Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực tây bắc nghệ an năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.77 KB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGỤY ĐÌNH THÀNH

PHÂN TÍCH
DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TÂY BẮC
NGHỆ AN NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi không thể nào quyên công ơn các
thầy, các cô, cơ quan nơi tôi công tác, bạn bè , đồng nghiệp, gia đình đã
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, công tác và làm luận văn.
Với tất cả lòng kính trọng, trước hết tôi xin được gửi lời cảm ơn
chân thành tới các thầy cô Trường đại học Dược Hà Nội, là những người
đã truyền thụ cho tôi có được nguồn kiến thức căn bản. Đặc biệt tôi xin
được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô TS. Nguyễn Thị Thanh Hương người
đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình, anh chị đồng nghiệp
công tác tại BVĐK Tây Bắc Nghệ An đã cung cấp cho tôi những kiến
thức, tài liệu hiểu biết và những ý kiến quý báu.
Tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn tới các anh chị cùng lớp CK 1


K17 cùng toàn thể bạn bè, những người đã có những đóng góp ý kiến, ủng
hộ động viên trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Cuối cùng tôi xin trân trọng được cảm ơn SYT Nghệ An, Ban lãnh
đạo BVĐK Tây Bắc Nghệ An đã tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập và
thực hiện luận văn này.
Nghệ An, ngày 10 tháng 1 năm 2016
NGỤY ĐÌNH THÀNH


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
Chương 1 : TỔNG QUAN .......................................................................... 3
1.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT
NAM ........................................................................................................... 3
1.1.1Cơ cấu kinh phí thuốc sử dụng ....................................................... 3
1.1.2 Thực trạng cơ cấu danh mục thuốc tại một số bệnh viện. ............6
1.2 MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM QUẢN LÝ SỬ DỤNG THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN ............................................................................................... 6
1.3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VỀ SỬ DỤNG
THUỐC ...................................................................................................... 9
1.3.1. Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc ........... 10
1.4 ĐÔI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂY BẮC NGHỆ AN ............ 13
1.4.1 Cơ cấu nhân lực, chức năng nhiệm vụ ........................................ 13
1.4.3 Khoa Dược Bệnh Viện đa khoa Tây Bắc Nghệ An ...................... 17
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 19
2.1.1. Đối tượng .................................................................................... 19
2.1.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................... 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả ......................................................... 19

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 19
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..................................... 19
2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 23
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 25


3.1 Cơ cấu thuốc sử dụng tại bệnh viện ĐK Tây Bắc Nghệ An năm
2014 .......................................................................................................... 25
3.1.1 Kinh phí thuốc sử dụng ................................................................ 25
3.1.2 Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý .................................. 25
3.1.3 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ............................ 25
3.1.4 Cơ cấu thuốc sử dụng theo theo thành phần ............................... 28
3.1.5 Cơ cấu thuốc mang tên gốc – tên biệt dược ................................ 29
3.1.6 Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng ...................................... 29
3.1.7 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp ABC ........................... 30
3.1.8 Cơ cấu thuốc sử dụng trong nhóm A ........................................... 31
Chương 4 BÀN LUẬN
KẾT LUẬN Ý KIẾN ĐỀ SUÂT
TÀI IỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Tiếng việt

BHYT

Bảo hiểm y tế


BN

Bệnh nhân

HN

Hà Nội

BV

Bệnh viện

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CKI

Chuyên khoa I

CP

Chi phí

ĐH/CĐ

Đại học, cao đẳng

DMTTY


Danh mục thuốc thiết yếu

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

DVT

Đơn vị tính

ĐTĐ

Đái tháo đường

IMS Health

Công ty công nghệ, dịch vụ và thông tin chăm sóc sức
khỏe thế giới

GTTT

Giá trị tiêu thụ

KTV

Kỹ thuật viên

TB

Trung bình


TC LS

Triệu chứng lâm sàng

TH

Trung học

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc & điều trị

QLD

Quản lý dược

TW

Trung ương


KS

Kháng sinh


NĐ-CP

Nghị định-Chính phủ

TTLT

Thông tư liên tịch

BTC

Bộ tài chính


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Số bảng

Trang

1.1

Các chỉ số sử dụng thuốc cơ bản

20

1.2

Theo dõi nhân lực bệnh viện đa khoa Tây Bắc Nghệ An


23

có đến ngày 01/01/2016
3.3

Kinh phí thuốc sử dụng tại BVĐK Tây Bắc Nghệ An năm

30

2014
3.4

Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

30

3.5

Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước- thuốc nhập khẩu.

32

3.6

Cơ cấu thuốc đơn thành phần - đa thành phần

33

3.7


Cơ cấu thuốc mang tên gốc - tên biệt dược

34

3.8

Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng

34

3.9

Cơ cấu và kinh phí thuốc sử dụng theo phương pháp

35

phân tích ABC.
3.10

Cơ cấu thuốc sử dụng trong nhóm A

36

3.11

Cơ cấu và kinh phí sử dụng các nhóm kháng sinh trong

36

nhóm A

3.12

Cơ cấu kinh phí thuốc tim mạch trong nhóm A

37

3.13

Cơ cấu kinh phí sử dụng các nhóm thuốc tiêu hóa.

38

3.14

cấu thuốc vitamin trong nhóm A

39

3.15

Cơ cấu kinh phí thuốc đông dược trong nhóm A

39


3.16

Cơ cấu kinh phí thuốc tiểu đường trong nhóm A

40


3.17

Cơ cấu kinh phí thuốc tuần hoàn não trong nhóm A

41


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu, các thuốc phòng và chữa bệnh đã đóng vai trò rất quan trọng
trong công tác chăm sóc sức khỏe con người. Nhờ những thành tựu trong
việc phát minh ra thuốc mới và chất lượng hoạt động cung ứng thuốc ngày
càng được nâng cao mà nhiều dịch bệnh đã được hạn chế, nhiều bệnh hiểm
nghèo ngày càng được đẩy lùi.
Trong công tác quản lý sử dụng thuốc, việc đảm bảo cung ứng thuốc có
chất lượng, thường xuyên, đầy đủ đến tay người dân và đảm bảo sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả là 2 mục tiêu chính mà chính sách quốc gia
về thuốc của Việt Nam đề ra. Để đạt được 2 mục tiêu đó, hệ thống y tế nói
chung và hệ thống bệnh viện nói riêng đóng 1 vai trò rất quan trọng. Đặc
biệt, để đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả thì bệnh viện
phải làm tốt công tác dược bệnh viện, trong đó có hoạt động quản lý sử
dụng thuốc.
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
nên trong nhiều năm qua, vấn đề cung ứng thuốc đầy đủ và sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý, hiệu quả luôn được toàn ngành Y tế đặc biệt quan tâm, nhất
là trong hệ thống bệnh viện vì tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại hệ thống
bệnh viện rất lớn, chiếm đến 50% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [28].
“Cung ứng đủ thuốc, đảm bảo chất lượng, hợp lý về giá; đảm bảo sử dụng
thuốc hợp lý nhằm góp phần bình ổn giá thuốc chữa bệnh, tăng cường chất
lượng điều trị cho người bệnh” là mục tiêu của chỉ thị 05/2004/CT-BYT.

Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư 08/BYT-TT ngày 04/07/1997 hướng
dẫn tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) và cho
đến nay tất cả các bệnh viện công lập đều có HĐT&ĐT để tăng cường
giám sát sử dụng thuốc. Công tác theo dõi tác dụng phụ của thuốc được đẩy
mạnh với sự thành lập Trung tâm Quốc Gia về thông tin thuốc và theo dõi

1


phản ứng có hại của thuốc. Quy chế bệnh viện, quy chế kê đơn thuốc trong
điều trị ngoại trú và hàng loạt các thông tư của Bộ Y tế trong thời gian gần
đây như thông tư 13/2009/TT-BYT hướng dẫn hoạt động thông tin quảng
cáo thuốc, thông tư 22/2011/TT-BYT quy định tổ chức và hoạt động của
khoa Dược bệnh viện, thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc
trong các cơ sở y tế có giường bệnh cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Bộ
Y tế đến việc đảm bảo sự hợp lý trong sử dụng thuốc bệnh viện.
Công tác thông tin thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến cung ứng và sử
dụng thuốc trong bệnh viện, đặc biệt là ảnh hưởng đến mọi hoạt động của
HĐT&ĐT trong việc đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Nhưng hiện
nay hoạt động này còn mới mẻ và gặp nhiều khó khăn.
Bệnh viện đa khoa Tây Bắc Nghệ An là một bệnh viện miền núi tuyến
tỉnh, hạng 2 trực thuộc sở Y tế Nghệ An nằm ở phía tây bắc tỉnh Nghệ An,
hạn chế về giao thông, mức sống còn chưa tốt, tuy nhiên với mô hình bệnh
tật phong phú, đa dạng. Với sự phát triển không ngừng của bệnh viện, sự
nâng cao về trình độ chuyên môn và nhận thức của cán bộ y tế cũng như
nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, bệnh viện không
những phải cung ứng đủ thuốc mà còn phải đảm bảo sử dụng thuốc hiệu
quả, an toàn, hợp lý. Đề tài “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh
viện đa khoa Tây Bắc Nghệ An năm 2014’’ được thực hiện với mục tiêu :
Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Tây Bắc

tỉnh Nghệ An năm 2014

2


Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam.
1.1.1Cơ cấu kinh phí thuốc sử dụng
Theo các nghiên cứu trong những năm gần đây, kinh phí thuốc sử
dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí bệnh viện.
Các báo cáo của bộ y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc của
các bệnh viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh phí các bệnh
viện. Theo báo cáo các kết quả công tác khám chữa bệnh. Năm 2009, 2010
của Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ y tế, tổng giá trị tiền thuốc BHYT sử
dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm
2010) tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện [16], [23].
Sử dụng kháng sinh luôn là một vấn đề được quan tâm trong sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện, kinh phí
mua thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kinh phí
thuốc sử dụng. Kết quả khảo sát tại một số bệnh viện cho thấy, từ năm
2007 đến 2009, kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi, từ
32,3% đến 32,4% trong tổng kinh phí thuốc sử dụng [36].
Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38
bệnh viện đa khoa ( 7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 14 bệnh viện
tuyến tỉnh và 17 bệnh viện Huyện/Quận ) đại diện cho 6 vùng trên cả nước
cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ kinh phí thuốc kháng sinh ở 3 tuyến
bệnh viện trung bình là 32,5% trong đó cao nhất là ở bệnh viện tuyến
huyện( 43,1%) và thấp nhất tại các bệnh viện tuyến trung ương (25,7%)
[30].


3


Cũng trong năm 2009, theo một số thống kê của Bộ Y tế từ các báo
cáo về tình hình sử dụng thuốc của một số bệnh viện, tỷ lệ kinh phí thuốc
kháng sinh trung bình tại các bệnh viện đa khoa trung ương (21 bệnh viện)
là 28%, tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (52 bệnh viện) là cao nhất
(43%) [25].
Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại bệnh viện
Hữu Nghị trong năm 2012 cho thấy, nhóm thuốc kháng sinh có kinh phí sử
dụng lớn nhất trong các nhóm thuốc, chiếm tỷ lệ trung bình là 26,4% kinh
phí sử dụng [29]. Tương tự, tại bệnh viện C Thái Nguyên năm 2011, kinh
phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (33%) trong tổng
kinh phí thuốc sử dụng [28]
Theo một nghiên cứu thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả
nước năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán nhiều nhất(
chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT ), có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng
sinh, chiếm tỷ lệ cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT) .
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí thuốc sử
dụng tại bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ
lệ các bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng
kháng sinh vẫn còn phổ biến [25].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm
dụng cao. Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho
thấy vitamin là một 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các
tuyến bệnh viện [35].

4



Bên cạnh nhóm kháng sinh và vitamin, các thuốc có tác dụng bổ trợ,
hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết
các bệnh viện trong cả nước.
Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả
nước năm 2010 cho thấy, trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán
lớn nhất, có cả thuốc bổ trợ là L- Ornithin L- Aspartat, Ginkgo Biloba và
Arginin. Trong đó, hoạt chất L- Ornithin L- Aspartat nằm trong số 5 hoạt
chất chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị thanh toán. Đồng thời, hoạt chất này
cũng là một trong những hạt chất chiếm giá trị nhập khẩu lớn nhất thuộc
nhóm tiêu hóa có xuất xứ từ Ấn Độ và Hàn Quốc năm 2008.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự
năm 2009, các nhóm tiêu hóa có giá trị sử dụng lớn tại tất cả các bệnh viện
khảo sát, trong đó các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan mật (L- Ornithin LAspartat và Arginin ) chiếm tỷ lệ cao. Tại 1 BVĐK tuyến TW, 3 thuốc
chứa L- Ornithin L- Aspartat 500mg, dạng tiêm có giá trị sử dụng là 21 tỷ,
chiếm tỷ trọng 25,3% nhóm thuốc tiêu hóa. Ngoài ra, tại các bệnh viện
tuyến TW và tuyến tỉnh, nhóm thuốc giải độc và dùng trong trường hợp
ngộ độc cũng chiếm tỷ lệ cao về giá trị và phần lớn giá trị của nhóm thuốc
này tập trung vào các hoạt chất có giá thành cao, hiệu quả điều trị không rõ
ràng là Gluthathion và Alfoscerate [30].
Một thực tế nữa cho thấy, hiện nay, các thuốc sản xuất trong nước
vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong danh mục thuốc và và kinh phí thuốc sử dụng.
Các kết quả khảo sát tại tại một số bệnh viện đa khoa và chuyên khoa ở 3
tuyến BV đều cho thấy, các thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 25,5%43,3% số khoản mục thuốc và 7%-57,1% tổng giá trị sử dụng, trong đó
thấp nhất là các BV tuyến trung ương [30]. Bên cạnh đó, các thuốc nhập

5


khẩu, các BV ưu tiên sử dụng các thuốc nhập khẩu từ các nước Ấn Độ, Hàn
Quốc. Năm 2008, thuốc thành phần nhập khẩu từ hai nước Ấn Độ và Hàn

Quốc chiếm trên 1/5 tổng kinh ngạch nhập khẩu thuốc thành phẩm vào thị
trường Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu là các nhóm thuốc kháng
khuẩn, chuyển hóa và tiêu hóa mà nhiều doanh nghiệp trong nước đang tiến
hành sản xuất .
1.1.2 Thực trạng cơ cấu danh mục thuốc tại một số bệnh viện
Tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện Ninh Hòa năm 2012 Các thuốc sử
dụng tại bệnh viện nằm trong 17 nhóm thuốc của DMTBV năm 2012.
Nhóm thuốc ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn kinh phí sử dụng nhiều
chiếm tỷ lệ 57,8%, nhóm thuốc tim mạch sử dụng nhiều thứ hai chiếm tỷ lệ
12,4%, nhóm thuốc tiêu hóa sử dụng nhiều thứ ba chiếm tỷ lệ 6,1%, các
nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm đứng thứ tư chiếm tỷ lệ 3,9%.
Các nhóm khác còn lại chiếm 19,7%, nhóm thuốc chẩn đoán có kinh phí sử
dụng ít nhất chiếm tỷ lệ 0,2%.[37].
Theo một nghiên cứu khác tại bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang năm 2013,
khi phân thích danh mục thuốc sử dụng theo ABC, VEN, có 576 thuốc
được sử dụng trong bệnh viện. Tổng chi phí thuốc là 135.714.421.26 đồng
trong đó có 66 loại thuốc (11,46%) được xếp hạng A nhưng chiếm đến
70,95% chi phí sử dụng, 112 loại thuốc (19,44%) thuộc nhóm B chiếm
19,96% chi phí sử dụng thuốc, còn lại 398 loại thuốc chiếm (69,10%) thuộc
nhóm C chỉ chiếm 9,09% chi phí sử dụng thuốc trong bệnh viện. [41].
1.2 Một số văn bản quy phạm quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện.
Với một mục tiêu đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, Tổ chức Y
tế thế giới đã khuyến cáo các nước đang phát triển cần có chính sách quốc
gia về thuốc. Trên cơ sở đó, ngày 20/6/1996, Chính phủ Việt Nam đã ban

6


hành pháp lý trong việc dùng thuốc, thực hiện quy chế kê đơn thuốc và bán
thuốc theo đơn, tên thuốc ghi trong đơn, in trên nhãn thuốc [11].

Chính sách quốc gia về thuốc kháng sinh cũng đã nhấn mạnh: thuốc
kháng sinh có vai trò rất quan trọng của trong điều trị, đặc biệt đối với tình
hình bệnh tật của một nước khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, do đó, cần
chấn chỉnh việc kê đơn và sử dụng kháng sinh, xác định tính kháng kháng
sinh của một số vi khuẩn gây bệnh, tạo điều kiện để các cơ sở điều trị có
khả năng làm kháng sinh đồ [21].
Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn
diện cho nhân dân. Để thực hiện mục tiêu của chính sách thuốc quốc gia về
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, công tác sử dụng thuốc tại bệnh viện đóng
vai trò rất quan trọng. Trong nhiều năm qua, Bộ Y tế rất quan tâm đến công
tác này và đã, đang có nhiều giải pháp, chính sách chỉ đạo các đơn vị thực
hiện.
Ngày 4/7/1997, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 08/BYT-TT hướng
dẫn về việc tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị
ở bệnh viện.Trong đó, chỉ rõ: HĐT&ĐT của bệnh viện có chức năng tư vấn
cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng
thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh
viện [3].
Để chấn chỉnh việc cung ứng thuốc nhằm đảm bảo chất lượng khám
chữa bệnh và sử dụng thuốc hợp lý an toàn, ngày 16/04/2004, Bộ Y tế đã
đưa ra chỉ thị số 05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng,
sử dụng thuốc trong bệnh viện. Trong đó, chỉ thị yêu cầu Ban giám đốc BV
chỉ đạo hoạt động của HĐT&ĐT trong việc lựa chọn thuốc và sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn, tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế kê và bán
thuốc theo đơn trong bệnh viện [4].

7


Ngày 10/6/2011, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 23/2011/TT-BYT về

hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tê có giường bệnh. Trong đó
quy định rõ:
 Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ
bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa
bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
 Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm
lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách
giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và
những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc.
 Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặc, dùng
ngoài và các đường dùng khác. Một số nhóm thuốc cần thận trọng khi sử
dụng thì phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc, bao gồm: thuốc phòng xạ;
thuốc gây nghiện; thuốc hướng tâm thần; thuốc kháng sinh; thuốc điều trị
lao và thuốc corticoid.
 Thầy thuốc cần căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý,
đường dùng của thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp. Chỉ dùng
đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc khi sử dụng thuốc theo
đường ống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc khi sử dụng thuốc
theo đường ống không đáp ứng dược yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ
dùng đường tiêm.
 Thầy thuốc phải thông báo tác dụng không mong muốn của thuốc
cho điều dưỡng chăm sóc theo dõi và người bệnh (hoặc gia đình người
bệnh) đồng thời theo dõi đáp ứng của người bệnh khi dùng thuốc, xử lý kịp
thời các tai biến do dùng thuốc và báo cáo phản ứng có hại của thuốc cho
khoa Dược ngay khi xảy ra [12].

8


Để khắc phục tình trạng chỉ định rộng rãi 5 loại thuốc: Glutathion

tiêm; Ginkgo Biloba uống; Glucosamin uống; Arginin uống và L-OrnithinL- Aspartat tiêm, uống với tỉ lệ chi phí lớn tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh
trong thanh toán BHYT, ngày 2/7/2012, BHXH Việt Nam đã có công văn
số 2503/BHXH-DVT yêu cầu không thanh toán theo chế độ BHYT khi sử
dụng các thuốc nêu trên như thuốc bổ thông thường, chỉ thanh toán khi
thuốc được sử dụng phù hợp với các công văn hướng dẫn có liên quan của
Cục quản lý Dược, các chỉ định của thuốc đã được phê duyệt và tình trạng
bệnh nhân. Đối với các trường hợp bệnh có nhiều lựa chọn thuốc, cơ sở
khám chữa bệnh lựa chọn thuốc hợp lý, tránh sử dụng các thuốc có giá
thành cao, chi phí điều trị lớn không cần thiết để đảm bảo hiệu quả sử dụng
thuốc, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT [1].
Gần đây , ngày 8/8/2013, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 21/2013/TTBYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong
bệnh viện (thay thế cho thông tư 08 cũ kể từ ngày 22/9/2013). Thông tư đã
quy định rõ một trong các nhiệm vụ của HĐT&ĐT là xác định và phân tích
các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc. Trong đó, cần xác định các vấn đề
liên quan đến thuốc trong suốt quá trình từ khi tồn kho, bảo quản đến kê
đơn, cấp phát và sử dụng. Đồng thời, cần áp dụng ít nhất một trong các
phương pháp: phân tích ABC, phân nhóm điều trị, phân tích VEN, phân
tích theo liều xác định trong ngày-DDD, giám sát các chỉ số sử dụng thuốc
theo hướng dẫn của Bộ Y tế để phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị. Từ
đó, HĐT&ĐT cần xác định vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng
thuốc và lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp [20].
1.3 Một số phương pháp phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc.
Để giải quyết các vấn đề về sử dụng thuốc, cần có bước điều tra ban
đầu để nhận định vấn đề lớn. Có hai phương pháp chính để tiến hành điều

9


tra, đó là: phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc và
phương pháp nghiên cứu chỉ số .

1.3.1. Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc
Trong nghiên cứu sử dụng thuốc, các dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc
có thể được phân tích theo 4 phương pháp chính, bao gồm: Phân tích ABC,
phân tích nhóm điều trị; phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu
(VEN) và phương pháp phân tích theo liều xác định trong ngày (DDD). Tất
cả các phương pháp này là công cụ hữu hiệu giúp HĐ&ĐT quản lý danh
mục và phát hiện được các vấn đề trong sử dụng thuốc bất hợp lý.
1.3.1.1. Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa số lượng
thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào
chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách. Phân tích ABC có thể:
 Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có
chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin này
được sử dụng để: lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp
hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế hoặc thương lượng với nhà
cung cấp để mua được với giá thấp hơn.
 Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử
dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
 Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục
thuốc thiết yếu của bệnh viện.
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỷ
trên 1 năm hoặc ngắn hơn.

10


Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt trong nhóm A
cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có
trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ

điều trị có hiệu lực tương dương nhưng giá thành rẻ hơn .
1.3.1.2. Phương pháp phân tích nhóm điều trị
Phương pháp phân tích nhóm điều trị giúp:
 Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và
chi phí nhiều nhất.
 Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề
sử dụng thuốc bất hợp lý.
 Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức
tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ sốt rét và
sốt xuất huyết.
 Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu
quả cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều
trị thay thế.
Tương tự như phân tích ABC, một số ít nhóm điều trị có chiếm phần
lớn chi phí. Có thể tiến hành các phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều
trị chi phí cao để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay
thế có chi phí hiệu quả cao.
1.3.1.3. Phân tích VEN (phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu)
Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loại thuốc như
mong muốn. Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa
chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện. Các thuốc
được phân chia tùy theo tác dụng thành các hạng mục sống còn, thiết yếu

11


và không thiết yếu. Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu
lực điều trị và khả năng sử dụng khác nhau, khác với phân tích ABC và
phân tích nhóm điều trị chỉ có thể so sánh những nhóm thuốc có chung hiệu
lực điều trị.

Tiêu chuẩn phân loại các hạng mục thuốc:
+ Các thuốc sống còn (V): Gồm các thuốc dùng để cứu sống người
bệnh hoặc các thuốc thiết yếu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.
+ Các thuốc thiết yếu (E): Gồm các thuốc dùng để điều trị cho những
bệnh nhân nặng nhưng không nhất thiết phải có cho các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe cơ bản.
+ Các thuốc không cần thiết (N): gồm các thuốc dùng để điều trị
những bệnh nhẹ, có thể có hoặc không có trong danh mục thiết yếu và
không cần thiết phải lưu trữ trong kho.
Thông thường cần phải so sánh giữa phân tích ABC và phân tích
VEN để xác định xem có mối liên hệ giữa các thuốc có chi phí cao và các
thuốc không ưu tiên hay không. Cụ thể là cần loại bỏ những thuốc “N”
trong danh sách nhóm A có chi phí cao/ lượng tiêu thụ lớn trong phân tích
ABC.
Theo thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động
của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện, Bộ y tế đã đưa ra cách
phân chia thuốc theo 3 hạng mục V, E, N như sau:
 Thuốc V (Vital drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp cấp
cứu hoặc thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám
bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.

12


 Thuốc E (Essential durgs) – là thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô
hình bệnh tật của bệnh viện.
 Thuốc N (Non-Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường
hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả
điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương

xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc [20].
1.4 ĐÔI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TÂY BẮC
NGHỆ AN
1.4.1 Cơ cấu nhân lực, chức năng nhiệm vụ
Bệnh viện đa khoa Tây Bắc Nghệ An là bệnh viện miền núi phía tây
bắc Nghệ An trực thuộc sở y tế Nghệ An là bệnh viện hạng II với quy mô
300 giường bệnh, gồm 27 khoa phòng (05 phòng chức năng, 17 khoa lâm
sàng và 05 khoa cận lâm sàng. Bệnh viện là tuyến chuyên môn kỹ thuật cao
của tỉnh, thực hiện 7 chức năng nhiệm vụ theo quy định của Bộ Y tế:
1.4.1.1 Chức năng, nhiệm vụ
Cấp cứu- Khám bệnh- Chữa bệnh, đào tạo cán bộ Y tế, nghiên cứu
khoa học về Y học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, phòng
bệnh, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế Y tế.
*Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:
-

Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các
bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội
trú và ngoại trú.
*Đào tạo cán bộ y tế:

-

Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và
trung học.

13


- Tổ chức đào tạo cán bộ liên tục cho các thành viên trong bệnh viện

và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.
*Nghiên cứu khoa học:
-

Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y dược học ở cấp
Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y dược
học cổ truyền kết hợp với y dược học hiện đại và các phương pháp
chữa bệnh không dùng thuốc.

-

Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu, lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh,
thành phố và các ngành.

-

Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu
ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
*Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật

-

Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn.

-

Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về
chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh.


*Phòng bệnh:
-

Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm
vụ phòng bệnh, phòng dịch cho nhân dân.

*Hợp tác quốc tế:
-

Hợp tác với các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài theo qui định của
nhà nước [3].

1.4.1.2 Cơ cấu nhân lực
Tổng số 321 cán bộ viên chức, trong đó nữ 277 chiếm 78%; Trình độ
chuyên môn:

14


-

Bác sỹ: Tổng số 58 (trong đó: CKII:05; CKI: 15; Đa khoa, chuyên
khoa: 38).

-

Dược sỹ: Tổng số 13 (trong đó: Thạc sĩ; 01, ĐH: 02; trung cấp: 10).

-


Điều dưỡng, KTV, hộ sinh: Tổng số 202 (trong đó: Đại học, Cao
đẳng: 31; trung cấp: 170; sơ cấp: 01).

-

Khác: Tổng số: 60 (trong đó: Đại học, cao đẳng: 16; Trung cấp: 10;
Sơ cấp 18; Hợp đồng 16).

Bảng 1.2 Cơ cấu biên chế nhân lực bệnh viện đa khoa Tây Bắc Nghệ
An năm 2014

STT

Tên khoa phòng

Giường bệnh

Biên chế

Tổng cộng

300

321

1

Ban giám đốc

4


2

Phòng tổ chức cán bộ

5

3

Phòng hành chính – quản trị

10

4

Phòng kế hoạch tổng hợp

11

5

Phòng điều dưỡng

3

6

Phòng tài chính – kế toán

12


7

Khoa ngoại tổng hợp

30

15

8

Khoa ngoại chấn thương

20

15

9

Khoa nội

40

20

10

Khoa nội A

25


17

15


STT

Tên khoa phòng

Giường bệnh

Biên chế

11

Khoa sản

52

20

12

Khoa nhi

32

19


13

Khoa truyền nhiễm

15

11

14

Khoa lao

15

10

15

Khao tâm thần kinh

12

9

16

Khoa hồi sức cấp cứu

13


19

17

Khoa gây mê hồi sức

18

Khoa tai – mũi – họng

16

12

19

Khoa phục hồi chức năng

8

7

20

Khoa đông y

18

9


21

Khoa răng – hàm – mặt

25

15

22

Khoa khám bệnh

19

23

Khoa xét nghiệm

19

24

Khoa X- quang

11

25

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn


10

26

Khoa dược

14

16

16


1.4.3 Khoa Dược Bệnh Viện đa khoa Tây Bắc Nghệ An
1.4.3.1Chức năng khoa Dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám
đốc bệnh viện. Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám
đốc bệnh viện toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo
cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc
sử dụng thuốc an toàn hợp lí.
1.4.3.2 Nhiệm vụ khoa dược
- Lập kế hoạch , cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho
nhu cầu điều trị ở thử nghiệm lâm sàng nhằm mục đích đáp ứng yêu
cầu chẩn đoán, điều trị và yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống
dịch bệnh, hiên tai, thảm họa)
- Quản lí, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều
trị và các nhu cầu đột xuất khi có yêu cầu
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “ thực hành tốt bảo quản
thuốc”

- Tổ chức pha chế thuốc, chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản
xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
- Thực hiện công tác lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên
quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Quản lý , theo dõi thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại
các khoa trong bệnh viện
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo ; là cơ sở thực hành của các trường
đại học cao đăng và trung học về dược

17


×