Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kĩ thuật thi công 2 - Chuong 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.2 KB, 9 trang )

Chương Ii
Công tác hoàn thiện
Đ1. Mục đích và yêu cầu.
Công tác hoàn thiện có vai trò rất quan trọng, nó có tác dụng lớn đối với
công trình như :
1- Chống được tác hại của thời tiết, khí hậu.
2- Đảm bảo được mức độ tiện nghi.
3- Thích hợp với yêu cầu sử dụng.
4- Tạo được vẻ đẹp cho công trình.
5- Tăng được thời gian sử dụng của công trình xây dựng.
Muốn vậy, công tác hoàn thiện phải đảm bảo đúng quy trình quy phạm
kỹ thuật và phải có chất lượng cao.
Công tác hoàn thiện có thể thực hiện được cơ giới hoá như :
1- Sử dụng máy phun vữa để trát.
2- Dùng máy mài granitô.
3- Dùng máy phun vôi và các công cụ cải tiến khác (như rulô) để quét
vôi và in hoa trang trí lên tường.
4- Dùng vòi hoặc súng phun để sơn tường, cửa và cấu kiện khác.
5- Dùng các tấm đã được trát hoàn thiện xong để gắn lên mặt tường thay
cho lớp trát vữa thông thường.
Làm được như trên, ta sẽ có : năng suất cao, chất lượng tốt, kỹ thuật mới
và thời gian thi công sẽ được rút ngắn.
Công tác hoàn thiện gồm các công việc chủ yếu như : trát, lát, láng, ốp,
sơn và quét vôi.
Đ2. Công tác trát và vật liệu sử dụng.
1. Công tác trát.
Với công trình xây gạch, khối lượng trát là tương đối lớn, chúng chiếm
khoảng từ 15 đến 30% tổng số công tác xây dựng công trình và 7% giá thành
xây dựng.
Lớp vữa trát nhằm tạo cho mặt ngoài công trình bằng phẳng để có thể
sơn hoặc ốp lên bề mặt đó, nó còn chống lại các tác hại của độ ẩm, hơi nước,


các chất ăn mòn, giảm bớt độ dẫn nhiệt và tiếng ồn nữa và có thể làm tăng
thêm ánh sáng ở trong phòng.
Trát là dùng những dụng cụ (như bàn xoa, thước tầm ...) để đắp vữa xi
măng thành lớp mỏng lên mặt tường hoặc trần nhà để làm cho mặt ngoài được
bằng phẳng và nhẵn bóng.
12


2. Các loại vữa trát.
Vữa trát thường có các loại : vữa tam hợp, vữa ximăng, vữa thạch cao.
a. Vữa tam hợp (còn gọi là vữa bata).
* Cách chế tạo :
+ Trộn bằng tay : Trước hết trộn vôi nhuyễn với nước cho đều, sau đó đổ
ximăng và cát (đã được trộn lẫn theo định lượng) vào rồi trộn thật đều cho
đến khi vữa đồng nhất.
+ Trộn bằng máy : Trước hết là trộn đều hỗn hợp ximăng và cát ; sau đó
cho vôi nhuyễn và nước vào rồi trộn đều lại toàn bộ một lần nữa.
* Phạm vi sử dụng : Vữa tam hợp có mác từ 8 đến 10 ; dùng để trát
tường ở nơi ít ẩm. Vữa mác 25 dùng để trát nơi ẩm ướt nhẹ và mác 50 để trát
nơi bị ẩm ướt theo chu kỳ.
b. Vữa ximăng :
* Cách chế tạo :
+ Trộn bằng tay : Trước hết, ta trộn đều cát với ximăng rồi sau đó mới
đổ nước vào để trộn tiếp cho đến khi đồng nhất.
+ Trộn bằng máy : Trước hết, ta phải trộn khô hỗn hợp ximăng và cát
với thời gian ít nhất là một phút ; sau đó đổ nước vào trộn tiếp trong một thời
gian nữa không ít hơn 2 phút.
Nếu cần thêm vào vữa các phụ gia hoá dẻo hoặc chống thấm thì ta cho
các chất đó vào nước để trộn.
Cát để trộn vữa phải mịn (d = 0,25 ÷ 0,35mm) và có độ sụt từ 7 ÷ 10cm

* Phạm vi sử dụng : Vữa ximăng mác 30 dùng để trát nơi ẩm ướt ; loại
mác 50 dùng để láng nền nhà, sân, hè, rãnh ; loại mác 80 dùng để trát nơi chịu
sức ép của nước như bể nước, hố xí tự hoại. Nói chung loại vữa này chống ẩm
tốt nên thường dùng để trát ở những bộ phận như mặt tường ngoài, bệ cửa,
chân tường, nhà bếp, xí, tắm, granitô ... Một đặc điểm nữa là nếu mặt ngoài bị
bẩn, ta có thể dùng nước để rửa sạch được. Nhược điểm của loại vữa này là
giá thành cao.
c. Vữa thạch cao :
* Cách chế tạo : Ta thường đổ nước vào thạch cao theo tỷ lệ là từ 6 ÷ 7
lít cho 10kg ; sau đó trộn cho thật đều thành hồ nhuyễn rồi mới cho cát vào để
trộn tiếp.
Chú ý : Vữa thạch cao đông kết rất nhanh (chỉ vài ba phút sau khi trộn)
nên trộn đến đâu là phải dùng hết đến đó.
* Phạm vi sử dụng : Vữa thạch cao thường có mác 25 và 50 ; nó làm cho
lớp trát được đặc, chắc, nhẵn, bóng nên dùng làm trang trí rất tốt. Người ta
còn dùng vữa thạch cao với vôi để trát mặt ngoài, có thể in hoa hoặc phun sơn
lên.
13


Nói chung, vữa thạch cao thường có giá thành lớn nên ta chỉ dùng ở
những công trình có yêu cầu về trang trí hoàn thiện cao.
3. Chuẩn bị mặt trát.
Chất lượng của lớp trát phụ thuộc rất nhiều vào mặt trát, vì vậy mặt trát
phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Mặt trát phải sạchvà nháp để đảm bảo cho lớp vữa bám chắc.
- Mặt trát phải bằng phẳng để lớp vữa trát được đều.
- Mặt trát phải cứng, ổn định và bất biến hình.
Một số yêu cầu về chuấn bị mặt trát
* Để tạo điều kiện cho lớp vữa trát bám chắc vào mặt tường thì khi xây

phải để mạch lõm sâu từ 1 ÷ 1,5cm.
* Phải chờ cho tường thật khô mới được tiến hành chuẩn bị mặt trát.
* Phải lấp kín những lỗ rỗng và cạo sạch những vữa thừa trên bề mặt.
* Phải dùng bàn chải cọ sạch hết bụi rồi dùng nước sạch để rửa.
* Với tường quá khô (hoặc thi công trong mùa nắng nóng) thì trước khi
trát lớp nền, ta phải tưới nước để tường không hút nước trong vữa. Có như
vậy mới đảm bảo cho các chất kết dính liên kết tốt. Chú ý là phải tưới nước
trước từ một đến hai giờ để bề mặt hơi khô rồi mới tiến hành trát.
* Phải kiểm tra độ thẳng đứng và độ phẳng của tường ; những chỗ lồi
phải được bạt đi và chỗ lõm phải được phụ vào (nếu lõm sâu 4 ÷ 5cm thì phải
phủ ngoài bằng một lớp lưới thép đóng chặt vào tường ; nếu lõm sâu từ 6 ÷
7cm thì phải lấp bằng ngói hay gạch).
* Trên mặt bêtông (hoặc trên một mặt nhẵn bóng nào khác) thì trước khi
trát, ta phải làm cho nhám bằng cách vạch rãnh hoặc phun vữa cho xờm lên.
4. Phương pháp trát :
a. Biện pháp trát
Lớp vữa trát có chiều dày thông thường là từ 10 đến 15mm, có khi dày từ
20 đến 25mm hoặc đạt tới 30mm là tuỳ theo thiết kế quy định.
Vữa trát một lớp có chiều dày từ 10 ÷ 15mm ; trên bề mặt nền được trát
lên một lớp vữa rồi dùng thước tầm để san đều và dùng bàn xoa để xoa nhẵn.
Vữa trát dày hơn 15mm thì phải trát làm hai (hoặc ba) lớp : lớp thứ nhất
là lớp đáy, lớp thứ hai là lớp mặt được xoa nhẵn.
Vữa trát dày tới 30mm thì phát trát làm ba lớp : lớp thứ nhất là lớp đáy
(còn gọi là lớp lót hay lớp chuẩn bị) lớp thứ hai là lớp giữa (còn gọi là lớp
đệm) và lớp thứ ba là lớp mặt, được xoa nhẵn.
Để đảm bảo chiều dày lớp vữa theo yêu cầu thiết kế thì trước khi trát, ta
phải đặt mốc bề mặt và đánh dấu chiều dày lớp trát.

14



b. Các cách đặt mốc : đặt mốc bằng những cọc thép (đinh), bằng những
cột vữa, bằng những nẹp gỗ hay kim loại.
- Đặt mốc bằng cọc thép : người ta dùng những đinh dài chừng 70mm,
đường kính d = 6mm, có mũ đinh hình chữ nhật với kích thước là 15 x 30mm.
ở các góc cách trần và tường khoảng 30cm, ta đóng các đinh vào mạch vữa
rồi căng dây (bằng chỉ hoặc cước có Φ = 1÷2 mm) giữa hai đinh làm chuẩn.
Cần lưu ý là từ chỗ dây căng tới mặt tường phải có chiều dày đúng bằng chiều
dày của lớp vữa trát và phải theo phương thẳng đứng. Theo dây căng, cứ
khoảng 1,00m ta lại đóng thêm một đinh nữa sao cho đầu mũ đinh chạm vừa
đúng vào dây căng. sau cùng, ta tiến hành đắp các miếng vữa vào xung quanh
mũ đinh chuẩn làm mốc rồi nhổ tất cả đinh và dây căng đi.
- Đặt mốc bằng những dải
vữa : Việc đóng đinh và căng dây
chuẩn vẫn được tiến hành theo trình
tự như phương pháp trên. Sự khác
biệt ở đây là : không phải ta chỉ đắp
những miếng vữa nhỏ vào quanh
đinh chuẩn mà sẽ đắp tiếp thành
một dải vữa rộng từ 8 ÷ 12cm dọc
theo dây căng để làm chuẩn. Chiều
dày của dải vữa này chính là bằng
chiều dày của lớp vữa trát sau này.
- Đặt mốc bằng những nẹp gỗ
hay kim loại : Việc đóng đinh và căng
Hình VII-1
dây vẫn được tiến hành như phương
pháp đã trình bày ở mục (a) trên đây. ở dưới dây căng ta đặt những đoạn gỗ
hoặc đoạn kim loại rộng chừng 5cm được gắn vào tường bằng đinh. Chiều
dày của mặt gỗ hay mặt kim loại đến mặt tường đúng bằng chiều dày của lớp

vữa cần trát sau này. Đặt mốc cho trần cũng tiến hành tương tự như cho
tường.
Sau khi đặt mốc xong, ta sẽ tiến hành trát vữa, trát có nhiều lớp và mỗi
lớp có tác dụng khác nhau.
c. Tác dựng các lớp trát :
* Trát lớp đáy (còn gọi là lớp lót hay là lớp chuẩn bị) : Có tác dụng tăng
cường sự dính kết của lớp trát với bề mặt trát. Lớp này thường được trát bằng
cách vẩy gáo để cho vữa bám chặt thành một lớp mỏng đều trên mặt. Lớp đáy
không cần phải xoa phẳng.
* Trát lớp giữa (còn gọi là lớp đệm) : Sau khi lớp đáy đã đông cứng thì
tiến hành trát lớp giữa. Lớp này cũng được trát bằng cách vẩy gáo hay bay để
vữa bám chặt dễ hơn. Lớp giữa chỉ cần làm phẳng mà chưa cần xoa nhẵn để
đảm bảo liên kết tốt với lớp mặt.
15


* Trát lớp mặt : Sau khi lớp giữa đã khô (sau 1 ÷ 2 ngày) thì ta mới tiến
hành trát lớp mặt. Nếu gặp phải lớp giữa đã khô quá thì phải tưới nước trước
khi trát lớp mặt. Lớp mặt thường mỏng hơn lớp giữa, có chiều dày từ 5 đến
8mm và không quá 10mm. Vì lớp mặt ở ngoài cùng nên yêu cầu là phải
phẳng, nhẵn và đồng nhất. Khi kiểm tra, độ gồ ghề của bề mặt cho phép
không được quá 2mm đối với công trình cần chất lượng cao và không được
quá 3mm đối với công trình có yêu cầu trát tốt. Vữa để trát lớp mặt phải trộn
bằng cát mịn (d = 0,7 ÷ 0,14mm) và có độ sụt từ 7 ÷ 10cm.
Chú ý : Trát mặt phải theo nguyên tắc từ góc trát ra, từ trên trát xuống
và không dừng nghỉ giữa chừng.
Với những công trình trát trang trí cao cấp, ta thường gặp các loại mặt
tường như : cát nổi, đá cuội, nhám, granitô, đá rửa.
Đ3. Công tác lát và vật liệu sử dụng.
Thông thường có hai vị trí lát, lát trên mặt nền và trên mặt sàn. Lát để

tạo điều kiện tốt cho sử dụng và đồng thời còn có tác dụng là để trang trí nữa.
Tuỳ theo yêu cầu của thiết kế, nền, sàn nhà có thể được lát bằng những loại
vật liệu khác nhau như : gạch chỉ, gạch lá nem (gạch vuông nhỏ) gạch
ximăng, gạch men, gạch granitô, gỗ hoặc các tấm chất dẻo.
1. Lát gạch chỉ: thường được lát trên nền đất chặt hoặc trên lớp đệm cát,
bê tông lót. Gạch lát phải là loại tốt : không nứt, mặt phẳng, cứng, chắc, ít
mòn.
Có nhiều cách đặt gạch như : xếp dọc, xếp ngang, xếp xiên hay xen kẽ
giữa dọc và ngang.
Phương pháp lát :
- Nền cát phải được tưới nước cho đạt độ ẩm thích hợp rồi đầm kỹ.
- Kiểm tra độ cao và độ phẳng của nền.
- Trước khi lát, ta phải đặt các hàng gạch chuẩn sát tường đối diện nhau
rồi căng dây làm mức.
- Trên nền cát ẩm, ta rải một lớp vữa lát (vữa mác 50 hay mác 75) dày
khoảng 2cm rồi đặt gạch lên trên.
- Dùng vồ gỗ hay búa cao su, gõ nhẹ lên mặt gạch để chỉnh cho khớp với
dây mức đã làm chuẩn.
- Lát xong, ta phải chờ vữa lót khô rồi mới tiến hành chèn mạch.
- Chèn mạch bằng cách rót vữa ximăng cho đầy các mạch rồi dùng mũi
bay để miết cho mịn.
2. Lát các loại khác (lá nem, ximăng, men, granitô) : ta cũng tiến hành
tương tự như cách lát gạch chỉ.
Những quy định cụ thể là :
16


a. Chiều rộng mạch vữa giữa các viên gạch thường được quy định như
sau :
* Với gạch lá nem : lớn nhất là 5mm

* Với gạch ximăng và granitô : có mạch từ 1mm đến 2mm.
* Với gạch men (gạch hoa) : không được lớn hơn 1mm.
b. Vữa mạch :
* ở gạch lá nem là phải chèn đầy và miết nhẵn.
* ở gạch ximăng và granitô thì không phải miết mạch mà được tráng
bằng nước ximăng. Cách làm cụ thể như sau :
- Khi vữa lát đã khô thì dùng chổi mềm (chổi đót) để quét sạch mạch.
- Tưới nước vào mạch vừa đủ ướt.
- Rót nước ximăng vào mạch cho đầy rồi gạt ra mặt gạch. Chú ý là làm
đến đâu phải sạch đến đó ; nếu để khô sẽ rất khó rửa sạch mặt gạch.
- Rắc ximăng bột lên các mạch.
Đ4. Công tác láng và vật liệu sử dụng.
Nền nhà thường được láng bằng vữa ximăng ; có thể láng trên lớp
bêtông đệm ngay sau khi đúc xong hoặc trên nền bêtông sau khi đã đông
cứng.
Trước khi láng phải xác định cao độ cả mặt nền bằng cách đánh dấu lên
tường hoặc chân cột và sau đó căng dây nối các dấu để làm mốc chuẩn.
1. Láng vữa ximăng trên lớp đệm bêtông vừa thi công xong :
- Sau khi thi công nền xong thì tiến hành rải vữa ximăng cát rồi dùng
thước cán phẳng.
- Khi cán vữa phải dựa vào các dây mốc để đảm bảo chiều dày lớp láng.
- Tiếp đó dùng bàn xoa lớn để xoa cho nhẵn mặt. Xoa theo nguyên tắc từ
trong ra ngoài và xoa đến đâu phải xong đến đấy. Người làm phải ngồi trên
ván lát để xoa.
2. Láng vữa trên nền bêtông đã đông cứng.
- Trước khi láng, phải chuẩn bị mặt láng bằng cách băm mặt nền cho
nhám rồi quét sạch, rửa kỹ và chờ khô rồi mới bắt đầu láng.
Các bước sau sẽ tiến hành như các phần trên (tức là cán vữa, xoa mặt).
Chiều dày của lớp vữa láng vào khoảng từ 2 đến 3cm.
- Nếu mặt nền quá rộng thì phải chia thành từng đoạn, chừng 2m, để láng

và chừa những khe nối dày chừng 10mm, giữa các đoạn. Tạo những khe nối
là nhờ những thanh gỗ (rộng 10mm và dày bằng chiều dày của lớp vữa láng)
đặt vào thành những ô chia trước khi láng. Sau khi lớp láng đã khô cứng thì ta
lấy những thanh gỗ đó lên rồi lấp đầy bằng vữa ximăng mác thấp hơn.
17


- Nếu yêu cầu mặt nền phải nhẵn bóng thì ta sẽ tiến hành đánh màu.
Phương pháp đánh màu cụ thể như sau :
* Sau khi cán phẳng lớp vữa láng thì chờ cho mặt vữa se lại, ta sẽ tiến
hành trãi vữa ximăng lên trên.
* Dùng bay đánh cho nhẵn bóng theo nguyên tắc : lúc đầu đánh nặng
tay, đến khi mặt đã mịn thì đánh rất nhẹ cho tới khi nhẵn bóng và phải đi giật
lùi đánh màu.
* Có thể dùng máy xoa để đánh bóng.
Đ5. Công tác ốp và vật liệu sử dụng.
1. Vật liệu ốp
ốp là dùng vật liệu bền và đẹp (như gạch nung, gạch men, gạch granitô,
đá hoa) để bọc các bộ phận công trình (như tường, chân tường, cột, chân cột)
nhằm mục đích chống lại tác hại của thời tiết ; nó còn nhằm cho việc cọ rửa
và giữ gìn vệ sinh được dễ dàng.
2. Phương pháp ốp.
- Gạch ốp phải được lựa chọn cẩn thận (không được nứt nẻ hoặc sứt mẻ
cạnh góc) phải sạch đẹp và được ngâm nước ít nhất là một giờ trước khi ốp.
- Dùng vữa ximăng mác 100 để ốp. Cần tăng độ dẻo của vữa thì pha
thêm nhiều nhất là 5% hồ vôi so với thể tích ximăng.
- Trước khi ốp, phải gắn những viên gạch làm mốc. Từ những mặt gạch
này, ta thả dọi xuống để làm mốc thẳng đứng.
- Sau đó đặt ướm thử hàng gạch cuối cùng ở chân tường và dùng vữa
gắn cố định lại. Hai gạch ở hai đầu (trên và dưới) sẽ tạo thành mặt phẳng

thẳng đứng cho các viên gạch giữa hàng với các viên gạch làm mốc.
- Khi ốp, ta trát một lớp vữa mỏng lên mặt tường làm chân lát và phết lên
mặt sau (trái) của gạch một lớp vữa nữa (thường dày từ 2 ÷ 3mm) rồi ốp ngay
lên tường theo độ phẳng của dây văng và mạch ngang theo ống thuỷ bình
(nivô).
- ốp xong, ta dùng ximăng trắng hoặc màu trộn với nước để lấp đầy các
mạch. Miết bay cho ximăng chèn kín mạch và lau sạch vữa trên mặt các tấm
gạch men.
Đ6. Công tác quét, sơn vôi và vật liệu sử dụng.
1. Quét vôi.
a. Tác dụng : Các bộ phận công trình như tường, cột, trần ... sau khi trát
xong thường được phủ lên một lớp vôi trắng hoặc màu làm cho công trình
thêm sạch đẹp.
Nước vôi phải pha sao cho không đặc quá (vì sẽ khó quét và thường để
lại vét chổi) hoặc loãng quá (vì sẽ dễ chảy và màu nhạt).

18


b. Phương pháp quét vôi :
* Khi đã làm xong các việc về xây lắp, ta mới tiến hành quét vôi. Trước
khi quét vôi làm sạch bề mặt. Không được quét vôi lên bề mặt trát còn ướt.
* Quét vôi bằng chổi đót (đã được bó tròn và chặt bằng đầu).
* Quét vôi phải được tiến hành thành nhiều lớp :
- Lớp lót : bằng sữa vôi pha loãng ; có thể quét một hoặc hai lượt, lượt
trước khô rồi mới tiến hành quét lượt sau. Phải quét liên tục thành lớp mỏng.
Chú ý : Quét tường thì đưa chổi theo chiều ngang và quét từ trên xuống ;
còn quét trần thì theo hướng song song với cửa.
- Lớp mặt : Khi lớp lót đã khô thì quét lớp mặt. ở lớp mặt phải được quét
hai ba lượt (lượt trước khô mới được quét lớp sau). Lớp mặt phải được quét

vuông góc với lớp lót.
Nếu quét vôi màu thì lớp lót là quét bằng vôi trắng và lớp mặt bằng vôi
màu.
2. Sơn :
a. Tác dụng : Sơn được quét lên bề mặt các bộ phận công trình để có tác
dụng chống lại tác hại của thời tiết, tăng độ bền cơ học của kết cấu và làm
tăng vẻ đẹp của công trình.
b. Phân loại : Theo tác dụng, người ta phân ra :
* Sơn dùng cho gỗ : Để chống tác hại của thời tiết hoặc để trang trí cho
công trình.
* Sơn dùng cho thép : Để chống gỉ, chống sự ăn mòn của nước mặn hoặc
axít.
* Sơn dùng cho tường, trần ... Để chống tác hại của thời tiết hoặc để
trang trí cho công trình.
c. Yêu cầu : Không rộp, không bong, không nhăn đồng thời phải bóng,
bền và không phai màu (tức là giữ nguyên được màu sắc ban đầu).
d. Phương pháp quét sơn :
* Sau khi làm xong công tác chuẩn bị bề mặt sơn thì mới tiến hành quét
sơn. Công tác chuẩn bị ấy là trước khi quét sơn, ta phải dọn sạch khu vực lân
cận để bụi bẩn không bám vào lớp sơn còn ướt về sau.
* Sau phải được quét làm nhiều lớp (lớp trước đã khô mới được quét lớp
sau) là lớp lót (pha hơi loãng) rồi đến lớp mặt (sơn dầu). Mỗi lớp được sơn
nhiều (2 ÷ 3) lượt.
* Quét bằng bút hoặc chổi sơn. Quét lớp sau vuông góc với lớp trước.
Sơn phải được pha với độ lỏng thích hợp. Trước khi quét phải quấy sơn
cho đều.

19



Nếu khối lượng sơn nhiều thì ta dùng máy phun để năng suất và chất
lượng sơn sẽ được tăng lên rất nhiều.
Không nên sơn vào thời tiết lạnh quá (sẽ đông cứng chậm) hoặc nóng
quá (sẽ không đảm bảo chất lượng của công tác sơn).
Đ7. Công tác khác trong công tác hoàn thiện.
Mài granitô, Làm trần, công tác mộc trang trí thông dụng, lắp đặt thiết bị
điện nước, điều hoà không khí, và các thiết bị chuyên dùng khác.
Đ8. Vấn đề thấm và công tác hoàn thiện.
Đ9. Tổ chức công tác hoàn thiện.
Đ10. Lắp đặt thiết bị điện nước.

20



×