Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

tìm hiểu tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học
Nơng Lâm, tơi đã hồn thành nhiệm vụ học tập của mình và tiếp
thu được một lượng kiến thức nhất định. Để có được kết quả đó,
ngồi sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tơi đã nhận được sự động
viên của gia đình, sự hướng dẫn, giảng dạy của thầy cô giáo trong
nhà trường và sự giúp đỡ chia sẻ của bạn bè. Nhất là trong kỳ thực
tập và làm khoá luận cuối khoá, sự động viên, hướng dẫn, giúp đỡ
đó đối với tơi thực sự q báu.
Để có thể hồn thành khố luận tốt nghiệp của mình, tơi xin
trân trọng cảm ơn Thầy ThS. Nguyễn Trọng Dũng, người đã trực
tiếp hướng dẫn và luôn tạo điều kiện để cho tơi hồn thành được
khố luận của mình.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các cơ chú, anh chị trong
trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam, phịng
Nơng nghiệp huyện Tiên Phước, UBND huyện Tiên Phước, UBND
xã Tiên Lập và xã Tiên Châu, các hộ dân ở hai xã và các tư thương
trên địa bàn huyện đã luôn tạo điều kiện để cho tôi có thể học hỏi,
nắm được các kiến thức thực tế phục vụ cho bài viết của mình được
hồn thiện hơn.
Tuy nhiên, do kiến thức của bản thân và thời gian thực tập
cịn hạn chế nên nội dung đề tài khơng tránh khỏi những sai sót và
khiếm khuyết, kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ dẫn
thêm của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Huế, 20 tháng 05 năm
2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Phương Mẩn

1




Mục lục
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................1
Danh mục bảng biểu....................................................................................................................4
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................6
1.1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................................6
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................7
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................................8
2.1. Một số khái niệm .............................................................................................................8
2.1.1 Thị trường..................................................................................................................8
2.1.2 Các kênh thị trường ...................................................................................................8
2.1.3. Chuỗi giá trị...............................................................................................................9
2.2. Giới thiệu về cây sa nhân................................................................................................10
2.2.1. Đặc điểm cây sa nhân..............................................................................................10
2.2.2. Một số tác dụng của cây sa nhân.............................................................................12
2.3. Tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ sa nhân trên thế giới và Việt Nam ...........13
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sa nhân trên thế giới................................................13
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sa nhân ở Việt nam..................................................13
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................19
3.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................................19
3.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................20
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu.............................................................................................20
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin................................................................................20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................22
4.1. Tình hình cơ bản của vùng nghiên cứu...........................................................................22
4.1.1. Tình hình cơ bản của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.....................................22

4.1.2. Tình hình cơ bản của 2 xã điều tra...........................................................................22
4.2. Tình hình sản xuất sa nhân của huyện Tiên Phước.........................................................27
4.2.1. Tình hình khai thác sa nhân tự nhiên tại huyện Tiên Phước....................................27
4.2.2. Tình hình trồng sa nhân của người dân địa phương................................................29
4.2.3. Tình hình chế biến và bảo quản sa nhân tại huyện Tiên Phước...............................34
4.3. Hiệu quả kinh tế của sa nhân mang lại ở cấp nông hộ....................................................36
4.3.1. Hiệu quả kinh tế của sa nhân mang lại đối với hộ khai thác tự nhiên.....................36
4.3.2. Hiệu quả kinh tế của sa nhân mang lại đối với hộ trồng..........................................37
4.3.3. So sánh hiệu quả kinh tế của cây sa nhân và cây keo mang lại ở cấp nông hộ.......39
4.4. Thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện Tiên Phước .........................................................41
4.4.1. Tình hình tiêu thụ sa nhân tại huyện Tiên Phước....................................................41
4.4.2. Chuỗi giá trị của sa nhân tại huyện Tiên Phước......................................................42
4.4.3. Hình thành giá sa nhân qua các tác nhân.................................................................52
4.5. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động khai thác tự nhiên và trồng sa nhân
................................................................................................................................................54

2


4.5.1. Giải pháp từ người dân............................................................................................54
4.5.2. Giải pháp từ cán bộ địa phương...............................................................................55
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................56
5.1. Kết luận...........................................................................................................................56
5.2. Kiến nghị.........................................................................................................................57
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................................58

3


Danh mục bảng biểu

Trang
Bảng 01. Thống kê một số loài mang tên Sa nhân ở Việt nam……………….....9
Bảng 02. Điều kiện khí hậu thời tiết của 2 xã Tiên Lập và Tiên Châu huyện
Tiên Phước……………………………………………………………………....19
Bảng 03. Hiện trạng sử dụng đất tại Tiên Lập và Tiên Châu (2009)………….. 19
Bảng 04. Tình hình dân số và lao động tại 2 xã Tiên Lập, Tiên Châu (2010)….20
Bảng 05. Số lượng các loài vật nuôi (con) tại 2 xã Tiên Lập và Tiên Châu…...21
Bảng 06. Đặc điểm nông hộ khai thác sa nhân (xã Tiên Châu)………………...24
Bảng 07. Đặc điểm nông hộ trồng sa nhân (xã Tiên Lập)……………………...28
Bảng 08. Hiệu quả kinh tế của hộ khai thác sa nhân……………………….......31
Bảng 09. Hiệu quả kinh tế của hộ trồng sa nhân……………………………….33
Bảng 10. Hiệu quả kinh tế của cây keo mang lại ở cấp nông hộ……………….35
Bảng 11. Đặc điểm hoạt động của tác nhân thu gom……………………..41
Bảng 12. Chi phí hoạt động của tác nhân thu gom…………………...…..42
Bảng 13. Đặc điểm hoạt động của tác nhân bán buôn……………………43
Bảng 14. Chi phí hoạt động của tác nhân bán bn ……………………...44
Bảng 15. Hình thành giá sa nhân qua các tác nhân.………………………47

4


Danh mục sơ đồ, bản đồ, đồ thị
Trang
Sơ đồ 1. Sơ đồ chuỗi kênh thị trường sa nhân tại huyện Tiên Phước…………..38
Sơ đồ 2. Các tác nhân chính tham gia vào chuỗi giá trị của sa nhân…………...39
Bản đồ 1. Vị trí địa lý của các tác nhân thu mua sa nhân………………...46
Đồ thị 1. Tổng hợp chi phí, giá bán và thu nhập trong chuỗi giá trị sa nhân…...48
Danh mục hình ảnh
Hình 1: Hình vẽ cây sa nhân……………………………………………………..6
Hình 2: Quả sa nhân xanh sau thu hoạnh………………………………………...6

Hình 3: Sa nhân trồng xen cây ăn quả (Bảo Thắng- Lào Cai)………………….10
Hình 4: Sa nhân tím trồng dưới tán keo (Sơn Hịa, Phú n)..............................11
Hình 5: Sa nhân tím trồng dưới tán rừng trồng (Vĩnh Thạnh – Bình Định)……12
Hình 6: Đất thịt pha đá (thích hợp trồng sa nhân)………………………………25
Hình 7: Sa nhân trồng trong vườn nhà (Tiên Lập – Tiên Phước….……………26

5


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Các xã thuộc huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam chủ yếu là các xã vùng
sâu, vùng xa, giao thông bất lợi, kinh tế kém phát triển, đất để canh tác lúa nước
rất ít, các ngành nghề cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không phát triển. Người
dân sống chủ yếu dựa vào làm vườn, khai thác rừng, trình độ canh tác lạc hậu,
đất đai sử dụng không hiệu quả, phần lớn bị bỏ hoang hố nên đời sống của họ
cịn khó khăn vì vậy đã tạo áp lực lên tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài
nguyên rừng.
Trong vùng có nhiều loại lâm sản ngồi gỗ có thể phát triển thành mơ hình
sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao mà vẫn đáp ứng được mục tiêu bền vững
như: mật ong, song mây, măng tre, sa nhân, các loại cây làm thuốc… Đáng chú ý
là cây sa nhân, một loại cây mang lại thu nhập cao cho người dân vùng núi.
Sa nhân là vị thuốc quý được dùng nhiều trong y học cổ truyền phương
Đơng, cịn được làm gia vị, chế tạo nước hoa, dầu gội, xà phòng thơm… Việt
Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới có nguồn sa nhân mọc tự nhiên khá
phong phú. Hàng năm nước ta vẫn khai thác được vài trăm tấn sa nhân hoang dại
và trồng, đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên nạn phá rừng làm nương rẫy, khai thác không đúng cách và
nhiều nguyên nhân khác đã làm cho nguồn sa nhân thu hái được trong tự nhiên
ngày càng giảm sút. Trong khi đó, nhu cầu sa nhân trong nước, trên thế giới hiện

đang có xu thế tăng thêm. Trên thực tế, người dân các xã miền núi ở huyện Tiên
Phước đã và đang tiến hành trồng xen sa nhân dưới tán rừng trồng, trong vườn
nhà... để cải thiện thu nhập nhưng lại không dám mở rộng sản xuất do họ chưa
nắm rõ kỹ thuật trồng và chưa biết hết giá trị kinh tế của cây sa nhân cũng như
nơi tiêu thụ.
Trong những năm gần đây việc sản xuất, bn bán sa nhân cịn bị thả nổi
vì sản lượng chưa cao. Việc thu mua xuất khẩu phần lớn do tư thương nắm
giữ, họ tự tìm kiếm thị trường nên tự điều phối giá thu mua và giá xuất sản
phẩm. Tuỳ theo giá cả do tư thương Trung Quốc ấn định mà giá cả thu mua tại

6


chợ cũng thay đổi. Bởi vậy, người sản xuất luôn bị tư thương khống chế về giá
mà khơng có sự can thiệp của Nhà nước nên khơng khuyến khích được sản xuất.
Để khắc phục những vấn đề trên, đồng thời phát triển vùng nguyên
liệu trồng sa nhân cho huyện Tiên Phước nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói
chung cần có một báo cáo tồn diện về tình hình sản xuất và tiêu thụ sa
nhân ở đây, nhằm có những tư vấn cũng như giải pháp khắc phục khó khăn
trong vấn đề sản xuất, thị trường cho bà con.
Trước thực tiễn đó, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: «Tìm hiểu tình hình
sản xuất và thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng
Nam» với mong muốn tìm hiểu được quá trình sản xuất, tiêu thụ sa nhân
cũng như khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ cho loại cây này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng khai thác tự nhiên và trồng sa nhân của người dân tại
huyện Tiên Phước .
- Xác định tình hình chế biến và bảo quản sa nhân ở địa phương.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của sa nhân mang lại ở cấp nơng hộ.
- Tìm hiểu thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện: tình hình tiêu thụ, chuỗi giá

trị, các tác nhân tham gia vào chuỗi, hình thành giá qua các tác nhân.

7


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm
2.1.1 Thị trường
 Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường. Ta có thể gặp một
số khái niệm phổ biến sau:
a) Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thơng qua đó người
bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
b) Thị trường là một khn khổ vơ hình, trong đó người này tiếp
xúc với người kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm và thơng qua đó họ
cùng xác định giá, số lượng trao đổi [1].
Như vậy có thể hiểu thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi
hàng hoá dịch vụ mà tại đó người mua và người bán tác động qua lại lẫn
nhau để xác định giá cả thông qua tiền tệ làm mô giới [2].
 Một thị trường không phải là một địa điểm mà là một mạng lưới giao dịch
giữa những người có nhu cầu cần được thoả mãn, có tiền để tiêu và mong muốn
tiêu số tiền đó, với những người có sản phẩm hàng hố hoặc dịch vụ để cung
cấp.
Đó là nhu cầu tổng thể cho một sản phẩm với một giá đưa ra tại một vị trí
và thời điểm nhất định, với các tiêu chuẩn và điều kiện đặc thù (FAO, 1996).
Nhu cầu được hình thành bởi các đòi hỏi và mong muốn của khách hàng. Có
nhiều thị trường hoặc điểm trao đổi khác nhau cho các sản phẩm và dịch vụ.
Thị trường có thể tồn tại cho nguyên liệu (chẳng hạn như những loại thân
rễ thực vật dùng trong công nghệ nước hoa), cho hàng hoá bán thành phẩm
(chẳng hạn như những loại tinh dầu sẽ dùng trong công nghệ thực phẩm),
và các sản phẩm hoàn chỉnh (chẳng hạn như khăn ăn được dệt từ sợi tự

nhiên). Thị trường có thể là địa phương, khu vực, quốc gia hoặc là quốc tế
[3].
2.1.2 Các kênh thị trường

Kênh thị trường (Market channe): Đây là một kênh mà qua đó thơng
tin được chuyền tải đi và đến các thị trường và đồng thời qua đó các sản phẩm

8


được bán. Kênh thị trường thường được chia ra làm hai loại: kênh tập trung và
kênh phi tập trung.
• Một kênh thị trường tập trung là kênh mà trong đó những sản phẩm
của nông dân hoặc người thu gom được mua cùng nhau ở những điểm thị trường
(chợ) lớn và trung tâm. Tại những nơi đó, người chế biến hoặc những người
buôn bán sỉ thu mua sản phẩm từ những đại lý, môi giới hoặc đại diện của nông
dân. Khi mà tất cả cây dược liệu sản xuất từ những thôn bản rải rác được đưa đến
thị trấn huyện lỵ chính, từ đó chúng được nhà máy dược phẩm thu mua, việc này
cấu thành một ví dụ của một kênh thị trường tập trung.
• Một kênh thị trường phi tập trung là một kênh không sử dụng những
điều kiện thuận lợi thị trường lớn được hình thành, mà thay vào đó người chế
biến hoặc người bn bán sỉ thu mua hoặc là trực tiếp từ nông dân hoặc là từ
những điểm bán sản phẩm nhỏ. Trong trường hợp này, người dân thường bán các
sản phẩm của riêng họ. Khi những người sản xuất mật ong trực tiếp bán sản sản
phẩm của họ cho thương gia đến tại thơn, thì đây là một ví dụ về một kênh thị
trường phi tập trung [3].

Các kênh thị trường còn được gọi là cơ cấu thị trường. Nó chỉ ra mối
quan hệ giữa người sản xuất, tổ chức hay cá nhân thu mua với người tiêu dùng
trong việc mua bán một loại sản phẩm nào đó và sự lưu chuyển của hàng hố đó

từ người sản xuất đến các tổ chức trung gian và tới tay người tiêu dùng. Các
kênh thị trường của sản phẩm do tính chất của sản phẩm đó quy định và tình
hình phát triển thị trường ở mỗi vùng, mỗi quốc gia quy định [4].
2.1.3. Chuỗi giá trị
 Khái niệm chuỗi giá trị
Theo nghĩa hẹp: chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện
trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt
động này gồm: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua
vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu
mãi… Tất cả những hoạt động này tạo thành một chuỗi kết nối người sản

9


xuất với người tiêu dùng. Mặt khác mỗi hành động lại bổ sung giá trị cho
thành phẩm cuối cùng.
Theo nghĩa rộng: là một phức hợp hoạt động do người tham gia thực
hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp
dịch vụ…)để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ.
Chuỗi giá trị rộng được bắt đầu từ hệ thống nguyên liệu thô và chuyển
dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh,
lắp ráp, chế biến…
 Chuỗi giá trị có liên quan đến nhiều hoạt động cần thiết để đưa một sản
phẩm (một dịch vụ) từ ý niệm, qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến tay
người tiêu dùng cuối cùng và xử lý sau khi sử dụng (Kaplinsky và Morris, 2001).
Hơn nữa, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả các bên tham gia chuỗi hoạt động
nhằm tối đa hóa việc gia tăng giá trị trong suốt chuỗi. Phân tích chuỗi giá trị
nhằm hiểu được các yếu tố khác nhau tạo ra động lực phát triển, khả năng cạnh
tranh trong cùng ngành và xác định những cơ hội, hạn chế trong việc tăng lợi ích
cho các bên hoạt động trong ngành [3].

2.2. Giới thiệu về cây sa nhân
2.2.1. Đặc điểm cây sa nhân
Sa nhân thường phân bố ở dưới tán các khu rừng thứ sinh, đất ẩm mát,
nhất là ven khe, tán rừng dày, đất không dốc quá (< 15 0) với độ tàn che tán rừng
0,3 - 0,5. Ở độ cao 100 - 800 m so với mặt nước biển, lượng mưa bình quân
1000 - 3000 mm.
Sa nhân thân thảo cao 1,5 - 2,5 m. Thân trên mặt đất (thân khí sinh) hình
trụ, đường kính 0,7 - 1 cm, nhẵn. Sa nhân sinh sản bằng thân ngầm bò ngang
dưới mặt đất, mang vẩy và rễ phụ. Từ thân ngầm mọc lên các thân ký sinh, quả
mọc từ gốc cây mẹ. Thân ngầm mọc bò ngang trên mặt đất, gồm nhiều đốt,
đường kính 0,6 - 0,8 cm, bao bọc bởi các lá vảy màu nâu. Lá mọc so le, xếp
thành 2 dãy, mọc xiên hướng lên phía trên. Lá gần như khơng có cuống, thân rễ
khỏe bị lan dưới lớp đất mỏng, có khi nổi lên trên mặt đất. Phiến lá hình elip dài

10


20 - 30 cm, rộng 5 - 6 cm, gốc lá hình nêm đều, mép ngun, chóp lá nhọn có
đi. Hai mặt lá nhẵn có bẹ ơm thân bong ra ở gân đỉnh.
Hoa dạng bông mọc cụm từ thân cây, có cán dài mỗi cụm từ 3 - 5 hoa trở
lên. Lá bắc trong dạng mo hình ống, gốc trắng chia 3 thuỳ, ống tràng dài cũng
chia 3 thuỳ, thuỳ giữa to rộng hơn. Cánh mơi hình trứng ngược, lõm dạng thìa.
Gốc mơi có móng, đỉnh lồi xẻ thuỳ, phía lưng cong. Cánh hoa có màu hoặc gân
màu khác nhau tuỳ lồi. Bầu hơi phồng có lơng, vịi nhụy có lơng tơ ngắn.
Quả cuống ngắn có gai, hình trịn hoặc trứng dài có 3 ơ mang 3 khối hạt.
Hạt hình đa diện, đều có áo hạt, vỏ có vân hay u lồi. Quả dạng quả nang, hình
trứng hay gần hình cầu, dài 1,3 – 1,6 cm, đường kính 1,2 – 1,3 cm, chia thành 3
múi nơng. Vỏ ngồi có gai ngắn, dày, màu tím nâu, khi già gai ngắn bớt và
chuyển sang màu tím đen hoặc đỏ. Khối hạt nhiều gồm từ 13 – 28 hạt, có áo hạt
màu trắng, vị hơi ngọt, cắn vỡ có vị cay, mùi thơm của tinh dầu.

Hoa quả ra theo mùa hoặc quanh năm. Ra hoa nhiều ít phụ thuộc theo thời
tiết hay mức độ phá hoại do người và động vật khi thu hoạch quả. Nên thường có
năm được mùa, năm mất mùa [5].

Hình 1: Hình vẽ cây sa nhân
Hình 2: Quả sa nhân xanh sau thu hoạnh
1.thân cây; 2.hoa; 3.quả; 4.khối hạt
(Ảnh vẽ:Bùi Xuân Chương)

11


Ở nước ta người ta đã chú ý tới một số lồi Sa nhân có năng suất chất
lượng quả cao để bảo vệ và phát triển gây trồng trong vườn rừng là:
Amomum villosum
:Sa nhân đỏ.
Amomum xanthioi des : Sa nhân xanh (có nhiều ở Tiên Phước).
A. longiligulare
: Sa nhân tím.
A. cardamomum
: Đậu khấu.
2.2.2. Một số tác dụng của cây sa nhân
a. Giá trị kinh tế
Sa nhân là loại dược liệu có giá trị sử dụng trong nước và xuất khẩu cao.
Hàng năm, từ nguồn sa nhân mọc tự nhiên ở Việt Nam đã khai thác thu mua
được khoảng 100 - 300 tấn (quả khô) sử dụng trong nước và vài trăm tấn
xuất khẩu. Giá thu mua sa nhân tại chỗ trung bình từ 30.000 - 40.000
đồng/kg quả khơ (cả vỏ). Giá xuất khẩu 90.000 đồng đến 120.000 đồng/kg
quả khô (tháng7/năm 2006) [6].
b. Tác dụng dược lý

Tinh dầu Sa nhân (các lồi trên) có tác dụng ức chế hoạt động của các loại
vi khuẩn: Dipcoccus pneumoniae, Mycobacterium tuberculosis, Salmonella
typhi, Bacillus mycoides, Shigella dysenteriae, Protues vulgaris, Bacillus
subtilis; diệt amíp trên Entamoeba moshkowskii với nồng độ ức chế thấp [6].
c. Công dụng làm thuốc
Sa nhân được sử dụng nhiều để làm thuốc trong Y học cổ truyền, nhằm
kích thích tiêu hố; chữa ăn uống không tiêu, bị nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng
do lạnh, viêm ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, sẩy thai, phong tê thấp, sốt rét, đau răng, phù
thũng bệnh cao huyết áp, cao cholesterol máu… Trong quả sa nhân có tinh dầu
dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm. Hạt sa nhân còn dùng như gia vị, chế rượu màu.
Dịch ép từ rễ sa nhân chữa ho [7].
d. Những hiệu quả khi trồng sa nhân
Trồng sa nhân dưới tán rừng tự nhiên và tán rừng trồng góp phần hạn chế
xói mịn, lũ lụt nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Sa nhân
không tranh chấp đất với một số loại cây trồng khác mà chỉ tận dụng được đất

12


dưới tán rừng để tăng nguồn thu nhập trên một đơn vị diện tích. Sa nhân rất đa
dạng về thành phần lồi nên ngồi giá trị kinh tế cịn có ý nghĩa trong việc đóng
góp vào bảo tồn đa dạng sinh học [8].
2.3. Tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ sa nhân trên thế giới và Việt
Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sa nhân trên thế giới
Trên thế giới, sa nhân là loài thuộc chi Amomum roxn, thuộc họ gừng
được Carolus Linnaeus công bố năm 1737. Theo số liệu bổ sung của Index
Kewensis thì số tên chính thức trong chi Amomun lên tới 250 lồi, phân bố chủ
yếu ở vùng nhiệt đới núi cao. Ấn Độ có khoảng 48 lồi, Malaysia có 18 lồi.
Trung Quốc có 31 lồi sa nhân được thống kê và mơ tả, tập trung chủ yếu ở vùng

Nam Trung Quốc giáp với Việt Nam và Lào.
Sa nhân có phân bố ở hầu hết các nước Đông Nam Á và Nam Trung
Quốc. Trước đây, các nước này hàng năm xuất khẩu 400 - 500 tấn Sa nhân khô
giá 7 - 10 USD/kg. Ở Vân Nam (Trung Quốc) sa nhân có vai trị rất quan trọng,
tại đây người ta đã trồng khoảng 13.000 ha, giá khoảng 5,5 USD/kg. Tại
Indonexia diện tích trồng lồi Amomum compactum đạt khoảng 1.000 ha, sản
lượng trên 900 tấn.
Sa nhân xuất khẩu là quả già phơi khơ, bóc vỏ lấy cả khối hạt. Tên thương
mại của sa nhân là CARDAMOM, được dùng làm thuốc và gia vị. Các nước xuất
khẩu sa nhân chủ yếu là: Indonesia (gần 1000 tấn/năm), Thái Lan và Malaysia
(vài trăm tấn /năm). Các nước nhập khẩu sa nhân của khu vực Đơng Nam Á gồm
có: Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Giá sa
nhân trên thị trường thế giới dao động từ 5.500 - 6.500 USD/tấn khô. Nhu cầu
dược liệu sa nhân trên thế giới, mỗi năm ước tính tới vài ngàn tấn. Nhu cầu này
có xu hướng ngày một nhiều hơn [6].
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sa nhân ở Việt nam
Ở nước ta, sa nhân phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc và Trung
Bộ có khoảng 30 lồi, trong đó có 23 loài đã được xác định chắc chắn. Ở Viện

13


dược liệu và trường Đại học Dược hiện có 12 mẫu vật chưa đủ tài liệu định tên
loài đều mang tên sa nhân [9].
Bảng 01. Thống kê một số loài mang tên Sa nhân ở Việt nam [10]
TT

Tên khoa học

Tên Việt Nam


Phân bố

1 Amomum villosum Lour Sa nhân đỏ
var T.L Wu

Hồ Bình, Bắc Cạn, Thái
Ngun, Phú Thọ, Nghệ An

2 A.xanthioides wall ex
Bak T.LWu

Sa nhân xanh

Quảng Nam, Đắc Lắc, Hồ
Bình

3 A. auran tia cum H.T
TSai S.W.Zhao

Sa nhân đỏ

Lai Châu, Sơn La

4 A. longiligulare Y.L Wu Sa nhân tím

Phú Thọ, Phú Yên, Bình Định,
Đắc Lắc

5 A.lappaceum Ridl


Sa nhân

Hồng Liên Sơn

6 A. Ovoideum Gaguep

Sa nhân trắng

Hồ Bình, Phú Quốc, Ba Vì

7 A.echinosphaera
K.Schum

Sa nhân đỏ

Ba Vì, Thanh Hố, Phú n

8 A.bislorum Jack

Sa Nhân 2 hoa

Đắc Lắc, Quảng Nam,Đà Nẵng

9 A. repoense Pierre

Sa Nhân

Quảng Nam, Đà Nẵng


10 A.vespertilio Gagnep

Sa Nhân Thầu dầu Yên Bái, Bắc Kạn, Thái
se đất
Nguyên, Phú Thọ

11 A.schmidtii Gagnep

Sa nhân hồi

Lai Châu, Sơn La

12 A.thyr Soideum Gagnep Sa nhân hoa thưa Ninh Bình
13 A. repens Sorner

Sa nhân. Rễ gấm Lào Cai, Ninh Bình

14 A.davieanum Pierre

Sa nhân

Lai Châu, Sơn La

15 A.cardamomum Willd

Đậu khấu

Trung Bộ

Ở Việt Nam, tiềm năng về nguồn tài nguyên lâm sản ngồi gỗ nói chung

và cây sa nhân nói riêng rất lớn, nhưng ít được quan tâm. Nguồn sa nhân chủ yếu

14


được khai thác từ tự nhiên. Từ năm 1992 đến nay, sa nhân đã được đưa ra trồng
ở một số địa phương ở các tỉnh phía Bắc (Tân Lạc – Hồ Bình, Chân Mộng –
Đoan Hùng – Phú Thọ, huyện Bảo Thắng và thị xã Lào Cai – Lào Cai, Đại Từ –
Thái Nguyên). Mặc dù cây được trồng ở mơi trường khí hậu, thời tiết hơi khác
với nơi mọc tự nhiên, nhưng sa nhân tím vẫn sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa
kết quả nhiều. Những nơi trồng nhiều như Phú Thọ khoảng 300 ha cho thu nhập
hàng năm từ 180 - 270 triệu đồng. Một số nơi cho năng suất hạt đạt từ 100 - 200
kg/ha. Bình quân mỗi năm chúng ta xuất khẩu khoảng 250 - 400 tấn sa nhân hạt
[11].

Hình 3: Sa nhân trồng xen cây ăn quả (Bảo Thắng- Lào Cai)
Tại cao nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, tiến sĩ Nguyễn
Thanh Phương, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ
cùng Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ Phú Yên đã thực hiện dự
án “Phát triển vùng nguyên liệu cây sa nhân tím phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng
nội địa tại huyện miền núi Sơn Hòa” thời gian 36 tháng (6/2008 - 6/2011), sau
12 tháng trồng sa nhân tím dưới tán rừng keo 2 - 3 năm tuổi (độ tàn che 0,3 - 0,4)
và dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh nghèo kiệt (độ tàn che 0,4 - 0,6) sinh trưởng
phát triển tốt. Sa nhân tím sau 8 tháng khoanh ni tự nhiên (xúc tiến tái sinh tự
nhiên) đã cho quả bói, năng suất khơ là 19,7 kg/ha (vụ 1); sau 12 tháng, năng

15


suất khô được 23,0 kg/ha (vụ 2), như vậy năng suất khơ ra bói cả năm là 42,7

kg/ha. Sa nhân tím sau trồng 12 tháng dưới tán rừng keo (hộ ông Đặng Văn
Quang - xã Sơn Xuân) đã cho ra hoa đậu quả với tỷ lệ là 67,5%, năng suất khô là
32,6 kg/ha trong vụ 2. Với giá 100.000 - 200.000 đ/kg quả khơ thì sau trồng 2
năm đã cho thu nhập 5 - 6 triệu đồng/ha và những năm tiếp theo cịn cao hơn [8].

Hình 4: Sa nhân tím trồng dưới tán keo (Sơn Hịa, Phú n)
Mơ hình thử nghiệm 0,2 ha sa nhân tím trồng dưới tán rừng trồng tại tiểu
khu 99 xã Vĩnh Sơn và 0,6 ha trồng dưới tán rừng tự nhiên tại tiểu khu 168 (xã
Vĩnh Hảo - huyện Vĩnh Thạnh) đều cho kết quả tốt. Đây là các mơ hình trồng
thử nghiệm trong khn khổ đề tài: "Nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng, thu
hoạch, bảo quản và dược tính của lồi sa nhân tím tại Bình Định" do kỹ sư
Nguyễn Ngọc Tạo (Trung tâm giống cây trồng Bình Định) thực hiện. Sau 3 năm
trồng, đến nay, cây sa nhân dưới tán rừng tự nhiên có 75% cây có hoa và quả. Do
phụ thuộc vào tán rừng tự nhiên nên cây sa nhân ở đây sinh trưởng khơng đồng
đều vì độ che phủ của tán rừng khơng đồng đều. Cịn mơ hình trồng sa nhân dưới
tán rừng trồng sinh tưởng tốt hơn.

16


Hình 5: Sa nhân tím trồng dưới tán rừng trồng (Vĩnh Thạnh – Bình Định)
Qua kiểm định chất lượng sa nhân tím trồng ở Bình Định cho thấy, quả sa
nhân có hàm lượng tinh dầu từ 3 - 4%, khá cao so với quy định (1,5%). Đề tài sẽ
tiếp tục điều tra về sản lượng tự nhiên, trữ lượng ở các ơ tiêu chuẩn định vị, xây
dựng quy trình tạo giống bằng phương pháp xử lý hạt nảy mầm, thí nghiệm các
thành phần làm ruột bầu ươm cây, hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật trồng, thu
hoạch, chế biến, bảo quản. Đây là cơ sở khoa học để chuyển giao cho nhân dân
trồng sa nhân tím đại trà dưới tán rừng khu vực miền núi của tỉnh [12].
Đất rừng Vĩnh Sơn chủ yếu là đất đỏ bazan, lại ở độ cao khoảng 700 m so
với mặt nước biển. Theo một số tài liệu khoa học, cây sa nhân trồng được dưới

tán rừng tự nhiên, rừng cây ăn quả. Thời vụ trồng thường vào vụ xuân. Giống
cây lấy bằng thân ngầm hay gieo từ hạt. Mật độ trồng khoảng 300 cây/ha. Sau 3
năm cây bắt đầu cho quả, năng suất khoảng 100 - 200 kg quả khô/ha/năm.Thông
thường cứ 10 kg quả tươi cho 1,5 - 1,8 kg quả khơ, bóc được 0,7 - 0,8 kg hạt.
Hiện nay, quả sa nhân khơ có giá 70.000 đồng/kg [12].
Mơ hình ở Hịa Bình là trồng trẩu, xoan, dưới tán trồng sa nhân. 1 ha trồng
10.000 bụi, sau 3 năm mỗi bụi cho trên dưới 1 kg quả tươi (2 - 3 lạng quả khô).
Giá bán trên 100.000 đ/kg quả khô, hay trên 100 triệu đồng/tấn. Sa nhân cho
khai thác quả 7 - 8 năm mới phải thay thế.

17


Sa nhân yêu cầu về nước tưới được đưa lên hàng đầu, lơ trồng tại Tân Lạc,
Hịa Bình vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 1992, do thời tiết mùa xn có mưa
phùn, khơng cần tưới nước, tỉ lệ sống đạt từ 91,0 - 96,4%. Trong khi đó, lơ trồng
ở xã Quân Chu, Đại Từ, Thái Nguyên vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2004,
lúc này ít mưa và đất khô, mặc dù được tưới nước ngay sau khi trồng nhưng tỉ lệ
sống và mọc chồi chỉ đạt 86,4% [13].
Đối với khai thác tự nhiên, người dân thường vào rừng tự nhiên thu hái
quả sa nhân rồi bán tươi, có khi phơi khơ đem bán ở chợ hoặc cho người đi thu
mua. Sau khi thu mua người ta mới tiến hành chế biến rồi đem bán ra thị trường.
Tiêu thụ trong nước chủ yếu là cho các thầy lang, cịn xuất khẩu thì sang Trung
Quốc, Nhật Bản.
Cách đây vài chục năm (trước năm 1975), khi diện tích rừng chưa bị phá
hoại nghiêm trọng, sa nhân phân bố rộng rãi và trữ lượng tương đối lớn. Nhà
nước độc quyền thu mua, xuất khẩu riêng, miền Bắc mỗi năm cũng xuất khẩu từ
vài chục đến hàng trăm tấn sa nhân khơ. Nhưng hiện nay, do diện tích rừng bị
thu hẹp nhanh chóng, việc khai thác bảo vệ cây sa nhân không được chú ý tốt
nên sản lượng sa nhân xuất khẩu giảm dần và phần lớn do tư thương làm nên số

liệu khơng thống kê được chính xác. Ví dụ, năm 1995 ta đã xuất sang Nhật 50
tấn quả khô và một ít xuất sang Trung Quốc. Những năm gần đây, tuy sản lượng
có giảm nhiều vì rừng bị tàn phá và việc trồng chưa được đẩy mạnh nhưng thị
trường sa nhân vẫn sôi động [14].

18


PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các nông hộ tham gia vào hoạt động khai thác và trồng sa nhân trên địa bàn
huyện Tiên Phước. Cụ thể là các hộ tham gia khai thác sa nhân trong tự nhiên ở
xã Tiên Châu và các hộ trồng sa nhân ở xã Tiên Lập, huyện Tiên Phước.
- Các nhà thu mua sa nhân trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Vùng nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện tại hai xã Tiên Châu và
Tiên Lập, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Là hai xã có số lượng khai thác
sa nhân tự nhiên lớn (xã Tiên Châu) và số hộ trồng sa nhân nhiều, tập trung (xã
Tiên Lập).
Về thời gian: Từ ngày 31/12/2010 đến ngày 20/05/2011.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
+ Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, đất đai
+ Điều kiện kinh tế xã hội: Dân số - lao động, sản xuất nông - lâm nghiệp,
giao thông và hệ thống thủy lợi.
- Tình hình sản xuất sa nhân tại huyện Tiên Phước
+ Thực trạng khai thác sa nhân tự nhiên, đặc điểm hộ khai thác sa nhân
+ Tình hình trồng sa nhân của người dân địa phương, đặc điểm hộ trồng sa
nhân

+ Tình hình chế biến và bảo quản sa nhân
- Hiệu quả kinh tế của sa nhân mang lại ở cấp nông hộ
+ Hiệu quả kinh tế của sa nhân mang lại đối với hộ khai thác tự nhiên
+ Hiệu quả kinh tế của sa nhân mang lại đối với hộ trồng
+ So sánh hiệu quả kinh tế của cây sa nhân và cây keo mang lại ở cấp
nông hộ
- Thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện Tiên Phước
+ Tình hình tiêu thụ sa nhân

19


+ Chuỗi giá trị của sa nhân: Các kênh tiêu thụ sa nhân, các tác nhân tham
gia vào chuỗi, vị trí địa lý của các tác nhân.
+ Hình thành giá qua các tác nhân
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu
Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 2 xã thuộc huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng
Nam. Đảm bảo các tiêu chí:
- Mang tính đại diện cho hoạt động khai thác và trồng sa nhân tại huyện.
- Là các xã có sản lượng sa nhân cao, người dân có tiến hành khai thác và
trồng sa nhân.
- Thuận lợi cho việc điều tra thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu.
Cụ thể, xã được chọn là xã Tiên Châu có truyền thống khai thác sa nhân từ
lâu đời, xã Tiên Lập với số lượng hộ trồng sa nhân nhiều và tập trung.
Chọn mẫu nghiên cứu
- Tiêu chí chọn hộ: các hộ tham gia vào hoạt động khai thác tự nhiên sa
nhân (Tiên Châu) và trồng sa nhân (Tiên Lập).
- Phương pháp chọn mẫu: thu thập danh sách hộ thông qua các trưởng

thôn. Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại theo danh
sách.
- Dung lượng mẫu: 40 hộ, bao gồm 10 hộ khai thác sa nhân tại thôn 4 xã
Tiên Châu, 20 hộ trồng tại thôn 4 xã Tiên Lập và 10 hộ thu gom trên địa bàn
huyện Tiên Phước.
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập số liệu thứ cấp:
Các thông tin thứ cấp cho nghiên cứu này được tiến hành thu thập từ các
thông tin liên quan tới đề tài đã công bố trên các trang báo, tạp chí, internet,
sách; các báo cáo, kết quả của các chương trình, dự án đã thực hiện tại địa
phương có liên quan đến khai thác lâm sản ngồi gỗ, các cây thuốc nam; báo cáo
kinh tế xã hội của xã, huyện năm 2009, 2010.

20


Thu thập số liệu sơ cấp:
Thông qua phỏng vấn hộ, họp nhóm người dân, phỏng vấn người am hiểu.
- Phỏng vấn bán cấu trúc: Những người cung cấp thông tin nồng cốt.
Gồm: Chủ tịch xã, phó chủ tịch xã, cán bộ khuyến nông cơ sở, cán bộ nông
nghiệp, kỹ sư lâm nghiệp, nhà buôn nông lâm thổ sản.
- Thảo luận nhóm người dân (1 buổi). Mục đích: Kiểm tra lại thông tin
điều tra. Thành phần tham gia: Trưởng thôn, 4 người dân. Trong 5 người có 3
nam và 2 nữ, không nằm trong đối tượng phỏng vấn.
- Phỏng vấn cá nhân bằng bảng câu hỏi: Tiến hành phỏng vấn các hộ khai
thác, trồng và thu gom sa nhân.
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Các thơng tin, dữ liệu được mã hóa và xử lí bằng phần mềm Excel.

21



PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình cơ bản của vùng nghiên cứu
4.1.1. Tình hình cơ bản của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
Huyện Tiên Phước có tổng diện tích tự nhiên 45.322 ha, với địa hình
mang đặc tính chung của vùng trung du miền núi, nghiêng từ Tây sang Đông,
bao gồm các dãy núi cao, các triền bát úp và hệ thống sơng, suối có độ dốc lớn,
chia cắt địa hình thành những khu vực nhỏ, khơng thống nhất. Từ điều kiện địa
hình trên, diện tích canh tác cây trồng hàng năm thấp, chỉ hơn 6.500 ha, chiếm
trên 14% so với tổng diện tích tự nhiên và phân tán nhỏ hẹp ở các chân đồi và
thung lũng nhỏ. Phần lớn cịn lại là đất gị đồi, trong đó 6.500 ha đang phát triển
vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng để trồng các cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế
cao. Trên 10.000 ha đất trồng có khả năng canh tác cây trồng dài ngày chưa được
sử dụng có hiệu quả.
Theo số liệu điều tra nơng hóa thổ nhưỡng năm 1978, huyện có đến 12
loại đất, nhưng trong đó tập trung chủ yếu là đất feralit đỏ vàng (chiếm 60%),
phát triển trên nền đá granit, đá gơnai, đá filit có tầng canh tác dày, tơi xốp, độ
pH trung tính, giàu đạm.
Khí hậu của huyện mang đậm đặc tính của khí hậu gió mùa. Vì nằm giữa
miền núi và đồng bằng nên mùa mưa thường đến sớm với những trận mưa giông,
mưa đầu mùa vào các tháng 7, 8, 9, lượng mưa hàng năm đạt 2.200 - 2.600 mm.
Nhiệt độ trung bình hằng năm 25,50C, lúc cao nhất là 400C, thấp nhất là 160C.
Độ ẩm trung bình 84,4%.
Tài nguyên thiên nhiên của huyện khá phong phú và đa dạng, có nhiều
loại gỗ quý như lim, chò, gõ, … hơn 500 loại dược liệu thuộc 135 loại thực vật,
động vật (các loại như voi, heo rừng, nhím, tê tê, ong …).
4.1.2. Tình hình cơ bản của 2 xã điều tra
Vị trí địa lý
Xã Tiên Lập cách trung tâm huyện 15 km về hướng Đông Nam, cách tỉnh

Quảng Nam 21 km về hướng Tây Nam. Nằm ở trung tâm 3 xã vùng Đông Nam

22


của huyện, gần Tiên Thọ trung tâm kinh tế phía Đơng của huyện, có 2 tuyến
đường huyện đi qua nối các xã với tỉnh lộ 616.
+ Phía Đơng giáp với xã Tam Lãnh huyện Phú Ninh,
+ Phía Tây giáp xã Tiên An huyện Tiên Phước,
+ Phía Nam giáp xã Trà Đơng huyện Bắc Trà My,
+ Phía Bắc giáp xã Tiên Lộc, Tiên Thọ huyện Tiên Phước.
Xã Tiên Châu nằm về phía Tây huyện Tiên Phước, trung tâm xã nằm ở
phía Đông con sông Tiên dọc tuyến đường ĐT 614, cách trung tâm huyện 3 km,
và có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
+ Phía Đơng: giáp xã Tiên Mỹ huyện Tiên Phước,
+ Phía Tây: giáp xã Tiên Ngọc, Tiên Lãnh huyện Tiên Phước và xã Thăng
Phước, huyện Hiệp Đức,
+ Phía Nam: giáp xã Tiên Cảnh, Tiên Kỳ huyện Tiên Phước,
+ Phía Bắc: giáp xã Tiên Cẩm, Tiên Hà huyện Tiên Phước.
a. Đặc điểm địa hình
Xã Tiên Lập có diện tích tự nhiên hơn 2.537 ha, địa hình tương đối phức
tạp, đồi núi trung du, thấp dần từ Đông sang Tây. Có khoảng 65% diện tích đồi
núi, bị chia cắt bởi nhiều sơng, suối.
Xã Tiên Châu với diện tích đất tự nhiên gần 4.089 ha, địa hình chủ yếu là
gị đồi, dốc nhiều, đồng ruộng bậc thang bị ảnh hưởng lớn của tác động ngoại
cảnh, có chiều cao từ 200 - 250 m so với mặt nước biển.
b. Điều kiện khí hậu thời tiết
Cả hai xã đều có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mang nét đặc trưng của
khí hậu miền núi Quảng Nam, mùa mưa thường kéo dài và lạnh nhiều vào tháng
11, tháng 12. Các chỉ số khí hậu thời tiết rất phù hợp cho sinh trưởng, phát triển

các loại cây trồng, con vật nuôi. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đồng đều
theo mùa gây ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí mùa vụ và sinh hoạt đời sống
nhân dân. Chịu ảnh hưởng gió mùa Đơng Bắc về mùa đơng, gió mùa Tây Nam
về mùa hè. Cụ thể:

23


Bảng 02. Điều kiện khí hậu thời tiết của 2 xã Tiên Lập và Tiên Châu
huyện Tiên Phước

ĐVT
Tiên Lập
Tiên Châu
0
Nhiệt độ trung bình năm
C
29
26
Lượng mưa trung bình hàng năm
mm
2.200
2.490
Độ ẩm khơng khí trung bình
%
85
85
Lượng bốc hơi trung bình
%
73

73
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của 2 xã Tiên Lập và Tiên Châu,
2010)
c. Diện tích đất các loại
Đối với sản xuất nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng,
khơng thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất có
tính chất giới hạn theo bề mặt không gian. Quy mô và trình độ sử dụng nguồn
lực này có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc
tìm hiểu tình hình sử dụng đất đai rất quan trọng, nó giúp chúng ta bố trí cây
trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Đất đai ở 2 xã chủ yếu là đất
Feralit đỏ vàng có tầng canh tác dày, tơi xốp, độ pH trung tính, giàu đạm. Tình
hình sử dụng đất đai của 2 xã được thể hiện qua bảng 3.
Bảng 03. Hiện trạng sử dụng đất tại Tiên Lập và Tiên Châu năm 2009

ĐVT
Tiên Lập
Tiên Châu
Tổng diện tích đất tự nhiên
ha
2.537,32
4.088,78
Diện tích đất đã sử dụng
1.894,20
3.177,27
Đất lâm nghiệp
1.368,81
2.486,67
Đất sản xuất nông nghiệp
375,45
418,77

Đất chuyên dùng
15,08
19,89
Đất ở
108,24
135,40
Đất khác
26,62
116,54
Diện tích đất chưa sử dụng
643,12
911,51
Đất bằng chưa sử dụng
32,78
86,82
Đất đồi núi chưa sử dụng
610,34
824,69

24


(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Phước năm 2009, tháng 5/2010)
Bảng 3 cho thấy trong 2 xã điều tra thì diện tích đất tự nhiên của xã Tiên
Châu lớn gần gấp đơi xã Tiên Lập. Đối với diện tích đất đã sử dụng, diện tích đất
dành cho sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Tại xã Tiên Lập, diện tích
đất lâm nghiệp chiếm 72% diện tích đất đã sử dụng, xã Tiên Châu chiếm 78%.
Diện tích đất lâm nghiệp lớn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loại cây
thuốc nam, đặc biệt là cây sa nhân.
d. Điều kiện kinh tế xã hội

Vấn đề dân số và lao động
Dân số và lao động của một địa phương thể hiện được sức sản xuất của địa
phương đó. Trong q trình phát triển kinh tế thì dân số và lao động có ảnh
hưởng rất lớn, một mặt nó sẽ tạo ra tiềm lực để phát triển mặt khác nó sẽ cản trợ
lại sự phát triển kinh tế khi công ăn việc làm, đời sống nhân dân không được đảm
bảo. Bảng 4 mơ tả tình hình dân số và lao động của 2 xã năm 2010.
Bảng 04. Tình hình dân số và lao động tại 2 xã Tiên Lập, Tiên Châu năm 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Tiên Lập
Tiên Châu
1. Tổng số nhân khẩu
người
2.989,00
5.069,00
2. Tổng số hộ gia đình
hộ
694,00
1.094,00
3. Mật độ dân số
người/km2
115,00
107,00
4. Số lao động trong độ tuổi
người
1.438,00
2.838,00
Số lao động nông nghiệp
người
1.366,00

2.554,00
Số lao động phi nơng nghiệp
người
72,00
284,00
5. Tỉ lệ hộ nghèo
hộ
185,00
371,00
Tính bình quân
6. Bình quân lao động/hộ
người
2,07
2,59
7. Bình quân nhân khẩu/hộ
người
4,31
4,63
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của 2 xã Tiên Lập và Tiên Châu,
2010)
Qua số liệu bảng 4 cho thấy số dân cư phân bổ tại 2 xã rõ ràng có sự chi
phối rất mạnh mẽ bởi yếu tố diện tích đất tự nhiên, xã Tiên Lập có diện tích đất

25


×