẩm. Đánh giá được thời gian có mặt
của sản phẩm trên thị trường, sản phẩm nào được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ nhiều
nhất, mức độ phổ biến của các sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Phân tích
những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất cây sen. Từ đó rút ra được những cơ hội,
thuận lợi cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn thách thức nhằm phát triển sản
xuất cây sen ổn định bền vững.
Xuất phát từ yêu cầu nói trên chúng tôi đã tiến hành: ”Điều tra tình hình sản xuất và thị
trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam”.
1:

Trung tâm Tài nguyên thực vật; 2: Hội giống cây trồng Việt Nam

1


II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Phiếu điều tra về tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen được xây
dựng gồm 3 phần: thông tin chung, thông tin về tình hình sản xuất và thông tin về thị trường tiêu
thụ các sản phẩm từ cây sen.
- Thông tin chung: gồm các thông tin về người được phỏng vấn-các hộ trồng cây sen tại các điểm
tiến hành điều tra.

- Tiêu chí chọn hộ điều tra: 60 hộ nông dân là người trực tiếp trồng cây sen, người bán buôn, bán
lẻ các sản phẩm từ cây sen và 1 cơ sở sản xuất chế biến hạt sen lão đã được phỏng vấn tại các
điểm điều tra.
- Tiêu chí điều tra về tình hình sản xuất cây hoa sen bao gồm: tên các giống sen hiện trồng ngoài
sản xuất, diện tích trồng cây sen, số hộ tham gia trồng cây sen, năng suất của các sản phẩm được
khai thác từ cây sen và các kiến thức bản địa liên quan tại các điểm tiến hành điều tra.
- Tiêu chí điều tra về thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen: các loại sản phẩm được khai
thác từ cây sen, giá thị trường của từng loại sản phẩm được tiêu thụ.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin thứ cấp về khí tượng nông nghiệp, đất đai và điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội của các điểm nghiên cứu từ các phòng, ban ngành liên quan như sở, phòng Nông nghiệp
và PTNT các tỉnh, Trung tâm khuyến nông, các phòng thống kê, Trung tâm dự báo khí tượng
thủy văn ...
Những dữ liệu này được tổng hợp và phân tích dựa trên các tài liệu, báo cáo tổng kết hàng
năm về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các điểm nghiên cứu. Đồng thời
tham khảo số liệu trên sách báo, các trang web và các báo cáo khoa học có liên quan.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp có sự tham gia
của người dân.
- Phân tích hệ thống, phân tích SWOT để đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của sản xuất cây sen
tại đồng bằng sông Hồng.
- Địa điểm và thời gian nghiên cứu: gồm 23 xã, thị trấn của 11 huyện thuộc 6 tỉnh Bắc Giang,
Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất cây sen tại 6 tỉnh phía Bắc
1.1. Diện tích và cơ cấu các giống sen hiện trồng tại các điểm điều tra
Kết quả điều tra tình hình sản xuất cây hoa sen tại 6 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam,
Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên được trình bày trong bảng 1.
* Tại Bắc Giang: Xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa có diện tích trồng sen đạt 12,5ha với 4 hộ tham
gia, có 3 giống sen còn trồng ngoài sản xuất: sen Bát xanh, sen Bát tía và sen Trâu.
* Tại Bắc Ninh: Diện tích trồng sen đạt 79,2ha với 15 hộ tham gia với 6 giống sen, tại 8 xã:

Đông Khê, Hòa Tiến (huyện Yên Phong), Mão Điền, Trạm Lộ, Hà Mãn, Hoài Thượng, Gia
Đông (huyện Thuận Thành), Phương Vĩ (phường Vũ Ninh) và 1 thị trấn Hồ (huyện Thuận
Thành). Diện tích trồng sen tại các xã của huyện Thuận Thành lớn nhất so với các huyện khác
được điều tra. Xã Gia Đông có diện tích trồng sen lớn nhất đạt 36ha; tiếp đến là xã Trạm Lộ
trồng 15ha; xã Hoài Thượng trồng 10ha. Xã Phương Vĩ, phường Vũ Ninh diện tích trồng cây sen
đạt 7,2ha. Xã Hà Mãn, Mão Điền huyện Thuận Thành, xã Hòa Tiến huyện Yên Phong đều có
diện tích trồng sen tương đương nhau và cùng đạt 2ha, ít nhất là thị trấn Hồ với 1ha.
*Tại Hà Nam: Có 5 giống sen hiện đang còn trồng tại 3 xã của huyện Duy Tiên, tổng diện tích
đạt 88,5ha trong đó Mộc Nam 51ha, xã Chuyên Ngoại 30ha, xã Mộc Bắc 7,5ha.

2


Bảng 1: Diện tích, các giống sen hiện trồng tại các địa phương, năm 2012-2013
TT

1
2

3

4

5

6

Địa điểm

Các giống sen hiện trồng


Số hộ tham gia
trồng sen

Bắc Giang
Mai Đình-Hiệp Hòa
Bắc Ninh
Đông Khê-Yên Phong
Hòa Tiến-Yên Phong
Hà Mãn-Thuận Thành
Hoài Thượng-Thuận Thành
Thị trần Hồ-Thuận Thành
Gia Đông-Thuận Thành
Mão Điền-Thuận Thành
Trạm Lộ-Thuận Thành

3
Sen Trâu, Sen Bát tía, Sen Bát xanh
6
Sen Hồng
Sen Hồng
Sen Hồng, Sen Cảnh
Sen Bát xanh, sen Bát tía
Sen Bát xanh, sen Bát tía
Sen Bát xanh, Sen Bát tía
Sen Bát xanh, sen Bát tía
Sen Lai, Sen Cỏ

4
4

15
1
1
2
3
1
2
2
2

Diện
tích
(ha)
12,5
12,5
79,2
4,0
2,0
2,0
10,0
1,0
36,0
2,0
15,0

Phương Vĩ-Vũ Ninh
Hà Nam
Mộc Bắc-Duy Tiên

Sen Hồng

5
Sen Lai, Sen Ta, Sen Ngố

1
8
2

7,2
88,5
7,5

Mộc Nam-Duy Tiên

Sen Lai, Sen Ngố, Sen Cảnh

5

51,0

Chuyên Ngoại-Duy Tiên

Sen Lai, Sen cánh hồng

1

30,0

Hà Nội
Sơn Đà-Ba Vì
Nhật Tân-Tây Hồ

Hải Dương
Hiệp Lực-Ninh Giang
Hồng Phong-Ninh Giang
Hưng Yên
Ngọc Thanh-Kim Động
Chính Nghĩa-Kim Động
Lương Bằng-Kim Động
Minh Phượng-Tiên Lữ
Tống Chân-Phù Cừ
Dị Sử-Mỹ Hào
TỔNG

3
Sen Ta, Sen Mặt bằng
Sen Tây Hồ
2
Sen Hồng
Sen Hồng, Sen cánh hồng
2
Sen Hồng
Sen Hồng
Sen Hồng
Sen Hồng
Sen Hồng
Sen Hồng, Sen Trắng
21

16
9
7

7
5
2
10
2
2
3
1
1
1
60

96,0
80,0
16,0
39,5
24,5
15,0
40,3
8,7
3,8
9,8
10,0
6,0
2,0
356,0

* Tại Hà Nội: Kết quả điều tra ở 2 điểm của thành phố Hà Nội cho thấy tại mỗi điểm điều kiện
canh tác rất khác nhau từ giống sen cho tới mục đích sử dụng. Tổng diện tích trồng sen tại 2
điểm điều tra của thành phố Hà Nội đạt 96 ha: xã Sơn Đà-Ba Vì trồng các giống sen lấy hạt với

diện tích 80ha gồm 9 hộ tham gia; tại Nhật Tân-Tây Hồ diện tích trồng giống sen Tây Hồ đạt
16ha với 7 hộ tham gia (Nguyễn Thị Thúy Hằng, 2012) [2].
*Tại Hải Dương: Tổng diện tích trồng sen tại 2 xã thuộc huyện Ninh Giang đạt 39,5ha, trong đó
xã Hiệp Lực đạt 24,5ha với 5 hộ tham gia; xã Hồng Phong đạt 15ha với 2 hộ tham gia. Hai giống
sen được trồng chủ yếu tại địa phương là sen Hồng và sen cánh Hồng.
* Tại Hưng Yên: Kết quả điều tra tại 6 xã gồm Ngọc Thanh, Chính Nghĩa, Lương Bằng (huyện
Kim Động), Minh Phượng (huyện Tiên Lữ), Tống Trân (huyện Phù Cừ) và Dị Sử (huyện Mỹ
Hào) diện tích trồng sen đạt 40,3ha với 10 hộ tham gia. Các giống sen hiện trồng tại Hưng Yên

3


chủ yếu là sen Hồng và sen Trắng. Trong đó diện tích trồng sen Hồng chiếm đa số với mục đích
lấy hạt, 1 phần rất nhỏ trồng giống sen Trắng làm hoa cảnh.
Tên các giống sen cũng rất đa dạng và được người dân địa phương gọi rất thân mật, gần
gũi gắn liền với các đặc điểm nông sinh học của giống hay nguồn gốc xuất xứ. Tên gọi theo đặc
điểm màu sắc cánh hoa có sen Hồng, sen cánh Hồng và sen Trắng; theo đặc điểm về màu sắc, bề
mặt của gương sen: sen Bát xanh, sen Bát tía và sen Mặt bằng; theo đặc điểm hình dạng hạt: sen
Lai hạt dài, sen Dé hạt tròn, hay sen Trâu (hạt sen đen và to); theo địa danh, nguồn gốc xuất xứ:
sen Tây Hồ (có nguồn gốc từ Tây Hồ-Hà Nội); theo thiên nhiên như giống sen Cỏ (Hoàng Thị
Nga, 2012)[3].
Như vậy, tổng diện tích trồng sen tại 6 tỉnh điều tra đạt 356ha trong đó diện tích trồng sen
lớn nhất đạt được tại Hà Nội với 96ha, tiếp đến là Hà Nam đạt 88,5ha, Bắc Ninh đạt 79,2ha,
Hưng Yên đạt 40,3ha, Hải Dương đạt 39,5ha và cuối cùng là Bắc Giang với 12,5ha. Có 21 giống
sen hiện còn trồng tại 6 tỉnh, trong đó số lượng giống sen phong phú nhất là tại Bắc Ninh 6 giống
và Hà Nam 5 giống.
1.2. Phương thức canh tác cây sen tại các địa điểm điều tra
Kết quả điều tra về phương thức canh tác cây sen trong bảng 2 cho thấy:
Vật liệu trồng cây sen: vật liệu trồng là ngó sen giống và củ sen giống. Từ năm thứ 2 trở
đi, tùy theo từng điều kiện mà người dân trồng bổ sung hoặc không. Tại Bắc Ninh và Bắc Giang,

người dân không trồng bổ sung lại những diện tích khuyết thiếu sen của vụ trước. Tuy nhiên tại
Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên đều trồng bổ sung cây sen ở vụ thứ hai. Người dân
cho rằng, khi trồng cấy bổ sung sẽ giúp mật độ đảm bảo, phát triển tốt, cho năng suất ổn định.
Thời điểm ra hoa kéo dài từ cuối tháng 5 đến hết tháng 8, vì vậy thời gian thu hoạch
gương sen cũng kéo dài từ tháng 7 đến tháng 8. Riêng các địa phương thu sen lão thì thời gian
thu hoạch còn kéo dài sang tận tháng 9.
Phân bón: Người dân trồng sen thường không sử dụng phân bón bổ sung khi canh tác cây
sen. Tuy nhiên theo kết quả điều tra: khi diện tích sen mọc kém, mật độ cây thưa người dân sử
dụng 25kg NPK tổng hợp/1 sào để bón cho cây phát triển thuận lợi hơn. Tại Bắc Giang và Bắc
Ninh người dân hoàn toàn không bón phân cho cây sen.
Vệ sinh đồng ruộng: Đối với những địa phương nơi trồng sen kết hợp với thả cá để tăng
thu nhập thì cuối vụ sen (tháng 11-12) người dân thu hoạch cá, kết hợp vệ sinh ao đầm khử trùng
tiêu độc để giảm nguy cơ dịch bệnh cho cá, đồng thời tạo điều kiện cho cây sen phát triển tốt hơn
vào vụ sau. Thông thường bón từ 15-20kg vột bột/sào để khử trùng ao đầm.
Bảng 2: Kết quả điều tra về phương thức canh tác cây sen
STT

Địa điểm

Vật liệu trồng cây
sen

Từ năm thứ 2

Thời gian
ra hoa

Thời điểm
thu gương


Sử dụng
phân bón

Vệ sinh
đồng ruộng

1

Bắc Giang

Ngó giống

Không trồng
lại
Không trồng
lại
Trồng bổ sung

Tháng
5-8
Tháng
5-8
Tháng
5-8
Tháng
5-8
Tháng
5-8
Tháng
5-8


Tháng 7-8

Không

Không

2

Bắc Ninh

Ngó giống, củ giống

Tháng 7-8

Không

Không

3

Hà Nam

Ngó giống,

Tháng 7-9

NPK tổng
hợp
NPK tổng

hợp(BaVì)
NPK tổng
hợp
Không

Có, kết hợp
thả cá
Không

4

Hà Nội

Ngó giống, củ giống

5

Hải Dương

Ngó giống

Tỉa bớt/
Trồng bổ sung
Trồng bổ sung

6

Hưng Yên

Ngó giống


Trồng bổ sung

4

Tháng 7-8
Tháng 7-9
Tháng 7-8

Để tự nhiên
Phơi ao, vãi
vôi


1.3. Các sản phẩm từ cây sen và hiệu quả kinh tế
Các sản phẩm chính từ cây sen, năng suất từng loại sản phẩm trình bày trong bảng 3.
Gương sen xanh là sản phẩm thu hoạch chính tại Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên.
Năng suất gương sen xanh dao động từ 1.200-1.600 gương/sào, tùy thuộc vào từng giống sen,
điều kiện canh tác của địa phương và quá trình chăm sóc, thu hoạch. Năng suất gương sen xanh
đạt cao nhất tại Bắc Ninh với 1.500-1.600gương/sào, tiếp đến tại Bắc Giang đạt
1.400-1.500gương/sào và Hưng Yên đạt 1.200-1.400 gương/sào.
Sen chè là sản phẩm thu hoạch chính tại Ba Vì-Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên. Năng
suất sen chè dao động khá lớn, tại Ba Vì-Hà Nội đạt 60-65kg/sào, tại Hưng Yên đạt 50-60kg/sào,
riêng tại Hải Dương đạt được năng suất gấp đôi so với Ba vì và Hưng Yên, đạt 100-120kg/sào.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, năng suất gương sen, hạt sen phụ thuộc nhiều vào điều
kiện thời tiết. Trong vụ sen nếu bị ảnh hưởng của bão hoặc gió tây thì sen cho năng suất kém
thậm chí không cho thu hoạch. Ngoài ra vấn đề chuột phá hoại hoa sen, gương sen, hạt sen là vấn
đề lớn gặp phải cho người trồng sen, đặc biệt rất khó kiểm soát chuột trong điều kiện trồng sen
trên ruộng hay đầm trũng. Có thể đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sai khác
lớn về năng suất sen chè tại các vùng trồng sen khác nhau. Trong quá trình trồng sen nếu chăm

sóc tốt, bảo quản gương sen tránh được chuột phá hoại thì năng suất thu hoạch gương sen chè ít
bị tổn thất.
Sen lão là được thu hoạch chính ở Hà Nam, Hải Dương và Hưng Yên, là hạt sen đã chín
già có màu đen, khô ngay trên ruộng, là nguyên liệu để chế biến ra sen trắng (sen khô). Năng
suất sen lão từ 40-70kg/sào tùy từng địa phương.
Hoa sen ướp chè: là chỉ được khai thác từ giống sen Tây Hồ tại Tây Hồ Hà Nội. Đây là
nét đặc trưng văn hóa riêng của người Hà Nội. Năng suất hoa sen Tây Hồ thu được từ 1.5002.000 hoa/sào, tương đương 1,5-2 kg gạo sen dùng để ướp chè (Hoàng Thị Nga, 2013)[4].
Thu nhập bình quân/sào đạt được cao nhất từ hoa sen Tây Hồ với 10 triệu đồng/sào, tuy
nhiên sen hạt ở Ba Vì chỉ thu được 1,95 triệu/sào. Các địa phương khác như Bắc Giang, Bắc
Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nam đều cho thu nhập từ 3,30-4,65 triệu đồng/sào từ gương
sen xanh và hạt sen. Như vậy, tại các địa phương có những diện tích đất trũng không thể trồng
lúa hay các cây khác thì trồng cây sen sẽ là một giải pháp hữu hiệu và mang lại hiệu quả kinh tế
đáng kể cho người dân.
Bảng 3. Các sản phẩm từ cây sen tại các vùng điều tra, 2012-2013
STT

Địa điểm

1

Bắc Giang

Sản phẩm chính
từ cây sen
Gương sen xanh

Năng suất

2


Bắc Ninh

Gương sen xanh

1.500-1.600 gương/sào

3
4

Hà Nam
Hà Nội

40-60kg/sào
60-65kg/sào
1.500-2.000 hoa/sào

5

Hải Dương

6

Hưng Yên

Sen lão
Sen chè,
Hoa sen ướp
chè
Sen lão,
Sen chè

Sen chè,
Sen lão,
Gương sen xanh

1.400-1.500 gương/sào

50-60kg/sào
100-120kg/sào
50-60kg/sào
30-40kg/sào
1.200-1.500 gương/sào

5

Các sản phẩm
khác từ cây sen
Sen chè
Hoa sen
Sen chè, lá sen, hoa
sen, ngó sen, củ sen
Hoa sen
Sen lão
Hoa sen làm cảnh

Thu nhập bình quân
/sào (đồng)
4.350.000
4.650.000
3.300.000
1.950.000

10.000.000

Hoa sen

3.300.000

Hoa sen làm cảnh

4.050.000


2. Kết quả điều tra về thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen
Có 21 loại sản phẩm khác nhau từ cây sen được đưa ra thị trường để tiêu thụ (bảng 4).
Gương sen xanh, hạt sen xanh: được dùng để ăn tươi, tại Bắc Giang và Bắc Ninh giá bán
từ 25.000-30.000đ/10 gương và từ 40.000-50.000đ/kg hạt xanh.
Hạt sen chè: được bán ở 2 dạng là sen chè chưa tách vỏ hạt và sen chè đã tách vỏ hạt. Hạt
sen chè chưa tách vỏ được người trồng sen xuất trực tiếp cho các thương lái để tiêu thụ. Giá bán
của sản phẩm sen chè chưa tách vỏ dao động từ 30.000-50.000đ/kg tùy từng thời điểm: giá từ
45.000-50.000đ/kg (đầu vụ và cuối vụ), 30.000đ/kg (chính vụ). Sen chè đã tách vỏ giá bán dao
động từ 100.000-120.000đ/kg. Tuy nhiên sản phẩm này không bảo quản được lâu, với đều kiện
thời tiết nắng nóng của mùa hè (tháng 6 đến tháng 8 âm lịch) hạt sen chè bị mất nước nhanh, chất
lượng giảm rõ rệt: giảm độ ngọt và giảm hương vị. Theo kết quả điều tra cho biết: sản phẩm sen
chè tách vỏ chỉ có thể tiêu thụ trong vòng 1-2 ngày. Đây là vấn đề khó khăn trong quá trình bảo
quản hạt sen tươi.
Sen lão: Sản phẩm sen lão được thu mua chủ yếu tại các cơ sở chế biến sen khô (sen
trắng) tại Hưng Yên. Giá sen lão dao động khác nhau giữa các vùng sản xuất sen: sen lão có
nguồn gốc từ trong Nam hoặc được nhập khẩu từ Lào, Campuchia có giá từ 20.000-25.000đ/kg;
ngược lại sen lão có nguồn gốc trồng tại miền Bắc giá rất cao từ 40.000-60.000đ/kg. Như vậy giá
sen lão được trồng tại miền Bắc gấp đôi thậm chí gần gấp 3 lần so với sen lão có nguồn gốc từ
miền Nam hoặc nhập khẩu. Nên sản phẩm sen trắng có nguồn gốc từ sen lão miền Bắc cũng có

giá từ 180.000-200.000đ/kg trong khi sen trắng có nguồn gốc từ sen miền Nam hoặc nhập khẩu
chỉ được bán được với giá từ 130.000-150.000đ/kg. Về chất lượng sen trắng có nguồn gốc từ
miền Bắc ăn bở, thơm và đậm đà trong khi sen trắng miền Nam thì nhạt.
Hạt sen sấy là sản phẩm chất lượng được chế biến từ sen chè tươi. Vì vậy sen sấy vẫn giữ
được chất lượng thơm ngon của hạt sen tươi đồng thời có độ giòn của sản phẩm. Tại cơ sở sản
xuất ở Hưng Yên sản phẩm sen sấy có giá dao động từ 250.000-300.000đ/kg.
Tâm sen: tại cơ sở sản xuất sen lão có giá từ 170.000-200.000đ/kg. Tâm sen được dùng
để làm trà uống thích hợp cho người mất ngủ, hoặc sử dụng trong vị thuốc bắc.
Trà lá sen: lá sen tươi và lá sen khô dùng làm trà uống. Nước lá trà sen có tác dụng giảm
mỡ máu, tốt cho tim mạch, giá bán dao động 150.000-250.000đ/kg.
Hoa sen làm cảnh: tại Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh giá bán từ 20.000-25.000đ/chục,
riêng sen Tây Hồ có giá từ 50.000-100.000đ/1chục.
Chè cụ sen Tây Hồ: cho 10-12g chè vào bông sen vừa hé nở, dùng lá sen tươi bọc lại hôm
sau có thể dùng trà sen này để thưởng thức, giá bán từ 20.000-25.000đ/ấm chè cụ.

a. Điều tra thị trường

b. Làm chè cụ sen Tây Hồ

c. Gạo sen Tây Hồ

d. Tâm sen

e. Hoa sen Tây Hồ

f. Sen chè

g. Trà lá sen

h. Củ sen


Hình 1: Một số hình ảnh về hoạt động điều tra tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen

6


Bảng 4. Kết quả điều tra thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen, 2012-2013
STT

Các sản phẩm
từ cây sen

Giá bán

1
2
3

Gương sen xanh
Hạt sen xanh
Hạt sen chè chưa tách vỏ

4
5

8
9
10
11
12

13
14
15

Hạt sen chè đã tách vỏ
Sen lão có nguồn gốc
miền Nam, Lào
Sen lão trồng ở miền Bắc
Sen trắng có nguồn gốc từ
miền Nam, Lào
Sen trắng từ sen miền Bắc
Hạt sen sấy
Tâm sen
Lá sen khô
Lá sen tươi
Hoa sen cánh đơn
Hoa sen Tây Hồ
Chè cụ sen Tây Hồ

16
17
18
19
20
21

Gạo sen Tây Hồ
Chè sen Tây Hồ
Ngó sen (mầm)
Củ sen

Rượu tua sen
Rượu hạt sen

6
7

25.000-30.000đ/10 gương
40.000-50.000đ/kg
30.000-50.000/1kg

Thời gian xuất hiện
của sản phẩm
trên thị trường
3 tháng (Tháng 6-8)
3 tháng (Tháng 6-8)
3 tháng (Tháng 6-8)

Địa điểm phổ biến
tiêu thụ sản phẩm
Điểm trồng sen
Điểm trồng sen
Nơi sản xuất - tiêu thụ

100.000 -120.000đ/1kg
20.000-25.000đ/kg

3 tháng (Tháng 6-8)
6tháng (Tháng 7-12)

Nơi sản xuất - tiêu thụ

Cơ sở chế biến sen lão

40.000-60.000đ/kg
130.000-150.000đ/kg

3 tháng (Tháng 7-9)
Quanh năm

Cơ sở chế biến sen lão
Nơi sản xuất - tiêu thụ

180.000-200.000đ/kg
250.000 - 300.000đ/kg
170.000 -200.000đ/kg
150.000 -250.000đ/kg
30.000 - 50.000đ/10kg
20.000-25.000đ/10 bông
50.000-100.000/10 bông
200.000-250.000đ
/10 bông (10 ấm chè sen)
2.500.000-3.000.000đ/kg
4.000.000-6.000.000đ/kg
50.000 - 70.000đ/kg
35.000 -70.000đ/kg
1.500.000đ/5 lít
2.000.000/5 lít

Quanh năm
Quanh năm
Quanh năm

Quanh năm
4 tháng (Tháng 5-8)
3 tháng (Tháng 6-8)
3 tháng (Tháng 6-8)
3 tháng (Tháng 6-8)

Nơi sản xuất - tiêu thụ
Nơi sản xuất - tiêu thụ
Nơi sản xuất - tiêu thụ
Nơi sản xuất - tiêu thụ
Điểm trồng sen
Điểm trồng sen
Tây Hồ-Hà Nội
Tây Hồ-Hà Nội

3 tháng (Tháng 6-8)
Quanh năm
4 tháng (tháng 5-8)
4 tháng (tháng 1-4)
Hiếm gặp
Hiếm gặp

Cơ sở sản xuất chè sen
Nơi sản xuất - tiêu thụ
Điểm trồng sen
Điểm trồng sen
Tây Hồ-Hà Nội
Tây Hồ-Hà Nội

Gạo sen, chè sen Tây Hồ: Gạo sen dùng ướp chè, giá bán từ 2.500.000-3.000.000đ/kg. Vì

vậy chè được ướp gạo sen Tây Hồ cũng có giá bán rất cao từ 4-6 triệu đồng/kg (Tùng Dương,
2013, Hoàng Thị Nga, 2013) [1][4].
Ngó sen, củ sen được dùng làm nộm hay các món canh bổ dưỡng. Ngó sen được bán với
giá từ 50.000-70.000đ/kg, củ sen từ 35.000-70.000đ/kg tại Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội.
Tua sen (nhị sen) Tây Hồ và hạt sen tươi được sử dụng để ngâm rượu có tác dụng bổ
dưỡng cho sức khỏe, giá bán từ 1.500.000-2.000.000đ/5lít.
Hiện nay tơ sen còn được dùng để dệt lụa rất độc đáo tại Myanmar, Campuchia, Lào. Sản
phẩm từ tơ sen được làm hoàn toàn thủ công và có giá trị kinh tế cao, chúng thường gấp 7-10 lần
so với sản phẩm tương tự làm từ lụa tơ tằm (Đài truyền hình Việt Nam VTV1, 2014)[5].
Như vậy, trong số 21 sản phẩm từ cây sen thì các sản phẩm sen trắng, sen sấy, tâm sen, lá
sen khô và chè sen là rất phổ biến, được bán quanh năm trên thị trường với số lượng nhiều nhất.
Bên cạnh đó các sản phẩm này còn mang lại giá trị kinh tế nhất định cho người sản xuất, nó
không chỉ tồn tại ở nơi sản xuất mà còn phân phối tới các siêu thị, cửa hàng lớn nhỏ, người bán
lẻ tại các chợ. Hạt sen chè xuất hiện phổ biến rộng rãi trên thị trường tại các điểm trồng sen cũng
như các vùng khác để tiêu thụ, trong thời gian 3-4 tháng của vụ sen. Rượu tua sen, hạt sen (chỉ
có tại Tây Hồ-Hà Nội) và sen lão (chỉ được tiêu thụ tại cơ sở chế biến ở Hưng Yên) là những sản
phẩm hiếm gặp. Các sản phẩm còn lại: gương sen, hạt sen xanh, củ sen và ngó sen xuất hiện chủ
yếu tại các địa phương trồng sen, từ 3-4 tháng và chưa có kênh phân phối sản phẩm rộng rãi. Sen
trắng và hạt sen chè được người tiêu dùng ưa chuộng, tiêu thụ phổ biến với số lượng nhiều nhất.

7


3. Kết quả điều tra về quá trình chế biến hạt sen khô tại Hưng Yên
Tại 6 tỉnh được điều tra thì duy nhất tại Hưng Yên có các cơ sở chế biến sen lão. Đây là
hướng sản xuất hàng hóa lớn mở ra cho cây sen. Từ hạt sen lão qua 8 bước chế biến mới có thể
tạo ra sản phẩm sen trắng.
Bước 1. Phân loại hạt sen lão: dùng máy để phân loại hạt theo các nhóm kích cỡ hạt. Tùy từng
loại kích cỡ hạt sen lão mà người ta sẽ sử dụng máy tách vỏ hạt có kích cỡ hạt tương ứng. Thông
thường sen lão có nguồn gốc từ miền Nam hoặc nhập khẩu từ Lào, Campuchia kích thước hạt

nhỏ, dài, còn hạt sen lão có nguồn gốc ở miền Bắc thì tròn và kích thước hạt to hơn.
Bước 2. Tách vỏ hạt sen lão (chặt hạt): Lớp vỏ cứng bên ngoài sẽ được máy tách ra khỏi phần
thịt hạt. Vỏ hạt sen lão sẽ được tách ra mà không làm ảnh hưởng tới phần thịt hạt bên trong.
Bước 3: Sàng lọc lại sen lão: Nhằm lọc ra những hạt sen lão chưa được tách vỏ. Bước này sử
dụng máy sàng lọc hạt sen lão hoặc sử dụng nhân lực thủ công.
Bước 4: Loại bỏ lớp vỏ lụa: Vỏ lụa của hạt sen thường có màu nâu nhạt và có độ chát nhất định.
Nhờ quá trình ma sát mà lớp vỏ lụa bị mài mòn, làm hạt sáng trắng hơn.
Bước 5: Loại bỏ tâm sen: Hạt sen được ngâm nước, đãi như đãi gạo, để ráo nước, cắt bỏ 2 đầu
của phần thịt hạt, dùng kim nhọn đẩy phần tâm sen ra ngoài.
Bước 6: Sấy khô: Hạt tiếp tục được sấy khô xuống độ ẩm cần thiết để tránh bị nấm tấn công.
Bước 7: Làm sạch hạt: các tạp chất còn lại trong quá trình chế biến (tâm sen, hạt vỡ, hạt chất
lượng kém...) sẽ được loại bỏ để đảm bảo độ sạch và chất lượng hạt sen trắng.
Bước 8: Đóng gói hạt sen trắng: Là khâu cuối cùng của công đoạn chế biến sen trắng. Bước này
giữ cho hạt sen khô bảo quản được tốt trước khi đến tay người tiêu dùng.
Quá trình chế biến hạt sen lão tạo ra các sản phẩm: sen trắng, tâm sen, bột hạt sen, vỏ
cứng của hạt. Nhờ sự hỗ trợ của máy móc hạt sen lão được chế biến ra sen trắng với hiệu suất từ
60-70%. Đồng thời sen trắng là sản phẩm có giá trị và mang lại hiệu quả cao nhất so với các sản
phẩm khác được chế biến từ sen lão.

1. Phân loại hạt sen lão

2.Tách vỏ hạt sen lão

3. Sàng lọc lại hạt sen lão

4. Loại bỏ lớp vỏ lụa

5. Loại bỏ tâm sen

6. Sấy khô hạt


7. Làm sạch hạt

8. Đóng gói sen trắng

Hình 2: Quá trình chế biến hạt sen lão thành sen trắng

4. Những thuận lợi, cơ hội, khó khăn và thách thức trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các
sản phẩm từ cây sen.
Để xác định được yếu tố thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ
cây sen tại các điểm nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát các nhóm nông dân, kết
quả đánh giá được ghi nhận ở bảng 5.

8


4.1. Thuận lợi và cơ hội
- Yếu tố sinh học: mức độ gây hại của sâu xanh ăn lá chỉ được ghi nhận với 2,3%, sâu xám là
5,4% và rệp chích hút nhựa thân lá là 3,2%. Điều này phản ánh rằng tác hại của các loại sâu, rệp
trên cây sen là không đáng kể. Nếu phát hiện kịp thời, xử lý tốt sẽ không phải sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật, không gây hại cho người sản xuất và tạo ra các sản phẩm sạch cho người tiêu dùng.
- Yếu tố phi sinh học: Ảnh hưởng của úng ngập, hạn, thiếu phân bón NPK, đất nghèo dinh dưỡng
và không trồng bổ sung lại được ghi nhận với tỷ lệ thấp tương ứng là 2,8%, 15,7%, 14,2%,
19,1% và 15,7%. Có nghĩa là cây sen vẫn có khả năng sinh trưởng, phát triển trong điều kiện bất
lợi nêu trên. Đây là một yếu tố rất thuận lợi để phát triển cây sen tại những vùng đất trũng, đất
nghèo dinh dưỡng và không có điều kiện bổ sung bón phân.
- Yếu tố kinh tế xã hội: Tiêu thụ sản phẩm khó khăn, giá bán không ổn định chỉ được ghi nhận
với tỷ lệ rất thấp tương ứng là 1,7%, 7,3%. Hiệu quả kinh tế thấp, thiếu lao động được ghi nhận
với tỷ lệ 21,0% và 22,3%. Như vậy đồng nghĩa với việc tiêu thụ sản phẩm từ cây sen là thuận lợi,
giá bán các sản phẩm từ cây sen ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế.

Các địa điểm được điều tra là các vùng có truyền thống trồng sen lâu đời, nổi tiếng về
chất lượng thơm ngon. Ngoài ra, cây sen thích nghi với điều kiện trồng có nước, tốc độ sinh
trưởng nhanh, khả năng phát tán lớn là các yếu tố thuận lợi cho mở rộng sản xuất cây sen.
Bảng 5. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế trong sản xuất cây sen tại các điểm điều tra
Các yếu tố
1. Yếu tố sinh học
Thiếu giống tốt, giống phù hợp
Sâu xanh ăn lá
Sâu xám
Rệp chích nhựa thân lá
Bệnh thối thân do nấm
2. Yếu tố phi sinh học
Úng ngập (mưa nhiều)
Hạn
Bão
Gió tây
Cá (chim, trắm)
Thiếu phân bón NPK
Đất trồng nghèo dinh dưỡng
Không trồng bổ sung lại hàng năm
3. Yếu tố kinh tế, xã hội
Thiếu vốn đầu tư (giống, máy móc)
Thiếu tập huấn kỹ thuật mới
Thiếu công nghệ chế biến sen lão
Thiếu công nghệ chế biến sen chè
Thiếu lao động
Thiếu hệ thống cung ứng giống
Tiêu thụ các sản phẩm khó khăn
Giá bán các sản phẩm không ổn định
Hiệu quả kinh tế thấp


Tỷ lệ số người khẳng định (%)


Hải
Hưng
Nam
Nội
Dương
Yên

Bắc
Giang

Bắc
Ninh

25,0
0,0
0,0
0,0
0,0

46,7
6,7
13,3
6,7
40,0

50,0

0,0
0,0
12,5
37,5

12,5
6,3
20,0
0,0
37,5

42,8
0,0
0,0
0,0
14,3

60,0
0,0
0,0
0,0
10,0

39,5
2,3
5,4
3,2
23,2

0,0

25,0
75,0
75,0
75,0
0,0
25,0
0,0

6,7
13,3
80,0
80,0
93,3
0,0
13,3
20,0

0,0
12,5
87,5
87,5
75,0
25,0
12,5
0,0

0,0
18,8
87,5
100,0

100,0
31,3
25,0
50,0

0,0
14,3
100,0
100,0
100,0
28,6
28,6
14,3

10,0
10,0
100,0
100,0
100
0,0
10,0
10,0

2,8
15,7
88,3
86,7
90,6
14,2
19,1

15,7

25,0
100,0
100,0
100,0
25,0
50,0
0,0
0,0
25,0

40,0
100,0
100,0
100,0
26,7
60,0
0,0
6,7
26,7

62,5
100,0
100,0
100,0
12,5
62,5
0,0
12,5

37,5

50,0
100,0
50,0
100,0
25,0
50,0
0,0
0,0
12,5

42,9
100,0
57,1
100,0
14,3
71,4
0,0
14,3
14,3

40,0
100,0
0,0
100,0
30,0
70,0
10,0
10

10

43,4
100,0
67,9
100,0
20,8
60,7
1,7
7,3
21,0

9

Trung
bình


4.2. Khó khăn và thách thức
- Yếu tố sinh học: Thiếu giống tốt, giống phù hợp cho sản xuất cây sen được ghi nhận với tỷ lệ
39,5%. Hoa sen làm cảnh dù đẹp, có hương thơm tuy nhiên thời gian cắm trong bình không được
lâu (1-2 ngày) nên kém hấp dẫn người tiêu dùng sử dụng so với các loại hoa cảnh khác. Thực tế
cũng đòi hỏi các giống sen hạt cần có chất lượng ngon, năng suất tốt và giống sen lấy hoa có thời
gian bảo quản được lâu hơn sau thu hái.
- Yếu tố phi sinh học: Bão và gió tây là hai yếu tố ảnh hưởng xấu đến sản xuất cây sen với tỷ lệ
ghi nhận rất cao tương ứng là 88,3 và 88,8% số người được điều tra. Con người khó có thể kiểm
soát được các yếu tố bất lợi này. Tác động gây hại của cá (cá chim và cá trắm cỏ) cũng được ghi
nhận với tỷ lệ cao 90,6%. Tuy nhiên con người có thể kiểm soát được tác động của cá để giảm
các nguy cơ rủi ro cho cây sen.
- Yếu tố kinh tế-xã hội: thiếu hệ thống cung ứng giống được ghi nhận với tỷ lệ 60,7%. Thiếu vốn

đầu tư giống, máy móc cũng là yêu cầu cấp thiết của sản xuất, với tỷ lệ ghi nhận đạt 43,4%. Đặc
biệt là thiếu tập huấn kỹ thuật trong sản xuất cây sen, thiếu công nghệ chế biến sen chè được ghi
nhận với tỷ lệ 100% tại các vùng trồng sen. Gương sen xanh, hạt sen xanh và hạt sen chè đã tách
vỏ sau khi thu hoạch cần được tiêu thụ càng nhanh càng tốt, nếu để lâu chất lượng hạt sẽ giảm rõ
rệt và không tiêu thụ được. Điều này đòi hỏi cần có công nghệ chế biến hạt sen chè, sen xanh
càng trở lên cần thiết. Thiếu công nghệ chế biến sen lão được ghi nhận với tỷ lệ là 67,9%.
5. Đề xuất hướng khắc phục tồn tại, khó khăn trong sản xuất
Từ kết quả điều tra ở trên chúng tôi đưa ra một số đề xuất dưới đây nhằm khắc phục tồn
tại và những khó khăn trong sản xuất cây sen.
- Đầu tư cho nghiên cứu về cây sen: thực tế đòi hỏi cần có các giống sen tốt, giống sen phù hợp
cho từng vùng sản xuất. Trước tiên là đầu tư cho công tác điều tra, thu thập bảo tồn các nguồn
gen cây sen hiện còn ở ngoài sản xuất. Tiếp đến đầu tư cho công tác nghiên cứu mô tả đánh giá
các nguồn gen hoa sen từ đó phân lập các nguồn gen cây sen theo mục đích sử dụng chính của
chúng. Điều này phục vụ tốt cho công tác bảo tồn nguồn gen và chọn tạo giống sen. Tập huấn về
kỹ thuật cho người dân nhằm nâng cao kiến thức hiểu biết về sản xuất cây sen.
- Nghiên cứu công nghệ chế biến: hiện nay khâu chế biến hạt sen lão mới phát triển tại thành phố
Hưng Yên, cần được nhân rộng ra các địa phương trồng sen khác để giảm chi phí sản xuất, tăng
hiệu quả kinh tế. Công nghệ chế biến sen tươi (sen chè) hiện nay chưa có, việc tách vỏ hạt sen
chè hoàn toàn thủ công, năng suất lao động thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm.
- Hướng xuất khẩu sản phẩm từ cây sen: Các sản phẩm củ sen, ngó sen, hạt sen được thị trường
Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc... rất ưa chuộng. Đầu tư cho xuất khẩu các
sản phẩm từ cây sen sẽ là định hướng lâu dài cho phát triển cây sen ở nước ta.
IV. KẾT LUẬN
* Kết luận:
Kết quả điều tra tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen tại 6
tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên cho thấy:
- Diện tích trồng sen của 60 hộ gia đình tại 23 xã thị trấn của 6 tỉnh đạt 356ha, diện tích trồng sen
lớn nhất đạt 96ha tại Hà Nội, tiếp đến là Hà Nam 88,5ha, Bắc Ninh 79,2ha, Hưng Yên 40,3ha,
Hải Dương 39,5ha và Bắc Giang 12,5ha. Có 21 giống sen hiện đang được trồng, tên các giống
sen gắn với đặc điểm của giống (sen Hồng, sen Trắng, sen Bát xanh, sen Bát tía, sen Mặt bằng)

hay nguồn gốc xuất xứ (sen Tây Hồ), hoặc sen Cỏ... và các tên gọi khác.
- Mỗi địa phương có một phương thức thu hoạch sản phẩm khác nhau: gương sen, hạt sen xanh
thu hoạch tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên; sen lão được thu hoạch tại Hải Dương, Hà Nam,
Hưng Yên; sen chè được thu hoạch tại Ba Vì-Hà Nội và Hưng Yên; hoa sen ướp chè tại Tây Hồ-

10


Hà Nội. Trong số 21 sản phẩm từ cây sen, sản phẩm sen trắng, sen sấy, lá sen, chè sen, tâm sen
và sen chè là phổ biến, được người tiêu dùng ưa chuộng, tiêu thụ với số lượng nhiều nhất đồng
thời nó được phân phối rộng khắp từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng.
- Các cơ sở chế biến sen lão chỉ có tại Hưng Yên với 8 công đoạn khác nhau. Nhờ sự hỗ trợ của
máy móc mà hiệu suất sen trắng đạt từ 60-70%, đồng thời cũng là sản phẩm mang lại giá trị kinh
tế cao nhất so với các sản phẩm khác được chế biến từ sen lão.
* Đề xuất:
- Đầu tư cho nghiên cứu về cây sen: điều tra, thu thập bảo tồn mô tả đánh giá các nguồn gen hoa
sen. Phân lập nguồn gen theo mục đích sử dụng nhằm phục vụ công tác bảo tồn và chọn tạo
giống sen. Tập huấn kỹ thuật để nâng cao kiến thức hiểu biết của người dân về sản xuất cây sen.
- Nghiên cứu công nghệ chế biến: hiện nay khâu chế biến hạt sen lão mới phát triển tại Hưng
Yên, cần tiếp tục mở rộng ra các địa phương khác nhằm giảm chi phí sản xuất tăng hiệu quả kinh
tế. Nghiên cứu công nghệ chế biến hạt sen tươi để góp phần tăng giá trị sử dụng của sản phẩm.
- Hướng xuất khẩu sản phẩm từ cây sen: Đầu tư cho xuất khẩu các sản phẩm từ cây sen là định
hướng lâu dài nhằm bảo tồn và phát triển bền vững cây sen ở nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tùng Dương (2013), Người giữ hương chè sen Hà Nội. Thế giới văn hóa
/>2. Nguyễn Thị Thúy Hằng, Lê Văn Tú, Hoàng Thị Nga, Lã Tuấn Nghĩa, Nguyễn Phùng Hà, Bùi Văn Mạnh 2013,
Kết quả điều tra thực trạng sản xuất cây sen tại Hà Nội và Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp
Việt Nam, số 5(44) trang: 78 - 82.
3. Hoàng Thị Nga, Nguyễn Phùng Hà, Lê Văn Tú, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), Kết quả điều tra thu thập nguồn
gien cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn) ở đồng bằng sông Hồng năm 2011-2012, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển

nông thôn tháng 12 năm 2012, trang:126 - 130.
4. Hoàng Thị Nga, Lã Tuấn Nghĩa, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Nguyễn Phùng Hà, Trương Thị
Hòa, Nguyễn Thị Hoa (2013), Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống hoa sen Tây Hồ,
N05(44), 2013 Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam, trang: 72 - 78.
5. Đài truyền hình Việt nam VTV1 />Keywords: investigation, lotus, lotus products,production.

11



×