Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại chi nhánh công ty TNHH xây dựng và thương mại minh thúy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.27 KB, 61 trang )

Trng Cao ng Du Lch

Khoa: Ti Chớnh K Toỏn
MC LC

2.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh...........24

GVHD:Nguyn Th Nm

1 Sinh Viờn:Nguyn Th Trang Th


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. BHXH…………………………………….Bảo Hiểm Xã Hội
2. BHYT …………………………………….Bảo Hiểm Y Tế
3. KPCĐ …………………………………….Kinh Phí Công Đoàn
4. BHTN………………………………….....Baỏ Hiểm Thất Nghiệp
5. CNV ………………………………………Công Nhân Viên
6. LĐTL……………………………………..Lao Động Tiền Lương
7. SP ……………………………………….Sản Phẩm
8. TK ………………………………………...Tài Khoản
9. CBCNV…………………………………..cán Bộ Công Nhân Viên
9. SXKD ……………………………………Sản Xuất Kinh Doanh

GVHD:Nguyễn Thị Năm


2 Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán
LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay với cơ chế thị trường mở cửa thì tiền lương là
một vấn đề rất quan trọng. Đó là khoản thù lao cho công lao động của người lao
động.
Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm biến đổi các
vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhhu cầu của con người.
Trong doanh nghiệp, lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường xuyên chúng ta phải tái tạo sức lao
động hay ta phải trả thù lao cho người lao động trong thời gian họ tham gia sản
xuất kinh doanh.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao
độngtương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống
hiến. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra người
lao động còn được hưởng một số các nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp,
BHXH, Tiền thưởng…. Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là mộtbộ
phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản
xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động và tính đúng
thù lao của người lao động, thanh toán tiền lương và các khoản liên quan kịp
thời sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian và chất lượng lao động
từ đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Từ đó thấy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lưong trong doanh

nghiệp cũng rất quan trọng. Do vậy em chọ đề tài “ kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương ’’ Làm chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp. Dưới sự
chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn thực tập: Nguyễn Thị Năm. em sẽ tìm
hiểu về chế độ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại chi nhánh
Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại Minh Thúy. Do trình độ và thời gian
có hạn nên trong báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế vì vậy em mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của cô Nguyễn Thị Năm.
Em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.

GVHD:Nguyễn Thị Năm

3 Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán
PHẦN I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Vai trò của lao động trong quá trình SXKD
Khái niệm về lao động: Lao động là sự hoạt động chân tay và trí óc của
con người nhằm biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm thoả mãn nhu
cầu sinh hoạt của con người.
Vai trò của lao động trong quá trình SXKD: Lao động là một yếu tố quan
trọng góp phần vào quá trình sản xuất được hoạt động liên tục và có hiệu quả.
Lao động là một thành phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất.
Lao động tạo ra của cải vật chất nuôi sống và duy trì con người,phát triển
đất nước.

1.2 Phân loại lao động trong doanh nghiệp SXKD
− Phân loại lao động theo thời gian lao động;
+ Lao động thường xuyên trong danh sách
+ Lao động tạm thời mang tính chất thời vụ
− Phân loại lao động theo quan hệ sản xuất với quá trình sản xuất:
+ Lao động trực tiếp sản xuất
+ Lao động gián tiếp sản xuất
− Phân loại theo chức năng của lao động trong quá trình SXKD:
+ Lao động thực hiện chức năng sản xuất
+ Lao dộng thực hiện chức năng bán hàng
+ Lao động thực hiện chức năng quản lý
1.3 Ý nghĩa, tác dụng của công tác quản lý lao động, tổ chức lao động
− Đối với doanh nghiệp:
Tổ chức quản lý lao động và hạch toán tiền lương tốt sẽ làm tiét kiệm chi
phí, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Tăng cường chế độ hạch toán nội bộ trong doanh nghiệp và tạn dụng tối đa
tiềm lực sản xuất.
GVHD:Nguyễn Thị Năm

4 Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

− Đối với người lao động:
Tổ chức quản lý tốt sẽ tạo tin tưởng cho người lao động. Đồng thời cũng là
đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động làm việc tích cực với năng suất chất
lượng cao và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.

1.4 Các khái niệm, bản chất, chức năng, vai trò và ý nghĩa của tiền lương,
các khoản trích theo tiền lương.
1.4.1 các khái niệm
− Khái niệm tiền lương:
Tiền lương là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo
số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản
xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
− Khái niệm và nội dung các khoản trích theo lương.
Quỹ BHXH:
+ Mục đích: Quỹ BHXH được lập nhằm tạo ra nguồn tài trợ cho công nhân
viên trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động … Tuỳ theo cơ chế tài
chính quy định cụ thể mà việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH có thể tại doanh
nghiệp hay cơ quan chuyên trách chuyên môn, Theo cơ chế tài chính hiện hành
nguồn quỹ BHXH do cơ quan chuyên trách cấp trên quản lý và chi trả, các
trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức …Ở tại doanh nghiệp trực tiếp chi trả một số
trường hợp nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Doanh nghiệp phải tổng hợp
chi tiêu để quyết toán với cấp trên. Việc sử dụng, chi tiêu BHXH dù ở cấp nào
quản lý cũng phải thực hiện theo chế độ quy định.
+ Nguồn hình thành: Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập vào chi
phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khấu trừ vào tiền lương của người
lao động theo chế độ quy định. Theo quy định hiện hành, hàng tháng doanh
nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỉ lệ quy định (22%) trên tổng số tiền
lương đóng BHXH cho công nhân viên trong tháng. Trong đó tính vào chi phí

GVHD:Nguyễn Thị Năm

5 Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư



Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

sản xuất kinh doanh (16%), khấu trừ vào tiền lương trong tháng (6%) của công
nhân viên.
Quỹ BHYT:
+ Mục đích: Quỹ BHYT được lập để phục vụ cho việc bảo vệ và chăm sóc
sức khoẻ cho người lao động như: Khám và chữa bệnh.
Nguồn hình thành: Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, quỹ BHYT
được hình thành do trích lập theo tỷ lệ (4%) trên tổng số tiền lương đóng bảo
hiểm cho công nhân viên, trong đó được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
hàng tháng (3%), trừ vào lương công nhân viên (1,5%). BHYT được nộp lên cơ
quan chuyên môn chuyên trách ( thường chủ yếu dưới hình thức mua BHYT ).
Kinh phí công đoàn
+ Mục đích: Kinh phí công đoàn được lập để phục vụ chi tiêu hoạt động của
tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
+ Nguồn hình thành: Kinh phí công đoàn được hình thành do việc trích lập và
tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ quy
định tính trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên tỷ lệ (2%). Số kinh
phí công đoàn tính được cũng được phân cấp quản lý và chi tiêu theo chế độ quy
định, một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại tại
doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động của công đoàn cơ sở.
Bảo Hiểm Thất Nghiệp
+ Muc Đích: Hỗ trợ về thu nhập cho người lao động bị thất nghiệp tuỳ theo
loại hình thất nghiệp; ổn định nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái thông qua duy
trì sức mua của lực lượng lao động bị mất việc làm; Hỗ trợ cải cách doanh
nghiệp; Duy trì kỹ năng nghề của người lao động bị mất việc làm; Nâng cao kỹ
năng tìm kiếm việc làm cho người lao động có nhu cầu việc làm; và Khuyến
khích nâng cao kỹ năng nghề. Với mục tiêu thứ nhất, hệ thống bảo hiểm thất

ngh
+ Nguồn hình thành: Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ
GVHD:Nguyễn Thị Năm

6 Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao
động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách
bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những
người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần. Tiền
sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
1.4.2 Bản chất và chức năng của tiền lương
Tiền lưong là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội cho người lao
động tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống
hiến. Như vậy tiền lương thực chất là khoản thù lao mà doanh nghiệp trả cho
người lao động trong thời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương
có thể biểu hiện bằng tiền hoặc sản phẩm. Tiền lương có chức năng vô cùng
quan trọng nó là đòn bẩy kinh tế vừa khuyến khích người lao động chấp hành kỉ
luật lao động, đảm bảo ngày công, giờ công, năng suất lao động, vừa tiết kiệm
chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.4.3 Vai trò của tiền lương
Tiền lương có vai trò rất ro lớn nó làm thoả mãn nhu cầu của người lao
động. Vì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, người lao
động đi làm cốt là để cho doanh nghiệp trả thù lao cho họ bằng tiền lương để

đảm bảo cho cuộc sống tối thiểu của họ. Đồng thời đó cũng là khoản chi phí
doanh nghiệp bỏ ra trả cho người lao động vì họ đã làm ra sản phẩm cho doanh
nghiệp. Tiền lương có vai trò như một nhịp cầu nốigiữa người sử dụng lao động
với người lao động. Nếu tiền lương trả cho người lao động không hợp lý sẽ làm
cho người lao động không đảm bảo ngày công và kỷ luật lao động cũng như chất
lượng lao động. Lúc đó doanh nghiệp sẽ không đạt được mức tiết kiệm chi phí
lao động cũng như lợi nhuận cần có được để doanh nghiệp tồn tại lúc này cả hai
bên đều không có lợi. Vì vậy việc trả lương cho người lao động cần phải tính
toán một cách hợp lý để cả hai bên cùng có lợi đồng thời kích thích người lao
động tự giác và hăng say lao động.

GVHD:Nguyễn Thị Năm

7 Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

1.4.4 Ý nghĩa của tiền lương
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài ra người
lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: trợ cấp BHXH, tiền
thưởng, tiền ăn ca… Chi phí tiền lương là một phần chi phí cấu thành nên giá
sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp
lý, hạch toán tốt lao động, trên cơ sở đó tính đúng thù lao lao động, thanh toán
kịp thời tiền lương và các khoản liên quan từ đó kích thích người lao động quan
tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động, chấp hành tốt kỉ luật lao
động, nâng cao năng suât lao động, góp phần tiết kiệm chi phí về lao động sống,
hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
1.4.5 Quỹ tiền lương
Là toàn bộ số tiền lương trả cho số CNV của doanh nghiệp do doanh
nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương. Quỹ lương của doanh nghiệp gồm:
− Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế và các
khoản phụ cấp thường xuyên như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp khu
vực….
− Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất, do
những nguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép.
− Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên,
phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy
nghề, phụ cấp công tác lưu động, phụ cấp cho những người làm công tác khoa
học kỹ thuật có tài năng.
− Về phương diện hạch toán kế toán, quỹ lương của doanh nghiệp được chia
thành 2 loại: tièn lương chính và tiền lương phụ.
+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao độngtrong thời gian họ
thực hiện nhiệm vụ chính: gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp.

GVHD:Nguyễn Thị Năm

8 Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

+ Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ
thực hiện nhiệm vụ chính của họ, thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ lễ
tết, ngừng sản xuất được hưởng theo chế độ.

Trong công tác hạch toán kế toán tiền lương chính của công nhân sản xuất
được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất tường loại sản phẩm, tiền lương
phụ của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản
xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp.
1.5 Các chế độ về tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT,
BHTN tiền ăn giữa ca do Nhà nước quy định.
1.5.1 Chế độ của nhà nước quy định về tiền lương
Hiện nay trong bậc lương của cơ quan nhà nước quy định, nhà nước
khống chế mức lương tối thiểu, không khống chế mức lương tối đa mà điều tiết
bằng thuế thu nhập của người lao động.
* Các ngày nghỉ lễ, tết thì công nhân viên vẫn được hưởng nguyên lương.
Chú ý: nếu các ngày nghỉ trên trùng voà các ngày nghỉ tuần thì được nghỉ bù vào
ngày tiếp theo.
* Ngày nghỉ hàng năm( nghỉ phép): Người lao động làm việc liên tục 12
tháng thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương.
- 12 ngày đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường
- 14 ngày đối với lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- 16 ngày đối cới lao động làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
* Ngoài ra người lao động còn được nghỉ việc riêng vẫn được hưởng
nguyên lương.
* Phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
phụ cấp chức vụ =

mức lương

một người/ tháng

tối thiểu


x

phụ cấp
chức vụ

Nếu lãnh dạo không trực tiếp điều hành đơn vị quá 3 tháng (do ốm đau, đi học)
tháng thứ 4 trở đi không được hưởng phụ cấp chức vụ.
GVHD:Nguyễn Thị Năm

9 Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

* Phụ cấp trách nhiệm được tính theo công thức:
Phụ cấp

=

trách nhiệm

mức lương

x

hệ số phụ cấp

tối thiểu


trách nhiệm

* Phụ cấp khu vực: được tính theo công thức
Phụ cấp

=

Khu vực

mức lương

x

tối thiểu

hệ số phụ cấp
khu vực

* Phụ cấp thu hút nhằm khuyến khích công nhân viên chức đến làm việc
ở những vùng kinh tế mới hải đảo xa đất liền chưa có cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng
đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
* Các chế độ quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm đêm, thêm ca
trong các ngày nghỉ theo chế độ quy định.
- Nếu người lao động làm thêm giờ hưởng lương thời gian thì tiền lương phải
trả thời gian làm thêm giờ là 150% đến 300% lương cấp bậc.
- Đối với người lao động trả theo thời gian, nếu làm việc vào ban đêm thì
doanh nghiệp phải trả lương làm việc theo cách tính như sau:
Tiền lương làm việc = tiền lương giờ x 130%
Ban đêm


x

số giờ làm việc

thực trả

vào ban đêm

Trong đó: mức 100% gồm tiền lương thực trả làm việc vào ban ngày và 30%
thực trả vào ban đêm.
- Đối với lao động trả lương theo sản phẩm
Đơn giá tiền lương
của sp làm ban đêm

=

Đơn giá tiền lương

x

130%

của sp trong giờ tiêu chuẩn ban ngày

5.2

Chế độ của nhà nước quy định về các khoản trích theo lương
- Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập quỹ BHXH
theo tỷ lệ 20% trên tổng số lương cơ bản thực trả cho công nhân viên trong

tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào thu nhập của người
lao động. Tỷ lệ tính trợ cấp BHXH trong trường hợp nghỉ ốm là 75% tiền lương
tham gia góp BHXH, trường hợp nghỉ thai sản 100% tiền lương tham gia góp
BHXH.
GVHD:Nguyễn Thị Năm

10Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

- Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên
tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên, trong đó 2% tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động góp 1% thu nhập thì doanh
nghiệp trừ vào lương của người lao động. Hàng tháng doanh nghiệp trích 2%
trên tổng số tiền lương thực tế trả cho công nhân viên trong tháng vào chi phí
sản xuất kinh doanh, trong đó 1% số đã trích nộp cơ quan công đoàn cấp trên,
phần còn lại chi tại công đoàn cơ sở.
1.5.3 Chế độ tiền thưởng
Quy định ngoài tiền lương, công nhân có thành tích trong sản xuất, trong
công tác còn được hưởng khoản tiền thưởng được tính toán vào sự đóng góp của
người lao động và chế độ khen thưởng của doanh nghiệp.
− Tiền thưởng thi đua chi bằng quỹ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bình xét
thành tích lao động để tính.
− Tiền thưởng có tính chất thường xuyên như: hưởng sáng kiến, nâng cao
chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động …..phải căn cứ
vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định được chi phí sản xuất kinh doanh.
1.6 Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp

1.6.1 Hình thức tiền lương theo thời gian
1.6.1.1 Khái niệm:
Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương theo thời gian làm
việc, cấp bậc kĩ thuật và thang lương của người lao động.
1.6.1.2 Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương.
− Lương thời gian giản đơn đựoc chi thành:
+ Lương tháng: Tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương
quy định gồ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp ( nếu có). Lương tháng
thường được áp dụng trả lương nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản
lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản
xuất.
+ Lương ngày: Được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày
làm việc theo chế độ. Lương ngày làm căn cứ để trích trợ cấp BHXH phải trả
11Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư
GVHD:Nguyễn Thị Năm


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

CNV, tính trả lương cho công nhân viên trong những này hội họp, học tập, trả
lương theo hợp đồng.
+ Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm
việc trong ngày theo chế độ. Lương giờ làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm
giờ.
− Lương thời gian có thưởng: Là hình thức tiền lương thời gian giản đơn kết
hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất.
* Ưu và nhược điểm:
Hình thức tiền lương thời gian măc dù đã tính đến thời gian làm việc thực tế,

tuy nhiên nó vẫn còn hạn chế nhất định đó là chưa gắn tiền lương với chất lượng
và kết quả lao động. Vì vậy các doanh nghiệp cần kết hợp với các biện pháp
khuyến khích vật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động nhằm tạo cho người
lao động tự giác làm việc, làm việc có kỷ luật và nâng cao năng suất.
1.6.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm
1.6.2.1 Khái niệm:
Hình thức tiền lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động
được tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượng
công việc đã làm xong được nghiệm thu. Để tiến hành trả lương theo sản phẩm
cần phải xây dựng được định mức lao động, đơn giá lương hợp lý trả cho từng
loại sản phẩm, công việc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm tra,
nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ.
1.6.2.2 Các phương pháp trả lương theo sản phẩm :
− Theo sản phẩm trực tiếp:
Là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng sản
lượng hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm. Đây là
hình thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho
CNV trực tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm.
− Theo sản phẩm gián tiếp:

GVHD:Nguyễn Thị Năm

12Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

Được áp dụng để trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ sản

xuất ở các bộ phận sản xuất như: Công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành
phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Trong trường hợp này căn cứ vào kết quả
sản xuất của lao động trực tiếp để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất.
− Trả lương theo sản phẩm có thưởng:
Là kết hợp trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và chê dộ tiền
thưởng trong sản xuất( thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng tăng năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm).
− Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến:
Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương tính
theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ luỹ tiến căn cứ vào mức độ
vượt địng mức lao động của họ. Hình thức này nên áp dụng ở những khâu sản
xuất quan trọng, cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên
công nhân phát huy sáng kiến phá vỡ định mức lao động.
− Theo khối lượng công việc:
Là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm áp dụng cho những công việc
lao động đơn giản, công việc có tính chất đột xuất như: khoán bốc vác, khoán
vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm.
− Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương:
Ngoài tiền lương, BHXH, công nhân viên có thành tích trong sản xuất,
trong công tác được hưởng khoản tiền thưởng, việc tính toán căn cứ vào quyết
định và chế độ khen thưởng hiện hành. Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng,
căn cứ vào kết quả bình xét A,B,C và hệ số tiền thưởng để tính.
Tiền thưởng về sáng kiến nâng cao chất kượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng
năng suất lao động căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định.

1.7 Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương.
GVHD:Nguyễn Thị Năm

13Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư



Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

Để phục vụ sự điều hành và quản lý lao động tiền lương có hiệu quả, kế
toán lao động tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những
nhiệm vụ sau:
− Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất
lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng và thanh toán kịp thời, đầy đủ
tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp.
Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế
độ về lao động, tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương.
− Hướng dẫn và kiểm ta các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ,
đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ, thẻ kế toán và
hạch toán lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp.
− Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương, các khoản
trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử
dụng lao động.
− Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền
lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh
nghiệp.
1.8 Nội dung và phương pháp tính trích trước tiền lương nghỉ phép của
công nhân trực tiếp sản xuất .
− Nội dung: Theo chế độ nhà nước quy định, hàng năm công nhân viên được
nghỉ phép, trong thời gian nghỉ phép vẫn được hưởng lương như thời gian đi
làm. Tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất cần phải đảm bảo tính
hợp lý của chi phí tiền lương trong chi phí sản xuất.
− Phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất

+ Nếu doanh nghiệp bố trí được cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong
năm thì tiền lương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất.( là không
trích trước tiền lương nghỉ phép).
+ Nếu doanh nghiệp không bố trí được cho công nhân nghỉ phép đều đặn
trong năm, có tháng công nhân nghỉ nhiều, có tháng nghỉ ít hoặc không nghỉ,
GVHD:Nguyễn Thị Năm

14Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

trong trường hợp này tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí
sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch chi phí tiền lương
nghỉ phép vào chi phí sản xuất. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước
theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép để phản ánh đúng
số thực tế chi phí tiền lương nghỉ phép vào chi phí sản xuất.
1.9 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương
1.9.1 Chứng từ lao động tiền lương:
Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương thuộc chỉ tiêu lao động tiền
lương gồm các biểu mẫu sau:
Mẫu số 01a- LĐTL

Bảng chấm công

Mẫu số 01b- LĐTL

Bảng chấm công làm thêm giờ


Mẫu số 02- LĐTL

Bảng thanh toán tiền lương

Mẫu số 03- LĐTL

Phiếu nghỉ ốm hưởng BHXH

Mẫu số 05- LĐTL

Bảng thanh toán tiền thưởng

Mẫu số 06- LĐTL

Phiếu xác nhận SP hoàn thành

Mẫu số 07- LĐTL

Phiếu báo làm thê giờ

Mẫu số 08- LĐTL

Hợp đồng giao khoán

Mẫu số 09- LĐTL

Biên bản điều tra tai nạn lao động

1.9.2 Hạch toán tiền lương

− Hạch toán số lượng lao động:
Căn cứ vào chứng từ ban đầu là bảng chấm công hàng tháng tại mỗi bộ phận,
phòng ban, tổ, nhóm gửi đến phòng kế toán để tập hợp và hạch toán số lượng lao
động trong tháng đó tại doanh nghiệp và cũng từ bảng chấm công kế toán có thể
nắm được từng ngày có bao nhiêu người làm việc, bao nhiêu người nghỉ với lý
do gì.
Hàng ngày tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm sẽ chấm công cho từng
người tham gia làm việc thực tế trong ngày tại nơi mình quản lý sau đó cuối
tháng các phòng ban sẽ gửi bảng chấm công về phòng kế toán. Tại phòng kế
GVHD:Nguyễn Thị Năm

15Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

toán, kế toán tiền lương sẽ tập hợp và hạch toán số lượng công nhân viên lao
động trong tháng.
− Hạch toán thời gian lao động:
Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là Bảng Chấm Công.
Bảng Chấm Công là bảng tổng hợp dùng để theo dõi ngày công thực tế
làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH của từng người cụ thể và từ đó để
có căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao
động trong doanh nghiệp.
Hàng ngày tổ trưởng (phòng, ban, nhóm…) hoặc người được uỷ quyền căn
cứ vào tình hình thưc tế của bộ phận mình quản lý để chấm công cho từng người
trong ngày và ghi vào các ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các ký
hiệu quy định trong bảng. Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký

vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan
như phiếu nghỉ BHXH….về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để
tính lương và BHXH. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của
từng người rồi tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột
32,33,34,35,36. Ngày công quy định là 8 giờ nếu giờ còn lẻ thì đánh thêm dấu
phẩy ví dụ: 24 công 4 giờ thì ghi 24,4.
Bảng Chấm Công có thể chấm công tổng hợp: Chấm công ngày và chấm
công giờ, nên tại phòng ké toán có thể tập hợp tổng số liệu thời gian lao động
của tùng người. Tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm sản xuất, công tác và trình độ
hạch toán đơn vị có thể sử dụng một trong các phương pháp chấm công sau đây:
+ Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc
khác như họp ….thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
+ Chấm công theo giờ: Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công
việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ thực hiện công
việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.

GVHD:Nguyễn Thị Năm

16Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

+ Chấm công nghỉ bù: Chỉ áp dụng trong các trường hợp làm thêm giờ
hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm.
− Hạch toán kết quả lao động:
Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Do phiếu
là chứng từ xác nhận số lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị

hoặc cá nhân người lao động nên nó làm cơ sở để kế toán lập bảng thanh toán
tiền lương hoặc tiền công cho người lao động. Phiếu này được lập thành 2 liên:
1 liên lưu và 1 liên chuyển đến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho
người lao động và phiếu phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận
việc, người kiểm tra chất lượng và người duyệt.
Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành được dùng trong trường hợp doanh
nghiệp áp dụng theo hình thức lương trả theo sản phẩm trực tiếp hoặc lương
khoán theo khối lượng công việc. Đây là những hình thức tiền lương tiến bọ
nhất đúng nguyên tắc phân phối theo lao động, nhưng đòi hỏi phải có sự giám
sát chặt chẽ và kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách nghiêm ngặt.
− Hạch toán tiền lương cho người lao động:
Căn cứ vào bảng chấm công để biết thời gian lao động cũng như số ngày
công lao động của người lao động sau đó tại từng phòng ban, tổ nhóm lập bảng
thanh toán tiền lương cho từng người lao động, ngoài Bảng Chấm Công ra thì
các chứng từ kèm theo là bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian
lao động hoặc công viẹc hoàn thành.
Bảng thanh toán tiền lương: Là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương,
phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao
động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời là căn cứ để thống
kê về lao động tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo
từng bộ phận( phòng, ban, tổ, nhóm…) tương ứng với bảng chấm công.
Cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ về lao động như: Bảng
chấm công, bảng tính trợ cấp, phụ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc
GVHD:Nguyễn Thị Năm

17Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trường Cao Đẳng Du Lịch


Khoa: Tài Chính Kế Toán

công việc hoàn thành. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận kế toán tiền
lương lập bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm
căn cứ lập phiếu chi và phát lương.
Bảng này được lươ tại phòng kế toán. Mỗi lần lĩnh lương, người lao động
phải trực tiếp ký vào cột ký nhận hoặc người nhận hộ phải ký thay.
Từ Bảng thanh toán tiền lươngvà các chứng từ khác có liên quan kế toán
tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.10 Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
1.10.1 Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 334- Phải trả công nhân viên
và TK 338- Phải trả, phải nộp khác.
* TK 334: phản ánh các khoản phải trả CNV và tình hình thanh toán các
khoản đó (gồm tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản thuộc thu nhập của
CNV).
Kết cấu TK 334- Phải trả CNV
Bên Nợ
+ Các khoản tiền lương ( tiền công), tiền thưởng và các khoản khác đã
trả, dã ứng trước cho CNV
+ Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của CNV.
Bên Có
+ Các khoản tiền lương( tiền công), tiền thưởng và các khoản khác
phải trả CNV
Dư Có
+ Các khoản tiền lương( tiền công), tiền thưởng và các khoản khác
còn phải trả CNV
Dư Nợ
+ ( cá biệt) Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả
* TK 338- Phải trả, phải nộp khác: Dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải
nộp cho cơ quan quản lý, tổ chức đoàn thể xã hội.

Kết cấu của TK 338- Phải trả, phải nộp khác
18Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư
GVHD:Nguyễn Thị Năm


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

Bên Nợ
+ Kết chuyển giá tri tài sản thừa vào các tài khoản khác có liên quan
+ BHXH phải trả công nhân viên
+ KPCĐ chi tại đơn vị
+ Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản l
+ Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511
+ Các khoản đã trả, đã nộp khác.
Bên Có
+ Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết( chưa xác định nguyên nhân)
+ Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể, trong và ngoài
đơn vị
+ Trích BHXH, BHYT trừ vào lương CNV
+ BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù
+ Các khoản phải trả phải nộp khác.
Dư Có
+ Số tiền còn phải trả, phải nộp khác
+ Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết.
Dư Nợ (nếu có) Số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp
1.10.2 Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ có liên
quan khác, kế toán tổng hợp tiền lương phải trả công nhân viên và phân bổ vào

chi phí kinh doanh theo từng đối tượng sử dụng lao động, việc phân bổ được
thực hiện trên “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH’’. Kế toán ghi:
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
19Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư
GVHD:Nguyễn Thị Năm


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK 334- Phải trả công nhân viên
Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên trong tháng, kế toán ghi:
+ Trường hợp thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ:
Nợ TK 431- Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK 334- Phải trả công nhân viên
+ Trường hợp thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật
tư, thưởng năng suất lao động.
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334- Phải trả công nhân viên
Tiền ăn ca phải trả cho NLĐ tham gia vào HĐKD của doanh nghiệp.
Nợ TK 622, 627, 641, 642…
Có TK 334- Phải trả công nhân viên
Các khoản khấu trừ vào lương của CNV: Khoản tạm ứng chi không hết,
khoản bồi thường vật chất, BHXH, BHYT công nhân viên phải nộp, thuế thu
nhập ngân sách nhà nước ghi:

Nợ TK 334- Phải trả công nhân viên
Có TK 141- Tạm ứng
Có TK 138- Phải thu khác
Có TK 338- Phải trả phải nộp khác
Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Hàng tháng căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong
tháng kế toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng lao động.
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
20Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư
GVHD:Nguyễn Thị Năm


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

Nợ TK 642- Chi phíquản lý doanh nghiệp
Có TK 338- Phải trả phải nộp khác
BHXH, BHYT khấu trừ vào tiền lương công nhân viên:
Nợ TK 334 - phải trả công nhân viên
Có TK 338- Phải trả phải nộp khác
Tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên khi CNV bị ốm đau, thai sản:
Nợ TK 338- Phải trả phải nộp khác
Có TK334- Phải trả công nhân viên
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan chuyên trách
Nợ TK 338- Phải trả phải nộp khác
Có TK 111,112

Khi chi tiêu sử dụng KPCĐ tại doanh nghiệp:
Nợ TK 338- phải trả phải nộp khác
Có TK 111- Tiền mặt
Thanh toán tiền lương và các khoản khác cho công nhân viên
Nợ TK 334- Phải trả công nhân viên
Có TK 111- Tiền mặt

PHẦN II
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG
VÀ THƯƠNG MẠI MINH THÚY
2.1 Khái quát về công ty TNHH Xây Dựng va Thương Mại Minh Thúy
Trước đây trong nền kinh tế tập trung hoá các công ty Nhà nước quyết
định mọi hoạt động trong nền kinh tế nước ta. Các mối quan hệ giao dịch kinh tế
21Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư
GVHD:Nguyễn Thị Năm


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

chỉ được phép giới hạn giữa các công ty Nhà nước chính điều đó đã làm hạn chế
nền kinh tế của Nhà nước ta vì vậy sau năm 1989 nền kinh tế đất nước chuyển
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước cho phép ra
đời nhiều loại hình doanh nghiệp mới bên cạnh các công ty xí nghiệp Nhà nước
song phổ biến vẫn là những công ty TNHH.
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp: số 13/1999/10 QH được Quốc hội nước
CHXHCNVN thông qua ngày 12/6/1999. Công ty TNHH Xây Dựng và Thương
Mại Minh Thúy được thành lập vào tháng 10 năm 2003 theo quy định cuả Bộ tài

chính
Trụ sở văn phòng chính đóng tại số 71, tổ 26, cụm 9, Thôn Tân Xuân, Xã
Xuân Đỉnh, Huyện Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội.
Là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
có mở tài khoản tiền gửi ngân hàng công thương Huyện Từ Niêm
Để tồn tại và phát triển bền vững là một việc làm khó khăn và là thử thách
lớn cho các chủ doanh nghiệp, vì thế không ít các chủ doanh nghiệp đã phải
đóng cửa vì không thể phát triển được công ty. Nhưng đối với công ty TNHH
Xây Dựng Và Thương Mại Minh Thúy đã không những tồn tại được
trên thị trường mà còn phát huy được thế mạnh của mình, tạo được chỗ đứng
vững chắc trên thÞ trường kinh tế.
Công ty TNHH Xây Dựng Và Thương Mại Minh Thúy ra đời năm 2003,
là một doanh nghiệp nhỏ tự lực điều hành trong mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Để tạo được ấn tượng với khách hàng, một trong những vấn đề quan trọng
hàng đầu mà công ty quan tâm đến đó là giá thành, chất lượng sản phẩm phải
phù hợp. Vì vậy để có chất lượng sản phẩm hàng hoá tốt thì ngay từ khâu nhập
phải được giám sát kiểm tra, bảo quản chặt chẽ.Với mong muốn công ty ngày
càng phát triển lớn mạnh, cán bộ công nhân viên không ngừng phấn đấu, hoàn
thành tốt các chỉ tiêu đề ra, mạnh dạn đưa ra ý kiến cải thiện khắc phục khó
GVHD:Nguyễn Thị Năm

22Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

khăn, sáng tạo trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát triển

công ty.
2.2: chức năng, nhiệm vụ và phương hướng hoạt động
Chức năng hoạt động của công ty là kinh doanh và cung cấp các sản phẩm
cơ khí nghành khoan. Để đạt kết quả cao hơn Ban lãnh đạo Công ty có một số
hướng đi cụ thể như sau:
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh.
+ Thực hiện tốt chế độ tài chính thống kê, báo cáo của nhà nước và các
loại thuế mà nhà nước quy định.
+ Nghiên cứu, tăng cường công tác thị trường, thực hiện nghiêm túc các
hợp đồng ký kết để nâng cao uy tín với khách hàng.
+ Làm tăng sự ổn định và phát triển năng lực trên cơ sở khai thác và phát
huy tiềm năng nội lực sẵn có để đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho
CBCNV Công ty, tạo thế cho bước đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá và mở rộng
SXKD.
Nhiệm vụ của công ty:
+Ngay sau khi thành lập công ty đã đề ra nhiệm vụ và phương hướng cụ
thể cho toàn cán bộ công nhân viên trong công ty phấn đấu thực hiện.
+Công ty phấn đấu đạt doanh thu 2 tỷ/ năm.
+Phấn đấu thu nhập bình quân của nhân viên là 1.500.000đ/ người với
phương trâm gắn kết quyền lợi của nhân viên với công ty như ruột thịt, không
ngừng mở rộng quy mô tăng thu nhập, thâm nhập thị trường, đa dạng hoá các
ngành nghề kinh doanh, đa dạng hoá các mặt hàng, thay đổi mẫu mã kiểu dáng
phù hợp với sự thay đổi của thị trường.
+Từng bước trưởng thành và trở thành công ty có quy mô rộng và có chỗ
đứng trong nền kinh tế của thành phố.
+Từ một doanh nghiệp nhỏ với quy mô hạn hẹp, nhờ có sự dìu dắt của hội
doanh nghiệp trẻ đến nay công ty có nhiều đổi mới.

GVHD:Nguyễn Thị Năm


23Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


Trng Cao ng Du Lch

Khoa: Ti Chớnh K Toỏn

Phng hng hot ng: m rng th trng,to uy tớn vi khỏch hng
tỡm kim hp ng.
2.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
a-Những thuận lợi
Cụng Ty TNHH Xõy Dng v Thng Mi Minh Thỳy l mt cụng ty
hoat ng trong lnh vc sn xut, kinh doanh, gia cụng cỏc mt hng v co khớ.
Cụng ty tin hnh sn xut kinh doanh vi giỏỏc o/ ly sỏng to lm long
ct,gn cht lng sn phm vi s tn vong cua cụng ty. Ly nhõn ti lm ch
da, ly qun lý thỳc y hiu qu, a cụng ty i theo con dng nõng cao
uy tớn sn phm.Cụng ty cú b mỏy qun lý cú nng lc, mt i ng nhõn viờn
tho ngh nghip, nhiu kinh nghim,cú trỏch nhim v tinh thn trong quỏ trinh
lm vic. Trong cỏc tớn dng vi ngõn hng v cỏc i tỏc khỏc thỡ cụng ty luụn
l mt khỏch hng cú uy tớn, cỏc ti khon vay u s dng cú mc ớch, luụn
coi trongjchuwx tớn/ thanh toỏn y cỏc khon n khi ó dn hn tr, luụn to
cho i tỏc cú mt cm giỏc an ton khi ký kt hp ng vi cụng ty mỡnh
Cụng ty ó s dng cỏc phng tin mỏy múc thit b khỏ tiờn tin phỳ hp
cho quỏ trớnh sn xuõt kinh doanh
Mt khỏc, cụng ty ó bit kt hp, phõn cp qu lý ti chớnh hp lý trong
vic s dng ngun ti chớnh cụng ty nh viờc thu, chi cỏc khon tin mt, tin
gi ngõn hng Phõn giao nhim v thu, chi v cõn i ti chớnh ca cụng ty
ng thi, v dp ngh hố, l tt cụng ty t chc cho cỏn bụn cụng nhõn
viờn i thm quan, ngh mỏt giỳp h cú thi gian th gin, vui choi gii ta

nhng cng thng, mt múi sau nhng ngy lm vic.
Cụng ty cũn quan tõm n con em ca cỏn b cụng nhõn viờn lm vic
trong cong ty nh ngy tt thiu nhi, trung thu, dp khai ging v ch thng
thnh tớch cho con em h trong hc tp Nh vy m cht lng cụng vic
c m bo, hon thnahf nhanh chúng em li hiu qu cho cụng ty
24Sinh Viờn:Nguyn Th Trang Th
GVHD:Nguyn Th Nm


Trường Cao Đẳng Du Lịch

Khoa: Tài Chính Kế Toán

b. những khó khăn
ở đay có thể thấy nghành sản xuất kinh doanh của công ty là nghành có lợi
nhuận cao, song bên cạnh đó vẩn còn những khó khăn nhất định, bởi lẽ thị
trường cơ khí gầu khoan trên thế giới luôn có nhứng biến đọng phức tạp, sự can
thiệp của nhà nước đối với lĩnh vực này còn khá nhiều nhậy cảm, mặc dù máy
móc thiết bị không còn lạc hậu nhưng đoi khi vản gặp phải những rủi ro trong
sản xuất. khối lượng công việc của các đợt vản còn chưa dưt khoát nên vản còn
nhiều hạn chế. Vì vậy khả năng cạnh tranh trên thị trường còn nhiều thiếu sót,
còn khó khăn trong việc ký kết các hợ đồng.

GVHD:Nguyễn Thị Năm

25Sinh Viên:Nguyễn Thị Trang Thư


×