Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

yêu cầu của tiền lương tối thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.8 KB, 3 trang )

yêu cầu của tiền lương tối thiểu
1.

Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo đời sống tối thiểu cho người lao động, ở
trình độ lao động phổ thông phù hợp với khả năng của nền kinh tế trong
từng thời kì nhất định, phải đảm bảo mức sống tối thiểu thực tế cho những
người hưởng mức lương tối thiểu.
- Đây là yêu cầu quan trọng của tiền lương tối thiểu. Người lao động làm
việc để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu, cơ bản của bản thân, và gia đình
nhằm duy trì cuộc sống và làm việc, như vậy yêu cầu của tiền lương tối
thiểu là phải đáp ứng những nhu cầu cơ bản tối thiểu về các mặt ăn,
mặc,ở, đi lại, học tập, đồ dùng, hưởng thụ văn hóa để tái sản xuất ra sức
lao động, tiếp tục, làm việc. Tiền lương tối thiểu phải là mức lương đủ
sống. Mức lương đó phải được hỗ trợ bằng các phúc lợi khác và các lợi
ích an sinh xã hội. Khi người lao động phải làm thêm giờ để nuôi sống
gia đình, hay cho con đi học, hay trợ cấp bố mẹ già thì đó không phải là
đồng lương đủ sống.Khi người lao động phải cắt giảm chi tiêu tối thiểu vì
giá cả sinh hoạt tăng lên mà đồng lương không theo kịp thì đó không thể
gọi là đồng lương đủ sống. Khi người lao động không tiết kiệm nổi cho
các khoản chi tiêu đột xuất thì đó cũng không thể gọi là đồng lương đủ
sống.
Khi tiền lương không đủ trang trải cuộc sống, sức khỏe không bảo đảm,
NLÐ khó hoàn thành định mức công việc trong tám giờ quy định. Vì thế,
họ buộc phải rơi vào vòng xoáy tăng ca để có thêm thu nhập. Về lâu dài,
sẽ tạo ra lớp người nghèo mới ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh xã
hội. Lương quá thấp không tương xứng cường độ, thời gian NLÐ bỏ ra,
là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc đình công, ngừng
việc tập thể. Theo báo cáo của Tổng LÐLÐ Việt Nam, từ đầu năm đến
nay, cả nước xảy ra 611 cuộc đình công, tăng gần bốn lần so với cùng kỳ
năm 2010, tập trung tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm
phía nam và các DN có vốn FDI.


- Tuy nhiên hiện nay mức lương tối thiểu vẫn chưa đảm bảo được đời sống
tối thiểu của người lao động. Mức lương tối thiểu do nhà nước quy định
là 1.150.000 đồng, tiêu chuẩn hộ nghèo là trên 400.000 đồng/người/hộ ở
khu vực nông thôn, đô thị là 500.000 đồng, nhưng thực tế là không thể
đáp ứng được đời sống tối thiểu. Mức lương tối thiểu đã tăng nhưng do
giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao nên giá trị tiền lương thực tế giảm,


2.

3.

tiền lương tối thiểu không bù đắp kịp tốc độ của giá cả tiêu dùng, dẫn tới
mức sống tối thiểu của NLÐ chưa bảo đảm như mục tiêu đã đề ra.
Tiền lương tối thiểu phải được tính đúng tính đủ để trở thành lưới an toàn
chung cho những người làm công ăn lương trong xã hội, không phân biệt
thành phần kinh tế và khu vực kinh tế.
- Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo nguyên tắc được tính đúng và đủ, tạo
sự công bằng cho người lao động. Mục tiêu của chính sách tiền lương tối
thiểu là nhằm bảo vệ cho người lao động, bảo đảm cho người lao động tái
sản xuất sức lao động. Chính sách tiền lương tối thiểu có ý nghĩa trong
việc loại trừ khả năng bóc lột trong các doanh nghiệp có thể xảy ra đối
với người lao động trước sức ép của thị trường. Khi cung lao động vượt
cầu lao động( thị trường lao động việt nam luôn trong tình trạng này),
nếu không có lưới an toàn do nhà nước quy định đảm bảo thực hiện, thì
người lao động có thể lợi dụng, gây sức ép nhằm trả công theo ý muốn.
Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo mối quan hệ thực sự giữa mức lương tối
thiểu, trung bình và tối đa để chống lại xu hướng gia tăng chênh lệch bất hợp
lí giữa các loại lao động, vi phạm nguyên tắc phân phối theo lao động.
- Tiền lương tối thiểu như được coi là “mức lương sàn”, theo đó tiền lương

không được trả thấp hơn mức này. Với cách tiếp cận này tiền lương tối
thiểu chủ yếu có liên quan tới nhóm lao động yếu thế nhất và có chức
năng cung cấp một mức sống tối thiểu cho họ, trong khi đó NLĐ hưởng
mức lương trung bình trên thị trường sẽ thương lượng tiền lương với
NSDLĐ thông qua thương lượng tập thể hoặc thương lượng cá nhân. Có
thể thấy, tiền lương tối thiểu tại VN có xu hướng được sử dụng như là
“tiền lương cơ bản” hoặc “tiền lương tham khảo” để tính các mức tiền
lương khác nhau cho các nhóm lao động khác nhau. Các mức tiền lương
này còn được sử dụng làm cơ sở tính toán trong hệ thống an sinh xã hội
và khu vực công. Đảm bảo yêu cầu này nhằm hạn chế sự chênh lệch bất
hợp lí giữa các loại lao động, các ngành nghề trong xã hội.
- Tuy nhiên ở Việt Nam quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa
cũng chưa hợp lý, nhất là hệ số trung bình quá thấp trong quan hệ này
nên không cải thiện được đời sống và khuyến khích được CBCCVC có
hệ số lương thấp; Tiền lương trả cho CBCCVC được qui định bằng hệ số
được tính trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung; tiền lương chưa được trả


4.

5.

đúng với vị trí làm việc, chức danh và hiệu quả công tác, chất lượng cung
cấp dịch vụ công.
Tiền lương tối thiểu là yếu tố tác động đến mức tiền công trên thị trường sức
lao động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tính đủ đầu vào và hoạt động
có hiệu quả.
- Tiền lương tối thiểu giúp cho doanh nghiệp tính toán được chi phí sản
xuất, dựa vào đó tính được đủ số lượng đầu vào, để sản xuất kinh doanh
có hiệu quả. Nó thiết lập mối quan hệ về kinh tế giữa NLĐ và NSDLĐ

trong từng ngành và từng vùng, duy trì và nâng cao sức canh tranh của
lao động việt nam vào thị trường lao động của khu vực và quốc tế, là yếu
tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển thị trương lao động.
Tiền lương tối thiểu là công cụ điều tiết của nhà nước trong phạm vi toàn xã
hội và trong từng cơ sở kinh tế,...
- Chính sách tiền lương tối thiểu phải bảo vệ sức mua cho các mức lương
trước sự gia tăng của lạm phát và các yếu tố kinh tế khác.
- Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng của thị trường lao động, phòng
ngừa các cuộc xung đột trong các ngành
- Thiết lập mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực sử dụng lao động, tăng
cường trách nhiệm của mỗi bên trong quản lí và sử dụng lao động.
- Tiền lương tối thiểu không chỉ có chức năng bảo vệ lợi ích cho người lao
động và còn đảm bảo lợi ích cho người sử dụng lao động, có chức năng
khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy
phân công lao động quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa.



×