Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Quan điểm chuyên chính vô sản của chủ nhĩa mác lênin và việc vận dụng vào thực tiễn việt nam hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.24 KB, 29 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như ta đã biết V.I.Lênin là người đã kế thừa và phát huy sáng tạo học
thuyết của C.Mác để làm nên hệ thống lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, là
người đã cống hiến toàn bộ sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp đấu tranh để
giành, giữ chính quyền Xô - Viết và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước Nga.
Trước những biến động chính trị - xã hội dữ dội làm sụp đổ chủ nghĩa
xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu vào những năm cuối thế kỷ XX, đã
xuất hiện những quan điểm cho rằng cần có quan niệm mới về thời đại ngày
nay thay thế quan niệm cũ đã lỗi thời, đã bị lịch sử vượt qua. Họ khăng định
thời đại ngày nay là thời đại hậu công nghiệp, thời đại văn minh tin học, văn
minh trí tuệ…Thực chất là họ quá đề cao kỹ thuật mà không gắn với tính chất
các chế độ xã hội khi xem xét về thời đại. Chính cách tiếp cận đó nên khó đi
sâu vào bản chất, nguồn gốc các động lực thực sự của sự chuyển biến hợp quy
luật từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội khác. Đối lập với các quan điểm
trên. Đảng ta vẫn khẳng định: “Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản bắt đầu từ cách
mạng Tháng Mười Nga vĩ đại”.
Quan điểm chuyên chính vô sản do Mác-Lênin xây dựng là một bài học
vô cùng quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam khi xác định, tính chất nội
dung, và các lực lượng chủ yếu của thời đại là phải xem xét toàn diện về chủ
nghĩa xã hội hiện thực, chủ nghĩa tư bản hiện đại, phong trào cộng sản và
công nhân Quốc tế, phong trào hòa bình độc lập dân tộc và dân chủ. Mặt khác
chuyên chính vô sản còn là căn cứ khoa học vững chắc của toàn bộ quá trình
lịch sử chủ yếu diễn ra trong thế kỷ XX: Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư
bản, các cuộc chiến tranh thế giới do chủ nghĩa tư bản gây ra, những sai lầm
của một số Đảng Cộng sản cầm quyền dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội
ở một loạt các nước, những thành tựu của xã hội chủ nghĩa hiện thực…

1



Để tiếp tục khẳng định những giá trị bất hủ của chuyên chính vô sản
đối với cách mạng Việt Nam, đồng thới góp phần làm rõ bản chất khoa học
của chuyên chính vô sản đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta trong thời kỳ
xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa tôi chọn đề tài “ Quan điểm
chuyên chính vô sản của chủ nhĩa Mác-Lênin và việc vận dụng vào thực
tiễn Việt Nam hiện nay ” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quan điểm về chuyên chính vô sản là vấn đề hết sức càn thiết đối với
các đảng Mácxít, được sự quan tâm, nghiên cứu của đông đảo học giả trong
nước. Chúng ta có thể kể tới một số công trình tiêu biểu như:
PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn, PGS.TS Trần Ngọc Linh, PGS.TSKH
Trần Nguyễn Tuyên ( đồng chủ bên), (2008): Quan điểm chính trị trong một
số tác phẩm kinh điển, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm làm sáng
rõ hơn nữa quan diểm chính trị của Mác-Lênin và khẳng định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn.
Nguyễn Văn Đặng: Chuyên chính vô sản và cuộc đấu tranh giữa hai
con đường trong thời kỳ quá độ ở nước ta (1985), Nxb. Sự thật, Hà Nôi. Tác
phẩm đã phần nào đưa ra được bản chất, chức năng, nhiệm vụ của chuyên
chính vô sản ở Việt Nam; Vai trò tác dụng của chuyên chính vô sản trong
cuộc đấu tranh ; Biện pháp tăng cường chuyên chính vô sản để tiến hành đấu
tranh giữa hai con đường Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở thực tiễn tiểu luận làm rõ quan điểm
chuyên chính vô sản của Mác-Lênin, đồng thời nêu lên ý nghĩa đối với thời
dại và vận dụng vào Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu quan điểm “chuyên chính vô
sản” trong cuốn sách “quan điểm chính tri trong một số tác phẩm kinh điển
Mác-Lênin.


2


4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu lớn nhất mà tiểu luận muốn hướng tới
đó là góp phần giúp các Đảng Mácxít trên thế giới nói chung và Đảng Cộng
sản Việt Nam nói riêng nhận thức đầy đủ hơn con đường cách mạng vô sản,
và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục tiêu trên tiểu luận có một
số nhiệm vụ sau:
Nêu lên chuyên chính vô sản và tính tất yếu của chuyên chính vô sản
Làm rõ quan điểm của Mác-Lênin về chuyên chính vô sản
Nêu lên ý nghĩa và vận dung nền chuyên chính vô sản ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở lý luận: tiểu luận sử dụng cơ sở lý luận là Chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng ta về chuyên chính vô
sản. Trên cơ sở là Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng một số phương pháp sau:
phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp logic-lịch sử, phương pháp
diễn dịch, phương pháp so sánh, quy nạp, thống kê…

3


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN
CỦA C. MÁC - LÊNIN
Từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, chúng ta đã chứng kiến
những biến đổi sâu sắc trên thế giới về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự,

khoa học – kỹ thuật, trong đó có nhiều chấn động bất ngờ, nhiều sự kiện biến
hóa khôn lường, đầy kịch tính. Các nước tư bản vẫn còn khả năng phát triển,
chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào. Trong bối cảnh quốc tế phức tạp
và tình hình trong nước hiện nay như vậy, Đảng ta tiếp tục tỏ rõ sự trung
thành của mình đối với chủ nghĩa Mác – Lênin và lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta vẫn khẳng định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là đi
theo con đường Xã hội chủ nghĩa.
1. Chuyên chính vô sản và tính tất yếu của nó
1.1. Khái niệm chuyên chính vô sản
Khẳng định rằng chuyên chính vô sản là khái niệm đã chi phối hoạt
động của các Đảng Cộng sản trong một thời gian rất dài nhất là khi Đảng đã
nắm chính quyền. Một khái niệm có ảnh hưởng tác động đến sinh mệnh của
triệu triệu con người. Khái niệm ấy gắn liền với giai cấp và đấu tranh giải cấp,
được xem là động lực của phát triển. Người ta từng cho rằng đây là một khái
niệm then chốt trong tư duy lý luận của học thuyết C.Mác. Tuy vậy, đã đến
lúc phạt thật sự tường minh trong cách nhận định và phân tích về khái niệm
quan trọng vốn có một diễn biền khá phức tạp. Làm sáng tỏ điều này là một
nhu cẩu trực tiếp của việc đẩy tới sự nghiệp đổi mới một cách toàn diện và
triệt để.
Khái niệm "chuyên chính vô sản" trong phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế đã chuyển đổi và mở rộng nội dung của nó ra. Cùng với thời gian
và diễn biến rất phức tạp, việc nhận cho ra đâu là tư tưởng lý luận của chính
C.Mác là điều hết sức cần thiết vì nó tránh được những ngộ nhận sai lầm.
4


Đến Lênin, ông từng xác định: "Lịch sử thế giới nhất định sẽ đi tới
chuyên chính vô sán, nhưng tuyệt nhiên sẽ không phải đi theo những con
đường bằng phẳng, giản đơn, thắng tắp”. Cho nên, với ông, chuyên chính vô
sản là nội dung chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí,

dân quyền, dân sinh, dân chủ...cửa cả thời đại quá độ, mở rộng ra trên căn bản
tư tưởng C.Mác, là đấu tranh vừa bạo lực vừa hòa bình, vừa hành chính, vừa
giáo dục, tuyên truyền...
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, V.I.Lênin tiếp tục nhấn mạnh tính tất
yếu phải xây dựng Đảng cộng sản trong sạch vững mạnh, Người khẳng định:
“Không có một Đảng sắt thép được tôi luyện trong đấu tranh, không có một
Đảng được sự tín nhiệm của tất cả những phần tử trung thực trong giai cấp…
thì không thể tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh ấy được”. Do đó, Người yêu
cầu Đảng phải giữ gìn bản chất giai cấp công nhân, phải giữ mối liên hệ mật
thiết với quần chúng và chỉ rõ Đảng cộng sản không chỉ lãnh đạo toàn xã hội
bằng cương lĩnh chính trị, bằng đường lối chiến lược, sách lược mà còn phải
thông qua vai trò tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền Xô-viết và các
đoàn thể quần chúng.
Ngoài ra, V.I.Lênin cũng đặt ra yêu cầu phải xây dựng các tổ chức
chính trị - xã hội khác như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân…vững
mạnh, vì các tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của các tầng lớp nhân dân và
thông qua đó để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Như vậy, quan niệm của V.I.Lênin về hệ thống chuyên chính vô sản là
hết sức khoa học, đó là sự phát triển sáng tạo quan điểm của Mác và Ăngghen
về chuyên chính vô sản vào tình hình mới, gắn với đòi hỏi của thực tiễn quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nước Nga. Quan điểm của Người là cơ
sở lý luận trực tiếp để Đảng ta vận dụng vào xây dựng hệ thống chính trị xã
hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay.

5


Chủ nghĩa Mác - Lê nin quan niệm rằng, những người xã hội chủ nghĩa
phải sử dụng nhà nước hiện đại và các thiết chế của nó vào cuộc đấu tranh để
giải phóng giai cấp công nhân. Họ chủ trương sử dụng nhà nước như một

hình thức quá độ đặc biệt từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. hình thức
quá độ này cũng là một nhà nước, đó là chuyên chính vô sản.
Cho nên chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh
giai cấp giữa giai cấp công nhân thành thị và và lao động công nghiệp nói
chung, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản,
tiểu chủ, nông dân, trí thức…). Thực chất của chuyên chính vô sản không
phải chỉ dùng bạo lực, cũng không phải chủ yếu là bạo lực, mà là ở tính tổ
chức và tính kỷ luật của đội ngũ tiên tiến của những người lao động, của đội
tiên phong của họ. Mục đích của chuyên chính vô sản là thiết lập chủ nghĩa xã
hội, xóa bỏ sự phân chia xã hội thành giai cấp, biến tất cả những thành viên
trong xã hội thành người lao động, tiêu diệt cơ sở tình trạng người bóc lột
người. Mục đích dó không thể đạt ngay tức khắc được, muốn thế phải có thời
kỳ quá độ lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
1.1.2. Tính tất yếu phải chuyên chính vô sản
Chuyên chính vô sản là một quy luật của quá trình chuyển biến cách

mạng từ chủ nghĩa bản lên chủ nghĩa cộng sản. Sự ra đời của chuyên chính vô
sản là một tất yếu lịch sử. Vấn đề chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản của
mọi cuộc cách mạng xã hội, mục tiêu cơ bản trước mắt của cách mạng vô sản
là giành lấy chính quyền.
Trong thời đại ngày nay, ở những nước chậm phát triển, giai cấp công
nhân tuy còn nhỏ bé, nhưng nếu nhân dân lao động, chủ yếu là công nông,
kiên quyết làm cách mạng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của một đảng Mác-xít Lê-nin-nít, lại được sự giúp đỡ của phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế, “ thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt
đầu của thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, sự bắt đầu của thời kě thực
hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyęn chính vô sản”.
6


Sự ra đời và tồn tại của chuyên chính vô sản trong suốt thời kì quá độ

từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản là một tất yếu lịch sử. Mác chỉ rõ,
trong suốt thời kì quá độ ấy, “ ... nhà nước không thể là cái gì khác hơn là
chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”.
Cho nên, muốn chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản
nhất thiết phải có một thời kì quá độ, phải có sự tồn tại của nhà nước - nhà
nước của nhân dân lao động đặt dưới sự lãnh đạo của đảng Mác-xít -Lê-ninnít của giai cấp công nhân. Chuyên chính vô sản là điều kiện quyết định trước
tiên phải có để đấu tranh thủ tiêu các giai cấp bóc lột, đè bẹp mọi sự phản
kháng của chúng, tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên mọi
lĩnh vực.
Tính tất yếu về sự ra đời và tồn tại của chuyên chính vô sản trong suốt
thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản chứng minh rõ ràng
chuyên chính vô sản là quy luật phổ biến của quá trình cải biến cách mạng từ
hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa lên hình thái kinh tế- xã hội cộng sản
chủ nghĩa.
2. Cơ sở hình thành quan điểm về chuyên chính vô sản của Mác LêNin
Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình
thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi chế độ tư
bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội,
giai cấp vô sản trở thành bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang
tính đối kháng phát triển trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc khởi
nghĩa của thợ dệt ở thành phố Liông (Pháp) năm 1831 tuy bị đàn áp nhưng lại
bùng nổ tiếp vào năm 1834. Ở Anh có phong trào Hiến chương vào cuối
những năm 30 của thế kỷ XIX, là phong trào cách mạng to lớn có tính chất
quần chúng và có hình thức chính trị. Nước Đức nổi lên phong trào đấu tranh
của thợ dệt ở Xilêdi đã mang tính giai cấp.

7


Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là

giai cấp cách mạng. Ở Anh, Pháp giai cấp tư sản tuy nắm quyền thống trị, lại
hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nên không còn là vị trí tiên
phong trong quá trình cải tạo dân chủ như trước. Còn giai cấp tư sản Đức
đang lớn lên trong lòng xã hội phong kiến, vốn đã khiếp sợ bạo lực cách
mạng khi nhìn vào tấm gương Cách mạng tư sản Pháp 1789, nay lại thêm sợ
hãi trước sự phát triển của phong trào công nhân Đức. Vì vậy, giai cấp vô sản
xuất hiện trên vũ đài lịch sử với sứ mệnh xoá bỏ xã hội tư bản và trở thành lực
lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tuy nhiên, làm thế nào để giai cấp vô sản giữ chính quyền nắm quyền
thống trị trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản? Muốn làm được
điều đó thì gia cấp vô sản phai lật đổ hẳn giai cấp tư sản, thống trị về kinh tế,
về chính trị để thiết lập nền chuyên chính vô sản.
Lênin là người tổng kết kinh nghiệm của Mác và Ănggen, đồng thời
ông rút kinh nghiệm từ cuộc cách mạng của giai cấp vô sản của các nước trên
thế giới. Người đã xây dựng thành công nền chuyên chính vô sản cho giai cấp
vô sản trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và dành quyền thống trị
của mình

8


CHƯƠNG 2
QUAN ĐIỂM CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN CỦA MÁC - LÊNIN
2.1. Lý luận về chuyên chính vô sản của C.Mác – Ph. Ăngghen
Lần đầu tiên C.Mác dùng từ "chuyên chính vô sản" là năm 1848. Thật
ra thì "chuyên chính vô sản” xuất hiện vào quãng năm 1837, là cụm từ
của Ba Blanqui, một nhà cách mạng nổi tiếng của Pháp. Chuyên chính vô sản
với C.Mác là một chiến lược cách mạng. cụm từ này được nhắc lại nhiều lần
hơn cả trong "Đấu tranh giai cấp ớ Pháp", xuất bán năm 1950. Bối cảnh ra
đời của khái niệm này là giữa cuộc cách mạng Tháng 2/1848 đến tháng

6/1848 thì bị phản cách mạng bóp chết. Hoạt động cách mạng ở vào tình thế
ẩn náu đợi chờ cao trào, mãi cho đến bốn năm sau mới kết luận được rằng
tình thề cách mạng đã hết, chế độ tư bản đã bước qua giai đoạn khủng hoảng
chu kỳ và lại bắt đầu giai đoạn phồn thịnh của nó. Từ đó, C.Mác và
Ph.Ăngghen suốt 20 năm tiếp theo không dùng thuật ngữ chuyên chính vô sản
nữa. Nếu xem xét thật kỹ thì, dưới ngòi bút của C.Mác kể cả trong bản nháp,
bản thảo viết tay và trong các tài liệu nội bộ không nhằm công bố ra, trong
các bức thư viết cho anh em, bè bạn hoặc thư góp ý cho đồng chí của mình
hiện còn lưu giữ được, thi tần số xuất hiện của thuật ngữ "chuyên chính vô
sản” không đến 10 lần.
Theo C.Mác, đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản và
nền chuyên chính đó chỉ là sự quá độ tiến đến một xã hội không giai cấp.
Chuyên chính vô sản là một chiến lược gồm hai bước. Bước một là chuyển từ
chuyên chính của kẻ thù sang chuyên chính của đồng minh bao gồm giai cấp
nông dân và giai cấp trung đẳng, thuật ngữ của C.Mác trong "Nội chiến ở
Pháp", làm thành chuyên chính của đồng minh chiến lược. Khi đã làm được
cuộc chuyển đổi liên minh ấy trở thành đa số rồi, thì bước thứ hai là dùng con
đường dân chủ, tự do đầu phiếu, lập ra Chính phủ cách mạng và chế độ cách

9


mạng. Quan điểm trên chịu ảnh hướng khá rõ của phái tả trong cách mạng tư
sản Pháp 1789. Và chiến lược đó đã không thực hìện đuợc!.
Lần thứ hai thuật ngữ chuyên chính vô sản được dùng là sau thất bại
của Công xã Paris. Từ tổng kết sự thất bại đó, C.Mác nêu lên nhưng bài học
về vẫn để hình thành Nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản, không giống với
bất kỳ một hình thức Nhà nước nào đã có trước đó, một hình thái Nhà nước
báo hiệu sự tiêu vong của Nhà nước. Nếu xem xét thật kỹ thì trong những nội
dung này có mang màu sắc ảo tưởng, vì kinh nghiệm của Công xã Paris còn

quá nghèo nàn. Cần nhớ rằng, Công xã paris chỉ tồn tại có 72 ngày (từ
18/3/1871 đến 28/5/1871). Tuy nhiên, nếu đọc kỹ "Nội chiến ở Pháp" thì sẽ
hiểu rõ chuyên chính vô sản theo quan niệm của C.Mác, là một hình thức Nhà
nước cách mạng đã không còn thuần túy là Nhà nước nữa, mà đã nằm trong
cái logic của Nhà nước dần dần tự tiêu vong.
2.1.1. Vấn đề nhà nước
Mác nhấn mạnh sự khác nhau căn bản, khác nhau về nguyên tắc của
cuộc cách mạng năm 1781 với tất cả các cuộc cách mạng khác mà giai cấp vô
sản đã tham gia. Công xã có mục đích thủ tiêu quyền thống trị của gia cấp bóc
lột, thực hiện cương lĩnh xã hội của giai cấp công nhân. Mác viết “chỉ có
những người vô sản, nhiệt tình hừng hựng vì nhiệm vụ xã hội mới mà họ có
nhiệm vụ thưc hiện cho toàn thể xã hội, tức là thủ tiêu giai cấp và sự thống trị
của giai cấp, mới là những người có thể đập tan nhà nước, công cụ của sự
thống trị giai cấp đó, đập tan quyền lực Chính phủ tập trung và có tổ chức
đó, cái quyền lực do chiếm đoạt mà trở thành chủ nhân của xã hội chứ không
phải đầy tớ của xã hội”.
Vấn đề nhà nước được Mác và Ănggen trình bầy rất nhiều trong tác
phẩm Hệ tư tưởng Đức và tác phẩm Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu
và của Nhà nước. Theo Mác và Ănggen nhà nước nảy sinh từ nhu cầu kiềm
chế những sự đối kháng giai cấp và đồng thời cũng nảy sinh ra giữa những
cuộc xung đột của giai cấp ấy. Cho nên nhà nước là của giai cấp có thế lực
10


nhất, của giai cấp thống trị. Nhà nước như là tổ chức quyền lực chính trị dặc
biệt của giai cấp thống trị đã được thể hện ở ngay tác phẩm Hệ tư tưởng Đức,
đó là “hình thức mà các cá nhân thuộc một giai cấp thống trị dùng để thực
hiện lợi ích chung của họ” (C. Mác và Ph. Ănghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1993, t.3, tr.90).
2.1.2. Vai trò lịch sử của giai cấp vô sản và cuộc đấu tranh dành

chính quyền của giai cấp vô sản
Mác cũng đã chỉ ra những điều kiện để giai cấp vô sản có thể hoàn
thành đước sứ mệnh lịch sử của mình. Những điều kiện đó bắt nguồn từ sinh
hoạt vật chất của xã hội. Chúng ta biết rằng, Mác phát hiện ra vai trò lịch sử
của giai cấp vô sản không chỉ thuần túy bằng phương pháp tư duy lôgích.
Chúng là trên cơ sở hoạt động thực tiễn của xã hội tư sản mà Mác đạt được
điều đó.
Tuy nhiên, trong lời nói đầu của tác phẩm góp phần phê phán triết học
pháp quyền của Hêghen tư tưởng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản mới
được nêu lên một cách triều tượng. Đến các tác phẩm sau như: Gia đình thần
thánh, tư tưởng đó đã dần dần chúa đựng một nội dung cụ thể. Trong tác
phẩm này Mác và Ăngghen đã luận chứng về mặt lý luận vai trò lịch sử của
giai cấp vô sản, đã chỉ ra nhũng cơ sở kinh tế, xã hội, vai trò lịch sử đó một
cách hết sức sâu sắc, mặc dù vẫn còn dưới hình thức triều tượng: “vì trong
giai cấp vô sản đã hình thành thì việc gạt bỏ cái hợp tính người, ngay cả gạt
bỏ cái bề ngoài hợp tính người đã được thực hiện trên thực tế; vì trong điề
kiện sinh hạt của giai cấp vô sản thì mọi điều kiện sinh hoạt củ xã hội hiện
đại đã đạt tới điểm cao nhất của tình trạng phi nhân tính; vì trong gia cấp vô
sản thì con người mất đi chính bản thân mình đồng thời con người không có
những ý thức, trên mặt lý luận, về sự mất mát đó mà còn do sự bức bách của
sự bần cùng không tránh khỏi, không che dấu nổi và tuyệt đối không gì
chống lại được – của biểu hiện thực tế đó – của tính tất yếu – mà trực tiếp
buộc phải căm phẫn đối với tình trạng phi nhân tính ấy; vì tất cả những cái
11


đó nên giai cấp vô sản có thể và phải tự mình giải phóng mình. Song nếu
không têu diệt những diều kiện sinh hoạt của bản thân thì giai cấp vô sản
không thể tự giải phóng được. Nếu không tiêu diệt mọi điều kiện sinh hoạt phi
nhân tính của xã hội hiện đại biểu hiện tập trung ở tình cảm của chính nó thì

không thể tiêu diệt được điều kiện sinh hoạt của bản thân nó” (C. Mác và Ph.
Ănghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.2, tr.55-56).
2.1.3. Quá độ từ chủ nghĩa tu bản sang chủ nghĩa xã hội
Tác phẩm “hệ tư tưởng Đức”. Mác và Ănggen đã đặt ra vấn đề cách
mạng vô sản, về đấu tranh dành chính quyền và về những net cơ bản của xã
hội cộng sản chũ nghĩa tương lai. Hai ông chỉ ra rằng chủ nghĩa cộng sản là
một quy luật tất yếu, hợp quy luật của sự phát triển của xã hội, là kết quả tất
yếu, hợp quy luật của sự phát triển của xã hội, là kết quả tất yếu của cuộc đấu
tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.
Trong tác phẩm những nguyên lý của chủ cộng sản (1847), Ăngghen đã
chỉ ra rằng, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã “tạo ra một chế độ dân chủ
và nhờ đó mà tạo ra trực tiếp hay gián tiếp tạo ra quyền thống trị chính trị
của giai cấp vô sản. Trực tiếp như ở Anh là nơi mà hiện nay vô sản đã chiếm
đa số trong nhân dân; gián tiếp như ở Pháp và Đức là nơi mà đa số nhân dân
không những gồm có vô sản mà còn gồm cả tiểu nông và tiểu tư sản thành
thị”. Chính quyền cần phải thực hiện những biện pháp cụ thể của cách mạnh
xã hội chủ nghĩa.
Theo Mác để thực hiện được chuyên chính vô sản thì giai cấp vô sản
cần phải nhằm vào những mục tiêu về kinh tế như giải quyết triệt để vấn đề sở
hữu và thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất. Và tùy theo khuôn mẫu mà
mỗi quốc gia có một hướng phát triển, và không bao giờ có khôn mẫu chung
cho mọi quốc gia.

12


2.2. Lê nin với việc vận dụng, bảo vệ và phát triển sáng tạo quan
niệm của chủ nghĩa Mác và Ăngghen về chuyên chính vô sản
2.2.1. Lênin với việc vận dụng, bảo vệ “chuyên chính vô” sản của
Mác và Ăngghen

V.I.Lê-nin sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là
Ulianovsk), mất ngày 21 tháng Giêng năm 1924 ở làng Gorki gần Moskva.
V.I.Lê-nin tên thật là Vladimir Itits Ulianov( Lê-nin), các bí danh mà
người đã dùng là V.Ilin, K.Tuli, Karpov và những bí danh khác- vị lãnh tụ vĩ
đại của giai cấp vô sản, người đã đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ tính
đúng đắn của chủ nghĩa Mác. Bằng những nghiên cứu và kết luận khoa học
của mình, V. I. Lênin đã làm phong phú chủ nghĩa Mác, đưa chủ nghĩa Mác
sang một giai đoạn mới cao hơn, giải đáp những vấn đề cơ bản mà thời đại đặt
ra cho giai cấp vô sản quốc tế. Nhìn nhận những đóng góp to lớn của V. I.
Lênin đối với lý luận của chủ nghĩa Mác, chúng ta không thể không nhắc tới
công lao của Người trong việc bảo vệ và phát triển quan niệm chuyên chính
vô sản, một trong những điểm đặc sắc và trọng yếu nhất của chủ nghĩa Mác.
Sau C. Mác, Ăngghen đã cụ thể hóa luận điểm này và nhấn mạnh: về
nguyên tắc, giai cấp công nhân không còn con đường nào khác là phải giành
lấy chính quyền và thiết lập nền chuyên chính của mình thông qua con đường
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, theo chủ nghĩa Mác, chuyên chính vô
sản thực chất là sự thống trị của giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ
nghĩa sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Đến giai đoạn Lênin, yêu cầu tổng kết, khái quát, bảo vệ và vận dụng
quan niệm của chủ nghĩa Mác về chuyên chính vô sản được đặt ra hết sức cấp
bách. Lênin đã chỉ ra một định nghĩa tuyệt hay về nhà nước của chủ nghĩa
Mác: “nhà nước tức là giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống
trị” (V. I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t. 33, tr. 30); nói rõ
đỉnh cao của vai trò cach mạng của giai cấp vô sản trong lịch sử “là chuyên
chính vô sản, là sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản” (V. I. Lênin:
13


Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t. 33, tr. 33). Theo Mác thì Mác
không có công phát hiện ra giai cấp và đấu tranh giai cấp, điều cống hiến mới

của Mác là chứng minh rằng: Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn với những giai
doạn lịch sử nhất định trong sựphát triển của sản xuất. Đấu tranh giai cấp tất
nhiên đua đến chuyên chính vô sản.
Chuyên chính này cũng chỉ là một bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thống nhất với quan điểm của chủ nghĩa Mác, đồng thời vận dụng chủ nghĩa
Mác, mặt khác chống lại chủ nghĩa cơ hội đập tan những luận điệu xuyên tạc
của giai cấp tư sản, Lênin đã nhấn mạnh rằng: “chỉ có người nào mở rộng
việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản
thí mới là người Mácxít và người tiểu tư sản (và cả tư sản lớn) tầm thường.
Chính pải dùng viên đá thử vàng ấy mà thử thách sự hiểu biết thực sự và
thừa nhận thực sự chủ nghĩa Mác” (V. I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ,
Mátxcơva, 1976, t. 33, tr. 42.).
Lênin kết luận: “kẻ nào chỉ thừa nhận có đấu tranh giai cấp không
thôi, thì kẻ đó vẫm chưa phải là người Mácxít, kẻ ấy vẫm chưa thoát khỏi
khuôn khổ tư tưởng tư sản và chính trị tư sản. Đóng khuôn chủ nghĩa Mác
trong học thuyết đấu tranh giai cấp là cắt xến, xuyên tạc chủ nghĩa Mác, thu
nó lại thành cái mà giai cấp tư sản có thể tiếp nhận được” (V. I. Lênin: Toàn
tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t. 33, tr. 42.).
V. I. Lênin vạch rõ, tất cả bọn theo chủ nghĩa cơ hội, bọn xã hội sôvanh
và bọn Causki đều lặp lại như nhau rằng giai cấp vô sản cần có nhà nước, đều
quả quyết rằng, đó là tư tưởng, học thuyết của Mác. Tuy nhiên, điểm quan
trọng nhất là giai cấp vô sản cần tới nhà nước nào, và thực hiện bằng cách nào
thì chúng đều, đều cố tình đem sự lập lờ, mơ hồ và trừu tượng thay cho cách
đặt vấn đề lịch sử cụ thể, như thế tức là chúng không hiểu gì cả hoặc cố tình
“không hiểu” học thuyết của Mác. Người khẳng định rằng: “Chỉ những
người đã hiểu rằng chuyên chính của một giai cấp là tất yếu không những
cho mọi xã hội có giai cấp nói chung, không những cho giai cấp vô sản sau
14



khi đã lật đổ giai cấp tư sản, mà còn cho suốt cả thời kỳ lịch sử từ chế độ tư bản
chủ nghĩa đến “xã hội không có giai cấp”, đến chế độ cộng sản chủ nghĩa, chỉ
những người đó mới thấm nhuần được thực chất của học thuyết Mác về nhà
nước” (V. I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t. 33, tr. 43 – 44).
Sau khi trở thành giai cấp cầm quyền thì giai cấp vô sản phải nắm vững
công cụ chuyên chính, kiên quyết trấn áp những thế lực đi ngược lại với lợi
ích của nhân dân để bảo vệ thành quả cách mạng nhằm xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, nếu “Nhà nước, tức là giai cấp vô sản được tổ chức thành
giai cấp thống trị”… thì “chuyên chính vô sản, là sự thống trị chính trị của
giai cấp vô sản” (V. I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t. 33,
tr. 33.). Những luận điểm này của V. I. Lênin có thể xem là sự trình bày cô
đọng nhất thực chất của chuyên chính vô sản.
2.2.2. Lênin phát triển sáng tạo quan điểm của chuyên chính vô sản
của Mác và Ăngghen
Không chỉ vận dụng mà bên cạnh đó, V. I. Lênin cũng đã phát triển
sáng tạo quan niệm của chủ nghĩa Mác khi cho rằng chuyên chính vô sản là
nhà nước kiểu mới, nhà nước không còn theo nghĩa đen của từ này, nó là hiện
tượng nhà nước một nửa nhà nước. Do vậy, theo V. I. Lênin chuyên chính vô
sản là nền “chuyên chính kiểu mới” (V. I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ,
Mátxcơva, 1976, t. 33, tr. 43.).
Chuyên chính vô sản được coi là nền “chuyên chính kiểu mới” vì nó
cũng thể hiện sự thống trị chính trị của một giai cấp nhưng về bản chất lại
khác xa so với nền chuyên chính của các giai cấp bóc lột trước đó. Chức năng
của chuyên chính vô sản không chỉ phải là bạo lực đối với bọn bóc lột, và
không phải chủ yếu là bạo lực mà mặt cơ bản của nó là tổ chức, xây dựng
toàn diện xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Xem xét chuyên chính vô sản là “thời kỳ chính trị quá độ” và rõ ràng
là cả nhà nước của thời kỳ ấy cũng là quá độ từ nhà nước đến phi nhà nước,
15



tức là nhà nước theo đúng nghĩa của nó, V. I. Lênin cũng chỉ ra rằng mặc dù
không mất đi chức năng trấn áp bằng bạo lực nhưng trong xu thế phát triển,
chuyên chính vô sản tất yếu đi đến chỗ tự tiêu vong.
Như vậy, có thể thấy rằng quan niệm về chuyên chính vô sản giữ vai trò
hết sức quan trọng trong lý luận của chủ nghĩa Mác, chính vì vậy nên đây chính
là một trong những điểm mà kẻ thù của chủ nghĩa Mác luôn nhằm tới để xuyên
tạc, đả kích tiến tới phủ nhận nó. Để bảo vệ chủ nghĩa Mác, bảo vệ giá trị của
quan niệm chuyên chính vô sản, V. Lênin bằng sự phân tích khoa học sâu sắc
và tính phê phán triệt để đã đấu tranh không khoan nhượng không chỉ đối với
kẻ thù của chủ nghĩa Mác, mà còn cả với những kẻ nhân danh lý luận của Mác
trên lời nói nhưng thực tế là chủ nghĩa xét lại, hoặc ít ra đã xa rời học thuyết
của Mác. Qua những tác phẩm của mình, Người đã vạch rõ bọn theo chủ nghĩa
cơ hội đã tầm thường hóa chủ nghĩa Mác như thế nào, qua đó phân biệt quan
niệm chuyên chính vô sản với những sự xuyên tạc, tầm thường và thô thiển. V.
I. Lênin không những bảo vệ quan niệm của chủ nghĩa Mác về chuyên chính
vô sản mà còn phát triển một cách sáng tạo quan điểm đó lên một nấc thang
cao hơn cho phù hợp với tình hình mới. Người đã chỉ rõ vai trò, nhiệm vụ, tính
ưu việt và xu hướng phát triển của chuyên chính vô sản, làm rõ sự khác nhau
giữa chuyên chính vô sản với các nền chuyên chính khác trong lịch sử. Những
đóng góp của V. I. Lênin đối với quan niệm của chủ nghĩa Mác về chuyên
chính vô sản có ý nghĩa vô cùng lớn lao, bảo vệ vững chắc chân giá trị của chủ
nghĩa Mác và góp phần làm sáng rõ con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, cộng
sản chủ nghĩa của các giai cấp, các dân tộc hằng khát khao tự do, khát khao
hạnh phúc, giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội.
Như vậy, quan niệm của V.I.Lênin về hệ thống chuyên chính vô sản là
hết sức khoa học, đó là sự phát triển sáng tạo quan điểm của Mác và Ăngghen
về chuyên chính vô sản vào tình hình mới, gắn với đòi hỏi của thực tiễn quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nước Nga. Quan điểm của Người là cơ

sở lý luận trực tiếp để Đảng ta vận dụng vào xây dựng hệ thống chính trị xã
hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay.
16


CHƯƠNG 3
Ý NGHĨA VÀ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CHUYÊN CHÍNH
VÔ SẢN VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên chính vô sản do Mác và Ăngghen mở đầu và Lênin là người
phát triển và hoàn thiện đã thủ tiêu chế độ người bóc lột người và xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Chuyên chính vô sản có vai trò tổ chức quan trọng trong
việc xây dựng xã hội mới, đó là một nhà nước kiểu mới, nhà nước dân chủ
kiểu mới. Nguyên tắc tối cao của nó là liên minh của giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân, với toàn thể nhân dân lao động và các tầng lớp xã hội khác
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
3.1. Ý nghĩa của việc Lênin bảo vệ và phát triển lý luận chuyên
chính vô sản
3.1.1. Đối với nghiên cứu lý luận
Lý luận dân chủ vô sản của Mác – Ăngghen không chỉ được Lênin bảo
vệ thành công, mà hơn thế nữa nó còn bổ sung và phát triển một cách xuất
sắc. Nhìn một cách tổng quát, trên tất cả các nội dung cơ bản của lý luận dân
chủ vô sản đều được Lênin bổ sung và phát triển. Từ việc bổ sung, phát triển
khái niệm cho đến quá trình ra đời, tiêu vong của dân chủ vô sản. Đồng thời
chúng ta thấy từng nội dung lý luận vô sản trong từng nguyên lý, lý luận cụ
thể, từng luận điểm đã được Lênin bảo vệ và phát triển một cách xuất sắc.
Trong điều kiện lịch sử mới, lý luận dân chủ vô sản có thêm những nội dung
mới, những hình thức mới.
Nhưng sự phát triển ấy không có nghĩa là lý luận dân chủ vô sản đã
hoàn chỉnh tuyệt đối. Đây chỉ là bước phát triển đến hoàn chỉnh nội dung cơ

bản lý luận dân chủ vô sản, và trong nhiều nội dung cụ thể Lênin mới chỉ nêu
lên như là những vấn đề có tính chất gợi mở, định hướng về mặt lý luận.
Chính vì thế, trong điều kiện lịch sử mới việc nhận thức và vận dụng lý luận

17


dân chủ vô sản không thể cố định trong những gì đã có mà phải bổ sung, phát
triển nó làm phong phú sâu sắc thêm lý luận dân chủ vô sản của chủ nghĩa
Mác – Lênin. Để lý luận không bị lạc hậu đối với thực tiễn sinh động của
cuộc sống.
Sự phát triển lý luận dân chủ vô sản đã có ý nghĩa quan trọng tạo cơ sở
lý luận tư tưởng trong cuộc đấu tranh của những người Mác-xít với bọn chủ
nghĩa cơ hội.
3.1.2. Đối với thực tiễn xây dựng nền chuyên chính vô sản
Quá trình xây dựng và phát triển lý luận dân chủ vô sản không chỉ có ý
nghĩa về mặt lý luận, phương pháp luận mà còn có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn.
Trên thực tế cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển lý luận dân chủ vô sản
không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc tổ
chức xây dựng nền dân chủ vô sản trong thực tế. Mỗi một thành quả cuộc đấu
tranh baoe vệ và phát triển lý luận dân chủ vô sản là một bước tiến trong thực
tiến cách mạng. Chế độ dân chủ vô sản ở Nga ra đời, quyền lực chính trị của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động được xác lập trong thực tiễn là minh
chứng cho thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển lý luận dân chủ
vô sản.
Ngay từ những năm đầu tiên sau khi ra đời, chế độ dân chủ vô sản đã
phát huy tác dụng trong khôi phục và phát triển kinh tế, chống thù trong giặc
ngoài bảo vệ vững chắc chính quyền Xô Viết.
Qúa trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ vô sản là quá trình phức
tạp và lâu dài, là quá trình đấu tranh một mất một còn giữa những người vô

sản với bọn tư sản. Sự sụp đổ của hệ thống dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô và Đông Âu đã minh chứng cho điều đó. Nhưng sự sụp đổ ấy không phải
là sự sụp đổ của hệ thống lý luận khoa học về dân chủ vô sản mà là sự sụp đổ
của những mô hình thiếu năng động, sang tạo trong quá trình vận dụng chue
nghĩa Mác – Lênin vào xây dựng chế độ dân chủ.

18


Ngày nay lý luận dân chủ Mác-xít đang thể hiện vai trò và ý nghĩa to
lớn của mình trong sự nghiệp đổi mới và tăng cường xây dựng và phát triển
quyền làm chủ tập thể của nhân dân trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa.
3.2. Sự vận dụng để xây dựng nhà nước Việt Nam hiện nay
3.2.1. Sự tất yếu ra đời của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
Vào giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược
Việt Nam. Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định bằng vũ trang, thiết
lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam, thực dân Pháp đã tiến
hành các cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyê, bóc lột nhân
công rẻ mạt, đem lại lợi nhuận tối đa cho bọn tư bản lũng đọa Pháp. Dưới ách
thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp, Việt Nam từ một chế độ phong kiên
độc lập chuyển thành chế độ thuộc địa, mất hẳn chủ quyền, phụ thuộc vào
nước Pháp. Cũng từ đó, nhân dân Việt Nam đã liên tục vùng lên đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc. Tiêu biểu là các phong trào
yêu nước của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh… Các
phong trào yêu nước đó, do quan điểm giai cấp nên không có đường lối đúng
đắn, phương pháp thích hợp nhằm giải quyết thỏa đáng vấn đề cơ bản là mô
hình nhà nước phù hợp với tiến trình lịch sử, vì vậy cuối cùng đều không
tránh khỏi thất bại. Giữa lúc nhân dân ta đang bế tắc con đường giải phóng
dân tộc thì Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Với lòng yêu nước

nồng nàn và nhân sinh quan chính trị sắc bén, Nguyễn Ái Quốc tiếp cận với
chủ nghĩa Mác – Lênin tìm ra con đường đúng đắn để giành độc lập dân tộc.
Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, lãnh đạo phong
trào cách mạng của nhân dân ta. Sự kiện trọng đại này là sự chuẩn bị tất yếu,
là nhân tố có ý nghĩa quyết định tới bước nhảy trong tiến trình lịch sử của dân
tộc. Bản luận cương chính trị năm 1930 của Đảng xác định: cách mạng tư sản
dân quyền (tức cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) là thời kỳ chuẩn bị tiến
lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, không qua thời kỳ phát triển tư bản chủ
19


nghĩa. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ chủ nghĩa thực
dân Pháp, giành độc lập dân tộc, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại
ruộng đất cho nông dân, hai nhiệm vụ này khăng khít với nhau không thể tách
rời. Công nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng tư sản dân
quyền, nhưng giai cấp công nhân phải naém quyền lãnh đạo. Trong quá trình
đấu tranh, khi có thời cơ cách mạng thì Đảng phải lãnh đạo quần chúng khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền, thiết lập một nhà nước kiêu mới với hình
thức Xô Viết. Luận cương viết: “Phải dựng lên chính quyền Xô Viết công
nông, chỉ có chính quyền Xô Viết công nông mới là cái khí cụ rất mạnh mẽ
đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, phong kiến địa chủ, làm cho dân cày có đất mà
cày, làm cho vô sản có pháp luật bảo hộ quyền lợi cho mình”. Luận cương
chính trị đã nêu ra những vấn đề cơ bản nhất của cuộc cách mạng giành chính
quyền nhà nước, đó là sự vận dụng một cách sáng tạo và đúng đắn chủ nghĩa
Mác – Lênin. Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, chính quyền về tay công
nông với sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dâ Việt Nam. Ngày 2/9/1945,
chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Sự kiện
lịch sử này góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự tan rã của chủ nghĩa thực
dân trên thế giới, tiếp đó nhân dân ta lại phải tiếp tục chiến đấu 9 năm chống đế

quốc Pháp. Bằng chiến thắng Điện Biên Phủ, nhà nước dân chủ nhân dân
chuyển sang làm nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Tiếp đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục chiến đấu 20 năm chống cuộc
chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và các thế lực tay sai. Bằng đại chiến
mùa xuân năm 1975, nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thiết lập trên
cả nước. Như vậy, nhà nước xã hội chỉ nghĩa Việt Nam là kết quả của các
cuộc đấu tranh cách mạng quyết liệt chống thực dân Pháp cấu kết với giai cấp
phong kiến, chống đế quốc Mỹ cùng các thế lực tay sai phản động và các thế
lực phản động quốc tế suốt gần nửa thế kỷ. Lịch sử đấu tranh của nhân dân ta
từ 1930 đến nay chứng minh: những vấn đề lớn như tự do chính trị và đấu
20


tranh giai cấp chỉ có thể giải quyết bằng sức mạnh của nhà nước với sự lãnh
đạo của Đảng và như vậy vấn đề quan trọng nhất của mỗi cuộc cách mạng đó
là vấn đề nhà nước.
3.2.2. Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cương lĩnh chính trị của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của
Đảng được khẳng định lại trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng: “Bản chất nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, lấy liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và tàng lớp tri thức làm nền tảng, do Đảng cộng
sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ
cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích giai cấp
nằm trong lợi ích của nhân dân” [3, 129]. Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, lợi ích giai cấp nằm trong lợi ích của nhân dân, của dân tộc, chức
năng giai cấp của nhà nước chỉ làm tốt chừng nào nó làm tốt chức năng dân
tộc, chức năng xã hội. Là nhà nước của công nhân Việt Nam nên nó là nhà
nước của nhân dân, nhà nước của toàn quốc gia, dân tộc.
Nước ta từ một quốc gia tiểu nông trên cơ sở thắng lợi của cách mạng

giải phóng dân tộc và cách mạng dân chủ nhân dân đi lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Như vậy, giai cấp thống trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức, thống
nhất ý chí và lợi ích, là lực lượng chiếm đại đa số trong dân cư, trong các
thành phần dân tộc anh em, là lực lượng chủ yếu cấu thành quốc gia dân tộc.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam không chỉ là nhà nước của giai cấp công
nhân mà còn là nhà nước của nhân dân lao động và nhà nước của cả dân tộc.
Nhân dân làm chủ thể quyền lực tối cao của quyền lực nhà nước. Nhân
dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành các cuộc đấu
tranh cách mạng đã traie qua bao hi sinh gian khổ đánh đuổi bè lũ xâm lược,
làm nên cuộc cách mạng tháng Tám 1945 và lập nên nhà nước của mình.
Quyền lực nhà nước không thuộc về cá nhân nào, một nhóm người nào mà
21


thuộc về toàn thể nhân dân và nó được thể hiện bằng nhiều hình thức khác
nhau. Hình thức cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan
đại diện quyền lực của mình. Điều VI, Hiến pháp 1992 quy định: “Nhân dân
sử dụng quyền lực nhà nước thông qua quốc hội và hội đồng nhân dân các
cấp là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do
nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Ngoài ra, nhân dân
còn thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các hình thức kiểm tra, giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc trực tiếp đưa ra những kiến nghị
của mình với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước thực sự
dân chủ rộng rãi. Có thể nhận thấy rõ trong quá trình hình thành và phát triển
của một chế độ dân chủ mới, những thiết chế nhà nước đầu tiên ra đời dựa
trên cơ sở của dân chủ: các hình thức quốc dân đại hội để bầu ra chính phủ
lâm thời, tổng tuyển cử để bầu ra đại biểu quốc hội và chủ tịch nước những
năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám thành công, sự ghi nhận chính thức

trong các hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, về xác định quyền lực tối
cao thuộc về nhân dân đã khẳng định rõ mục tiêu và những bước phát triển
của chế độ dân chủ ở nước ta. Bản chất dân chủ thể hiện toàn diện trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội.
Trong lĩnh vực kinh tế: nhà nước thực hiện chủ trương tự do, bình đẳng
về kinh tế, tạo ra những điều kiện làm cho nền kinh tế đất nước có tính năng
động, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa sở
hữu và hình thức thức tổ chức sản xuất, kinh doanh cho phép mọi đơn vị kinh
tế đều có thể hoạt động theo cơ chế tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, hợp tác
và cạnh tranh với nhau và đều bình đẳng trước pháp luật. Bảo đảm lợi ích
kinh tế của người lao động, đó là động lực đồng thời là mục tiêu của dân chủ.
Trong lĩnh vực chính trị: nhà nước tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc, quy
định những quyền tự do dân chủ trong sinh hoạt chính trị. Nhà nước xác lập
22


và thực hiện cơ chế đan chủ đại diện thông qua chế độ bầu cử và bãi miễn đại
biểu nhân dân trong các cơ quan bầu cử. Đồng thời nhà nước thiết lập và thực
hiện chế độ dân chủ trực tiếp tạo điều kiện cho nhân dân tham gia công việc
quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội: nhà nước thực hiện chủ trương tự do tư
tưởng và giải phóng tinh thần, phát huy mọi khả năng của con người, quy định
toàn diện các quyền tự do: ngôn luận, báo chí, hội họp, học tập, lao động, tự do
tín ngưỡng, tự do tư tưởng, văn hòa, xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam.
3.2.3. Chức năng của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
* Chức năng đối nội
Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế là chức năng cơ bản trực tiếp tổ
chức và quản lý nền kinh tế đất nước, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ

lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, thỏa mãn nhu cầu của người lao
động. Bằng lý luận và thực tiễn cụ thể, nhà nước ta đã thực hiện chức năng tổ
chức và quản lý kinh tế có nội dung khác nhau trong quá trình lịch sử khác
nhau. Nếu thời kỳ cách mạng giành độc lập dân tộc, nhà nước ta sử dụng mô
hình kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể theo phương thức kế hoạch hóa tập
trung hòan thành mục tiêu cách mạng đề ra thì sau năm 1975 cả nước ta đi lên
chủ nghĩa xã hội, mô hình ấy không còn thích hợp nữa, nhà nước ta đã chuyển
hướng xây dựng kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở chế độ sở hữu tòan
dân, tập thể và tư nhân là nền tảng, xét đến cùng chức năng tổ chức quản lý
kinh tế là chức năng quan trọng hàng đầu.
Cương lĩnh xây dựng dất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
nêu rõ: Để thực hiện được mục tiêu dân giàu nước mạnh theo con đường xã
hội chủ nghĩa, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế
xã hội kém phát triển, chiến thắng những lực lượng cản trở việc thực hiện
mục tiêu đó, trước hết là các thế lực thù địch chống độc lập dân tộc và chủ
23


nghĩa xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tư cách là một tổ chức
quyền lực chính trị đặc biệt của nhân dân lao động thực hiện ý chí của nhân
dân. Nhà nước là người đại diện, là chủ sở hữu tài sản thuộc sở hữu tòan dân,
nhà nước nắm trong tay các công cụ, phương tiện quản lý và quản lý việc
kiểm kê, kiểm sóat việc sử dụng tài sản quốc gia với chức năng cơ bản của nó
là xây dựng, sáng tạo xã hội mới_xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng chủ
nghĩa cộng sản. Vì lẽ đó chức năng tổ chức và quản lý kinh tế là chức năng
hàng đầu mà mục đích cơ bản của nó là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp
ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên
cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành
phần kinh tế. Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

theo cơ chế thị trường có sự điịnh hướng của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn át sự
phản kháng của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và các âm mưu phản cách mạng
khác. Đây là chức năng quan trọng và rất khó khăn phức tạp. Tuy các giai cấp
bóc lột, các thế lực thù địch của nhà nước xã hội chủ nghĩa đã bị đánh đổ
nhưng không cam chịu thất bại, chúng luôn luôn tìm mọi cách để tấn công và
làm suy yếu chủ nghia xã hội, nuôi dưỡng và khuyến khích bọn phản cách
mạng tiến hành các âm mưu phá hoại, gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội. Vì vậy, nhà nước phải thực hiện tốt chức năng trấn át sự phản kháng
của các giai cấp bóc lột và bọn phản cách mạng.
Ngoài ra, nhà nước ta còn thực hiện chứ năng bảo vệ quyền tự do dân
chủ của nhân dân; bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa; tổ chức và quản lý văn hóa, khoa học giái dục.
* Chức năng đối ngoại
Chức năng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ta đang củng cố
nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, kết hợp quốc phòng anh ninh
với xây dựng kinh tế, xây dựng quân đội và công an chính quy, tinh nhuệ,
hiện đại, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để kịp thời làm thất bại
24


mọi âm mưu và hành động chống phá, xâm lược của kẻ thù, tiếp tục hoàn
thiện các chính sách, pháp luật về anh ninh, quốc phòng, nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng.
Chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế
và khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Chức năng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách
mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ
nghĩa, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống chính

sách gây chiến, chạy đua vũ trang góp phần vào cuộc đấu tranh chung của
nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Để làm tròn sứ mệnh lịch sử của nhà nước ta trong giai đọan mới,
chúng ta cần tiếp tục tiếp thu những tư tưởng đúng đắn về nhà nước chuyên
chính vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin và phát triển một cách sáng tạo phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh cách mạng của nước ta hiện nay. Để xây dựng nước ta
thật vững mạnh, mãi mãi là chính quyền của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh
đạo của Đảng để tổ chức, động viên nhân dân ra sức phấn đấu vì mục tiêu độc
lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Chúng ta cần chú ý giải
quyết các vấn đề sau mà trong văn kiện đại hội IX đã xác định rõ:
Một là, Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đoíi với nhà nước. Văn
kiện đại hội thứ IX viết: “đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định
thành công của sự nghiệp đổi mới. Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc
đổi mới; thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn đảng, tạo ra sự thống nhất về
quan điểm, ý chí và hành động trong toàn đảng, lãnh đạo tổ chức thực hiện,
xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh” [3, 82]. Với
tầm quan trọng đó, chúng ta cần phải thường xuyên chỉnh đốn đảng, nâng cao
năng lực lãnh đạo vad sức chiến đấu của đảng, trước hết phải tăng cường
công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ
25


×