Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Hanh dong Quốc gia về công tác điều dưỡng, nữ hộ sinh 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.45 KB, 38 trang )

BỘ Y TẾ

CHƢƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA
VỀ TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC ĐIỀU DƢỠNG, HỘ SINH
GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-BYT ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2013
0


MỤC LỤC
TT

1
2
3
4
5
I
1
2
3
4
5
II
1
2
3
4


I
1
2
II
1
2

3
4
5

Nội dung

Trang

Các từ ngữ viết tắt
Phần I. Sự cần thiết
Vai trò của điều dưỡng, hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe
Yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế
Cơ sở pháp lý
Các căn cứ khác
Phần II. Thực trạng công tác điều dƣỡng, hộ sinh
Những thành tựu đã đạt đƣợc
Hệ thống y tế được củng cố và chất lượng dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh
trong chăm sóc người bệnh đã từng bước được tăng cường
Xây dựng chính sách cho công tác điều dưỡng, hộ sinh
Đào tạo và phát triển nghề nghiệp
Quản lý điều dưỡng, hộ sinh
Phối kết hợp hoạt động với các hội nghề nghiệp

Những tồn tại và thách thức
Chất lượng chăm sóc điều dưỡng, hộ sinh chưa đáp ứng tốt các nhu
cầu chăm sóc có chất lượng của người bệnh và cộng đồng
Hệ thống chính sách, tiêu chuẩn về điều dưỡng, hộ sinh còn thiếu và
chưa đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế
Nhân lực điều dưỡng, hộ sinh thiếu cả số lượng, chất lượng và cơ cấu
chưa phù hợp
Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được các chuẩn năng lực nghề
nghiệp đặc biệt là năng lực thực hành, kỹ năng giao tiếp với người
bệnh và người nhà người bệnh
Phần III. Chƣơng trình hành động quốc gia tăng cƣờng dịch vụ
điều dƣỡng, hộ sinh giai đoạn 2012- 2020
Mục tiêu
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Các giải pháp thực hiện
Giải pháp về chính sách, quản lý và tổ chức
Giải pháp tăng cường nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh
Đào tạo chính quy
Đào tạo liên tục
Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
Giải pháp về tài chính
Giải pháp truyền thông, giáo dục

3
4
4
4
5
6

6
7
7
7

1

7
8
8
9
9
9
10
10
11

13

13
13
16
16
17
17
18
18
19
19



6
7
1

2
3
4
1
2

Tăng cường nhận thức của người dân, cộng đồng về vai trò của điều
dưỡng, hộ sinh
Tăng cường nhận thức về vai trò của chăm sóc điều dưỡng, hộ sinh
trong hệ thống y tế
Giải pháp về hợp tác quốc tế
Tăng cường vai trò của Hội Điều dưỡng và Hội Hộ sinh Việt Nam
Phần IV. Tổ chức thực hiện
Các Vụ, Cục của Bộ Y tế
Cục Quản lý khám, chữa bệnh
Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em
Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo
Vụ Tổ chức-Cán bộ
Vụ Kế hoạch-Tài chính
Vụ Pháp chế
Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng
Vụ Hợp tác quốc tế
Lãnh đạo các Sở Y tế
Các đơn vị y tế thuộc các Bộ, Ngành
Hội Điều dưỡng và Hội Hộ sinh Việt Nam

Phần V. Giai đoạn thực hiện
Giai đoạn 1 (2012-2015)
Giai đoạn 2 (2016-2020)
Phần VI. Các đề án và kinh phí thực hiện chƣơng trình hành động
Các phụ lục

2

19
20
20
20
21
21
21
21
21
21
22
22
22
22
22
22
22
22
22
23
23
24



CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
BYT
BV
CBYT
CSNB
CSSKSS
ĐD
ĐDT
ĐDV
HS
HSV
HST
KBCB
SYT
TCYTTG
TTCSSKSS

Bộ Y tế
Bệnh viện
Cán bộ y tế
Chăm sóc người bệnh
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Điều dưỡng
Điều dưỡng trưởng
Điều dưỡng viên
Hộ sinh
Hộ sinh viên
Hộ sinh trưởng

Khám bệnh, chữa bệnh
Sở Y tế
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản

3


PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT
1. Vai trò của điều dƣỡng, hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe
Trong chiến lược phát triển công tác điều dưỡng (ĐD), hộ sinh (HS) 20022008 , Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đã khẳng định: dịch vụ ĐD, HS là một
trong những trụ cột của hệ thống chăm sóc y tế. Nghị quyết chăm sóc sức khỏe
ban đầu trong sự tăng cường hệ thống y tế của TCYTTG (WHA62.12)2 cũng đã
ghi nhận điều dưỡng viên (ĐDV), hộ sinh viên (HSV) có mặt ở mọi tuyến của hệ
thống y tế và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của hệ thống
y tế như tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, bảo đảm tính phổ cập,
công bằng, hiệu quả trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe3.
1

ĐDV, HSV là lực lượng trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người dân ở cộng
đồng và trong các cơ sở y tế với chi phí hợp lý và hiệu quả; đóng góp tích cực vào
việc phòng và kiểm soát bệnh tật thông qua truyền thông, giáo dục nâng cao sức
khỏe, khuyến khích lối sống lành mạnh cho người dân trong cộng đồng; duy trì và
tăng cường sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, đồng thời đóng
góp vai trò to lớn làm giảm tử vong sơ sinh, tử vong trẻ dưới một tuổi, tử vong mẹ
trong vai trò của người đỡ đẻ có kỹ năng và người cung cấp các dịch vụ an toàn
cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
ĐDV, HSV cung cấp các dịch vụ y tế trong môi trường làm việc rất rộng
bao gồm các bệnh viện (BV), các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến cơ sở
và cộng đồng, xử trí từ các cấp cứu, tai nạn cho đến các chăm sóc giảm nhẹ lúc

cuối đời. ĐDV, HSV không những cung cấp dịch vụ chủ yếu trong các thảm họa
và sau thảm họa mà còn đóng góp tích cực vào truyền thông cho cộng đồng về
nguy cơ thảm họa, chịu trách nhiệm lập kế hoạch và tham gia liên ngành trong
chuẩn bị ứng phó với thảm họa dịch bệnh.
2. Yêu cầu nâng cao chất lƣợng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Việt Nam đang phải đương đầu với gánh nặng bệnh tật kép do sự chuyển
dịch mô hình bệnh tật từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không lây
nhiễm, tai nạn, ngộ độc, chấn thương, bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, rối
loạn tâm thần, suy dinh dưỡng, béo phì…trong khi đó các bệnh truyền nhiễm
nhóm A như Cúm A (H1N1, H5N1) và các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
khác lây lan nhanh trong cộng đồng và có tỷ lệ tử vong cao có thể xảy ra bất cứ
lúc nào.
Quy mô dân số của Việt Nam gia tăng hằng năm, cơ cấu dân số biến động
1
2

3

Nursing Midwifery services-Strategic Directions 2002-2008.
WHO Resolution on WHA62.12 "Primary Health Care, Including Health Systems Strengthening"
Nursing Midwifery services-Strategic Directions 2011-2015

4


mạnh, chỉ số già hóa dân số (số người >60 tuổi/số người dưới 15 tuổi) tăng từ
24,5% năm 1999 lên 35,9% năm 2009). Sự gia tăng dân số và già hóa dân số làm
tăng nhanh nhu cầu chăm sóc ĐD nhất là chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
trong thời gian tới. Đồng thời, nhóm phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ cũng rất lớn, sẽ
ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và nhi

khoa. Vì vậy, dịch vụ chăm sóc ĐD trở nên thiết yếu với mọi người, mọi gia đình.
Trong những năm qua, ngành y tế đã tăng cường ứng dụng kỹ thuật cao
trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh (CSNB). Các chuyên khoa theo
hệ nội, ngoại, sản, nhi, truyền nhiễm nay đã có sự phân hóa thành các lĩnh vực
chuyên môn sâu. Sự phát triển đó đòi hỏi ngành ĐD, HS cũng cần có sự phát triển
tương xứng với sự phát triển của y học và bảo đảm cho các kíp chuyên môn đa
thành phần hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả.
Kinh tế ngày càng phát triển, nhận thức và thái độ về sức khỏe của người
dân thay đổi, đồng thời đòi hỏi chuẩn mực chăm sóc sức khỏe cao hơn cả về số
lượng, chất lượng, thời gian, không gian, địa điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe nói chung và chăm sóc ĐD, HS nói riêng. Điều này, đòi hỏi phải tăng cường
chuẩn mực chăm sóc ĐD và HS.
Mặt khác, sự phát triển kinh tế làm cho khoảng cách giàu – nghèo giữa các
địa phương, vùng miền, giữa các nhóm dân cư có xu hướng gia tăng. Đây là yếu tố
quan trọng tác động đến sự mất công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế.
Lực lượng ĐD, HS trong hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, sẽ có vai trò rất quan
trọng trong việc tăng cường sự tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế góp
phần quan trọng để thực hiện chính sách công bằng y tế đối với nhóm người
nghèo và nhóm người cần được ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe.
Trong tương lai gần nhu cầu chăm sóc y tế sẽ cân bằng hơn giữa khám
bệnh, chữa bệnh (KBCB) và chăm sóc. Dịch vụ chăm sóc ĐD, HS được dự đoán
sẽ tăng lên nhiều lần vào cuối thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Điều này đòi hỏi
cần có định hướng phát triển nguồn nhân lực ĐD, HS phù hợp hơn về số lượng và
cơ cấu để đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngày càng gia tăng của người dân.
3. Yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế
a) Tổ chức Y tế thế giới, Hội đồng ĐD thế giới, Liên đoàn HS thế giới đã
đưa ra chuẩn cho ĐD, HS tối thiểu là cao đẳng với thời gian đào tạo 3 năm trỏ lên.
Khuyến cáo này đã được Chính phủ của nhiều quốc gia thừa nhận trong đó có các
nước ASEAN. Mười quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã ký các thỏa thuận khung
về công nhận dịch vụ Y, ĐD và Nha khoa, theo đó tiến tới thừa nhận và cho phép

công dân của các nước thành viên có chứng chỉ hành nghề hợp pháp được hành
nghề Y, ĐD, Nha khoa ở các nước thành viên.
b) Năm 2009, TCYTTG đưa ra Chuẩn toàn cầu giáo dục ĐD và HS với yêu
cầu cụ thể về xây dựng chương trình dựa trên năng lực, đào tạo tiếp cận đa ngành,
5


quy trình xây dựng và thẩm định chương trình, cũng như các chuẩn đầu vào, đầu
ra. Đây là những hướng dẫn có giá trị để hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng đào
tạo ĐD, HS.
c) Tình trạng khủng hoảng nhân lực ĐD, HS đang diễn ra trên quy mô toàn
cầu, đặc biệt ở các nước phát triển. Đây vừa là cơ hội để đào tạo ĐD, HS theo các
chuẩn quốc tế để chuẩn bị nguồn nhân lực ĐD, HS có tay nghề đi xuất khẩu nhưng
cũng là dự báo về nguy cơ thiếu ĐD và HS trong tương lai.
Vì vậy hội nhập khu vực và quốc tế là cơ hội nhưng cần có định hướng cụ
thể để duy trì và phát triển nguồn nhân lực ĐD và HS.
4. Cơ sở pháp lý
a) Nghị quyết 46/NQ-TƯ của Bộ Chính trị ngày 23 tháng 5 năm 2005 về
Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
b) Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;
c) Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam
giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
d) Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 07 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng
giai đoạn 2006-2020;
đ) Quyết định 2013/QĐ/TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê chuẩn Chiến lược quốc gia Dân số và Sức khỏe sinh sản, 2011-2020;
e) Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 về việc Ban
hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng;

g) Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Y tế hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế;
h)Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Y tế Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện;
i) Thông tư số 12/2011/TT-BYT ngày 15 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Y tế Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức hộ sinh;
k) Quyết định số 1936/1999/QĐ-BYT ngày 02 tháng 7 năm 1999 quy định
chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng thuộc Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương;
l) Quyết định số 4620/QĐ- BYT ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Y tế Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009.
m) Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu “Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam”.
5. Các căn cứ khác
a) Thỏa thuận khung thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ điều dưỡng giữa
các nước ASEAN đã được Chính phủ Việt Nam ký kết với đại diện các nước
6


năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ năm 2009;
b) Nghị quyết của Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới lần thứ 59 (WHA
59.27) về Tăng cường dịch vụ Điều dưỡng và Hộ sinh;
c) Kế hoạch chiến lược về Dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh, 2011-2015 của Tổ chức
Y tế thế giới (ban hành tháng 01 năm 2011);
d) Chuẩn toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới về đào tạo điều dưỡng và hộ
sinh (ban hành năm 2009).
Với các cơ sở pháp lý, căn cứ trên đây và để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của nhân dân ngày càng cao do sự gia tăng dân số, già hóa dân số trong
tương lai, sự thay đổi mô hình bệnh tật và góp phần khắc phục những bất cập về
cung cầu đang diễn ra trong lĩnh vực KBCB dẫn đến sự kém hài lòng của NB, đặt

ra sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện Chương trình hành động quốc gia tăng
cường công tác ĐD, HS trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐIỀU DƢỠNG, HỘ SINH
I. Những thành tựu đã đạt đƣợc
1. Hệ thống y tế đƣợc củng cố và chất lƣợng dịch vụ điều dƣỡng, hộ sinh
trong chăm sóc ngƣời bệnh đã từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng
a) Trong những năm qua, dịch vụ ĐD, HS đã có nhiều tiến bộ góp phần quan
trọng vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK).
Những đổi mới quan trọng nhất bao gồm: bước đầu chuyển đổi mô hình phân
công chăm sóc theo công việc sang mô hình phân công chăm sóc theo đội, theo
nhóm tại các khoa trọng điểm như khoa Hồi sức cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống
độc, Khoa sơ sinh; ban hành các Hướng dẫn quy trình kỹ thuật CSNB đã được
BYT chuẩn hóa và cập nhật.
b) ĐD, HS đã có sự đóng góp tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh
sản, chương trình tiêm chủng mở rộng, các chương trình phòng chống bệnh lao,
phong, tâm thần, chăm sóc người HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và hướng dẫn
giáo dục sức khỏe cho người dân ở cộng đồng.
c) Vai trò, chức năng và vị thế của người ĐD, HS ngày càng được tăng cường,
mở rộng. ĐD, HS phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ trong công tác KBCB.
2. Xây dựng chính sách cho công tác điều dƣỡng, hộ sinh
Trong giai đoạn 2002-2010, nhiều chính sách cho ĐD, HS được xây dựng, bổ
sung và sửa đổi góp phần làm tăng vị thế của ĐDV, HSV trong ngành y tế, đồng
thời tạo cơ sở pháp lý cho hai ngành ĐD và HS phát triển độc lập như: tiêu chuẩn
nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế ĐD, HS; các chế độ lương phụ cấp trách
nhiệm cho điều dưỡng trưởng (ĐDT), hộ sinh trưởng (HST), xét tặng các danh
hiệu cao quý Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc nhân dân cho ĐDV, HSV.
7


3. Đào tạo và phát triển nghề nghiệp

Trong những năm qua, hệ thống đào tạo ĐD, HS bao gồm các trường đại học,
cao đẳng và trung cấp ở khắp các tỉnh, thành trong toàn quốc đã được tăng cường
về mặt số lượng và các bậc đào tạo. Cụ thể như sau:
a) Cả nước có 20 cơ sở đào tạo ĐD trình độ đại học và sau đại học trong đó có
5 cơ sở đào tạo ngoài công lập. Trường đại học Y, Dược thành phố Hồ Chí Minh
đã đào tạo thạc sĩ ĐD; đại học Y Hà Nội hợp tác với đại học Gothenberg Thụy
Điển đào tạo 01 khóa thạc sĩ ĐD nhi khoa; Trường Đại học Y, Dược Huế và
Trường Đại học ĐD Nam Định đào tạo chuyên khoa I ĐD. Từ năm 2012, Viện
Nghiên cứu sức khỏe trẻ em thuộc BV Nhi Trung ương bắt đầu đào tạo ĐD
chuyên khoa I Nhi.
b) Hiện có 39 cơ sở đào tạo ĐD, HS trình độ cao đẳng. Trong 5 năm trở lại
đây, số trường trung cấp y được nâng cấp lên trường cao đẳng y tế để đào tạo ĐD
trình độ cao đẳng tăng rất nhanh, trong đó, một số trường có đào tạo cao đẳng HS.
c) Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề gồm 67 trường
trực thuộc các tỉnh, thành phố, trung ương và BYT quản lý. Hầu hết các tỉnh thành
trong cả nước đều đã có một cơ sở đào tạo nhân lực y tế bậc trung cấp chuyên
nghiệp và dạy nghề. Ngoài ra, còn có một số trường ngoài công lập tham gia đào
tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp.
d) Hầu hết các cơ sở đào tạo đã được nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết
bị dạy học.
đ) Sau khi Bộ Y tế ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam
(2012), một số trường đang đổi mới nội dung, chương trình đào tạo dựa trên năng
lực để từng bước hội nhập với các nước trong khu vực. Hiện nay, ngành ĐD đã có
chương trình đào tạo sau đại học (thạc sĩ, chuyên khoa I); ngành HS đã có chương
trình đào tạo cao đẳng được xây dựng trên cơ sở các chương trình tiên tiến, đáp
ứng chuẩn quốc tế;
e) Các Hội đồng Chương trình quốc gia do BYT, Bộ Giáo dục và Đào tạo
thành lập đã có sự tham gia và phản biện của Hội ĐD Việt Nam, Hội HS Việt
Nam.
4. Quản lý điều dƣỡng, hộ sinh

Hệ thống quản lý ĐD, HS từ Bộ Y tế đến các Sở Y tế (SYT) và các bệnh viện
(BV) đã được hình thành và hoạt động tương đối hiệu quả. Tại Cục Quản lý khám,
chữa bệnh, BYT đã thành lập Phòng Điều dưỡng - Tiết chế với vai trò tham mưu
quản lý nhà nước về hoạt động của ĐD. Trong số 63 SYT, đã có 48 SYT bổ nhiệm
ĐD trưởng SYT (76,2%), trong đó 34 ĐD trưởng SYT là Phó phòng Nghiệp vụ Y.
Tại các BV trực thuộc BYT và các BV tỉnh đã thành lập Phòng ĐD; phần lớn các
8


BV tuyến huyện đã có Phòng ĐD, số còn lại thành lập Tổ ĐD. Một số BV đã bổ
nhiệm ĐDV, HSV là Phó Giám đốc BV Phụ trách công tác ĐD.
5. Phối kết hợp hoạt động với các hội nghề nghiệp
Trong quá trình xây dựng chính sách cho ĐD, HS, Hội ĐD Việt Nam đã có
nhiều công sức đóng góp và phối hợp chặt chẽ với BYT và các Bộ ngành liên
quan thúc đẩy quá trình vận động và xây dựng chính sách cho ĐD và HS. Các Hội
ĐD và Hội HS đã tích cực tham gia vào trong quá trình xây dựng các chính sách
có liên quan đến ĐD và HS. Hội ĐD Việt Nam đã được BYT công nhận là đơn vị
có đủ điều kiện đào tạo liên tục về lĩnh vực điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn.
II. Những tồn tại và thách thức
1. Chất lƣợng chăm sóc điều dƣỡng, hộ sinh chƣa đáp ứng tốt các nhu
cầu chăm sóc có chất lƣợng của ngƣời bệnh và cộng đồng
Do thiếu nhân lực ĐDV, HSV nên đa số các khoa lâm sàng áp dụng chế độ
thường trực 24 giờ/ngày, mới chỉ tổ chức làm ca ở một số khoa trọng điểm. Nhiều
BV trong ca trực đêm chỉ có một ĐDV hoặc một HSV phải theo dõi, chăm sóc
cho 30-50 NB, dẫn đến NB khi vào viện phải đưa theo người nhà để chăm sóc.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho CSNB còn nhiều hạn chế. NB chủ yếu phải
tự nuôi ăn, đồ vải và trang thiết bị tối thiểu phục vụ việc sinh hoạt, nghỉ ngơi của
NB khi nằm viện còn rất thiếu. Việc hướng tới bảo đảm chất lượng của công tác
KBCB, đặc biệt dịch vụ ĐD và HS là các đòi hỏi cấp thiết trong thời gian tới.
Môi trường chăm sóc y tế hiện nay có nhiều áp lực về tâm lý và cường độ

công việc nhất là tại các BV trực thuộc BYT và một số BV tỉnh. Ngoài ra còn
thiếu các trang bị, phương tiện phòng hộ cá nhân để phòng ngừa lây nhiễm cho
NB và nhân viên y tế trong các hoạt động chăm sóc.
Mô hình bệnh tật thay đổi với sự xuất hiện ngày càng tăng của các bệnh
không lây nhiễm kết hợp với sự gia tăng dân số, nguy cơ già hóa dân số cao tuổi
và chi phí nằm viện ngày càng cao, cần thiết phải tăng cường chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhà hiện nay chưa phát triển kịp với
nhu cầu xã hội.
Tình trạng quá tải NB và quá tải công việc làm cho ĐDV, HSV không có
nhiều thời gian giao tiếp với NB tăng nguy cơ sai sót chuyên môn. NB phải chờ
đợi lâu mới được chăm sóc, phục vụ dẫn đến người bệnh kém hài lòng với các
dịch vụ chăm sóc của ĐDV, HSV. Do vậy, việc điều chỉnh khối lượng công việc
của ĐDV, HSV thông qua áp dụng các giải pháp chống quá tải BV; tăng số lượng
ĐDV và HSV để áp dụng đúng tỉ số ĐDV và HSV trên số giường bệnh và tỉ lệ
ĐDV và HSV trên số bác sĩ là những khâu đột phá quan trọng nhằm tăng cường
chất lượng dịch vụ ĐD, HS trong những năm tới.

9


2. Hệ thống chính sách, tiêu chuẩn về điều dƣỡng, hộ sinh còn thiếu và
chƣa đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế
Hiện nay, hệ thống chính sách, tiêu chuẩn về ĐD và HS ở Việt Nam chưa
được hoàn thiện so với các chuẩn mực quốc tế. Việt Nam tuy đã ban hành Luật
Khám bệnh, chữa bệnh nhưng còn thiếu các điều khoản cụ thể được quy định
trong Luật hành nghề ĐD, HS (Nursing and Midwifery Act) như ở nhiều nước
trên thế giới để tạo điều kiện cho ngành ĐD và HS phát triển độc lập tương xứng
với vị trí và tầm quan trọng trong hệ thống chăm sóc y tế.
Hiện tại, do chưa có phân cấp cụ thể phạm vi hành nghề của ĐDV, HSV theo
trình độ đào tạo dẫn đến ĐDV, HSV dù có trình độ đào tạo khác nhau nhưng thực

hành không khác nhau và thiếu sự phân định giữa vai trò của ĐDV, HSV và của
bác sĩ trong chuỗi chăm sóc y tế liên tục cho NB. Trong thực hành chăm sóc NB,
ĐDV và HSV còn thiếu tính tự chủ mà chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh của bác sĩ.
Điều này đã dẫn đến một thực tế là nghề ĐD và HS vẫn còn chưa được nhìn nhận
như các nghề độc lập. Vì vậy trong tương lai, các văn bản qui định trách nhiệm rõ
ràng giữa các loại hình nhân viên y tế trong khi hành nghề KBCB cần được làm
rõ. Bên cạnh đó, do còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm cũ coi ĐDV, HSV chỉ là
người giúp việc cho bác sỹ nên tính chuyên nghiệp của ĐDV, HSV còn nhiều hạn
chế. Bản thân họ còn mang nặng tư tưởng tự ti, phụ thuộc. Đây là một trong
những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng CSNB đồng thời làm cho mối
quan hệ giữa bác sĩ và ĐDV, HSV chưa mang tính chủ động và cộng tác, từ đó
ảnh hưởng đến việc xây dựng và áp dụng ở Việt Nam các mô hình làm việc tiên
tiến trong đó ĐDV và HSV làm chủ, chịu trách nhiệm chính như ở các nước phát triển.
Chưa xây dựng và ban hành Chuẩn năng lực HS Việt Nam nên đã ảnh hưởng
đến quá trình xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo, tài liệu dạy-học, đánh giá
năng lực của sinh viên trong quá trình học tập, của HSV trong quá trình làm việc,
các chính sách liên quan đến sử dụng và cấp giấy phép hành nghề cho HSV.
Thiếu chuẩn thực hành lâm sàng trong đào tạo ĐDV và HSV dẫn đến chưa áp
dụng được đào tạo dựa trên năng lực một cách toàn diện. Do vậy chưa thể bảo
đảm ĐDV và HSV khi tốt nghiệp đạt được những năng lực cần thiết theo chuẩn
quốc gia và khu vực.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia chưa áp dụng mô hình Hội đồng ĐD
và Hội đồng HS đã làm hạn chế sự tham gia của ĐDV và HSV trong quá trình xây
dựng và thực hiện các chính sách, thẩm định chương trình đào tạo liên quan, tham
gia giám sát thực hành ĐD, HS và cấp chứng chỉ hành nghề cho ĐDV, HSV.
3. Nhân lực điều dƣỡng, hộ sinh thiếu cả số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu
chƣa phù hợp
Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cán bộ y tế/10.000 dân cao
(35 người/vạn dân, 2009), nhưng cơ cấu lại không đồng đều và mặc dù số lượng
nhân lực ĐD, HS có tăng lên qua từng năm nhưng tỷ lệ ĐDV, HSV/10.000 dân lại

10


xếp vào các nhóm nước có tỷ lệ thấp do chính sách tuyển dụng tại các cơ sở y tế. Theo
thống kê năm 2008 của TCYTTG, tỷ lệ ĐDV,HSV/bác sỹ ở Philippine là 5,1; ở
Indonesia là 8,0; Thái Lan là 7,0 trong khi đó tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ là 1,6 xếp ở
hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Tỷ lệ ĐDS, HSV/bác sỹ ở các cơ sở KBCB còn rất thấp, ảnh hưởng trực tiếp
đến công tác ĐD, CSNB và chất lượng dịch vụ KBCB. Theo Quyết định số
153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định
1 bác sĩ có 3,5 ĐDV, HSV, như vậy ước tính cả nước còn thiếu khoảng 100.000
ĐDV, HSV làm việc tại các cơ sở y tế. Mặc dù lượng ĐDV, HSV tốt nghiệp hằng
năm không thiếu nhưng do các cơ sở y tế dành chỉ tiêu biên chế để tuyển bác sĩ,
dược sĩ và các chức danh khác vì vậy nên khó có cơ hội để tuyển đủ số lượng
ĐDV, HSV.
Trong những năm gần đây với sự phát triển của công tác đào tạo ĐDV, HSV,
nhiều loại hình ĐDV, HSV được hình thành, như cử nhân ĐD, cử nhân ĐD sảnphụ khoa, thạc sĩ, chuyên khoa I. Mặc dù vậy, 85% lực lượng ĐD, HS còn ở trình
độ trung cấp (kết quả kiểm tra BV 2010, Cục QLKCB). Như vậy, hiện nay Việt
Nam mới chỉ có 15% ĐDV, HSV có trình độ cao đẳng, đại học tương đương với
chuẩn đào tạo mà chính phủ các nước ASEAN đã ký kết trong Thỏa thuận công
nhận lẫn nhau về dịch vụ ĐD và theo khuyến cáo của TCYTTG.
Vấn đề khác đáng quan tâm là y học ngày càng ứng dụng các thành tựu khoa
học vào công tác điều trị và tính chuyên khoa hóa ngày càng cao, đòi hỏi các bác
sĩ, ĐDV, HSV phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác chuyên môn. Trong khi
ngành ĐD thế giới đã phát triển thành ngành đào tạo đa khoa có nhiều chuyên
khoa thì tại Việt Nam mới chỉ có một số ít các các cơ sở triển khai đào tạo ĐD
chuyên khoa nhưng cũng mới chỉ trên một phạm vi rất hạn chế.
Bên cạnh những hạn chế nêu trên về nhân lực ĐD, HS, hiện đang có sự mất
cân đối về cơ cấu và phân bổ nhân lực y tế nói chung và nhân lực ĐD, HS nói
riêng ở các vùng nông thôn và vùng khó khăn. Nhân lực ĐD có trình độ cao chủ

yếu tập trung ở khu vực thành thị và các trung tâm lớn. Tình trạng dịch chuyển
nhân lực ĐD, HS từ tuyến dưới lên tuyến trên, về các thành phố lớn là đáng báo
động, ảnh hưởng đến việc bảo đảm số lượng nhân lực y tế cần thiết ở nông thôn,
miền núi và y tế cơ sở.
4. Chất lƣợng đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc các chuẩn năng lực nghề
nghiệp đặc biệt là năng lực thực hành, kỹ năng giao tiếp với ngƣời bệnh,
ngƣời nhà ngƣời bệnh và cộng đồng
Hiện nay, do còn thiếu nghiêm trọng đội ngũ giảng viên là ĐDV, HSV có
trình độ và kỹ năng thực hành lâm sàng, nên phải sử dụng tới 75% giảng viên các
chuyên ngành khác để giảng dạy cho ĐDV, HSV. Đội ngũ giáo viên tại nhiều cơ
sở đào tạo vừa thiếu vừa yếu về chất lượng.
11


Tài liệu đào tạo đại học và cao đẳng chưa phân biệt rõ ràng. Đối với chương
trình trung cấp trước đây thời gian đào tạo là 3 năm, hiện nay theo Luật Giáo dục,
chương trình này chỉ có 2 năm, thời gian đào tạo như vậy là quá ngắn, không
tương đương với chuẩn của khu vực ASEAN, chưa đạt chuẩn theo khuyến cáo của
TCYTTG, của Hội đồng ĐD và của Liên đoàn HS quốc tế.
Các trường thiếu kinh phí thường xuyên để nâng cấp các phòng thực hành các
môn y học cơ sở, thực hành ĐD tiền lâm sàng, trong khi đó các môn này là xương
sống của một chương trình đào tạo ĐD, HS. Tình trạng này thực sự ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo, nhất là năng lực thực hành của ĐDV, HSV.
Cơ sở thực hành lâm sàng chưa đáp ứng nhu cầu thực tập của học sinh, sinh
viên. Nhiều trường chưa có cơ sở thực hành lâm sàng mẫu, thiếu đội ngũ giảng
viên hướng dẫn thực hành lâm sàng. Các điều kiện thực hành tại BV còn rất nhiều
khó khăn làm ảnh hưởng đến năng lực thực hành của ĐDV, HSV sau khi ra
trường do trong quá trình học không được thực hành nhiều như trước đây.
Việc đào tạo hệ trung cấp và cao đẳng, đại học ĐD hiện nay đang rất tự phát,
thiếu quy hoạch, không có sự điều phối của cơ quan chức năng. Các trường tự xác

định quy mô đào tạo và áp dụng quy chế xét tuyển nên nhiều trường nhất là trường
trung cấp ngoài công lập tuy mới thành lập nhưng đã tuyển sinh hết công suất,
trong khi đang thiếu đội ngũ giảng viên cơ hữu, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị
và cơ sở thực hành. Chất lượng đào tạo không đồng đều giữa các trường do các
điều kiện hỗ trợ học tập và trình độ giáo viên chênh lệch. Điều này đặt ra yêu cầu
cần kiểm định chất lượng chặt chẽ hơn và cần có đánh giá chất lượng thực hành
của ĐDVtrước khi cấp chứng chỉ hành nghề đối với ĐDV, HSV, đặc biệt là bậc
đào tạo trung cấp.

12


PHẦN III
CHƢƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ TĂNG CƢỜNG
CÔNG TÁC ĐIỀU DƢỠNG, HỘ SINH GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Đến năm 2020, dịch vụ chăm sóc sức khỏe do ĐDV, HSV cung cấp bảo đảm
an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và sự hài lòng
của người bệnh tại các cơ sở KBCB; ngành ĐD và HS phát triển đạt theo chuẩn
nghề nghiệp khu vực và quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể 1: Tăng cường chất lượng dịch vụ ĐD, HS nhằm bảo đảm an
toàn, hiệu quả và tăng cường sự hài lòng của NB, người nhà NB và cộng đồng.
Chỉ tiêu phấn đấu:
a) Chỉ tiêu 1: Năm 2015, 100% các BV Trung ương, 70% các BV tuyến tỉnh,
50% số BV tuyến huyện và đến năm 2020, 100% các BV triển khai thực hiện đầy
đủ các quy định về chăm sóc NB theo Thông tư 07/2011/TT-BYT.
b) Chỉ tiêu 2: Năm 2015, 100% các BV tuyến Trung ương, 50% các BV tuyến
tỉnh, tuyến huyện và đến năm 2020, 100% các BV tổ chức cho ĐDV, HSV làm

việc theo ca tại các khoa trọng điểm, có cường độ làm việc cao của BV, bao gồm
các khoa: Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Gây mê – Phẫu thuật, Phòng đẻ, sơ sinh.
c) Chỉ tiêu 3: Năm 2015,100% BV tuyến Trung ương, 50% các BV tuyến
tỉnh, tuyến huyện và đến năm 2020, 100% các BV áp dụng mô hình chăm sóc phù
hợp trên nguyên tắc lấy NB làm trung tâm và phát huy tính tự chủ của ĐDV, HSV.
d) Chỉ tiêu 4: Năm 2015, 20% BV các tuyến và đến năm 2020, 80% BV các
tuyến thực hiện phân cấp phạm vi thực hành của ĐDV, HSV theo trình độ đào tạo.
đ) Chỉ tiêu 5: Năm 2015, 30% các tỉnh, thành phố và đến năm 2020, 60% các
tỉnh, thành phố áp dụng mô hình CSSK người cao tuổi tại nhà.
Mục tiêu cụ thể 2: Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính tự chủ, độc
lập và vị thế của nghề ĐD và HS trong CSSK nhân dân, quản lý và điều hành công
tác ĐD và HS ở các cấp được xây dựng và hoàn thiện theo khuyến cáo quốc tế.
Chỉ tiêu phấn đấu:
a) Chỉ tiêu 1: Chuẩn Năng lực cơ bản của HS Việt Nam được phê duyệt vào
trước năm 2015;
b) Chỉ tiêu 2: Chuẩn giáo dục của ĐD và HS được ban hành trước năm 2015;
c) Chỉ tiêu 3: Chuẩn đạo đức nghề nghiệp HSV được phê duyệt trước năm 2015;
13


d) Chỉ tiêu 4: Phạm vi hành nghề của ĐDV và của HSV theo trình độ đào tạo
được ban hành trước năm 2015;
đ) Chỉ tiêu 5: Năm 2015, có sự tham gia của Hội ĐD và Hội HS Việt Nam
trong Hội đồng cấp chứng chỉ hành nghề ĐD, HS ở cấp Bộ và SYT;
e) Chỉ tiêu 6: Hội đồng tư vấn về công tác ĐD, HS được thành lập trước năm
2015;
Mục tiêu cụ thể 3. Tăng cường nguồn nhân lực ĐD, HS, cả về số lượng, chất
lượng, cơ cấu trình độ phù hợp, ưu tiên nhân lực cho khu vực khó khăn (miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và khu vục nông thôn) bảo đảm cân đối giữa
đào tạo và sử dụng nhân lực y tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, yêu cầu

thực hiện thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong khu vực ASEAN, các chuẩn mực
của Hội đồng ĐD quốc tế và Liên đoàn HS quốc tế.
Chỉ tiêu phấn đấu:
- Chỉ tiêu 1: Năm 2015, có 18,5 ĐDV, HSV trên 10.000 dân (15 ĐDV và 3,5
HSV) và đến năm 2020, có 25 ĐDV, HSV/10.000 dân (20 ĐDV và 05 HSV);
- Chỉ tiêu 2: Năm 2020, 100% các trạm y tế xã ở khu vực có điều kiện kinh
tế, xã hội đặc biệt khó khăn có ĐDV và HSV trong biên chế của trạm để thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong lĩnh vực ĐD, HS (trừ những trạm đã
có y sĩ Sản-Nhi);
- Chỉ tiêu 3: Năm 2015, có 100 thạc sĩ ĐD, HS và đến năm 2020, có 500 thạc
sĩ ĐD, HS;
- Chỉ tiêu 4: Năm 2015: có 15 tiến sĩ ĐD, HS và đến năm 2020, có 50 tiến sĩ ĐD, HS;
- Chỉ tiêu 5: Năm 2015: 40% giáo viên trong các cơ sở đào tạo ĐD, HS là
ĐDV, HSV và đến năm 2020: 70% giáo viên trong các cơ sở đào tạo ĐD, HS là
ĐDV và HSV;
- Chỉ tiêu 6: Năm 2020, tối thiểu 30% các trường/cơ sở đào tạo ĐD, HS có
giáo viên là ĐD hoặc HS tham gia công tác quản lý, lãnh đạo;
- Chỉ tiêu 7: Năm 2015, 70% sinh viên ĐD tốt nghiệp và đến năm 2020, 100%
sinh viên ĐD tốt nghiệp đạt chuẩn năng lực cơ bản của ĐD đã phê duyệt;
- Chỉ tiêu 8: Năm 2015, 50% sinh viên HS tốt nghiệp và đến năm 2020, 100%
sinh viên HS tốt nghiệp đạt chuẩn năng lực cơ bản của HS đã được phê duyệt;
- Chỉ tiêu 9: Năm 2015, 30% ĐDV, HSV và đến năm 2020, 50% ĐDV, HSV
có trình độ cao đẳng trở lên;
- Chỉ tiêu 10: Từ năm 2015, 100% ĐDV, HSV đang làm việc trong hệ thống y
tế được đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Luật
KBCB với những nội dung đào tạo thiết yếu để nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên
môn và nghiệp vụ;
- Chỉ tiêu 11: Năm 2015, 50% HSV trực tiếp hành nghề và từ năm 2020,
14



100% HSV trực tiếp hành nghề được đào tạo cập nhật Hướng dẫn quốc gia về các
dịch vụ SKSS;
- Chỉ tiêu 12: Năm 2015, 30% HSV trực tiếp hành nghề và từ năm 2020,
100% HSV trực tiếp hành nghề được đào tạo bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn của
người đỡ đẻ có kỹ năng đã được Bộ Y tế phê duyệt;
- Chỉ tiêu 13: Năm 2015: Đưa vào áp dụng phần mềm quản lý đào tạo sinh
viên ĐD, HS và nhân lực ĐD, HS.
Mục tiêu cụ thể 4: Củng cố hệ thống quản lý ĐD, HS và tăng cường năng lực
quản lý và điều hành của cán bộ quản lý ĐD, HS các cấp
Chỉ tiêu phấn đấu:
- Chỉ tiêu 1: Năm 2015, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em có một cán bộ chuyên
trách công tác HS là HSV;
- Chỉ tiêu 2: Năm 2015, 100% SYT có cán bộ chuyên trách công tác ĐD, HS là
ĐDV hoặc HSV;
- Chỉ tiêu 3: Năm 2015, 100% BV có hệ thống quản lý ĐD theo quy định tại
Thông tư số 07/2011/TT-BYT vào năm 2015;
- Chỉ tiêu 4: Năm 2015, 100% TTCSSKSS, nhà HS, phòng khám đa khoa có
ĐDT hoặc HST;
- Chỉ tiêu 5: Năm 2015, 70% ĐDT, HST các cấp và đến năm 2020, 100%
ĐDT, HST các cấp đạt tiêu chuẩn chuyên môn và có chứng chỉ quản lý ĐD theo
quy định;
- Chỉ tiêu 6: Năm 2020, 30% các BV/cơ sở KBCB có ĐDV, HSV tham gia
công tác quản lý, lãnh đạo.
Mục tiêu cụ thể 5: Tăng cường vai trò của Hội ĐD và Hội HS trong tư vấn,
thẩm định, xây dựng và giám sát thực hiện các chính sách, nghiên cứu khoa học,
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ĐD, HS và trong tuyên truyền vận động nâng cao vị
thế, vai trò của ĐD, HS.
Chỉ tiêu phấn đấu:
- Chỉ tiêu 1: Hội ĐD Việt Nam và Hội HS Việt Nam tham gia tư vấn, xây

dựng và giám sát thực hiện chính sách về ĐD, HS;
- Chỉ tiêu 2: Từ năm 2015, Hội ĐD Việt Nam và Hội HS Việt Nam tham gia
thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo ĐD, HS;
- Chỉ tiêu 3: Từ năm 2015, Hội ĐD Việt Nam và Hội HS Việt Nam tham gia
thẩm định, công nhận chất lượng của các cơ sở đào tạo ĐD, HS;
- Chỉ tiêu 4: Từ năm 2015, Hội ĐD Việt Nam và Hội HS Việt Nam tham gia
quá trình cấp chứng chỉ hành nghề cho ĐDV, HSV;
- Chỉ tiêu 5: Hội ĐD Việt Nam và Hội HS Việt Nam phối hợp với các cơ quản
lý liên quan thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá hình ảnh nghề
nghiệp và hình ảnh người ĐD, HS để nâng cao giá trị nghề nghiệp và vị thế cá
15


nhân của ĐD, HS trong xã hội;
- Chỉ tiêu 6: Xây dựng cổng thông tin của Hội HS Việt Nam để phối hợp cùng
với cổng thông tin điện tử của Hội ĐD Việt Nam tạo thành diễn đàn trao đổi thông
tin, tuyên truyền về nghề ĐD, nghề HS góp phần phát triển nghề nghiệp và đội
ngũ ĐDV, HSV.
II. Các giải pháp thực hiện
1. Giải pháp về chính sách, quản lý và tổ chức
Tăng cường sự tham gia của ĐD và HS vào việc xây dựng các chính sách liên
quan đến ĐD, HS ở các cấp của ngành y tế.
Thành lập Hội đồng tư vấn về công tác ĐD, HS để tham mưu cho các cấp của
ngành y tế về chính sách liên quan tới ĐD, HS.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ĐD và HS trong Cục Quản lý khám,
chữa bệnh (QLKCB), Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (SKBMTE), Bộ Y tế và ở địa
phương. Tiếp tục củng cố hệ thống ĐDT, HST Sở Y tế, tối thiểu có 1 ĐDT hoặc
HST tại SYT. Có phòng ĐD, HS tại một số SYT tỉnh, thành phố lớn. Chỉ đạo thực
hiện bổ nhiệm ĐDT, HST có đủ tiêu chuẩn theo quy định của BYT.
Tăng cường nhân lực cho hệ thống quản lý ĐD và HS các cấp từ Bộ Y tế đến

địa phương, các cơ sở KBCB nhà nước và tư nhân nhằm bảo đảm công tác tham
gia vào quá trình xây dựng chính sách, lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo
triển khai công tác ĐD, HS.
Thành lập và tăng cường chất lượng hoạt động của Hội đồng ĐD và HS BV.
Tiếp tục củng cố về tổ chức và năng lực quản lý của Phòng ĐD và HS BV.
Hoàn thiện các hướng dẫn về phân cấp trong các kỹ thuật ĐD và HS theo
trình độ đào tạo là cơ sở để phân công trách nhiệm trong chăm sóc NB và giám sát
để bảo đảm hướng dẫn về phân cấp được thể hiện trong bản mô tả công việc của
từng chức danh ĐD và HS tại cơ sở.
Hoàn thiện các chính sách có liên quan đến tuyển dụng, khuyến khích, đãi ngộ
phù hợp cho ĐDV và HSV, đặc biệt cho ĐDV và HSV và cô đỡ thôn bản làm việc
tại tuyến cơ sở, các cơ sở y tế dự phòng, các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng
miền núi khó khăn.
Hoàn thiện các hướng dẫn hỗ trợ cho tuyển dụng đủ số lượng để bảo đảm tỉ số
ĐDV và HSV trên giường bệnh và tỉ số ĐDV và HSV trên số bác sĩ nhằm tăng
cường chất lượng các dịch vụ chăm sóc đáp ứng nhu cầu NB.
Hoàn thiện các hướng dẫn hỗ trợ cho đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao
đẳng, và từ cao đẳng lên đại học để bảo đảm tăng nhanh số lượng ĐDV và HSV ở
trình độ cao đẳng, đại học bao gồm cả các chính sách hỗ trợ về tài chính.
Tăng cường giám sát để các BV, các cơ sở y tế bảo đảm môi trường làm việc
16


phù hợp cho ĐDV và HSV. Đưa điều kiện làm việc của nhân viên vào trong tiêu
chí đánh giá chất lượng, xếp hạng BV.
Áp dụng hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký sinh viên/học sinh ĐD, HS đầu vào
để có thể theo dõi được số lượng đào tạo và là cơ sở để đánh giá, cấp chứng chỉ
hành nghề.
Áp dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý nhân lực, bao gồm cả cấp chứng chỉ
hành nghề ĐD, HS và nơi hành nghề để có thể theo dõi được sự biến động và dự

báo nhu cầu về ĐD, HS.
2. Giải pháp tăng cƣờng nguồn nhân lực Điều dƣỡng, Hộ sinh
a) Đào tạo chính quy
BYT phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo và UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục
chỉ đạo củng cố và nâng cấp các trường trung cấp y tế lên cao đẳng. Mở thêm các
cơ sở đào tạo có đủ điều kiện tăng cường đào tạo ĐD, HS có trình độ cao đẳng,
đại học và các mã ngành đào tạo ĐD chuyên khoa. Định kỳ kiểm tra các điều kiện
đào tạo cao đẳng ĐD, HS sau khi được nâng cấp trường cao đẳng và mở mã ngành
đào tạo.
Tiếp tục xây dựng các chương trình đào tạo theo hướng hội nhập khu vực và
quốc tế. Phát triển các chương trình đào tạo HS đại học và sau đại học (chương
trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ). Phát triển các chương trình đào tạo ĐD chuyên khoa
(Nhi, Hồi sức, Ngoại, Tâm thần, Lão khoa, Phòng mổ, TMH, Mắt, QLĐD…). Áp
dụng chuẩn năng lực ĐD, HS do BYT ban hành trong xây dựng chương trình, giáo
trình và đánh giá đào tạo ĐD, HS.
Tăng cường đào tạo để bảo đảm số lượng ĐD và HS theo các chỉ tiêu của Bộ
Y tế thông qua hệ thống đào tạo của nhà nước và tư nhân. Khuyến khích các cơ sở
đào tạo tư nhân tham gia vào đào tạo ĐD và HS trên cơ sở bảo đảm chất lượng
đầu ra.
Bảo đảm số lượng của đội ngũ giảng viên ĐD và HS thông qua ưu tiên tuyển
dụng, thu hút ĐDV, HSV có đủ trình độ và thâm niên lâm sàng ít nhất 3 năm về
các cơ sở đào tạo làm giảng viên nhằm tăng tỷ lệ giảng viên là ĐD, HS trên tổng
số giảng viên trong đó có giảng viên lâm sàng ở các trường, khoa đào tạo ĐD, HS.
Tăng cường năng lực hệ thống giáo viên ĐD, HS, bao gồm cả các giáo viên lâm
sàng tại các BV/cơ sở giảng dạy thực hành ĐD, HS. Tăng cường thành phần
ĐDV, HSV vào các Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo ĐD, HS.
Tăng cường cơ sở vật chất cho các trường đào tạo ĐD, HS theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa đặc biệt là trang thiết bị dạy học, phòng thực hành tiền lâm sàng
và thúc đẩy phối kết hợp giữa nhà trường với các cơ sở thực hành để sinh viên
ĐD, HS có cơ hội thực hành bảo đảm năng lực đầu ra của sinh viên.

Bảo đảm chất lượng đào tạo ĐD, HS thông qua áp dụng nghiêm túc quy trình
quản lý chất lượng, thẩm định đào tạo và áp dụng đào tạo theo hướng hình thành
17


năng lực dựa trên bằng chứng. Tăng cường đào tạo theo hướng hình thành năng
lực dựa trên bằng chứng, bảo đảm chất lượng đầu ra của ĐD, HS, đặc biệt bảo
đảm thái độ và hành vi phù hợp, lấy NB làm trung tâm. Áp dụng chuẩn năng lực
do BYT ban hành trong thực hiện đào tạo và đánh giá đầu ra của ĐD, HS.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo uy tín quốc tế để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ĐD,
HS nhằm tăng thêm cơ sở đào tạo thạc sĩ ĐD, HS trong nước. Xây dựng đề án đào
tạo đội ngũ chuyên gia ĐD, HS ở nước ngoài. Duy trì, mở rộng các cơ sở đào tạo
quản lý về ĐD, HS.
Tăng cường số lượng ĐDV và HSV ở trình độ cao đẳng thông qua đào tạo
chính quy, đặc biệt đào tạo liên thông/chuyển đổi từ hệ trung cấp lên cao đẳng để
tăng số lượng ĐDV và HSV cao đẳng theo hướng hội nhập quốc tế thông qua các
giải pháp phù hợp về chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo và cấp bằng.
Mở rộng các chương trình đào tạo, đặc biệt đào tạo và sử dụng cô đỡ thôn bản
phù hợp nhằm tăng cường đội ngũ nhân viên y tế có kỹ năng về ĐD, HS tại các
vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
b) Đào tạo liên tục
Tăng cường phối kết hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án
tài trợ để đào tạo cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho ĐD và HS theo quy định
của pháp luật về KBCB nhằm đạt được năng lực ĐD và HS, đặc biệt năng lực của
người đỡ đẻ có kỹ năng, làm việc trong lĩnh vực y tế công và tư nhân.
Tăng cường đào tạo tại chỗ, theo phương pháp cầm tay chỉ việc hoặc qua các
hình thức phù hợp tại các cơ sở lâm sàng. Áp dụng phương án đưa ĐD và HS làm
việc ở tuyến xã lên làm việc quay vòng ở BV huyện hoặc tỉnh nhằm duy trì và
tăng cường năng lực.
Cập nhật và chuẩn hóa các quy trình kỹ thuật, các chương trình đào tạo liên

tục về an toàn NB, kiểm soát nhiễm khuẩn, thái độ hành vi, giao tiếp với NB và
người nhà NB để áp dụng trong toàn quốc.
3. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
Bảo đảm phân bố số lượng nhân lực ĐD, HS theo tỷ số phù hợp trên giường
bệnh và trên số bác sĩ. Áp dụng mô hình phân công làm việc theo ca, đặc biệt
những nơi có nhiều NB nặng, NB cần theo dõi sát. Bảo đảm ĐDV và HSV được
cập nhật kiến thức y khoa liên tục, thường xuyên để duy trì năng lực.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ chăm
sóc NB, cải thiện môi trường làm việc cho ĐDV, HSV. Bên cạnh các tiêu chuẩn
chuyên môn kỹ thuật, hành vi thái độ đối với NB cần đưa vào làm một trong các
tiêu chí đánh giá.
Cải thiện các điều kiện phục vụ trực tiếp cho NB gồm ăn, mặc, vệ sinh, chăm
18


sóc, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và từng bước áp dụng mô hình chăm
sóc NB toàn diện không cần người nhà chăm sóc.
Áp dụng các mô hình làm việc trong đó ĐDV và HSV làm chủ để bảo đảm
NB nhận được dịch vụ chăm sóc tốt nhất, phù hợp với tình trạng của họ và không
tốn kém, tránh sự can thiệp không cần thiết của bác sĩ. Áp dụng mô hình các cuộc
đẻ thường, không biến chứng sẽ do HS thực hiện để tránh các cuộc mổ đẻ không
cần thiết.
Áp dụng các mô hình ĐD và HS dựa trên cộng đồng gắn liền với chăm sóc
sức khỏe ban đầu, bảo đảm chuỗi chăm sóc liên tục để NB và cộng đồng nhận
được dịch vụ y tế tốt nhất, thuận tiện, phù hợp với văn hoá, tập quán và chi phí thấp.
Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản quy định pháp luật về tăng cường
công tác ĐD, HS, các quy định, hướng dẫn chuyên môn khác, tổ chức làm việc và
trách nhiệm cá nhân trong dịch vụ ĐD, HS, tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ
để bảo đảm chất lượng các dịch vụ này trong CSNB. Áp dụng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn, quy trình kỹ thuật bao gồm cả các chuẩn về thái độ và hành vi trong lĩnh

vực ĐD, HS.
4. Giải pháp về tài chính
Bố trí nguồn ngân sách riêng cho công tác ĐD và HS trong ngân sách sự
nghiệp ngành y tế các cấp và ở các cơ sở y tế để bảo đảm đào tạo liên tục, các hoạt
động có liên quan đến ĐD và HS khác.
Tăng cường phối kết hợp với các chương trình, dự án có can thiệp liên quan
đến ĐD và HS để thực hiện các mục tiêu có liên quan của Chương trình hành
động. Kinh phí thực hiện Chương trình được huy động từ các nguồn vốn: ngân
sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn viện trợ quốc tế, vốn huy động cộng
đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Ưu tiên nguồn tài chính trong nước và quốc tế để triển khai các Chương trình
sau: Chương trình cấp Bộ về nâng cao chất lượng chăm sóc ĐD, HS; Chương
trình nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý cho ĐDT và HST; Chương trình đào
tạo giảng viên trình độ cao ngành ĐD và HS; Đề án đào tạo ĐD, HS ngang chuẩn
khu vực và quốc tế; Đề án truyền thông để nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai
trò của ĐD, HS.
5. Giải pháp truyền thông, giáo dục
a) Tăng cƣờng nhận thức của ngƣời dân, cộng đồng về vai trò của Điều
dƣỡng, hộ sinh
Các cơ quan truyền thông các cấp của ngành y tế như Trung tâm Truyền
thông, giáo dục sức khỏe trung ương và các tỉnh thành phố, Báo Sức khỏe đời
sống, Tạp chí BV, Tạp chí ĐD, các cổng thông tin điện tử, website của BYT, Cục
QLKCB, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, các SYT, các BV, các trường đại
19


học, cao đẳng và trung cấp y tế thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá
nâng cao nhận thức về ngành ĐD, HS trong chăm sóc sức khỏe NB và cộng đồng.
Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, quảng bá
nâng cao nhận thức của người dân về vai trò quan trọng của ngành ĐD trong chăm

sóc sức khỏe NB và cộng đồng trong tổng thể chuỗi chăm sóc y tế liên tục.
Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền, quảng
bá nâng cao nhận thức của người dân về vai trò quan trọng của ngành HS trong
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, trẻ sơ sinh, vị thành niên, người cao tuổi,
nam giới, đặc biệt vai trò của HS trong việc thực hiện chăm sóc các ca đẻ thường,
không có biến chứng.
b) Tăng cƣờng nhận thức về vai trò của chăm sóc điều dƣỡng, hộ sinh
trong hệ thống y tế
Thực hiện công tác truyền thông, vận động về vai trò của chăm sóc ĐD và HS
trong hệ thống y tế nhằm nâng cao vị thế của ĐDV, HSV trong chăm sóc sức khỏe
nhân dân và mối quan hệ tương tác giữa ĐDV, HSV với bác sĩ và nhân viên y tế khác.
6. Giải pháp về hợp tác quốc tế
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế như TCYTTG, Quỹ
dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Hội đồng ĐD quốc tế (ICN) và Liên đoàn HS
quốc tế (ICM); tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế khác, các
Tổ chức phi chính phủ (NGO), Hội nghề nghiệp của các nước để có thêm nguồn
lực và các hỗ trợ kỹ thuật cho công tác ĐD, HS.
Thực hiện Cam kết thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ ĐD, HS giữa các nước
ASEAN, tham dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo trong nước và nước ngoài
có sự tham gia của các nước thành viên.
Tăng cường hợp tác giữa Hội ĐD Việt Nam và Hội HS Việt Nam trong các
lĩnh vực xây dựng chính sách và hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp ĐD, HS khu
vực ASEAN và thế giới.
Mở rộng hợp tác quốc tế với các nước tiếp nhận ĐDV, HSV Việt Nam đến
làm việc để đào tạo bổ sung cho các ứng viên ĐD, HS theo các yêu cầu đã được
ký kết giữa hai nước nhằm tạo điều kiện cho các ứng viên làm quen với môi
trường làm việc mới.
7. Tăng cƣờng vai trò của Hội Điều dƣỡng và Hội Hộ sinh Việt Nam
Tăng cường vai trò của Hội ĐD Việt Nam và Hội HS Việt Nam trong việc
tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách về ĐD HS; thẩm định chương

trình và tài liệu đào tạo ĐD, HS; thẩm định, công nhận chất lượng của các cơ sở
đào tạo ĐD, HS; cấp chứng chỉ hành nghề cho ĐDV và HSV; xây dựng và giám
sát các chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao năng
lực cho ĐDV và HSV.
20


PHẦN IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Vụ, Cục của Bộ Y tế
Các Vụ, Cục của Bộ Y tế căn cứ vào nội dung Chương trình hành động quốc
gia về tăng cường công tác ĐD, HS thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Cụ thể:
a) Cục Quản lý khám, chữa bệnh: đầu mối chỉ đạo, theo dõi thực hiện và
hằng năm đánh giá kết quả để báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế. Cục QLKCB phối hợp
với Vụ SKBMTE và các Hội ĐD Việt Nam, Hội HS Việt Nam triển khai các giải
pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và tăng cường kiểm tra, giám sát thực
hiện công tác ĐD, HS; xây dựng các chính sách, hướng dẫn bảo đảm tính chủ
động, tự chủ của ĐDV và HSV trong quá trình chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc
biệt các hoạt động tuyên truyền vận động cho thành lập Hội đồng ĐD và Hội đồng
Hộ sinh; đào tạo cập nhật cho ĐD bảo đảm đáp ứng các chuẩn năng lực yêu cầu
đối với ĐD, trên cơ sở lồng ghép với các chương trình, dự án trong lĩnh vực
KBCB, với ưu tiên đặc biệt cho các vùng khó khăn, dân tộc, miền núi; tuyên
truyền vận động trong hệ thống y tế về vai trò của hai nghề ĐD và HS trong chăm
sóc sức khỏe. Theo dõi tiến độ thực hiện Chương trình hành động này ở các địa
phương, đơn vị và đề xuất khen thưởng kịp thời.
b) Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em: phối hợp với Cục QLKCB và Hội HS Việt
Nam triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và tăng cường
kiểm tra, giám sát thực hiện công tác hộ sinh; trong xây dựng các chính sách,
hướng dẫn bảo đảm tính chủ động, tự chủ của HSV trong quá trình chăm sóc sức
khỏe nhân dân, đặc biệt các hoạt động tuyên truyền vận động cho thành lập Hội

đồng Hộ sinh, đào tạo cập nhật cho HSV bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu
đối với người đỡ đẻ có kỹ năng, trên cơ sở lồng ghép với các chương trình, dự án
trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản, với ưu tiên đặc biệt cho các vùng khó khăn, dân
tộc, miền núi thông qua các giải pháp phù hợp, đặc biệt đào tạo và sử dụng cô đỡ
thôn bản; tuyên truyền vận động trong hệ thống y tế về vai trò của nghề HS trong
chăm sóc sức khỏe sinh sản.
c) Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo: đầu mối phối hợp với các Vụ, Cục
liên quan và các Hội ĐD và Hội HS để thực hiện các giải pháp nhằm chuẩn hoá
đào tạo ĐD và HS theo tiêu chuẩn quốc tế; chỉ đạo các cơ sở đào tạo thực hiện
chuẩn giáo dục điều dưỡng; phát triển đội ngũ giáo viên là ĐDV và HSV; tiến
hành đào tạo dựa trên năng lực; đầu tư cơ sở thực hành, tiền lâm sàng bảo đảm
chuẩn hóa, hiện đại để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở lồng
ghép với các dự án trong lĩnh vực đào tạo; chỉ đạo các cơ sở thực hiện đào tạo liên
tục cập nhật kiến thức cho ĐDV, HSV.
d) Vụ Tổ chức cán bộ: đầu mối phối hợp với các Vụ, Cục, các Bộ ngành có
liên quan và các Hội ĐD và Hội HS để triển khai thực hiện các giải pháp nhằm
tăng cường vai trò quản lý, xác định mô hình tổ chức, kế hoạch và qui mô đào tạo,
21


phát triển nguồn nhân lực ĐD, HS, xây dựng các Phạm vi hành nghề, Mô tả vị trí
công việc cho ĐDV và HSV nhằm bảo đảm tính tự chủ, độc lập của nghề ĐD và
nghề HS, và các chế độ chính sách lương, phụ cấp đặc thù nghề nghiệp.
đ) Vụ Kế hoạch-Tài chính: đầu mối phối hợp với các Vụ, Cục liên quan để
xây dựng quy hoạch màng lưới, kế hoạch ngân sách cho hệ thống ĐD và HS trong
kế hoạch hằng năm và dài hạn của ngành y tế các cấp. Bố trí nguồn ngân sách
hằng năm cho việc triển khai Chương trình hành động quốc gia về tăng cường
công tác ĐD và HS và ngân sách đào tạo, đào tạo liên tục cho ĐD, HS.
e) Vụ Pháp chế: phối hợp với các Vụ, Cục liên quan để xây dựng chế độ,
chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về hai nghề ĐD, HS.

g) Vụ Truyền thông và Thi đua khen thƣởng: phối hợp với các Vụ, Cục và
các cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng có liên quan tuyên truyền vận động,
quảng bá cho vai trò của hai nghề ĐD và HS trong chăm sóc sức khỏe.
h) Vụ Hợp tác quốc tế: là đầu mối để tranh thủ và huy động các nguồn lực
quốc tế hỗ trợ công tác ĐD, HS.
2. Các Sở Y tế
Căn cứ vào Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác ĐD và
HS để tham mưu, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong phạm vi trách
nhiệm được giao trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, chỉ đạo các đơn vị có liên
quan thực hiện trên địa bàn tỉnh, tổ chức sơ kết việc thực hiện hằng năm và báo
cáo Bộ Y tế.
3. Các đơn vị y tế thuộc các Bộ, Ngành
Căn cứ vào Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác ĐD và
HS để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong phạm vi trách nhiệm được
giao, tổ chức sơ kết việc thực hiện hằng năm và báo cáo Bộ Y tế.
4. Hội Điều dƣỡng và Hội Hộ sinh Việt Nam
Căn cứ vào Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác ĐD và
HS để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong phạm vi trách nhiệm được
giao, tổ chức sơ kết việc thực hiện hằng năm và báo cáo Bộ Y tế.
PHẦN V: GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 1 (2013-2015)
a) Thể chế hoá các văn bản, chính sách bảo đảm sự phát triển bền vững của
ngành ĐD và ngành HS. Xây dựng các chính sách, hướng dẫn bảo đảm tính
chủ động, tự chủ của ĐD và HS trong quá trình chăm sóc sức khỏe nhân dân.
b) Củng cố hệ thống tổ chức ĐD và HS trong ngành y tế.
22


c) Sửa đổi bổ sung chính sách, chế độ, các văn bản hướng dẫn, quy trình
chuyên môn liên quan đến ĐD, HS.

d) Tăng cường nhân lực cho ngành ĐD và HS thông qua tăng cường đào tạo
chính quy và đào tạo liên tục và đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng. Quy
hoạch hệ thống đào tạo và chuẩn hoá các chương trình đào tạo, ưu tiên đào tạo
nâng cao năng lực cho giáo viên ĐD, HS.
đ) Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và tăng
cường kiểm tra, giám sát thực hiện công tác ĐD, HS.
e) Xây dựng và triển khai thực hiện các văn băn quy phạm pháp luật về hành
nghề ĐD, HS.
g) Thành lập Hội đồng tư vấn về công tác ĐD, HS.
h)) Đào tạo cập nhật cho ĐDV bảo đảm đáp ứng các năng lực yêu cầu đối với
ĐDV, và HSV trên cơ sở lồng ghép với các chương trình, dự án trong lĩnh vực,
với ưu tiên đặc biệt cho các vùng khó khăn, dân tộc, miền núi.
i) Tuyên truyền vận động trong hệ thống y tế về vai trò của hai ngành ĐD và
HS trong chăm sóc sức khỏe.
2. Giai đoạn 2 (2016-2020)
a) Tiếp tục thực hiện các lĩnh vực của giai đoạn 1.
b) Xây dựng và thực hiện thành công các mô hình điểm về công tác ĐD, HS
để nhân rộng trong cả nước.
c) Mở rộng các hoạt động chăm sóc toàn diện tại BV, chăm sóc tại cộng đồng
và hộ gia đình.
d) Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực ĐD, HS.
PHẦN VI: CÁC ĐỀ ÁN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG
Để thực hiện các mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia tăng cường
công tác ĐD, HS giai đoạn từ nay đến năm 2020, dự kiến có các đề án sau đây:
1. Nâng cao chất lượng chăm sóc ĐD, HS;
2. Nâng cao chất lượng đào tạo ĐD, HS theo chuẩn khu vực và quốc tế bao
gồm cả đào tạo giảng viên ĐD, HS trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; đào tạo chuyên khoa
ĐD, HS và đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng;
3. Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý cho ĐDT và HST;

4. Truyền thông về vai trò của ĐD, HS trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng
cao sức khỏe nhân dân.
5. Kinh phí: Kinh phí thực hiện các đề án được thực huy động từ các nguồn sau
đây: Kinh phí sự nghiệp; kinh phí từ các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia;
kinh phí từ các chương trình dự án tài trợ vốn vay; kinh phí từ các chương trình dự
án viện trợ kỹ thuật không hoàn lại; kinh phí địa phương; kinh phí từ lĩnh vực tư
nhân.
23


Phụ lục 1: Khung kế hoạch thực hiện Chƣơng trình hành động
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1215/QĐ-BYT ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Khung thời gian (năm 2013-2020)
Các hoạt động
theo kế hoạch
2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019


Kết quả mong đợi

Kinh phí dự
kiến (triệu
đồng)/
Nguồn kinh
phí

2020

1.1 Xây dựng và ban hành X
hướng dẫn phân cấp chăm sóc
và nội dung chăm sóc NB theo
phân cấp chăm sóc tại các
CSYT có giường bệnh.
1.2 Bổ sung, cập nhật các quy X
trình kỹ thuật CSNB áp dụng
thống nhất trong các cơ sở
KBCB.
1.3 Thí điểm và áp dụng các X
mô hình ĐD và HS dựa trên
cộng đồng gắn liền với chăm
sóc sức khỏe ban đầu, bảo đảm
chuỗi chăm sóc liên tục để NB
và cộng đồng nhận được dịch
vụ y tế tốt nhất, thuận tiện, phù
hợp với văn hoá, tập quán và
chi phí thấp, bao gồm cả các
mô hình chăm sóc người cao
tuổi và chăm sóc tại nhà.

1.4 Giám sát việc thực hiện X
Thông tư 07/2011/TT-BYT để
bảo đảm chất lượng các dịch
vụ này trong CSNB, bao gồm
cả các chuẩn về thái độ và

Cơ quan chịu
trách
nhiệm/phối
hợp

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X


X

X

X

X

X

X

24

Cục QLKCB
- 2013: Ban hành Tài liệu
200
Vụ SKBMTE
hướng dẫn phân cấp chăm sóc;
Ngân sách
Cục KHCN và Năm 2015 có 20% và đến
Nhà nước
Đào tạo
2020 có 50% BV/cơ sở KBCB
+ Viện trợ
áp dụng các tiêu chuẩn chăm
sóc được BYT công nhận.
Cục QLKCB
- 2015: Ban hành Quy trình kỹ

200
Vụ SKBMTE
thuật CSNB được chỉnh sửa, Ngân sách
cập nhật
Nhà nước
+ Viện trợ
Cục QLKCB
- Từ 2020: Các dịch vụ mang
500
Vụ SKBMTE
đặc trưng chăm sóc của
SYT
ĐD/HS do ĐD/HS thực hiện Ngân sách
Hội ĐDVN
thường quy.
Nhà nước
Hội HS VN
- Từ 2020: Các địa phương + Viện trợ
đều có mô hình CSSK người
cao tuổi và chăm sóc tại nhà.

Cục Quản lý
KBCB,
Vụ
SKBMTE
các SYT, các cơ
sở KBCB.

Tỉ lệ cơ sở y tế thực hiện đầy
1.000

đủ các nội dung nhiệm vụ
chuyên môn chăm sóc NB Ngân sách
được quy định tại chương II Nhà nước
của Thông tư07/2011/TT- + tư nhân


×