Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tương quan giữa kết quả học tập trung học phổ thông, điểm tuyển sinh với kết quả học tập năm nhất của học viên trung cấp an ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

LƯU ANH TÚ

TƯƠNG QUAN GIỮA KẾT QUẢ HỌC TẬP TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG, ĐIỂM TUYỂN SINH VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP NĂM NHẤT
CỦA HỌC VIÊN TRUNG CẤP AN NINH
(NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN II)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

LƯU ANH TÚ

TƯƠNG QUAN GIỮA KẾT QUẢ HỌC TẬP TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG, ĐIỂM TUYỂN SINH VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP NĂM NHẤT
CỦA HỌC VIÊN TRUNG CẤP AN NINH
(NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN II)

Chuyên ngành:
Mã số

:

Đo lường và đánh giá trong giáo dục


601.401.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Hà Nội – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tương quan giữa kết quả học tập trung
học phổ thông, điểm tuyển sinh với kết quả học tập năm nhất của học viên
trung cấp an ninh (Nghiên cứu tại trường Cao đẳng An ninh nhân dân II”
hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình
thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên
cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát
của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều
được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các
nội dung khác trong luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn

Lưu Anh Tú


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thu Hương –

Viện đảm bảo chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã nhiệt
tình, tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến quý Thầy (Cô) của Viện
Đảm bảo chất lượng giáo dục và các giảng viên tham gia giảng dạy khóa học
đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức về chuyên ngành Đo lường - Đánh giá trong
giáo dục cũng như cung cấp cách thức tiến hành một nghiên cứu khoa học cho
các học viên.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn thành tới đồng nghiệp, bạn bè thân thiết,
gia đình và đặc biệt là những người bạn khóa học K8 luôn động viên, khích lệ
tôi trong suốt quá trình học tập chương trình Cao học Đo lường và Đánh giá
trong giáo dục.
Xin trân trọng cảm ơn ./.
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2014
Tác giả

Lưu Anh Tú


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, HỘP ............................................. 6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 7
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu .................................................................. 8
3. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................... 9
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu ................................................. 9
4.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 9
4.2. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................... 9
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 9

5.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 9
5.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................ 10
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 10
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............ 12
1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 12
1.1.1. Phương pháp phân tích tương quan ................................................. 12
1.1.2. Giáo dục trung học phổ thông ......................................................... 18
1.1.3. Hoạt động học tập ........................................................................... 21
1.1.4. Kết quả học tập ............................................................................... 23
1.1.5. Thi tốt nghiệp THPT....................................................................... 26
1.1.6. Tuyển sinh ...................................................................................... 27
1.2. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................... 28
1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................... 28

1


1.2.2. Những nghiên cứu trong nước ........................................................ 31
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 36
2.1. Bối cảnh nghiên cứu .............................................................................. 36
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng ANND II.................... 36
2.1.2. Ngành nghề, trình độ đào tạo .......................................................... 37
2.1.3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường ........................................... 38
2.1.4. Đặc điểm tuyển sinh của nhà trường ............................................... 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 40
2.2.1. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 40
2.2.2. Khung lí thuyết ............................................................................... 43
2.2.3. Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 43
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 44

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN GIỮA KẾT QUẢ HỌC TẬP
THPT, ĐIỂM TUYỂN SINH VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP NĂM NHẤT ..... 46
3.1. Phân tích các biến được sử dụng trong phân tích tương quan giữa kết quả
học tập THPT, điểm tuyển sinh, kết quả học tập năm thứ nhất của học viên. 46
3.1.1. Điểm thi tốt nghiệp THPT .............................................................. 46
3.1.2. Điểm trung bình chung học tập lớp 12 ............................................ 48
3.1.3. Kết quả học tập 3 năm học THPT ................................................... 50
3.1.4. Điểm tuyển sinh.............................................................................. 51
3.1.5. Kết quả học tập năm nhất ............................................................... 53
3.2. Kiểm định sự khác biệt về kết quả học tập năm nhất giữa các nhóm của
biến giới tính và khối thi............................................................................... 55
3.2.1. Kiểm định Independent Samples T- Test giữa kết quả học tập năm
nhất với nhóm giới tính nam và nữ ........................................................... 55
3.2.2. Kiểm định One-way ANOVA giữa kết quả học tập năm nhất với các
khối thi tuyển sinh .................................................................................... 56

2


3.3. Phân tích tương quan giữa điểm tuyển sinh với kết quả học tập năm nhất
của học viên trung cấp an ninh ..................................................................... 56
3.4. Phân tích tương quan giữa kết quả học tập THPT với điểm tuyển sinh của
học viên trung cấp an ninh............................................................................ 61
3.4.1. Phân tích tương quan giữa điểm thi tốt nghiệp THPT với điểm tuyển
sinh........................................................................................................... 62
3.4.2. Phân tích tương quan giữa kết quả học tập lớp 12 của học viên với
điểm tuyển sinh của học viên trung cấp an ninh ....................................... 66
3.4.3. Phân tích tương quan giữa kết quả học tập 3 năm THPT của học viên
với điểm tuyển sinh của học viên trung cấp an ninh ................................. 70
3.5. Phân tích tương quan giữa kết quả học tập THPT với kết quả học tập năm

nhất của học viên trung cấp an ninh.............................................................. 74
3.5.1. Phân tích tương quan giữa điểm thi tốt nghiệp THPT với kết quả học
tập năm nhất của học viên trung cấp an ninh ............................................ 75
3.5.2. Phân tích tương quan giữa kết quả học tập lớp 12 của học viên với
kết quả học tập năm nhất của học viên trung cấp an ninh ......................... 79
3.5.3. Phân tích tương quan giữa kết quả học tập 3 năm THPT của học viên
với kết quả học tập năm nhất của học viên trung cấp an ninh ................... 82
3.6. Phân tích mối tương quan giữa điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm tuyển
sinh với kết quả học tập năm nhất của học viên trung cấp an ninh ................ 85
KẾT LUẬN .................................................................................................. 90
1. Kết luận .................................................................................................... 90
2. Những hạn chế của nghiên cứu................................................................. 90
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
PHỤ LỤC .................................................................................................... 95

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

ANND

An ninh nhân dân




Cao đẳng

CSND

Cảnh sát nhân dân

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

HĐHT

Hoạt động học tập

ĐH

Đại học

ĐCHT

Động cơ học tập

TBC

Trung bình chung

KQHT

Kết quả học tập


QLGD

Quản lí giáo dục

SV

Sinh viên

TSĐH

Tuyển sinh đại học

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1. Thống kê điểm tốt nghiệp THPT
Bảng 3.2. Thống kê điểm TBC lớp 12
Bảng 3.3. Thống kê kết quả học tập 3 năm THPT
Bảng 3.4. Thống kê điểm tuyển sinh
Bảng 3.5. Thống kê kết quả học tập năm nhất

Bảng 3.6. Bảng hệ số tương quan giữa các biến (Correlations)
Bảng 3.7. Đánh giá sự phù hợp của mô hình (Model Summary)
Bảng 3.8. Phân tích ANOVAa
Bảng 3.9. Bảng ước lượng các hệ số hồi qui cho mô hình (Coefficientsa)
Bảng 3.10. Bảng hệ số tương quan giữa các biến (Correlations)
Bảng 3.11. Đánh giá sự phù hợp của mô hình (Model Summary)
Bảng 3.12. Phân tích ANOVAa
Bảng 3.13. Bảng ước lượng các hệ số hồi qui cho mô hình (Coefficientsa)
Bảng 3.14. Bảng hệ số tương quan giữa các biến (Correlations)
Bảng 3.15. Đánh giá sự phù hợp của mô hình (Model Summary)
Bảng 3.16. Phân tích ANOVAa
Bảng 3.17. Bảng ước lượng các hệ số hồi qui cho mô hình (Coefficientsa)
Bảng 3.18. Bảng hệ số tương quan giữa các biến (Correlations)
Bảng 3.19. Đánh giá sự phù hợp của mô hình (Model Summary)
Bảng 3.20. Phân tích ANOVAa
Bảng 3.21. Bảng ước lượng các hệ số hồi qui cho mô hình (Coefficientsa)
Bảng 3.22. Bảng hệ số tương quan giữa các biến (Correlations)
Bảng 3.23. Đánh giá sự phù hợp của mô hình (Model Summary)
Bảng 3.24. Phân tích ANOVAa
Bảng 3.25. Bảng ước lượng các hệ số hồi qui cho mô hình (Coefficientsa)
Bảng 3.26. Bảng hệ số tương quan giữa các biến (Correlations)
Bảng 3.27. Đánh giá sự phù hợp của mô hình (Model Summary)
Bảng 3.28. Bảng ước lượng các hệ số hồi qui cho mô hình (Coefficientsa)
Bảng 3.29. Bảng hệ số tương quan giữa các biến (Correlations)
Bảng 3.30. Đánh giá sự phù hợp của mô hình (Model Summary)
Bảng 3.31. Bảng ước lượng các hệ số hồi qui cho mô hình (Coefficientsa)
Bảng 3.32. Bảng hệ số tương quan giữa các biến (Correlations)
Bảng 3.33. Đánh giá sự phù hợp của mô hình (Model Summary)
Bảng 3.34. Bảng ước lượng các hệ số hồi qui cho mô hình (Coefficientsa)


5

Trang
41
46
48
50
52
54
55
56
57
57
60
60
61
61
63
64
65
65
67
68
69
69
71
72
73
73
75

76
77
78
79
80
80
80
80


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, HỘP

Hình 2.1. Biểu đồ mô tả mẫu nghiên cứu

Trang
42

Hình 2.2. Biểu đồ mô tả mẫu theo khối thi tuyển sinh

42

Hình 3.1. Biểu đồ thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT

47

Hình 3.2. Biểu đồ thống kê điểm TBC lớp 12

49

Hình 3.3. Biểu đồ thống kê điểm học tập 3 năm THPT


51

Hình 3.4. Biểu đồ mô tả điểm thi tuyển sinh

52

Hình 3.5. Biểu đồ mô tả kết quả học tập năm nhất

54

Hình 3.6. Biểu đồ liên hệ tuyến tính

58

Hình 3.7. Biểu đồ liên hệ hồi qui tuyến tính thuận giữa hai biến

62

Hình 3.8. Biểu đồ liên hệ tuyến tính thuận giữa các biến

66

Hình 3.9. Biểu đồ liên hệ hồi quy tuyến tính thuận giữa hai biến

70

Hình 3.10. Biểu đồ liên hệ hồi quy tuyến tính thuận giữa hai biến

74


Hộp 3.1. Kết quả phỏng vấn sâu câu hỏi số 3

61

Hộp 3.2. Kết quả phỏng vấn sâu câu hỏi số 2

74

Hộp 3.3. Kết quả phỏng vấn sâu câu hỏi số 1

87

Hộp 3.4. Kết quả phỏng vấn sâu câu hỏi số 4

88

Hộp 3.5. Kết quả phỏng vấn sâu câu hỏi số 5

89

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với ba chức năng quan trọng là đào tạo nhân lực có trình độ cao cho
đất nước, sản sinh những tri thức mới cho khoa học và cung ứng các dịch vụ
cho xã hội. Giáo dục đại học nước ta đang đứng trước những thách thức mới.
Với xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa, sự phát triển nhanh và mạnh của khoa

học và công nghệ đòi hỏi giáo dục đại học phải vươn lên, phải đi trước, đón
đầu để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, đảm bảo cho đất nước ngày một phát triển ổn định và bền vững.
Để thực hiện tốt chức năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho
quá trình hội nhập và phát triển đất nước, các trường đại học Việt Nam cần
phát huy một cách mạnh mẽ nhất nội lực, đề ra những giải pháp có tính khoa
học cho quá trình cải tiến chất lượng nhằm thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu và
sứ mạng của mình.
Với những yêu cầu chung của cả xã hội và hệ thống giáo dục nước nhà
thì công tác giáo dục và đào tạo trong lực lượng Công an nhân dân cũng chịu
tác động không nhỏ, buộc phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với xu thế của
xã hội. Chính vì vậy, ngày 22 tháng 7 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định 1229/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Quy hoạch tổng thể, nâng
cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong
Công an nhân dân đến năm 2020”. Trong đó xác định mục tiêu chung là “Đổi
mới toàn diện hệ thống các trường Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu về quy
mô, chất lượng và cơ cấu; hệ thống tiêu chí về tổ chức đào tạo và kiểm định
chất lượng được chuẩn hóa; hệ thống trường và các trung tâm huấn luyện bồi
dưỡng nghiệp vụ được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc gia và tiếp cận từng bước
với thành tựu giáo dục và đào tạo hiện đại của các nước tiên tiến trong khu

7


vực và thế giới, đáp ứng tốt nhất yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
phục vụ công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại”. Để thực hiện được mục
tiêu này một trong các công việc được xác định cần tập trung thực hiện là
thực hiện tốt công tác tuyển sinh, đào tạo bồi dưỡng, đảm bảo chất lượng
tuyển sinh đầu vào.

Có thể nhận thấy, đối với hệ thống giáo dục đại học nói chung và hệ
thống các trường của lực lượng Công an nhân dân nói riêng, khái niệm chất
lượng được hợp thành từ chất lượng của các thành tố: công tác giảng dạy,
chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ, giảng viên, người học, các hoạt động
học thuật, nghiên cứu khoa học, thư viện, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết
bị,...Trong đó có thể thấy vai trò quan trọng của người học có ảnh hưởng lớn
đến chất lượng đào tạo của nhà trường.
Cùng với những lý do trên, tác giả nhận thấy kết quả thi tốt nghiệp
trung học phổ thông, tuyển sinh đầu vào và kết quả học tập có mối liên hệ đặc
biệt nhưng hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá về mối
quan hệ này. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tương quan giữa kết quả học tập
trung học phổ thông, điểm tuyển sinh với kết quả học tập năm nhất của học
viên trung cấp an ninh (nghiên cứu tại Trường Cao đẳng An ninh nhân
dân II)” nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa
điểm thi kết quả học tập trung học phổ thông, điểm thi tuyển sinh với kết quả
học tập năm nhất của học viên trung cấp an ninh trường Cao đẳng An ninh
nhân dân II.
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá mối tương quan giữa điểm kết quả học tập trung học phổ
thông, điểm tuyển sinh với kết quả học tập năm nhất của học viên trung cấp
an ninh Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 2 nhằm tìm ra, phân tích mối

8


tương quan và đề ra những khuyến nghị giúp nhà trường nâng cao chất lượng
tuyển sinh đầu vào và kết quả học tập của học viên.
3. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: mối tương quan giữa kết quả học tập trung học
phổ thông, điểm tuyển sinh với kết quả học tập năm thứ nhất của học viên

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II .
- Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ Trường
Cao đẳng An ninh nhân II.
- Giới hạn về khách thể trong khảo sát nghiên cứu: Nghiên cứu tập
trung vào học viên trung cấp hệ chính quy đang học tập tại Trường Cao đẳng
An ninh nhân dân II.
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Kết quả học tập trung học phổ thông, điểm thi tuyển sinh và kết quả
học tập năm thứ nhất của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II có
mối tương quan như thế nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết H1: Điểm thi tuyển sinh càng cao thì kết quả học tập năm
thứ nhất của học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân II càng cao.
- Giả thuyết H2: Kết quả học tập trung học phổ thông càng cao thì kết quả
học tập năm nhất của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II càng cao.
- Giả thuyết H3: Kết quả học tập trung học phổ thông càng cao điểm thi
tuyển sinh của học viên càng cao.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

9


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả học tập trung học phổ
thông, điểm thi tuyển sinh và kết quả học tập năm nhất của học viên bậc trung
cấp an ninh Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là học viên trung cấp hệ chính quy
của Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II.

6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mối tương quan giữa kết quả học tập trung học phổ
thông, điểm thi tuyển sinh với kết quả học tập năm thứ nhất của học viên
trung cấp trường Cao đẳng An ninh nhân dân II.
Với kết quả học tập trung học phổ thông, đề tài sử dụng điểm thi tốt
nghiệp trung học phổ thông, điểm học tập lớp 12, điểm học tập 3 năm THPT
để tổ chức nghiên cứu.
Với điểm tuyển sinh, đề tài sử dụng tổng điểm 3 môn thi tuyển sinh
đại học của học viên, không tính các điểm ưu tiên để tổ chức nghiên cứu.
Với kết quả học tập năm nhất của học viên, đề tài sử dụng điểm TBC
học tập năm nhất của học viên để tổ chức nghiên cứu.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và bằng các phương
pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để thu thập thông tin
về kết quả học tập, điểm tuyển sinh, và các yếu tố khác.
- Phương pháp thống kê toán học (sử dụng phần mềm SPSS) được sử
dụng để phân tích mối tương quan giữa kết quả học tập trung học phổ thông,
điểm tuyển sinh với kết quả học tập năm nhất của học viên.

10


- Phương pháp nghiên cứu định tính để lấy thêm thông tin phục vụ
phân tích kết quả theo hai chiều.
- Phương pháp hồi cứu các tài liệu và các công trình nghiên cứu, phân
tích, tổng hợp và khái quát hóa các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài.


11


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Phương pháp phân tích tương quan
Liên hệ tương quan là mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các biến,
trong đó sự biến động của một biến này là do tác động của nhiều biến khác
gọi là liên hệ tương quan (Tăng Văn Khiêm, 2005).
Phân tích tương quan có thể được hiểu là một phương pháp toán học áp
dụng vào việc phân tích thống kê nhằm biểu hiện và nghiên cứu mối liên hệ
tương quan giữa các biến.
Quá trình phân tích tương quan gồm các công việc cụ thể sau:
- Phân tích định tính về bản chất của mối quan hệ, đồng thời dùng
phương pháp phân tổ hoặc đồ thị để xác định tính chất và xu thế của mối quan
hệ đó.
- Biểu hiện cụ thể mối liên hệ tương quan bằng phương trình hồi quy
tuyến tính hoặc phi tuyến tính và tính các tham số của các phương trình.
- Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan bằng các hệ số
tương quan hoặc tỉ số tương quan.
1.1.1.1. Phân tích mối liên hệ tương quan giữa các biến biến đổi
theo không gian
Liên hệ tương quan giữa các biến biến đổi theo không gian, nghĩa là
mối liên hệ của các biến được nghiên cứu trên góc độ ở các không gian khác
nhau và được sắp xếp theo một thứ tự nào đó. Ví dụ, nghiên cứu mối liên hệ
giữa tuổi nghề của công nhân với năng suất lao động của họ.
Với liên hệ tương quan không gian, thường nghiên cứu 3 trường hợp:
liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai biến, liên hệ tương quan phi tuyến tính
giữa 2 biến và liên hệ tương quan tuyến tính giữa nhiều biến.


12


a. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa 2 biến
- Phương trình hồi quy tuyến tính (đường thẳng)
Nếu gọi y và x là các trị số thực tế của biến phụ thuộc và biến độc lập
có thể xây dựng được phương trình hồi quy đường thẳng như sau:
~
y x  a  bx

- Hệ số tương quan tuyến tính giữa hai biến (ký hiệu là r)
Công thức tính hệ số tương quan:
r

hoặc

xy  x.y
 x . y

x
y

r  b.

Trong đó:

xy 

xy
n


x  x 

x



x 2  x 
 
n
 n 

2

x 

n

y  y 

2

y 

n



x
; y  y

n
n

;

y 2  y 
 
n
 n 

2

2

Hệ số tương quan lấy giá trị trong khoảng từ -1 đến 1 (  1  r  1 ):
Khi r càng gần 0 thì quan hệ càng lỏng lẻo, ngược lại khi r càng gần 1
hoặc -1 thì quan hệ càng chặt chẽ (r > 0 có quan hệ thuận và r < 0 có quan hệ
nghịch). Trường hợp r=0 thì giữa x và y không có quan hệ.
b. Liên hệ tương quan phi tuyến tính giữa 2 biến
- Các phương trình hồi quy
Phương trình hồi quy phi tuyến tính thường được sử dụng:
* Phương trình parabol bậc 2:
~
y x  a  bx  cx 2

13


Phương trình parabol bậc 2 thường được áp dụng trong trường hợp các
trị số của biến độc lập tăng lên thì trị số của biến phụ thuộc tăng (hoặc giảm),

việc tăng (hoặc giảm) đạt đến trị số cực đại (hoặc cực tiểu) rồi sau đó lại giảm
(hoặc tăng).
* Phương trình hybecbol
b
~
yx  a 
x

Phương trình hybecbol được áp dụng trong trường hợp các trị số của
biến độc lập tăng lên thì trị số của biến phụ thuộc giảm nhưng mức độ giảm
nhỏ dần và đến một giới hạn nào đó ( ~y

x

 a)

thì hầu như không giảm.

* Phương trình hàm số mũ
~
y x  a.b x

Phương trình hàm số mũ được áp dụng trong trường hợp cùng với sự
tăng lên của biến độc lập thì trị số của các biến phụ thuộc thay đổi theo cấp số
nhân, nghĩa là có tốc độ tăng xấp xỉ nhau.
- Tỉ số tương quan
Đối với liên hệ tương quan phi tuyến tính giữa 2 biến sẽ dùng tỉ số
tương quan (ký hiệu   eta ) để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ.
Công thức tính tỉ số tương quan như sau:



 2y


ü

2
y



y

ü

y

Trong đó: 

2
yx



~y

 y
n

2


x

: Phương sai đo độ biến thiên của biến y do

ảnh hưởng riêng của biến x; với

~
yx

là giá trị lý thuyết của đường hồi quy phi

tuyến tính giữa y và x được xác định;
 2y 

y

 y

2

n

: Phương sai đo độ biến thiên của biến y do ảnh hưởng của

tất cả các biến độc lập.

14



Tỉ số tương quan có một số tính chất sau:
Tỉ số tương quan lấy giá trị trong khoảng [0;1], tức là 0    1.
- Nếu  = 0 thì giữa x và y không có liên hệ tương quan;
- Nếu  =1 thì giữa x và y có liên hệ hàm số;
- Nếu  càng gần 1 thì giữa x và y liên hệ tương quan càng chặt chẽ, và
càng gần 0 thì liên hệ tương quan càng lỏng lẻo.
Tỉ số tương quan lớn hơn hoặc bằng giá trị tuyệt đối của hệ số tương
quan, tức là   r. Nếu  = r  thì giữa x và y có mối liên hệ tương quan
tuyến tính.
c. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa nhiều biến
- Phương trình hồi quy tuyến tính giữa 3 biến
Nếu gọi y là biến kết quả và x1, x2 là các biến độc lập, ta có phương
trình hồi quy tuyến tính giữa 3 biến như sau:
~
y x1,x 2  a 0  a1 x 1  a 2 x 2

- Hệ số tương quan
Để đánh giá trình độ chặt chẽ mối liên hệ tương quan tuyến tính nhiều
biến, người ta thường tính toán hệ số tương quan: hệ số tương quan bội và hệ
số tương quan riêng.
* Hệ số tương quan bội (Ký hiệu là R) được dùng để đánh giá độ chặt chẽ
giữa biến phụ thuộc với tất cả các biến độc lập được nghiên cứu. Công thức tính
như sau:
R

ryx2  ryx2  2ryx ryx rx x
1

2


1

2

1 2

2
x1x 2

1 r

Hệ số tương quan bội nhận giá trị trong khoảng 0;1, tức là 0R1.
Như vậy, R càng gần 0 thì quan hệ tương quan càng lỏng lẻo và R càng
gần 1 thì quan hệ càng chặt chẽ.

15


Nếu R=0 thì không có quan hệ tương quan và nếu R=1 thì quan hệ
tương quan trở thành quan hệ hàm số.
1.1.1.2. Phân tích mối liên hệ tương quan giữa hai biến biến động
theo thời gian
Mối liên hệ tương quan theo thời gian là mối liên hệ giữa các dãy số
biến động theo thời gian. Trong đó, có một số dãy số biểu hiện biến động của
các biến độc lập (sự biến động của nó sẽ ảnh hưởng đến biến động của biến
kia) và một dãy số biểu hiện biến động của biến kết quả (sự biến động của nó
phụ thuộc vào biến động của các biến độc lập).
Phân tích mối liên hệ tương quan giữa các dãy số theo thời gian chính
là xác định mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa các dãy số. Do đặc điểm
nghiên cứu tương quan theo dãy số thời gian là rất phức tạp nên ở đây chỉ

trình bày tương quan tuyến tính giữa hai dãy số.
Đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian là tồn tại cái gọi là tự
tương quan. Để kiểm tra các dãy số biến động theo thời gian có đặc điểm này
hay không, ta tiến hành tính hệ số liên hệ tương quan tuyến tính giữa các mức
độ của dãy số đã cho (xt hoặc yt) với mức độ của dãy số đó nhưng lệch đi thời
gian 1 năm (t=1). Khi nghiên cứu riêng cho từng dãy (đại lượng x hay y) về
bản chất đều có công thức tính giống nhau, chỉ khác nhau (hoặc là theo x hoặc
là theo y). Từ đây các trường hợp nghiên cứu riêng của từng dãy thống nhất
chỉ ký hiệu chung là x).
Công thức hệ số tính tương quan riêng cho từng dãy số chẳng hạn x
như sau:
rx , x 
t

t 1

x t .x t 1  x t .x t 1
 t . t 1

Trong đó:
t chỉ thứ tự thời gian theo từng năm;

16


xt, xt+1 - là mức độ thực tế của dãy thuộc năm t và của năm sau năm t
(t+1);
 t và t+1 - là các độ lệch chuẩn tương ứng.
rx ,x
t


t 1

là hệ số phản ánh mức độ tự tương quan. Hệ số này càng gần 1 thì

đặc điểm tự tương quan càng mạnh, và ngược lại càng gần 0 thì đặc điểm tự
tương quan càng yếu.
Khi kiểm tra đặc điểm tự tương quan của dãy số:
- Nếu thấy đặc điểm này yếu ( rx ,x gần 0) thì hệ số tương quan tuyến
t

t 1

tính giữa hai dãy xt và yt (rx,y) vẫn tính trực tiếp theo các mức độ thực tế (xt
và yt) như tương quan tuyến tính giữa hai biến biến động theo không gian.
- Nếu thấy đặc điểm tự tương quan của hai dãy số mạnh ( rx ,x gần
t

t 1

+1) thì hệ số tương quan giữa 2 dãy xt và yt không thể tính trực tiếp theo
các mức độ thực tế (xt và yt ) mà theo các độ lệch giữa mức độ thực tế (xt ,
yt ) và mức độ lý thuyết tương ứng ( xˆ , yˆ ). Công thức tính hệ số tương
t

t

quan (R xy) như sau:
R xy 


d x .d y
t

2
xt

t

d .d 2y

Trong đó:

t

dx , dy
t

t

là các độ lệch giữa mức độ thực tế (xt, yt) và các mức

độ lý thuyết tương ứng ( xˆ ,
t

yˆ t ),

tức là

dx


t

= xt- xˆ và
t

dy

t

= yt-

yˆ t .

Các mức độ lý thuyết xˆ t và yˆ t có thể xác định được bằng nhiều phương
pháp, nhưng phổ biến và có ý nghĩa nhất là theo phương trình toán học
(phương trình hồi quy).
Trong kinh tế thường dùng một số dạng, phương trình toán học chủ yếu
sau đây để điều chỉnh các dãy số:
- Phương trình tuyến tính (bậc nhất):
yˆ  a 0  a1 t

17


- Phương trình parabol bậc hai:
yˆ  a 0  a1 t  a 2 t 2

- Phương trình parabol bậc ba:
yˆ  a 0  a1 t  a 2 t 2  a 3 t 3


- Phương trình hyperbol:
yˆ  a 0 

a1
t

- Phương trình hàm số mũ:
yˆ  a 0 .a1t

Các hệ số theo từng dạng phương trình được bằng cách giải các hệ
phương trình chuẩn tắc tương ứng được xây dựng theo phương pháp bình
phương nhỏ nhất.
Để xác định quy luật phát triển của từng dãy số theo loại phương trình
này, trước tiên phải đưa số liệu lên đồ thị để chọn một số loại phương trình
nào đó tiến hành điều chỉnh dãy số. Sau đó ứng với mỗi phương trình đã được
điều chỉnh chúng ta tính toán các sai số mô tả:
Vx 

x
x



Vy 

y
y

rồi chọn phương trình nào có hệ số mô tả nhỏ nhất.


1.1.2. Giáo dục trung học phổ thông
Theo Điều 26 Luật Giáo dục thì giáo dục phổ thông nằm trong hệ thống
giáo dục quốc dân, bao gồm:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến
lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp
sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu
học, có tuổi là mười một tuổi;

18


c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ
lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt
nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.
Giáo dục THPT nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân của quốc gia, là
cấp học quan trọng đánh dấu sự trưởng thành về ý thức và kiến thức của học
sinh. Trường trung học phổ thông, là một loại hình đào tạo chính quy ở Việt
Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt,
gồm các khối học: lớp 10, lớp 11, lớp 12. Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này,
học sinh được nhận bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, có một tên gọi khác
cho loại bằng này là "Bằng tú tài".
Trường phổ thông được lập tại các địa phương trên cả nước. Trường
được sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo (tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương), tức là trường trung học phổ thông ngang với Phòng Giáo
dục quận, huyện. Quy chế hoạt động do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Cấp học giáo dục phổ thông có mục tiêu là giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn

bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong mục tiêu chung của cấp học này thì trình độ
trung học phổ thông có mục tiêu cụ thể là nhằm giúp học sinh củng cố và phát
triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có
những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát
huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao
đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Trong chiến lược phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của
mỗi quốc gia, câu hỏi đầu tiên, và đột phá chú trọng đầu tiên bao giờ cũng nói

19


tới giáo dục phổ thông, vì giáo dục phổ thông là nền tảng cơ bản của hệ thống
giáo dục quốc dân và chính nó sẽ là cơ sở đem đến chất lượng cho cả hệ
thống giáo dục.
Tùy theo đặc điểm và hoàn cảnh, mỗi nước trên thế giới có những quan
điểm và mô hình giáo dục khác nhau, tuy nhiên về hệ thống giáo dục của từng
nước, chúng ta thấy có những điểm tương tự nhau là: giáo dục mầm non (hay
còn gọi là giáo dục tiền học đường), giáo dục phổ thông, giáo dục dạy nghề
và đại học…Giáo dục mầm non là giáo dục giành cho trẻ từ lọt lòng đến 5
tuổi, đây là cấp học mở đầu cho quá trình phát triển của mỗi con người với
nhiệm vụ chủ yếu mang tính dẫn dắt, giúp trẻ có được những kiến thức ban
đầu để có thể làm quen, thích nghi dần với cuộc sống và phát triển tiếp theo.
Giáo dục phổ thông giành cho lứa tuổi từ 6 đến 18 tuổi, cấp học này cung cấp
những kiến thức phổ thông, cơ bản ban đầu giúp tuổi trẻ có thể tiếp tục học
nghề hoặc học lên và cũng có thể đi vào cuộc sống tự nuôi sống mình và cống
hiến cho xã hội. Giáo dục dạy nghề và giáo dục đại học là giáo dục chuyên
sâu và nâng cao, tiếp tục vũ trang cho người học những kiến thức và kỹ năng
chuyên biệt giúp người học trưởng thành một cách toàn diện, có thể chủ động

đi vào cuộc sống theo nhiều hướng phát triển phong phú, đa dạng để cống
hiến cho xã hội… Như vậy có thể nói, các cấp học trong hệ thống giáo dục là
một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một
dòng chảy liên tục có chủ đích cho quá trình phát triển của mỗi con người.
Trong hệ thống này công bằng mà nói chúng ta có thể khẳng định: giáo dục
phổ thông có một vị trí hết sức quan trọng, nó là chiếc cầu nối cơ bản, nó là
cấp học mang tính nền tảng của cả hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia. Chất
lượng của giáo dục phổ thông do vậy trước tiên ảnh hưởng rất lớn tới chất
lượng giáo dục dạy nghề và đại học, sâu xa hơn, mở rộng hơn, chính nó là
nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng của nguồn lực lao động

20


từng nước. Bởi vậy trong chiến lược phát triển giáo dục, phát triển nguồn
nhân lực của mỗi quốc gia, câu hỏi đầu tiên, trọng tâm đột phá đầu tiên là chú
trọng chăm lo cho cấp học phổ thông.
1.1.3. Hoạt động học tập
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về họat động học tâp: Theo N. V.
Cudomina (1996), “Học tập được coi là nhận thức cơ bản của sinh viên được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy. Trong quá trình đó viêc
nắm vững nội dung cơ bản các thông tin mà thiếu nó thì không thể tiến hành
được hoạt động nghề nghiệp tương lai” (Cudomina 1996 in Nguyễn Văn Thạc
& Phạm Thành Nghị 1992).
Theo Thuyết tâm lý học hoạt động do Lev Semenovich Vygotshy, nhà
tâm lý học người Nga tiên phong khởi xướng vào giữa những năm 20 của thế
kỷ XX thì: Bất cứ hoạt động nào được gọi là học khi hiệu quả của nó - những
tri thức, kỹ năng và thái độ mới hay những tri thức, kỹ năng, thái độ cũ có
bản chất mới được hình thành ở người thực hiện hoạt động này. Trong quá
trình lên lớp, hoạt động được chia thành nhiều dạng khác nhau:

+ Hoạt động vào bài
+ Hoạt động giới thiệu bài mới
+ Hoạt động chiếm lĩnh bài mới
+ Hoạt động củng cố
+ Hoạt động hình thành kỹ năng
+ Hoạt động phản hồi
+ Hoạt động đánh giá
Theo các tác giả Diệp Thị Thanh và Đoàn Thanh Hà (2009), HĐHT tại
các trường đại học là quá trình mỗi sinh viên tự mình chiếm lĩnh hệ thống tri
thức, kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai và tạo
nền tảng để vươn lên thích ứng với những yêu cầu trước mặt và lâu dài mà

21


×