Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ThS. Phan Anh Thế: Voliam targo 063SC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 16 trang )

THS. PHAN ANH THẾ

(Lưu hành nội bộ)

Nghệ An, 2016



1.

GIỚI THỆU CHUNG

 Voliam Targo 063SC là thuốc trừ sâu phổ
rộng với hai hoạt chất tiên tiến nhất hiện nay.

-



Chlorantraniliprole 45g/l



Abamectin 18/l

Dạng SC (Suspension Concentrate), yêu
cầu lắc kỹ trước khi pha chế và tráng chai,
gói nhiều lần để lấy hết thuốc.

1.1. Abamectin
-



Có trong thuốc Voliam Targo 063SC là
một disaccarit vòng lớn, là hỗn hợp của
80% Avermectin B1a và <20% Avermectin
B1b.

-

Evermectin có phổ tác động rộng trừ được
nhiều loài sâu miệng nhai và chích hút, bộ
cánh vảy như Sâu cuốn lá lúa…, bộ hai
cánh, bộ cánh đều,…và nhện.

2 Tài liệu phân tích sản phẩm

Lưu hành nội bộ


1.2. Chlorantraniliprole
-

Là hoạt chất quan trọng trong Voliam Targo
063SC. Thuộc nhóm diamide, có cơ chế tác
động lên cây trồng là nội hấp (lưu dẫn)
mạnh, và có cơ chế tác động lên côn trùng
là tiếp xúc và vị độc.



Tác động lên hệ cơ côn trùng




Điều tiết kênh Canxi



Làm phóng thích hàng loạt ion Ca2+



Côn trùng bị tê liệt



Bò chậm rãi, ngừng ăn sau nhiễm thuốc



Và chết trong vòng 72 giờ



Hiệu lức kéo dài hơn 14 – 21 ngày



Chỉ cần 1 lần phun cho 1 lứa sâu




Có thể phun ngay sau khi bướm rộ



Hiệu quả với cả trứng sâu



Không cần phối trộn với các thuốc khác

3 Tài liệu phân tích sản phẩm

Lưu hành nội bộ


2.

THÀNH PHẦN HOẠT CHẤT, CƠ CHẾ

 Chlorantraniliprole (18g/l)
-

Chuyên tiêu diệt các loài ăn gặm nhai

-

Cơ chế tác động lên côn trùng: Làm phóng
thích các ion Canxi (Ca2+) ra khỏi tế bào,
làm tê liệt hệ cơ côn trùng.


4 Tài liệu phân tích sản phẩm

Lưu hành nội bộ


-

Sau khi thuốc tiếp xúc côn trùng, hoặc côn
trùng ăn phải mô cây nhiễm thuốc. Thì hệ
cơ bị tê liệt và ngừng ăn, chết sau 72 giờ.

-

Tác động lên pha TRỨNG côn trùng: Ngay
sau khi trưởng thành ra rộ, xử lý ngay bằng
Voliam Targo 063SC. Thuốc sẽ bám vào
trứng, tiêu diệt sâu khi cắn vỏ trứng chui ra.

5 Tài liệu phân tích sản phẩm

Lưu hành nội bộ


 Abamectin (18g/l)
-

Tác động lên các giai đoạn trứng, sâu non và
cả trưởng thành của côn trùng.


-

Cơ chế tiếp xúc, vị độc, tiêu diệt được cả sâu
tuổi lớn.

-

Sâu chết sau 1-5 ngày sau đó

Quá trình chết của sâu sau khi nhiễm
Abamectin: Nhiễm thuốc => Tác động lên hệ
cơ và hệ thần kinh => Ngừng ăn => Sau một
ngày chuyển sang co giật => Chết sau 1 đến 5
ngày sau đó.
6 Tài liệu phân tích sản phẩm

Lưu hành nội bộ


3.

ĐẶC TÍNH NỔI BẬT

 Phun được ngay sau khi thấy trưởng thành
(bướm) ra rộ, cho đến sâu tuổi 3.
 Gồm hai hoạt chất chuyên phòng trừ sâu
cuồn lá (Chlorantraniliprole và Abamectin).
 Một loại thuốc trừ cùng lúc 3 loài sâu hại lúa:
Cuốn lá, đục thân, nhện gié.
 Ngoài ra còn trừ được cả Nhện lông nhung

trên nhãn, vải...
 Nội hấp (lưu dẫn), thấm chuyển vị mạnh, di
chuyển và phân bố đều trong cây.
 Chỉ một lần phun duy nhất cho 1 lứa sâu
 Ngoài cơ chế nội hấp (lưu dẫn), còn có cơ
chế tiếp xúc, vị độc của Abamectin. Nên tiêu diệt
được cả sâu tuổi lớn.
 Dạng nước, độ hòa tan cao, bám dính tốt.
7 Tài liệu phân tích sản phẩm

Lưu hành nội bộ


4.

HÀM LƯỢNG, LIỀU LƯỢNG

4.1. Phân tích hàm lượng hoạt chất (Ai)
-

Đối với hoạt chất Chlorantraniliprole thông
thường được sử dụng cho sâu cuốn lá 0,375 0,75 gam Ai (Ai là hoạt chất chính, không tính
phụ gia) cho 1 sào 500m2.

-

Với hoạt chất Abamectin thông thường
được sử dụng từ 0,18-0,36gam Ai /sào 500m2.

-


Vậy, nếu với thành phần hoạt chất của Voliam
Targo 063SC là Chlorantraniliprole (CTPR)
45g/lít, Abamectin 18g/lít. Thì trong 10ml
Voliam Targo có 0,45g CTPR (liều tối thiểu có
thể xử lý được cho 600m2) và 0,18g
Abamectin (liều tối thiểu có thể xử lý được cho
500m2). Nếu xử lý khi sâu tuổi nhỏ, 10ml
Voliam Targo có thể xử lý được cho 1100m2.

8 Tài liệu phân tích sản phẩm

Lưu hành nội bộ


4.2. Liều lượng cụ thể
- Voliam Targo được đăng ký cho sâu cuốn
lá, sâu đục thân hại lúa từ 0,3-0,6 lít/ha.
Tương đương 15-30ml/sào.
- Tuy nhiên nếu khuyến cáo bao nhiêu thuốc
cho một đơn vị diện tích chỉ là tính tương
đối. Ví dụ nếu 1 sào lúa mới gieo cấy 10
ngày thì chắc chắn không cần lượng thuốc
nhiều như vậy. Nhưng nếu 1 sào lúa giai
đoạn đòng trỗ thì liều như vậy có thể không
đủ.
- Qua phân tích trên thì chỉ từ 10ml đến 15ml
Voliam Targo 063SC, đủ để phòng trừ cho
500m2 (1 sào) sâu cuốn lá, sâu đục thân lúa.
Tùy từng giai đoạn sinh trưởng cây lúa và

áp lực mật độ sâu, nếu cần dùng 20-30 ml.
9 Tài liệu phân tích sản phẩm

Lưu hành nội bộ


5. SÂU CUỐN LÁ NHỎ
Trứng được đẻ rải rác trên lá, thường là
mặt dưới và cạnh gân chính giữa của lá.
Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá lúa thành một
bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại.
Sâu nằm trong bao tổ ăn phần biểu bì mặt
trên và diệp lục và không ăn biểu bì mặt dưới
lá, dọc theo gân lá tạo thành những vệt trắng
dài, các vệt này có thể nối liền nhau thành
từng mảng.
Sau khi qua giai đoạn sâu non, sâu hóa
nhộng kéo dài 5-7 ngày rồi vũ hóa thành
trưởng thành. Trưởng thành SCLN có tính
hướng sáng mạnh. Ngoài ra, ngài cái thường
bay đến các ruộng gần bờ mương, đường đi,
vườn, nhà ở. SCLN thường xuất hiện trong
điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ, nhiệt độ
24-29oC, ẩm độ trên 80%.
10 Tài liệu phân tích sản phẩm

Lưu hành nội bộ


Mỗi con sâu non có thể gây hại từ 5-9 lá,

chúng có thể di chuyển từ lá này sang lá khác,
thời gian di chuyển thường diễn ra từ 17-21
giờ.
Sâu có thể phá hại suốt ngày đêm, nên tốc
độ gây hại rất nhanh, nếu chủ quan sẽ không
kịp cứu vãn. Thường thì việc phun thuốc trừ
CLCN của nông dân hiệu quả không cao.
Ngoài thói quen phòng trừ muộn, đến khi
đã thấy trắng lá mới phun (tuổi 3-5) thì một
quan điểm sai lầm mà người nông dân
thường mắc phải là xử lý các nhóm thuốc
không chọn lọc ở gian đoạn lúa đẻ nhánh đã
làm giảm mật độ thiên địch
Hoặc sử dụng các thuốc dòng tiếp xúc khi
sâu đã chui vào tổ hoặc đã tự cuốn tổ (tuổi 23), thuốc không tiếp xúc được với sâu, nên
hiệu quả thấp.

11 Tài liệu phân tích sản phẩm

Lưu hành nội bộ


Vì vậy để xác định chính xác thời điểm xử
lý cần biết vòng đời SCLN kéo dài trong
khoảng từ 25-30 ngày. Sau khi thấy trưởng
thành ra rộ trên đồng ruộng thì sau từ 4-5
ngày sẽ có sâu tuổi 1.
Mỗi tuổi kéo dài khoảng 3 ngày, nghĩa là
sau khi thấy trưởng thành ra rộ thì sau 4-7
ngày là thời điểm phòng trừ thích hợp nhất.

Nếu xác định được ngày xuất hiện lứa
trước, thì lứa sau xuất hiện sau 25-30 ngày
sau đó.
Xử lý khi sâu tuổi 1-2, vì tuổi lớn hơn
phòng trừ sẽ không hiệu quả do lúc đó sâu đã
vào tổ thuốc sẽ không tiếp xúc được với sâu.
Mặt khác sâu ở tuổi 3-4 thì cơ bản lá lúa
đã bị trắng, mất hết phần biểu bì chỉ còn lại
gân lá thì kể cả các thuốc nội hấp lưu dẫn
cũng không thể hấp thụ và lưu dẫn được.

12 Tài liệu phân tích sản phẩm

Lưu hành nội bộ


Trong một vụ lúa, SCLN thường xuất hiện
ở 3 thời điểm:
Giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn bắt đầu làm
đòng và giai đoạn lúa trỗ. Giai đoạn cây lúa
làm đòng là thời điểm quan trọng nhất, lúc này
cây lúa sẽ không mọc thêm lá, nên nếu mất đi
lá nào nghĩa là mất đi lá đó, có thể mất trắng
mùa vụ.
Một đặc tính quan trọng của SCLN là gối
lứa, khi mật độ cao trong một thời điểm có thể
có nhiều pha phát dục khác nhau.
Vì vậy chỉ nên sử dụng các loại thuốc có
tính nội hấp, lưu dẫn và hiệu lực kéo dài để
giảm số lần phun, tăng hiệu quả.

Nếu mật độ chỉ mới đến ngưỡng phải xử
lý thì (50 con/m2) và không có hiện tường
gối lứa có thể sử dụng các dòng thuốc tiếp
xúc, nên phun sau trưởng thành ra rộ 4-7
ngày.
13 Tài liệu phân tích sản phẩm

Lưu hành nội bộ


- Thuốc có cơ chế tác động nội hấp lưu dẫn
lên cây trồng thì cần đảm bảo điều kiện 2
xanh, lá lúa còn bộ phận xanh, bóc ra kiểm tra
thấy sâu vẫn còn màu xanh trong ruột.
 Bỏ khái niệm, sâu tuổi nhỏ phun thuốc
nội hấp (lưu dẫn), sâu tuổi lớn phun thuốc tiếp
xúc. Vì càng tuổi lớn càng nên sử dụng thuốc
có cơ chế nội hấp lưu dẫn, vì lúc đó sâu đã
nhả tơ cuốn lá, thuốc tiếp xúc không thể tiếp
xúc được với sâu hại nữa.
Sử dụng: Voliam Targo 063SC: Thuốc có
cơ chế tác động lên cây trồng là thấm sâu, nội
hấp lưu dẫn lên cây trồng. Và cơ chế tác động
lên sâu hại vừa tiếp xúc, vừa vị độc.
Pha từ 10ml đến 15ml với 16-20 lít nước,
phun cho 1 sào 500m2.
Phun tốt nhất giai đoạn sâu tuổi 1, tuổi 2.
Tức là sau khi bướm ra rộ 6 đến 9 ngày sau
đó. Có thể phun ngay sau khi bướm ra rộ.
14 Tài liệu phân tích sản phẩm


Lưu hành nội bộ




×