Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cách chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.2 KB, 4 trang )

Cách chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc và các màng mắt bao gồm tròng trắng
và bề mặt bên trong mí mắt. Đau mắt đỏ gây ra nhiều phiền toái đối với
người bị mắc bệnh này, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu không được chữa trị kịp thời
trẻ rất dễ bị biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm sao để chữa đau mắt đỏ
nhanh nhất lại hiệu quả cho trẻ?
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc dịch hay viêm kết mạc họng hạch) là tên chung của một
bệnh do Adenovirus gây nên. Đau mắt đỏ gây dịch khi lan rộng, bệnh cực kỳ dễ
lây lan, trong nhà mà có người bệnh thì đến 90% là lây cho cả nhà.
Trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 3 tuổi, đặc biệt nhạy cảm với các loại virus nói chung,
do vậy cũng dễ bị đau mắt đỏ.
Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh
thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt,
sau đó cộm như có cát, mắt nhiều ghèn, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do
nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.
Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi,
sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai. Thông thường người bệnh vẫn nhìn
thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm. Nếu bệnh nặng, mắt người bệnh có
thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn
hơn.
Phòng ngừa đau mắt đỏ cho trẻ
Với bé nào đã cho đi nhà trẻ, tốt nhất là mẹ nên dặn cô giáo, khi trong lớp có bé
nào bị đau mắt đỏ, cần thông báo với mẹ để mẹ chăm sóc và phòng ngừa cho con
tốt hơn. Trẻ đau mắt đỏ thường cô giáo và nhà trường sẽ thông báo với bố mẹ và
cho nghỉ học 5-7 ngày cho hết mới đi học lại để tránh lây lan. Nhưng virus gây đau
mắt đỏ có thể lây nhiễm ngay cả khi mắt chưa có biểu hiện viêm đỏ bên ngoài.


Nên trẻ và cả người lớn bị đau mắt đỏ đến khi phát hiện ra bệnh rất có thể sẽ lây
cho các bạn trong lớp hay những người thường tiếp xúc.
Trường hợp gia đình có con nhỏ mà hàng xóm có người đau mắt đỏ nên hạn chế
cho con đến gần, tốt nhất cho con ở trong nhà. Nếu gia đình có người đau mắt đỏ
thì không nên gặp và tiếp xúc với trẻ em trong nhà.
Cách xử lý và chăm sóc trẻ khi bị đau mắt đỏ
1. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý
Cần nhỏ nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) thường xuyên ngày 6-7 lần. Nhà nào có
người bị đau mắt đỏ là cả nhà đều nên nhỏ mắt thường xuyên ngày 4-5 lần để
phòng ngừa.
Lưu ý: Mỗi người dùng 1 chai riêng biệt chứ không dùng chung với nhau (dù là
dùng chung giữa những người chưa bị).
2. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Tất cả các loại dịch bệnh do lây nhiễm virus như bệnh chân tay miệng, sởi, thủy
đậu, đau mắt đỏ,… đều không có thuốc trị. Khi đã bị lây nhiễm mà mắc bệnh, việc

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


cần làm ngay đó là phải tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Như vậy người bệnh
mới giảm mệt mỏi, ít bị mất sức, ăn uống tốt hơn và mau hết bệnh hơn. Nhất là
giúp cho bệnh không có chiều hướng nặng lên và nguy cơ bị các biến chứng của
bệnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ, sức đề kháng luôn yếu kém.
Biến chứng của đau mắt đỏ hay gặp phải là viêm giác mạc các dạng: Viêm giác
mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu, viêm tuyến lệ cấp tính, viêm mủ
túi lệ,... có thể gây sẹo và giảm thị lực…


Các mẹ nên cũng cấp cho con những thực phẩm hay uống những loại thuốc để
giúp con tăng đề kháng, miễn dịch tốt hơn với virus đang gây bệnh cho cơ thể.




Đối với trẻ đang bú mẹ, khi con bị đau mắt đỏ hay các bệnh do virus thì mẹ
nên cho con bú càng nhiều càng tốt.



Bé nào sức khỏe kém nhiều, nhất là các bé dưới 6 tháng thì mẹ cũng nên chăm
sóc bản thân nhằm tăng cường sức đề kháng cho mẹ ngừa lây nhiễm. Nếu có
bị cũng bị nhẹ và tăng cường sức khỏe cho con tiết qua sữa mẹ.

Đau mắt đỏ là bệnh do virus nên có thể tự khỏi. Quan trọng là ngăn ngừa tình
trạng viêm sưng, nhiễm trùng có gây biếng chứng cho mắt. Nên hình thức tăng
cường đề kháng cho cơ thể là rất quan trọng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Điều trị bệnh đau mắt đỏ cho trẻ
Mắt đỏ thường được gây ra bởi một loại virus và thường tự hết mà không cần một
biện pháp chữa trị nào. Nếu bác sĩ nghi ngờ triệu chứng đau mắt đỏ gây ra nhiễm
trùng bởi vi khuẩn thì họ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc mỡ kháng sinh.


Cho bé mang kính (đặc biệt là kính râm) để mắt bé cảm thấy thoải mái hơn khi
đi ra ngoài.




Sử dụng khăn ấm để lau và chườm lên mắt bé vào buổi sáng và sau giấc ngủ
trưa.



Sử dụng Acetaminophen hoặc ibuprofen (uống) để giảm bớt sự khó chịu.



Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamin cho bệnh mắt đỏ dị ứng liên quan.
Luôn luôn hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nhỏ mắt nào cho trẻ mới
biết đi.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×