Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Nhà hát Sysney di sản văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.95 KB, 11 trang )

Mở đầu
Nằm ở phía đông thành phố Sydney, trên một đồi đất có tên là Bennelong
Point, nhìn ra biển Tasman, nhà hát Opera Sydney (nhà hát kịch con Sò)
luôn chiếm một vị trí như biểu tượng văn hóa của Australia, tương tự như đền
thờ Taj Mahal ở Ấn Độ, tháp Effel ở Pháp, kim tự tháp ở Ai Cập... Đây là công
trình trẻ tuổi nhất trong danh sách các di sản thế giới.
Dù đã 41 năm trôi qua nhưng nhà hát Opera Sydney vẫn luôn là một trong
những điểm đến ưa thích nhất của bất cứ ai khi đến với đất nước của “những chú
chuột túi”. Tham quan và chụp một bức ảnh với nhà hát sẽ là một ấn tượng khó
phai trong hành trình khám phá khi đến với quốc gia này.
Nhà hát Opera Sydney có một vị trí khá đặc biệt trong đời sống xã hội Úc. Nó
không chỉ mang sứ mệnh là chiếc cầu nối đưa nghệ thuật đến với đông đảo công
chúng mà nó còn mang trong mình nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, kiến trúc,
nghệ thuật…gắn liền với đất nước Úc _ Australia.
A.

B.

Nội dung


I.
1.1.

1.2.

Khái quát chung về nước Úc _ Australia
Vị trí địa lý
Australia có tên chính thức là Liên bang Australia, là quốc gia lớn thứ 6 thế
giới và là nước duy nhất có lãnh thổ trải dài trên toàn bộ lục địa Úc-Á. Nó gồm
một đảo lớn là Tasmania, một tiểu bang của Úc và nhiều hòn đảo nhỏ ở Thái Bình


Dương và Ấn Độ Dương.
Các nước láng giềng của Úc gồm có New Zealand về phía Đông Nam;
Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea về phía Bắc, Quần đảo Solomon,
Vanuatu và New Caledonia về phía Đông Bắc.
Với diện tích là7.617.930 km2. Nhưng chỉ có 21 triệu dân (bằng ¼ dân số Việt
Nam).
Đây là một quốc gia xinh đẹp, đa dạng về khí hậu và sắc tộc – nơi hội tụ của
rất nhiều các nền văn hóa, là điểm đến của hàng triệu du khách và du học sinh từ
tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó du học sinh đến từ Việt Nam chiếm tỉ lệ
khá lớn.
Lịch sử - văn hóa
Lịch sử Australia
Người ta cho rằng Thổ Dân Australia đã từ Đông Nam Á đến đây bằng
thuyền vào Kỷ Băng hà, cách đây ít nhất 50.000 năm. Vào thời kỳ những người
châu Âu phát hiện và định cư tại đây, có tới một triệu Thổ Dân Australia sống bằng
nghề săn bắt hái lượm trên toàn lục địa. Họ sống rải rác thành 300 thị tộc, nói 250
ngôn ngữ và 700 thổ ngữ. Mỗi thị tộc có mối liên hệ về mặt tinh thần với một
vùng đất cụ thể nhưng những người trong thị tộc cũng đi khắp nơi để buôn bán, tìm
kiếm nước và nông sản theo mùa để phục vụ cho những buổi cúng lễ vật tổ.
Năm 1770, Thuyền trưởng James Cook của Anh cùng một số nhà thám
hiểm Châu Âu, là người châu Âu đầu tiên tới khám phá vùng bờ biển phía Đông
của lục địa Australia, lúc đó có tên là Tân Hà Lan và tuyên bố nó thuộc chủ quyền
của Anh Quốc. Ngày 26/01/1788, thuyền trưởng Arthur Philip đưa 750 người từ
Anh đi đày sang Australia, mở đầu thời đại di cư của người châu Âu đến Australia.
Đến thập niên 1920, rất nhiều lính tráng, sĩ quan và tù nhân được giải phóng
đã biến những mảnh đất được chính quyền chuyển giao thành những nông trại màu
mỡ. Tin tức về một châu Úc đất rẻ và đầy ắp việc làm đã khiến ngày càng nhiều
những con tàu chở di dân thích phiêu lưu từ Anh đến với vùng đất này. Những tên
thực dân hay ‘những kẻ chiếm đất’ bắt đầu lấn sâu vào vùng đất của thổ dân –
thường là dùng súng – để tìm kiếm đồng cỏ và nước cho gia súc.

Sự kiện các mỏ vàng được tìm thấy vào năm 1851 đã mở đầu thời kỳ tăng
mạnh số lượng người nhập cư, kèm theo đó là sự phát triển kinh tế, thương mại tại


II.

vùng đất này. Mãi đến năm 1880, 2 thành phố là New South Wales và trung tâm
Victoria trở thành những thành phố hiện đại và phong cách của thế giới.
Australia chính thức giành được độc lập từ Vương quốc Anh từ ngày
01/01/1901, 6 bang của Úc đã họp lại thành một quốc gia theo một hiến pháp duy
nhất. Một trong những động thái đầu tiên của nghị viện mới là ban hành luật, sau
này có tên gọi là Chính Sách Nước Úc Da Trắng nhằm hạn chế di dân, chủ yếu từ
các nước châu Âu. Chính sách này đã được dỡ bỏ dần dần từ sau Thế Chiến Thứ
Hai và ngày nay Úc là quê hương của những người dân đến từ hơn 200 quốc gia.
Văn hóa Australi
Australia là một đất nước rộng lớn, có xã hội dân chủ, đa văn hoá, đa sắc tộc
và một nền kinh tế vững chắc, là một trong số các quốc gia phát triển bậc nhất trên
thế giới. Là một đất nước nhưng cũng là một châu lục riêng biệt, Australia có diện
tích rộng đáng kể. Chất lượng cuộc sống của người dân Australia được xếp vào
một trong những nước cao nhất trên thế giới. Môi trường tự nhiên trong lành cùng
các dịch vụ y tế, giáo dục và lối sống năng động đã giúp Australia trở thành một
miền đất rất hấp dẫn để sinh sống.
Australia có một nền kinh tế vào hàng mạnh nhất trên thế giới – cạnh tranh,
cởi mở và sôi động. Thành tựu tốt đẹp của kinh tế quốc dân có được là nhờ vào sự
quản lý kinh tế hiệu quá và cải cách cơ cấu không ngừng. GDP hàng năm của
Australia đạt trên 1,1 tỷ Đôla Australia. Mức sống của cư dân Australia thuộc vào
diện cao nhất trên thế giới. Một thông tin thú vị là vào năm 2007, Sydney được bầu
chọn là thành phố tốt nhất thế giới năm thứ hai liên tiếp và trong số 11 thành phố
đáng sống nhất thế giới thì Australia có 5 thành phố.
Ngày nay Australia là một trong những xã hội văn minh và năng động nhất

trên thế giới với hơn 200 ngôn ngữ được sử dụng trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ
chính. Tuy nhiên hiện Australia đang thiếu rất nhiều công nhân lao động có tay
nghề. Đây là một tín hiệu đáng mừng dành cho tất cả du học sinh quốc tế đến học
tập tại Australia. Nếu du học sinh tham gia đúng chuyên ngành mà xã hội đang cần
thì cơ hội được định cư lại Australia để làm việc là rất cao.
Kết cấu nhà hát kịch Opera Sydney
2.1.
Lịch sử xây dựng nhà hát
Xuất phát từ nhu cầu về một địa điểm rộng lớn để tổ chức cho các
chương trình kịch, biểu diễn âm nhạc quy mô vào cuối thập nhiên 40 của thế
kỉ XX, thời điểm mà hầu hết các nhà hát của Sydney đều chưa đáp ứng
được.
Năm 1954,Eugene Goossens, nhạc trưởng của Dàn Nhạc Giao hưởng
kiêm giám đốc Nhạc viện New South Wales, được giới thiệu với Thủ hiến


2.2.

tiểu bang New South Wales thời đó, ông Joseph Cahill. Hai người đi tới
thống nhất cho rằng nước Úc cần một nhà hát opera.
Tháng 12/1955, ông Cahill tuyên bố cuộc thi thiết kế quốc tế nhà hát
opera với khu vực Bennelong Point ở Sydney được chấp thuận là địa điểm
xây nhà hát.
Yêu cầu chính của cuộc thi là thiết kế hai phòng biểu diễn – một phòng
dành cho opera và một phòng khác dành cho hòa nhạc giao hưởng. Hướng
dẫn cũng yêu cầu thiết kế một nhà hàng và hai phòng họp chung.
Cuộc thi khép lại vào tháng 12/1956 sau khi nhận được 233 bài dự thi
từ 28 quốc gia. Giám khảo tổ chức cuộc thi Harry Ingham Ashworth, kiến
trúc sư chính phủ Cobden Parkes và Trưởng khoa kiến trúc Đại học
Cambridge University, ngài Leslie Martin, bắt đầu chấm các bài dự thi.

Giám khảo thứ tư, kiến trúc sư người Mỹ Eero Saarinen, tới Sydney muộn
sau khi các đồng nghiệp trong ban giám khảo đã chọn xong vòng loại.
Ngày 29/01/1957, Kiến trúc sư người Đan Mạch Jorn Utzon được công
bố là người thắng cuộc. Không có tài liệu nào ghi rõ vì sao ông Utzon được
lựa chọn nhưng nhiều người tin rằng giám khảo Eero Saarinen đã xem lại
những bài thi bị loại và dừng lại trước thiết kế của ông Utzon. Ông tuyên bố
đó rõ ràng là tác phẩm thắng cuộc. Ngài Leslie cũng ủng hộ thiết kế của kiến
trúc sư Utzon, buộc hai giám khảo Harry Ingham Ashworth and Cobden
Parkes phải đồng ý với hai đồng nghiệp giàu kinh nghiệm hơn.
Ông Utzon được thưởng 5.000 bảng Anh cho tác phẩm của mình.
Những bức vẽ ông nộp dự thi khá đơn giản giống như những biểu đồ. Tuy
nhiên, các nhà nghiên cứu đã xem xét nhiều lần những bức vẽ này và được
thuyết phục rằng chúng thể hiện khái niệm một nhà hát opera có thể trở
thành một trong những tòa nhà vĩ đại nhất thế giới.
Tháng 7/1957, quốc hội tiểu bang New South Wales bỏ phiếu ủng hộ
xây dựng nhà hát opera theo thiết kế của ông Utzon và phân bổ 3,5 triệu đô
Úc từ quỹ công để thực hiện dự án.
Cũng trong tháng này, ông Utzon lần đầu tiên tới Sydney. Mặc dù là
người thiết kế Nhà hát Opera Sydney, ông chưa từng nhìn thấy khu vực dự
kiến xây nhà hát mà chỉ dựa vào những bức ảnh và những tài liệu viết về nơi
này.
Khi tới Sydney, ông Utzon được yêu cầu vượt qua một kỳ thi của Hội
đồng Kiến trúc sư New South Wales và được các kiến trúc sư địa phương
huấn luyện.
Quá trình xây dựng


Bản vẽ tham gia cuộc thi của Jorn Utzon
Công trình chính thức khởi công xây dựng vào tháng 3 năm 1953 và
được chia thành 3 giai đoạn, giai đoạn 1 từ 1959 đến 1963) gồm có phần bục

của nhà hát. Giai đoạn 2 (từ 1963 đến 1967) dành cho việc xây dựng hệ
thống mái hình vỏ sò bên ngoài. Giai đoạn 3 (từ 1967 đến 1973) bao gồm
những phần xây dựng cơ bản khác và trang trí nội thất. Tuy ở nhiều thời
điểm công trình thi công chậm tiến độ nhưng cuối cùng cũng hoàn thành vào
năm 1973 sau 14 năm xây dựng.
Trong quá trình đó, việc xây dựng Nhà hát Opera Sydney gây nhiều
tranh cãi bởi chính thiết kế nhà hát. Công trình phải mất hơn ba năm chỉ để
hoàn thiện thiết kế loại ngói bằng gốm tráng men lắp vào những cột buồm
của nhà hát. Lúc đầu phần mái của Nhà hát được Utzon thiết kế hình parabol
và các kết cấu xây dựng trong phần 1 đều phục vụ cho bản vẽ này. Nhưng
khi bước sang giai đoạn 2, các kiến trúc sư xây dựng cho rằng không thể xây
phần mái hình parabol (vì nó vượt khỏi các quy luật vật lý) do đó ông Utzon
đã phải thiết kế lại bản vẽ với hình con sò như hôm nay.
Bản vẽ mới không những giải quyết được vấn đề mà còn giúp cắt ngắn
thời gian hoàn thiện. Theo bản thiết kế cũ thì người thợ phải lát từng viên
ngói trong khi đó ở bản vẽ mới, người ta có thể lợp ngói thành từng mảng
lớn ở dưới đất rồi mới lợp lên khung
Sau đó, phải mất 8 năm để xây dựng cấu trúc mỗi cột buồm, một trong
những nhiệm vụ kỹ thuật khó nhất phải nỗ lực hoàn thành. Tháng 10/1959,
thủ hiến Joseph Cahill qua đời do biến chứng loét dạ dày và ông Robert
James Heffron kế nhiệm. Ông Cahill yêu cầu bộ trưởng phụ trách công trình
công đương nhiệm, ông Norman Ryan, hứa không cho phép công trình Nhà
hát Opera Sydney bị bỏ dở.


Ngày 9/09/1960, buổi hòa nhạc không chính thức đầu tiên được tổ
chức tại Nhà hát Opera Sydney. Ca sĩ nổi tiếng của giai cấp công nhân Paul
Robeson hát tặng công nhân xây dựng trong giờ nghỉ ăn trưa. Ca sĩ người
Mỹ, đồng thời là nhà hoạt động chính trị, hát hai bài Ol' Man River và Joe
Hill tặng những người công nhân bị cuốn hút đứng xem từ giàn giáo ở khu

vực xây dựng Nhà hát. Khi ca sĩ kết thúc màn biểu diễn, người ta kể rằng
những người công nhân tặng Robeson một chiếc mũ cứng khắc tên ông.
Vào giữa năm 1965, chính phủ Tự do mới của tiểu bang New South
Wales được bầu và nhiều vấn đề nảy sinh giữa ông Utzon và bộ trưởng phụ
trách công trình công mới, ông Davis Hughes. Ông Davis đặt câu hỏi về
thiết kế và dự toán chi phí của ông Utzon và cuối cùng giành quyền kiểm
soát tài chính của dự án.
Năm 1966, ông Utzon rời khỏi dự án. Ông viết thư cho ông Davis nói
rằng: "Ông không tôn trọng tôi với tư cách là một kiến trúc sư. Vì vậy, hôm
nay tôi thông báo với nhân viên của tôi về việc tôi từ chức.” Ông Davis công
bố đơn từ chức vào ngày 1/3, đồng thời tuyên bố: “Chính phủ sẽ hoàn thành
Nhà hát Opera.”
Ông Utzon rời khỏi nước Úc, không còn cơ hội thực hiện tầm nhìn
thiết kế của mình cho phần nội thất tòa nhà và cũng không bao giờ quay lại
xem kiệt tác của mình. Việc ông từ chức dẫn tới các cuộc biểu tình phản đối
trên đường phố với nhiều lời kêu gọi phục chức cho ông.
Hội đồng kiến trúc sư Australia, gồm có kiến trúc sư Peter Hall, DS
Littlemore và Lionel Todd, được chỉ định hoàn thành thiết kế của ông Utzon.
Nhà hát Opera Sydney chính thức hoàn thành năm 1973 với tổng chi phí 102
triệu đô-la. Ngày hoàn thành ban đầu là 26/01/1973 và ước tính chi phí ban
đầu là 7 triệu đô-la.
Sau một số buổi biểu diễn thử nghiệm, tác phẩm ‘Chiến tranh và Hòa
bình của Sergei Prokofiev được công diễn tại Nhà hát Opera vào ngày
28/09/1973 – buổi biểu diễn dành cho công chúng đầu tiên tại Nhà hát Opera
Sydney. Tối hôm sau, Phòng Hòa nhạc được khai trương với màn biểu diễn
chương trình Wagner của Dàn nhạc Giao hưởng Sydney.
Nhà hát được nữ hoàng Elizabeth II chính thức tuyên bố khai trương
vào ngày 20/10/1973 trong buổi lễ có bắn pháo hoa và màn biểu diễn bản
giao hưởng số 9 của Beethoven.
Năm 1999, Utzon quay lại nhà hát Opera Sydney với tư cách là chuyên

gia tư vấn thiết kế cho các công việc tiếp theo để hoàn thiện kiệt tác của
mình.


Năm 2003,Jorn Utzon được trao Giải thưởng Kiến trúc Pritzker, giải
thưởng kiến trúc uy tín nhất thế giới. Hội đồng giám khảo công nhận Nhà
hát Opera Sydney là kiệt tác của thế kỷ 20.
Vào ngày 16/09/2004, Phòng Tiếp tân mới được tân trang, khu vực nội
thất đầu tiên được tái tạo theo thiết kế của Utzon, được đổi tên thành Phòng
Utzon để tôn vinh nhà thiết kế người Đan Mạch. Ông Utzon miêu tả đây là
vinh dự lớn nhất của mình. “Tôi không nghĩ rằng các bạn có thể mang lại
nhiều niềm vui hơn cho tôi với tư cách là kiến trúc sư. Vinh dự này lớn hơn
mọi tấm huy chương tôi có thể được trao và đã từng nhận,” ông Utzon phát
biểu.

2.3.

Phòng Utzon tại nhà hát opera Syney
Năm 2007, Liên Hợp Quốc bổ sung Nhà hát Opera Sydney vào danh
sách Di sản Thế giới các địa danh có ý nghĩa văn hóa. Địa danh trên cảng
Sydney đã giành được phiếu thuận của 800 đoàn đại biểu tại cuộc họp ủy
ban Di sản Thế giới tại Christchurch, New Zealand. Nhà hát đã giành được
vị trí của mình khi đăng ký cùng với hơn 800 địa danh có ý nghĩa tự nhiên
và văn hóa vượt trội, trong đó có Vạn lý Trường Thành của Trung Quốc và
Đền thờ Taj Mahal ở Ấn Độ. Nhà hát Opera Sydney và địa điểm tại
Bennelong Point trên cảng Sydney là một biểu tượng và một kho báu không
chỉ với người dân Úc mà với cả thế giới.
Đặc điểm kiến trúc của nhà hát
Khi nhắc tới nhà hát opera là nhắc tới lối kiến trúc độc đáo đẹp đẽ. Thường
được thiết kế theo lối kiến trúc mang phong cách thời Hy Lạp cổ đại, đồ sộ, nguy

nga và có lối kiến trúc chạm trổ tinh vi, đặc biệt là mái vòm và các chân cột…
Nhà hát Opera Sydney được thiết kế một hệ thống mái vòm rất đặc biệt để gió
biển có thể thổi vào bên trong, giúp điều hòa nhiệt độ một cách tự nhiên. Mỗi mái
lớn hình vỏ sò của nhà hát đều được làm từ bê tông khối và được bao phủ bằng
hàng triệu viên ngói màu trắng và màu kem có thể tự làm sạch, sáng lấp lánh dưới


ánh mặt trời. Tại các mái vòm đều có gắn các tấm pha lê màu, giúp nội thất nhà hát
trở nên lung linh và huyền ảo hơn mỗi khi đón ánh sáng mặt trời.

Nhà hát opera Sydney vào buổi bình minh
Nội thất bên trong nhà hát hầu hết đều sử dụng đá granite hồng lấy từ vùng
Tanara, bang New South Wales. Ngoài ra, rất nhiều gỗ tự nhiên và gỗ dán cũng
được sử dụng trong thiết kế nội thất của nhà hát.
Nhà hát Opera Sydney có 5 khu nhà hát, 5 studio tập diễn, 2 sảnh chính, 4 nhà
hàng, 6 quán bar và một số cửa hàng lưu niệm. Nội thất tòa nhà bao gồm đá granite
hồng khai thác ở Tarana, New South Wales, gỗ và gỗ dán được cấp từ New South
Wales. Các nhà hát có hình một loạt các con sò được biểu trưng bằng cách cắt ra
thành các bán cầu. Sảnh hòa nhạc và nhà hát nhạc kịch được đặt ở 2 nhóm vỏ sò
lớn nhất, các nhà hát khác nằm ở các nhóm vỏ sò khác.
Một điểm đặc biệt nữa của nhà hát Opera Sydney chính là hệ thống âm thanh
vang vọng tự nhiên mà không một nơi nào khác trên thế giới có được. Những ưu
điểm về âm thanh, ánh sáng, sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan đã
giúp Nhà hát Opera Sydney trở thành một trong những công trình kiến trúc đẹp
nhất và là một trong những trung tâm trình diễn nghệ thuật bận rộn và sáng tạo
nhất thế giới.


2.4.


Bên trong nhà hát opera Sydney
Nhà hát Opera Sydney vẫn được đánh giá cao bỡi những hoạt động hấp dẫn
khác nơi du khách có thể trải nghiệm một loạt các hoạt động, từ xem các buổi biểu
diễn tới đi dạo trong những khu vườn thực vật tuyệt đẹp. Ở xung quanh có những
quán café, cửa hàng bánh, những cửa hàng kỳ lạ và những nhà hàng tuyệt vời là
cho chuyến du lịch Nhà hát Opera Sydney trở nên trọn vẹn.
Chức năng của nhà hát
Với nhiều người, kiến trúc của nhà hát chiếm một vị trí tương tự như đền thờ
Taj Mahal ở Ấn Độ, tháp Eiffel ở Pháp, kim tự tháp ở Ai cập và được coi như là
một công trình văn hóa có giá trị nổi bật trên thế giới. Sau TP.Brasilia của Brazil,
đây là di tích thứ hai duy nhất trên thế giới mà khi được công nhận di sản, vị kiến
trúc sư thiết kế công trình đó vẫn còn sống.
Nhà hát opera Sydney chính là nơi sinh ra những vở opera, nơi đây hàng đêm
vang lên những giai điệu làm say đắm lòng người,những tiếng hát của những giọng
ca tài năng. Và những người yêu nghệ thuật opera cũng tụ họp ở đây. nhà hát opera
tạo nên những giá trị về văn hóa, niềm tự hào, vinh dự của một đất nước, của một
dân tộc. Ở đây bằng phương tiện nghệ thuật mở ra thế giới con người vẻ vang hơn,
truyền bá tinh thần yêu nước tiến bộ của mọi thời đại. Cũng chính ở đây thính giả
hấp thụ được những khái niệm về đạo đức cao cả, về nghĩa vụ, về vẻ đẹp của hành
động và tình cảm của con người.
Đến nay, mỗi năm nhà hát tổ chức khoảng 1.600 buổi biểu diễn hòa nhạc giao
hưởng, múa ba lê, opera, kịch sân khấu, khiêu vũ, âm nhạc, hài kịch, chương trình
của trẻ em và biểu diễn đương đại, thu hút trên 1,2 triệu khán giả.
Bên cạnh chức năng là một nơi trình diễn nghệ thuật, Opera Sydney còn là địa
điểm thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo, hội nghị quan trọng hay những sự
kiện lớn của thành phố. Đây cũng là một trong những nơi thu hút rất nhiều nhà,
nhiếp ảnh họa sĩ, ca sĩ, khách du lịch và các cặp uyên ương từ khắp nơi trên thế


III.


giới. Mỗi năm có trên 8,2 triệu lượt khách tham quan nhà hát, đóng góp hơn 1 tỷ
USD cho nền kinh tế Australia, đồng thời tạo việc làm cho khoảng 12.000 người.
Vào những dịp kỷ niệm lớn hay dịp chào đón năm mới, màn trình diễn pháo
hoa nghệ thuật được tổ chức tại đây đã trở thành một trong những hình ảnh gây ấn
tượng với hàng triệu người trên thế giới.
Nhà hát Opera Sydney_ sân khấu thế giới của Australia
Tháng 10/1978, ca sĩ nhạc Rock người Ireland Thin Lizzy đã biểu diễn một
buổi hòa nhạc miễn phí trên thềm Nhà hát Opera Sydney thu hút khoảng 100
ngàn khán giả.
Vô số các buổi biểu diễn khác được tổ chức vào các năm sau đó, trong đó có
màn biểu diễn tạp kỹ Hoàng gia vào năm 1980 với sự có mặt của Nữ hoàng
Elizabeth II và Công tước Edinburgh.
Buổi hòa nhạc kiểu Úc có phần biểu diễn của Julie Anthony, Roger
Woodward, Paul Hogan, Olivia Newton-John và Peter Allen.
Vào năm 1987, Giáo hoàng John Paul II tới thăm Australia đã phát biểu tại
Phòng Hòa nhạc.
Năm 1990, hội chứng cuồng Mandela xuất hiện ở Sydney sau khi Nelson
Mandela được trả tự do ở Nam Phi. Trong một chuyến thăm Australia, người anh
hùng chống chế độ phân biệt chủng tộc đã phát biểu với người dân Úc từ bậc thềm
của Nhà hát Opera Sydney. Ông Mandela cảm ơn Australia đã hỗ trợ Quốc hội
Nam Phi và mong muốn thủ tướng tại nhiệm Bob Hawke duy trì sự ủng hộ Nam vi
trong lĩnh vực kinh tế và thể thao.
Năm sau đó, nữ nghệ sĩ được mến mộ của nước Úc, ca sĩ Joan Sutherland với
tên gọi thân mật La Stupenda, đã có màn biểu diễn cuối cùng tại gala do Les
Huguenots tổ chức tại Nhà hát.

Ca sĩ Joan Sutherlan và bài hát Thiên Nga



Năm 1996, Ban nhạc Crowded House từ Melbourne đã trình diễn buổi hòa
nhạc ‘Farewell to the World’ trên bậc thềm của nhà hát Opera. Hơn 100 ngàn
người đến dự buổi hòa nhạc, một số người ước tính số người tới xem là 250 ngàn
người.
Năm 2009, “Lễ hội Ánh sáng Sắc” màu lần đầu tiên được tổ chức, với các cột
buồm của Nhà hát được thắp sáng với những tia sáng sặc sỡ, nhiều hình thù và
hình ảnh. Lễ hội được ghi nhận là màn trình diễn ánh sáng và âm thanh lớn nhất ở
Nam Bán cầu và đã thu hút 200 ngàn người tới khu vực The Rocks và Circular
Quay. Lễ khai mạc được truyền trực tiếp tới khán giả trên toàn thế giới.



×