Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

đạo tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN VĂN LAI




ĐẠO TIN LÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN





Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05





TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC





Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thế Nghĩa

Phản biện:
1.
2.
3.

Phản biện độc lập:
1.
2.

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Trường tại trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn
Vào hồi………ngày….tháng….năm
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thư viện Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn.


1



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một hình thái ý thức xã hội, trong suốt quá trình phát triển của
lịch sử nhân loại, tôn giáo luôn chứng tỏ là một hiện tượng xã hội đặc
biệt, đa dạng, phức tạp, có liên quan chặt chẽ đến những biến động xã hội,
sắc tộc và không ngừng tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì
thế, chính phủ của các quốc gia trên thế giới nói chung, Đảng và Nhà
nước Việt Nam nói riêng luôn coi việc giải quyết vấn đề dân tộc và tôn
giáo là một nhiệm vụ có tính chiến lược, ổn định vấn đề dân tộc và tôn
giáo là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế - xã hội nước ta phát triển.
Đạo Tin Lành là một trong sáu tôn giáo lớn ở nước ta, có hệ thống
giáo lý, luật lệ, lễ nghi, hệ thống tổ chức khác với các tôn giáo khác và
đóng vai trò nhất định đối với đời sống xã hội. So với các tôn giáo từ
bên ngoài vào Việt Nam, đạo Tin Lành có lịch sử du nhập muộn nhất,
nhưng sau khi du nhập đạo Tin Lành nhanh chóng tìm được chỗ đứng
cho mình trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đây là địa
bàn chiến lược của nước ta có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, là nơi tồn tại nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau và cũng
là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang cư trú với trình độ sản
xuất còn thấp kém, song đời sống văn hóa tinh thần rất đặc sắc và
phong phú. Trong những năm gần đây, đạo Tin Lành ở Tây Nguyên
phát triển với tốc độ nhanh trên diện rộng, nhiều hệ phái mới được hình
thành, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới, sửa sang khang trang hơn.
Đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt đạo ngày một đông và thường
xuyên hơn. Quan niệm Thiên Chúa quan phòng, sinh hoạt đạo nhẹ
nhàng, dân chủ, đạo Tin Lành đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đạo Tin Lành bù đắp một phần
những thiếu hụt về tinh thần, đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu
của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Với giáo lý

răn dạy con người sống tiết kiệm và một số chuẩn mực của đạo đức Tin
Lành có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người; tác động
tích cực đến suy nghĩ và hành động của một bộ phận đồng bào, phù hợp
với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và phát triển
đất nước.
Tuy nhiên, đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đã phát sinh những hạn
chế, tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, như hiện tượng chia tách
2


thành nhiều hệ phái, giành giật tín đồ giữa các hệ phái của Tin Lành và
giữa tôn giáo Tin Lành với các tôn giáo khác dễ dẫn đến mâu thuẫn xung
đột tôn giáo, phá vỡ khối đoàn kết dân tộc; một số nội dung trong giáo lý
của đạo Tin Lành lạc hậu so với sự phát triển của xã hội; phá vỡ những
tín ngưỡng tôn giáo truyền thống và làm mai một các phong tục tập quán
của cộng đồng dân tộc thiểu số; làm xáo trộn và rạn nứt các mối quan hệ
xã hội, trong đó có việc gây mất đoàn kết nội bộ trong từng gia đình,
dòng họ, buôn thôn, giữa những người theo đạo và những người không
theo đạo… đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định kinh tế - xã hội ở Tây
Nguyên, tạo kẽ hở cho bọn xấu khai thác lợi dụng. Thực tế, các thế lực
thù địch và bọn phản động lưu vong thường xuyên lợi dụng chiêu bài
vấn đề dân tộc, tôn giáo; dân chủ, nhân quyền; những khuyết tật, hạn chế
của địa phương để kích động, chia rẽ, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số
theo hướng ly khai, tự trị, tuyên truyền thành lập “nhà nước Đềga”…
hòng chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để
phục vụ cho mưu đồ chính trị, tạo nên những nhân tố gây mất ổn định xã
hội, làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống và an ninh trật tự trong
cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Những tác động tiêu cực này
thật sự là những lực cản trên con đường phát triển kinh tế - xã hội của
cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, công tác dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên thời gian
qua đã bộc lộ những bất cập: cán bộ thiếu về số lượng, hạn chế về chất
lượng, cán bộ chưa thật sự gần dân; các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư,
Pháp lệnh… về tôn giáo chưa hoàn thiện nên đã ảnh hưởng nhất định
đến công tác tôn giáo.
Trước tình hình đó cần phải quan tâm nghiên cứu và có biện pháp
phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của đạo Tin Lành đối với
quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên. Đó là lý do tác giả chọn: “Đạo Tin Lành và ảnh hưởng
của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ
Triết học.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đạo Tin Lành là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và ở
Việt Nam nên đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của không ít các nhà
3


khoa học trong và ngoài nước. Các công trình đã công bố có thể khái
quát thành các hướng chính sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về đạo Tin Lành và những đóng góp của đạo
Tin Lành cho xã hội, phải kể đến các công trình sau: Max Weber
(2010), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản (Bùi Văn
Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch), Nhà
xuất bản Tri thức, Hà Nội; TS. Trác Tân Bình (2007), Lý giải tôn giáo,
Nhà xuất bản Hà Nội; TS. Đỗ Minh Hợp, TS. Nguyễn Anh Tuấn, TS.
Nguyễn Thanh, Ths. Lê Hải Thanh (2005), Tôn giáo lý luận xưa và
nay, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh; Hoàng Tâm
Xuyên (1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, Hà Nội.
Thứ hai, nghiên cứu quá trình du nhập và tác động của đạo Tin
Lành đến một số lĩnh vực ở Việt Nam; chính sách của Đảng và Nhà
nước Việt Nam đối với đạo Tin Lành, có các công trình sau: GS. Đặng
Nghiêm Vạn (2007), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Viện Khoa học Công an
(1996), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành ở nước ta, Hà Nội; Viện Khoa
học Công an (1997), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở
Việt Nam, Thông tin chuyên đề, Hà Nội; Ths. Lại Đức Hạnh (2000),
Đạo Tin Lành - Những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam
hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Hà Nội; TS. Hoàng Minh
Đô (2001), Đạo Tin Lành ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát triển
và những vấn đề đặt ra hiện nay cho công tác lãnh đạo, quản lý, Đề tài
nhánh cấp nhà nước, Hà Nội. Công trình này đã khai thác sâu mối quan
hệ trực tiếp giữa đạo Tin Lành với các lĩnh vực chính trị, đời sống xã
hội và đời sống tâm linh ở Việt Nam hiện nay. Đó là những công trình
nghiên cứu có giá trị, khá công phu về sự ra đời đạo Tin Lành, sự du
nhập của đạo Tin Lành vào Việt Nam, và đặc biệt là ảnh hưởng của nó
đối với đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam. Những công trình
nghiên cứu trên tạo nên một cái nhìn tổng quan và xuyên suốt về đạo
Tin Lành ở Việt Nam. Đáng chú ý hơn là công trình của Nguyễn Thanh
Xuân (2002), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt
Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu
công phu về quá trình hình thành đạo Tin Lành, luật lệ, lễ nghi, tổ chức
Giáo hội của đạo Tin Lành, quá trình du nhập và phát triển đạo Tin
4


Lành ở Việt Nam cùng những chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối
với đạo Tin Lành.

Thứ ba, nghiên cứu về nguyên nhân phát triển cùng các hoạt động
của đạo Tin Lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hoặc
một địa phương của Tây Nguyên, có các công trình tiêu biểu sau: Nông
Văn Lưu (1995), Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin Lành
ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối
với công tác an ninh, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Hà Nội; Đỗ Hữu
Nghiêm (1995), Đạo Tin Lành với các dân tộc ít người vùng Nam
Trường Sơn - Tây Nguyên, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh; Trần
Xuân Thu (1994), Nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát triển đạo
Tin Lành trong đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar những năm từ 1989-
1994, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Công an tỉnh Gia Lai thực hiện,
Gia Lai; TS. Nguyễn Văn Nam (2001), Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đặc
điểm và giải pháp thực hiện chính sách, Công trình nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, Hà Nội; TS. Hoàng Tăng Cường (2004), Các yếu tố ảnh hưởng
đến việc thực hiện chính sách kinh tế văn hóa - xã hội trên địa bàn Tây
Nguyên - những vấn đề đặt ra đối với an ninh trật tự, Đề tài khoa học
cấp Bộ Công an, Thành phố Hồ Chí Minh; Đại tá Đinh Ngọc Từng
(2005), Đạo Tin Lành ở Đăk Lăk - Những vấn đề đặt ra đối với công tác
an ninh trật tự, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Nhà xuất bản Công an
nhân dân, Hà Nội; Vương Thị Kim Oanh (2006), Nguyên nhân tâm lý xã
hội của sự phục hồi, phát triển đạo Tin Lành trong đồng bào các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh,
Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Hà Nội; Đoàn Triệu Long (2006), Hoạt
động truyền đạo Tin Lành trái phép ở Gia Lai – Thực trạng và giải
pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo, Hà Nội; Nguyễn Thái Bình
(2010), Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và
việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin Lành ở Gia Lai hiện
nay, Luận án tiến sĩ triết học, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về nội dung nhất định
trong Kinh thánh; một số tạp chí, tài liệu, văn bản, nghị quyết, chủ

trương chính sách của các tỉnh Tây Nguyên về tình hình tôn giáo, công
tác tôn giáo đối với đạo Tin Lành. Tuy nhiên, hầu hết các công trình
trên hoặc là nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô, hoặc là nghiên cứu ở một lĩnh
vực nhất định, một địa bàn cụ thể. Nghiên cứu quá trình du nhập, phát
5


triển đạo Tin Lành cùng những ảnh hưởng của nó đối với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở một địa bàn
chiến lược của Việt Nam, trên thực tế chưa có một công trình nào trực
tiếp bàn đến một cách toàn diện và có hệ thống. Với thực tế trên, luận
án được triển khai trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công
trình đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Mục đích của luận án:
Làm rõ đặc điểm giáo lý, luật lệ lễ nghi, tổ chức giáo hội của đạo
Tin Lành và làm rõ ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; đồng
thời đề xuất những giải pháp nhằm góp phần phát huy mặt tích cực và
hạn chế mặt tiêu cực của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh
tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
- Nhiệm vụ của luận án:
Thứ nhất, làm rõ quá trình hình thành và phát triển đạo Tin Lành
cùng vai trò của đạo Tin Lành đối với đời sống kinh tế - xã hội.
Thứ hai, phân tích các giai đoạn và nguyên nhân phát triển đạo Tin
Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
Thứ ba, phân tích những đặc điểm hoạt động truyền giáo của đạo
Tin Lành ở Tây Nguyên và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển
kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Thứ tư, đề xuất những giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực và

hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển
kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu đạo Tin
Lành trên thế giới; quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành vùng
đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cùng những ảnh hưởng của nó
đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên giai đoạn từ năm 1986 đến nay. Tuy nhiên, để có tính
liên tục và lôgíc, đề tài sẽ đề cập đến những vấn đề thuộc giai đoạn
trước năm 1986.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về
vấn đề dân tộc và tôn giáo. Ngoài ra, luận án còn sử dụng kết hợp với
6


một số phương pháp cụ thể: phân tích và tổng hợp; so sánh; lôgíc và
lịch sử; phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra xã hội học; sử
dụng các kết quả nghiên cứu điều tra xã hội học của các công trình đã
công bố ở nước ta có liên quan trực tiếp đến đề tài.
5. Cái mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học sau đây:
- Khái quát có hệ thống vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống
xã hội.
- Luận án phân tích có hệ thống dưới góc độ triết học ảnh hưởng
của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính định hướng nhằm khắc
phục tác động tiêu cực và phát huy ảnh hưởng tích cực của đạo Tin
Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần nâng cao nhận thức về đặc điểm giáo lý, luật lệ,
lễ nghi, tổ chức giáo hội của đạo Tin Lành, vai trò của đạo Tin Lành
trong đời sống xã hội. Góp phần làm rõ ảnh hưởng của đạo Tin Lành
đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên, như: Ảnh hưởng đến đời sống kinh tế; ảnh hưởng
đến đời sống chính trị; ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống; ảnh hưởng
đến văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo khác.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc xây dựng
những cơ sở, luận cứ khoa học để củng cố, hoàn thiện quan điểm, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo trong
tình hình mới.
Luận án được vận dụng có thể giúp các cơ quan và cán bộ làm
công tác quản lý tôn giáo Tin Lành ở Tây Nguyên hiện nay được tốt
hơn; góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên
cứu, giảng dạy bộ môn Tôn giáo học, Triết học và những vấn đề liên
quan đến Dân tộc học và Văn hóa học. Luận án cũng là tài liệu bổ ích
cho những ai quan tâm nghiên cứu đạo Tin Lành nói chung và đạo Tin
Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng.
7


7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

ĐẠO TIN LÀNH VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN
LÀNH TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN
1.1. Khái quát về đạo Tin Lành và vai trò của đạo Tin Lành
trong đời sống xã hội
1.1.1. Khái quát về đạo Tin Lành
Đạo Tin Lành ra đời từ phong trào cải cách tôn giáo lần thứ hai tại
châu Âu thế kỷ XVI. Đây là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân,
song nguyên nhân sâu xa là do bối cảnh kinh tế - xã hội châu Âu lúc đó.
Sự ra đời của Tin Lành ở châu Âu là kết quả tổng hợp của những biến
động xã hội cả về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa tư tưởng.
Tư tưởng được coi là chủ đạo, xuyên suốt và chi phối mọi hoạt
động tôn giáo của Tin Lành đó là học thuyết về mối quan hệ trực tiếp
giữa con người và Thiên Chúa nên ở Tin Lành đức tin được đặc biệt đề
cao. Chúa trực tiếp ban lại cho con người mọi điều bình an may mắn.
Đây là một trong những quan niệm đổi mới của Tin Lành, một bước cải
tiến quan trọng trong đời sống đức tin khiến người ta cảm thấy Chúa thật
gần gũi, Chúa thực sự tồn tại trong tâm mỗi người và xét ở góc độ tôn
giáo, Tin Lành đã phần nào đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo
quần chúng nhân dân muốn thoát khỏi xiềng xích phong kiến và hệ
thống lễ giáo hà khắc để vươn tới tự do. Học thuyết này không những
đem lại cho con người một nhận thức mới về đức tin mà còn phá bỏ địa
vị đứng đầu quyền lực Giáo hội đối với chính quyền thế tục và vai trò
thống trị của giáo hội Công giáo và Giáo hoàng La Mã, khiến người ta
cảm thấy niềm tin vào Chúa là ý nguyện tự do ở mỗi cá nhân và Chúa
của Tin Lành thật gần gũi, dễ tiếp nhận.
Do chịu ảnh hưởng của lối sống tư sản, nghi lễ tôn giáo ở Tin Lành
được tiến hành đơn giản, không cầu kỳ, không rườm rà. Tin Lành phản
đối các nghi lễ phức tạp, bày vẽ và nô lệ. Các nghi lễ của Tin Lành không
cần thông qua giáo sĩ. Chính đặc điểm này đã tạo cho Tin Lành một
phong cách tôn giáo riêng, dễ nhận biết đó là sự đơn giản về hình thức. Là

8


một tôn giáo tách từ Công giáo nhưng so với đạo Công giáo, Tin Lành là
tôn giáo có tổ chức giáo hội gọn nhẹ hơn, hiệu quả và dân chủ.
1.1.2. Vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội
Đạo Tin Lành chỉ mới ra đời từ thế kỷ XVI nhưng chỉ sau gần 500
năm, đạo Tin Lành phát triển rất mạnh và đến nay đã trở thành một tôn
giáo quốc tế, với số lượng tín đồ và phạm vi hoạt động đứng hàng thứ ba
trên thế giới. Với tốc độ phát triển và phạm vi hoạt động như vậy, đạo
Tin Lành có những vai trò cơ bản sau đây trong đời sống xã hội.
Thứ nhất, những ảnh hưởng tích cực của đạo Tin Lành trong đời
sống xã hội: Đạo Tin Lành góp phần đưa châu Âu thoát khỏi tình trạng
trì trệ và ngưng đọng của đêm trường trung cổ dưới sự cai trị của Phong
kiến và Giáo hội Công giáo; Đạo Tin Lành góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế ở các nước phương Tây; Đạo Tin Lành góp phần quan trọng
trong sự phát triển và làm phong phú, đa dạng thêm văn minh phương
Tây cận, hiện đại.
Thứ hai, ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành trong đời sống xã
hội: Giáo lý, giáo luật của đạo Tin Lành trói buộc con người trong thế
giới quan duy tâm tôn giáo, hạn chế vai trò sáng tạo cảu con người; Đạo
Tin Lành gieo niềm tin cho con người vào ngày tận thế, gây nên không ít
hệ lụy cho con người và xã hội; Quá trình truyền đạo của một số hệ phái
Tin Lành đã bị lợi dụng vì mục đích chính trị; Đạo Tin Lành có nhiều hệ
phái, không có tổ chức chung cho toàn đạo nên rất dễ mâu thuẫn giữa
các hệ phái, dễ bị lợi dụng và dẫn đến cuồng tín. Ngoài ra, thái độ cứng
nhắc, bảo thủ, cuồng tín của một số hệ phái Tin Lành về mặt tôn giáo
trong ủng hộ thuyết Chúa sáng thế, chống lại những tiến bộ khoa học,
chống nghiên cứu tế bào gốc… đã dẫn đến sự phản cảm, thậm chí là
những phản ứng gay gắt từ phía văn hóa tín ngưỡng truyền thống.

1.2. Những đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội và quá trình du
nhập, phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên
1.2.1. Những đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên – cơ sở xã hội cho sự du nhập và phát
triển đạo Tin Lành
Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và cơ cấu dân cư của địa
bàn Tây Nguyên. Tây Nguyên (tên gọi tắt vùng cao nguyên thuộc miền
Tây Trung Bộ) có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, như tài
9


nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên rừng; khoáng sản và tài nguyên
khí hậu. Với vị trí trọng yếu về địa kinh tế, chính trị và quốc phòng cho
nên các nhà phân tích và hoạch định chiến lược cho rằng, Tây Nguyên
vừa có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng và an ninh, vừa có điều
kiện để phát triển một nền kinh tế mở, nắm được Tây Nguyên sẽ khống
chế được toàn bộ vùng duyên hải miền Trung cũng như cửa ngõ Sài
Gòn, vùng Đông Nam bộ, khống chế khu vực ngã ba biên giới Việt Nam
- Lào - Campuchia.
Sống trên đất Tây Nguyên ngày nay gồm hai bộ phận dân cư chính:
những cư dân bản địa, tại chỗ và những cư dân nơi khác đến tạo cho Tây
Nguyên đa sắc thái về văn hóa. Việc sống xen kẽ giữa hai khối dân cư
hoặc giữa các tộc người của khối cư dân bản địa có tác động hai mặt vừa
tích cực, vừa tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Tổ chức xã hội cơ bản truyền thống (làng) của đồng bào các
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên với sự du nhập và phát triển của đạo
Tin Lành. Cơ cấu làng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên làm
cho đồng bào chỉ biết đến làng, chưa biết đến các tổ chức xã hội cao

hơn, rất tôn trọng người già và luật tục. Làn sóng di dân tự do từ các tỉnh
phía Bắc vào Tây Nguyên, bà con len lỏi vào vùng sâu, vùng xa sinh
sống đan xen với các dân tộc bản địa, không những phá vỡ tính cộng
đồng của các buôn làng mà còn dẫn đến tình trạng mua bán, sang
nhượng đất trái phép với các dân tộc bản địa và đã làm cho một bộ phận
đồng bào dân tộc bản địa ngày càng lùi sâu vào rừng. Bên cạnh đó là sự
lợi dụng của các thế lực thù địch để tuyên truyền, phát triển đạo. Do đó,
Tây Nguyên là vùng đất màu mỡ cho sự phát triển của đạo Tin Lành.
Đặc điểm đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên với sự du nhập và phát triển đạo Tin Lành. Phương
thức canh tác còn lạc hậu cùng những thay đổi tiêu cực, sự thiếu hụt về
đời sống văn hóa tinh thần đã tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất định
cho việc xâm nhập, phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên.
1.2.2. Quá trình du nhập và phát triển đạo Tin Lành trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Căn cứ vào tính chất và mức độ ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối
với đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, có thể phân
10


chia quá trình xâm nhập và phát triển của đạo Tin Lành thành 3 giai
đoạn và ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm tiêu biểu sau:
Thứ nhất, giai đoạn từ 1932 – 1975: Đạo Tin Lành trong cộng đồng
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong giai đoạn này không kém phần
phức tạp. Quá trình xâm nhập, phát triển đạo Tin Lành gắn liền với chiến
tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Thứ hai, giai đoạn từ 1975-198: Hoạt động Tin Lành giảm xuống,
suy yếu, rất nhiều hệ phái Tin Lành bị tan rã. Tín đồ Tin Lành chủ yếu
sinh hoạt tại gia. Có thể nói đây là giai đoạn đối phó để đạo Tin Lành tồn

tại trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; mức độ ảnh hưởng ít
đối với đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, nhiều
người nhạt đạo, bỏ đạo. Tuy nhiên, đạo Tin Lành có những chuyển biến
bất thường, đó là hoạt động truyền đạo trái phép với những phương thức
rất tinh vi, có tính toán cho từng đối tượng, từng hoàn cảnh cụ thể.
Thứ ba, giai đoạn từ 1986 đến nay. Đạo Tin Lành trong cộng đồng
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang trở thành vần đề quần chúng rộng
rãi, có nhiều diễn biến phức tạp. Đạo Tin Lành mang tính chất liên kết
chặt chẽ từ cấp chi hội, địa hạt, liên hội, tổng liên hội; từ cấp tỉnh đến
huyện, xã, thôn; liên kết chặt chẽ với các tổ chức Tin Lành trong và
ngoài nước.
1.2.3. Nguyên nhân phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay
Sự phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu
xa là do sự thay đổi của cơ sở kinh tế, tổ chức xã hội - làng. Nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến sự phát triển của đạo Tin Lành là: Thứ nhất, sự
mất dần của vai trò luật tục, của tổ chức xã hội truyền thống và nền văn
hóa tín ngưỡng cổ truyền, của già làng, trưởng dòng họ, dòng tộc làm
giảm sút đề kháng của văn hóa dân tộc, tập tục là điều kiện thuận lợi để
Tin Lành xâm nhập và phát triển. Bởi vậy, đạo Tin Lành đã kịp thời nắm
bắt nhu cầu, nhanh chóng xâm nhập vào trong đời sống của đồng bào, dễ
dàng gây ra sự phân hóa của cộng đồng dân tộc và một bộ phận không
nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số tìm đến đạo Tin Lành. Thứ hai, trình độ
dân trí thấp, khủng hoảng về tinh thần, tâm lý đã làm thay đổi nhu cầu
nhận thức tín ngưỡng tôn giáo. Với trình độ dân trí thấp nên đồng bào
dân tộc thiểu số dễ bị khủng hoảng tinh thần khi gặp khó khăn, trở ngại
11



trong cuộc sống; tâm lý mặc cảm tự ti khi so sánh sự chênh lệch trong
đời sống vật chất và tinh thần với người Kinh đã thúc đẩy đồng bào tìm
đến Tin Lành. Thứ ba, sự tích cực truyền giáo của các giáo sĩ Tin Lành
và những cách thức phù hợp với đặc điểm của người dân tộc thiểu số
Tây Nguyên. Với lực lượng truyền đạo vượt trội, các đối tượng truyền
đạo sống trong lòng dân, kịp thời nắm bắt những nhu cầu, nguyện vọng,
điểm yếu của đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền vận động vào
đạo và có những điều chỉnh để tăng cường hoạt động truyền giáo thích
ứng trong môi trường chính trị - xã hội Tây Nguyên. Thứ tư, âm mưu
lợi dụng tôn giáo trong chiến lược “Diễn biến hòa bình" của các
thế lực thù địch cùng các tác nhân khác từ bên ngoài. Thứ năm, tình
trạng quan liêu, xa rời quần chúng của một bộ phận cán bộ ở các
ngành, các cấp; sự yếu kém của các tổ chức và đội ngũ cán bộ chính
quyền cơ sở. Tình trạng quan liêu, xa rời quần chúng của các cấp các
ngành, đặc biệt trong công tác dân tộc tại các vùng sâu, vùng xa là thực
trạng đáng lo ngại. Đây là điều kiện thuận lợi, là một trong những
nguyên nhân trực tiếp để đạo Tin Lành xâm nhập, phát triển trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Kết luận chương 1
Đạo Tin Lành ra đời do những biến động xã hội ở châu Âu và đánh
dấu sự thắng lợi của tư tưởng dân chủ tư sản, của khuynh hướng tự do cá
nhân trước thể chế phong kiến đã trở nên lỗi thời, bảo thủ và những quy
định rườm rà của đạo Công giáo. Do những cách tân về giáo lý, luật lệ lễ
nghi, tổ chức và giáo phái nên Tin Lành có tốc độ phát triển nhanh và có
những vai trò nhất định trong đời sống xã hội Tây Âu nói riêng và nhân
loại nói chung. Tuy nhiên, đề cập bản chất xã hội của tôn giáo,
C.Mác&Ph.Ănghen đã khẳng định: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng
sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như
nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần”
1

, cho nên tôn giáo
Tin Lành lôi kéo con người tin theo sức mạnh, quyền năng của lực lượng
siêu nhiên, suy nghĩ và hoạt động của con người bị phủ mờ trước sức
mạnh của đấng sáng tạo; và lẽ tất nhiên ngăn cản tinh thần đấu tranh
cách mạng của xã hội loài người vượt ra khỏi thế giới thần quyền, điều
này thể hiện rõ ở tính chính trị của tôn giáo nói chung và Tin Lành nói
riêng. Đây chính là mặt hạn chế của đạo Tin Lành.

1
C.Mác & Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb.CTQG, Hà Nội, 1995, tr.570.
12


Quá trình du nhập và phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên gồm nhiều giai đoạn và do nhiều nguyên
nhân, trong đó có nguyên nhân từ nhu cầu sinh hoạt đời sống tinh thần
của người dân theo đạo; sự tích cực truyền đạo của các giáo sĩ; yếu kém
trong quản lý của cấp chính quyền cơ sở và âm mưu lợi dụng tôn giáo
trong chiến lược “Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch cùng các
tác nhân khác từ bên ngoài. Từ những nguyên nhân này, đặt ra yêu cầu
các ngành các cấp phải lấy chính sách tôn giáo và dân tộc của Đảng và
Nhà nước ta làm hệ quy chiếu trong việc thực hiện các chính sách kinh tế
- xã hội trên địa bàn Tây Nguyên. Đấu tranh có hiệu quả với các thế lực
thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa
bình” đối với nước ta.
Những nội dung trên đã khái quát bức tranh tổng thể của đạo Tin
Lành và đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Điều đó làm tiền đề để nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến
quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên.

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TÂY NGUYÊN
2.1. Những đặc điểm cơ bản hoạt động truyền giáo của đạo Tin
Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
2.1.1. Quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên chủ yếu tập trung ở đồng bào dân
tộc bản địa.
Quá trình du nhập, thông qua các cuộc khảo sát, nhiều tổ chức
truyền giáo khi bắt đầu đặt chân đến Tây Nguyên chủ động xâm nhập
vào cuộc sống của đồng bào, nghiên cứu dân tộc ở những khía cạnh khác
nhau, tìm kiếm những cứ liệu khoa học để đưa ra kết luận chính xác, đó
là việc biết lựa chọn dân tộc “chính” ở những khu vực khác nhau để
truyền đạo.
2.2.2. Đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên sử dụng phương pháp truyền giáo khá phong phú, linh hoạt để
thu hút tín đồ
13


Hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên đã và đang sử dụng khá phong phú, linh hoạt về
phương pháp để “Gặt linh hồn về cho Chúa”. Ngoài việc truyền đạo trực
tiếp, đạo Tin Lành thường thông qua các hoạt động khoa học, văn hóa –
xã hội, giáo dục, y tế, đầu tư kinh doanh… tranh thủ cảm tình của quần
chúng để truyền đạo, thậm chí còn dùng cả các biện pháp đe dọa, cưỡng
ép để quần chúng vào đạo.
2.2.3. “Mưa dầm thấm lâu” là phương châm hoạt động truyền

đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Các nhà truyền đạo của Tin Lành không những tích cực nhiều lần
truyền đạo mà còn sử dụng nhiều phương tiện và chú ý nghiên cứu
phong tục, tập quán của các đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, chi
phối và điều khiển người có uy tín, già làng, những người có học để hỗ
trợ cho công cuộc truyền giáo.
2.2.4. Đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên thường bị thế lực thù địch lợi dụng trong hoạt động truyền giáo
Thực tế các thế lực thù địch đang lợi dụng Tin Lành để chống phá
ta, phá hoại cuộc sống bình yên, cản trở sự nghiệp xây dựng một xã hội
xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đạo Tin Lành không còn
là một hiện tượng tôn giáo thuần túy, mà bị các thế lực thù địch lợi dụng,
làm cho tình hình trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên diễn
biến phức tạp nhằm đạt mưu đồ chính trị của thế lực thù địch chống phá
cách mạng nước ta.
2.2. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh
tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
2.2.1. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống kinh tế
Người dân Tây Nguyên, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ
kinh tế xã hội ở điểm xuất phát thấp, khai thác tự nhiên còn chiếm vị trí
chủ yếu. Xã hội khép kín và gần như xa lạ với bên ngoài. Khi tiếp nhận
Tin Lành, đời sống kinh tế của họ có nhiều chuyển biến: Giảm thiểu các
lễ cúng thần trong mùa sản xuất và thu hoạch; đồng bào biết đổi mới
công cụ và phương pháp sản xuất; đạo Tin Lành góp phần vào việc
truyền thụ kỹ thuật làm lúa nước; trang bị cho đồng bào cách nghĩ, cách
làm của thành viên trong xã hội công nghiệp; giúp đồng bào dân tộc
14



thiểu số Tây Nguyên có ý thức, hành động giữ gìn tài sản cảu mình và
của người khác.
Tuy nhiên, đạo Tin Lành cũng đem lại yếu tố kìm hãm (tiêu cực)
trong phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Sự
cản trở lớn nhất trong phát triển kinh tế là vấn đề tăng dân số nhanh ở
vùng có đạo Tin Lành. Bên cạnh đó, tư tưởng trong giáo lý và giáo luật
của đạo Tin Lành vốn không được khuyến khích tính tích cực trong phát
triển kinh tế, điều đó tạo ra tư tưởng thụ động, chờ đợi và cam chịu với
cuộc sống hiện tại trong giáo dân, không muốn vươn lên tự khắc phục
khó khăn, làm cho đời sống đã khó lại khó khăn, thiếu thốn hơn.
2.2.2. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống chính trị
Ở những nơi đồng bào theo đạo Tin Lành sinh sống không bị các
thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng đã có những vai trò tác động
tích cực đối với đời sống chính trị của đồng bào dân tộc thiểu số Tây
Nguyên như: Tín đồ Tin Lành tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đặc
biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đạo Tin Lành góp phần giúp
đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao trình độ hiểu biết xã hội, tạo điều
kiện thuận lợi để đồng bào sống tốt đời đẹp đạo.
Những ảnh hưởng tiêu cực trong hoạt động của đạo Tin Lành đối
với đời sống chính trị thể hiện ở những điểm cơ bản sau: Một là, tuyên
truyền xuyên tạc, phủ nhận thành quả cách mạng, kích động, lôi kéo
đồng bào dân tộc thiểu số tập hợp lực lượng chống chính quyền. Hai là,
tuyên truyền kích động tư tưởng đòi "tự do tôn giáo", thành lập tôn giáo
riêng cho người dân tộc thiểu số, đó là "Tin Lành Đêga". Ba là, truyền
đạo Tin Lành trái phép làm xáo trộn cuộc sống của đồng bào các dân
tộc, gây mất an ninh, trật tự ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây
Nguyên. Mục đích của việc truyền đạo trái phép đó là nhằm phát triển
đạo rộng rãi trong đồng bào dân tộc. Kích động hận thù, bôi xấu chính
quyền và gây ra những cuộc bạo động chống phá cách mạng. Đẩy mạnh
các hoạt động ly khai. Thời gian gần đây, những kẻ truyền đạo trái phép

thuộc tổ chức "Tin Lành Đêga"còn đưa ra những luận điệu kích động
"Các anh theo Tin Lành Việt Nam cũng không được hoạt động công
khai, vẫn phải lén lút như chúng tôi và vẫn bị phân biệt đối xử. Như vậy
thì theo làm gì?"
2
.

2
Ban Dân tộc và tôn giáo tỉnh Gia Lai, Báo cáo tổng kết công tác quản lý tôn giáo, năm 2002, tr. 7-8.
15


Với những nội dung tuyên truyền như trên tất yếu gây nên hậu quả
nghiêm trọng của việc truyền đạo Tin Lành trái phép: làm cho tình hình
an ninh trật tự diễn biến phức tạp và để lại hậu quả nghiêm trọng trên
nhiều mặt, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh,
quốc phòng, đoàn kết giữa các dân tộc và xây dựng hệ thống chính trị ở
cơ sở.
2.2.3. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đạo đức, lối sống
Trải qua quá trình tồn tại lâu dài cùng dân tộc, đạo Tin Lành ở Việt
Nam nói chung và đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên nói riêng có vai trò nhất định trong việc góp phần củng cố đạo
đức xã hội. Những chuẩn mực đạo đức của đạo Tin Lành là các qui tắc
ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội, chủ yếu là qui định
những việc phải làm và không được làm. Đó là những lời răn về cách
ứng xử cụ thể của con người với con người. Những lời răn đó tạo thành
một hệ thống qui định, qui phạm mà tín đồ của Tin Lành phải tuân thủ.
Thứ nhất, đạo Tin Lành răn dạy con người tin vào Đức Chúa Trời
trong thực hiện hành vi ứng xử, giúp con người sống hữu ích hơn. Giáo
lý của đạo Tin Lành cùng những hoạt động tôn giáo thuần túy của đồng

bào teo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đã góp phần nhất định trong điều
hòa, củng cố, duy trì trật tự quan hệ gia đình và ổn định trật tự xã hội;
duy trì, củng cố quan hệ xóm làng, cộng đồng.
Thứ hai, đạo Tin Lành khuyên con người phải yêu thương nhau.
Kinh thánh đã xác định rằng, Thiên Chúa - đấng sáng tạo ra mọi
loài và yêu thương tất cả tạo vật. Loài người được tiền định sống trong
đức tin, cậy, mến đối với Thiên Chúa. Vì thế, ai yêu mến Thiên Chúa thì
cũng phải yêu thương mọi loài mà Chúa đã tạo ra. "Chúng ta hãy yêu
thương nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu thì
sanh từ Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì
Đức Chúa là sự yêu thương"[1 Giăng 4,7.8]. Tình yêu Thiên Chúa đề
cập đến ba loại: yêu mình, yêu thiên nhiên và yêu tha nhân.
Thứ ba, đạo Tin Lành khuyên con người hãy sống thiện, tránh xa
cái ác.
Bảng "Thập giới" của sách Xuất hành có ghi: "Thứ nhất: Thờ phụng
một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự. Thứ hai: Chớ kêu
Đức Chúa Trời vô cớ. Thứ ba: Giữ ngày chủ nhật. Thứ tư: Thảo kính cha
mẹ. Thứ năm: Chớ giết người. Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục. Thứ bảy:
16


Chớ lấy của người. Thứ tám: Chớ làm chứng dối. Thứ chín: Chớ muốn
vợ, chồng người. Thứ mười: Chớ tham của người"[Xuất hành 20, 1-17].
Trong 10 điều răn của Chúa, có 7 điều khuyên con người sống
thiện, tránh xa cái ác: không được giết người, chớ làm sự dâm dục,
không trộm cắp lấy của người, không nói dối, chớ muốn vợ, chồng
người và không tham lam. Điều 69 của Hiến chương của Hội thánh Tin
Lành Việt Nam (miền Nam) khi nói về gia đình cơ đốc cũng xác định:
“Mọi người phải tôn trọng hôn nhân, chung thủy một vợ một chồng; Hội
thánh không chấp nhận ly hôn, ngoại trừ trường hợp ngoại tình; lời Chúa

lên án những hình thức luyến ái như đồng tính, tiền hôn nhân, ngoại hôn
nhân, đa thê, loạn luân, vô luân…; vợ chồng, cha mẹ, con cái và mọi
người trong gia đình phải có lòng hiếu thảo, vâng phục, thương yêu,
trung tín, thủy chung và tôn trọng nhau”. Tuy có những ảnh hưởng tích
cực, nhưng đạo Tin Lành cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định
trong đạo đức, lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Trước hết, đạo Tin Lành gieo rắc trong đồng bào tư tưởng duy tâm. Bài
học đầu tiên để hiểu Tin Lành là gì? Những khắc ghi và theo suốt cuộc
đời của mỗi tín đồ Tin Lành là: Ban đầu Thượng Đế tạo nên thế gian
chúng ta-Núi non, sông biển, cỏ cây, hoa lá và các vật có sự sống đều do
Ngài dựng lên cả. Nhưng điều quí nhất là Ngài tạo một con người hoàn
toàn tốt đẹp và không có tội lỗi. Ngài yêu mến người và muốn người là
bạn của Ngài để thông công vui vẻ với Ngài và coi sóc mọi công cuộc
sáng tạo của Ngài trên trái đất. Trong Hiến chương của Hội thánh Tin
Lành Việt Nam (miền Nam) cũng khẳng định: “Chỉ có một Đức Chúa
Trời hằng sống, vô hạn, Ngài là Đấng tạo hóa” (Điều 56).
Đó chính là những yếu tố duy tâm mà Tin Lành trong quá trình xâm
nhập và phát triển đã gieo rắc trong quần chúng dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên theo đạo Tin Lành. Trong một chừng mực nào đó đã có những
tác động tiêu cực trong đạo đức, lối sống của đồng bào nơi đây. Đôi khi
trong từng gia đình bà con các dân tộc không phải ai cũng có đức tin tuyệt
đối với Chúa, nhất là những thanh niên có học, họ phải miễn cưỡng chấp
nhận, làm cho họ đôi khi mất phương hướng và niềm tin cùng những nỗ
lực ở cuộc sống hiện tại. Có thể khẳng định đồng bào dân tộc thiểu số
chịu ảnh hưởng của những quan niệm của đạo Tin Lành thì họ không phải
là chủ thể sáng tạo trong xây dựng cuộc sống mới. Đấy cũng là một khó
17


khăn trong thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội cũng như thực hiện

các chương trình, dự án mà Nhà nước đã ban hành ở Tây Nguyên.
2.2.4. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với văn hoá, tín ngưỡng
và tôn giáo khác
Trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên, lễ hội đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của họ,
chúng chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của họ. Lễ hội của họ nhằm
tôn kính các vị thần và cầu nguyện làng bản họ được mạnh khoẻ, no đủ -
một nhu cầu rất lớn trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu
số Tây Nguyên. Đi liền với sự tôn kính nguyện cầu đó là sự cúng bái, ăn
uống linh đình, tế lễ rất tốn kém. Thậm chí có lễ hàm chứa sự mê tín.
Đến với đồng bào dân tộc thiểu số trong các lễ hội bỏ mả, lễ hội đâm trâu,
lễ cúng lúa mới, đạo Tin Lành khuyên đồng bào tiết kiệm, không cúng
linh đình và ra sức gạt bỏ yếu tố tôn sùng phù phiếm. Như vậy, Tin Lành
đem đến cho đồng bào những giá trị nhất định của văn hoá Tây Âu, qua
đó làm phong phú thêm "sự tự do tín ngưỡng tôn giáo", đáp ứng nhu cầu
đời sống văn hóa tinh thần ngày càng gia tăng của đồng bào dân tộc thiểu
số Tây Nguyên.
Tuy nhiên với xuất phát điểm nhằm "chinh phục dân ngoại", "mở
mang nước Chúa", các giáo sĩ Tin Lành cho rằng các tập tục gia đình và
tín ngưỡng tôn giáo bản địa đều là "mê tín dị đoan, lầm lạc và tội lỗi của
kẻ ngoại đạo". Suy nghĩ này đã ngấm sâu trong đường hướng hoạt động,
trong thần học của Tin Lành nên đã lý giải cho sự truyền đạo năng nổ, có
lúc đi đến quá khích, không khoan nhượng khi Tin Lành tiếp xúc với
những tập quán, lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số
Tây Nguyên.
Thứ nhất, sự va chạm giữa Tin Lành với các tập tục gia đình - xã hội
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tin Lành đã qui định lại
điều kiện để trở thành một tín đồ chính thức trái ngược với phong tục tập
quán truyền thống từ ngàn đời của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên,
gây ra những mâu thuẫn giữa người có đạo và người người không theo

đạo Tin Lành.
Thứ hai, Tin Lành với tín ngưỡng cổ truyền và các tôn giáo khác của
đồng bào ở Tây Nguyên.
Tôn giáo, tín ngưỡng là một thành tố của văn hóa và có vai trò, vị trí
khá quan trọng trong việc hình thành và giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền
18


thống văn hóa. Trong lịch sử, Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo được
người Việt tiếp nhận, chọn lọc những tinh hoa về tư tưởng, đạo đức hòa
trộn với hệ thống tôn giáo tín ngưỡng bản địa để trở thành một bộ phận
khăng khít của truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam. Đạo Tin Lành du
nhập vào Việt Nam nói chung và trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên nói riêng lại có những nét tương phản, đó là sự va chạm với văn
hóa truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo bản địa. Một sử gia Tin Lành
Việt Nam, từ những năm 70 đã công nhận: " cuộc đấu tranh không ngớt
giữa các tôn giáo cổ truyền của Á Châu và Cơ Đốc giáo cùng các tổ chức
liên hệ đến giáo phái đó hầu hết góc biển, chân trời Đông Nam Á, sự
đối kháng Cơ Đốc giáo đã trở nên cứng rắn thêm "
3
.
Với đường hướng đó, Tin Lành đã tuyên chiến với các hình thức tín
ngưỡng cổ truyền, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số mà
họ cho là dã man, tăm tối cần phải cứu rỗi một cách cấp thiết. Theo đó, tín
đồ theo Tin Lành phải bỏ lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, cúng lúa, lễ
bỏ mả và tượng nhà mồ Các ché rượu bị đập bỏ (theo Tin Lành không
hút thuốc, không uống rượu), cồng chiêng bị đem bán hoặc đổi, sử thi bị
coi nhẹ. Đồng nghĩa với nó là đồng bào theo đạo Tin Lành phải từ bỏ
nghệ thuật, văn hóa truyền thống có giá trị của mình. Họ châm biếm tư
tưởng Phật giáo; đả kích các nhà nho… làm cho tình hình kinh tế - xã hội

vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thêm phần phức tạp.
Kết luận chương 2
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới đất
nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng, từng bước hoàn
thiện hệ thống quan điểm, chính sách về tôn giáo nói chung và đạo Tin
Lành nói riêng. Ở Tây Nguyên, quá trình hoạt động truyền giáo của đạo
Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số là có tổ chức, có đường hướng,
có kết quả cụ thể, bao gồm việc truyền bá tín ngưỡng, đào tạo huấn luyện
giáo sĩ, xây dựng cơ sở vật chất tôn giáo, phát triển tín đồ và xây dựng tổ
chức Hội thánh. Với những đường hướng hoạt động và giáo lý của đạo
Tin Lành đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh – xã hội
của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Những ảnh hưởng đó của
đạo Tin Lành đặt ra những yêu cầu cần thiết phải có sự nghiên cứu sâu

3
Lê Hoàng Phu, Lịch sử hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Trung tâm nghiên cứu. Phúc âm,
S.1974, tr.152.
19


hơn. Đó là vấn đề đưa ra những giải pháp đối với những ảnh hưởng của
đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.

Chương 3
XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC, PHÁT HUY YẾU TỐ TÍCH
CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TÂY NGUYÊN
3.1. Xu hướng biến đổi đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên
3.1.1. Những nhân tố tác động đến hoạt động của đạo Tin Lành
trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu về hoạt động của đạo Tin Lành
vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên thời gian qua trong tổng
thể diễn biến tình hình trong nước và thế giới, trong thời gian tới hoạt
động của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên sẽ chịu tác động từ các nhân tố
chính sau đây: Thứ nhất, tác động từ chương trình phát triển kinh tế Tây
Nguyên của Đảng và Nhà nước ta. Thứ hai, tác động từ tình hình phát
triển giáo dục ở Tây Nguyên. Thứ ba, tác động từ âm mưu, hoạt động lợi
dụng tôn giáo chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của
các thế lực thù địch. Thứ tư, tác động từ công tác quản lý nhà nước trên
lĩnh vực tôn giáo. Thứ năm, tác động từ công tác phòng ngừa, đấu tranh
với hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh trật tự và các hoạt
động tôn giáo trái pháp luật khác tại Tây Nguyên.
Đây là nhân tố hết sức quan trọng có quan hệ biện chứng với hai
nhân tố trên, tác động trực tiếp đến âm mưu, hoạt động của các thế lực
thù địch lợi dụng tôn giáo chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
3.1.2. Xu hướng biến đổi đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên
Đường hướng, mục tiêu và tính năng động trong phương thức
truyền đạo, thời gian tới tình hình đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên có nhiều biến đổi, cụ thể là: Thứ nhất, đạo Tin
Lành sẽ đẩy mạnh hoạt động và sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng nhất
định trong đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
20


Nguyên. Thứ hai, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng đạo Tin Lành trong

cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm chống phá cách mạng Việt
Nam. Thứ ba, sự thay đổi về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tổ
chức phản động “Tin Lành Đêga”. Thứ tư, đạo Tin Lành sử dụng nhiều
hơn hoạt động từ thiện, nhân đạo như một phương tiện để lôi kéo, phát
triển tín đồ.
3.2. Những giải pháp định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực và phát huy yếu tố tích cực của đạo Tin Lành đến quá trình
phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên
Nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của đạo
Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp ở những lĩnh vực sau đây:
3.2.1. Giải pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục
- Tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của đồng
bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Để nâng cao đời sống vật chất của
đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các cấp, các ngành cần thực
hiện đồng bộ các nhiệm vụ: thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội;
phát triển sản xuất hàng hóa đi đôi với việc xóa đói giảm nghèo trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ
tầng; thường xuyên thực hiện có hiệu quả công tác từ thiện nhân đạo
vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của đồng bào dân
tộc thiểu số Tây Nguyên. Để làm được điều này, cần triển khai những
nhiệm vụ vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài sau: ra sức bảo vệ môi
trường sinh thái của đồng bào dân tộc thiểu số, đó là bảo vệ rừng, nguồn
nước, đất đai; thực hiện chính sách văn hóa để đánh thức lòng tự hào văn
hóa của mỗi thành viên trong cộng đồng, khơi dậy ở họ lòng tự tôn những
di sản văn hoá của dân tộc mà lâu nay có thể họ chưa nhận thức được;
chọn lọc và đưa các giá trị văn hóa cảu đồng bào dân tộc thiểu số Tây

Nguyên tham gia giao lưu văn hóa để quảng bá, học hỏi nhau, chung sống
hòa bình với các dân tộc khác trong và ngoài nước; đẩy mạnh phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong các buôn làng”; kết
hợp gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào với
khai thác các giá trị đạo đức trong tôn giáo Tin Lành.
21


- Đẩy mạnh công tác giáo dục nâng cao trình độ nhận thức của
đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Giải pháp này cần thực hiện
đồng bộ theo quy trình từ hoàn thiện hệ thống trường lớp, nâng cao chất
lượng dạy và học, thực hiện tốt chế độ, chính sách đãi ngộ giáo viên, học
sinh, đến bố trí việc làm sau khi con em đồng bào dân tộc thiểu số tốt
nghiệp ra trường.
3.2.2. Giải pháp về hệ thống chính trị cơ sở và công tác cán bộ
Từ tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào và thực trạng hệ thống
chính trị cơ sở, đội ngũ cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây
nguyên, thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: Môt là,
nhận thức rõ quan điểm, ý nghĩa, tầm quan trọng Nghị quyết 10-NQ/TW
của Bộ Chính trị; Hai là, chú trọng và thực hiện tốt khâu lựa chọn cán bộ
trong các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở; Ba là, thực hành tốt quy
chế dân chủ trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở theo
nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
trên cơ sở thực hiện qui chế dân chủ cơ sở; Bốn là, đổi mới phương thức
hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở; Năm là, vận
dụng linh hoạt tính lịch sử - cụ thể, tính kế thừa trong xây dựng, tăng
cường hệ thống chính trị cơ sở; Sáu là, xây dựng và nâng cao chất lượng
của đội ngũ cán bộ và cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cơ
sở ở Tây Nguyên.
3.2.3. Giải pháp về công tác vận động quần chúng và công tác

tranh thủ chức sắc, tín đồ của đạo Tin Lành
- Đẩy mạnh công tác vận động quần chúng tín đồ Tin Lành tham
gia vào quá trình xây dựng và phát triển Tây Nguyên. Những nội dung
chủ yếu cần thực hiện: Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của của
công tác vận động quần chúng tín đồ theo đạo Tin Lành. Thứ hai, trong
vận động cần đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng chính trị, trước hết
là công tác xây dựng Đảng. Thứ ba, công tác vận động quần chúng tín
đồ Tin Lành cần tổ chức thường xuyên, liên tục. Thứ tư, tập trung vào
các địa bàn trọng điểm, phức tạp; nội dung thiết thực, súc tích, phù hợp
với trình độ nhận nhận thức của quần chúng tín đồ. Thứ năm, sử dụng
linh hoạt nhiều hình thức tuyên truyền vận động.
- Tăng cường công tác tranh thủ, phân hóa chức sắc, cốt cán trong
các tổ chức của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên. Các ban ngành chức năng
thực hiện theo các hướng cơ bản sau: Thực hiện nguyên tắc “tranh thủ
22


tất cả những ai có thể tranh thủ” kết hợp với phân hóa hợp lý và biện
pháp phù hợp; Quá trình tranh thủ, sử dụng chức sắc, cốt cán của tôn
giáo Tin Lành cần phải kiên trì, thường xuyên và thận trọng; Phát huy
sức mạnh tổng hợp trong tranh thủ, phân hóa chức sắc, cốt cán của đạo
Tin Lành.
3.2.4. Giải pháp thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước
Vấn đề tôn giáo ở Tây Nguyên trong quá khứ cũng như trong hiện
tại luôn gắn với vấn đề dân tộc. Do đó, thực hiện chính sách dân tộc luôn
gắn liền với thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Trước
hết phải tuyên truyền đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ chính sách tôn
giáo của Đảng, từ đó giác ngộ đồng bào lên án, đấu tranh với những
hành động vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín

ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số. Các ngành, các cấp phải hiểu rõ
chính sách tôn giáo của Đảng để tránh việc ngăn cấm phát triển đạo bằng
các biện pháp hành chính thô bạo, gây đối đầu giữa chính quyền với
chức sắc và quần chúng tín đồ. Bổ sung và từng bước hoàn thiện các văn
bản pháp luật trên lĩnh vực tôn giáo nói chung và đạo Tin Lành nói
riêng. Nhà nước và các ban ngành liên quan cần tiếp tục bổ sung, hoàn
thiện kịp thời các văn bản pháp luật để công tác quản lý hoạt động của
đạo Tin Lành đạt hiệu quả, tạo thế chủ động với các đối tượng phát triển
đạo trái phép, vi phạm pháp luật, kích động chia rẽ đồng bào, xâm phạm
an ninh quốc gia.
3.2.5. Giải pháp về tăng cường hoạt động đối ngoại tôn giáo Tin
Lành và công tác an ninh
Thời gian qua cho thấy, đạo Tin Lành gia tăng liên kết quốc tế,
nhiều tổ chức phản động trong và ngoài nước liên kết với nhau để xuyên
tạc đường lối chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, âm mưu
chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, vu cáo nước ta vi phạm nghiệm trọng
quyền tự do tôn giáo, “thỉnh nguyện thư” gửi Chính phủ Mỹ yêu cầu gây
áp lực buộc Việt Nam “cải thiện nhân quyền” Hoạt động này diễn ra ở
trong và ngoài nước ta. Nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, phát
huy những ảnh hưởng tích cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển
kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, thời gian
tới các cơ quan chức năng phải tăng cường đối ngoại tôn giáo Tin Lành.
Đối với công tác an ninh, cần quan tâm thực hiện tốt những nhiệm vụ
23


sau: Thứ nhất, chủ động nắm tình hình, đánh giá đúng thực trạng đạo
Tin Lành trong cộng đổng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và tham mưu
có hiệu quả cho các cấp ủy Đảng, chính quyền. Thứ hai, vận dụng linh
hoạt, sáng tạo các biện pháp, công tác nghiệp vụ nhằm đấu tranh có hiệu

quả với hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên.
Kết luận chương 3
Đạo Tin Lành đã ảnh hưởng vừa tích cực và vừa tiêu cực đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên. Cùng với sự vận động biến đổi kinh tế - xã hội trong và ngoài
nước, âm mưu “Diễn biến hoà bình” của thế lực thù địch, trong thời gian
tới đạo Tin Lành đẩy mạnh phát triển và sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng
nhất định trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên; các
thế lực thù địch vẫn tiếp tục lợi dụng đạo Tin Lành nhằm chống phá
Cách mạng Việt Nam; có sự thay đổi về phương thức, thủ đoạn hoạt
động của tổ chức phản động “Tin Lành Đềga”; đạo Tin Lành trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên sử dụng nhiều hơn nữa hoạt động từ
thiện, nhân đạo như một phương tiện để lôi kéo, phát triển tín đồ.
Từ những thực tế trên, nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực, đề tài đã đề xuất một số nhóm giải pháp mang tính định
hướng. Các cơ quan liên quan, chính quyền ở Tây Nguyên thực hiện
đồng bộ những giải pháp cụ thể sẽ góp phần nâng cao hơn nữa đời sống
vật chất, đời sống tinh thần, ổn định xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong
thời gian tới.
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG
Đạo Tin Lành hình thành trong phong trào cải cách tôn giáo ở châu
Âu thế kỷ XVI, XVII. Sự ra đời của đạo Tin Lành là kết quả tổng hợp
của những biến động xã hội cả về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa tư
tưởng; là cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp tư sản chống lại giai cấp
phong kiến trì trệ và bảo thủ. Do đó, đạo Tin Lành ra đời đã góp phần
đưa châu Âu thoát khỏi tình trạng trì trệ của đêm trường trung cổ dưới
sự cai trị của phong kiến và thần quyền Giáo hội Công giáo.
Hiện nay, đạo Tin Lành là một trong những tôn giáo lớn ở nước ta.

Với bản chất dân chủ ưu việt của một xã hội mới, Đảng và Nhà nước ta
hoàn toàn không cấm những hoạt động tôn giáo và không ngừng hoàn

×