Tải bản đầy đủ (.docx) (161 trang)

Tìm hiểu về thị xã tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 161 trang )

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................... 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................ 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài.................................. 7
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................8
5.Đóng góp của luận văn.................................................................................. 9
6. Bố cục của luận văn...................................................................................... 9
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1991.

1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên............................................................. 10
1.1.1. Vị trí địa lí.................................................................................. 10
1.1.2. Điều kiện tự nhiên......................................................................11
1.1.3. Đặc điểm khí hậu....................................................................... 11
1.1.4. Tài nguyên...................................................................................12
1.2. Dân cư và truyền thống đấu tranh cách mạng..........................................14
1.2.1. Dân cư........................................................................................ 14
1.2.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng.............................................14
1.3. Tình hình chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội trước năm 1991................21
1.31. Tình hình chính trị....................................................................... 21
1.3.2. Đặc điểm kinh tế........................................................................ 22
1.3.3. Đặc điểm xã hội......................................................................... 25
Chương 2. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN 1991 – 2000
2.1. Tình hình thị xã Tuyên Quang sau khi tá ch tỉ nh (năm 1991)..................29
2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.........32
2.2.1. Kinh tế........................................................................................ 32
Vietluanvanonline.com


Page 1


2.2.2. Xã hội......................................................................................... 43
2.2.3. Củng cố an ninh - quốc phòng - trật tự an toàn xã hội...............47
Chương 3. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HOÁ 2001 – 2008
3.1. Tình hình chính trị................................................................................... 52
3.2. Chuyển biến về kinh tế.............................................................................53
3.2.1..................................................................................Cơ
cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.................................. 54
3.2.2..................................................................................C
ông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (Đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá)............................................................................... 57
3.2.3. Thương mại - dịch vụ - du lịch.................................................. 66
3.2.4. Nông, lâm nghiệp và thủy sản.....................................................71
3.2.5. Tài chính - ngân hàng..................................................................83
3.2.6. Cơ sở hạ tầng - Xây dựng cơ bản và quy hoạch đô thị...............85
3.2.7. Hoạt động khoa học - công nghệ................................................ 89
3.2.8. Môi trường..................................................................................90
3.3. Chuyển biến về xã hội..............................................................................95
3.3.1. Kết cấu dân cư và tốc độ tăng dân số - Lao động, việc làm.........95
3.3.2. Giáo dục - đào tạo - văn hóa - thể thao........................................99
3.3.3. Thực hiện chính sách xã hội......................................................108
3.3.4. Công tác Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng............................112
3.3.5. Quốc phòng - an ninh - trật tự an toàn xã hội..........................115
3.3.6. Các tôn giáo, tín ngưỡng...........................................................120
KẾT LUẬN................................................................................................. 122
Tài liệu tham khảo.......................................................................................126
Phụ lục


Vietluanvanonline.com

Page 2


PHẦN PHỤ LỤC

Thành nhà Mạc xưa

Một góc chợ Tam Cờ trước năm
1945

Thị xã Tuyên quang nhìn toàn cảnh


PHẦN PHỤ LỤC

Biểu tượng Thành phố Tuyên Quang 2010
Đây là mẫu biểu tượng mang nét đặc trưng của
Thành phố Tuyên Quang nằm bên dòng sông Lô,
đang trên đà hội nhập và phát triển.


PHẦN PHỤ LỤC

Tổ chức Lễ Phật Đản tại chùa An Vinh thị xã Tuyên Quang


PHẦN PHỤ LỤC


Lễ hội đền Hạ

Đường Bình Thuận, phường Minh Xuân
(thị xã Tuyên Quang).

Đường tránh thị xã Tuyên Quang

Cánh đồng Phường Ỷ La (nhìn từ quốc lộ 2)


PHẦN PHỤ LỤC

Các hàng rau, hoa, quả tại chợ Tam Cờ

Khu vực lò cao thuộc dự án sản xuất phôi thép
do C.ty liên doanh khoáng nghiệp Hằng
Nguyên làm chủ đầu tư đang trong giai đoạn
lắp đặt thiết bị và hoàn thiện các hạng mục xây
dựng.

Nghề tiểu thủ công nghiệp như: mây giang
đan, làm chổi chít, chế biến lâm sản...
Nhà máy Xi măng Tân Quang công suất 910.000
tấn/năm đang được khẩn trương xây dựng tại
xã Tràng Đà, thị xã Tuyên Quang


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.

Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là trung tâm vùng đất lịch sử,
“Thủ đô Khu giải phóng”, “thủ đô kháng chiến”, nơi đã từng chứng kiến và
mãi khắc ghi sâu đậm hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những sự kiện
trọng đại của dân tộc trong cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược. Truyền thống đoàn kết, truyền thống lịch sử, cách mạng,
văn hoá đã và đang là những động lực to lớn để nhân dân các dân tộc trong
tỉnh giành những thắng lợi to lớn trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước,
trong xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước cũng như trong công cuộc đổi
mới hiện nay.
Tổng kết lại chặng đường đổi mới, nhằm đánh giá và cổ vũ nhân dân
các dân tộc trong thị xã cũng như toàn tỉnh, củng cố niềm tin vào Đảng, phát
huy truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết, không ngừng vươn lên
hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Trong giai đoạn hiện nay,
việc cấp thiết của mỗi dân tộc hay từng địa phương cụ thể, vấn đề lịch sử đặt
ra ở hiện tại cũng như cho tương lai đó là sự phát triển bền vững. Theo Hội
đồng thế giới về môi trường và phát triển World Commission and
Environment and Development (WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế
hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Như vậy, chúng ta tổng kết
những gì đã đạt được và hạn chế trong thời gian qua, để hoạch định một bước
đi đúng đắn, hướng tới sự phát triển bền vững, theo đường lối đổi mới của đất
nước, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử là một việc làm cần thiết.
Đối với nước ta, các tỉnh miền núi phía Bắc có điểm xuất phát thấp,
kinh tế chậm phát triển và đây vẫn là những vùng nghèo nhất cả nước. Tuy
nhiên trải qua một quá trình, có sự đóng góp của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo

8


sát sao của các cấp chính quyền và những nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng

bào các dân tộc nên bộ mặt kinh tế - xã hội miền núi đã thay đổi.
Thị xã Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang là vùng đất có truyền thống
lịch sử lâu đời, với vị trí là phên dậu của đất nước trong thời kì phong kiến.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc,
thị xã Tuyên Quang đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong nhiệm vụ kháng
chiến và làm căn cứ, hậu phương vững chắc của cả nước.
Từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Tuyên
Quang và tỉnh Hà Giang, thị xã Tuyên Quang với vai trò là trung tâm phát
triển của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song đã nhanh chóng bắt tay
vào xây dựng dựa trên phương hướng nhiệm vụ đề ra của Đảng, Nhà nước và
chính quyền địa phương. Từ một nền kinh tế thuần nông, thị xã đã tập trung
mọi tiềm lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Nhờ đó, kinh tế thị xã
nhiều năm có tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng tỷ
trọng thương mại - dịch vụ; cơ sở vật chất đô thị phát triển theo hướng văn
minh, hiện đại; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; quốc phòng an ninh được giữ
vững; đời sống nhân dân được cải thiện từng bước. Với sự nỗ lực phấn đấu
vươn lên về mọi mặt, thị xã đã đạt được các tiêu chí theo quy định là đô thị
loại III, đánh dấu tiến trình phát triển đi lên, có ý nghĩa lịch sử, là tiền đề quan
trọng để xây dựng thị xã trở thành thành phố thuộc tỉnh (2010). Đó là điều
kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh ở các lĩnh vực mà
thị xã có tiềm năng và lợi thế như: Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm
sản; khai thác chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; thương mại,
du lịch;
Ngày 10/9/2009, thị xã Tuyên Quang đã công bố Quyết định của Bộ Xây
dựng công nhận thị xã Tuyên Quang đạt tiêu chí là đô thị loại III. Đây là xu
thế tất yếu, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngày
21-8-2009, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Kết luận số 65-KL/TU đồng ý chủ
trương lập Đề án đầu tư xây dựng để thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố



vào năm 2010. Xây dựng thị xã Tuyên Quang - thành phố tương lai "sạch,
xanh, sáng, đẹp". Việc tiếp tục xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang từ
đô thị loại III, trở thành thành phố thuộc tỉnh là nhờ vào kết quả của cả một
chặng đường xây dựng và phát triển từ khi đổi mới đến nay.
Như vậy, quá trình đô thị hóa là bước phát triển tất yếu của xã hội hiện
đại, nước ta tuy có đi sau thế giới một chút nhưng chắc chắn không thể nằm
ngoài quy luật này. Trong giai đoạn mới của lịch sử, thị xã Tuyên Quang đã
tự nhìn nhận lại một cách cụ thể về sự phát triển của mình trong quá trình xây
dựng phát triển bền vững. Cụ thể trong Quyết định số 26 /2007/QĐ-UBND,
ngày 17/8/2007 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của
Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá
XIV thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển
nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới, đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan hành chính nhà nước từ
tỉnh đến cơ sở nhằm tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua thách thức, để Tuyên
Quang phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Thị xã Tuyên Quang (thành phố
Tuyên Quang trong tương lai) là của cả tỉnh Tuyên Quang. Nhân dân Tuyên
Quang lại chung sức, chung lòng xây dựng thị xã Tuyên Quang sớm trở thành
thành phố vào năm 2010..
Giai đoạn 1991 đến 2008, thị xã Tuyên Quang đóng vai trò là trung tâm
của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Trong bối cảnh chung của cả tỉnh,
thị xã đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất, con người để thoát khỏi khủng
hoảng và tiến tới trở thành một đô thị phát triển. Có thể nói giai đoạn này là
tiền đề để thị xã bước sang một trang sử mới, đó là được công nhận đô thị loại
III từ ngày 10/9/2009, và xây dựng để thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố
vào năm 2010.



Dựa trên các nguồn tư liệu, luận văn này khái quát lại tình hình “Thị
xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”, qua đó khẳng định những thành quả đã
đạt được và hạn chế còn tồn tại; đồng thời khẳng định thêm sự đúng đắn trong
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối
phát triển cho mô hình địa phương miền núi phía Bắc.
Đề tài cũng làm rõ thêm về truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của thị
xã Tuyên Quang trong quá khứ và hiện tại.
Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Dạy và
học lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất và con
người nơi mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền
thống, trách nhiệm công dân mà còn là cách giúp học sinh nhận thức sâu sắc
thêm lịch sử dân tộc. Đáp ứng yêu cầu giảng dạy phần lịch sử địa phương
trong phân phối chương trình bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, luận văn có
thể cung cấp nguồn tư liệu cho việc biên soạn và giảng dạy phần lịch sử địa
phương, góp phần giáo dục thế hệ trẻ biết tôn trọng và phát huy truyền thống
lịch sử quê hương.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài:
“Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đề tài về lịch sử địa phương trong những giai đoạn đổi mới đất nước đã
được nghiên cứu và công bố nhiều cả ở tầm vĩ mô và vi mô, trước hết là tại
các văn kiện Đảng và Nhà nước và các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng
bộ địa phương.
Vai trò của kinh tế địa phương thể hiện trong các văn kiện Đảng và Nhà
nước đó là các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), VII
(1991), VIII (1996), IX (2001), X (2006).
Các cuốn sách "Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời
đại" của Trường Chinh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987; "Đổi mới sâu



sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực" của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nhà xuất
bản Sự thật, Hà Nội, 1987; "Sự nghiệp đổi mới và chủ nghĩa xã hội" của Tổng
Bí thư Đỗ Mười, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1992… đã nêu lên những yêu
cầu, định hướng đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta.
Tác phẩm "Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên
xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh" của Lê Duẩn, Nhà xuất bản Sự thật,
Hà Nội, 1968 đã nói rõ vị trí, vai trò của kinh tế địa phương đối với sự phát
triển kinh tế đất nước thời đổi mới.
Việt Nam những chặng đường lịch sử 1954 - 1975; 1975 - 2005. NXB
Giáo dục, Hà Nội 2005.
Việt Nam 1954 - 2005 (21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước và 30
năm xây dựng bảo vệ Tổ quốc). NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.
Trần Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000, Nhà xuất bản Giáo
dục - 2006
Các công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội thời kỳ đổi
mới như tác phẩm "Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay - những vấn đề lý
luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1998; "Đổi mới kinh tế - xã hội thành tựu, vấn đề và giải
pháp" của Phạm Xuân Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
.... Các tài liệu nói trên đã đặt ra những yêu cầu, định hướng cho quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Đối với thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, vấn đề “Thị xã Tuyên
Quang từ 1991 đến 2008” được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu
của các cơ quan, cá nhân, các báo cáo của các cơ quan Đảng, chính quyền địa
phương, trong đó có:
- Lịch sử truyền thống xây dựng và phát triển của thị xã Tuyên
Quang được giới thiệu trong cuốn "Lịch sử Đảng bộ thị xã Tuyên
Quang". Cuốn sách



đã nêu lên một cách khá đầy đủ, tổng quát về công cuộc xây dựng, phát triển
kinh tế - xã hội thị xã dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm đổi mới.
- Cuốn "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang". Cuốn sách đã
nêu lên một cách tổng quát về công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- UBND thị xã Tuyên Quang: Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội thị xã Tuyên Quang đến năm 2020, Báo cáo tổng hợp,
Tuyên Quang, tháng 8-2007.
- Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng hằng năm của UBND thị xã Tuyên Quang.
- Trong báo cáo của các phòng, ban như phòng Giáo dục và
Đào tạo, phòng Công nghiệp, phòng Thương mại và Dịch vụ, phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên & Môi
trường… có đề cập đến chuyên ngành do phòng ban phụ trách nên
không toàn diện, không có tính tổng quát.
- Hệ thống niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Tuyên
Quang, phòng thống kê thị xã Tuyên Quang thống kê những số liệu
trong quá trình xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang nhưng còn
đơn lẻ, chưa có hệ thống, chưa phản ánh được toàn cảnh tình hình thị
xã Tuyên Quang giai đoạn 1991 đến 2008.
Tất cả các công trình nghiên cứu và tài liệu đã đề cập đến tình hình thị
xã Tuyên Quang, nhưng ở đây chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách cụ thể, đầy đủ, hệ thống về thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến năm
2008. Với việc thực hiện đề tài: “Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến 2008”,
chúng tôi đánh giá cao các công trình nghiên cứu đi trước và đã xem xét, lựa
chọn sử dụng, vừa mang tính kế thừa, đồng thời phát triển để hoàn thành luận
văn của mình.


Do khoảng cách thời gian lịch sử mà đề tài này đề cập còn quá ngắn,
tình hình kinh tế - xã hội còn đang tiếp diễn, việc nhận xét đánh giá thật

không dễ dàng khi tầm nhìn lịch sử còn chưa đủ rõ; giữa lịch sử và thời sự
khó phân biệt nhau về ranh giới, do đó sẽ gặp khó khăn lớn về phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành - đó là phương pháp lịch sử. Với ý nghĩa nhất định
về khoa học cũng như về thực tiễn như đã trình bày ở trên, tôi mạnh dạn
nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình Thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 trên các mặt kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: Đề tài giới hạn trong thị xã Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang
- Giới hạn về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thị xã
Tuyên Quang từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành
tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, cho đến năm 2008, năm được
công nhận trở thành đô thị loại III.
3.3. Nhiệm vụ đề tài
Nghiên cứu, làm rõ công cuộc xây dựng và phát triển thị xã Tuyên
Quang từ năm 1991, sau quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Hà Giang
và tỉnh Tuyên Quang, cho đến năm 2008, những thành tựu và hạn chế cần
khắc phục. Nhìn nhận những bước đi trong sự phát triển bền vững của thị xã.
Rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế, môi trường và
giải quyết các vấn đề của xã hội trong thời kỳ đổi mới ở địa phương, đề xuất
các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công cuộc phát triển bền vững ở thị xã
Tuyên Quang.


4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tư liệu

Để hoàn thành luận văn, chúng tôi dựa vào các tư liệu sau:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các chỉ thị nghị quyết,
báo cáo tổng kết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, thị uỷ, UBND thị xã Tuyên
Quang trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2009, các số liệu, hệ thống bảng
biểu của trung tâm lưu trữ, Cục thống kê Tuyên Quang, phòng lữu trữ thị xã
Tuyên Quang, các sở, ban ngành liên quan.
Các sách, báo, bài viết, các công trình nghiên cứu về tình các địa
phương trong giai đoạn đổi mới, các bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo
tỉnh, thị xã về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Tuyên Quang.
Đó là những nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi dựng lại bức tranh
lịch sử về quá trình phát triển của thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến năm
2008 một cách trung thực, khách quan nhất.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tài liệu thu thập được qua các đợt
điều tra điền dã tại địa phương.
Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, thị xã Tuyên Quang nằm bên
dòng sông Lô, hàng năm đều bị ngập lụt, nên nhiều tư liệu về tình hình thị xã
Tuyên Quang từ năm 1991 đến nay bị thất lạc, rách nát. Các tư liệu chủ yếu là
các số liệu tổng kết hàng năm nên còn rời rạc, thiếu tính tổng hợp, khái quát.
Đó là những khó khăn trong việc sử dụng tư liệu để nghiên cứu, hoàn thành
luận văn. Chúng tôi đã cố gắng sưu tầm, khai thác tư liệu từ nhiều nguồn,
phân tích, so sánh đối chiếu để có được những tư liệu đáng tin cậy, khách
quan nhất.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ
yếu nhằm khôi phục lại bức tranh về Thị xã Tuyên Quang từ năm 1991 đến


2008. Kết hợp với phương pháp lôgíc để đánh giá, nhận xét, rút ra đặc điểm,
bài học kinh nghiệm của quá trình đổi mới ở thị xã Tuyên Quang.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp điều tra điền dã, thống kê, so

sánh, đối chiếu phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ nội dung của để tài .
5. Đóng góp của luận văn.
Luận văn trình bày hệ thống, chân thực về thị xã Tuyên Quang từ năm
1991 đến năm 2008.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn nêu lên đặc điểm, thành tựu, ưu điểm
cũng như những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của thị xã Tuyên Quang trong thời kỳ đổi mới. Từ đó rút ra nhận xét, đánh
giá, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy mọi tiềm năng, sức
mạnh và khắc phục các vấn đề bất cập, tiến tới sự phát triển bền vững.
Luận văn có thể làm tư liệu giáo dục truyền thống lịch sử địa phương,
góp phần làm làm rõ tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng khởi
xướng và lãnh đạo.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia thành 3
chương.
Chương 1: Khái quát về thị xã Tuyên Quang trước năm 1991
Chương 2: Thị xã Tuyên Quang trong giai đoạn 1991 - 2000
Chương 3: Thị xã Tuyên Quang trong quá trình đô thị hoá 2001 - 2008


Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1991

1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lí.
Thị xã Tuyên Quang là trung tâm tỉnh lỵ Tuyên Quang. Là tỉnh miền
núi nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 160 km về phía
Bắc, Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, phía Nam giáp
tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái
Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
Thị xã Tuyên Quang có tọa độ địa lý từ 21 052’ đến 21043’ vĩ Bắc và

105010’ đến 102020’ kinh Đông, ở vào vùng thấp của tỉnh. Thời điểm 2008,
về địa giới hành chính: phía bắc tiếp giáp các xã Tân Long, Thắng Quân, Phú
Thịnh; phía nam tiếp giáp các xã Nhữ Khê, Đội Bình, thị trấn Tân Bình thị xã
Yên Sơn và xã Vĩnh Lợi, Cấp Tiến thị xã Sơn Dương, phía tây tiếp giáp bốn
xã Kim Phú, Trung Môn, Hoàng Khai và Nhữ Hán thị xã Yên Sơn; diện tích
tự nhiên là 11.917,45 ha bằng 2,03% tổng diện tích cả tỉnh (tổng diện tích tự
nhiên của tỉnh Tuyên Quang là 587.038,5) , trong đó đất nông nghiệp 35,66%;
đất lâm nghiệp 32,37%; thổ cư và đất chuyên dụng 21,47%; diện tích núi đá,
sông ngòi và mặt nước 10,50%. [67, tr.10]
Về hành chính: thị xã Tuyên Quang gồm 7 phường và 6 xã, tổng diên tích
đất tự nhiên 119,18 km2; trong đó diện tích nội thị 30,72 km2, diện tích ngoại thị
88,46 km2. [100, tr.2]
Thị xã Tuyên Quang là đầu mối giao thông thủy, bộ quan trọng. Đường
thủy có sông Lô, tàu lớn xuôi tới Việt Trì, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông
Hồng. Mùa mưa, tàu nhỏ có thể ngược sông Lô lên đến Hàm Yên, ngược
sông Gâm lên đến Chiêm Hóa. Đường bộ có Quốc lộ 2 nối Tuyên Quang với
Hà Nội qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc về phía nam, với Hà Giang về phía bắc.
Quốc lộ 37 nối Tuyên Quang với Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc với Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và các tỉnh Đông Bắc.[96, tr.10]


Mặc dù thị xã Tuyên Quang nằm sâu trong nội địa, cách xa cảng, cửa
khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, không có đường hàng không
nhưng do có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy hoàn chỉnh, dày đặc
nên việc thông thương, giao dịch, trao đổi hàng hóa của thị xã với bên ngoài
khá thuận lợi.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên (Địa hình địa mạo)
Địa hình Tuyên Quang tương đối phức tạp và bị chia cắt nhiều bởi hệ
thống sông suối. Thị xã Tuyên Quang nằm trong kiểu địa hình thung lũng:
phân bố dọc theo dòng sông Lô, tạo thành những bãi bồi không liên tục, thuận

lợi cho việc trồng cây nông nghiệp và hoa màu. Kiểu địa hình này thường bị
ngập nước vào mùa mưa lũ. Sự chênh lệch độ cao địa hình giữa các vùng
trong tỉnh khá lớn.Thị xã Tuyên Quang nằm trong khoảng 10% diện tích của
tiểu vùng địa hình đồi thấp và thung lũng: có diện tích không lớn, gồm phần
diện tích thuộc các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và thị xã Tuyên Quang. Tiểu
vùng này có các dải đồng bằng tương đối rộng, phân bố dọc thung lũng các
sông, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. [67, tr.13]
Nằm hai bên bờ sông Lô, địa hình thị xã thấp dần theo hướng bắc nam. Tả ngạn là dãy núi Tràng Đà - Nông Tiến với một số núi đất và núi đá
xen nhau, có đỉnh núi Dùm cao 400m, ven sông có những cánh đồng hẹp.
Hữu ngạn đất đai tương đối bằng phẳng, có một vài ngọn núi đất thấp như núi
Thổ Sơn, núi Cố. Hai bên tả ngạn, hữu ngạn được nối bởi cầu Nông Tiến, cầu
An Hòa và cầu Tân Hà.
Nhìn chung, địa hình địa mạo thị xã Tuyên Quang khá phức tạp, nội thị
là khu đất khá bằng phẳng, xen lẫn gò đồi thấp, ao hồ, ruộng trũng, cao độ
trung bình cốt 26,5m, có lợi thế hơn cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
và phân bố dân cư so với các khu vực khác trong tỉnh.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu


Khí hậu Tuyên Quang vừa mang tính đa dạng của chế độ hoàn lưu gió
mùa nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc á - Trung Hoa, vừa
mang tính khí hậu vùng núi cao có địa hình bị phân cắt mạnh. Trong năm, ở
khắp nơi trong tỉnh đều có thể thấy sự thay phiên nhau tác động của các khối
không khí.
Khí hậu của thị xã là khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ
rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Trung bình hằng năm nhiệt độ là 23,00C, độ ẩm là 84%, lượng mưa là
1.600mm.[67, tr.16]
Thị xã Tuyên Quang nằm ở hạ lưu sông Lô, ngoài sông Lô, thị xã còn
có ngòi Là, ngòi Cơi, ngòi Chả và ngòi Thục; về mùa mưa các sông, ngòi

thường có lũ lụt, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Hiện
tại đã có thuỷ điện Na Hang đầu nguồn sông Gâm và nhiều công trình thuỷ lợi
khác đang được Nhà nước đầu tư xây dựng, qua đó hạn chế được nước ngập
úng cho thị xã vào mùa mưa.
1.1.4. Tài nguyên
Tài nguyên nước: nước mặt của thị xã vào loại trung bình của lãnh thổ
phía Bắc Việt Nam, tiềm năng nước mặt dồi dào, gấp 10 lần yêu cầu nước sản
xuất nông nghiệp và sinh hoạt và nguồn nước mặt là nguồn nước chính cung
cấp cho thị xã trong tương lai. Khu vực thị xã có mạng lưới sông ngòi phân
bố khá đồng đều. Con sông chính là sông Lô và nhiều sông ngòi nhỏ cùng ao
hồ, tạo thành mạng lưới thuỷ văn khá dày. Đây là nguồn nước mặt cung cấp
nước chủ yếu cho thị xã hiện nay. Tuy nhiên vào mùa mưa, lũ cao nước sông
có hàm lượng cặn lơ lửng, độ đục, độ màu vượt quá giới hạn cho phép gây trở
ngại cho việc sử dụng nước sông làm nguồn nước cấp sinh hoạt. Thị xã còn
có lượng nước ngầm dồi dào, có ở khắp lãnh thổ và chất lượng tốt đủ tiêu
chuẩn dùng trong sinh hoạt. Mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định,
thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt đời sống


nhân dân. Chất lượng nước ngầm trong khu vực nhìn chung là tốt, nước trong,
theo nghiên cứu thì nước không nhiễm cặn, không nhiễm các hợp chất nitơ và
kim loại nặng. Tuy vậy, nước ngầm phân bố không đồng đều theo cấu thành
địa chất. [67, tr.29]
Về tài nguyên khoáng sản: hiện nay thị xã không còn rừng tự nhiên, chỉ
có rừng trồng. Lòng đất thị xã có than và quặng kẽm, song trữ lượng đã bị
khai thác cạn kiệt. Ngoài ra, thị xã Tuyên Quang còn có trữ lượng khá lớn đá
vôi và cát, sỏi, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng ở địa phương.
Tài nguyên du lịch: Thị xã có cảnh quan thiên nhiên kì thú, nhiều di
tích lịch sử - văn hóa, có tiềm năng phát triển du lịch như: dãy núi Tràng Đà

(Nông Tiến), thác Cổng Trời, động Tiên và nhiều hang động khác. Cùng đó là
hệ thống các đền, chùa như: đền Ỷ La, đền Thượng, đền Cảnh Xanh, đền
Cấm, chùa An Vinh, chùa Trùng Quang, chùa Linh Thông, chùa Hương
Nghiêm có kiến trúc, cảnh quan đẹp, hằng năm thu hút nhiều du khách đến
thăm quan vãn cảnh. Trên địa bàn còn có một số di tích lịch sử như Thành
nhà Mạc được xây dựng từ thế kỉ XVI; đền Hạ xây dựng từ thế kỉ XVIII là
hai di tích lịch sử - văn hóa xếp hạng cấp quốc gia.
Nhờ có những di tích lịch sử cách mạng như: thành nhà Bầu, thành nhà
Mạc, Hòa Mục, Bình Ca, Đá Bàn, Kim Bình, Km7, cầu Cả, đèo Chắn, Hòn
lau… và đặc biệt là khu di tích lịch sử Tân Trào... nên từ lâu thị xã Tuyên
Quang được nhân dân trong cả nước coi đây là một trung tâm của các tuyến
tham quan, du lịch các di tích lịch sử cách mạng, các di tích lịch sử văn hóa
của quốc gia tại tỉnh Tuyên Quang
Tài nguyên nhân văn
Tính đến năm 2008, dân số thị xã Tuyên Quang là 92.413 người, trong
đó dân số nội thị 70.453 người, với 35.503 người trong độ tuổi lao động,
chiếm 64,96% so với tổng dân số nội thị, trong đó lao động nông nghiệp là


6.236 người, lao động phi nông nghiệp (nội thị) 29.267 người, chiếm 82,44%
so với tổng số lao động nội thị, tỉ lệ tăng tự nhiên năm 2008 là 9,23%. [22],
[100, tr.41]
Cộng đồng các dân tộc khu vực thị xã cũng như tỉnh Tuyên Quang với
những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hoá
phong phú, đa dạng với nhiều nét độc đáo, với truyền thống cách mạng và yêu
nước lâu đời, luôn một lòng sắc son theo Đảng, đoàn kết một lòng xây dựng
quê hương đất nước ngày một vững mạnh giàu đẹp.
1.2. Dân cư và truyền thống đấu tranh cách mạng.
1.2.1. Dân cư
Trên địa bàn thị xã Tuyên Quang hiện có 18 dân tộc anh em sinh sống,

trong đó dân tộc Kinh chiếm 48,21%, các dân tộc ít người chiếm 51,79% (Tày
chiếm 25,45%, Dao chiếm 11,38%, Sán Chay chiếm 8%, Mông chiếm 2,2%,
Nùng chiếm 1,9%, Sán Dìu chiếm 1,6%...) [67, tr.51]. Mỗi dân tộc đều có
phong tục tập quán và văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá.
Về tiếng nói, được xếp vào 4 nhóm chính là: Nhóm ngôn ngữ Việt Mường (có dân tộc Kinh); nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (có các dân tộc Tày,
Cao Lan, Nùng); nhóm ngôn ngữ Mông - Dao (có các dân tộc Mông, Dao, Pà
Thẻn, Tống); nhóm ngôn ngữ Hán (có các dân tộc Sán Dìu, Hoa). Các phong
tục tập quán mang nét chung, liên quan đến chu kỳ một đời người như: Phong
tục sinh đẻ, nuôi con, cưới xin, làm nhà, tang lễ và trong lao động sản xuất,
sinh hoạt; trong đó, có những phong tục đẹp như: Hát Quan làng trong lễ
cưới, hát Then của dân tộc Tày; hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu; hát Páo
dung và cấp sắc của dân tộc Dao; hát Sình ca của dân tộc Cao Lan.
1.2.2. Truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng.
Thời Hùng Vương, tỉnh Tuyên Quang nằm trong địa vực của nhà nước
Văn Lang và thuộc địa bàn Bộ Vũ Định. Trải qua các thời kì Đinh, Lê, Lý,
Trần, hậu Lê… tỉnh Tuyên Quang thuộc châu Tuyên Quang, Thừa

Tuyên


Quang, Trấn Minh Quang. Đời nhà Nguyễn được gọi là tỉnh Tuyên Quang.
Nửa cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, tháng 4 -1900, toàn
quyền Đông Dương ra nghị định chia Tuyên Quang thành hai tỉnh: Tuyên
Quang và Hà Giang. Tỉnh Tuyên Quang bao gồm 6 châu: Yên Sơn, Sơn
Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Yên Bình (tháng 7 – 1956 thị xã
Yên Bình được sáp nhập về tỉnh Yên Bái).
Dưới thời phong kiến và Pháp thuộc, nền kinh tế của thị xã Tuyên
Quang chủ yếu là nông nghiệp. Cư dân thị xã phần nhiều sinh sống bằng nghề
trồng trọt và chăn nuôi; kỹ thuật canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên. Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, cư dân thị xã còn làm nhiều nghề thủ

công như: khai thác, chế biến nông - lâm sản và nghề dệt vải từ sợi bông.
Trải qua các thời kỳ, địa dư hành chính của thị xã Tuyên Quang có
nhiều biến động. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, thị xã Tuyên Quang
chưa là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, các đơn vị hành chính cơ sở
thuộc địa bàn thị xã Tuyên Quang ngay khi đó đều thuộc châu Yên Sơn. Sau
cách mạng Tháng Tám 1945, tháng 5 - 1946, ủy ban hành chính thị xã Tuyên
Quang được thành lập, thị xã Tuyên Quang trở thành một đơn vị hành chính
trực thuộc tỉnh Tuyên Quang. Địa giới hành chính của thị xã chỉ bao gồm hai
khu phố Xuân Hòa và Tam Cờ nằm trên hữu ngạn sông Lô với diện tích
khoảng 1km2. Tháng 5 - 1948, căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị xã Tuyên
Quang, Chính phủ đã ra quyết định tạm thời giải thể ủy ban kháng chiến hành
chính thị xã Tuyên Quang. Ngày 15 - 2 - 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra
Nghị định số 460 tái lập thị xã Tuyên Quang, theo đó, địa giới hành chính của
thị xã Tuyên Quang bao gồm thị xã Tuyên Quang (cũ) và hai thôn Minh Tân,
Cầu Lườn thuộc xã Ỷ La ( thị xã Yên Sơn). Đến tháng 10 - 1969, Chính phủ
quyết định sáp nhập bốn xã Ỷ La, Hưng Thành, Nông Tiến, Tràng Đà thuộc
thị xã Yên Sơn về thị xã Tuyên Quang. Trước tháng 9 - 2008, thị xã Tuyên
Quang có bảy đơn vị hành chính gồm ba phường: Tân Quang, Minh Xuân,
Phan Thiết và bốn xã Ỷ La, Hưng Thành, Nông Tiến, Tràng Đà. Ngày 3 - 9 -


2008, Chính phủ đã ban hành nghị định 99/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh
địa giới thị xã Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang và thành lập một số
phường thuộc thị xã Tuyên Quang. Chính vì thế mà hiện nay thị xã Tuyên
Quang có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Tân quang,
Minh Xuân, Phan Thiết, Ỷ La, Tân Hà, Hưng Thành, Nông Tiến và các xã:
Tràng Đà, An Tường, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long, Đội Cấn với 294
xóm, tổ nhân dân. Với dân số là 90.793 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm
đa số và có hầu hết các dân tộc ít người khác trong tỉnh cùng đoàn kết sinh
sống.

Trong quá trình lịch sử, thị xã Tuyên Quang luôn là một địa bàn có vị
trí chiến lược quan trọng, là thủ phủ của một vùng “An biên” che chắn cho
kinh đô Thăng Long về phía bắc. Tấm bia đá trên núi Thổ sơn còn ghi:
“An biên viễn hải ưu kinh bạc
Tuyên Thành vạn cổ án Thăng Long”.
Dịch nghĩa:
Vùng an biên xa biển có nhiều vàng bạc
Thành Tuyên Quang đời đời che chắn Thăng Long.
Là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, qua các thời kì lịch sử, nhân dân
các dân tộc thị xã Tuyên Quang đã kết tinh những truyền thống quý báu: yêu
nước, đoàn kết, yêu lao động, kiên cường trong đấu tranh và giữ gìn độc lập
dân tộc… Những truyền thống quý báu đó được các thế hệ củng cố, phát huy
và tỏa sáng trong lao động, sản xuất cũng như trong đấu tranh chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Từ giữa thế kỷ XIX (năm 1858), thực dân Pháp tiến hành cuộc xâm
lược Việt Nam, triều đình phong kiến nhà Nguyễn bạc nhược, từng bước đầu
hàng quân xâm lược. Mặc dù vậy, nhân dân thị xã Tuyên Quang vẫn cùng với
nhân dân cả nước tiến hành cuộc chiến đấu chống lại ách thống trị của thực
dân Pháp.


Ngày 31 - 5 - 1884 thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm Tuyên Quang,
nhân dân thị xã Tuyên Quang đã triệt để thực hiện “Vườn không nhà trống”
để chống giặc.
Với ưu thế hơn hẳn về kỹ thuật và lực lượng quân sự, quân Pháp đã
đánh chiếm được tỉnh lị Tuyên Quang. Nhưng quân xâm lược không thể yên
thân, đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Cao Lan…, suốt một vùng quanh thị xã
đã tập hợp lực lượng cùng với đạo quân của Lưu Vĩnh Phúc tiến đánh kịch
liệt, buộc chúng phải tập trung quân về đóng trong thành Tuyên Quang (thành
nhà Mạc).

Trong nhiều tháng vây thành, đánh địch (từ tháng 8 - 1884 đến tháng 4
- 1885) với những trận chiến đấu quyết liệt, quân dân ta đã tiêu diệt được 200
tên, bằng 1/3 lực lượng quân địch đóng trong thành. Hầu hết các sĩ quan và
một nửa binh lính địch bị thương vong, buộc quân địch phải cầu cứu xin viện
binh từ Hà Nội lên giải vây. [2, tr.15]
Khi thực dân Pháp xác lập được ách thống trị tại Tuyên Quang, nhân
dân Tuyên Quang vẫn tích cực ủng hộ và tham gia các phong trào yêu nước
đang diễn ra sôi nổi trên toàn quốc. Trong những năm 1925 - 1927, tầng lớp
trí thức và học sinh thị xã đã hưởng ứng phong trào để tang nhà yêu nước
Phan Chu Trinh (1872 - 1926) và phản đối bản ánh tử hình của thực dân Pháp
đối với nhà yêu nước Phan Bội Châu (1867 - 1940). Trong hai năm 1928 1929, nhiều đảng viên Quốc Dân Đảng đã đã đến Tuyên Quang hoạt động
trong sự ủng hộ, che chở của nhân dân thị xã.
Các phong trào yêu nước, chống thực dân phong kiến của nhân dân thị
xã Tuyên Quang trong thời kì này, tuy chưa có tổ chức rõ nét và chưa giành
được thắng lợi, song đó cũng là nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho
sự bắt rễ, phát triển của phong trào cách mạng ở thị xã Tuyên Quang dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.


Từ khi có Đảng lãnh đạo, cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh,
nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang sớm được giác ngộ đã hăng hái
tham gia phong trào cách mạng, đoàn kết đứng lên khởi nghĩa giành chính
quyền. Trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược, là
cửa ngõ phía tây của An toàn khu, nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang
đã thực hiện triệt để “Tiêu thổ kháng chiến”, bền bỉ, mưu trí, dũng cảm chiến
đấu, lập nhiều chiến công, góp phần cùng quân dân trong toàn tỉnh hoàn thành
xuất sắc sứ mệnh bảo vệ An toàn khu, bảo vệ các cơ quan đầu não kháng
chiến và cung cấp nhân lực, vật lực cho kháng chiến thắng lợi.
Trước thực trạng phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân phát
triển, ngày 20-3-1940 Chi bộ Mỏ than được thành lập tại đền Mỏ Than, với 7

đảng viên đầu tiên, đây là Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Tuyên
Quang. Đồng chí Vũ Mùi được chỉ định làm Bí thư. Sự kiện này đã đáp ứng
bước phát triển tiếp theo cho cách mạng địa phương.
Trong cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Tuyên Quang diễn ra từ ngày 17 - 8 đến ngày 21 - 8 - 1945, nhân dân
Tuyên Quang đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Tháng 5 - 1946, thị xã
Tuyên Quang được chính thức thành lập và trở thành một đơn vị hành chính
độc lập cấp thị xã.[2, tr.52]
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự lớn mạnh của phong trào
cách mạng trong cả nước, các đơn vị vũ trang và bán vũ trang đã lần lượt ra
đời. Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất về tổ chức,
chỉ đạo, xây dựng, huấn luyện, hoạt động và phát triển của lực lượng vũ trang
nhân dân; Nghị quyết kỳ họp thứ hai Quốc hội (khoá I) và sắc lệnh số 230/SL
của Chủ tịch nước về việc thành lập các Ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội, xã
đội dân quân. Thực hiện quyết định của Bộ Quốc phòng ngày 17/4/1947 tỉnh
đội Tuyên Quang được thành lập. Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ Tuyên
Quang là “tích cực xây dựng lực lượng”, chỉ trong vòng 2 tháng lực lượng vũ
trang tỉnh đã phát triển nhanh chóng với trên 12 nghìn dân quân, 4

nghìn du


×