Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

NHỮNG QUAN điểm của CHỦ NGHĨA MAC lênin về giai cấp công nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.35 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

A.

MỞ ĐẦU

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa
xã hội khoa học. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một
trong những cống hiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin. Để hiểu rõ sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trước hết cần làm rõ khái niệm giai cấp
công nhân. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ:
“Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sản thực ra là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy
của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử”.
Xét thấy vai trò to lớn và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong suốt lịch
sử thế giới. Nhân ra so với những năm đầu thế khỉ XIX, giai cấp công nhân ngày
nay đã có những thay đổi nhất định. Trong bài này, em xin trình bày về “ lí luận
của chủ nghĩa Mác- Lenin về giai cấp công nhân và những điểm mới của giai
cấp công nhân ngày nay”. Bài làm còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô cho ý kiến
để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức. Em xin chân thành cảm ơn!
B.

NỘI DUNG

1. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LENIN VỀ GIAI CẤP CÔNG

NHÂN VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
HIỆN NAY
1.1 Lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lenin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử

của giai cấp công nhân
1.1.1. Khái niệm giai cấp công nhân và đặc trưng cơ bản của giai cấp


công nhân
C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau: giai cấp vô sản,
giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của mình, lao động
làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai
1


cấp công nhân đại công nghiệp... như những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một
khái niệm giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa,
giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện
đại. Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi
nữa thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen vẫn chỉ mang hai thuộc tính cơ bản:
- Về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao
động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công
nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao.
- Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là những người lao
động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà
tư bản bóc lột về giá trị thặng dư.
Thuộc tính thứ hai này nói lên một trong những đặc trưng cơ bản của giai
cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nên C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi
giai cấp công nhân là giai cấp vô sản.
Những quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về hai thuộc tính cơ bản của
giai cấp công nhân cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là cơ sở phương
pháp luận để chúng ta nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại, đặc biệt là để làm
sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. Căn cứ
hai thuộc tính cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa:
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển
cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát
triển lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao
động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực

tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật
chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương
thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay. ở các nước tư bản, giai cấp công
nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, làm
thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ
nghĩa, giai cấp công nhân là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những
tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
1.1.2.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Nói một cách khái quát, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là
xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng
2


giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức,
bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
Ph. Ăngghen viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ
mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”. V.I. Lênin cũng chỉ rõ: “Điểm chủ
yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của
giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”. Ở nước ta, giai cấp
công nhân trước hết phải làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phải lãnh đạo cuộc cách mạng đó thông
qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh giành chính
quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng
xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân từng bước lãnh đạo nhân dân lao động xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội, không có người bóc lột người, giải phóng
nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất công.
Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn

luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một
lực lượng xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, họ là
giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, và xét về bản chất họ là giai cấp
cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa. Điều
kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể tự giải phóng
bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa.
Chính những điều kiện kinh tế - xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa đã quy
định nên một cách khách quan điạ vị kinh tế - xã hội và những đặc điểm chính
trị - xã hội của giai cấp công nhân. Đến lượt mình, địa vị kinh tế-xã hội và
những đặc điểm chính trị - xã hội đó lại quy định một cách khách quan sứ mệnh
lịch sử của giai cấp này.
+ Địa vị kinh tế và địa vị xã hội của giai cấp công nhân quy định một cách
khách quan sứ mệnh lịch sử của họ
- Địa vị kinh tế: Trong xã hội Tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là một
bộ phận và là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong những bộ phận
hợp thành của lục lượng sản xuất. Họ đại diện cho sự phát triển không ngừng
của lực lượng sản xuất theo chiều hướng ngày càng hiện đại, với trình độ xã hội
hóa, quốc tế hóa ngày càng cao.
Do đó, giai cấp công nhân là lực lượng quyết định nhất trong việc phá vỡ
quan hệ sản xất tư bản chủ nghĩa khi nó đã trở nên lỗi thời, lạc hậu hơn so với sự
3


phát triển của lực lượng sản xuất và mang nặng tính chất tư nhân tu bản chủ
nghĩa ở cả ba mặt của nó.
- Địa vị xã hội: Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, do giai cấp công nhân là giai
cấp không có hoặc về cơ bản là không có tư liệu sản xuất (hay không có đủ
những tư liệu sản xuất chủ yếu, cần thiết, quyết định). Nếu như người nông dân
vẫn còn có sở hữu tư nhân nhỏ về ruộng đất; người trí thức vẫn được giới chủ
trọng dụng và gắn bó chặt chẽ với sự thống trị của giai cấp tư sản, thì đại bộ

phận giai cấp công nhân vẫn chỉ có thể kiếm sống bằng việc bán sức lao động
của mình cho nhà tư bản, và bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề nhất.
Do đó, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần triệt để cách mạng nhất
trong cuộc đấu tranh lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và thủ tiêu mọi chế
độ áp bức, bóc lột con người. Vì vậy, C.Mác cho rằng: trong cuộc đấu tranh ấy,
giai cấp công nhân không có gì để mất ngoài xiềng xích nô lệ; nếu được, lại
được cả thế giới về mình.
+ Những đặc điểm chính trị-xã hội của giai cấp công nhân cũng quy định
một cách khách quan sứ mệnh lịch sử của họ
- Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần triệt để cách mạng nhất.
- Giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
- Giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế.
- Giai cấp công nhân hội đủ những điều kiện cần thiết để có thể trở thành
giai cấp lãnh đạo cách mạng tiền phong.
1.1.3. Hai nhân tố chủ quan đảm bảo cho giai cấp công nhân thực hiện
thắng lợi sứ mệnh lịch sử thế giới của mình
+ Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển đảng của giai cấp công nhân
Chỉ có đảng cộng sản lãnh đạo, giai cấp công nhân mới chuyển từ đấu tranh
tự phát sang đấu tranh tự giác trong mỗi hành động với tư cách một giai cấp tự
giác và thực sự cách mạng. C. Mác đã nhấn mạnh rằng, trong cuộc đấu tranh của
mình chống lại quyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi nào giai cấp
vô sản tự mình tổ chức được thành một chính đảng độc lập của mình chống lại
quyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi nào giai cấp vô sản tự mình
tổ chức được thành một đảng độc lập với tất cả mọi chính đảng cũ do giai cấp
hữu sản lập ra thì mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp được.
- Bản thân giai cấp công nhân
4


Ngay từ khi mới hình thành trong xã hội tư bản chủ nghĩa, bản thân giai cấp

công nhân đã không ngừng hoạt động và trưởng thành từng bước về số lượng và
chất lượng. Về số lượng chẳng những ngày càng tăng lên rất rõ rệt ở tất cả các
nước, kể cả trong "kinh tế tri thức" hiện nay, mà còn đa dạng hơn về cơ cấu các
loại công nhân với nhiều ngành nghề ngày càng phong phú, phát triển, tinh vi
hơn.
Về chất lượng, bản thân giai cấp công nhân luôn có sự nâng cao về học vấn,
về khoa học công nghệ và tay nghề; từ hoạt động kinh tế, đấu tranh kinh tế trước
mắt, đã từng bước hoạt động chính trị, đấu tranh chính trị, thông qua các tổ chức
nghiệp đoàn, công đoàn, từng bước có ý thức giai cấp, giác ngộ giai cấp và cao
nhất là dẫn đến hình thành đảng tiên phong là đảng cộng sản.
Vì thế, giai cấp công nhân trở thành cơ sở chính trị căn bản nhất của đảng
cộng sản.
1.2.

Một số nét mới của giai cấp công nhân thế giới hiện nay
1.2.1. Sự lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề
- Số lượng: Nếu thống kê ta thấy, thời kỳ Mác Ăng ghen cuối thế kỷ XIX số
lượng công nhân trên thế gới chỉ có khoảng trên 10 triệu thì đến đầu thế kỷ XX
là 119 triệu, đến cuối thế kỷ XX đã tăng lên đến trên 660 triệu và đến nay số
lượng công nhân khoảng trên 800 triệu (năm 2003).Số lượng công nhân trong
tổng số lao động làm thuê tăng lên. Nếu như năm 1950 tỷ trọng lao động làm
thuê ở các nước tư bản trong tổng số dân cư chiếm 69% thì đến năm 1980 tỷ lệ
này là 81,8%, hiện nay là 86 %.
- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề
nghiệp ngày càng được nâng cao . Ở các nước tư bản phát triển phần lớn công
nhân có trình độ lành nghề. Chỉ có khoảng 10 % công nhân có trình độ thấp và
không lành nghề.
- Sự trưởng thành trong hoạt động công đoàn, nghiệp đoàn:
Ở nhiều nước tư bản phát triển, công đoàn không chỉ là tổ chức nhằm bảo vệ
quyền lợi của giai cấp công nhân, mà con đóng vai trò người hoà giải, cân bằng

lợi ích giữa giới chủ, công nhân và chính phủ. Đặc biệt phong trào công đoàn
phát triển mạnh đã tiến tới xây dựng quan hệ đối tác xã hội, với quan hệ 3 bên là
nhà nước - giới chủ - công đoàn.
Hiện nay trên thế giới có 3 tổ chức công đoàn quốc tế:
- Liên hiệp công đoàn thế giới (WFTU) có 102 tổ chức công đoàn thành viên
ở 74 nước với tổng số đoàn viên khoảng 407 triệu người.
5


- Liên hiệp quốc tế các công đoàn tự do (CFTU) có khoảng 140 triệu thành
đoàn viên thuộc 160 trung tâm công đoàn ở 120 nước trên thế giới.
- Liên hiệp công đoàn thế giới (WCL) có khoảng 25 triệu đoàn viên ở 60
quốc gia.
Nhìn chung, hoạt động đấu tranh của công đoàn hiện nay tập trung trên
nhiều lĩnh vực khác nhau: quyền lợi về kinh tế, việc làm, lao động, tăng lương ...
nhưng ít Athấy đòi quyền lợi về chính trị, tính thống nhất giữa các công đoàn
không cao.
Sự thay đổi về chất lượng cuộc sống.
1.2.2 Chất lượng cuộc sống:
Chất lượng cuộc sống của giai cấp công nhân thế giới đang ngày càng được
cải thiện. Một bộ phận công nhân trở nên trung lưu hóa, tích góp được một
lượng của cải, tuy nhiên chỉ là một phần nhỏ trong khối lượng của cải của xã
hội. Trong thực tế, trên thế giới, công nhân vẫn bị giai cấp tư sản bóc lột công
sức lao động và không được trả tương xứng với số của cải họ làm ra. Như vậy,
mặc dù được cải thiện về chất lượng cuộc sống nhưng vẫn chưa tương xứng với
những gì họ đáng được hưởng trên công sức của mình.
Tóm lại, trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, giai cấp công
nhân ở các nước đang phát triển có nhiều biến đổi quan trọng. Tuy nhiên, xét
đến cùng, vị thế, tư cách làm thuê, bị bóc lột của họ ở tuyệt đại đa số các nước
đang phát triển vẫn không thay đổi. Do địa vị kinh tế - xã hội quy định nên giai

cấp công nhân ở các nước này vẫn tiếp tục là lực lượng cách mạng tiên phong
trong tiến trình giải phóng và phát triển vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội.
2. THỰC TRANG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN
NAY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN.
2.1. Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay: thực trạng và nguyên nhân
2.1.1. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
- Về số lượng: trong thời gian qua, số lượng công nhân Việt Nam có xu hướng
tăng nhanh theo quy mô nền kinh tế. Khởi đầu công cuộc CNH, HĐH, đội ngũ
công nhân nước ta có khoảng 5 triệu người. Đến cuối năm 2005, số lượng công
nhân trong các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở
nước ta là 11,3 triệu người, chiếm 13,5% dân số, 26,46% lực lượng lao động xã
6


hội. Trong đó, 1,84 triệu công nhân thuộc các doanh nghiệp nhà nước, 2,95 triệu
trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, 1,21 triệu trong các doanh nghiệp FDI,
5,29 triệu trong các cơ sở kinh tế cá thể. So với năm 1995, tổng số công nhân
tăng 2,14 lần, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 1,03 lần, doanh nghiệp
ngoài nhà nước tăng 6,86 lần, doanh nghiệp FDI tăng 12,3 lần, các cơ sở kinh tế
cá thể tăng 1,63 lần(1). Hiện nay, cả nước có hơn 12,3 triệu công nhân trực tiếp
làm việc trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành
phần kinh tế.
- Về cơ cấu ngành nghề: Công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp
và xây dựng chiếm 70,9%, ngành dịch vụ và thương mại chiếm 24,3%, các
ngành khác chiếm 4,8%. Riêng các cơ sở kinh tế cá thể, công nhân chủ yếu làm
việc trong các lĩnh vực dịch vụ và thương mại chiếm 66,7%, 33,33% làm việc
trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
- Về trình độ học vấn: Cùng với sự phát triển nhanh của khoa học-công nghệ,
trình độ người lao động nói chung cũng được nâng lên đáng kể. Thể hiện ngay ở

nước ta nhưng năm gần đây trình độ học vấn của công nhân đã tăng nhanh. Nếu
như năm 1986 ta có khoảng 40% công nhân có văn hoá cấp PTTH thì đến nay số
lượng đó là 70%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2005 chỉ 26%, năm 2006
khoảng 31%. Tuy học vấn công nhân tăng lên nhưng, ý thức, nhất là ý thức tổ
chức kỷ luật kém. Theo thống kê từ năm 1995 đến 6/2006 đã có 1265 cuộc đình
không thông qua tổ chức công đoàn, không đúng trình tự pháp luật. Trong đó
đình công ở DNNN là 87 cuộc (chiếm 6,9%), đình công ở DN FDI 841
cuộc (chiếm 66,5 %), Dân doanh 336 cuộc (chiếm 26,6 %).
- Về chuyên môn tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp:
Trình độ nghề nghiệp của công nhân tuy đã được nâng cao, nhưng nhìn
chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Năm 1996, số công nhân chưa qua đào
tạo nghề là 45,7%, năm 2005 là 25,1%. Trình độ chuyên môn, tay nghề của công
nhân các loại hình doanh nghiệp năm 2005 như sau: lao động có trình độ từ cao
đẳng trở lên chiếm 16,1%, lao động có trình độ trung cấp chiếm14,6%, công
nhân kỹ thuật chiếm 28,1%, lao động không được đào tạo chiếm 41,2%. Năm
2010, số lao động có trình độ đại học trở lên là 5,7 %, cao đẳng là 1,7 %, trung
cấp là 3,5 %, dạy nghề 3,8 %. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu lao động kỹ
thuật khá lớn. Nhiều doanh nghiệp có thiết bị công nghệ cao nhưng lại thiếu
công nhân lành nghề. Đặc biệt, chỉ có 75,85% công nhân đang làm những công
7


việc phù hợp với ngành nghề đào tạo. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới
năng suất, chất lượng sản phẩm, gây lãng phí trong đào tạo nghề.
- Về trình độ nhận thức chính trị:
Giai cấp công nhân đóng vai trò là một lực lượng tích cực nhất trong đời
sống chính trị đất nước, gắn với sự vận động chính trị của từng quốc gia dân tộc
trong tiến trình giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Cũng cần
nhận thấy một thực tế hiện nay là, giai cấp công nhân ở các nước đang phát
triển, đặc biệt là ở các nước đảng cộng sản chưa nắm quyền lãnh đạo, nhìn

chung ít quan tâm đến chính trị và các vấn đề xã hội. Công nhân chủ yếu chỉ
nghĩ tới việc làm, lo cho đời sống có thu nhập ổn định, những chế độ phúc lợi
cần được hưởng… Tỷ lệ đảng viên trong giai cấp công nhân còn rất thấp, đặc
biệt là ở các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân trong nước.
Có 23,1% số công nhân, lao động còn thờ ơ, ít quan tâm đến tình hình chính trị,
kinh tế, xă hội đất nước; số đảng viên là công nhân được kết nạp hàng năm
chiếm 8% tổng số đảng viên mới được kết nạp hàng năm
- Về tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn của giai cấp công nhân:
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xă hội rộng lớn của giai cấp
công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm
mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống
nhất đi lên chủ nghĩa xă hội. Tuy nhiên, công đoàn trong các doanh nghiệp,
các tổ chức còn chưa đảm bảo được quyền lợi của công nhân.
- Về chất lượng cuộc sống :
Với mức thu nhập hiện tại, về cơ bản, nếu không làm thêm giờ, đời sống
công nhân khó mà đảm bảo. Thực tế cho thấy. lương công nhân không đủ để chi
trả sinh hoạt phí hàng ngày, cuộc sống khốn khó của công nhân bấy lâu nay vẫn
được nhắc tới nhưng chưa được cải thiện nhiều. Nhiều công nhân đang phải ở
trong những khu tập thể tạm bợ, cuộc sống khố khổ đang vây lấy họ. Nhiều gia
đình có con em đến tuổi đi học nhưng lại không đủ điều kiện để học hành đàng
hoàng, Chất lượng cuộc sống của công nhân không được đảm bảo và ngày càng
đáng báo động.
Như vậy, giai cấp công nhân có sự phát triển về mọi mặt, song còn nhiều
hạn chế, yếu kém như:
8


Thứ nhất, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của công nhân lao

động còn thấp so với yêu cầu phát triển đất nước và đang mất cân đối nghiêm
trọng trong cơ cấu lao động kỹ thuật giữa các bộ phận công nhân. Rõ nét nhất là
tình trạng thiếu nghiêm trọng chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý giỏi, công nhân
có trình độ tay nghề cao.
Thứ hai, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân chưa được đảm bảo, môi
trường làm việc độc hại, quyền lợi không được giải quyết một cách thỏa đáng...
đã dẫn đến các cuộc đình công.
Thứ ba, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của một bộ phận công
nhân còn yếu. Ý thức chính trị, nhận thức về luật pháp của công nhân còn hạn
chế. Tỷ lệ đảng viên, đoàn viên công đoàn trong công nhân lao động còn thấp.
Thứ tư, vai trò của tổ chức đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp
chưa đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng về số lượng, cơ cấu của giai cấp
công nhân.
2.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém kể trên
- Mặc dù Ðảng có chú trọng xây dựng giai cấp công nhân, nhưng quan tâm
chưa đầy đủ, chưa ngang tầm với vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong thời
kỳ mới;
- Đời sống của một bộ phận công nhân còn gặp nhiều khó khăn.
- Công tác giáo dục, nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị cho giai
cấp công nhân chưa được chú trọng đúng mức.
- Công tác phát triển Đảng cho đội ngũ công nhân trong hệ thống các doanh
nghiệp trong cả nước, nhất là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn
gặp nhiều khó khăn, bất cập.
- Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân chưa
được quan tâm và đầu tư thỏa đáng, dẫn đến còn tình trạng nhìn nhận chưa đúng
mức về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế.
- Việc tổ chức và tham gia hoạt động của các tổ chức công đoàn, các tổ chức
đoàn thể và chính trị - xã hội trong các hoạt động của đội ngũ công nhân còn
mang nặng tính hình thức, hiệu quả chưa cao...

2.2. Một số phương hướng cơ bản góp phần phát triển giai cấp công nhân
Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương lớn của Đảng về giai cấp
9


công nhân, nhanh chóng đưa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” vào cuộc sống.
Thứ hai, tạo tiền đề sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao ở tất cả các
ngành kỹ thuật. Trước hết phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn… Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn
theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao gắn với công nghiệp chế biến và
thị trường.
Thứ ba, đẩy mạnh tri thức hóa công nhân. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng “Quan tâm giáo dục, đào tạo,
bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao
bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp, kỷ luật lao động; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của công nhân”.
Thứ tư, tập trung lãnh đạo nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện những quy định của pháp luật về chế độ,
chính sách cho công nhân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc
kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước trong các doanh
nghiệp; xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm.
Thứ năm, tổ chức công đoàn, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã
hội tích cực tham gia công tác tuyên truyền các chế độ chính sách, pháp luật của
Nhà nước đối với công nhân lao động, nhất là chế độ tiền lương, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe và môi trường lao động

cho công nhân, các quy định về ký kết hợp đồng lao động và thỏa ước lao động
tập thể.
Thứ sáu, chỉ đạo kiểm tra các doanh nghiệp trong việc xây dựng và tổ chức
thực hiện quy chế dân chủ; tăng cường các hoạt động đối thoại, thương lượng
giữa người sử dụng lao động và người lao động nhằm xây dựng quan hệ lao
động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Các cấp chính quyền tăng cường công tác kiểm
tra, hướng dẫn việc thực hiện quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp.
Thứ bảy, tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp
theo hướng gắn với phát triển các khu đô thị mới, trong đó chú trọng xây dựng
nhà ở và các công trình phúc lợi thiết yếu phục vụ chăm sóc sức khỏe, nhu cầu
10


sinh hoạt tinh thần cho công nhân và nhân dân. Trong từng doanh nghiệp phải có
quy hoạch bố trí quỹ đất để xây dựng nơi sinh hoạt văn hóa cho công nhân.
C. KẾT LUẬN:

Như vậy, ngày nay, với sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân đang
phát triển vững mạnh và đóng góp một phần không nhỏ trong việc hình thành
của cải xã hội. Thế nhưng, đổi lại cuộc sống của họ vẫn chưa được đảm bảo về
nhiều mặt. So với công nhân thế giới, công nhân Việt Nam có điều kiện hình
thành và phát triển cũng như có những đặc điểm riêng. Nhưng cũng không tránh
khỏi tình trạng chạy vạy từng bữa ăn. Thiết nghĩ, nhà nước cần có sự quan tâm
đúng mức hơn nữa đối với tình cảnh giai cấp công nhân hiện nay để đảm bảo
đời sống cho họ, tạo điều kiện cho họ đóng góp vào sư phát triển của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin, nxb
Chính trị Quốc gia, 2011
2. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội học, GSTS Đỗ Nguyên Phương.

3. Thực trang giai cấp công nhân hiện nay
/>4.
/>5.
/>6.
/>7.
/>8.
/>D.

11


12



×