Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Hoạt động nhập khẩu ô tô của công ty cổ phần đầu tư dich vụ hoàng huy năm 2011 chính sách và kết quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.01 KB, 28 trang )

Lời mở đầu
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nước ta chuyển đổi từ một nền
kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Qua nhiều năm đổi mới kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển đổi rõ rệt,
ngày càng phát triển và ổn định.
Trong cơ chế thị trường với nền kinh tế mở và đang từng bước hội nhập
kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vốn đã có vai trò thiết
thực thì nay nó càng có một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là hoạt động kinh
doanh mang tính quốc tế làm cầu nối giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới,
góp phần đắc lực thúc đẩy tăng nhanh năng suất lao động xã hội và tăng thu
nhập quốc dân nhờ tranh thủ được lợi thế so sánh trong trao đổi với nước ngoài.
Trong thương mại quốc tế hoạt động nhập khẩu là một trong những hoạt động
có tác động rất lớn đến nền kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá
đất nước. Do vậy nghiên cứu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu để hiểu rõ, nhận
thức được các vấn đề hữu ích và rút ra những kinh nghiệm là điều rất cần thiết.
Công ty CPĐTDV Hoàng Huy là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu
trong lĩnh vực nhập khẩu ô tô. Trong thời gian qua Công ty đã thu được những
kết quả nhất định, hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngày càng được
nâng cao. Tuy nhiên Công ty vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong lĩnh vực nhập
khẩu do ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan từ môi trường
bên ngoài và bên trong. Qua thời gian tìm hiểu về Công ty, cùng với kiến thức
được trang bị tại nhà trường, với mục đích tìm hiểu thêm về hoạt động kinh
doanh nhập khẩu ô tô, thiết bị phụ tùng ô tô tại Công ty em đã chọn đề tài :
“Hoạt động nhập khẩu ô tô của công ty Cổ phần đầu tư dich vụ Hoàng Huy
năm 2011: Chính sách và kết quả” làm đề tài cho thiết kế môn học của mình.
Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp này được chia thành ba chương:
Chương I: Tổng quan về ngành công ngiệp ô tô
Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty Hoàng Huy
Chương III: Đánh giá kết quả kinh doanh và đề xuất giải pháp
1



MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ........................................................................2
1.1. Tổng quan về ngành công nghệ ô tô ở Việt Nam..........................................................................2
1.2. Tổng quan về doanh nghiệp.......................................................................................................14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY HOÀNG HUY...............................17
2.1. Thị trường tiêu thụ và thị trường nhập khẩu.............................................................................17
2.2. Kim ngạch..................................................................................................................................18
Chương 3: Đánh giá kẾt quẢ kinh doanh và đỀ xuẤt giẢi pháp.............................................................21
3.1. Những ưu điểm và hạn chế của công ty.....................................................................................21
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương mặt hàng ô tô của doanh nghiệp
..........................................................................................................................................................25
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................28

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ
1.1. Tổng quan về ngành công nghệ ô tô ở Việt Nam
1. Tổng quan về ngành công nghệ ôtô ở Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chỉ thực sự hình thành từ những năm
90, khi Chính phủ cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài được
2


sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
Trước năm 1990, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu ôtô từ các nước xã hội chủ
nghĩa. Thời gian này không có doanh nghiệp nào đầu tư lắp ráp, sản xuất ôtô.
a. Phân loại:
Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô của Việt Nam hiện tại bao gồm 2 khối :
• Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : tổng vốn đầu tư của 14
doanh nghiệp FDI là 920 triệu USD, năng lực sản xuất 220.000xe/năm,

sản xuất chủ yếu xe du lịch, xe đa dụng, xe tải
• Các doanh nghiệp trong nước : hiện có khoảng 30 doanh nghiệp đầu tư
sản xuất, lắp ráp ô tô với tổng số vốn khoảng 2.500 tỉ đồng. Các doanh
nghiệp trong nước chủ yếu sản xuất các loại ô tô bus, xe khách, xe tải
nhỏ và nặng, các loại xe chuyên dùng.
b. Sự phát triển:
Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể tóm tắt trong 3
giai đoạn sau :
Giai đoạn 1990 – 2003 : Doanh nghiệp ô tô nhận được sự bảo hộ ở mức cao của
nhà nước thông qua chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt; áp dụng hàng rào
thuế quan ở mức cao đối với xe nhập khẩu và chính sách cấm nhập khẩu đối với
ô tô dưới 15 chỗ ngồi. Trong giai đoạn này, xe du lịch nhập khẩu gần như
không có chỗ đứng trên thị trường nội địa, sản lượng của xe lắp ráp trong nước
liên tục tăng mạnh qua các năm.
 Giai đoạn 2003 – 2007 : Giai đoạn này Việt Nam đang tăng tốc quá trình
đàm phán gia nhập WTO và phải ban hành, điều chỉnh các chính sách cho
phù hợp với yêu cầu của WTO. Hàng loạt chính sách ưu đãi mang tính phân
biệt đối xử trái với các nguyên tắc của WTO trong ngành này (ví dụ chính
sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước) dần được
dỡ bỏ. Doanh nghiệp ô tô trong nước gặp khá nhiều khó khăn.
 Giai đoạn 2007 – nay : Đây là giai đoạn Việt Nam đã trở thành thành viên
WTO. Cũng trong giai đoạn này, do những biến động về kinh tế, chính sách
đối với ngành ô tô (đặc biệt là chính sách thuế) thường xuyên thay đổi và khó
3


dự đoán. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan thuận lợi (tốc độ
tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, sự gia tăng về mức sống dân cư, nhu cầu
sử dụng xe ô tô trong nước có xu hướng tăng cao…), sản lượng ô tô sản xuất
trong nước có xu hướng tăng mạnh.

c. Khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
Mặc dù có sự gia tăng đáng kể về số lượng lắp ráp, tiêu thụ và với sự xuất hiện
của một số lượng nhất định các cơ sở sản xuất phụ trợ, ngành công nghiệp ôtô
Việt Nam còn rất hạn chế về năng lực cạnh tranh.
Những hạn chế có thể kể đến của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đó là
 Công nghiệp sản xuất phần lớn chỉ là lắp ráp từ phụ tùng nhập khẩu
Dây chuyền sản xuất chủ yếu cho 3 công đoạn chính là hàn, tẩy rửa sơn và lắp
ráp. Trong toàn bộ linh kiện phụ tùng để sản xuất lắp ráp một chiếc ôtô chỉ có
một số ít phụ tùng đơn giản được sản xuất trong nước (Gương, kính, ghế ngồi,
bộ dây điện, ắc quy…..), tỉ lệ nội địa hóa còn thấp ( từ 10-40% tùy loại xe)
 Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển
Việt Nam chỉ mới có khoảng 40 doanh nghiệp FDI và khoảng 30 doanh nghiệp
trong nước cung cấp các loại linh kiện, phụ tùng ôtô quy mô sản xuất nhỏ, sản
phẩm chủ yếu là các loại chi tiết đơn giản, cồng kềnh và có giá trị thấp. Trên thị
trường hiện chưa có các nhà cung cấp linh kiẹn phụ tùng lớn, có tầm cỡ khu vực
và thế giới.
 Giá bán xe ở mức cao
Giá xa ôtô ở Việt Nam hiện cao gấp 1,2 đến 1,8 lần giá xe của các nước trong
khu vực và trên thế giới tùy theo chủng loại. Những nguyên nhân thường được
nhắc tới là : Giá bộ linh kiện đầu vào cao, chi phí sản xuất cao, thuế cao (chiếm
tỉ trọng tương đối lớn trong giá bán xe ôtô hiện nay ở Việt Nam)
 Quá trình mở cửa thị trường trong nước theo các cam kết quốc tế mới chỉ
đang bắt đầu.
Với việc tham gia một loạt các cam kết quốc tế, Việt Nam đang mở cửa dần thị
trường ôtô nội địa cho ôtô nhập khẩu. Cạnh tranh ngành này đang được dự báo
sẽ gay gắt hơn. Tuy nhiên, khó khăn này sẽ không đến ngay lập tức do lộ trình
4


mở cửa ngành này tương đối dài.

2.Vài nét về tình hình nhập khẩu ôtô Việt Nam
Thị trường ôtô Việt Nam rất nhỏ bé so với các nước ASEAN khác. Nhiều nguồn
dự đoán từ năm 1992 cho rằng lượng ôtô bán ra năm 1995 là 40.000 và năm
2000 là 80.000. Thực tế là năm 1996 chỉ có 20.000 chiếc ôtô được bán ra, tính
cả ôtô sản xuất trong nước (5.523 chiếc) và nhập khẩu.
Cho đến năm 2005, trước khi những công ty phân phối xuất hiện, thị trường xe
nhập khẩu Việt Nam nằm hoàn toàn trong tay đầu nậu. Các showroom xe nhập
làm ăn tự do thoải mái vì khách hàng chẳng còn lựa chọn nào khác. Tuy nhiên,
bước sang năm 2006 họ phải đối mặt với sự xuất hiện của các nhà phân phối,
vốn có tiềm lực về tài chính và sự hậu thuẫn từ chính hãng. Mở đầu là thương
hiệu Nissan, có mặt tại Việt Nam vào tháng 3/2006. Chỉ 1 năm sau những cái
tên như Huyndai, Kia, BMW và Porsche lần lượt xuất hiện, nâng tổng số hãng
có đại diện chính thức lên con số 7. Cũng vào thời điểm này, khi Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của WTO thì thị trường ô tô trong nước trở nên
sôi động hơn bao giờ hết. Lí do là thời gian này thuế nhập khẩu ô tô nguyên
chiếc đã giảm rất nhanh và mạnh, giảm 3 lần liên tục từ mức 90% xuống còn
60%. Sự giảm giá này đã khiến giá xe nhập khẩu giảm mạnh, thị trường sôi sục,
lượng xe nhập khẩu về nước ồ ạt, từ đó tạo sức ép mạnh mẽ lên thị phần của xe
sản xuất, lắp ráp trong nước.
Hơn nữa, xu hướng tham gia phân phối xe nhập khẩu của các hãng ôtô trong
nước cũng ngày càng rõ nét. Trong một cuộc trao đổi với báo giới tại Triển lãm
Ôtô Việt Nam lần thứ 3 (Vietnam Motorshow 2006), Tổng giám đốc Toyota
Việt Nam Nobuhiko Murakami cho biết có thể Toyota cũng sẽ nhập khẩu xe do
các thành viên khác của hãng mẹ sản xuất nếu khách hàng có nhu cầu. Mà nhu
cầu này trên thực tế đã hiện rõ ngay tại dòng sản phẩm mới nhất của hãng này là
Camry 2007 khi không ít khách hàng đã chọn xe nhập khẩu thay vì mua xe do
Toyota Việt Nam cung cấp.
Hai xu hướng trên đang là minh chứng rõ ràng cho nhận định của các chuyên gia
rằng nếu các nhà sản xuất ôtô trong nước không nhanh chóng đưa ra được
5



những quyết định đúng và kịp thời nhằm vực dậy thị phần của mình thì khả năng
“nhường sân” cho xe nhập khẩu ở mức độ cao hơn nhiều là khó tránh khỏi.
3. Các chính sách quản lý tình hình nhập khẩu ô tô ở Việt Nam
a. Chính sách của chính phủ về việc nhập khẩu ô tô
Thị trường ôtô Việt Nam có nhiều tiềm năng, nhưng nhìn chung vẫn là một
thị trường nhỏ bé, bởi mức sống thấp và sức mua hạn hẹp. Bên cạnh đó, để bảo
hộ cho các doanh nghiệp trong nước, chính phủ đã áp dụng những chính sách
thuế khá nghiêm ngặt.
Hiện nay, thuế nhập khẩu linh kiện ôtô dạng CKD là 15 – 20% so với thuế nhập
khẩu xe nguyên chiếc 85%, thuế tiêu thụ đặc biệt xe lắp ráp trong nước chỉ còn
5% (giảm 95%) Trong khi các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc phải chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt tính theo dung tích xilanh của từng loại xe, cụ thể dưới
2000cm3 là 45%, từ 2000-3000cm3 là 50%, trên 3000cm3 là 60%. Bản chất
đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐ là nhà nước không khuyến khích tiêu dùng các
mặt hàng, dịch vụ đó. Tuy nhiên với mức thuế 85% cho xe ôtô hiện nay đang
dẫn đến 1 nghịch lý: ôtô bị hạn chế tiêu dùng cao hơn cả rượu bia, thuốc lá, vàng
mã và kinh doanh karaoke, casino...
Tính chung các ưu đãi thì xe sản xuất trong nước đang được bảo hộ gần
200% nhưng giá lại cao gấp 2 lần so với xe sản xuất tại chính hãng.
Hai cách thức tính thuế:
+ Phương thức tính thuế tuyệt đối tức
+ Với phương thức tính thuế thứ hai dụa trên việc ban hành các tiêu chuẩn kỹ
thuật, ngoài tiêu chuẩn chung là xe không được quá 5 năm sử dụng, còn cần các
tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể của xe để đảm bảo an toàn. Đồng thời, tiêu chuẩn môi
trường để chống chuyện xả khói cũng rát cần thiết.
Từ ngày 1.8.2008, Chính phủ đã cho phép Bộ Công Thương triển khai
biện pháp kiểm soát nhập siêu bằng quy định cấp giấy phép tự động đối với mặt
hàng ôtô nhằm hạn chế lượng xe hơi về thị trường, nhưng biện pháp này chỉ là

biện pháp hạn chế tạm thời vì nó chỉ thực hiện trong vòng 3tháng, và đã hết hiệu
lực vào ngày 31.12.2008
6


Với giấy phép nhập khẩu tự động, trong trường hợp cần thiết Bộ Công
Thương sẽ ngừng cấp phép nếu các biện pháp về thủ tục hành chính, thanh toán
để kiểm soát nhập khẩu không có tác dụng.
Hiện quy định về đóng thuế ngay tại cảng đã được hải quan địa phương thực
hiện đồng loạt trên toàn quốc nhằm giảm lưu lượng xe ngoài về thị trường. Theo
Bộ Công Thương, việc sử dụng biện pháp nộp thuế trước khi thông quan kết hợp
với cấp phép nhập khẩu sẽ là một đòn mạnh khiến xe nhập khó có cơ hội về thị
trường.
b. Chính sách bảo hộ ngành lắp ráp ôtô trong nước
Các liên doanh sản xuất ôtô trong nước hiện nay đang được hưởng nhiều ưu
đãi :
Với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành ôtô, Chính phủ
đã dành cho ngành này nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt. Tuỳ thuộc vào từng dự
án đầu tư và địa bàn đầu tư, các liên doanh lắp ráp ôtô hiện đang được áp dụng
thuế suất thuế thu nhập DN ưu đãi mức 15% hoặc 20% (thuế suất chung là
25%), đồng thời được miễn thuế đến 4 năm và giảm 50% số thuế đến 8 năm kể
từ khi kinh doanh có lãi. Các DN này còn được miễn thuế nhập khẩu đối với
thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư xây dựng trong nước
chưa sản xuất được, linh kiện, chi tiết, bộ phận rời... để tạo tài sản cố định. Về
thuế giá trị gia tăng (GTGT), hoạt động nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp ôtô bán ra
hiện không phải nộp thuế GTGT.
Ngoài ra, các DN lắp ráp ôtô còn được hưởng lợi từ các chính sách bảo hộ
của Nhà nước dành riêng cho ngành ôtô, trong đó nổi bật lên là chính sách ưu
đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo hộ về thuế nhập khẩu. Đối với loại xe ôtô 5
chỗ ngồi trở xuống, thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc là 100%, trong khi

bộ linh kiện CKD2 chỉ phải chịu thuế 20% và IKD là 5%. Thuế tiêu thụ đặc biệt
áp dụng cho ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là 100% trong khi ôtô sản xuất lắp ráp
trong nước được giảm tới 95%, chỉ chịu thuế 5%.Nhiều DN cam kết trong giấy
phép đầu tư sẽ đạt tỷ lệ nội địa hoá 30-40% sau 10 năm nhưng đến nay gần 10
7


năm nhưng hầu hết chỉ mới đạt được 2-10%, tập trung chủ yếu vào các công
đoạn sản xuất đơn giản. Về chuyển giao công nghệ cũng còn rất hạn chế do các
liên doanh mới dừng ở lắp ráp dạng CKD1 và CKD2 với các dây chuyền công
nghệ gần giống nhau hoặc ở dạng. Mặc dù thuế suất nhập khẩu bộ linh kiện
trong những năm qua được duy trì ở mức thấp (cao nhất là 25% đối với xe dưới
15 chỗ), được giảm 95% thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng giá thành ôtô sản xuất
trong nước hiện vẫn còn .
Mặt khác, sau một thời gian ký kết các hiệp định thương mại, đầu tư với các
nước, các tổ chức quốc tế, đã đến thời điểm Việt Nam phải thực hiện những cam
kết đã ký. Những biện pháp bảo hộ mang tính chất phân biệt đối xử giữa sản
phẩm trong nước (như giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô sản xuất trong
nước) và sản phẩm nhập khẩu chỉ là những giải pháp tình thế, cần từng bước
được xoá bỏ.
4. Các nhân tố ảnh hưởng
a. Nhân tố bên trong công ty
+ Nhân tố Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính
Hoạt động nhập khẩu đòi hỏi cần phải có một bộ máy lãnh đạo hoàn
chỉnh, có tổ chức phân cấp quản lý, phân công lao động trong công ty sao cho
phù hợp với đặc trưng của công ty kinh doanh nhập khẩu. Nếu bộ máy quản lý
cồng kềnh không cần thiết sẽ làm cho việc kinh doanh của công ty không có
hiệu quả và ngược lại.
+ Nhân tố con người :
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập

khẩu nói riêng, tất cả các công đoạn từ khâu nghiên cứu tìm hiểu thị trường đến
khâu ký kết và thực hiện hợp đồng đòi hỏi cán bộ nhập khẩu phải nắm vững các
chuyên môn nghiệp vụ, năng động, đặc biệt khi kinh doanh với các đối tác nước
ngoài.
Nhân tố con người đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty, sự tồn tại và thành công của công ty.
+ Nhân tố vốn và công nghệ :
8


Vốn và công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
công ty nói chung cũng như hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Vốn và
công nghệ quyết định đến lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô kinh doanh của
công ty, vốn và công nghệ giúp cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công
ty được thực hiện có hiệu quả cao.
b. Nhân tố bên ngoài công ty :
+ Nhân tố chính trị, luật pháp
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập
khẩu nói riêng là hoạt động giao dịch buôn bán trao đổi thương mại mang tính
chất quốc tế cho nên nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố chính trị, luật
pháp của mỗi quốc gia cũng như quốc tế.
Vấn đề đặt ra đối với các cán bộ nhập khẩu của công ty luôn phải trau dồi
kiến thức không chỉ về chuyên môn và cả về luật pháp, từ đó để tránh không bị
vi phạm luật pháp, hạn chế xảy ra tranh chấp và những hành vi lừa đảo của kẻ
xấu nhằm chuộc lợi.
+ Thuế quan nhập khẩu :
Nếu thuế nhập khẩu cao thì giá cả hàng hóa bị đội lên, và do đó làm hạn
chế sức cạnh tranh của mặt hàng của công ty. Ngược lại thuế nhập khẩu thấp,
chi phí cho việc nhập khẩu sẽ thấp làm tăng lợi nhuận nhập khẩu của công ty.
Do vậy, hiệu quả nhập khẩu của công ty được cải thiện. Chính phủ cần điều

chỉnh thuế quan thế nào cho dung hòa được lợi ích của các chủ thể kinh tế :
người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước vì thuế là nguồn thu ngân sách chủ
yếu, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với các đồng ngoại tệ có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu, nó ảnh hưởng đến việc lựa
chọn đồng tiền thanh toán. Tỷ giá hối đoái không cố định, có sự biến động lên
xuống. Chính vì vậy công ty cần phải có sự nghiên cứu và dự đoán xu hướng
biến động của tỷ giá hối đoái để đưa ra các quyết định phù hợp cho việc nhập
9


khẩu như lựa chọn bạn hàng, lựa chọn đồng tiền tính toán, lựa chọn đồng tiền
thanh toán,…
+ Yếu tố thị trường trong nước và ngoài nước :
Tình hình và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước như : sự
thay đổi của giá cả, khả năng cung cấp hàng hóa, khả năng tiêu thụ và xu hướng
biến động của dung lượng thị trường… Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng
tới hoạt động nhập khẩu của công ty.
+ Yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa quốc tế
Các yếu tố cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động mua bán
trao đổi hàng hóa quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu như :
- Hệ thống giao thông vận tải, cảng biển : nếu hệ thống này được trang bị
hiện đại sẽ cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm
bảo an toàn cho hàng hóa được mua bán nhanh chóng, nâng cao tính kịp thời,
nhanh gọn trong quá trình nhập khẩu, tăng vòng quay của vốn.
- Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng : Cho phép các hoạt động mua bán
hàng quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt được rủi ro
cũng như mức độ thiệt hại có thể xảy ra cho các nhà kinh doanh trong buôn bán
thương mại quốc tế.

+ Các quan hệ kinh tế quốc tế
Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế như : ASEAN, WTO…đã
đem lại lợi ích thiết thực cho quốc gia. Các nhà sản xuất kinh doanh mở rộng thị
trường tiêu thụ ra nước ngoài. Hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần nới lỏng
hay siết chặt phụ thuộc và mối quan hệ song phương giữa hai nước, giữa nước
nhập khẩu và xuất khẩu.
c. Tác động của việc gia nhập WTO
Khi gia nhập WTO thì Việt Nam phải thực hiện những cam kết với tổ chức
này. Đối với ô tô thì mức thuế suất theo cam kết WTO sẽ giảm dần xuống mức
70%, 52% và 47% trong khoảng thời gian từ 7 đến 12 năm và Nhà nước có thể
chủ động điều hành trong phạm vi cho phép. Đối với thiết bị vận tải từ mức thuế
10


suất trung bình giảm từ 46,9% tại thời điểm gia nhập xuống còn 37,4% vào thời
điểm kết thúc việc thực hiện các cam kết này.
Với việc tham gia một loạt các cam kết quốc tế, Việt Nam đang mở cửa dần
thị trường ô tô nội địa cho ô tô nhập khẩu (cắt giảm thuế nhập khẩu, cho phép
nhập khẩu ô tô cũ, bãi bỏ các chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước…). Cạnh
tranh trong ngành này được dự báo sẽ gay gắt hơn (cả về chủng loại, chất lượng
và giá…). Tuy nhiên, khó khăn này sẽ không đến ngay lập tức do lộ trình mở
cửa ngành này tương đối dài.
Việt Nam đã có những cam kết về thuế nhập khẩu đối với ô tô nguyên chiếc sau
đây:
• Cam kết thuế quan trong khuôn khổ WTO;
• Cam kết thuế quan trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(CEPT/AFTA);
• Cam kết thuế quan trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN –
Trung Quốc (ACFTA);
• Cam kết thuế quan trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN –

Hàn Quốc (AKFTA).
Ngoài ra Việt Nam cũng đang tiến hành đàm phán ký kết các hiệp định
thương mại tự do với nhiều đối tác khác (New Zealand,…) trong đó có cam kết
về thuế quan đối với ô tô nguyên chiếc và linh kiện ô tô.
Nhìn chung việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong khuôn khổ WTO
không lớn bằng mức cắt giảm theo các cam kết tự do hóa thương mại khu vực
mà Việt Nam tham gia.
Thứ nhất, cam kết trong WTO. Mức cam kết thuế nhập khẩu đối với ô tô
nguyên chiếc không giống nhau giữa các nhóm cam kết. Cụ thể xem bảng dưới
đây
Bảng - Các cam kết về cắt giảm thuế trong WTO đối với mặt hàng ô tô
nguyên chiếc và phụ tùng ô tô nhập khẩu

11


Thuế suất
MFN
Stt Mặt hàng

tại

Thuế suất cam kết trong
WTO

thời điểm Khi gia Cuối
gia nhập nhập

cùng


(%)

(%)

(%)

Thời

hạn

thực hiện (kể
từ

khi

gia

nhập)
Chủ yếu cắt

1

Thuế suất bình quân chung

17,4

17,2

13,4


giảm trong 35 năm
Chủ yếu cắt

2

Thiết bị vận tải

35,3

46,9

37,4

giảm trong 35 năm

3

Một số loại xe cụ thể:

a)

Ô tô con:
Xe từ 2.500 cc trở lên

90

90

52


12 năm

90

90

47

10 năm

90

90

70

7 năm

Loại không quá 5 tấn

100

80

50

12 năm

Loại khác


60; 80

60; 80 50; 70

20,9

24,3

Xe từ 2.500 cc trở lên,
loại 2 cầu
Xe dưới 2.500 cc và
loại khác
b)

c)

Xe tải

Phụ tùng ôtô

20,5

5 năm và 7
năm
3-5 năm

Thứ hai, cam kết trong CEPT/AFTA. Theo cam kết tại CEPT/AFTA, các loại xe
ô tô chở người 10 chỗ trở lên và xe tải đều đã được cắt giảm xuống mức 5% từ
2006. Riêng loại xe chở người 9 chỗ ngồi trở xuống sẽ giảm xuống 0% vào năm
2018.

Thứ ba, cam kết theo Hiệp định ASEAN – Trung quốc:
12


+ Đối với xe chở người: Hiện chưa đưa vào cắt giảm thuế nhưng theo lộ trình sẽ
phải cắt giảm xuống mức 50% vào 2018. Đối với loại xe được thiết kế đặc biệt
(đi trên tuyết, xe ô tô chơi gôn) đã được cắt giảm xuống 50% vào năm 2006.
+ Đối với xe tải: Phần lớn đã được đưa vào lộ trình cắt giảm thuế, cụ thể:
- Xe tải dưới 5 tấn: mức thuế suất 100% năm 2005 và sẽ cắt giảm xuống mức
45% vào năm 2014;
- Xe tải từ 5 tấn đến 10 tấn: mức thuế 30% và 60% năm 2005 và sẽ cắt giảm
xuống 30% vào năm 2012;
So với các ngành khác thì các cam kết về thuế quan đối với ô tô mà Việt Nam sẽ
phải thực hiện trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại quốc tế có những
điểm khác biệt sau đây:
+ Mức thuế tuy có cắt giảm nhưng vẫn ở mức cao trong những năm tới đây:
Cụ thể, mức thuế suất trung bình chung của tất cả biểu thuế của Việt Nam sau
khi thực hiện các cam kết WTO sẽ giảm từ mức 17,2% tính từ thời điểm gia
nhập xuống 13,4% tính đến thời điểm thực hiện đầy đủ các cam kết (sau 12
năm); mức thuế suất bình quân sản phẩm công nghiệp giảm từ 16,2% xuống
12,4%.
Trong khi đó, đối với ô tô thì mức thuế suất theo cam kết WTO sẽ được giảm
dần xuống mức 70%, 52% và 47% trong khoảng thời gian từ 7 đến 12 năm và
nhà nước có thể chủ động điều hành trong phạm vi cho phép. Đối với thiết bị
vận tải từ mức thuế suất trung bình giảm từ 46,9% tại thời điểm gia nhập xuống
còn 37,4% vào thời điểm kết thúc việc thực hiện các cam kết này.
Mức cắt giảm thuế theo các cam kết tự do hóa thương mại khu vực (AFTA,
ACFTA, AKFTA) nhiều hơn cắt giảm theo cam kết WTO. Vì vậy, tác động của
các cam kết WTO đối với cạnh tranh trong ngành ô tô Việt Nam sẽ không lớn
như tác động của các cam kết khu vực (đang được thực hiện một phần theo lộ

trình tại Việt Nam).
Ngoài ra, theo cam kết trong WTO, thuế suất trần đối với mặt hàng ô tô
có dung tích lớn thấp mức thuế suất trần của mặt hàng ô tô có dung tích nhỏ.
+ Thời hạn cắt giảm thuế dài
13


Ví dụ, theo CEPT/AFTA, về cơ bản đến nay Việt Nam đã hoàn thành những
cam kết trong AFTA. Khoảng 95% tổng số dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu
của Việt Nam đã được cắt giảm xuống mức thuế suất 0-5%. Trong khi đó, đối
với mặt hàng ô tô Việt Nam chỉ phải thực hiện các cam kết này từ năm 2014 và
2018.
+ Đến thời điểm cắt giảm thì lộ trình cắt giảm tương đối ngắn, mức cắt giảm
lớn
1.2. Tổng quan về doanh nghiệp
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy được thành lập ngày 10/05/2008
với vốn điều lệ từ 90 tỷ đồng góp bởi 3 cổ đông sáng lập. Ngay từ khi mới đi
vào hoạt động Ban lãnh đạo công ty đã chú trọng nghiên cứu thị trường nhằm
lựa chọn những dòng sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế cũng như thị hiếu
cử người tiêu dung Việt Nam. Công ty cũng tiến hành tìm kiếm một số đối tác
cung cấp trong nước và nước ngoài. Kết thúc quá trình khảo sátcung cầu của thị
trường xe tải hạng nặng. Công ty Cổ phần Đầu tư dịch vụ Hoàng Huy đã hợp tác
với tập đoàn xe tải hạng nặng Trung Quốc DONGFENG, theo hợp đồng kí kết
công ty sẽ trở thành nhà phân phối đọc quyền một số mẫu xe tải hạng nặng của
DONGFENG tại Việt Nam. Lợi thế của nhà phân phối độc quyền đã mang lại
cho công ty nguồn doanh thu và lợi nhuận rất khả quan. Nếu như 6 tháng đầu
năm 2009, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 1,6 tỷ đồng thì con số này đã
tăng lên 63 tỷ năm 2010 và 65 tỷ năm 2011.
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và thành tựu đạt được

Các lĩnh vực hoạt động chính:
+ Chuyên nhập khẩu và phân phối các loại xe ô tô, bao gồm: xe ô tô
tải thùng có mui, xe ô tô tải tự đổ, xe xi-téc chở xi măng nhiên liệu, xe ô
tô sắt xi, xe ô tô trộn bê tông...;
+ Nhập các thiết bị máy móc đi kèm với các loại xe nhằm phục vụ
tốt hơn cho việc phân phối xe;
+ Cung cấp một số dịch vụ khác: cho thuê văn phòng, kinh doanh
bất động sản, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không
14


khí.

15


Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 10/5/ 2009 đến
31/12/2009, 2010, 2011

TT Chỉ tiêu

Đơn vị

10/5-

2010

2011

31/12/2009

1

Tổng giá trị tài sản

Triệu đồng 108.680

300.660

325.615

2

Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ

Triệu đồng 14.350

589.808

686.145

3. Vị thế và triển vọng của công ty trong ngành
a. Vị thế của công ty trong ngành
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy là công ty mới hoạt động được
hơn 2 năm. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của HĐQT và Ban giám đốc,
Công ty đã thu được những thành công đáng kể. Những thành công này được thể
hiện phần nào thông qua những con số về doanh thu lợi nhuận hàng năm của
Công ty.
Theo báo cáo năm 2010 của Trung Quốc về ngành công nghiệp xe tải nặng của
nước này, 3 nhà sản xuất xe tải nặng hàng đầu của Trung Quốc là FAW Jiefang

Automotive Co, Ltd (chiếm 22,7% doanh số bán hàng), SINOTRUK (chiếm
19,5% doanh số bán hàng), và Dongfeng ô tô (chiếm 19,0% doanh số bán hàng).
Đây là ba nhà sản xuất hưởng thị phần lớn trên phân khúc thị trường xe tải Trung
Quốc bao gồm cả xe tải hạng nặng hoàn thành, xe tải nặng chưa đầy đủ và xe kéo
rơ moóc.
Hiện tại, dòng xe ô tô tải tự đổ 300 mã lực và 375 mã lực là dòng sản phẩm
mang đến hơn 50% doanh thu cho Công ty. Có thể nói đây là dòng sản phẩm
thành công trên thị trường xe tải hạng nặng. Một số sản phẩm khác như dòng sản
phẩm xe ben có trọng lượng toàn bộ 15,8 tấn phải cạnh tranh với các doanh
nghiệp sản xuất trong nước; xe đầu kéo, xe tải thùng, xe xi téc và xe ben có
trọng lượng toàn bộ trên 24 tấn,... phải cạnh tranh với thương hiệu khác như
SINOTRUCK (HOWO), FAW,... do các doanh nghiệp khác nhập khẩu từ Trung
Quốc nên có doanh số chưa cao. Có thể nói, với lợi thế độc quyền phân phối các
16


sản phẩm ô tô tải mang thương hiệu Dongfeng - Trung Quốc, so với các công ty
khác cùng ngành, Công ty kinh doanh mạnh nhất dòng xe ô tô tải tự đổ các loại,
đặc biệt là loại ô tô tải tự đổ 300 mã lực và 375 mã lực.
b. Triển vọng phát triển của ngành
Theo lộ trình giảm thuế suất nhập khẩu ô tô Việt Nam đã ký với WTO, thuế
suất nhập khẩu xe sẽ giảm xuống trong tương lai gần, giá thành một chiếc xe tới
tay người tiêu dùng cũng sẽ giảm theo. Công ty xác định đây là một cơ hội lớn
cho những công ty chuyên kinh doanh ô tô nhập khẩu các loại như Công ty và vì
thị trường ô tô trong nước hiện nay còn nhiều cơ hội và rất tiềm năng.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY HOÀNG HUY
2.1. Thị trường tiêu thụ và thị trường nhập khẩu
a. Thị trường nhập khẩu

Ngoài hợp đồng phân phối độc quyền các sản phẩm của Tập
đoàn DONGFENG, CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy còn hợp tác
chặt chẽ với một số đối tác nhằm đa dạng hoá nguồn cung hàng hoá cho
Công ty.
Danh sách một số đối tác cung cấp hàng hoá cho Công ty
1. Trung tâm thông tin tư vấn và xúc tiến đầu tư
2. Viện quy hoạch Hải Phòng
3. DONGFENG motor Co, LTD
4. Công ty mậu dịch hữu hạn Đông Tuân
5. KARS AUTOMOBILEFIRM TAI WAN
6. Shiyan Pingyun Indutrial and trade Co Ltd
17


b. Thị trường tiêu thụ
Vì chất lượng xe tốt, đã được thị trường chấp nhận, tên tuổi dòng xe đã
được khẳng định nên sản phẩm được phân phối bởi công ty được phân phối và
sử dụng trên toàn quốc nhất là khu vực phía bắc, tập trung ở nhiều khu vực công
nghiệp có nhu cầu sử dụng xe tải hạng nặng với số lượng lớn.
Đồng thời dòng xe ô tô của công ty cũng được thị trường đón nhận và tin cậy
tiêu dung nhiều bởi vì sản phẩm chính hãng, chất lượng cao, giá cả hợp lý, đồng
thời các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng rất được quan tâm đấu tư nâng cấp
2.2. Kim ngạch
Cơ cấu doanh thu trên từng sản phẩm xe của Công ty qua các năm

Mã ngành

Tên nhóm

2C180

3C230
3C231
3C260
3C262
4C280
4C300
4C402
BEN300
BEN340
BEN375
BEN7
BEN8
CABINXE
CIMC45
DAMSA
CRV
DK375TCAO
LOP
DK375T
LOP
MAYCHANTON
MAYCATTON
MAYRIVE
MOC3CIMC

Xe ô tô tải thùng có mui 180 mã lực
Xe ô tô tải thùng có mui 220 mã lực
Xe ô tô tải thùng có mui 235 mã lực
Xe ô tô tải thùng có mui 260 mã lực
Xe ô tô tải thùng có mui 260 mã lực

Xe ô tô tải thùng có mui 280 mã lực
Xe ô tô tải thùng có mui 300 mã lực
Xe ô tô tải thùng có mui 300 mã lực
Xe ô tô tự đổ 340 mã lực
Xe ô tô tự đổ 375 mã lực
Xe ô tô tự đổ 7 tấn
Xe ô tô tự đổ DFL3160BXA
Xe ô tô trộn bê tông 340 mã lực
Ca bin hoàn chỉnh xe ô tô tải TL
Sơ mi rơ móc
Ô tô tải DAMSA
Xe ô tô 5 chỗ Honda CRV
Xe đầu kéo máy
Lốp cỡ 1200-r20
Ô tô đầu kéo 375 mã lực
Lốp ô tô Thái Lan
Máy chấn tôn
Máy cắt tôn
Máy tán đinh
Móc CIMC

2009

6,3%
11,6%

14,8%
5,99%
18,4%


2010

2011

0.83
2,05
8,04
5,81
0,39%
1,48%
0,32%
16,57%
15,08%
39.93%
0,01%

0,12%
1,69%
3,82%
4,12%
9,51%
6,09%
48,44%
21,06%

38,03%
0,01%
0,02%
0.02%
0.02%

3,31%

2,26%
1,2%
0,26%
0,24%
2,12%

7,14%

0,1%
0,64%

0,92%
18


MOC3JUPITER
MOC2MINGWEI
TEC180
TRONBT340
WISH
YARIS

Móc Jupiter
Móc Ming wei
Xe xi téc 180 chở nguyên liệu
Xe ô tô trộn BT340HP
Xe ô tô Toyota wish
Xe ô tô Yaris

Tổng cộng

0,26%
2,72%
3,4%
1,21%
100%

0,05%
1,64%
100%

( Nguồn do CTCPĐTDV Hoàng Huy cung cấp)
Nhìn vào bảng cơ cấu doanh thu theo từng loại sản phẩm ở trên chúng ta có
thể thấy năm 2010 Công ty đa dạng hoá dòng sản phẩm xe nhằm đáp ứng mọi
nhu cầu trên thị trường đồng thời nhằm quảng cáo cho thương hiệu của Công
ty. Tuy nhiên, bước sang 2011, Công ty tập trung nhập một số mã xe chiếm tỷ
trọng doanh thu cao như xe ô tô tải tự đổ 300 mã lực và 375 mã lực chiếm tới
52,10% tổng doanh thu năm 2011. Một số mã xe mới được nhập về nhằm đáp
ứng nhu cầu của thị trường trong nước.
Trong những năm qua tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng công ty
vẫn cố gắng có nhiều hoạt động đẩy mạnh nhập khẩu, con số cụ thể được thể hiện
qua bảng sau:
Kim ngạch nhập khẩu của Công ty.
Đơn vị : triệu VND
Năm

Số lượng ô tô % tăng trưởng Kim

ngạch %


tăng
19


NK ( chiếc )
2008
2009
2010
2011

300
398
625
743

qua các năm

NK

53,3
30,4
20

90400
132500
182000
228000

trưởng


qua

các năm
46,6
37,4
25,3

( Nguồn : Phòng Kế toán Công ty )
Kim ngạch ô tô nhập khẩu tăng mạnh có nguyên nhân chính xuất phát từ
nhu cầu ô tô của thị trường Việt Nam, cùng với chính sách của Nhà nước tạo
điều kiện cho thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu ô tô. Điều này hoàn toàn
phù hợp với nhu cầu ô tô trong nước, trên thế giới và tình hình nhập khẩu ô tô
của Việt Nam.
Kết thúc năm tài chính 2011, Công ty Hoàng Huy đạt gần 105 tỷ đồng lợi
nhuận sau thuế so với cùng kỳ năm 2010 tăng trưởng 61,5%
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, tính lũy kế cả năm 2011
Hoàng Huy đạt hơn 627 tỷ đồng doanh thu giảm nhẹ khoảng 8,6% so với năm
2010.
Doanh thu tài chính của Công ty cả năm cũng tăng mạnh từ 2,4 tỷ đồng
lên 16,2 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần cả năm 2011 đạt xấp xỉ 105 tỷ đồng tăng mạnh 40 tỷ
đồng tương đương 61,5% so với năm 2010. EPS năm 2011 ước tính khoảng
10.500 đồng/cp.
Do Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo chính sách miễn
giảm thuế cho cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật của Nhà nước, nên lợi
nhuận sau thuế quý 4/2011 là 23,6 tỷ đồng giảm 18,6% so với cùng kỳ, và lợi
nhuận sau thuế năm 2011 là 105 tỷ đồng tăng 61,5% so với năm 2010.
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 31/12/2011 trên báo cáo tài
sản là hơn 187 tỷ đồng.

20


2.3. Hiệu quả kinh doanh
So với năm 2010 thì việc kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ
thương mại Hoàng Huy đã đạt được những kết quả khả quan.
 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả năm Chỉ tiêu 2011
2010
Tổng giá trị 300.660
tài sản
Doanh

Kết quả năm Hoàn

thành % tăng giảm

322.100

2011
325.615

kế hoạch
101,01%

2011/2012
8,30%

631.095


686.145

108,72%

16,33%

thuần
Lợi
nhuận 61.593

64.673

64.836

100,25%

5,26%

trước thuế
Lợi
nhuận 61.593

64.673

64.836

100,25%

5,26%


thu 589.808

sau thuế

Năm 2011, công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu đề ra.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 8.72 % lạc hậu so với kế
hoạch; lợi nhuận sau thuế cũng vượt mức kế hoạch đạt 64,836 triệu đồng.
So với năm 2010, kết quả kinh doanh năm 2011 tăng rõ rệt. Do nền kinh tế năm
2011 có nhiều biến động phức tạp, thị trưởng ô tô Việt Nam cũng bị ảnh hưởng
it nhiều do biến động tỷ giá lãi suất… .Tuy nhiên, với thị trường ô tô còn non trẻ
và nhiều cơ hội phát triển như Việt Nam, cùng với lợi thế là Công ty độc quyền
trong việc phân phối các dòng xe tải mang thương hiệu Dongfeng – Trung
Quốc, Công ty vẫn hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra, giá trị lợi nhuận tăng so với
năm 2010

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP
3.1. Những ưu điểm và hạn chế của công ty
a. Ưu điểm
+ Những cải tiến về cơ cấu tổ chức,chính sách,quản lý

21


Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ Hoàng Huy hiện nay công ty đã triển khai hệ
thống tiêu thụ sản phẩm với 38 đại lý cấp 1 trên toàn quốc.Tùy thuộc vào từng
thời điểm,công ty thực hiện chính sách khuyến mại kích cầu tiêu thụ sản
phẩm,cụ thể:Tháng 7 năm 2011,công ty áp dụng chương trình khuyến mại bán
hang lần thứ 2 với các giải thưởng:
-01 xe KIA MORNING nhập khẩu nguyên chiếc

-01 giải giá trị 100.000.000 đồng tiền mặt
Bên cạnh đó,công ty thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật đi thực tế tới các
đại lý,so sánh chất lượng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh,phản hồi đến tập
đoàn DONGFENG để cải tiến chất lượng sản phẩm phù hợp với địa hình và thị
hiếu của người tiêu dung Việt Nam.
Ngoài ra,định kỳ hàng năm hoặc trước khi đưa ra thị trường sản phẩm
mới,công ty tổ chức hội nghị khách hàng.Đây là cơ hội các đại lý được gặp gỡ
trao đổi kinh nghiệm bán hang cũng như kiến nghị về chất lượng hàng hóa,chính
sách bán hàng của công ty.
Với lợi thế về mặt chất lượng sản phẩm cũng như giá thành ổn định,đồng
thời với lợi thế là doanh nghiệp phân phối độc quyền các sản phẩm mang
thương hiệu DONGFENG tại thị trường Việt Nam,công ty đã kí kết được nhiều
hợp đồng với số lượng đặt hàng lớn và ổn định trong năm qua.
+ Các biện pháp kiểm soát
Công tác quản lý thông qua quy trình gồm các bước hoạch định chiến lược,lập
kế hoạch,triển khai thực hiện,đánh giá,khen thưởng và kỷ luật.Các khâu quản lý
nảy được hướng dẫn và quy định cụ thể kết hợp với hệ thống mẫu biểu báo cáo
rõ ràng.Các phòng ban tường xuyên báo cáo,đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch để từ đó rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế,phát huy những thành
tích đã đạt được.
b. Hạn chế

22


Để đánh giá đúng đắn về hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công
ty trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được không thể không
thể kể đến những khó khăn tồn tại.
Thứ nhất: Chi phí trong kinh doanh của công ty còn khá cao, thường là chi
phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu máy móc, linh kiện hoặc cả ô tô nguyên

chiếc.
Thứ hai: Vì giá thành của mặt hàng này là khá cao nên thời gian thực hiện
một hợp đồng kinh doanh ô tô là khá dài và không ổn định, có tháng doanh thu
tăng cao nhưng có tháng doanh thu lại tăng rất thấp.
Thứ ba: Hình thức nhập khẩu không đa dạng, chủ yếu nhập khẩu trực tiếp,
còn các hình thức khác chưa được phát huy, do đó nghiệp vụ kinh doanh của các
cán bộ nhân viên chưa được củng cố và nâng cao
c. Nguyên nhân
Sự phát triển của nền kinh tế thường được đánh giá thông qua tốc độ tăng
trưởng GDP, sự biến động về lạm phát, lãi suất hay tỷ giá hối đoái. Các yếu tố
rủi ro mang tính hệ thống này tác động vào mọi chủ thể tham gia vào nền kinh
tế,trong đó có Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ
tăng trưởng của ngành kinh doanh ô tô. Năm 2010, kinh tế Việt Nam tiếp tục có
sự phục hồi đáng kể sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo Tổng
cục Thống kê Việt Nam, tốc độ tăng GDP năm 2009 đạt 5,32%, năm 2010 đạt
6,78%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch đề ra (6,5%) và cao hơn hẳn so với năm
2009. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng kéo theo thu nhập bình quân đầu người
cũng có sự cải thiện đáng kể: thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2009
đạt 1.100 USD/người/năm và năm 2010 ước đạt 1.160 USD, tăng hơn năm 2009
là 5.45%.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu

về xây dựng nhà ở cũng ngày được tăng cao. Ở Việt Nam hiện nay, có nhiều công
trình xây dựng mới hình thành, tăng cả về số lượng và quy mô. Điều này tạo ra
nhiều cơ hội phát triển cho ngành kinh doanh ô tô tải các loại nhằm đáp ứng nhu
23



cầu vận chuyển hàng hóa, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng... Do đó, nếu tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế giảm sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của
ngành ô tô.
Rủi ro về lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong những năm gần đây luôn ở mức cao
và có những năm lên tới hai con số. Năm 2005 là 8,4%, năm 2006 là
6,6%, năm 2007 là 12,6%, năm 2008 lên tới 19,89% và năm 2009 là
6,8%. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp để kiềm chế lạm phát,
tuy nhiên năm 2010, mức lạm phát vẫn ở mức cao là 11,75% (nguồn :
Tổng cục Thống kê). Khi lạm phát xảy ra sẽ gây khó khăn cho doanh
nghiệp, đẩy chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng lên, ảnh hưởng đáng
kể đến hiệu quả kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp.
Rủi ro tỷ giá:
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy kinh doanh các loại xe
tải nhập khẩu mang thương hiệu Dongfeng - Trung Quốc, đồng tiền
được dùng để thanh toán chủ yếu là đồng đôla Mỹ (USD). Do đó, biến
động về tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD sẽ làm tác động rất lớn đến chi
phí đầu vào của Công ty và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Rủi ro về thuế:
Tình trạng tiêu thụ của thị trường xe ô tô Việt Nam chịu ảnh hưởng rất
lớn từ thay đổi chính sách thuế. Hiện tại, Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ
Hoàng Huy nhập khẩu và tiêu thụ nhiều nhất là 2 dòng xe sau:
+ Xe tải tự đổ có tổng trọng lượng trên 24 tấn;
+Xe tải nhẹ có trọng tải dưới 8 tấn.
Trước đây, mức thuế suất cho dòng xe tải tự đổ có tổng trọng lượng trên 24
24



tấn là 8%, dưới 8 tấn là 25%. Tuy nhiên, thông tư 184/2010/TT-BTC của Bộ Tài
chính ngày 15/11/2010 quy định chi tiết mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu,
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế (có hiệu lực từ
ngày 01/01/2011). Theo đó, mức thuế suất cho dòng xe tải tự đổ có tổng trọng
lượng trên 24 tấn hiện nay là 15%, dưới 8 tấn là 30%.
Sự thay đổi thuế suất nêu trên sẽ dẫn đến sự thay đổi giá xe ô tô nhập khẩu, từ
đó làm thay đổi giá bán ô tô trong nước, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình
kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy.
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương mặt hàng
ô tô của doanh nghiệp
a. Về nhập khẩu
- Chú trọng và tích cực tìm kiếm những nguồn cung cấp hàng mới
- Sản phẩm cần đạt được yêu cầu về chất lượng cũng như mẫu mã thiết
kế phù hợp với thị hiếu của người tiêu dung
- Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu nhu cầu đối với hàng nhập khẩu:
Để có thể bán hết hàng hóa nhập khẩu theo đúng kế hoạch dự kiến nhằm đạt
được hiệu quả kinh doanh, công ty cẩn phải có những biện pháp tích thích hợp
trong việc nghiên cứu thị trường nội địa – thị trường tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu
của công ty.
Nghiên cứu giá cả trong nước : giá cả là một yếu tố quan trọng để xác định
nhu cầu nhập khẩu. Công ty luôn phải cử nhân viên theo dõi tình hình biến động
của giá cả các mặt hàng ô tô khác nhau trong nước. Để có thể căn cứ vào giá
nhập cùng với chi phí liên quan để hoạch định chính sách giá cho phù hợp.
- Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường nhập khẩu :
Đối với mặt hàng ô tô, việc nghiên cứu mở rộng thị trường của công ty là
rất cần thiết. Công ty phải đặt nghiên cứu thị trường trở thành một nội dung
quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mình, từ đó có kế hoạch và biện
pháp đầu tư thích đáng cho nó đúng đắn. Cụ thể là : công ty cần phải tiến hành
với bạn hàng là nghiên cứu kỹ các thông tin môi trường kinh tế - chính trị - luật
pháp của nước bạn hàng nhằm tạo cơ sở cho việc đàm phán ký kết hợp đồng,…

25


×