Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TÌM HIỂU THỰC TIỄN về QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG hóa BẰNG CONTAINER tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư DỊCH vụ HOÀNG HUY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.63 KB, 30 trang )

MỤC LỤC


Danh mục bảng biểu
Bảng
Bảng 2.1: Danh sách các cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần

Trang
16

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn lao động theo trình độ của Công ty

17

Bảng 2.3: Cơ cấu Doanh thu thuần phân loại theo sản phầm qua các năm

18

của Công ty
Bảng 2.4: Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Sơ đồ 2.2: sơ đồ quy trình hàng nhập khẩu bằng container tại Công ty

19
Trang
15
20


LỜI MỞI ĐẦU


Ngày nay nhu cầu về hàng hóa ngày càng tăng đòi hỏi khối lượng hàng vận
chuyển lớn và để đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa ngày càng tăng, do đó thì vận tải
hàng hóa bằng container đã ra đời và đã thực sự đem lại hiệu quả cao cho công cuộc
vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó vận tải hàng hóa bằng container mang lại được rất
nhiều lợi ích đối với chủ hàng, người chuyên chở, người giao nhận và cho toàn xã hội
nói chung.
Hầu hết tất cả các công ty đều có khối lượng nguyên vật liệu cần được vận
chuyển về để sản xuất và khối lượng hàng xuất đi và hầu như các công ty đều vận
chuyển với khối lượng rất lớn thường xuyên và đều đặn, do đó các công ty đã lựa chọn
vận chuyển hàng hóa bằng container để đảm bảo hiệu quả hơn. Đối với công ty nhập
khẩu thì hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đều nhập với số lượng tương đối lớn và hầu
hết đều được vận chuyển bằng container các công ty nhập khẩu đa phần đều lựa chọn
hình thức thuê một bên thứ 3 tổ chức vận chuyển hàng hóa cho mình, ty nhiên một số
công ty lớn cũng đã tự mình tổ chức vận chuyển hàng hóa cho mình và điều này thì
khá tốn kém đối với môt số công ty nhỏ, như vậy thì việc lựa chọn cũng như tự tổ chức
vận tải là hết sức quan trọng đối với công ty nhập khẩu cũng như xuất khẩu hàng hóa.
Công ty Cổ Phần Đầu tư Dịch vụ Hòang Huy là công ty mà em đã thực tập là
một công ty chuyên nhập khẩu các xe tải hạng trung, hạng nặng chủ yếu mang thương
hiệu DONGFENG của Trung Quốc và một số xe nhập khẩu từ Mỹ bên cạnh đó thì
công ty nhập khẩu các sản phẩm thiết bị phụ kiện cho các loại xe tải và xe máy và để
vận chuyển một số sản phẩm về kho của minh thì công ty cũng đã lựa chọn vận chuyển
hàng hóa bằng container và nó cũng mang lại cho công ty được nhiều lợi ích như là
việc giảm được chi phí, tiết kiệm được thời gian và đảm bảo cho khách hàng có được
mức thỏa mãn cao nhất.


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái quát về Container

Tháng 6 năm 1964, Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức ISO (International Standarzing

Organization) đã đưa ra định nghĩa về container. Cho đến nay, các nước trên thế giới
đều áp dụng định nghĩa này của ISO.
Theo ISO – Container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm:
-

Có hình dáng cố định, bền chắc, để được sử dụng nhiều lần.
Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều

-

phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở các cảng dọc đường.
Có các thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải

-

này sang công cụ vận tải khác.
Có cấu tạo đặc biệt cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra.
Có dung tích không ít hơn 1m3.
Hàng hóa chuyên chở bằng container tại công ty là xe đầu kéo International

Prostar là loại xe oto đầu kéo tay lái bên trái nhập khẩu từ Mỹ, kích thước thông số kỹ
thuật của xe khá lớn, khi đóng vào container xe thường được tháo rời từng bộ phận và
chèn lót vào container.
1.2 Tổ chức vận chuyển hàng hóa bằng Container
1.2.1 Kỹ thuật xếp hàng vào container

Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm đóng hàng vào container cùng với việc niêm
phong kẹp chì container, người gửi hàng phải chịu tất cả các chi phí đó cũng như các
chi phí liên quan, trừ trường hợp hàng hóa gửi không đóng nguyên container mà lại
được gửi theo phương thức gửi hàng lẻ. Chính vì vậy mà khi nhận container từ người

gửi, người chuyên chở không thể nắm được cụ thể về tình hình hàng hóa xếp bên trong
container mà chỉ dựa vào lời khai của chủ hàng. Bởi vậy mà người chuyên chở không
chịu trách nhiệm về hậu quả của việc đóng xếp hàng bất hợp lý, không đúng kỹ thuật
gây tổn thất cho hàng hóa.
Đóng và chất xếp hàng vào container cần nắm vững:


-

Đặc điểm của hàng hóa chuyên chở: không phải hàng hóa nào cũng phù hợp chuyên
chở bằng container, cho nên việc xác định nguồn hàng phù hợp với chuyên chở bằng
container có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh.
- Xác định và kiểm tra các loại, kiểu container khi sử dụng
- Lưu ý về kỹ thuật chất xếp, chèn lót hàng hóa trong cotainer
1.2.2 Các phương pháp giao hàng bằng Container
Việc giao nhận hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong các Container giữa chue
hàng và người chuyên chở, cũng đồng thời giữa người bán và người mua có điểm khác
với việc giao nhận hàng hóa thông thường về địa điểm giao hàng, về việc phân chia chi
phí và rủi ro, về trách nhiệm của các bên…Khi gửi hàng bằng Container, phụ thuộc
vào loại lô hàng bằng Container, phụ thuộc vào loại lô hàng mà có các phương pháp
giao nhận khác nhau như sau:
1.2.2.1 Phương pháp nhận nguyên, giao nguyên (FCL/FCL)
Hàng nguyên (Full Container Load – FCL) là lô hàng của một người gửi hàng,
có khối lượng tương đối lớn, đòi hởi phải xếp trong một hoặc nhiều Container. Nhận
nguyên, giao nguyên tức là người chuyên chở nhận nguyên từ người gửi hàng (shipper)
ở nơi đi giao nguyên cho người nhận (consignee) ở nơi đến.
Quy trình nhận nguyên giao nguyên diễn ra như sau:
1. Người gửi hàng giao nguyên Container đã đóng và niêm phong kẹp chì cho

người chuyên chở tại bãi Container (CY) của cảng đi;

2. Người chuyên chở, bằng chi phí của mình, xếp container lên tàu và vận chuyển
đến cảng đến;
3. Người chuyên chở, bằng chi phí của mình, dỡ container khỏi tàu và đưa về CY;
4. Người chuyên chở giao container trong tình trạng nguyên niêm phong cho
người nhận tại CY của cảng đến.
Từ quy trình trên có thể thấy, theo phương pháp này, địa điểm giao nhận hàng
hóa là CY nên người ta còn gọi là giao hàng từ bài ( CY/CY). Theo phương pháp này,
chi phí đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi Container đều thuộc chủ hàng (người gửi
hoặc người nhận).


1.2.2.2 Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL)
Hàng lẻ (Less Container Load – LCL) là lô hàng của một người gửi hàng có
khối lượng nhỏ, không đủ đóng trong một Container. Nhận lẻ, giao lẻ tức là người
chuyên chở nhận lẻ từ người gửi hàng và giao lẻ cho người nhận. Phương pháp này
diền ra theo quy trình sau:
1. Người gửi hàng giao hàng lẻ của mình cho người chuyên chở tại trạm giao nhận

đóng gói hàng lẻ (CFS) của nơi đi;
2. Người chuyên chở, bằng chi phí của mình, đóng hàng lẻ của nhiều chủ hàng vào
Container và niêm phong kẹp chì;
3. Người chuyên chở, bằng chi phí của mình, xếp container đã đóng lên tàu và vận

chuyển đến nơi đến;
4. Người chuyên chở, bằng chi phí của mình, dỡ container ra khởi tàu và đưa về
trạm CFS.
5. Người chuyên chở, bằng chi phí của mình, dỡ hàng hóa ra khỏi Container và
giao cho từng người nhận tại CFS.
Phương pháp này khác với phương pháp nhận nguyên, giao nguyên ở chỗ: địa
điểm giao nhận hàng hóa là CFS; chi phí đóng hàng và dỡ hàng đều là do người

chuyên chở chịu và trong thực tế đã xuất hiện một dịch vụ gọi là dịch vụ gom hàng mà
chính người chuyên chở (Hãng tàu) đã đảm nhiệm luôn dịch vụ này.
Gom hàng (Consolidation) là việc biến các lô hàng lẻ thành hàng nguyên để gửi
đi nhằm tiết kiệm chi phí vận tải. là một dịch vụ không thể thiếu được trong vận tải
container. Dịch vụ này cũng có thể do một người khác đảm nhiệm, gọi là người gom
hàng (Consolidator). Trong trường hợp này quy trình giao hàng lẻ sẽ diễn ra như sau:
1. Người gom hàng nhận các lô hàng lẻ từ nhiều người gửi khác nhau tại trạm giao

nhận, đóng gói hàng lẻ (CFS)
2. Người gom hàng tập hợp hàng lại thành lô hàng nguyên container và đóng vào

container tại CFS
3. Người gom hàng gửi các container theo dạng FCL/FCL cho các đại lý của mình
ở nơi đến
4. Đại lý gom hàng ở nơi đến nhận các container này, dỡ hàng ra và giao cho từng
người nhận tại CFS ở nơi đến.


1.2.2.3 Phương pháp nhận nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)
Là nhận nguyên container của người gửi và giao cho nhiều người nhận khác
nhau.
Đặc điểm của phương pháp này như sau:
- Áp dụng trong trường hợp khi người gửi hàng có lô hàng nguyên giao cho nhiều

người nhận tại cùng địa điểm đến
- Địa điểm gửi hàng là CY địa điểm giao hàng là CFS
- Người gửi hàng chịu trách nhiệm và chí phí đóng hàng vào container, kẹp chì, niêm
phong
- Người chuyên chở chịu trách nhiệm dỡ hàng ra khỏi container và giải quyết
container rỗng.

Quy trình thực hiện của phương pháp này là đầu đi giống quy trình FCL/FCL,
đầu nhận giống LCL/LCL.
1.2.2.4 Phương pháp nhận lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)
Người chuyên chở nhận các lô hàng lẻ từ người gửi và giao nguyên container
cho người nhận hàng tại cảng đến.
Đặc điểm của phương pháp này như sau:
- Áp dụng trong trường hợp nhiều người gửi hàng cho một người
- Địa điểm gửi hàng là CFS, địa điểm giao hàng là CY
- Người chuyên chở chịu trách nhiệm đóng hàng vào container, kẹp chì và niêm

phong.
- Người nhận hàng chịu trách nhiệm dỡ hàng và trả container rỗng.
Quy trình thực hiện: đầu gửi hàng giống LCL/LCL, đầu nhận hàng giống
FCL/FCL.
1.3 Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng container
1.3.1 Người cấp vận đơn là người chuyên chở thực tế
i) Vận đơn gửi hàng nguyên:
Được phát hành khi người gửi nguyên container (FCL/FCL, FCL/LCL), có đầy
đủ 3 chức năng của vận đơn, là vận đơn nhận để xếp, xác nhận tình trạng của container
khi giao lên tàu, người chuyên chở phải có trách nhiệm nhận bảo quản container hàng
trong tình trạng nguyên vẹn khi nhận.


ii) Vận đơn gửi hàng lẻ:
Phát hành khi hàng được gửi lẻ (LCL/LCL. LCL/FCL), có đầy đử 3 chức năng
của vận đơn như gửi hàng nguyên, là vận đơn nhận để xếp, xác nhận tình trạng của
hàng hóa khi nhận để trở, người chuyên chở chịu trách nhiệm về hàng hóa như khi
nhận để trở.
1.3.2 Người cấp vận đơn không phải là người chuyên chở thực tế
i) Vận đơn gom hàng (House B/L):

Người phát hành vận đơn là người tổ chức chuyên chở nhưng không phải là
người chuyên chở thực tế - Người chuyên chở theo hợp đồng. Trong đó thì người gửi,
người nhận lại là thực tế. Nó cũng có đầy đủ 3 chức năng của vận đơn, có thể dung
trong thanh toán mua bán, giao dịch nếu L/C cho phép (House B/L Acceptable). FBL
là vận đơm gom hàng được Phòng thương mại quốc tế công nhận và được chấp nhận
theo phương thức thanh toán chứng từ.
ii) Vận đơn chủ (Master B/L): Do người chuyên chở thực tế cấp cho người chuyên chở
theo hợp đồng. Trong đó, người phát hành là người chuyên chở thực tế, không có chức
năng sở hữu, người gửi là người gom hàng, người nhận là đại lý của người gom hàng
tại nơi đến.
1.4. Cước phí vận chuyển hàng hóa bằng container
1.4.1. Các bộ phận cấu thành:
- Cước chính (Basic Ocean Freight)
- Cước phụ (Feerder Freight)
- Phụ phí khác: phí bến bãi (Terminal Handing Charge – THC): là khoản tiền phải trả
khi container xếp dỡ qua cảng; chi phí dịch vụ hàng lẻ; cước phí vận chuyển nội địa;
tiền thuê vỏ container; tiền phạt đọng container: 7 ngày đầu miễn phí. Từ ngày thứ 814: 5USD/TEU/NGÀY, từ ngày thứ 10 trở đi mức phạt tăng lên gấp đôi.
- Phụ phí giá dầu tăng
1.4.2 Các loại cước vận tải container
i) Cước tính cho mọi loại hàng (Freight all kind – FAK): Tính cước chung cho mọi
loại hàng.


- Không tính đến giá trị của hàng
- Đơn giản phi cước
- Trong cùng một container hàng giá trị cao có lợi hơn so với hàng giá trị thấp.
ii) Cước tính theo mặt hàng (Commodity Box Rate – CBR): Là cước phí trọn gói cho
việc chuyên chở một container một mặt hàng nào đấy.
-


Đơn vị tính cước là container
Mức cước được tính dựa vào khả năng sử dụng trọng tải trung bình của container
Cách tính đơn giản
Áp dụng khi có một loại hàng đóng đầy container

iii) Cước áp dụng cho hợp đồng có khối lượng lớn cho một thời gian dài (Time Volum
Rate): áp dụng cho chủ hàng có khối lượng hàng gửi nhiều, thường xuyên trong một
khoảng thời gian nhất định, thấp hơn các loại cước, chỉ dành cho những chủ hàng có
khối lượng lớn và ổn định.
iv) Cước hàng lẻ: như cước tàu trợ
-

Đơn vị tính cước: m3, C.ft đối với hàng cồng kềnh, MT đối với hàng nặng
Cao hơn các loại cước khác
Bằng cước hàng nguyên + chi phí làm hàng lẻ
1.5 Hiệu quả KT – XH của container hóa
i) Đối với chủ hàng
- Giảm chi phí giao hàng: cước phí vận tải, chi phí xếp dỡ, hưu kho, lưu bãi, chi phí
bảo quản.
- Giảm chi phí bao bì vận tải
- Rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa
- Giảm tổn thất cho hàng hóa và phí bảo hiểm
- Giảm bớt trách nhiệm cho chủ hàng
ii) Đối với người chuyên chở
- Giảm thời gian neo đậu, chuyển tải thuận lợi dẫn đến tăng tần suất khai thác phương

tiện
- Giảm chi phí (phí neo đậu, phí xếp dỡ, tăng lượng hàng chuyên chở, tăng năng suất
lao động) dẫn tới làm tăng lợi nhuận
- Giảm bớt khiếu nại, trách nhiệm cho người chuyên chở (FCL/FCL)



iii) Đối với xã hội
- Tăng năng suất lao động
- Giảm chi phí cho sản xuất: chi phí vận chuyển, xếp dỡ hàng, chi phí bao bì vận tải

giảm, tăng vòng quay và tần suất khai thác phương tiện vận chuyển giảm chi phí sản
xuất nói chung
- Tạo điều kiện áp dụng các quy trình trong ngành vận tải: cảng biển, kho bãi phương
tiện xếp dỡ, phương tiện vận chuyển
- Tạo ra những việc làm mới, dịch vụ mới, giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động xã hội
iv) Hạn chế trong xuất khẩu hàng hóa bằng container
-

Vốn đầu tư lớn
Hạn chế về chủng loại hàng hóa chuyên chở
Hạn chế việc chuyên chở hai đầu

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU THỰC TIỄN VỀ QUY TRÌNH NHẬP
KHẨU HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ DỊCH VỤ HOÀNG HUY
2.1 Thông tin chung về công ty

2.1.1 Thông tin chung
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỊCH VỤ HOÀNG HUY
- Tên tiếng anh: Hoang Huy Investment Services Joint Stock Company
- Tên viết tắt: HHS
- Trụ sở chính: 116 Nguyễn Đức Cảnh – Lê Chân – Hải Phòng
- Điện thoại: 031.3854626

- Fax: 031.3782326


- Website: hhs.hoanghuy.com.vn
- Mã số thuế: 0200815578
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0203004289 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
Phố Hải Phòng cấp ngày 10/5/2008; Đăng ký thay đổi lần 10 số 0200815578 ngày
20/04/2015
- Vốn điều lệ (tại thời điểm 30/06/2015): 1.109.955.570.000 đồng
- Vốn chủ sở hữu (tại thời điểm 30/06/2015): 1.503.725.854.394 đồng

2.1.2 Sự thành lập và quá trình phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy được thành lập với sự góp vốn của
các cổ đông sáng lập là những cổ đông và điều hành của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch
vụ Hoàng Huy, để chuyên môn hóa về lĩnh vực kinh doanh các loại xe tải hạng trung
và hạng nặng được nhập khẩu, với tư cách là một nhà phân phối duy nhất hạng trung
và hạng nặng của DONFENG tại Việt Nam, chính lợi thế là nhà phân phối duy nhất đã
mang lại cho Công ty nguồn lợi nhuận và doanh thu rất khả quan. Công ty Cổ phần
Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
lần thứ nhất số 0203004289 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hải Phòng cấp ngày
10/05/2008 với số vốn điều lệ 90 tỷ đồng do 03 cổ đông sáng lập góp vốn. Tuy nhiên,
theo Nghị quyết số 22/NQ-ĐHĐCĐ của Đại hội đồng cổ đông của Công ty thông qua
08/11/2010 về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Công ty, số cổ đông sáng lập đã thay
từ 03 lên đến 05 cổ đông. Ngày 15/02/2012, 10 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần
Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí
Minh với mã chứng khoán HHS và số lượng đang niêm yết hiện nay là 110.995.557 cổ
phiếu. Sau 10 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến nay vốn điều lệ
của Công ty là 1.109.955.570.000 đồng. Ngay từ những ngày đầu hoạt động, Ban lãnh
đạo của Công ty đã đi vào nghiên cứu thị trường để lựa chọn những dòng sản phẩm
phù hợp với điều kiện thực tế cũng như thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam hiện

nay. Công ty cũng đã tiến hành tìm kiếm một số đối tác cung cấp ở trong nước và nước
ngoài. Kết thúc của quá trình khảo sát cung cầu trên thị trường xe tải hạng nặng. Công
ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy đã hợp tác với Tập đoàn xe tải hạng trung và


hạng nặng hàng đầu của Trung Quốc là tập đoàn DONGFENG. Theo hợp đồng được
ký kết Công ty Cổ Phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy là nhà phân phối duy nhất các
dòng xe tải hạng trung và hạng nặng của DONFENG tại Việt Nam.
Tháng 6/2013 Công ty được bình chọn là một trong số 50 công ty niêm yết
(đứng vị trí thứ 20) kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam do Tạp chí nhịp cầu Đầu tư tổ
chức.
Tháng 3/2015 Công ty đã thực hiện việc mua lại 99,78% cổ phần của Công ty
Cổ Phần phát triển Dịch vụ Hoàng Giang (HG) là một doanh nghiệp kinh doanh dòng
xe tải HOWO/SINOTRUK và xe đầu kéo của Mỹ, thông qua việc phát hành hoán đổi
cổ phiếu HHS và HG. Với những bước đi chiến lược được nêu trên, vào thời kỳ hậu
M&A và HG kết quả kinh doanh của Công ty đã có sự tăng trưởng vượt trội. Trước
những dấu hiệu tích cực từ nền kinh tế vĩ mô, những nền tảng của ngành và nội lực bên
trong cuả Công ty, HHS đang đứng trước những cơ hội lớn để khẳng định vị thế là một
doanh nghiệp đầu ngành về phân phối xe tải hạng trung và hạng nặng tại Việt Nam.
Ngày 15/5/2015 vừa qua, Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng
Huy, một trong các đơn vị thành viên của Tập Đoàn Tài chính Hoàng Huy vừa mới ký
kết hợp đồng trở thành Tổng đại lý chính hãng dòng xe tải thương hiệu International
của Tập đoàn xe tải Navistar, Hoa Kỳ.
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy được thành lập theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0203004289 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố
Hải Phòng cấp ngày 10/05/2008.
Ngành nghề hoạt động chính của Công ty đó là: kinh doanh nhập khẩu xe tải
hạng trung và hạng nặng mang nhãn hiệu DONGFENG – HỒ BẮC.
Các ngành nghề khác:

-

Kinh doanh bất động sản, quyền sở sử dụng đất thuộc về chủ sở hữu, chủ sử

-

dụng hoặc đi thuê;
Bán lẻ ô tô con (loại dưới 12 chỗ ngồi);
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác;
Sản xuất thân xe có động cơ, rơ mooc và bán rơ mooc;


-

Buôn bán xe có động cơ khác;
Phụ tùng các bộ phận phụ trợ của mô tô xe máy.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy được tổ chức và điều hành theo
mô hình Công ty Cổ phần, tuân thủ theo quy định cuả luật doanh nghiệp Việt Nam và
các văn bản pháp luật hiện hành.
Đứng đầu công ty là Đại Hội Đồng Cổ Đông sau đó là Ban Hội Đồng quản trị,
Ban Giám Đốc, đến các Phó Giám Đốc phụ trách các phòng ban và nhân viên tại các
phòng ban đó.
Dưới đây là sơ đố cơ cấu tổ chức của công ty:


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐỒNG

BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG XUẤT
PHÒNG
NHẬP
TỔ CHỨC
KHẨU HÀNHPHÒNG
CHÍNHKIỂM
– NHÂN
SOÁT
SỰPHÒNG
CHẤT LƯỢNG
TÀI CHÍNH –KẾ
PHÒNG
TOÁNKINH DOANH

(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy)

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty
- Hội đồng quản trị: do Đại hội động cổ đông bầu ra và là cơ quan quản trị Công ty, có
toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vần đề, liên quan đến mục đích

quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.


Hội đồng quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm;
Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy hiện nay có 05
thành viên bao gồm: 1 chủ tịch và 4 thành viên.
- Ban giám đốc: chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về hoạt
động thường ngày của Công ty. Giúp việc cho giám đốc chính là các phó giám đốc, kế
toán trưởng và các bộ máy chuyên môn nghiệp vụ khác. Hiện nay, ban giám đốc của
HHS gồm 04 thành viên: 1 giám đốc và 03 phó giám đốc.
- Ban kiểm soát: do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài
chính của công ty; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động kinh
doanh điều hành công ty; báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung
thực hợp pháp về báo cáo tài chính cuả công ty. Hiện nay, ban kiểm soát của công ty
gồm 03 thành viên: 01 kiểm soát trưởng và 02 thành viên.
- Các phòng nghiệp vụ khác thực hiện các chức năng riêng của từng phòng.

2.1.5 Nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động của công ty do các cổ đông góp vốn, sau đây là bảng danh
sách các cổ đông góp vốn và cơ cấu góp vốn của Công ty tại thời điểm 20/05/2015.
Bảng 2.1: Danh sách các cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần
stt

1
2
3
4
5

Tên cổ đông


CMND/ĐKK

Số cổ phần Tỷ

D/Hộ chiếu

(cổ phần)

Đỗ Hữu Hạ
013552551
24.366.739
Đỗ Hữu Hậu
031084000011 10.625.175
ERICOISSIJOITUSRAHASTO
CA5604
7.406.180
THE TON POH THAILAND FUND
CA7706
5.907.060
TỔNG CỒNG
48.305.154
(Nguồn: Danh sách chốt cổ đông 20/05/2015 của HHS)

lệ

sở hữu
(%)
21,95
9,75

6,67
5,32
43,52

2.1.6 Nguồn nhân lực
Nhân viên hiện tại của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy hiện nay
gồm 30 cán bộ công nhân viên, là nhân người có trình độ bằng cấp chuyên môn cao, cơ
cấu được xếp theo trình độ. Các cán bộ công nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao,
biết đoàn kết, cộng tác giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau quyết tâm đưa công ty ngày càng


phát triển vững mạnh. Trên cơ sở nguồn nhân lực có chọn lọc thì chất lượng của công
ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn, những chiến lược của công ty sẽ được chấp hành triệt để
và không tốn nhiều thơi gian, nguồn nhân lực có trình độ học vần cao cũng chính là cơ
sở để công ty phát triển các chiến lược được hiệu quả hơn..
Tổng số lao động của công ty đến thời điểm 30/06/2015 (theo hợp đồng dài
hạn).
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn lao động theo trình độ của Công ty
Trình độ
Trên Đại học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp, cán sự
Công nhân kỹ thuật
Lao động phổ thông
Tổng

Số lượng
0

2
12
3
5
5
3
30

Tỷ lệ (%)
0%
6.6%
40%
10%
16,17%
16,7%
10%
100%

(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy)

2.1.7 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện nay, văn phòng và nhà xưởng của công ty là đi thuê. Công ty có trụ sở
chính tại địa chỉ số 116 Nguyễn Đức Cảnh – Lê Chân – Hải Phòng. Nhà máy số I tại
345Trần Nguyên Hãn – Hải Phòng với diện tích 30.000 m2, có quy mô công nghiệp
với 4 dây chuyền thiết bị hiện đại chuyên sản xuất và lắp ráp xe máy tại trong nội thành
Hải Phòng. Nhà máy số II tại Km9 đương 5 mới – Nam sơn – An Dương – HP và
Showroom với diện tích 100.000 m2, chuyên sản xuất động cơ và lắp ráp.
Phương tiện hiện tại của Công ty là 04 ô tô con 5 chỗ ngồi phục vụ cho hoạt
động đi lại ngoại giao và các hoạt động chung của công ty.
2.1.8 Tổng quan về tình hình hoạt động của Công ty

Doanh thu hoạt động: doanh thu hoạt động của công ty thể hiện hoạt động
mua bán các mặt hàng mà công ty thực hiện kinh doanh qua các năm 2013, 2014 và
2015. Danh thu cho thấy hoạt động bán hàng của công qua các năm qua đó mà ta có
thể thấy được sự tăng trưởng hay thua lỗ qua việc so sánh doanh thu của các năm, dưới


đây là bảng Doanh thu hoạt động của công ty được cụ thể qua từng mặt hàng của từng
năm:
Bảng 2.3: Cơ cấu Doanh thu thuần phân loại theo sản phầm qua các năm của Công ty
Đơn vị: Triệu đồng

ST

Tên nhóm sản

T

phẩm

Doanh thu thuần
Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1 Xe ô tô
1.1 Xe ô tô tải thùng có

Giá trị

%
Giá trị
496.434 99.5 1.419.425
393.808 78,93 979.319

%
99,73
68,78

Giá trị
932,587
414.685

%
96,07
42,72

mui
1.2 Xe ô tô tải tự đổ
1.3 Xe xi tec chở xi

95.449
-

19,13
-

230.736
-


16,21
-

278,341
-

28,67
-

măng, nhiên liệu
1.4 Xe ô tô trộn bê tông
1.5 Xe đầu kéo máy
1.6 Các loại xe khác
2. Máy móc và phụ

909
6.268
308

0,18
1,26
0,07

201.100
8.770
1.700

14,12
0,61
0,12


235.469
4.090
37.908

24,25
0,42
3,91

2.136
498.950

0,43
100

2.136
1.423.761

0,15
100

262
970.757

0,02
100

3.

kiện

Cung cấp dịch vụ
Tổng số

(Nguồn: Công ty Cổ Phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy)

Doanh thu thuần chiếm tới 99% Tổng doanh thu của công ty. Hai loại xe của
công ty được khách hàng quan tâm nhất là Xe ô tô tải thùng có mui và Xe ô tô tải tự
đổ. Trong năm 2014, doanh thu xe ô tô tải tự đổ tăng về giá trị nhưng giảm về tỉ trọng
trong Tổng doanh thu thuần. Xe ô tô tải thùng có mui luôn là sản phẩm mũi nhọn của
Công ty và luôn giữ vị trí đứng đầu về doanh thu.
Chi phí hoạt động:
Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm các khoản chi phí nguyên vật
liệu, khấu hao giá trị tài sản cố định, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài và
các chi phí phân bổ khác. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất với
ƣớc tính khoảng hơn 100% tổng chi phí giá vốn hàng bán. Dù chịu ảnh hưởng từ sự
khó khăn chung của kinh tế, hoạt động kinh doanh của công ty không được thuận lợi


trong năm 2012, 2013 nhưng tỷ lệ Tổng chi phí trên Doanh thu thuần của công ty vẫn
được giữ được ở mức ổn định:
Bảng 2.4: Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng

Stt Các khoản mục
chi phí

Năm 2013
Giá trị
(%)


Năm 2015
Giá trị
(%)

Doanh

Doanh

Doanh

thu

thu

thu

1

thuần
Giá vốn hàng bán 406.013 81,37%

2
3

Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý

4
5


doanh nghiệp
Chi phí tài chính
Chi phí khác
Tổng

4.706
3.483

Năm 2014
Giá trị
(%)

0,94%
0,70%

3.839
0.77%
2
0,00%
418.043 83,78%

1.242.23
9
33.276
13.430
8.029
2.341
1.299.37

thuần

87,23% 821.275

thuần
84,60%

2,34%
0.94%

(8.521)
6.356

- 0,87%
0,65%

0,57% 10.390
0,16%
91,26% 970.757

1,07%
85,44%

8
(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy)

Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Do mặt hàng kinh
doanh chính của công ty là các loại xe ô tô tải hạng trung và hạng nặng nhập khẩu từ
Dongfeng - Trung Quốc nên giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao so với doanh
thu thuần. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ so
với doanh thu thuần cho thấy việc kiểm soát chi phí này của công ty được thực hiện rất
tốt. Chi phí hoạt động tài chính của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi phí

do Công ty không có vay và nợ ngắn hạn cũng như dài hạn từ năm 2012 đến nay. Từ
đầu năm 2015, do đặt hàng nhập khẩu nhiều đơn hàng lớn nên Công ty bắt đầu vay để
mở L/C nhập khẩu.


2.2 Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng container tại Công ty
2.2.1 Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng container tại công ty Cổ phần Đầu tư
Dịch vụ Hoàng Huy
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy chuyên nhập khẩu các loại xe tải
hạng trung và hàng nặng cùng với đó là các linh kiện máy móc đi kèm cũng như các
linh kiện, phụ kiện cho các loại xe khác nhau như xe máy, xe môtô và việc để đưa được
các mặt hàng này về công ty thì công ty đã thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa bằng
container và thực trạng về việc hàng nhập khẩu bằng container đã được thực hiện theo
quy trình sau:
1/
1/ Ký
Ký hợp
hợp đồng
đồng

2/
2/ Thanh
Thanh toán
toán

3/
3/ Nhận
Nhận thông
thông báo
báo hàng

hàng đến
đến

4/
4/ Lấy
Lấy lệnh
lệnh tại
tại hãng
hãng tàu
tàu

5/
5/ Đăng
Đăng ký
ký tờ
tờ khai
khai hải
hải quan
quan

6/
6/ Đổi
Đổi lệnh
lệnh tại
tại cảng
cảng

7/
7/ Làm
Làm thủ

thủ tục
tục lấy
lấy hàng
hàng

Sơ đồ 2.2: sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng container tại Công ty
Diễn giải quy trình:
1/ Ký hợp đồng
Dựa trên lượng hàng tồn trong kho, doanh số bán hàng của công ty, hay như
việc khách hàng đặt hàng tại công ty mà các sản phẩm đó đã hết công ty sẽ lên kế
họach nhập khẩu yêu cầu về các loại mặt hàng, số lượng màu sắc cụ thể để tiến hành
ký kết hợp đồng. Cụ thể mặt hàng mà công ty nhập khẩu bằng container là dòng xe oto


đầu kéo nhập khẩu từ Mỹ, trong năm 2014 công ty đã thực hiện hiện 2 hợp đồng nhập
khẩu xe ô tô đầu kéo của Mỹ.
Trong bản hợp đồng quy định cụ thể về mặt hàng số lượng xe nhập khẩu, tổng
số tiền và hình thức thanh toán, cụ thể về hình thức thanh toán của công ty là TT
(Telegraphic Transfer), điều kiện trách nhiệm, chuyển giao rủi ro, điều kiên bất khả
kháng, điều kiện về giao hàng đã được quy định rõ trong hợp đồng.
2/ Thanh toán
Công ty lựa chọn hình thức thanh toán TT (Telegraphic Transfer) là phương
thức thanh toán chuyển tiền bằng điện. Ngay khi ký kết hợp đồng công ty sẽ đến ngân
hàng làm thủ tục chuyển tiền cho nhà xuất khẩu 30% số tiền trong hợp đồng và số tiền
còn lại thì công ty sẽ trả sau khi đã nhận được hàng đầy đủ nguyên vẹn. Khoản tiền
được chuyển được chuyển trước là một khoản tiền đặt cọc để tạo sự yên tâm hơn cho
bên xuất khẩu và đã được quy định rõ trong hợp đồng.
Lý do mà công ty lựa chọn phương thức thanh toán này là thủ tục khá đơn giản,
nhanh chóng, thuận tiện, quy mô thanh toán của công ty nhỏ, mức phí thấp và hợp lý.
3/ Nhận thông báo hàng đến

Khi hàng về đến cảng thì công ty sẽ nhận được thông báo hàng đến (NOA –
Arrival Notice), trong giấy báo ghi rõ tên người nhận hàng, ngày tàu cập cảng, tên tàu
số B/L (Bill of Lading); tên hàng số lượng, khối lượng, số container, số seal; mức phí,
cước phí mà người nhận hàng phải trả khi đế nhận D/O (Delivery Order), các phí này
thông thường bao gồm (phí chứng từ, phụ phí làm hàng, phí nâng hạ container, phí bốc
xếp).
4/ Lấy lệnh tại hãng tàu
Khi nhận được thông báo hàng tới, thì người nhận hàng phải mang các chứng từ
như là vận đơn, giấy giới thiệu của cơ quan để đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng.
Hãng tàu nhận vận đơn gốc và trao 3 bản D/O (Delivery Order cho người nhận hàng.
Tại đây công ty thực hiện việc mượn container do công ty muốn đưa container
về kho của mình để dỡ hàng, do đó công ty phải đóng tiền cược container tại hãng tàu.
Để đưa được container về kho người nhận hàng phải khai báo đầy đủ các thông tin cần


thiết vào giấy mượn container (thông tin: tên công ty, địa chỉ, số container, địa chỉ kho,
nơi rút hàng…) và đóng phí cược container, khi đó thì hãng tàu sẽ cấp cho người nhận
hàng giấy mượn container (thông thường có 3 liên) và đóng dấu hàng giao thẳng lên
D/O của hãng tàu. Trên giấy mượn container có ghi rõ bãi trả container, sau khi hàng
đã được dỡ xong tại kho của mình công ty phải trả container tại đúng bãi quy định và
đúng thời điểm mà hãng tàu đã quy định, khi trả container rỗng nhân viên tại cảng sẽ
kiểm tra tình trạng container rỗng và ghi giấy xác nhận hạ container rỗng cho người
trả. Hãng tàu sẽ hoàn trả lại tiền cược container cho người trả khi mà xuất trình đử 01
giấy mượn container và 01 giấy hạ rỗng.
5/ Đăng ký tờ khai hải quan
Sau khi nhận được lênh giao hàng thì người nhận hàng tiến hành đăng ký tờ
khai hải quan. Người nhận hàng sẽ nộp hồ sơ vào ô tiếp nhận hồ sơ hàng hóa nhập
khẩu cho cán bộ hải quan mở tờ khai.
Các cán bộ hải quan sẽ thực hiện các bước sau:
- Nhập mã số thuế nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện có được cho phép

-

mở tờ khai hải quan hay không.
Nếu được phép mở tờ khai hải quan thì cán bộ hải quan sẽ kiểm tra tờ khai xem có
khớp với chứng từ hay không và các chứng từ thì có đử về bản sao và phụ không. Nếu
đủ yêu cầu thì cán bộ hải quan sẽ tiếp tục nhập các thông tin trong tờ khai vào máy
tính. Lúc này các thông tin sẽ được xử lý theo hệ thống quản lý rủi ro và đưa ra các
lệnh hình thức, mức độ kiểm tra với 3 mức độ.
+ Mức 1(luồng xanh): miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế về
hàng hóa.
+ Mức 2(luồng vàng): kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Mức 3(luồng đỏ): kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa. Có 3
mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa như sau; kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng, kiểm tra
10% lô hàng, nếu mà không thấy phát hiện ra lỗi gì thì ngừng kiểm tra còn nếu phát
hiện ra lỗi gì thì kiểm tra cho tới khi kết luận được vấn đề; kiểm tra 5% lô hàng nếu
không phát hiện ra lỗi thì ngừng kiểm tra còn nếu phát hiện ra thì tiến hành kiểm tra
cho tới khi kết luận được vấn đề.


Lô hàng mà công ty nhập về được thực hiện theo mức 3, là kiểm tra hàng và
giấy tờ trước khi làm thủ tục xuất hàng.
Để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa trong bước này, cần có bộ chứng từ để làm
hồ sơ hải quan. Thông thường sau khi hàng xếp lên tàu tại cảng nước ngoài, người bán
hàng gửi cho bạn một bộ chứng từ gốc.
Số lượng và loại giấy tờ sẽ quy định rõ trong hợp đồng mua bán, và thường gồm các
chứng từ sau:


Bộ vận đơn (Bill of Lading): 01 bản chính




Tờ khai hải quan: 02 bản chính (1 bản dành hải quan, 1 bản dành cho bên nhaajpp



khẩu)
Hợp đồng (Sales Contract): 01 bản sao y bản chính



Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 01 bản chính



Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List): 01 bản chính



Giấy phép đăng ký kinh doanh: 01 bản sao y kèm theo bản chính



Giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu: 01 bản
Căn cứ vào thông tin trên những chứng từ thương mại trên, khai hải quan nhập
khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải
quan điện tử, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet.
6/ Đổi lênh tại cảng
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, nhân viên nhận hàng của công ty phải
mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác

nhận D/O, trên đó có nghĩ rõ đầy đủ tên công ty, địa chỉ, mã số thuế. Sau khi đã đóng
phí nâng hạ, vệ sinh container, nhân viên cảng sẽ giữ lại 01 bản D/O và giao cho người
nhận 1 phiếu xuất/nhập container. Sau đó người nhận hàng đến văn phòng Hải quan
cổng cảng xuất trình tờ khai, D/O, phiếu xuất/ nhập container. Hải quan khu vực cổng
cảng sẽ lưu lại D/O và ký tên đóng dấu, ghi ngày thanh lý lên phiếu xuất nhập
container.
7/ Làm thủ tục lấy hàng và chuyển hàng về kho


Sau đó người nhận hàng đến văn phòng Hải quan cổng cảng xuất trình tờ khai,
D/O (Delivery Order), phiếu xuất/ nhập container. Hải quan khu vực cổng cảng sẽ lưu
lại D/O và ký tên đóng dấu, ghi ngày thanh lý lên phiếu xuất nhập container.
Sau khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu xong, lúc này người nhận hàng chỉ cần
bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình. Khi ra tới cổng cảng phải
xuất trình cho bảo vệ cảng phiếu xuất/nhập container.
Hiện tại cồng ty có đội xe riêng để chuyên chở hàng nhập khẩu trực tiếp về kho
của mình mà không cần phải thuê bên vận chuyển.
2.2.2 Một số chứng từ cần thiết khi nhập khẩu hàng hóa bằng container
Dưới đây là những giấy tờ tài liệu mà gần như bắt buộc phải có với tất cả các lô
hàng:
1. Hợp đồng
Hợp đồng ngoại thương hay còn được gọi là hợp đồng mua bán quốc tế, nó là sự
thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó quy đinh bên bán
phải có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao các chứng từ có liên quan về hàng hóa và
quyền sở hữu cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng.
Về nội dung của hợp đồng cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
-

Thông tin về các chủ thể của hợp đồng, đó là các thông tin về bên bán và bên


-

mua: Tên, địa chỉ, fax, email, họ tên, chức vụ của người đại diện..
Chữ ký hoặc/ và con dấu của các bên
Ngày, tháng và số hợp đồng
Tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất, xuất xứ, số

lượng, đơn giá, tổng giá trị của hợp đồng.
- Điều kiện thương mại quốc tế
- Phương thức thanh toán
- Đồng tiền thanh toán
1. Điện thanh toán (Telegraphic Transfer)
Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả
tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác


(người hưởng lợi), ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách
yêu cầu.
Chuyển tiền bằng điện tức là ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách ra
lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng
lợi.
Thông thường, phương thức chuyển tiền được thực hiện sau khi giao hàng, trên
thực tế người ta có thể thực hiện chuyển tiền trước khi giao hàng trong trường hợp
người mua ứng trước một phần tiền hàng cho người bán. Khoản tiền này thực chất là
một khoản tín dụng do người mua cấp cho người bán, hay cũng có thể coi là một khoản
tiền đặt cọc để tạo sự yên tâm cho bên bán giao hàng đồng thời ràng buộc người mua
phải nhận hàng.
Phương thức chuyển tiền thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi. Ngân hàng chỉ
đóng vai trò trung gian thanh toán, việc trả tiền nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc
vào khả năng và thiện chí người chuyển tiền hay người trả tiền, nếu trong quan hệ

thương mại thì đó chính là người mua, người nhập khẩu. Do vậy phương thức này
không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, tức là người hưởng lợi, tốc độ thanh
toán thường chậm.
2. Vận đơn đường biển (Bill Of Lading- B/L)

Vận đơn đường biển là chứng từ vận tải quốc tế cơ bản được sử dụng trong vận
tải đường biển. Là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên
chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã chất hàng lên tàu hoặc sau
khi nhận hàng để xếp.
3. Invoice

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, là yêu cầu của người bán đời người mua
trả tiền theo tổng số tiền ghi trên đó. Trên một hóa đơn cần thể hiện các nội dung sau:
- Tên và địa chỉ của các bên có liên quan
- Số ngày lập hóa đơn
- Tên, xuất xứ, đặc điểm của hàng hóa, số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng
giá trị hàng hóa
- Điều kiện thương mại quốc tế
- Chữ ký/ đóng dấu của người lập hóa đơn
4. Packing list


Bản kê khai hàng hóa là danh sách chi tiết về các thứ trong một lô hàng.
Bản kê khai hàng hóa thường đi kèm theo một lô hàng. Nó là một chứng từ chi
tiết do người xuất khẩu cấp, chỉ ra có bao nhiêu container trong một lô hàng, và hàng
hóa nào được đóng trong mỗi một container. Vì lý do an ninh bởi vậy mà bản kê khai
hàng hóa yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt. Bản kê khai hàng hóa phải kê khai một cách
chính xác các khoản mục trong lô hàng, càng chi tiết càng tốt.
5. Tờ khai hải quan


Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trứơc pháp luật về tính hợp pháp của hồ sơ hải
quan, tính chính xác của các nội dung kê khai trong tờ khai hải quan. Hồ sơ hải quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm. Hồ sơ qui định:
-

Tờ khai hải quan: 02 bản chính

-

Vận tải đơn: 01 bản sao

Tùy theo từng mặt hàng doanh nghiệp có thể nộp bổ sung:
-

Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng đóng gói không đồng nhất): 01 bản chính, 01
bản sao.

-

Giấy phép nhập khẩu (đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất, nhập
khẩu hoặc xuất, nhập khẩu có điều kiện): 01 bản chính.

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Đánh giá
Các bước thực hiện của quy trình theo tuần tự, đơn giản và rõ ràng. Trong đó
bước quan trọng nhất là thiết lập hợp đồng, hợp đông phải được xem xét kỹ lưỡng
tránh xảy ra tranh chấp và nếu để xảy ra tranh chấp thì sẽ ảnh hưởng nhiều tới mặt kinh



×