BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
LÊ HỒNG NHUNG
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TẠI TRUNG TÂM TIM
MẠCH BỆNH VIỆN E NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
HÀ NỘI 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
LÊ HỒNG NHUNG
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH
BỆNH VIỆN E NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ: 60720412
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : Vũ Thị Thu Hƣơng
HÀ NỘI 2016
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Thu
Hương đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Tổ chức Quản lý Dƣợc –
Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Trung tâm
Tim mạch – Bệnh viện E đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để
thực hiện đề tài.
Tôi gửi lời cảm ơn các thầy cô trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã quan tâm dìu dắt và
truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua. Cảm ơn bạn bè thân
thiết luôn sát cánh, nhiệt tình chia sẻ giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn.
Cuối cùng, với tất cả lòng biết ơn sâu nặng, tôi xin dành cho bố mẹ, gia đình, những
ngƣời đã chăm sóc, cổ vũ động viên yêu thƣơng và cảm thông sâu sắc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2016
Học viên
Lê Hồng Nhung
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ................................................................................... iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN.................................................................................................... 3
1.1.
Định nghĩa, phân loại, nguyên tắc sử dụng kháng sinh............................................. 3
1.1.1.
Định nghĩa kháng sinh ........................................................................................... 3
1.1.2.
Phân loại kháng sinh ............................................................................................. 3
1.1.3.
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị ....................................................... 5
1.1.4.
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật ........... 6
1.2.
Các chỉ số sử dụng kháng sinh ................................................................................ 10
1.2.1.
Các chỉ số liên quan đến điều trị ......................................................................... 10
1.2.2.
Chỉ số chăm sóc bệnh nhân ................................................................................. 12
1.2.3.
Chỉ số bổ sung ...................................................................................................... 12
1.3. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến sử dụng kháng sinh trên thế giới và tại
Việt Nam............................................................................................................................ 12
1.3.1.
Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến sử dụng kháng sinh trên thế giới............ 12
1.3.2.
Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến sử dụng kháng sinh tại Việt Nam ........... 15
1.4.
Vài nét về Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E ...................................................... 19
1.4.1.
Chức năng, nhiệm vụ và quy mô .......................................................................... 19
1.4.2.
Cơ cấu tổ chức, nhân lực ..................................................................................... 19
1.4.3.
Công tác chuyên môn ........................................................................................... 20
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 24
2.1.
Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................................. 24
2.1.1.
Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 24
2.1.2.
Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 24
2.2.
2.2.1.
Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 24
Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 24
2.2.2.
Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 29
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 34
3.1. Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E năm 2014 .. 34
3.1.1.
Cơ cấu về số lượng, giá trị sử dụng của kháng sinh trong danh mục thuốc.............. 34
3.1.2.
Cơ cấu về số lượng, chi phí kháng sinh theo nguồn gốc, xuất xứ ....................... 34
3.1.3. Cơ cấu kháng sinh về số lượng và giá trị sử dụng theo nhóm: thuốc biệt dược
gốc hay thuốc theo tên generic .......................................................................................... 35
3.1.4. Tỷ lệ về đường dùng theo nguồn gốc, cơ cấu về nhóm theo cấu trúc hóa học
thuốc kháng sinh ................................................................................................................ 35
3.1.5.
Liều DDD/ 100 ngày nằm viện của từng kháng sinh ........................................... 37
3.2. Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật tim mạch tại
Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E năm 2014 ................................................................ 39
3.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 39
3.2.2. Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh điều trị trên bệnh nhân phẫu thuật tim
mạch................................................................................................................................... 43
3.2.2.1. Phần trăm bệnh nhân phẫu thuật tim mạch sử dụng kháng sinh điều trị .................... 43
3.2.2.2. Số kháng sinh trung bình được kê trên bệnh nhân phẫu thuật tim mạch .................. 44
3.2.2.3. Phần trăm kháng sinh điều trị được kê nằm trong danh mục thuốc của bệnh viện
........................................................................................................................................... 45
3.2.2.4. Thời gian sử dụng kháng sinh điều trị sau mổ trung bình trên bệnh nhân phẫu
thuật tim mạch ................................................................................................................... 46
3.2.2.5. Phần trăm chi phí sử dụng kháng sinh so với tổng chi phí sử dụng thuốc đối với
bệnh nhân phẫu thuật tim mạch trong Báo cáo chi phí nội trú......................................... 50
3.2.2.6. Số ngày nằm viện trung bình của bệnh nhân phẫu thuật tim mạch ..................... 50
3.2.2.7. Phần trăm bệnh nhân làm xét nghiệm vi sinh, kháng sinh đồ trên tổng số bệnh
nhân phẫu thuật tim mạch có sử dụng kháng sinh điều trị ............................................... 51
3.2.3. Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh dự phòng trên bệnh nhân phẫu thuật tim
mạch................................................................................................................................... 51
3.2.3.1. Phần trăm bệnh nhân phẫu thuật tim mạch được kê dùng kháng sinh dự phòng 51
3.2.3.2. Phần trăm bệnh nhân phẫu thuật tim mạch sử dụng kháng sinh dự phòng trong
vòng 60’ trước khi rạch dao .............................................................................................. 52
3.2.3.3. Phần trăm bệnh nhân sử dụng kháng sinh dự phòng trong các khoảng thời gian
< 24 h; 24 – 48 h; >48h: ................................................................................................... 52
Chƣơng 4. BÀN LUẬN.................................................................................................... 53
4.1. Bàn luận về thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại Trung tâm Tim mạch -Bệnh viện E
năm 2014 ........................................................................................................................... 53
4.2. Bàn luận về thực trạng sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật tim mạch
năm 2014 ........................................................................................................................... 54
4.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 54
4.2.2. Thực trạng sử dụng kháng sinh điều trị .................................................................. 55
4.2.3. Thực trạng sử dụng kháng sinh dự phòng ............................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 62
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 64
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADR
Phản ứng bất lợi của thuốc
BN
Bệnh nhân
DMT
Danh mục thuốc
GARP
Hợp tác toàn cầu về kháng Kháng sinh Global Antibiotic Resistance
Adverse Drug Reaction
Partnership
HSBA
Hồ sơ Bệnh án
KS
Kháng sinh
KSDP
Kháng sinh dự phòng
MRSA
Tụ cầu vàng kháng Methicillin
Methicillin - resistant
Staphylococcus aureus
TTTM - BVE
Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E
i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại KS theo cấu trúc hóa học ..............................................................3
Bảng 1.2. Chi phí bệnh viện cho KS năm 2009 (số liệu Bộ Y tế) .................................16
Bảng 1.3. Mô hình bệnh tật tại TTTM - BVE năm 2014 ...............................................22
Bảng 1.4. Danh sách các loại phẫu thuật tại TTTM – BVE năm 2014 ........................23
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu .................................................................................24
Bảng 2.2. Kế hoạch thu thập số liệu ..............................................................................28
Bảng 2.3. Kế hoạch xử lý số liệu ...................................................................................29
Bảng 3.1. Cơ cấu về số lượng, giá trị sử dụng thuốc KS trong DMT ..........................34
Bảng 3.2. Cơ cấu số lượng, chi phí thuốc KS theo nguồn gốc xuất xứ .........................34
Bảng 3.3. Cơ cấu về số lượng thuốc KS theo nhóm ......................................................35
Bảng 3.4. Tỷ lệ về đường dùng thuốc KS theo nguồn gốc.............................................36
Bảng 3.5. Cơ cấu về nhóm thuốc KS theo cấu trúc hóa học .........................................36
Bảng 3.6. Cơ cấu về phân nhóm thuốc KS theo cấu trúc hóa học ................................37
Bảng 3.7. Liều DDD/100 ngày nằm viện từng nhóm kháng sinh ..................................38
Bảng 3.8. Tỷ lệ % các loại phẫu thuật tim mạch mẫu nghiên cứu ................................41
Bảng 3.9. Tỷ lệ % BN dùng KS điều trị trước mổ .........................................................43
Bảng 3.10. Tỷ lệ % BN dùng KS điều trị sau mổ, dùng KS cho đến khi ra viện ...........44
Bảng 3.11. Số KS được kê đối với BN phẫu thuật tim mạch .........................................44
Bảng 3.12. Phân tích một số đặc điểm BN dùng trên 7 KS trở lên ...............................45
Bảng 3.13. Tỷ lệ % lượt KS điều trị được kê nằm trong DMT bệnh viện ....................46
Bảng 3.14. Tỷ lệ % lượt KS nằm trong DMT của bệnh viện nằm đầy đủ ....................46
Bảng 3.15. Số ngày sử dụng KS điều trị sau mổ trên BN phẫu thuật ...........................47
Bảng 3.16.a. Tỷ lệ % BN dùng KS liên tục trong thời gian điều trị KS .......................47
Bảng 3.16.b. Phân tích một số trường hợp dùng KS ngắt quãng ..................................48
Bảng 3.18. Tỷ lệ % tiền thuốc KS trên tổng chi phí thuốc ...........................................50
Bảng 3.19. Số ngày nằm viện các đối tượng BN phẫu thuật tim mạch .........................50
Bảng 3.20. Tỷ lệ % BN làm xét nghiệm vi sinh, KS đồ.................................................51
Bảng 3.21. Tỷ lệ % BN dùng KSDP .............................................................................51
Bảng 3.22. Tỷ lệ % BN dùng KSDP trong vòng 60’ trước khi rạch dao .....................52
Bảng 3.23. Tỷ lệ % BN dùng KSDP trong các khoảng thời gian khác nhau ...............52
ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức TTTM- BVE năm 2014 .........................................................20
Biểu đồ 1.1. Tổng số ca phẫu thuật TTTM – BVE qua các năm ...................................21
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ mô hình bệnh tật TTTM - BVE năm 2014 ........................................22
Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ các loại phẫu thuật tại TTTM - BVE năm 2014 ...............................23
Biểu đồ 1.1. Tổng số ca phẫu thuật TTTM – BVE qua các năm ...................................21
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ mô hình bệnh tật TTTM - BVE năm 2014 ........................................22
Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ các loại phẫu thuật tại TTTM - BVE năm 2014 ...............................23
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ về giới tính của mẫu nghiên cứu ......................................................39
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ về khoa lâm sàng của mẫu nghiên cứu ............................................40
Biểu đồ 3.3. Phân bố tuổi mẫu nghiên cứu ...................................................................40
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các loại phẫu thuật tim mạch mẫu nghiên cứu ................................42
iii
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi Penicillin – kháng sinh (KS) đầu tiên đƣợc phát hiện năm 1928 đến
nay, các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra rất nhiều KS mới, giúp con ngƣời chống
lại đƣợc các bệnh nhiễm khuẩn mà trƣớc đó chƣa từng có thuốc đặc trị. KS đã đóng
một vai trò quan trọng trong dự phòng, điều trị các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn,
cứu sống rất nhiều tính mạng.
Tuy nhiên ngày nay, nhiều vi khuẩn trở nên kháng thuốc, một số ít vi khuẩn thậm
chí còn kháng tất cả các loại KS và KS bị mất hiệu lực. Ngƣời ta đã dự đoán rằng tình
trạng này sẽ tiếp tục xuất hiện và lan rộng [30].
Kháng KS của hàng loạt các tác nhân gây nhiễm khuẩn đang là mối đe dọa ngày
một gia tăng trong cộng đồng, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.
Vấn đề nghiêm trọng đến mức thách thức mọi thành tựu của y học hiện đại. Kỷ
nguyên hậu KS – khi mà những nhiễm khuẩn thông thƣờng và những vết thƣơng nhẹ
cũng có thể giết chết ngƣời – tƣởng nhƣ không thể xảy ra, lại đang là một khả năng
thực sự hiện hữu trong thế kỷ 21 [32].
Bất kỳ việc sử dụng KS nào, dù “hợp lý” hay “bất hợp lý” đều góp phần làm xuất
hiện và lan rộng vi khuẩn kháng thuốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ trực
tiếp giữa việc sử dụng KS và sự lan rộng của vi khuẩn kháng thuốc [22, 25, 26, 27,
29]. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng việc giảm sử dụng KS có thể làm chậm
sự xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc [18, 22].
Các bệnh viện một mặt cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc KS, mặt khác phải
kiểm soát và nâng cao thực hành kê đơn KS của thầy thuốc nhằm giảm thiểu tác dụng
không mong muốn và kháng thuốc của vi khuẩn. Sử dụng KS thiếu kiểm soát tất yếu
sẽ dẫn đến việc lạm dụng thuốc, hiệu quả điều trị kém, tăng chi phí chữa bệnh. Do đó,
việc quản lý chặt chẽ sử dụng loại thuốc quan trọng này là rất cần thiết.
Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E (TTTM - BVE) thành lập năm 2009 nhằm
đáp ứng nhu cầu lớn hiện nay về chẩn đoán, điều trị phẫu thuật cho bệnh nhân (BN)
mắc bệnh lý tim mạch. Tại đây, KS là một nhóm thuốc quan trọng, đƣợc sử dụng tại
hầu hết các khoa phòng đặc biệt trên đối tƣợng BN phẫu thuật, trong đó có một số
thuốc là biệt dƣợc giá tiền cao. Tuy nhiên, việc sử dụng KS tại TTTM - BVE nói
1
chung và trên đối tƣợng BN phẫu thuật nói riêng nhƣ thế nào, cho đến nay vẫn chƣa có
một nghiên cứu nào đƣợc tiến hành. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích
thực trạng sử dụng kháng sinh tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E năm 2014”
với hai mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng tiêu thụ Kháng sinh tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện
E năm 2014.
2. Phân tích thực trạng sử dụng Kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật tim mạch
tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E năm 2014.
Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc KS tại TTTM –
BVE.
2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa, phân loại, nguyên tắc sử dụng kháng sinh
1.1.1. Định nghĩa kháng sinh
KS là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, đƣợc bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa
học. Với liều thấp có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh [5].
1.1.2. Phân loại kháng sinh
Dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn với KS, ngƣời ta chia KS thành 2 nhóm
chính: KS diệt khuẩn và KS kìm khuẩn [5].
Dựa vào cơ chế tác dụng, chia thành các nhóm: thuốc ức chế tổng hợp vách
tế bào vi khuẩn, thuốc ức chế hoặc thay đổi tổng hợp protein của vi khuẩn, thuốc ức
chế tổng hợp acid nhân, thuốc ức chế chuyển hóa, thuốc làm thay đổi tính thấm của
màng tế bào [5].
Dựa vào cấu trúc hóa học có các nhóm chính sau [1]:
Bảng 1.1. Phân loại KS theo cấu trúc hóa học
STT
Nhóm kháng
sinh
Phân nhóm
kháng sinh
Ví dụ
- Penicilin phổ kháng khuẩn hẹp:
Penicilin G, Penicilin V.
- Penicilin phổ kháng khuẩn hẹp đồng
thời có tác dụng trên tụ cầu: Methicilin,
Oxacilin, Cloxacilin, Dicloxacilin,
Nafcilin.
1
Beta – lactam
Penicillin
- Penicilin phổ kháng khuẩn trung
bình: Ampicilin, Amoxicilin.
- Các penicilin phổ kháng khuẩn rộng
đồng thời có tác dụng trên trực khuẩn
mủ xanh: Carbenicilin, Ticarcilin,
Mezlocilin, Piperacilin.
3
STT
Nhóm kháng
sinh
Phân nhóm
kháng sinh
Ví dụ
- Thế hệ 1: Cefazolin, Cephalexin,
Cefadroxil.
- Thế hệ 2: Cefoxitin, Cefaclor,
Cefprozil, Cefuroxim, Cefotetan,
Ceforanid.
Cephalosporin
- Thế hệ 3: Cefotaxim, Cefpodoxim,
Ceftibutan, Cefdinir, Cefditoren,
1
Beta – lactam
Ceftizoxim, Ceftriaxon, Cefoperazon,
Ceftazidim.
- Thế hệ 4: Cefepim.
Các
–
Beta
lactam khác
- Nhóm Carbapenem: Imipenem,
Meropenem, Doripenem, Ertapenem.
- Nhóm Monobactam: Aztreonam.
Các chất ức chế
Beta - lactamase
- Acid clavulanic, Sulbactam,
Tazobactam.
- Kanamycin, Streptomycin,
2
Aminoglycosid
Gentamycin, Tobramycin, Neomycim,
Amikacin, Neltimicin.
- Erythromycin, Clarithromycin,
3
Macrolid
Spiramycin, Roxithromycin,
Dirithromycin, Oleandomycin.
4
Lincosamid
- Lincomycin, Clindamycin.
5
Phenicol
- Cloramphenicol, Thiamphenicol.
- Chlortetracyclin, Oxytetracyclin,
6
Cyclin
Demecocyclin, Methacyclin,
Doxycyclin, Minocyclin.
7
Glycopeptid
- Vancomycin, Teicoplanin.
Polypeptid
- Polymycin, Colistin.
Peptid
4
STT
Nhóm kháng
sinh
Phân nhóm
kháng sinh
Ví dụ
7
Peptid
Lipopeptid
- Daptomycin.
8
Quinolon
Thế hệ 1
- Acid nalidixic, Cinoxacin.
- Thế hệ 2 : Lomefloxacin,
Norfloxacin, Enoxacin, Ofloxacin.
- Thế hệ 3 : Levofloxacin,
Fluroquinolon
Sparfloxacin, Gatifloxacin,
Moxifloxacin.
- Thế hệ 4 : Trovafloxacin.
- Phối hợp giữa Sulfamethoxazol và
Co-trimoxazol
9
KS khác
Trimethoprim.
Oxazolidinon
- Linezolid.
- Metronidazol, Tinidazol, Ornidazol,
5-nitroimidazol
Secnidazol.
1.1.3. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị
Chỉ sử dụng KS khi có nhiễm khuẩn:
Trƣớc khi quyết định sử dụng một loại KS nào đó cần phải làm qua các bƣớc:
Thăm khám lâm sàng bao gồm việc đo thân nhiệt, phỏng vấn, khám bệnh; Làm các xét
nghiệm thƣờng quy bao gồm công thức máu, X quang, các chỉ số sinh hóa; Tìm vi
khuẩn gây bệnh trong trƣờng hợp nhiễm khuẩn nặng.
Lựa chọn KS hợp lý:
Lựa chọn KS phải phù hợp với vi khuẩn gây bệnh: Mỗi loại KS có phổ tác dụng
trên các vi khuẩn nhất định, độ nhạy cảm của vi khuẩn lại phụ thuộc vào từng vùng.
Lựa chọn phải phù hợp với vị trí nhiễm khuẩn: Muốn đạt đƣợc hiệu quả điều trị,
ngoài có hoạt lực cao với vi khuẩn gây bệnh, KS còn phải thấm tốt vào tổ chức nhiễm
bệnh.
Lựa chọn phù hợp vào cơ địa BN: Trẻ nhỏ, ngƣời cao tuổi, phụ nữ có thai, ngƣời
suy giảm chức năng gan, thận có những khác biệt về sinh lý ảnh hƣởng đến dƣợc động
5
học của thuốc, hơn nữa KS còn là một trong những nhóm thuốc có nguy cơ dị ứng rất
cao.
Nguyên tắc phối hợp KS :
Mục đích phối hợp KS nhằm: Tăng tác dụng lên các chủng đề kháng mạnh, giảm
khả năng kháng thuốc hoặc tránh tạo những chủng vi khuẩn đề kháng, nới rộng phổ tác
dụng của KS.
Sử dụng KS đúng thời gian quy định:
Không có qui định cụ thể về độ dài đợt điều trị với mọi loại nhiễm khuẩn nhƣng
nguyên tắc chung là: Sử dụng KS đến khi hết vi khuẩn cộng 2 - 3 ngày ở ngƣời bình
thƣờng và cộng 5 - 7 ngày ở BN suy giảm miễn dịch. Với nhiễm khuẩn nhẹ, đợt điều
trị thƣờng kéo dài từ 7 - 10 ngày, nhƣng với nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở những
tổ chức mà KS khó thâm nhập thì đợt điều trị kéo dài hơn [6].
1.1.4. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu
thuật
Theo sách Dƣợc lâm sàng của Bộ Y tế năm 2006 [6]:
Đúng thời điểm đưa thuốc: Thời điểm đƣa thuốc liên quan chặt chẽ đến đƣờng
đƣa thuốc: Có thể đƣa thuốc theo đƣờng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, đặt trực tràng hoặc
uống nhƣng đƣờng tĩnh mạch đƣợc khuyến khích hơn cả. Nhất thiết phải đƣa KS trƣớc
lúc rạch dao nhƣng không tiêm sớm hơn 2 giờ (h) so với thời điểm mổ.
Chọn KS đúng: Nên chọn loại phổ đủ rộng, có tác dụng đƣợc lên hầu hết tác
nhân gây bệnh hay gặp nhất trong loại phẫu thuật đó. Thời gian bán thải không quá
ngắn để có thể giảm đƣợc số lần đƣa thuốc. Phải thấm tốt vào tổ chức cần phẫu thuật.
Đúng độ dài đợt điều trị: Các loại phẫu thuật thông thƣờng chỉ cần dùng không
quá 24 h sau mổ. Trong đa số trƣờng hợp chỉ cần 1 đến 2 liều là đủ. Riêng phẫu thuật
tim mạch tuy là phẫu thuật sạch nhƣng nếu bị nhiễm khuẩn thì sẽ gây hậu quả rất
nghiêm trọng do đó nhiều ý kiến cho rằng nên dùng cho tới khi rút bỏ hết các ống
thông hoặc kéo dài tới 48 h sau mổ (vấn đề này còn nhiều quan điểm khác nhau). Số
lần dùng thuốc tùy thuộc vào loại phẫu thuật, độ dài cuộc mổ, t ½ của KS chọn [6].
Theo tài liệu Hƣớng dẫn sử dụng KS của Bộ Y tế năm 2015 [1]:
6
Kháng sinh dự phòng (KSDP) là việc sử dụng KS trƣớc khi xảy ra nhiễm khuẩn
nhằm mục đích ngăn ngừa hiện tƣợng này.
Chỉ định sử dụng KSDP:
Phẫu thuật đƣợc chia làm 4 loại: Phẫu thuật sạch, phẫu thuật sạch – nhiễm,
phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn.
KSDP đƣợc chỉ định cho tất cả các can thiệp phẫu thuật thuộc phẫu thuật sạch –
nhiễm.
Trong phẫu thuật sạch, liệu pháp KSDP nên áp dụng với một số can thiệp ngoại
khoa nặng, có thể ảnh hƣởng tới sự sống còn và/hoặc chức năng sống (phẫu thuật
chỉnh hình, phẫu thuật tim và mạch máu, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật nhãn khoa).
Lựa chọn KSDP:
KS có phổ tác dụng phù hợp với các chủng vi khuẩn chính thƣờng gây nhiễm
khuẩn tại vết mổ cũng nhƣ tình trạng kháng thuốc tại địa phƣơng, đặc biệt trong từng
bệnh viện.
KS ít hoặc không gây tác dụng phụ hay các phản ứng có hại, độc tính của thuốc
càng ít càng tốt. Không sử dụng các KS có nguy cơ gây độc không dự đoán đƣợc và có
mức độ gây độc nặng không phụ thuộc liều (Ví dụ: KS nhóm Phenicol và Sunfamid
gây giảm bạch cầu miễn dịch dị ứng, hội chứng Lyell).
KS không tƣơng tác với các thuốc dùng để gây mê (Ví dụ: Polymyxin,
Aminosid).
KS ít có khả năng chọn lọc vi khuẩn đề kháng KS và thay đổi hệ vi khuẩn
thƣờng trú.
Khả năng khuếch tán của KS trong mô tế bào phải cho phép đạt nồng độ thuốc
cao hơn nồng độ kháng khuẩn tối thiểu của vi khuẩn gây nhiễm.
Liệu pháp KSDP có chi phí hợp lý, thấp hơn chi phí KS trị liệu lâm sàng.
Liều KSDP: Liều KSDP tƣơng đƣơng liều điều trị mạnh nhất của KS đó
Đường dùng thuốc:
Đƣờng tĩnh mạch: Thƣờng đƣợc lựa chọn do nhanh đạt đƣợc nồng độ trong
máu và mô tế bào.
7
Đƣờng tiêm bắp: Có thể sử dụng nhƣng không đảm bảo về tốc độ hấp thu của
thuốc và không ổn định.
Đƣờng uống: Chỉ dùng khi chuẩn bị phẫu thuật trực tràng, đại tràng.
Đƣờng tại chỗ: Hiệu quả thay đổi theo từng loại phẫu thuật (trong phẫu thuật
thay khớp, sử dụng chất xi măng tẩm KS).
Thời gian dùng thuốc
Thời gian sử dụng KSDP nên trong vòng 60 phút (60’) trƣớc khi tiến hành phẫu
thuật và gần thời điểm rạch da.
Bổ sung liều trong thời gian phẫu thuật: Trong phẫu thuật tim kéo dài hơn 4 h
cần bổ sung thêm một liều KS .
- Lựa chọn KSDP phẫu thuật tim :
+ Mở xƣơng ức đƣờng giữa, ghép tim: Khuyến cáo dự phòng: Cefazolin, KS thay
thế nếu dị ứng Penicillin: Vancomycin.
+ Mở xƣơng ức đƣờng giữa, ghép tim ở ngƣời bệnh tiền sử dùng dụng cụ hỗ trợ
thất: Khuyến cáo dự phòng Cefazolin và Vancomycin, KS thay thế nếu dị ứng
Penicilin: Vancomycin.
+ Đặt máy tạo nhịp hoặc máy khử rung tim: Cefazolin, KS thay thế nếu dị ứng
Penicillin : Clindamycin hoặc Vancomycin.
+ Đặt máy tạo nhịp hoặc máy khử rung tim ở ngƣời bệnh có tụ cầu vàng kháng
Methicillin (MRSA) xâm nhập/nhiễm khuẩn: Cefazolin và Vancomycin, KS thay thế
nếu dị ứng Penicilin: Vancomycin.
+ Đặt các dụng cụ hỗ trợ thất: Cefazolin, KS thay thế nếu dị ứng Penicillin:
Vancomycin.
+ Đặt các dụng cụ hỗ trợ thất ở ngƣời bệnh có MRSA xâm nhập/nhiễm khuẩn:
Cefazolin và Vancomycin, KS thay thế nếu dị ứng Penicilin: Vancomycin.
+ Đặt các dụng cụ hỗ trợ thất ngực hở: Cefazolin và Vancomycin đến khi đóng
ngực, KS thay thế nếu dị ứng Penicilin: Vancomycin và Ciprofloxacin đến khi đóng
ngực.
Nhƣ vậy, đại đa số trƣờng hợp phẫu thuật tim, KSDP khuyến cáo là Cefazolin và
Vancomycin.
8
Theo Hƣớng dẫn thực hành lâm sàng sử dụng KSDP trong phẫu thuật của
Hiệp hội Dƣợc sỹ Mỹ năm 2013 [20]:
Thời điểm sử dụng KSDP tốt nhất trong vòng 60’ trƣớc khi rạch dao. Đối với
một số KS nhƣ nhóm Fluoroquinolon và Vancomycin yêu cầu trƣớc trên 1 – 2 h. Bởi
vậy, thời điểm tối ƣu cho các nhóm KS này nên bắt đầu trong 120’ trƣớc khi rạch dao.
Thời gian sử dụng KSDP không nên quá 24 h sau mổ cho hầu hết các loại phẫu
thuật. Riêng đối với phẫu thuật tim mạch, thời gian sử dụng KSDP lên tới 48 h sau mổ
đƣợc chấp nhận nhƣng bằng chứng vẫn chƣa rõ ràng và vấn đề này đang còn gây tranh
cãi. Thời gian dùng KSDP cho phẫu thuật tim mạch trong hƣớng dẫn này dựa trên sự
đồng thuận của các chuyên gia vì những dữ liệu sẵn có không phân tích thời gian dự
phòng tối ƣu.
Loại phẫu thuật tim mạch nhƣ bắc cầu mạch vành, đặt thiết bị hỗ trợ tim nhƣ cấy
máy tạo nhịp tim, dụng cụ hỗ trợ tâm thất: KS đƣợc khuyến cáo dự phòng là
Cefazolin, Cefuroxim, KS thay thế nếu dị ứng với Beta - lactam là Cindamycin,
Vancomycin.
Liều dùng đƣợc khuyến cáo của Cefazolin với BN nặng trên 120 kg là 2 – 3g, trẻ
em là 30mg/kg; Cefuroxim là 1,5g, trẻ em là 50mg/kg và khoảng cách tái sử dụng kể
từ liều đầu tiên đều là 4 h.
Theo Hƣớng dẫn sử dụng KS năm 2012 - 2013 của tổ chức Cleveland Clinic
hƣớng dẫn sử dụng KSDP cho phẫu thuật sạch và sạch – nhiễm [19]:
Tất cả liều KSDP đầu tiên phải đƣợc dùng trong vòng 1 h trƣớc khi rạch dao.
Riêng Vancomycin nên đƣợc đƣa trong vòng 2 h trƣớc khi rạch dao.
Ở phẫu thuật tim lồng ngực, KSDP khuyến cáo thƣờng dùng: Cefuroxim 1,5g.
Với BN có MRSA dùng: Cefuroxim 1,5g và Vancomycin 1g. BN dị ứng Penicillin,
đặt Graph động mạch chủ: Vancomycin 1g và Ciprofloxacin 400mg.
Với phẫu thuật mạch, KSDP khuyến cáo là Cefazolin 1g (cân nhắc 2g với BN
>100kg) hoặc Cefuroxim 1,5g. BN dị ứng Penicillin: Vancomycin 1g hoặc
Clindamycin 900mg.
9
Nếu độ dài cuộc phẫu thuật lớn hơn 4 h, BN nên đƣợc dùng liều KSDP tiếp theo.
Tổng thời gian sử dụng phải là 24 h trong phẫu thuật không phải là phẫu thuật tim
mạch và 48 h trong phẫu thuật tim mạch.
1.2. Các chỉ số sử dụng kháng sinh
Để đƣa ra các chỉ số cụ thể mô tả khách quan thực trạng quản lý và sử dụng KS
trong bệnh viện, Hệ thống tăng cƣờng Dƣợc phẩm Trung tâm Quản lý Dƣợc Tổ chức
Quản lý Sức khỏe Mỹ năm 2012 xuất bản tài liệu hƣớng dẫn “Làm thế nào để kiểm
tra việc sử dụng kháng sinh trong bệnh viện: Các chỉ số được lựa chọn”. Tài liệu
này nhằm mục đích đƣa ra công cụ nhanh nhất giúp cho các nhà quản lý bệnh viện,
Hội đồng Thuốc và Điều trị, ngƣời nghiên cứu, quản lý dự án tại các nƣớc phát triển
nhận ra đƣợc vấn đề trong sử dụng KS. Nó cho phép so sánh một cách cơ bản thực
trạng sử dụng KS ở một bệnh viện theo thời gian hoặc giữa các bệnh viện với nhau.
Tốt nhất tất cả các chỉ số trong tài liệu đƣa ra nên đƣợc điều tra. Tuy nhiên, tùy thuộc
vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của bệnh viện mà ngƣời nghiên cứu có thể lựa chọn
một số chỉ số cho phù hợp. Các chỉ số bao gồm: Nhóm chỉ số liên quan đến bệnh viện,
nhóm chỉ số liên quan kê đơn, nhóm chỉ số liên quan đến chăm sóc BN. Chỉ số cuối
cùng bổ sung liên quan đến thử độ nhạy cảm của thuốc [31]. Dƣới đây là 7 chỉ số trong
các chỉ số trên phù hợp với hoàn cảnh thực tế của bệnh viện và mục tiêu nghiên cứu
của đề tài sẽ đƣợc sử dụng để phân tích.
1.2.1. Các chỉ số liên quan đến điều trị
Chỉ số thứ 1: Phần trăm BN phẫu thuật tim mạch được chỉ định dùng KS điều
trị.
Việc sử dụng KS trong bệnh viện để điều trị nhiễm khuẩn hay dự phòng phẫu
thuật thƣờng bất hợp lý. Sự bất hợp lý đó dẫn tới tình trạng bệnh tật kéo dài, tăng thời
gian điều trị, tăng kháng KS.
Chỉ số này đánh giá sự mở rộng sử dụng KS trong bệnh viện. Nếu đƣợc theo dõi
theo thời gian, nó cho phép quan sát đƣợc xu hƣớng thay đổi. Kết hợp với chỉ số 4, nó
sẽ cung cấp thông tin chi phí sử dụng KS trên 1 BN. Nó đƣa ra thông tin về chi phí
hiệu quả (ví dụ: Nếu chi phí dùng KS trên đầu ngƣời giảm, nhƣng việc kê KS không
đổi, chứng tỏ chi phí điều trị đã giảm).
10
Chỉ số thứ 2: Số KS điều trị trung bình được kê đối với những BN phẫu thuật
tim mạch.
BN có thể dùng hơn một loại KS trong suốt quá trình nằm viện. Việc kê đơn nhƣ
vậy có thể là hợp lý vì tình trạng lâm sàng, nhƣng cũng có thể là kết quả của sự phối
hợp phác đồ điều trị KS không cần thiết, lạm dụng thuốc hoặc hay gặp hơn là sự thay
đổi không hợp lý phác đồ điều trị. Mục tiêu của chỉ số này nhằm xác định sự mở rộng
sử dụng KS trong bệnh viện.
Chỉ số thứ 3: Phần trăm KS điều trị được kê nằm trong danh mục thuốc (DMT)
của bệnh viện.
DMT đã đƣợc giám đốc bệnh viện phê duyệt nhằm tối ƣu hóa việc sử dụng
thuốc. Việc không tuân theo danh mục có thể do bác sỹ không biết hoặc không đồng ý
với danh mục, DMT KS không sẵn có trong bệnh viện hoặc thuốc kê đơn ở tên biệt
dƣợc trong khi thuốc trong kho lại dƣới dạng tên generic.
Chỉ số thứ 3 đánh giá mức độ tuân thủ ngƣời kê đơn với DMT bệnh viện.
Chỉ số thứ 4: Phần trăm chi phí sử dụng KS so với tổng chi phí sử dụng thuốc
đối với BN phẫu thuật được kê KS điều trị sau mổ.
Chi phí sử dụng KS thƣờng chiếm 20 – 40% chi phí sử dụng thuốc. Điều trị
không hợp lý, ví dụ kê nhiều hơn 1 KS đƣợc kiến nghị, kê liều cao hơn hoặc điều trị
lâu hơn so với quy định, kê tên biệt dƣợc thay vì tên generic có thể làm tăng chi phí.
Xác định chi phí sử dụng KS trong suốt quá trình nằm viện có thể góp phần tìm ra biện
pháp can thiệp làm giảm chi phí sử dụng KS.
Chỉ số 4 đo chi phí điều trị KS trong bệnh viện. Nếu toàn bộ KS đƣợc dùng cung
cấp bởi khoa dƣợc bệnh viện thì đơn giá đƣợc xác định trong hóa đơn mua thuốc của
bệnh viện. Tuy nhiên, nếu ngƣời nhà BN phải mua thuốc bên ngoài, đơn giá sẽ đƣợc
xác định bằng giá niêm yết mặt hàng đó tại thời điểm ngày thu thập.
Chỉ số thứ 5: Thời gian sử dụng KS điều trị trung bình.
Thời gian điều trị tối ƣu cho các loại nhiễm khuẩn không đƣợc xác định nhƣng
khuyến cáo hiện tại thƣờng là 7 - 10 ngày. Một đợt điều trị quá ngắn có thể kéo dài
tình trạng bệnh của BN và thúc đẩy xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc. Một đợt điều trị
11
quá dài làm tăng chi phí điều trị sử dụng KS, tăng nguy cơ phản ứng có hại của thuốc
(ADR).
1.2.2. Chỉ số chăm sóc bệnh nhân
Chỉ số thứ 6: Số ngày nằm viện trung bình của BN phẫu thuật dùng KS.
Thời gian điều trị KS không nên vƣợt quá thời gian đƣợc đề xuất. Nếu BN không
tiến triển với khoảng thời gian dùng KS đƣợc đề xuất, có thể liệu pháp điều trị không
đúng hoặc liều dùng sai. Kéo dài thời gian nằm viện làm tăng chi phí, tăng nguy cơ
BN nhiễm khuẩn bệnh viện, thúc đẩy xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc. Nếu thời gian
nằm viện ngắn, điều trị KS có thể không hiệu quả vì chƣa đủ một liệu pháp, bệnh tái
phát, cuối cùng vẫn tăng chi phí.
Chỉ số 6 đo khoảng thời gian nằm viện nhƣ một chỉ số đánh giá hiệu quả điều trị.
1.2.3. Chỉ số bổ sung
Chỉ số thứ 7: Phần trăm số test kiểm tra độ nhạy cảm của KS trên tổng số ca
BN phẫu thuật có sử dụng KS.
Chỉ số 7 đánh giá mức độ tuân theo Hƣớng dẫn Điều trị và sử dụng thông tin về
độ nhạy cảm của KS để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Sử dụng KS hiệu quả phụ thuộc vào hiểu biết về độ nhạy cảm của vi khuẩn đối
với KS. Việc thƣờng xuyên tiến hành thử độ nhạy cảm là thƣớc đo khả năng của bệnh
viện cung cấp phác đồ điều trị hợp lý.
1.3. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến sử dụng kháng sinh trên thế
giới và tại Việt Nam
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến sử dụng kháng sinh trên thế giới
Nghiên cứu “Tỷ lệ sử dụng Kháng sinh tại bệnh viện chăm sóc cấp tính Mỹ từ
tháng năm đến tháng chín năm 2011” tiến hành trên 10 bang của Mỹ mỗi bệnh viện
lựa chọn tiến hành trong một ngày, các BN đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên vào mỗi buổi
sáng của ngày điều tra. Kết quả: Trong số 11.282 BN ở 183 bệnh viện, 5.635 (49,9%;
95% khoảng tin cậy: 49,0% - 50,9%) đã dùng ít nhất 1 loại thuốc KS; 77,5% (95%
khoảng tin cậy: 76,6% - 78,3%) thuốc KS đƣợc sử dụng là để điều trị các bệnh nhiễm
trùng, thƣờng gặp nhất là nhiễm trùng liên quan đến đƣờng hô hấp dƣới, đƣờng tiết
niệu, hoặc da và mô mềm, trong khi 12,2% (95% khoảng tin cậy: 11,5% - 12,8%)
12
đƣợc sử dụng cho phẫu thuật và 5,9% (95% khoảng tin cậy: 5,5% - 6,4%) trong dự
phòng y tế.
Trong tổng số 7.641 của các loại thuốc để điều trị nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là
Vancomycin tiêm (1.103, 14,4%; 95% khoảng tin cậy: 13,7% -15,2%), Ceftriaxone
(825, 10,8%; 95% khoảng tin cậy: 10,1% - 11,5%), Piperacillin- Tazobactam (788,
10,3%; 95% khoảng tin cậy: 9,6% - 11,0%), và Levofloxacin (694, 9,1%; 95% khoảng
tin cậy: 8,5% - 9,7%) [28].
Nghiên cứu thuần tập đa trung tâm “Kiểm soát thực hành và những nhiễm
khuẩn chính sau phẫu thuật tim” của Annetine và cộng sự đƣợc hỗ trợ bởi Viện Tim,
Phổi và Huyết học quốc gia, Viện Quốc gia về Rối loạn thần kinh và Đột quỵ, Viện
nghiên cứu Sức khỏe của Canada điều tra tỷ lệ nhiễm trùng hậu phẫu, xét nghiệm vi
sinh, tử vong có liên quan nhiễm trùng và xác định các biện pháp kiểm soát thực hành
liên quan đến nhiễm trùng hậu phẫu trong vòng 65 ngày kể từ ngày phẫu thuật [17].
Trong vòng tháng 2 đến tháng 10 năm 2010, 10 chƣơng trình phẫu thuật tim tiến
hành trên 5.158 BN phẫu thuật tim trên 18 tuổi.
Kết quả: Tổng cộng 237 BN (4,6%) mắc 301 nhiễm khuẩn nặng. Thời gian trung
bình mắc nhiễm khuẩn nặng đầu tiên là 13 ngày (khoảng biến thiên từ 6 đến 25 ngày);
134 (45%) xuất hiện sau khi đã xuất viện, phổ biến là nhiễn khuẩn sâu vết mổ, viêm
nội tâm mạc và nhiễm khuẩn vết mổ ở da liên quan đến thiết bị. Viêm phổi và nhiễm
khuẩn huyết xảy ra phổ biến trong quá trình nằm viện trong khi viêm đại tràng xuất
hiện bằng nhau trƣớc và sau khi xuất viện. 8% BN mắc phải nhiễm khuẩn nhẹ phổ
biến là viêm đƣờng tiết niệu (174; 3,4%) và nhiễm khuẩn ngoài da vết mổ (137; 2,7%)
Đối với nhiễm khuẩn nặng, xét nghiệm dƣơng tính với vi khuẩn là 230 (76%); 85
(32%) là Gram dƣơng và 123 (47%) là Gram âm.
86% (4.422) BN sử dụng KSDP trong vòng 1 h hoặc trong vòng 2 h đối với
Vancomycin trƣớc khi rạch dao. 44% (2.245) BN dùng KSDP là Cephalosporin thế hệ
hai (có hoặc không kèm Vancomycin. 36% (1.859) BN dùng Cephalosporin thế hệ
một (có hoặc không kèm Vancomycin) và 19% (967) BN dùng Vancomycin đơn độc.
KS sử dụng sau phẫu thuật giống nhƣ KS trƣớc phẫu thuật, tuy nhiên chỉ 41,2%
13
(2.126) BN sử dụng KSDP cho tới 48 h sau phẫu thuật. 50,4% sử dụng KSDP < 24 h
và 8,4% sử dụng KSDP > 48 h sau phẫu thuật.
BN nhiễm khuẩn nặng hậu phẫu có tỷ lệ tử vong cao gấp 10 lần BN bình thƣờng.
Dùng KSDP lớn hơn 48 h, thở máy lớn hơn 48 h, tăng đƣờng huyết do căng
thẳng thần kinh và truyền các sản phẩm máu là những yếu tố có liên quan đến việc làm
gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật tim [17].
Nghiên cứu “Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật tim: tổng quan hệ thống và
phân tích gộp” tổng quan hệ thống các nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát so sánh
giữa một KS và KS khác trong phẫu thuật tim [24]. Các tác giả đã tìm kiếm trên thƣ
viện Cochrane, PubMed, LILACS, các biên bản hội nghị, các nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu gần nhất trong tất cả các cơ sở dữ liệu đƣợc tiến hành tháng 12 năm 2010.
Ngoài ra, các tác giả tìm trong Hội nghị khoa học về Kháng sinh và Hóa chất (1995 –
2010) và Hội nghị Châu Âu về Vi sinh lâm sàng và các bệnh nhiễm khuẩn (2005 –
2010) biên bản Hội nghị và tất cả các nghiên cứu có liên quan.
Hai nhóm nghiên cứu độc lập phân tích dữ liệu. Tiêu chuẩn đánh giá chính là
nhiễm trùng sâu vết thƣơng xƣơng ức. Phân tích tổng hợp sử dụng phƣơng pháp ảnh
hƣởng bất biến Mantel - Haenszel, khoảng tin cậy 95%. 59 thử nghiệm đã đƣợc nghiên
cứu.
Kết quả: Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm trùng sâu vết thƣơng ức hay các
loại nhiễm trùng vết mổ khác giữa nhóm sử dụng KSDP Beta - lactam phổ Gram âm
so với nhóm sử dụng KSDP Beta - lactam phổ Gram dƣơng, nhƣng nhóm sử dụng
KSDP Beta - lactam phổ Gram âm có tỷ lệ viêm phổi hậu phẫu và tử vong do tất cả
các nguyên nhân thấp hơn đáng kể.
Thời gian sử dụng KSDP ≤ 24 h sau mổ dẫn đến tỷ lệ cao hơn nhiễm trùng sâu
vết thƣơng ức và nhiễm trùng xƣơng ức ở vị trí mổ, nhiễm trùng vết mổ, viêm nội tâm
mạc so với khoảng thời gian sử dụng KSDP dài hơn. Các phác đồ dùng KSDP >48 h
sau mổ không mang lại lợi ích rõ ràng [24].
Nghiên cứu quan sát “Chiến lƣợc thời gian khác nhau dùng kháng sinh dự
phòng trong phẫu thuật tim ở bệnh nhân ngƣời lớn” [23] của Khaled Hamouda và
cộng sự tiến hành tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Bệnh viện Đại học
14
Würzburg - Đức từ 01/01/2011 đến 21/12/2011 quan sát hồi cứu trên 1.096 BN phẫu
thuật tim có sử dụng KSDP Cephalosporin thế hệ 2 đƣợc chia thành 2 nhóm: Nhóm I
khoảng thời gian dùng là 56 h, nhóm II là 32 h. Những đặc điểm của BN, dữ liệu trong
ca mổ, quá trình nằm viện đã đƣợc phân tích. Tiêu chuẩn đánh giá chính là tỷ lệ nhiễm
trùng nơi phẫu thuật (nhiễm trùng sâu và trên bề mặt xƣơng ức, nhiễm trùng tĩnh mạch
nơi vết mổ). Tiêu chuẩn đánh giá phụ là tỷ lệ viêm phổi, viên đƣờng tiết niệu cũng nhƣ
tỷ lệ tử vong.
Kết quả: Không có sự khác biệt đáng kể về đặc điểm BN, các bệnh đi kèm, các
biến có liên quan đến quá trình mổ giữa hai nhóm. Chứng minh đƣợc sự khác nhau
không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm dựa trên kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn
chính và phụ.
Kết luận giảm thời gian của KSDP từ 56 h đến 32 h ở những BN phẫu thuật tim
ngƣời lớn không có liên quan với sự gia tăng của tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện, nhƣng
góp phần giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và sức đề kháng KS [23].
Nghiên cứu “Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật tim và kháng sinh điều trị
theo kinh nghiệm” của Gorski A và cộng sự đăng trên tạp chí Tim mạch và Lồng ngực
Châu Á tháng 3 năm 2015 tiến hành trên tất cả các trung tâm phẫu thuật tim của nƣớc
Đức thông qua một bộ câu hỏi liên quan đến KSDP và KS điều trị theo kinh nghiệm
cho kết quả: 87,3% đối tƣợng nghiên cứu trả lời câu hỏi, trong đó tất cả đều sử dụng
KSDP, 79% khoảng thời gian dùng không quá 24 h (một liều duy nhất:23%; 2 liều:
29%; 3 liều: 27%; 4 liều: 13%; lớn hơn 5 liều: 8%). Cephalosporin đƣợc sử dụng 89%
trên lâm sàng (46% thế hệ hai, 43% thế hệ thứ nhất) [21].
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến sử dụng kháng sinh tại Việt Nam
Trong phân tích thực trạng sử dụng KS và kháng KS ở Việt Nam của nhóm
nghiên cứu quốc gia GARP (Hợp tác toàn cầu về kháng KS) – Việt Nam do Tiến sỹ
Nguyễn Văn Kính làm chủ tịch thống kê từ các báo cáo Bộ Y tế thu thập về tình hình
sử dụng thuốc tại bệnh viện, chi phí bệnh viện cho KS năm 2009 [11]:
15
Bảng 1.2. Chi phí bệnh viện cho KS năm 2009 (số liệu Bộ Y tế)
Số lƣợng
Trung bình
bệnh viện
Chi phí KS/Tổng
chi phí thuốc %
Bệnh viện đa khoa tuyến trung ƣơng
12
10 - 45
26
Bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ƣơng
21
5 - 89
28
Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh
52
6 - 88
43
Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh
15
3 - 66
34
Phân loại bệnh viện
DDD/100 giƣờng ngày của Levofloxacin 104,73;
Ceftriaxone
%
85,93;
Cefoperazone 22,14.
Trong Nghiên cứu “Đánh giá hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong
xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa” của Vũ Thị Thu
Hƣơng tiến hành tại 7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ƣơng, 14 bệnh viện tuyến tỉnh đại
diện cho 6 vùng trên cả nƣớc, 17 bệnh viện quận, huyện đƣợc chọn tại mỗi tỉnh, thành
phố, phân tích dữ liệu năm 2009: Trong cơ cấu tỷ trọng 10 nhóm thuốc có giá trị sử
dụng nhiều nhất tại các bệnh viện trên thì KS là nhóm thuốc đứng hàng đầu: Bệnh viện
Trung ƣơng tỷ lệ trung bình là 25,7%, Bệnh viện tỉnh là 32,0%, Bệnh viện huyện là
43,1%.
Kết quả phân tích cơ cấu 10 nhóm thuốc sử dụng nhiều nhất trong nhóm A (theo
phân tích ABC) cho thấy: Nhóm KS chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số khoản mục và giá trị
sử dụng ở cả 3 nhóm bệnh viện. Bệnh viện trung ƣơng số khoản mục chiếm trung bình
27,1% ± 3,0 %, giá trị chiếm trung bình 30,0% ± 5,1%. Bệnh viện tuyến tỉnh số khoản
mục chiếm trung bình 26,0% ± 3,4%, giá trị chiếm trung bình 28,7% ± 4,8%. Bệnh
viện tuyến huyện số khoản mục chiếm trung bình 35,2% ± 3,4%, giá trị chiếm trung
bình 45,2% ± 11,5% [9].
Nghiên cứu “Phân tích một số chỉ báo trong sử dụng Kháng sinh tại Khoa
ngoại tiêu hóa Bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 năm 2010” của Lê Thị Hƣởng tiến
hành với 250 bệnh án rút ra ngẫu nhiên từ 1.890 bệnh án có sử dụng KS của BN điều
trị nội trú tại Khoa Ngoại tiêu hóa từ ngày 01/10/2010 đến 31/12/2010 cho thấy [10]:
16