Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Một số câu hỏi hiểu địa lí 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.47 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA 11 - HKI
1. Giải thích câu nói: Bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu hành động địa phương”.
- Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự suy giảm đa dạng sinh
học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên
Trái Đất. Vì nó tuần theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật về mỗi
quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần của lớp vỏ địa lí.
- Hành động địa phương vì: sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học ở các quốc gia, các khu
vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau về mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên
Trái Đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau.
2. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì các lí do sau:
- Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại
và phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành
phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều
kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
- Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới:
+ Ở các nước đang phát triển: việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy
diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống
của họ càng thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm
nghèo.
+ Các nước phát triển: sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFCs với tốc độ và khối
lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính thủng tầng ôdôn,
gây hiệu ứng nhà kính,...
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng quốc
gia mà trên cả phạm vi thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí
hậu biến động thất thường, tan băng ở Bắc cực, gây mưa axic, hiệu ứng nhà kính,... đe dọa trực tiếp đến
sự phát triển của các ngành kinh tế và sức khỏe của con người.
Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại.
3. Thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng đồng tiền chung Euro của EU:
Thuận lợi:
-Tạo đk để hàng hóa, lao động, tiền vốn, dịch vụ được tự do lưu thông trong khắp lãnh thổ
-Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế, tăng tiềm lực và khả năng cạnh tranh


-Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa khối EU về kinh tế, xã hội...
-Thuận lợi trong việc chuyển đổi và lưu thông vốn, đơn giản hóa công tác kế toán , hạn chế
rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ
Khó khăn: Việc chuyển đổi sang đồng Euro làm giá tiêu dùng tăng cao dẫn tới lạm phát.
4. Bùng nổ dân số gây sức ép như thế nào đến kinh tế, xã hội, môi trường:
* Nền kinh tế - xã hội : Không đáp ứng các nhu cầu sau :
- Về lương thức --> Sẽ có nhiều người chết đói.
- Về y tế --> Nhiều bệnh tật , lây lan nhiều người hơn.
- Về giáo dục --> Sẽ có hiện tượng mù chữ , thất học.


- Về việc làm --> Thất nghiệp, áp lực việc làm mà không có việc làm thì tình trạng trộm cắp gia tăng.
- Về đất đai --> Chật hẹp , những người không có đất để ở sẽ lang thang ra ngoài đường đủ.
- Về đời sống --> Khó khăn , chật vật , khó nuôi nổi với nhiều thành viên trong gia đình đông.
* Môi trường : Tàn phá nhiều hơn để cung cấp đất, nguyên liệu phục vụ cho con người ngày càng
tăng
- Môi trường sẽ bị cạn kiệt tài nguyên.
- Động thực vật giảm đi , các nguồn gen quý bị mất , nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Ô nhiễm môi trường --> Băng ở 2 cực bị tan thì nước biển dâng , gây ra lũ lụt , hạn hán , xói mòn
đất đồi nhiều do không có cây bảo vệ.
- Biến đổi khí hậu.



×