BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
BÙI THỊ HẰNG
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN CẨM THỦY – TỈNH THANH HÓA
NĂM 2015
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2016
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
BÙI THỊ HẰNG
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN CẨM THỦY – TỈNH THANH HÓA
NĂM 2015
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dƣợc
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: 07/2016 - 11/2016
HÀ NỘI 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc và kính trọng tới những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời
gian thực hiện đề tài.
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lòng biêt ơn chân
thành tới GS.TS Nguyễn Thanh Bình đã trực tiếp tận tình chỉ bảo hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô bộ môn Quản lý và kinh tế dược
đã trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau Đại học, các
thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ tận tình và tạo mọi điều kiện
cho tôi được học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc, khoa dược Bệnh viện Đa
khoa Huyện Cẩm thủy, nơi tôi công tác và thực hiện đề tài đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi rất nhiều khi tiến hành nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè và
những người thân đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Hà nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016
Học viên
Bùi Thị Hằng
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1.THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN.................. 3
1.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng ............................................................. 3
1.1.2. Về kinh phí thuốc sử dụng tại một số bệnh viện..................................... 4
1.1.3. Lựa chọn thuốc sử dụng .......................................................................... 5
1.1.4. Mô hình bệnh tật ..................................................................................... 7
1.1.5. Thực trạng sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam ..... 8
1.2 PHÂN TÍCH ABC/VEN TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ............................. 14
1.3. MỘT VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN CẨM THỦY .. 16
1.3.1. Đặc điểm tình hình ................................................................................ 16
1.3.2. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Thủy ................... 17
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 20
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 20
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 20
2.2.1. Biến số nghiên cứu ................................................................................ 20
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 23
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 25
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................... 26
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 35
3.1. MÔ TẢ CƠ CẤU DMT SỬ DỤNG TẠI BVĐKHCT ......................... 35
3.1.1. Cơ cấu thuốc theo tác dụng dƣợc lý. ..................................................... 35
3.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo tên biệt dƣợc gốc- tên generic ................... 39
3.1.3. Cơ cấu thuốc tân dƣợc- thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu .................... 40
3.1.4. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc đơn thành phần, đa thành phần ................ 40
3.1.5.Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ ............... 42
3.1.6 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo đƣờng dùng .......................... 45
3.1.7.Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo quy chế thông tƣ 19 ........... 46
3.2. PHÂN TÍCH ABC/VEN DANH MỤC THUỐC BVĐK CẨM THỦY .. 47
3.2.1 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân hạng ABC .......................................... 47
3.2.2 Cơ cấu thuốc sử dụng nhóm A .............................................................. 47
3.2.3. Cơ cấu sử dụng theo phân tích VEN ..................................................... 50
3.2.4. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc theo ma trận ABC/VEN .................. 51
a. Cơ cấu số loại thuốc sử dụng theo ABC/VEN ............................................ 51
3.2.5. Cơ cấu sử dụng thuốc hạng A trong phân tích VEN ............................ 52
3.2.6. Phân tích nhóm N trong hạng A............................................................ 53
Chƣơng 4 BÀN LUẬN ................................................................................... 55
4.1. MÔ TẢ CƠ CẤU DMT SỬ DỤNG TẠI BVĐKHCT ............................ 55
4.1.1. Cơ cấu sử dụng theo nhóm tác dụng điều trị ........................................ 55
4.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo tên gốc và biệt dƣợc ................................. 57
4.1.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo tân dƣợc - thuốc có nguồn gốc từ dƣợc
liệu ................................................................................................................... 57
4.1.4.Cơ cấu thuốc đơn và đa thành phần ....................................................... 58
4.1.5. Về cơ cấu và giá trị tiền thuốc nguồn gốc xuất xứ thuốc sử dụng ........ 58
4.1.6. Cơ cấu thuốc theo đƣờng dùng ............................................................. 60
4.1.7. Cơ cấu thuốc gây nghiện, hƣớng tâm thần, tiền chất hƣớng tâm thần.. 60
4.2. PHÂN TÍCH ABC/VEN DANH MỤC THUỐC TẠI BVĐKHCT NĂM
2015 ................................................................................................................. 61
4.2.1. Cơ cấu thuốc sử dụngtheo phân tích ABC ............................................ 61
4.2.2. Cơ cấu sử dụng thuốc theo phƣơng thức VEN ..................................... 61
4.2.3. Cơ cấu số lƣợng thuốc sử dụng theo ABC/VEN .................................. 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 63
1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 63
1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng của BVĐK huyện Cẩm Thủy .............. 63
1.2. Phân tích ABC/ VEN danh mục thuốc tại BVĐK huyện Cẩm Thủy ..... 63
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thống kê giá trị tiền thuốc các năm .................................................. 5
Bảng 1.2 MHBT của Bệnh nhân nội trú tại BVĐKHCT năm 2015 ................ 17
Bảng 2.2. Tên biến, định nghĩa/ khái niệm và các giá trị của biến .............. 20
Bảng 2.4. Dữ liệu, nguồn thu thập và cách thu thập số liệu ........................... 25
Bảng 2.5 Cơ cấu giá trị của thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN ............ 31
Bảng 3.6. Phân loại các thuốc theo nhóm tác dụng dược lý .......................... 35
Bảng 3.7. Phân nhóm thuốc điều trị KST, chống nhiễm khuẩn .................... 37
Bảng 3.8. Phân loại nhóm thuốc KST-CNK, Dịch truyền, Hormon và nội tiết,
Vitamin ....................................................................................................... 38
Bảng 3.9 Phân loại thuốc sử dụng theo tên gốc- tên biệt dược ...................... 39
Bảng 3.10 Phân loại tân dược- thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. ................ 40
Bảng 3.11. Phân loại thuốc đơn thành phần , đa thành phần ...................... 41
Bảng 3.12. Phân loại thuốc đơn thành phần theo tên gốc, tên thương mại ... 41
Bảng 3.13 Phân loại thuốc sản xuất trong nước – thuốc nhập khẩu............. 42
Bảng 3.14 Phân loại hoạt chất theo TT10/2016 có trong thuốc nhập khẩu ... 43
Bảng 3.15. Phân loại thuốc nhập khẩu theo nhóm hormon và các thuốc tác
động vào hệ nội tiết .................................................................................... 44
Bảng 3.16 Phân loại thuốc theo nhóm Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải,
cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác ............................ 45
Bảng 3.17. Cơ cấu thuốc theo đường dùng .................................................... 45
Bảng 3.18 Cơ cấu thuốc gây nghiện- thuốc hướng tâm thần và tiền chất..... 46
Bảng 3.19 Kết quả thuốc sử dụng theo phân hạng ABC ............................... 47
Bảng 3.20. Phân loại thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng ............................. 48
Bảng 3.21 Phân loại GTSD hoạt chất hạng A ............................................... 49
Bảng 3.22. Cơ cấu sử dụng thuốc theo phân tích VEN năm 2015................. 50
Bảng 3.23 Phân loại sử dụng theo ABC/VEN ............................................... 51
Bảng 3.24 Phân loại sử dụng thuốc hạng A trong phân tích VEN ................. 52
Bảng 3.25. Phân loại GTSD nhóm N hạng A................................................. 53
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Quy trình lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện [25] ................ 6
Hình 1.2 MHBT của hệ thống bệnh viện ........................................................... 7
Hình 2.3 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 24
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADR
Tiếng Anh
Adverse Drup Reaction
BVĐKHCT
Tiếng Việt
Phản ứng có hại của thuốc
Bệnh viện đa khoa Huyện Cẩm
thủy
BHYT
Bảo hiểm y tế
BV
Bệnh viện
DMT
Danh mục thuốc
DMTBV
Danh mục thuôc bệnh viện
GT
Giá trị
GTSD
Giá trị sử dụng
HĐT&ĐT
Hội đồng thuốc và điều trị
HTT
Hƣớng tâm thần
INN
International
Tên quốc tế không đƣợc đăng ký
Nonproprietary Name
bản quyền
KCB
Khám chữa bệnh
MHBT
Mô hình bệnh tật
YHCT
Y học cổ truyền
TL
Tỷ lệ
TGN
Thuốc gây nghiện
THTT
Thuốc hƣớng tâm thần
VEN
V: Vital drugs
V: thuốc tối cần
E: Essential drugs
E: Thuốc thiết yếu
N: Non- Essential drugs
N: Thuốc không thiết yếu
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là nơi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời bệnh.
Thuốc đƣợc sử dụng trong phòng bệnh, chữa bệnh và đã trở thành nhu cầu thiết
yếu, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân. Do đó những vấn đề liên quan đến thuốc ngày càng đƣợc quan tâm. Sử
dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý nói chung và trong bệnh viện nói riêng
đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia. Đây cũng là một trong các
nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí cho ngƣời bệnh, giảm chất lƣợng chăm
sóc sức khoẻ và uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh.
Ở Việt Nam, những năm vừa qua số lƣợng chế phẩm thuốc lƣu hành trên
thị trƣờng không ngừng gia tăng. Theo số liệu thống kê của Cục quản lý dƣợc
tính đến tháng 7 năm 2014 có 28.659 số đăng ký thuốc đƣợc lƣu hành trong đó
có 15.799 thuốc trong nƣớc và 12.860 thuốc nƣớc ngoài với 1500 hoạt chất
[34]. Điều này đã góp phần đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lƣợng và giá cả
tƣơng đối ổn định. Tuy nhiên, nó cũng tác động không nhỏ tới hoạt động cung
ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện, dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh
cũng nhƣ tình trạng lạm dụng thuốc.
Để đảm bảo cung ứng và sử dụng thuốc hiệu quả thuốc trong bệnh viện,
Bộ Y tế đã ra Thông tƣ số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ trƣởng Bộ
y tế ban hành thông tƣ quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và
điều trị, thông tƣ 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013 ban hành danh mục thuốc
thiết yếu tân dƣợc lần VI, quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015 ban hành
tài liệu hƣớng dẫn sử dụng kháng sinh. Thông tƣ số 40/2014/TT-BYT ngày 17
tháng 11 năm 2014 về việc ban hành và hƣớng dẫn thực hiện danh mục thuốc
tân dƣợc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế quỹ bảo hiểm thanh
toán. Thông tƣ số 36/2015/TT-BYT danh mục thuốc hạn chế trong thanh toán
bảo hiểm. Trong việc xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện, Bộ Y tế
1
đã chỉ đạo ƣu tiên lựa chọn hàng sản xuất trong nƣớc. Tuy nhiên, thực tế việc
lựa chọn, sử dụng thuốc sản xuất trong nƣớc tại các bệnh viện vẫn còn hạn chế.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu lựa chọn xây dựng danh mục thuốc song
chƣa có đề tài nào nghiên cứu tình trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Huyện Cẩm Thủy. Bệnh viện có nhiệm vụ khám và điều trị cho nhân dân trên
địa bàn huyện. Hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện đã đạt nhiều kết quả
nhƣng sẽ không tránh khỏi mặt hạn chế. Vì vậy để góp phần nâng cao công tác
quản lý sử dụng thuốc tại giai đoạn hiện nay chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân
tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Huyện Cẩm Thủy Tỉnh Thanh Hóa năm 2015” với các mục tiêu sau:
1.
Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện
Cẩm Thủy năm 2015.
2.
Phân tích ABC/VEN danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa
Huyện Cẩm Thủy năm 2015.
Qua đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả và chất
lƣợng sử dụng thuốc tại Bệnh viện.
2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN
1.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng
Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục những thuốc cẩn thiết thỏa mãn
nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện phù
hợp MHBT, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng bệnh viện
và khả năng chi trả của ngƣời bệnh.
Về cơ cấu sử dụng thuốc trong bệnh viện theo nhóm tác dụng dƣợc lý thì
năm 2010 tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc sử dụng vẫn chiếm
tới 37,07% tuy có giảm nhẹ so với năm 2009 (38,4%) [3]. Theo một số nghiên
cứu năm 2009 tại 36 bệnh viện ở các tuyến trung ƣơng, tỉnh, huyện trên cả nƣớc,
nhóm thuốc kháng khuẩn có tỷ trọng lớn nhất tại các bệnh viện với tỷ lệ trung
bình là 32,5%, cao nhất tại tuyến huyện với 43,1%, thấp nhất tại tuyến tỉnh với
25,7%. Kết quả này phù hợp với MHBT của Việt nam về tỷ lệ các bệnh nhiễm
trùng. Tuy nhiên việc lựa chọn thuốc do HĐT&ĐT lựa chọn nhiều khi không
lựa chọn chính trên phác đồ điều trị của bệnh viện mà còn dựa vào nhu cầu điều
trị của bác sỹ. Điều này dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị tại bệnh
viện nếu không có giám sát chặt chẽ và xây dụng các phác đồ điều trị bệnh viện.
Tỷ lệ sử dụng Vitamin, Dịch truyền, Corticoid trong cơ cấu sử dụng
thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2009. Vitamin giảm từ 6,5% năm 2009 xuống
còn 4,7% năm 2010 [4] [28].
Đánh giá hoạt động Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực
hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa cho thấy:
Thuốc sử dụng nhiều nhất chiếm 70% giá trị sử dụng vẫn có nhiều thuốc
thực sự không cần thiết (N) nhƣ Vitamin, thuốc có tính chất điều trị hỗ trợ, đặc
biệt Vitamin trong nhóm A của bệnh viện tuyến huyện là 9,1% đến 11%;
3
Cơ cấu thuốc nội - ngoại nằm trong khoảng từ 48,5 đến 55, 5% khoản mục
và từ 39,3% đến 53,2% giá trị sử dụng;
Cơ cấu thuốc Generic từ 35,5% đến 47,8% khoản mục và từ 17,8% đến 21%
giá trị sử dụng;
Giá trị thuốc tiêm truyền tại tuyến huyện từ 41,1% đến 52,2%;
Giá trị sử dụng thuốc dạng uống 41,1% đến 51,2%
Nhóm thuốc kháng khuẩn tại bệnh viện tuyến huyện là 43,1% [22].
1.1.2. Về kinh phí thuốc sử dụng tại một số bệnh viện
Kinh phí sử dụng thuốc sử dụng tại một số bệnh viện thƣờng chiếm tỷ
trọng rất lớn trong tổng ngân sách của bệnh viện có thể chiếm 40-60, đối với các
nƣớc đang phát triển và 15-20% đối với các nƣớc phát triển. Tuy nhiên tại Việt
Nam con số này còn cao hơn nhiều. Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa
bệnh năm 2010 của Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ y tế, tổng giá trị tiền
thuốc sử dụng trong bệnh viện là 58,7% tổng giá trị tiền thuốc hàng năm trong
bệnh viện [22].
Theo số liệu tài khoản y tế Quốc gia năm 2007 tổng chi phí cho thuốc phòng
chữa bệnh là 28,4 nghìn tỷ đồng chi phí chi mua thuốc tăng gần gấp đôi so với
năm 2000 và chiếm khoảng 40% tổng chi y tế.
Theo thống kê sử dụng thuốc qua các năm đƣợc trình bày ở bảng 1.1 sau
( trang bên):
Theo dự báo tiền thuốc bình quân trên đầu ngƣời ở nƣớc ta còn tăng trong
những năm tới điều này phản ánh nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng tăng và cho
thấy đƣợc sự triển vọng phát triển ngành dƣợc cả về sản xuất, lƣu thông, phân
phối và cung ứng thuốc.
4
Bảng 1.1 Thống kê giá trị tiền thuốc các năm
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
3,5
Chỉ tiêu
Giá trị thuốc sử dụng ( tỷ USD)
1,9
2,4
2,6
2,8
Tiền thuốc/ ngƣời / năm ( USD)
22,25
27,60
29,50
33,00 38,00
[16]
1.1.3. Lựa chọn thuốc sử dụng
HĐT&ĐT là nơi đƣa ra các quyết định lựa chọn thuốc thông qua các tiêu
chí. Việc đánh giá và lựa chọn từ rất nhiều các sản phẩm thuốc có sẵn, những
thuốc đƣợc coi là hiệu quả nhất, an toàn nhất và chi phí hợp lý nhất. Thuốc sẵn
có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng. Ổn định về chất lƣợng
trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định khi có từ hai thuốc trở
lên tƣơng đƣơng nhau về hai tiêu chí thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các
yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lƣợng, giá khả năng cung ứng; đối
với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhƣng khác về dạng bào chế, cơ chế tác
dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so
sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính
theo đơn vị của từng thuốc; ƣu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với
những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh
liều lƣợng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị, có lợi thế vƣợt trội về
hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất; ƣu tiên lựa
chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dƣợc
hoặc nhà sản xuất cụ thể, trong một số trƣờng hợp, có thể căn cứ vào một số yếu
tố khác nhƣ các đặc tín động dƣợc học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống
kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng…
Sự lựa chọn thuốc sử dụng phụ thuốc vào nhiều yếu tố nhƣ mô hình bệnh tật,
phác đồ điều trị…đƣợc trình bày trong hình 1.1 sau.
5
*Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng DMT sử dụng tại BV
Khoa Dƣợc
xây dựng
dự thảo
DMT của
bệnh viện
và hƣớng
dẫn thực
hành
DMTBV
Căn cứ để lựa chọn
thuốc đƣa vào
DMT bệnh viện
1.Mô hình bệnh tật.
2.Phác đồ điều trị.
3.DMT thiết yếu,
chủ yếu.
Giám đốc
bệnh viện
xem xét và
ký duyệt
4.Nguồn kinh phí
của bệnh viện.
5.Đóng góp ý kiến
của các khoa phòng
trong bệnh viện.
6.DMT sử dụng
thuốc kì trƣớc.
HĐTVĐT
thông qua
Làm cơ sở
xây dựng
DMT kì sau
Danh mục thuốc (DMT) bệnh viện
theo hoạt chất
7.Trình độ khám
chữa bệnh (KCB)
của bệnh viện.
8.Thông tin về
thuốc và các văn
bản pháp quy khác.
Danh mục thuốc đấu thầu
Danh mục thuốc sử dụngtheo tên
biệt dƣợc
Hình 1.1. Quy trình lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện [19]
6
1.1.4. Mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật là số liệu thống kê về bệnh tật trong khoảng thời gian
nhất định (thƣờng theo từng năm) về số bệnh nhân đến khám và điều trị. Để
nghiên cứu mô hình bệnh tật đƣợc thống nhất, thuận lợi và chính xác, Tổ chức y
tế thế giới đã ban hành phân loại Quốc tế về Bệnh tật ICD (Internation
Classification of Diseases and Health Problems) Bảng phân loại này đã đƣợc bổ
sung và sửa đổi 10 lần. Bảng phân loại quốc tế bệnh tật ICD lần thứ 10 gồm 21
chƣơng với 10.000 bệnh, mỗi chƣơng có một hay nhiều nhóm bệnh, mỗi nhóm
bệnh có nhiều loại bệnh, mỗi loại bệnh có nhiều chi tiết theo nguyên nhân gây
bệnh hay tính chất đặc thù của bệnh đó [2].
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện
không chỉ xây dựng DMT phù hợp mà còn làm cơ sở để bệnh viện hoạch định,
phát triển toàn diện trong tƣơng lai.
MHBT của bệnh viện
MHBT của BV chuyên
khoa, viện có giƣờng bệnh
MHBT của BV đa khoa
( gồm các bệnh thông thƣờng
là chủ yếu và bệnh chuyên
khoa)
( Gồm các bệnh viện chuyên
khoa là bệnh chủ yếu và
bệnh thông thƣờng)
Hình 1.2: MHBT của hệ thống bệnh viện
7
1.1.5. Cơ cấu các nhóm thuốc sử dụng tại các bệnh viện.
Công tác cung ứng thuốc nói chung và sử dụng thuốc nói riêng tại bệnh viện
là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần đảm bảo hiệu quả chăm sóc
sức khỏe do vậy, đã luôn đƣợc ngành y tế coi trọng. Hiện nay tại các bệnh viện
hầu hết thuốc dùng cho ngƣời bệnh đƣợc mua chủ yếu thông qua hoạt động đấu
thầu do đó đã đáp ứng đƣợc cơ bản nhu cầu sử dụng tại các cơ sở khám chữa
bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc trong bệnh viện vẫn còn những hạn chế nhất
định, tình trạng sử dụng thuốc chƣa hợp lý an toàn và lạm dụng thuốc (kháng
sinh, vitamin, corticoid…) đang lo ngại.
Theo kết quả nghiên cứu, tại các nƣớc đang phát triển 30-60% bệnh nhân sử
dụng kháng sinh gấp 2 lần so với tình trạng cần thiết và hơn một nửa số ca viêm
đƣờng hô hấp trên điều trị kháng sinh không hợp lý. Báo cáo kết quả công tác
khám chữa bệnh năm 2010 của cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ y tế , tổng giá
trị tiền thuốc sử dụng thuốc trong bệnh viện chiếm tỷ lệ 58,7 % tổng giá trị sử
dụng hàng năm trong bệnh viện [3]. Đồng thời kết quả thống kê nhiều năm cho
thấy tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện thƣờng chiếm 60% ngân sách của bệnh
viện .
Về cơ cấu nhóm tác dụng
Thuốc là thành phần không thể thiếu trong hoạt động khám và điều trị bệnh
trong các cơ sở Y tế. Do vậy, thuốc đƣợc sử dụng phải có tác dụng chẩn đoán
hoặc điều trị bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có sự mất cân đối trong sử dụng
các thuốc kháng sinh và các nhóm thuốc hỗ trợ, điều trị triệu chứng. Theo thống
kê năm 2010, Tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng
chiếm 37,7% giảm nhẹ so với năm 2009 (38,4). Tỷ lệ sử dụng vitamin, dịch
truyền và corticoid trong cơ cấu sử dụng thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2009.
Vitamin giảm từ 6,5% (năm 2009) xuống còn 4,7% (năm 2010) [6]. Tuy nhiên
8
vẫn còn một số đơn vị chƣa thực hiện tốt sử dụng thuốc hợp lý, gây tăng chi phí
không cần thiết cho ngƣời bệnh, tăng tình trạng kháng kháng sinh. Do vậy, đòi
hỏi các nhà quản lý phải có giải pháp để quản lý sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Về sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề đƣợc quan tâm trong sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu của các BV kinh phí mua thuốc kháng
sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Kết quả
khảo sát của Bộ Y tế cho thấy từ năm 2007-2009 kinh phí mua thuốc kháng sinh
chiếm tỷ lệ không đổi từ 32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị thuốc sử dụng [23].
Nghiên cứu của Vũ Thị thu Hƣơng và cộng sự năm 2009 trên 38 bênh
viện đa khoa (7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ƣơng và 14 bệnh viện tuyến tỉnh,
17 bệnh viện huyện, quận) đại diện cho 6 vùng trên cả nƣớc cũng cho kết quả
tƣơng tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến BV trung bình là
32,5%, trong đó cao nhất là ở các BV tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất tại bệnh
viện tuyến trung ƣơng (25,7%) [22].
Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại BV Trung
ƣơng Huế năm 2012 kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao
nhất (34,84%) [26].
Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả
nƣớc năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán tiền nhiều nhất chiếm
43,7% tiền thuốc BHYT có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh, chiếm tỷ lệ
cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT) [30].
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng
tại Bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ bệnh
nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn
còn phổ biến [18].
Về thuốc mang tên gốc và tên biệt dƣợc
9
Thuốc mang tên gốc là một thuốc thành phẩm nhằm thay thế một thuốc phát
minh đƣợc sản xuất không có giấy phép nhƣợng quyền của công ty phát minh và
đƣợc đƣa ra thị trƣờng sau khi bằng phát minh và các độc quyền đã hết hạn.
Thông thƣờng thuốc mang tên biệt dƣợc có giá thành cao hơn thuốc mang tên
gốc vì nhà sản xuất phải chịu chi phí đầu tƣ nghiên cứu, chi phí thực hiện quá
trình quảng bá thƣơng hiệu, chi phí bảo hộ tên thƣơng mại. Thuốc mang tên gốc
đồng nhất hoặc tƣơng đƣơng sinh học với thuốc phát minh về dạng bào chế, độ
an toàn, hàm lƣợng, đƣờng dùng, chất lƣợng, các hiệu quả và mục đích sử dụng.
Do vậy, việc sử dụng thuốc mang tên biệt dƣợc thƣờng xuyên cho bệnh nhân sẽ
làm tăng chi phí cho ngƣời bệnh nói riêng và của cả ngành Y tế. Theo Lê Quốc
Thịnh sử dụng thuốc biệt dƣợc gây khó khăn cho ngƣời bệnh và ngay cả nhân
viên y tế cũng rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay ở các bệnh viện
tỷ lệ thuốc mang tên biệt dƣợc đƣợc sử dụng với tỷ lệ khá cao chiếm mức chi
phí lớn trong tổng chi phí sử dụng thuốc.
Theo nghiên cứu tại thời điểm năm 2012 cho thấy, thuốc mang tên gốc có số
loại và giá trị sử dụng trong các bệnh viện nghiên cứu đều thấp hơn so với thuốc
mang tên biệt dƣợc và không có sự khác biệt chênh lệch giữa các tuyến:
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh: Thuốc mang tên gốc chiếm tỷ lệ về số khoản
mục từ 22,4% đến 46%, tại BVĐK tỉnh Điện Biên (46%), tại bệnh viện Thanh
Nhàn (22,4%). Giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ từ 12,1% đến 38,1%, tại BVĐK Điện
Biên (38,1%) tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng (12,1%).
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: Số khoản mục mang tên gốc chiếm tỷ lệ,
nằm trong khoảng từ 35,5% (BV Thủ Đức TPHCM) đến 47,8% (BV huyện
Simacai Lào Cai). Tuy nhiên, giá trị sử dụng chỉ chiếm tỷ lệ 17,8% đến 21,8%,
so với 2 tuyến trên [22].
Về nguồn gốc xuất xứ
10
Cùng một dƣợc chất, cùng dạng bào chế đối với các thuốc có nguồn gốc nhập
khẩu thƣờng có giá thành cao hơn so với thuốc sản xuất trong nƣớc do chịu chi
phí vận chuyển, bảo quản. Nhƣng thực tế hiện nay thuốc có nguồn gốc nhập
khẩu ở các bệnh viện chiếm tỷ lệ khá cao về chi phí so với tổng chi phí của bệnh
viện.
Tổng tiền mua thuốc năm 2010 của 1018 bệnh viện là 15 nghìn tỷ đồng, tăng
22,4% so với năm 2009, trong đó tỷ lệ tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam chiếm
38,7% tăng nhẹ so với năm 2009 (38,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí thuốc có
nguồn gốc trong nƣớc cũng có sự khác nhau giữa các tuyến bệnh viện:
- Tại các bệnh viện tuyến trung ƣơng: Năm 2010 tổng trị giá tiền mua thuốc
sản xuất tại Việt Nam của 34 bệnh viện trung ƣơng năm 2010 là hơn 378 tỷ
đồng (11,9%), giảm nhẹ so với năm 2009 (12,3%).
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố: Năm 2010 tổng trị giá tiền mua
thuốc sản xuất tại Việt Nam của 307 bệnh viện tỉnh/thành phố năm 2010 là hơn
2.232 tỷ đồng (33,9%), tăng nhẹ so với năm 2009 (33,2%).
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: Năm 2010 tổng trị giá tiền sử dụng thuốc
sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh viện huyện là 2.900 tỷ đồng, chiếm 61.5%
so với tổng số tiền mua thuốc. Tỷ lệ này tăng hơn so với năm 2009 (60,4%). Là
tuyến có tỷ lệ sử dụng thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nƣớc cao nhất so với
các tuyến trên [9].
Theo kết quả đánh giá nhanh của Cục Quản lý Dƣợc tại 7 sở y tế và 8 bệnh
viện/viện có giƣờng bệnh trực thuộc Bộ Y tế cho thấy số lƣợng và giá trị thuốc
sản xuất trong nƣớc năm 2013 tăng gần gấp 2 lần năm 2012. Tại bệnh viện
tuyến Trung ƣơng số lƣợng thuốc sản xuất trong nƣớc năm 2013 là 73 triệu đơn
vị so với năm 2012 là 38 triệu đơn vị tăng 92% và về giá trị năm 2013 là 256 tỷ
11
đồng năm 2012 là 120 tỷ đồng tăng 113% về giá trị. Tại 7 Sở Y tế số lƣợng
thuốc sản xuất trong nƣớc năm 2013 là 700 triệu đơn vị so với năm 2012 là 338
triệu đơn vị tăng 107% và về giá trị, giá trị thuốc sản xuất năm 2013 là 768 tỷ
đồng. Năm 2014 tỷ lệ thuốc sản xuất trong nƣớc trong tổng tiền thuốc trúng thầu
tăng lên 1,01% tại các bệnh viện tuyến Trung ƣơng và 2,41% tại các bệnh viện
tuyến tỉnh và huyện. Mức tăng này đạt mục tiêu đề ra trong đề án “Ngƣời Việt
Nam ƣu tiên dùng thuốc Việt Nam” [6],[1].
Về sử dụng thuốc sản xuất trong nƣớc, thuốc nhập khẩu
Trong năm 2012 Cục quản lý dƣợc đã tổ chức thành công diễn đàn “ Ngƣời
Việt nam ƣu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đây là một trong những giải pháp quan
trọng hỗ trợ cho ngành dƣợc Việt Nam phát triển bền vững, đảm bảo nguồn
cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn
nập khâu từ nƣớc ngoài [6].
Thuốc sản xuất ở trong nƣớc đáp ứng các tiêu chí gồm: có ít nhất 3 số
đăng ký trở lên theo nhóm tiêu chí kỹ thuật, giá không cao hơn thuốc nhập khẩu,
đảm bảo cung ứng cho các cơ sở y tế [13].
Tổng giá trị tiền thuốc ƣớc sử dụng năm 2012 là 2.600 triệu USD tăng
9,1% so với năm 2011. Giá trị thuốc sản xuất trong nƣớc năm 2012 ƣớc tính đạt
khoảng 1.200 triệu USD, tăng 5,26% so với năm 2011. Trị giá thuốc nhập khẩu
năm 2012 là 1.750 triệu USD và bình quân tiền thuốc đầu ngƣời là 29,5 USD
[3].
Các kết quả khảo sát tại một số BV đa khoa và chuyên khoa ở 3 tuyến
bệnh viện đều cho thấy các thuốc sản xuất trong nƣớc chỉ chiếm 25,5%-43,3%
số khoản mục thuốc và 37%-57,1% tổng giá trị sử dụng. Trong đó thấp nhất là
các BV tuyến trung ƣơng. Bên cạnh đó trong các thuốc nhập khẩu các BV ƣu
tiên sử dụng thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc. Năm 2008 thuốc thành phần
nhập khẩu từ 2 quốc gia Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm trên 1/5 tổng kim ngạch
thuốc nhập khẩu vào thị trƣờng VN. Trong đó chủ yếu là các nhóm thuốc kháng
12
khuẩn, chuyển hóa và tiêu hóa mà nhiều doanh nghiệp trong cả nƣớc đang tiến
hành sản xuẩt [29].
Về dạng thuốc sử dụng
Quy trình sản xuất thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền cần có yêu cầu kỹ thuật cao,
dây truyền sản xuất hiện đại, trang thiết bị phức tạp hơn so với các dang khác(
dạng uống, thuốc bôi...). đồng thời các dạng thuốc này đòi hỏi điều kiện bảo
quản phải khắt khe hơn dạng thuốc uống. Trong quá trình sử dụng cần có vật tƣ
đi cùng (bơm tiêm, cồn, bông...) ngoài ra phải có nhân viên y tế có chuyên môn
giúp đỡ sử dụng. Do đó, giá thành chi phí cho thuốc tiêm cũng quy trình sử dụng
thuốc cũng đắt hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên trên thực tế ở bệnh viện các dạng
thuốc tiêm đƣợc sử dụng có tỷ lệ chi phí rất cao trong tổng chi phí sử dụng thuốc,
đặc biệt là bệnh viện tuyến Trung Ƣơng đây là dấu hiệu đáng quan tâm trong quá
trình cung ứng và sử dụng thuốc ở bệnh viện.
Theo một nghiên cứu của Vũ Thị thu Hƣơng năm 2012, kết quả phân tích cơ
cấu các dạng thuốc cho thấy, tỷ lệ thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền ở các bệnh
viện chiếm tỷ lệ rất cao ở tất cả các tuyến. Cụ thể:
- Tại các bệnh viện tuyến Trung Ƣơng: Số khoản mục thuốc tiêm, thuốc tiêm
truyền chiếm tỷ lệ từ 62,6% đến 69,7%, cao nhất tại BVĐK Trung Ƣơng Thái
Nguyên (69,7%), thấp nhất tại bệnh viện E (62,6%). Giá trị sử dụng thuốc tiêm,
thuốc tiêm truyền có tỷ lệ cao nhất tại BVĐK Trung Ƣơng Thái Nguyên
(74,7%), thấp nhất tại bệnh viện C Đà Nẵng (33,4%).
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh: Số khoản mục thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền
chiếm tỷ lệ từ 51,8% đến 72,0% cao nhất tại BVĐK tỉnh Bình Định (72,0%). Giá
trị sử dụng nhóm thuốc này có tỷ lệ từ 46,1% đến 65,3% cao nhất tại BVĐK Hải
Dƣơng (65,3%) trong tổng chi phí dùng thuốc của bệnh viện.
13
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: Số khoản mục thuốc tiêm, thuốc tiêm
truyền chiếm tỷ lệ từ 51,7% đến 61,0%, cao nhất tại BVĐK huyện Kinh MônHải Dƣơng (61,0%), thấp nhất tại bệnh viện Simacai-Lào Cai (51,7%). Giá trị sử
dụng nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ cao nhất tại bệnh viện huyện Ngọc Lặc-Thanh
Hóa (51,2%) [20].
Tóm lại vấn đề sử dụng thuốc ở nƣớc ta đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần
quan tâm và có phƣơng án giải quyết. Để khắc phục tình trạng này năm 2011
BYT ban hành thông tƣ số 23/2011/TT-BYT về hƣớng dẫn sử dụng thuốc tại
các cơ sở y tế có giƣờng bệnh [8]. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bệnh viện
phân tích thực trạng tiêu thụ và sử dụng thuốc từ đó điều chỉnh sử dụng thuốc
của bệnh viện mình đƣợc hợp lý hơn.
1.2 PHÂN TÍCH ABC/VEN TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN
Trong nghiên cứu sử dụng thuốc, các dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc có
thể đƣợc phân tích theo 4 phƣơng pháp chính: bao gồm: Phân tích ABC, phân
tích nhóm điều trị, phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu (VEN) và
phƣơng pháp phân tích theo liều xác định trong ngày (DDD). Tất cả cá phƣơng
pháp này đều là công cụ hữu ích giúp HĐT&ĐT quản lý danh mục và phát hiện
đƣợc các vấn đề trong sử dụng thuốc bất hợp lý.
Phân tích ABC là phƣơng pháp phân tích tƣơng quan giữa số lƣợng thuốc
sử dụng hàng năm và chi phí nhằm phân định những thuốc nào chiếm tỷ trọng
lớn trong ngân sách. Phân tích ABC là một công cụ cho việc lựa chọn, mua và
phân phối, quản lý và thúc đẩy sử dụng hợp lý, cho phép để có đƣợc bức tranh
chính xác và khách quan về chi ngân sách cho thuốc. Phân tích ABC có thể:
- Cho thấy những thuốc đƣợc sử dụng thay thế với số lƣợng lớn mà có chi
phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trƣờng. Thông tin này đƣợc sử
dụng để lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn, tìm ra đƣợc
14
những liệu pháp điều trị thay thế hoặc thƣơng lƣợng với nhà cung cáp để mua
đƣợc với giá thấp hơn.
- Lƣợng giá mức độ sử dụng thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chƣa hợp lý trong sử dụng
thuốc, bằng cách so sánh lƣợng thuốc sử dụng với mô hình bệnh tật.
- Xác định phƣơng thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc
thiết yếu của BV.
Thuốc trong nhóm A là các loại thuốc giá cao, có thể đƣợc thay thế bởi
các thuốc rẻ hơn. Mua thuốc A nên thƣờng xuyên hơn, nhƣng nhỏ hơn, tồn kho
thấp hơn. Khi thay thế thuốc nhóm A bằng thuốc tƣơng đƣơng sinh học giá rẻ
hơn có thể dẫn đến tiết kiệm ngân sách đáng kể. Nên cẩn thận theo dõi tình trạng
sử dụng của nhóm thuốc A, vì sự gián đoạn bất ngờ trong cung ứng có thể dẫn
đến chi phí tốn kém lớn.
Phân tích VEN - phân loại thuốc theo các mức độ quan trọng của nó: V
(Vital) - tối cần, E (essential) - thiết yếu, N (nonessential) - không thiết
yếu. Mục tiêu chính của phân tích VEN là ƣu tiên giữa các loại thuốc khác nhau
trong việc lựa chọn, mua và sử dụng chúng, quản lý hàng tồn kho và xác định
giá mua thích hợp.Mua các loại thuốc tối cần và thiết yếu phải đƣợc kiểm tra cẩn
thận vì chi phí lớn để duy trì sự sống và sức khỏe của bệnh nhân. Ƣu tiên cho
việc lƣu trữ thuốc “V” và “E” [7].
Thực hiện phân tích ABC/VEN ở các nƣớc khác đã cung cấp một mức độ
đủ về tính khách quan trong việc phân tích các chi tiêu của Nhà nƣớc về cung
cấp thuốc, giúp giảm thiểu chi phí và loại bỏ các vấn đề đã phát sinh trƣớc đó
trong quá trình mua sắm.
Việc phân tích ABC/VEN đã đƣợc đƣa vào Thông tƣ số 21/2013/TT-BYT
ban hành ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế là một trong những phƣơng pháp phân
tích để phát hiện vấn đề về sử dụng thuốc và là bƣớc đầu tiên trong quy trình
xây dựng DMTBV. Tiến sĩ Vũ Thị Thu Hƣơng sử dụng phƣơng pháp ABC là
15