Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VẤN ĐỀ NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM NGUYỄN KHẢI TỪ SAU 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.48 KB, 27 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Khải là một trong số các cây bút văn xuôi Việt Nam hiện đại, là nhà văn
có nhiều tài năng, thường có mặt ở vị trí hàng đầu trong đời sống văn học của dân tộc.
Ông thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Suốt hơn nửa
thế kỷ lao động nghệ thuật miệt mài, tận tụy, không ngơi nghỉ, ông đã cho ra đời hơn
50 truyện ngắn, 8 cuốn tiểu thuyết, trên 60 tác phẩm ký, tạp văn, thể loại nào cũng
được đông đảo bạn đọc hào hứng đón nhận. Nhìn một cách tổng quát, tác phẩm của
Nguyễn Khải thường mang tính vấn đề - những vấn đề của hôm nay và từ đó rút ra
những ý nghĩa mang tính triết lý nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, cuộc sống, con người.
Cái nhìn thấu suốt, thực tại, sự khám phá sâu sắc quá trình vận động của cuộc sống,
khuynh hướng sáng tác luôn tìm tòi, phát hiện những vấn đề thuộc bình diện tư tưởng
và vẻ đẹp tinh thần cao quý, lối viết văn vừa truyền thống vừa hiện đại… tất cả đã làm
cho các tác phẩm của Nguyễn Khải ngày càng trở nên gần gũi với bạn đọc.
Ông đã từng tâm sự: "Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn,
bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ,
đó mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ" [16,77]. Có thể
nói, trong suốt chặng đường sáng tạo gắn liền với những bước đi của đất nước, sáng
tác của Nguyễn Khải bao giờ cũng nhằm thẳng vào đời sống hiện tại. Ông luôn luôn
muốn hướng vào những vấn đề của hiện tại để thức tỉnh người đọc cùng với mình suy
nghĩ. Dù ở mỗi chặng đường, trong phương hướng bám sát những vấn đề thời sự hôm
nay, đề tài có thay đổi, thế giới nhân vật cũng có nhiều đổi khác nhưng bao giờ trái tim
Nguyễn Khải cũng thấm đẫm cảm hứng trước những vấn đề cơ bản của cuộc sống, của
dân tộc, của thời đại, những nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng. Do Nguyễn Khải có vị
trí, vai trò quan trọng như vậy, cho nên việc nghiên cứu, tìm hiểu những tác phẩm của
ông là cần thiết và chắc chắn sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích. Mặt khác, Nguyễn
Khải là một trong những tác giả có tác phẩm được đưa vào giảng dạy nhiều trong nhà
trường phổ thông. Các tác phẩm được chọn giảng đều tiêu biểu cho phong cách nghệ
thuật của nhà văn, thể hiện rõ nét những chiêm nghiệm, trăn trở suy tư về con người,
về cuộc đời…bằng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo mà gần gũi. Vì thế, việc nghiên
1




cứu Nguyễn Khải, nhất là về phương diện nghệ thuật sẽ góp thêm một tiếng nói giúp
ích cho việc dạy và học tác phẩm của ông ở trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Khải là một cây bút nổi tiếng của nền Văn học Việt Nam hiện đại. Với số
lượng tác phẩm cũng như chất lượng trong sáng tạo nghệ thuật của mình, ông đã được
giới nghiên cứu phê bình đánh giá là một cây bút thông minh, sắc sảo trong khám phá
và nắm bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với những gì đang diễn ra hằng ngày, với những
vấn đề hôm nay đã khiến những trang viết sắc sảo, đầy chất “văn xuôi” của Nguyễn
Khải không chỉ thu hút bao thế hệ độc giả mà còn gợi không ít hứng thú tranh luận, trở
thành nơi “giao tiếp đối thoại” với đông đảo bạn đọc.
Nghiên cứu một cách khái quát và toàn diện về tác gia, tác phẩm của Nguyễn
Khải có bài viết của Phan Cư Đệ trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975 (tập II);
của Đoàn Trọng Huy trong Giáo trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 (phần tác giả).
Ngoài ra phải kể đến "Lời giới thiệu" của Vương Trí Nhàn trong tuyển tập "Nguyễn
Khải” (3 tập) hay những bài viết của Đào Thủy Nguyên, Nguyễn Thị Bình...
Đặc biệt, những sáng tác từ sau 1975 của Nguyễn Khải đã tạo được sự chú ý của
công chúng độc giả. Các bài viết đã khẳng định những đặc điểm cơ bản trong các sáng
tác của ông như: khả năng phát hiện vấn đề, ý thức tìm tòi, lật xới hiện thực, và nhất là
những vấn đề nhân sinh được thể hiện rất rõ nét qua đối thoại, qua nghệ thuật kể
chuyện hấp dẫn... Như tác giả Chu Nga trong bài viết “Đặc điểm ngòi bút hiện thực
Nguyễn Khải” đã khẳng định: “Với con mắt sắc sảo của mình, nhìn vào ngõ ngách
nào của cuộc sống, Nguyễn Khải cũng có thể rất nhanh nhạy phát hiện ra những vấn
đề phức tạp” [21,65]. Theo Lại Nguyên Ân thì người đọc thích Nguyễn Khải bởi
"chất văn xuôi". Đó là tính hiện thực của tác phẩm Nguyễn Khải khi viết về những con
người, những sự việc, những vấn đề của "hôm nay", những "đề tài nhắm thẳng vào đời
sống hiện tại". Cái hiện tại, những vấn đề hôm nay luôn luôn là trung tâm chú ý của
nhà văn Nguyễn Khải. Trần Đình Sử nhất trí với ý kiến đó và chỉ ra rằng: "cái nhìn
tỉnh táo" của Nguyễn Khải giúp người đọc nhận thức cuộc sống và con người một

cách chân thực.

2


Có thể nói, người đã dồn nhiều tâm huyết nghiên cứu về con người và văn chương
Nguyễn Khải từ sau 1975 tiêu biểu nhất là Vương Trí Nhàn. Với bài viết "Nguyễn
Khải trong sự vận động của văn học Cách mạng từ sau 1945", ông đã giúp người đọc
nhận ra nét căn bản trong các sáng tác của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là: “Cái nhìn
sắc sảo có từ sớm và khao khát có mặt trong ngày hôm nay. Đối thoại với chính mình
và sự phát hiện trở lại - một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại” [4,114].
Ngoài ra, bài viết "Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết" của tác giả Nguyễn Thị
Bình in trong cuốn "Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm" cũng chỉ ra rằng: "Tỉnh táo
ngay từ khi đưa ra quan niệm "Nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người" nên các
nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Khải giai đoạn trước nhìn chung không phải loại
đơn giản hay phiến diện. Nhưng phải nói đến giai đoạn sau này, ông mới dành toàn
bộ sự chú ý vào con người, lấy việc khám phá con người làm mục đích trung tâm.
Dung lượng hiện thực có vẻ đẹp hơn nhưng hiện thực lại có chiều sâu hơn và do đó có
ý nghĩa khái quát hơn" [2,135].
Như vậy, mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề cập đến thế giới nhân vật trong các tác
phẩm của Nguyễn Khải nhưng trong phạm vi khảo sát của chúng tôi, hầu như có rất ít
đề tài đi sâu tìm hiểu “Vấn đề nhân sinh nhìn từ phương diện nghệ thuật trong sáng
tác của Nguyễn Khải sau 1975”. Trên tinh thần tiếp thu, phát triển ý kiến của người đi
trước và một số ý kiến cá nhân, chúng tôi xin mạnh dạn góp phần làm sáng tỏ “Vấn đề
nhân sinh nhìn từ phương diện nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khải sau 1975”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghệ thuật thể hiện vấn đề nhân sinh trong
sáng tác của Nguyễn Khải sau năm 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những
"vấn đề nhân sinh nhìn từ phương diện nghệ thuật" trong các sáng tác tiêu biểu của
Nguyễn Khải sau năm 1975.

3


Khảo sát những sáng tác trước 1975 để có cái nhìn đối sánh giữa hai thời kì sáng
tác và từ đó thấy được những nét phát triển nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn
Nguyễn Khải.
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến Nguyễn Khải để có cái nhìn toàn diện về tác
giả, từ đó đi tìm những đặc trưng nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khải sau năm
1975.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NGUYỄN KHẢI VÀ SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI VĂN HỌC
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp
Nguyễn

Khải

tên

thật



Nguyễn

Mạnh


Khải,

sinh

ngày 3

tháng

12 năm 1930 tại Hà Nội. Quê nội ở thành phố Nam Định nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều
nơi. Lúc ông đang học trung học thì gặp Cách mạng tháng Tám. Trong kháng chiến
chống Pháp, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ
đội, làm y tá rồi làm báo. Bắt đầu viết văn từ những năm 1950, được chú ý từ tiểu
thuyết Xung đột. Sau năm 1975 Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống tại thành phố Hồ
Chí Minh. Năm 1988, ông rời quân đội với quân hàm đại tá để về làm việc tại Hội Nhà
văn Việt Nam. Nguyễn Khải từng là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn
Việt Nam các khóa II, III và là phó tổng thư ký khóa III. Ông là Đại biểu Quốc hội
khóa VII. Năm 1982, ông nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết
Gặp gỡ cuối năm. Năm 2000, nhà văn được phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt
II về Văn học nghệ thuật. Ông mất ngày 15 tháng 01 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí
Minh do bệnh tim. Ông ra đi để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đa dạng
từ thể loại đến hình thức sáng tác.
Từ năm 1965 trở về trước: tác phẩm của ông là những khúc tráng ca lãng mạn của
công cuộc xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ đề của giai đoạn này
khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong
những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và
đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp
của đời sống. Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch. Trong
đó, Nguyễn Khải để lại dấu ấn qua nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Xây dựng (truyện
vừa, 1952, Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Sức mạnh của ngòi bút là được chiến đấu
4



cho lẽ phải, cho chân lý (trao đổi, báo Văn học, 1962), Người trở về (Tập truyện vừa,
NXB Văn học, 1964)…
Từ năm 1965 – 1975: Ông chủ yếu viết về người anh hùng trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Có thể kể đến như: Ra đảo (tiểu thuyết, NXB Quân đội
nhân dân, 1970), Đường trong mây (tiểu thuyết, NXB Văn học, 1970), Chủ tịch
huyện (truyện, NXB Văn học 1972), Đối mặt (kịch, Tạp chí Tác phẩm mới, 1974)…
Đặc biệt, từ sau năm 1975: Nguyễn Khải viết nhiều về những miền đất mới, tiêu
biểu như: Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người. Trong đó, nổi lên là các trang viết
rất sâu sắc về Hà Nội như Một người Hà Nội, Người của ngày xưa. Ngoài ra, có thể kể
đến Tháng ba ở Tây Nguyên (ký sự, NXB Quân đội nhân dân, 1976), Gặp gỡ cuối
năm (tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới, 1982), khoảnh khắc đang sống (kịch bản phim,
truyện ngắn, NXB Văn nghệ, 1982), Cái thời lãng mạn (truyện vừa, Báo Văn nghệ,
1987) hay tác phẩm Một cõi nhân gian bé tý (tiểu thuyết, NXB Văn nghệ, 1989),
Chuyện tình của mỗi người (truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ quân đội, 1992), Sư già
chùa Thắm và ông đại tá về hưu (tập truyện, NXB Hội nhà văn, 1993), Thượng đế thì
cười (tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, 2003. Cuối đời, ông dành thời gian đúc kết những
nghĩ suy, đau đáu trong tùy bút: Nghĩ muộn (Tùy bút, 2000), Đi tìm cái tôi đã
mất (Tùy bút, 2006).
Với những đóng góp to lớn ấy, Nguyễn Khải đã nhận nhiều giải thưởng văn học
như: Giải thưởng Văn học Lê Thanh Nghị (Liên khu III, 1951), Giải thưởng Văn nghệ
Việt Nam (1951-1952), Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1982), Giải thưởng Văn
học Đông Nam Á (2000), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt II 2000) và Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Những thành tích, những sáng tác cũng như những quan niệm trên của Nguyễn
Khải ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của lịch sử. Ngòi bút Nguyễn Khải như trẻ lại với
niềm say mê “cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn” (Gặp gỡ cuối năm). Ông chiếm lĩnh
nhiều vùng đất mới mà vùng đất nào cũng để ông không ngừng trăn trở về số phận con
người, về giá trị làm người. Vẫn là cây bút năng nổ, sung sức, Nguyễn Khải liên tục
xuất hiện trên văn đàn với nhiều thể loại: Kịch (Cách mạng, Khoảnh khắc đang sống,

Hành trình đến tự do), bút kí, tạp văn, tiểu luận (Chuyện nghề), truyện ngắn (các tập
Một người Hà Nội, Hà Nội trong mắt tôi, Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu…),
5


tiểu thuyết (Cha và Con và…, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, Điều tra về một
cái chết, Vòng song đến vô cùng, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười…)
Từ 1978 đến nay, qua bảy cuốn tiểu thuyết đã công bố của Nguyễn Khải, người
đọc nhận ra ở ông sức sáng tạo dồi dào và một phong cách tiểu thuyết rõ nét. Cả bảy
cuốn tiểu thuyết đều có dung lượng gọn gàng (ngắn nhất là Một cõi nhân gian bé tí:
131 trang, dài nhất là Thượng đế thì cười: 246 trang). Mỗi tác phẩm có dạng tiểu
thuyết tư liệu, khi là dáng dấp tiểu thuyết vụ án, lúc nghiêng về tự luận, lúc tự thuật –
tự trào… Điều này cho thấy tác giả rất có ý thức đổi mới ngòi bút, có nhiều trăn trở để
mở rộng quan niệm về thể loại
Về truyện ngắn, ở giai đoạn sáng tác thứ hai này, truyện ngắn của Nguyễn Khải
có nhiều khởi sắc, tuy ông không thuộc số cây bút thực sự tạo ra bước đột phá thể loại.
Đó là thế giới phong phú những cảnh ngộ cá biệt, những hành trình sống đầy nhọc
nhằn do bao hệ lụy thường tình, những cuộc vật lộn kiên cường của con người với
hoàn cảnh để bảo vệ một niềm tin cá nhân, những cá nhân với bảng giá trị tự nó xác
lập cho nó. Mỗi truyện như một phát hiện cảm động về con người và tất cả đều nhằm
trả lời cho câu hỏi khắc khoải suốt cuộc đời cầm bút: Con người là ai? Ông đặt con
người vào các mối quan hệ đời thường để quan sát tư cách làm người của nó và nhận
ra chính cái đa đoan, đa sự trong bản chất tinh thần của con người làm nên vẻ đẹp của
cuộc sống, nhận ra trong số phận cá nhân, yếu tố may - rủi có vai trò rất lớn. Như vậy,
cùng với kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thẩm mỹ của nhà văn cũng có nhiều thay đổi.
Từ chỗ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của con người chính trị, con người lịch sử, ông dần
chuyển niềm say mê sang vẻ đẹp nhân bản của những con người khiêm nhường về
phận vị nhưng biết tự trọng, và dù hoàn cảnh nào cũng không chịu đánh mất niềm khát
khao tự hoàn thiện. Có thể nói, truyện ngắn Nguyễn Khải chặng này chứa đựng nhiều
chiêm nghiệm về nhân thế, hay nói cách khác là cách chắt lọc tính người từ cuộc mưu

sinh đầy phồn tạp. Nguyễn Khải đo cái đẹp bằng nhãn quan văn hoá mà tiêu biểu là cái
đẹp nữ tính (Mẹ và con, Chúng tôi và bọn hắn, Người vợ, Đời khổ, Một người Hà Nội,
Má đào, Chút phấn của đời, Người của nghề…) và cái đẹp thanh lịch, hào hoa của đất
kinh kỳ (tập truyện Hà Nội trong mắt tôi). Từ góc độ văn hoá, ông đặt ra những vấn đề
rất có ý nghĩa như nhu cầu hạnh phúc của người già (Nắng chiều), nhu cầu tự do cá

6


tính (Lãng tử, Má đào), sự công bằng đối với con trẻ (Người vợ)… Có một Nguyễn
Khải thật sắc sảo mà cũng thật nhân hậu, khoan hoà trong truyện ngắn.
1.2 Bối cảnh chung và những đổi mới của nền văn học sau 1975
Sự thay đổi của lịch sử – xã hội kéo theo sự thay đổi trong văn học. Tuy nhiên,
văn học nghệ thuật có quy luật riêng của nó. Ở Việt Nam, sau 1975 hoàn cảnh xã hội
đã đổi thay. Sau 1975 không khí chiến trận đi qua, con người không còn phải đối mặt
với sự sống - cái chết trên chiến hào, trong trận đánh giữa ta và địch… Con người trở
về cuộc sống thường nhật vốn đa sự và đa đoan của nó. Trong dòng chảy thời gian, sự
đổi thay vĩ đại ấy cũng đã khiến không ít người “khó hòa nhập” với cuộc sống mới.
Cùng với đời sống vật chất thiếu thốn, đời sống văn hóa cũng bị bủa vây khép kín.
Trong thời gian dài, những tư tưởng, học thuật, văn hóa về cơ bản chúng ta chỉ có ảnh
hưởng từ hệ thống phe xã hội chủ nghĩa, vì vậy nó đơn điệu, thậm chí độc tôn một vài
quan điểm nào đấy. Đặc biệt là vào những năm 1980, tình hình kinh tế xã hội nước ta
gặp nhiều khó khăn và rơi vào khủng hoảng ngày một trầm trọng. Trước tình hình đó
đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu cầu có những thể
nghiệm mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật, trong phát triển các loại hình
và các thể loại nghệ thuật. Những việc làm ấy đã làm cho văn nghệ nước nhà có điều
kiện giao lưu với nhiều nền văn hóa, văn học trên thế giới. Văn học nước ngoài được
dịch và giới thiệu đa dạng phong phú hơn.
Văn học sau 1975 có hai thời kỳ. Thời kỳ đầu là từ 1975 cho đến đầu năm 80.
Văn học thời kỳ này tuy có một số biến đổi như mở rộng đề tài, đề cập đến nhiều vấn

đề hơn… nhưng về cơ bản vẫn gần với đặc điểm của giai đoạn trước. Nghĩa là ở
những sáng tác này, cảm hứng sử thi vẫn giữ một vai trò quan trọng trong tư duy nghệ
thuật. Có thể kể đến những sáng tác văn học ở thời kỳ này như Tháng ba ở Tây
Nguyên của Nguyễn Khải, Nắng đồng bằng của Chu Lai, Miền cháy của Nguyễn Minh
Châu… Phải từ những năm 80 văn xuôi mới thật sự có những bước chuyển đáng kể.
Trước hết là sự tự đổi mới của các nhà văn đã có sáng tác khá vững vàng ở giai đoạn
trước. Người ta thấy trong văn xuôi của Nguyễn Minh Châu, Bùi Hiển, Nguyễn Quang
Sáng, Ma Văn Kháng…trong đó có cả Nguyễn Khải đã bắt đầu có những đổi mới. Ở
đây không chỉ đổi mới ở phạm vi đề tài, vấn đề mà còn là ở tư duy nghệ thuật, cảm
hứng, cách viết… Truyện ngắn của Nguyễn Khải xuất hiện sau 1975 đã gây nên tranh
7


luận khá sôi nổi. Nổi bật là những vấn đề về đời tư thế sự với những vấn đề có ý nghĩa
nhân sinh rộng lớn, không chỉ dừng lại ở chiến đấu và xây dựng.
Sau chiến tranh, đất nước hòa bình, người nghệ sĩ lại được sự cổ vũ bởi không khí
đổi mới, nhất là từ 1980. Với khát vọng sáng tạo và sự đổi thay ấy, lúc này nhiều nhà
văn thực sự sống và viết. Người cầm bút tiếp cận hiện thực bằng cách riêng của mình.
Hiện thực trong văn học được nhà văn nghiền ngẫm, đánh giá, trở trăn. Hiện thực ấy
mang dấu ấn cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu
biểu của giai đoạn sau 1975 như: Đất trắng (1979 - 1984) của Nguyễn Trọng Oánh;
Thân phận tình yêu (1991) của Bảo Ninh; Ác mộng (1990) của Ngô Ngọc Bội (1989);
Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người (1985), Thượng đế thì cười (2003)…
của Nguyễn Khải; Cõi mê (2004) của Triệu Xuân…
Được sống trong thời bình với những đổi thay của thời đại, tác giả đã tìm về quá
khứ, lịch sử của dân tộc với những cuộc chiến đầy cam go và oanh liệt. Tuy nhiên,
sáng tác sau 1975 nhìn về hiện thực chiến tranh cách mạng không phải chỉ một chiều
giản đơn. Từ đề tài chiến tranh cách mạng, các nhà văn muốn qua đó đề cập đến
những vấn đề thuộc về con người, thuộc về đời sống sau chiến trận. Họ viết về chiến
tranh để có điều kiện nhìn rõ hơn cuộc sống hiện taị, có thể viết về chiến tranh với

những mất mát lớn lao của con người, hoặc để tìm “thời gian đã mất”. Mỗi một nhà
văn, tùy thuộc vào mục đích của mình, cùng một đề tài chiến tranh mà đem đến cho
công chúng những cảm nhận khác nhau. Đó là sự phong phú đa dạng trong văn học.
Trước 1975 trong văn học nước nhà đề tài này có phần hạn chế. Nó nhường cho
đề tài về quê hương đất nước. Hơn nữa nếu được đề cập thì cơ bản các nhà văn nhìn
nhận trên lập trường giai cấp, lí tưởng xã hội. Sau 1975 vấn đề cá nhân được quan tâm,
những vấn đề thuộc về tính nhân bản, nhân văn được quan tâm, đặt lên hàng đầu, tình
yêu, hạnh phúc riêng tư vì thế trở thành một đề tài lớn trong các sáng tác.
Để khai thác thành công những mảng đề tài đó, đầu tiên người cầm bút phải có
một quan điểm, cách nhìn nhận riêng về đề tài sao cho phù hợp với bối cảnh chung của
xã hội lúc bấy giờ. Đặc biệt là giai đoạn sau 1975, nền văn học Việt Nam thực sự đã có
những đổi mới đáng kể.
Từ sau năm 1975, nhất là đầu những năm 1980 cuộc sống thời bình đã thực sự
trở lại, con người hàng ngày phải đối mặt với nhiều vấn đề và thực tiễn đời thường,
8


các quan hệ thế sự, đời sống riêng tư. Những nhà văn có sự mẫn cảm với cuộc sống đã
không thể bỏ qua hiện thực đời thường ấy và họ nhìn ra nhiều vấn đề đáng quan tâm.
Nếu trước 1975 văn học cách mạng đã chú ý đến “bề nổi” của con người trong
mối quan hệ với đất nước, cộng đồng, lịch sử, thì văn học sau thời đổi mới đã đi vào
khám phá con người ở “chiều sâu lẫn bề rộng” của nó. Nhà văn đã đi vào mọi ngõ
ngách của đời sống của con người để khám phá, biểu hiện. Hòa âm và nghịch âm, bè
trầm và bè nổi, chát chúa lẫn êm dịu, ánh sáng lẫn bóng tối đều được cất lên trong bản
tấu muôn màu của con người.
Như vậy, những sáng tác từ sau 1975 đã nhìn con người ở nhiều mặt. Viết về mặt
tốt để biểu dương, ca ngợi, viết về mặt chưa hoàn thiện để hiểu, khoan dung, thông
cảm với những sa ngã, lẻ loi của con người. Điều này làm cho văn học sau 1975 mang
tính nhân bản hơn. Bên cạnh con người trần thế với những lo toan tính toán của cuộc
sống đời thường, văn học sau 1975 cũng đã đi vào khám phá con người trên phương

diện đời sống tâm linh, tôn giáo - một phương diện phức tạp, bí ẩn trong chiều sâu tâm
hồn con người. Trước hiện thực của cuộc sống phồn tạp mà con người phải va vấp
hàng ngày, chúng ta vẫn thấy một dòng chảy âm thầm, ẩn kín sau nó, đó là đời sống
tâm linh.
Có thể nói văn học sau 1975 đã quan tâm đến những nhu cầu khát vọng bình
thường, bản năng của đời sống con người, những sáng tác sau 1975 đã có sự chuyển
biến rõ rệt trong quan niệm nghệ thuật về con người. Trên cơ sở đó đã kéo theo những
thay đổi về việc thể hiện nhân vật, cấu trúc tác phẩm, ngôn ngữ, ý nghĩa phổ quát
trong sự khám phá tính nhân bản, nhân loại vì thế được mở rộng và phát triển tiếp tục
trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Cùng với việc đổi mới quan niệm về hiện thực, về con người, văn học lúc này còn
có sự đổi mới về việc thể hiện nhân vật, nghệ thuật trần thuật, ngôn từ. Bên cạnh đó,
văn học sau 1975 cũng đã có nhiều biến đổi trong nghệ thuật trần thuật. Trước đây do
một trong những đặc trưng nổi bật của giai đoạn văn học này là viết theo khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, vì vậy văn học 1945 – 1975 mang đậm âm hưởng
anh hùng ca, đi kèm với thái độ ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Giọng văn ở
các tác phẩm chủ yếu là giọng trữ tình, ngọt ngào, đằm thắm hay giọng hào hùng, lạc
quan phơi phới, hoặc giọng điệu mang vẻ quyền uy. Nhà văn thường nhân danh cộng
9


đồng mà ngợi ca, tự hào về con người dân tộc. Văn học sau 1975 giọng điệu đã có
nhiều thay đổi. Bên cạnh giọng ngợi ca còn có cả giọng trầm buồn, bi ai. Văn học
trước thiên về kể thì nay nặng về lí giải, phân tích, đánh giá cuộc sống, phân tích tâm
lí, tính cách con người
Văn học sau 1975 đa dạng về giọng điệu. Giọng điệu như một phạm trù thẩm mĩ
có vai trò rất lớn trong việc xác lập phong cách nhà văn. Giọng điệu trong văn học
trước 1975 nhìn đại thể là tương đối nhất quán đó là giọng ngợi ca, khẳng định. Sau
1975 văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng không còn là một giọng chủ đạo
ấy nữa. Nó có giọng tự tin, tự hào, đùa cợt mỉa mai, trong đó giọng giễu nhại được thể

hiện rất rõ.

CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ NHÂN SINH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
NGHỆ THUẬT
Cũng như bao nhà văn khác, Nguyễn Khải luôn mong muốn tạo ra được một
phong cách riêng, dấu ấn riêng trong lòng bạn đọc. Chính vì thế, ông đã không ngừng
tìm tòi, sáng tạo ra những nhân vật, những con người, những tác phẩm sáng ngời ý
nghĩa nhân văn cao đẹp. Để thể hiện thành công những suy tư, trăn trở cũng như
những chiêm nghiệm trong những sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Khải tạo dựng
cho mình một phong cách nghệ thuật riêng biệt, độc đáo. Đặc biệt, thành công trong
những sáng tác của ông sau năm 1975 có một đóng góp rất lớn của ngôn ngữ, giọng
điệu trần thuật đến ngôi kể… và một số yếu tố nghệ thuật khác.
2.1 Giọng điệu trần thuật
Giọng điệu quy định cách xưng hô, gọi tên dùng từ, sắc điệu tình cảm: giọng điệu
tạo ra sự xa gần thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm ... Giọng
điệu với tư cách là thành phần cơ bản liên kết các yếu tố hình thức để tạo thành một
chỉnh thể. Giọng điệu góp phần quan trọng vào việc làm nên phong cách. Mỗi nhà văn
có một đặc sắc riêng thể hiện qua giọng điệu. Nguyễn Khải cũng vậy, ông sử dụng
giọng điệu một mặt làm gần lại khoảng cách giữa người đọc và tác giả, giữa thế giới
nghệ thuật của nhà văn với thế giới hiện thực của đời sống, mặt khác tạo ra một môi
trường thích hợp để tâm sự giãi bày, đối thoại với người đọc một cách thân thiết, gần

10


gũi hơn. Nguyễn Khải đã sử dụng giọng điệu như một phương tiện nghệ thuật có hiệu
quả cho việc khắc hoạ tính cách nhân vật cũng như nội dung tư tưởng của tác phẩm.
2.1.1 Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ
Với cái nhìn từng trải, đầy chiêm nghiệm, nhà văn xót thương cho những số phận
bất hạnh, những con người lương thiện chịu nhiều thiệt thòi, những con người một thời

cống hiến cho Cách mạng nay đã về hưu, không còn là nhân vật chính của cơ quan,
bạn bè đồng nghiệp. Họ cảm thấy bơ vơ lạc lõng giữa dòng xoáy cuộc đời, khi các giá
trị tinh thần dần được thay thế bởi các danh lợi về vật chất. Khi viết về họ, tác giả luôn
thể hiện bằng giọng xót xa thương cảm.
Chẳng hạn, khi viết về vợ chồng anh thương binh (Cặp vợ chồng ở chân động Từ
Thức), những con người lương thiện chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, giọng điệu
xót xa thương cảm thể hiện trong lời người kể chuyện về cuộc đời hai vợ chồng. Anh
Toàn bị mù, cuộc sống dồn vào vai của vợ: "đẻ ba bận con, rồi con ốm, rồi chồng đau,
việc ngoài đồng, việc trong nhà, việc họ, việc làng, tính toán công nợ, tính toán no
đói, một mình chị phải cắn răng đảm đương bằng hết" [7,287]. Nhà văn xót xa thương
cảm khi nói đến nỗi vất vả của chị: "Mười lăm năm làm vợ, làm mẹ, phải nuốt đi bao
nhiêu buồn tủi, bao nhiêu cay đắng" [7,287]. Nhà văn đã dành tình cảm thương yêu,
sự cảm thông chia sẻ của mình với vợ chồng anh Toàn: "Tôi bưng bát gạo xấu lên mà
lòng cứ ngậm ngùi. Những người quá giàu lòng tự trọng, lại có tính hay xấu hổ là
sống gian truân lắm. Nhưng không có những con người gàn dở ấy, những số phận ít
gặp may mắn ấy thì cuộc đời nhạt nhẽo biết chừng nào" [7, 288].
Kết thúc chiến tranh, người chiến sĩ Nghinh (Một bàn tay và chín bàn tay) may
mắn trở về, nhưng không còn nguyên vẹn. Thành công của tác giả khi miêu tả cho
người đọc thấy được sự mất mát quá lớn lao ấy một phần cũng nhờ vào giọng điệu xót
xa. Nhà văn đã diễn tả nỗi đau xót tột cùng của anh khi chia tay với chị và khi gặp lại
mẹ mình: "Lần đầu tiên anh được biết một nỗi buồn rất đáng sợ, buồn đến xé ruột
gan, không chết được nhưng cũng không sống nổi(...). Mẹ anh đã nhon nhón đi tới...
Anh ngồi im, mồ hôi vã ra như kẻ sắp bước lên đoạn đầu đài. Anh có thể chịu được
nhát chém nhưng không chịu được tiếng khóc, tiếng kêu của mẹ". Những cảm xúc cứ
trào dâng. Đằng sau những trang giấy là sự thương cảm đến vô hạn của một tấm lòng

11


yêu thương chứa chan. Hai con người bị tàn phá bởi chiến tranh đã cùng nhau thêu dệt

nên câu chuyện hạnh phúc đẹp như tranh vẽ, với ý chí không chịu khuất phục số phận.
Khi viết về hai ông cháu (Ông cháu), chúng ta cũng dễ nhận ra giọng điệu xót xa
thương cảm của tác giả khi miêu tả hai ông cháu. Đó là những dòng độc thoại nội tâm
của nhân vật ông khi con trai chết: "Tại sao ông thì khỏe thế mà con lại bệnh tật thế?
Tại sao ông không chết mà con ông lại chết để vợ nó góa bụa sớm? Tại sao ông nghèo
thế, con chết rồi là nhà cửa tan tành, vợ con nó biết trông cậy vào đâu...".
Còn đây là giọng xót xa khi nghe chị Vách (Đời khổ) kể về cuộc đời mình. Một
người vợ suốt đời hi sinh vì chồng con, không lấy một ngày vui cho mình. Khi tiếng
khóc ai oán, xót xa vang lên ở cuối truyện cũng là lúc mạch thương cảm xót xa thực sự
vỡ òa. Giọt nước mắt cay đắng tự nó nói lên tất cả về một con người chỉ biết suốt đời
hi sinh.
Đặc biệt khi viết về những nhân vật cùng thời với tác giả, những nhà văn, nhà báo
đại tá về hưu... giọng điệu trần thuật như đã cảm nhận tận cùng nỗi niềm tâm trạng của
con người với những số phận trớ trêu, éo le trong xã hội hiện tại.
Cuộc đời ông Trắc (Lạc thời) hiện lên trên từng trang viết tâm trạng nặng nề, chua
chát, đau đớn, thấm đẫm nỗi buồn. Sự cô đơn của nhân vật cứ trở đi trở lại. Đó là nỗi
buồn được khắc họa trên khuôn mặt ánh mắt. Giọng điệu xót xa đau khổ, tê tái thấm
đẫm trong từng suy nghĩ của nhân vật, trong những dòng độc thoại nội tâm đầy trăn
trở: "Có ai nỡ đối xử với ông như cái ngày vừa rồi, một ngày thật buồn, như lần đầu
tiên ông nhận ra cái mặt thừa của mình, những lời nói thừa, cả chổ ngồi chổ đứng
cũng hoàn toàn thừa. Không ai cần đến ông cả, không ai muốn sự có mặt của ông ở
bàn tiệc đãi đằng bạn bè của họ". Nỗi đau tê tái thấm vào trong từng lời văn, có lúc
như tiếng nấc ai oán: "Nhưng mà họ quên tôi rồi. Tôi ngồi sờ sờ ở đây họ vẫn muốn
quên, một lời mời cho tử tế cũng chẳng có. Vì quen biết tôi, bầu bạn với tôi các vị ấy
chả có chút lợi lộc gì. Tôi không có tiền, lại không có danh, có khi lại gây phiền...
Buồn nhỉ! Tôi buồn quá các người ơi!". Một con người cảm thấy thực sự thất bại khi
bị đồng loại chối bỏ, hoàn cảnh của ông Trắc cũng gần tương tự như vậy. Trong một
bàn tiệc với những người thân quen, nhưng ai cũng coi ông như người xa lạ, ông cảm
thấy thất vọng ê chề.


12


Đứng trước mỗi cảnh đời, mỗi số phận, mỗi niềm vui hay nỗi buồn của nhân vật,
giọng văn người kể đều bộc lộ niềm xót xa, cảm thông chia sẻ. Gặp ông Hai (Hai ông
già ở Đồng Tháp Mười) trong dáng vẻ e ngượng nép mình trước mặt mọi người, giọng
điệu người kể không khỏi ngậm ngùi xót xa. Và nhân vật cũng tự bộc bệch về mình: "
Tôi không phải người đầu tiên, cũng không phải người sau cùng chịu mọi bất hạnh,
tôi biết thế, một kẻ thất bại hoàn toàn, không được đền bù bất kể phương diện nào"
[12, 163].
Trước sự xáo trộn của thời thế, nhà văn thực sự xót xa, thương cảm, thương cho
người và thương cho đời. Nguyễn Khải cho xuất hiện không ít lần tính từ "buồn" để
diễn tả tâm trạng của con người trước sự thay đổi của thời thế. Nhân vật buồn, người
kể chuyện buồn,... nỗi buồn giăng khắp các truyện ngắn của ông. "Chỉ buồn thôi. No
ăn mà buồn. Không phải lo nghĩ mà lại buồn" [12,266]. "Chuyện của xã N buồn là
thế, nhưng nghĩ cho cùng chẳng có gì đáng buồn. Có chăng là buồn cho thân phận
mình mà thôi" [12,270]. "Rồi cậu xem, kết thúc câu chuyện này sẽ là ba cái xác chết.
Nghe không thể tin được mà lại là chuyện có thể xảy ra. Buồn nhỉ" [12,259]…
Bằng giọng điệu xót xa chứa nhiều nỗi niềm suy tư với những con người trong xã
hội này, Nguyễn Khải đã giúp chúng ta thấu hiểu những con người luôn trăn trở trước
cuộc sống bộn bề, cảm thấy lạc lõng giữa đám đông, nhưng họ vẫn cố gắng gìn giữ
những truyền thống tốt đẹp, giữ được nhân cách của con người.
2.1.2 Giọng triết lí, tranh luận
Có thể nói sức hấp dẫn trong những sáng tác sau 1975 của nhà văn Nguyễn Khải
là ở cách xử lí vấn đề, ở các ý tưởng, kết luận. Các nhà phê bình đều thống nhất cao
khi cho rằng văn của Nguyễn Khải đậm chất triết lí, đối thoại, tranh luận. Đặc điểm
này là nét nổi bật trong phong cách nhà văn kể cả trước và sau 1975.
Trước 1975, người đọc đã từng biết đến một Nguyễn Khải giàu tính triết. Sau
1975 nét phong cách ấy vẫn ổn định, và dường như hàm lượng chất trí tuệ càng tăng.
Người đọc có thể tìm thấy chất triết lí đa dạng trong tiểu thuyết của nhà văn. Từ những

vấn đề chính trị lịch sử tôn giáo, những vấn đề cao siêu đến những chuyện của cuộc
sống bình dị hàng ngày… nó có mặt hầu khắp các trang viết. Đây là triết lí về tôn giáo:
“Nhưng lòng tin luôn luôn là sống động, là dấn theo một lí tưởng nhất định, trong sự
lựa chọn thường xuyên để cuộc sống của con người có một ý nghĩa nào đó, thì lòng tin
13


cách mạng đòi hỏi lòng tin của người công giáo" ( Thời gian của người); đây là triết lí
về cách sống của con người: “Thời gian chỉ có ý nghĩa khi nó gắn liền với sự sống con
người, với sự phát triển và tiến bộ (…). Sống hết mình cho một lí tưởng cao cả là cách
sống dài nhất, hình hài tro bụi nhưng anh linh vẫn tiếp tục cuộc hành trình qua người
này và ở người kia, ở nơi này và nơi khác khi sự sống trên trái đất vẫn còn” [9,103].
Còn đây là nhà văn nói về vai trò của đồng tiền trong xã hội ngày nay, nó hơi chua
chát nhưng thật đúng: “Nói cho cùng để sống được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào
những giá trị tức thời (Đồng tiền). Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất
định phải dựa vào những “giá trị bền vững” (Vòng sóng đến vô cùng); những chuyện
sinh nở của đàn bà nhà văn cũng viết: “Đàn bà ngoài bốn mươi tuổi còn chưa đẻ là
vất vả lắm, lại không có ai giúp đỡ, lại bị hành hạ như kẻ tôi đòi. Nói gì thì nói, làm
thân đàn bà đến khổ, tính lỡ một chút hối không kịp” [9,261]. Chất triết lí ấy có khi
thật thâm trầm mà sâu sắc: “Ngẫm ra, trên đời này đau nhất là mất con ông ạ”
[9,453].
Chất suy tư triết lí luôn đi liền với sự tranh luận. Bởi chỉ trong môi trường đối
thoại, tranh luận thì nhận thức tư tưởng mới có điều kiện bộc lộ. Qua đó những trăn trở
suy tư, nghiền ngẫm của con người lộ rõ. Đó là những con người thiên về ý thức, tư
duy. Nhân vật của Nguyễn Khải đối thoại tranh luận về nhiều vấn đề của cuộc sống,
của ngày hôm qua và hôm nay. Già - trẻ tranh luận với nhau về cách sống về quan
niệm, người thắng tranh luận về nguyên nhân thành công, kẻ bại thì tìm cách biện hộ.
Ai ai cũng tranh luận. Trong Cha và con và… là tranh luận về tôn giáo và chủ nghĩa xã
hội, sự hòa hợp giữa đức tin và cuộc sống đời thường. Trong Điều tra về một cái chết
là những đối thoại tranh luận về đạo về lòng tin mù quáng, sự ngu tín và niềm tin trong

sáng của cái tâm con người. Thời gian của người là tranh luận về triết lí sống, về thời
gian của người; Vòng sóng đến vô cùng là đối thoại tranh luận về quá khứ - hiện tại về
tôn giáo, về thế sự đời tư… Bất cứ lĩnh vực nào của đời sống, bất cứ nhân vật xuất
thân từ tầng lớp nào trong khi đối thọai họ cũng thường hay thể hiện chính kiến của
mình. Tầng lớp trí thức thì tranh luận khỏi phải bàn, người chiến sĩ cách mạng, người
lao động cũng tranh luận. Nhân vật của ông thường tranh luận, tranh luận với cả bạn
đọc: “Các anh đâu biết nhiều về bọn tôi mà vội lên án. Ở trong này đã gọi là trí thức
thì không có ai chống cộng, không có ai làm tay sai cho Mĩ cả (…). Nếu bọn tôi đều là
14


lũ bán nước cả thì các cậu thắng làm sao?”. Một ông làm nghề buôn bán vô danh
trong Một cõi nhân gian bé tí cũng nổi máu tranh luận trong lúc bán hàng là người
khách mua thuốc đánh răng: “Buôn bán ở nhà quê phi nội tắc ngoại, không có người
lạ. Một cân đanh mà chỉ có chín lạng rưỡi thì họ chửi cho ủng mả. Anh xem, tôi có
treo bảng giá đâu, một đồng là một đồng, hàng tốt thì bảo là hàng tốt, hàng xấu thì
bảo là hàng xấu, tùy họ lựa đồng tiền trong tay mà chọn. Cứ họ đã hết tin thì còn
buôn bán con mẹ gì” [9,406].
Bên cạnh đó chúng ta thấy những triết lí của nhà văn thường được nhân vật nói,
nhà văn nói, thậm chí nhiều khi xu hướng triết lí hơi nhiều, điều này đôi lúc làm cho
chất triết lí nó thiếu đi cảm xúc thực sự và giọng triết lí vì thế tỏ ra khô khan. “Mỗi
triết lí hay được khái quát bằng hàng loạt sự việc. Nó khó, hiếm và quí như hạt vàng
giữa sa mạc. Nhưng một triết lí lại dễ lẫn với cách nói triết lí, hay cách nói có vẻ triết
lí. Quen dùng cách nói triết lí ở bất cứ đâu cho bất cứ sự vật nào, thì khó tránh khỏi
“trông cát hóa vàng”. Đọc Nguyễn Khải gần đây ta có cảm giác như đang đứng trước
một con người nghiêm nghị chăm chú nhìn vào cuộc đời và ở đâu cũng có thể lôi ra
một triết lí” [19].
2.1.3 Giọng trần thuật phân thân đa ngã
Ngòi bút của nhà văn Nguyễn Khải thích hợp với những phát hiện tìm tòi đời
sống tư tưởng con người ở tầng ý thức. Để tiếp cận và lí giải cho người đọc về những

vấn đề tư duy phức tạp của đời sống con người, nhà văn đã tổ chức một giọng điệu
mang tính đa thanh, gồm nhiều giọng và nhiều chất giọng trong những sáng tác của
mình, nhất là từ sau 1975.
Trong đó, giọng trần thuật phân thân đa ngã biểu hiện rất rõ nét. Giọng điệu trần
thuật này có sự đan xen giữa lời trần thuật, lời miêu tả với lời của tác giả: “Phân biệt
lời lời tác giả và lời nhân vật mang một ý nghĩa khác nhau, đánh dấu sự trưởng thành
của ý thức nhà văn đối với lời nhân vật như là lời nói của người khác” [20,330]. Tuy
nhiên xét cho cùng trong nhiều trường hợp chúng hòa trộn vào nhau. Những sáng tác
của Nguyễn Khải thường xuất hiện nhân vật "tôi" tham gia vào câu chuyện với tư cách
là một nhân vật. Điều này phần nào “mặc định” giọng điệu trần thuật của ông, một
giọng điệu đan xen giữa khách quan, trung tính và cá thể hóa bao hàm sự đánh giá, bày
tỏ thái độ.
15


Trong những tác phẩm của Nguyễn Khải, ta thấy vừa có người tường thuật lạnh
lùng, vừa có kiểu người tường thuật hòa mình với nhân vật. Người tường thuật lạnh
lùng là người kể luôn tách mình ra khỏi diễn biến câu chuyện, hướng người đọc đến
những sự kiện cùng tính chất của chúng. Kiểu tường thuật này thể hiện rõ trong Cha
và con và…, Thượng đế thì cười và nhiều tác phẩm khác nữa…
Trong Cha và con và… tác giả viết: “Dân xứ đạo ở xứ Nhất đều còn nhớ rất rõ
cái ngày linh mục Thư về xứ này nhậm chức thầy cả. Năm ấy ông ta còn rất trẻ, chưa
bao giờ giáo dân được mắt nhìn một cụ đạo trẻ đến vậy, một chàng trai rất mảnh dẻ,
rất khôi ngô, như một cậu thanh niên mới lớn, mới ra ràng, mà lại được mặc áo bảy
chức thánh”. Người đọc dễ dàng thấy được khoảng cách giữa người kể chuyện và câu
chuyện về vị cha Thư nọ về nhậm chức ở xứ Nhất. Giọng khách quan ấy làm cho
chúng ta thấy được hiện thực được phản ánh thật sự khách quan. Thượng đế thì cười
số phận cuộc đời của Hắn cứ hiện lên khách quan qua lời kể của người kể chuyện.
Bên cạnh kiểu tường thuật lạnh lùng, sáng tác sau 1975 của Nguyễn Khải phần
đa là kiểu người tường thuật hòa mình với nhân vật. Kiểu tường thuật này “một mặt

thì cố gắng tách mình ra khỏi diễn biến của chuyện, nhưng mặt khác, khi cần thiết thì
lại hòa mình vào với nhân vật để phô bày toàn bộ cái thế giới nội tâm của con người.
Trong trường hợp này người tường thuật càng chứng tỏ mình là người uyên bác, có
thể biết được mọi chuyện trên trời, dù là trong ngõ ngách của tâm hồn” [17,168].
Trong những tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm, Vòng sống đến vô cùng…người kể
chuyện là một đạo diễn vừa phải đảm nhận vai trò là người trần thuật, dẫn dắt tổ chức,
đồng thời kiêm luôn một diễn viên. Lúc trần thuật người kể chuyện vừa miêu tả, vừa
bình luận, phân tích, bày tỏ thái độ tình cảm của mình, có khi cao hứng còn tranh luận
với các nhân vật khác, lại còn đối thoại với người đọc: “Tôi thích cái hôm nay, cái
hôm nay ngổn ngang, bề bộn bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy
những biến động, những bất ngờ, mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả
sức khai vỡ. [9, 662]. “Cái bây giờ, cái hôm nay thì tôi với anh đã từng trao đổi với
nhau suốt mấy ngày qua. Có lúc nào bọn mình đã dám quên nó . Hôm qua là như thế,
là như anh vừa kể, là như tôi đã có dịp trình bày những nguyên do theo cách nghĩ của
tôi”(Vòng sóng đến vô cùng ).

16


Người kể chuyện đã nhập vào những suy tưởng của nhân vật trong chiều hướng
của hành động nghệ thuật. Sự vừa hòa mình của tác giả, vừa ủy thác việc kể cho nhân
vật, tạo nên chất phân thanh, đa thanh trong giọng điệu nên đem lại khả năng khai thác
được triệt để tâm lí. Những ý nghĩ tình cảm sâu kín nhất của nhân vật được biểu hiện
qua hình thức lời nói nửa trực tiếp. Người kể luôn phải vừa kể vừa biểu hiện nội tâm
của mình, giọng kể là giọng suy nghĩ, giọng của tâm trạng. Trong lời kể chuyện có xen
ghép với lời nhân vật, có khi cả lời nhân vật không có mặt ở đấy.
Trở lại với Cha và con và…, những câu miêu tả khách quan: “Cuối cùng cha
vùng đứng dậy, mở túi xách lấy ra một khung ảnh bọc ngoài bằng một mảnh lụa
trắng. Đó là ảnh Thánh tâm chúa Giêsu, chàng tu sĩ vẫn để trên chiếc bàn nhỏ cạnh
nơi nằm suốt mười năm dài ở chủng viện. Ông tông đồ khốn khó quì sụp xuống, nhìn

chăm chú khuôn mặt mến yêu mà nước mắt đã chứa chan”; “Cha xứ đã cởi áo, buông
màn và nằm xuống, hai tay đã chắp ngang bụng, thổn thức vì những ý nghĩ thương
cảm xa xôi, miệng khẽ gọi những tên cực thánh: Giêsu-Maria-Giêsu, và cố gắng thiếp
đi trong một viễn cảnh thật tốt lành”...; Những câu của nhà văn hòa vào lời của chính
nhân vật: “Ôi! Linh mục, người chớ sợ gì cả! Hãy kết hợp với Thánh Tâm Chúa đã
chịu sỉ nhục, khổ đau. Đó là trái tim của một người bạn, trái tim của một người cha,
trái tim của một vị Cứu Thế, là gương mẫu của con, là nơi con ẩn núp, là phần thưởng
muôn đời”. Và “lạy chúa, con chỉ ước nguyện sẽ được nằm ở cái giường đơn sơ kia
mà trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay âu yếm của chúa. Chẳng biết có được thế
không? Hay còn một chỗ nằm gai góc nào khác đang chờ đón con ở đêm mai, những
đêm tới?”... Điều ấy đã làm cho đoạn văn vừa có cái khách quan lạnh lùng, vừa làm
cho người đọc như đang sống cùng nhân vật cha trẻ. Tâm lí nhân vật được lột tả một
cách chân thật.
Ta cũng có thể thấy rõ điều này trong một đoạn kể “Vòng sóng đến vô cùng”:
“Tóm lại tôi có quyền sống tùy thích mà không chịu một trách nhiệm nào, một sự kiểm
soát nào. Tôi có quyền sử dụng tuyệt đối cái tự do của tôi mà không cần phải chú ý nó
có xâm phạm tới tự do của ai khác. Các anh phản đối hả? Quân vô ơn! Cái cơ nghiệp
mà anh, con cháu anh đang hưởng là do ai làm ra đấy! Tự nhiên mà có sao? Là do
tôi, bạn bè tôi, thế hệ chúng tôi đã dám hi sinh tất cả cho nó. Ba chục năm chiến
tranh, chí ít cũng phải có tới vài chục vạn công thần (…) Thử hỏi đến thập kỉ nào mới
17


trả hết nợ, trả cả vốn lẫn lãi. Đã có lần anh Thụ bình luận với tôi như thế nhân một
tình hình kì lạ đang xảy ra ở một nước ngoài – rồi anh nói tiếp, nghĩ là đùa mà tôi
nghe muốn dựng hết tóc gáy - xã hội làm sao mà trả được…” [9, 288-289]. Đoạn đối
thoại cho ta thấy sự đa thanh trong giọng điệu. Lời của nhân vật "tôi" kể về ý kiến của
người khác khi vắng mặt. Câu chuyện hiện lên sinh động, độc giả như được chứng
kiến trực tiếp lời của nhân vật vắng mặt – anh Thụ; người kể chuyện đang kể giữa
chừng thì dừng lại “Đã có lần anh Thụ bình luận với tôi như thế”, rồi lại kể tiếp “rồi

anh nói tiếp”. Chất đa thanh, đa ngã đa giọng điệu là ở chỗ đấy, nhiều trường hợp khó
mà phân định một cách rạch ròi đâu là lời nhà văn, đâu là lời của nhân vật. Chính điều
này làm cho người đọc cảm thấy hiện thực được phản ánh một cách sống động, nó gây
ấn tượng sâu sắc. Người đọc cảm thấy mình đang sống chính cuộc sống của nhân vật.
Những suy tư của anh Mười, của Quân, của Bình cũng là suy tư của người đọc. Một
giọng điệu đa thanh ở đó giọng tác giả, giọng người trần thuật, giọng nhân vật đan xen
đối thoại, độc thoại. Nhìn một cách tổng thể so với thời kì trước, giọng điệu người trần
thuật trong sáng tác của Nguyễn Khải giai đoạn này phần đa là mang tính chất phân
thân, đa ngã. Có lúc là giọng của tác giả, lúc là giọng của người trần thuật, giọng của
nhân vật đan xen đối thoại, độc thoại. Có lúc đôn hậu, trầm tư. Cũng có lúc chan chát
nảy lửa, lúc thân mật suồng sã, lúc hóm hỉnh, lúc chia sẻ, khi bùi ngùi xúc động. Tính
chất phân thân đã dẫn đến đa thanh, đa giọng điệu, đa ngã này đã làm khoảng cách
giữa thế giới nghệ thụât và đời sống trở nên gần gũi, thân thiết với nhau hơn.
2.2 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ văn học vừa là yếu tố hình thức với ý nghĩa là phương tiện, chất liệu
của hình tượng, vừa là nội dung với ý nghĩa là cá tính, cảm quan tư tưởng của nhà văn.
Trong dòng chảy của văn học thời kì sau 1975, ngôn ngữ của Nguyễn Khải có sự pha
trộn giữa bộn bề của chất liệu đời sống, từ góc cạnh, đa chiều, giàu chất trí tuệ, sinh
động và câu văn linh hoạt, biến hóa. Nó in đậm cá tính sáng tạo của tác giả - một con
người luôn luôn có ý thức về trách nhiệm của một nhà văn, coi viết văn là một thứ
nghề “Viết đối với tôi là một cái nghề” [6].

18


2.2.1 Ngôn từ giàu chất trí tuệ, sinh động
Trong những sáng tác từ sau 1975, nhà văn Nguyễn Khải đã sử dụng một lượng
ngôn từ mang màu sắc bác học đủ mọi lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt là lượng từ về
tôn giáo, kinh tế, chính trị, triết học xuất hiện khá nhiều.
Trong tác phẩm Điều tra về một cái chết: “Hộ pháp kiêm luôn chưởng quản cả

hai cơ quan hành pháp và lập pháp, đứng ngang với giáo tông thiêng liêng trong mọi
châu tri quyết định, tự xưng là bần đạo, sau này có quân đội lại thêm một danh xưng
khác là Thượng tôn Quản thế (….)Cuối lời trình bao giờ cũng có câu: Đệ tử cúi xin
đức sư phụ từ bi lấy lẽ công bình của đức Chí Tôn (…). Đệ tử cúi lạy (…). Con xin cúi
lạy đức ngài muôn yêu ngàn kính” [9,205-206]. Quả thật, đoạn văn toàn từ ngữ thuộc
lĩnh vực tôn giáo. Hay đọc đoạn văn sau: “Nhưng họ được chính quyền ủng hộ, vì vốn
là của họ, lãi nộp cho nhà nước, lương công nhân rất cao, thị trường có thêm một số
mặt hàng, cả mọi người đều hài lòng, đều hồ hởi, có gì là không đúng với một chính
sách kinh tế đã hướng về sự cởi mở (…), nhà nước phải bỏ tiền, là mua chịu, sẽ trả
bằng nông sản trong nước thông qua công ty xuất nhập khẩu thành phố” [9,419-420].
Đoạn văn nói về vụ án liên quan đến nhân vật Mã Hà với vụ mua một triệu bóng đèn
huỳnh quang của Hồng Kông với sự xuất hiện dày đặc các từ thuộc lĩnh vực kinh tế.
Khi đọc Vòng sóng đến vô cùng, hay Thời gian của người: “Một cuộc chiến tranh
với đủ mọi hình thù xấu xa của nó: khai báo, săn đuổi, bắt bớ, tra hỏi, trại giam, nhà
tù, đối mặt với đủ mọi cách chết: dao nhọn, lưỡi lê, búa, thừng, thuốc độc, hố chôn
sống, đến súng ngắn, súng dài, các loại bom, các loại đạn…” [9,341]; “Hơi đạn đã
đẩy thân người Tám Rỗ bay lên đập vào trần nhà lợp bằng tôn lạnh thành hình máu
rồi mới rơi xuống” [9,71]. Câu văn thật sắc sảo đã cho ta thấy được sự kinh hoàng của
chiến tranh qua bàn tay nghệ thuật đầy chất trí tuệ sinh động của nhà văn.
Đến với Thời gian của người ta sẽ nhận thấy một điều là các nhân vật của ông
luôn suy nghĩ và hành động. Họ như những cây cao su hít thở ánh áng khí trời để chảy
cho đời những dòng mủ trắng quý giá chắt chiu từ trong lòng đất, trong lòng của cuộc
sống. Nhân vật Tôi và Quân là những con người hiện lên ở những phẩm chất cao quí,
trong đó có vẻ đẹp trí tuệ:
“- Anh có thật tin là mọi sự rồi sẽ tốt đẹp cả không?

19


- Ô hay nhỉ! Chính là anh đã khẳng định niềm tin ấy ở nơi tôi mà riêng anh lại

còn phân vân ư?
- Tôi không phân vân. Nhưng tôi không có quyền tin như một nghệ sĩ muốn tin.
Các anh có thể vứt bỏ mọi giả dụ để cái điều khẳng định được trọn vẹn nhưng tôi
lại phải chú ý tới mọi giả dụ để cái điều khẳng định được vững chắc.
Tôi thở dài:
-Thế mới biết anh Vĩnh của chúng ta rồi còn vất vả.
Quân nói có vẻ ngậm ngùi:
- Đã có người mở đường tất phải chịu trăm cay đắng cực nhọc, chỉ những
người có niềm tin thật mới đủ sức mạnh tiếp tục cuộc hành trình. Bao giờ mà chẳng
thế” [9,101].
Cái triết lí ở nhân vật Quân cũng gần với triết lí trong Mùa lạc trước đây khi nhà
văn viết: “Ở đời không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới…”. Ông hay nói
về hành trình cuộc đời và những trở ngại trên hành trình đó, con người muốn vượt qua
phải có sức mạnh. Câu văn mang vẻ đẹp của trí tuệ.
Đoạn đối thoại giữa nhân vật Tôi và Chương (Gặp gỡ cuối năm): “Nói về Thiền
tức không còn là Thiền nữa. Đạo mà nói ra được không còn là đạo nữa. Tinh hoa của
Thiền theo tôi là nghệ thuật tập trung tư tưởng ở mức tuyệt đối. Một tờ giấy cầm lỏng
lẻo ngón tay không thể đâm thủng được, nhưng mũi kim có thể đâm thủng, vì nó nhỏ
hơn nên bén hơn… Các cụ xưa thường nói: Tâm viên ý mã, cái tâm của con người
chạy nhảy như ngựa, nên tạp ý nhiều, cái tinh túy bị che lấp. Thiền là lọc bùn cho viên
kim cương được lòi ra, cho Phật tính được hiện ra” (Gặp gỡ cuối năm). Sáng tác của
Nguyễn Khải mang tính chính luận và luận đề rõ nét vì vậy chất trí tuệ là điều tất yếu
trong những trang văn của ông, nó tạo nên sự sinh động, hấp dẫn đối với bạn đọc.
2.2.2 Ngôn ngữ thông tục
Ngòi bút của Nguyễn Khải có khả năng chiếm lĩnh hiện thực khái quát và một
khuynh hướng triết lí sâu sắc. Bên cạnh lớp từ ngữ mang tính chất bác học, trí tuệ,
những thuật ngữ của tôn giáo, chính trị, kinh tế… ngôn ngữ thông tục của đời sống
hàng ngày cũng được nhà văn khai thác, sử dụng hợp lí, tùy vào hoàn cảnh và tùy vào
từng nhân vật cụ thể. Chính điều này làm cho những trang viết của ông đỡ khô khan
trong một “trường” chính luận, triết lí. Những từ như: mần ăn, ruộng đất, sinh đẻ, vỏ

20


trấu, cày bừa, sạ lúa, trâu đái… được dùng nhiều khi nói về công việc thường nhật của
người dân. Những từ địa phương khi đặt đúng người đúng hoàn cảnh thì có sức gợi rất
lớn: Một tổng thống của chế độ cộng hòa vẫn dùng các từ “vô”, “thằng nớ”, “Ngu
như rứa”, “Thằng nớ”[9,80]. Hay từ "mày" "nó" "thằng" được lặp đi lặp lại rất nhiều
lần trong truyện ngắn Ông cháu. "Thằng cháu trạc 13,14 tuổi", "nó", "cẳng chân",
"chết", "mày đã về thật đấy ư" [7,235], "Mày mời ông mày lại ngồi đây chứ" [7,238].
Đối với Nguyễn Khải, mảnh đất và con người miền Nam sau 1975 đã thu hút ông
thả sức khai vỡ. Ở giai đoạn này ông viết nhiều về cuộc sống con người miền Nam
như: Gặp gỡ cuối năm, Điều tra về một cái chết, Vòng sóng đến vô cùng...
Lớp từ địa phương miền Nam được nhà văn sử dụng khá hiệu quả, tạo nên sự gần
gũi giữa tác giả và nhân vật, đồng thời tạo nên sắc thái riêng của một vùng đất. Ngôn
từ này là một công cụ lợi hại để miêu tả tái tạo cuộc sống thực. Nhà văn trong chừng
mực nào đó cũng sử dụng nhiều từ thông tục, kiểu như: “Loại cầu tiêu, cái máy bay
hai thân ấy mà, nó đã bắn phải dai như trâu đái”; “Nhưng đường gạo vẫn còn, có
đoạn lội sâu ướt đít” (Vòng sóng đến vô cùng). Hay những câu văn mang tính thông
tục cũng được tác giả sử dụng trong tác phẩm Một thời gió bụi : "Chúng tôi không còn
ngu vậy đâu các ông ạ" [7,255], "Tao cần gì cầm nhiều tiền về quê... bố chúng mày cứ
như người trên trời rơi xuống ấy" [7,266]. Ngoài ra, chúng ta còn có thể tìm thấy
những từ ngữ thông tục tương tự trong nhiều sáng tác của Nguyễn Khải, nhất là từ sau
1975. Ông đã đưa tác phẩm của mình một lượng từ hội thoại, từ thông tục thuộc phong
cách sinh hoạt hàng ngày tạo nên những trang viết một mặt đậm chất triết lí, mặt khác
mang tính chất tự nhiên, thoải mái, trong đó các nhân vật có mối quan hệ thân mật
suồng sã.
Tóm lại, ngôn ngữ trong sáng tác sau 1975 của Nguyễn Khải, đậm chất hiện thực
đời thường, đậm chất khẩu ngữ, thông tục chứ không phải chỉ có trang trọng chuẩn
mực như những sáng tác trước đây. Ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ thông tin và triết
lí. Dù sử dụng lớp từ nào đi nữa, thì cách xử lí của nhà văn cũng tinh tế, tự nhiên,

nhuần nhị, làm cho tinh thần dân chủ và cá tính được bộc lộ mạnh mẽ.

21


2.3 Ngôi kể
2.3.1 Kể ở ngôi thứ nhất
Truyện ngắn thời kì đổi mới của Nguyễn Khải không chỉ dừng lại ở việc trần
thuật khách quan những sự kiện, hiện tượng mà còn hóa thân vào nhân vật. Nhân vật
người kể chuyện xưng tôi khá nhiều. Nguyễn Khải nhập vai cái tôi này khá sinh động
làm cho dụng ý nghệ thuật của ông thành công hơn rất nhiều: cái tôi với tư cách chứng
kiến, xác nhận như trong các truyện ngắn: Đàn ông, Phía khuất mặt người, Lạc thời,
Một bàn tay và chín bàn tay...; cái tôi với tư cách là người trong cuộc, tự nếm trải, giải
bày trong các truyện: Mẹ và bà ngoại, Một chiều mùa đông, Anh hùng bĩ vận... để
nhằm đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, phát hiện, tìm ra vấn đề.
Cách mở đầu quen thuộc ta từng bắt gặp trong sáng tác của Nguyễn Khải là người
kể chuyện xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm: "Khi tôi bắt đầu hay la cà sang Hội Nhà
văn thì anh Hạnh đã đến làm việc ở đó rồi " [12,69]. "Bạn bè thường hỏi vì sao tôi
chưa viết được chút gì về cái xóm của tôi, cái làng của tôi, cái khu tập thể sát mép
nước sông" [8,169]... Và cũng với sự mở đầu như vậy, cuộc đời của nhân vật được mở
ra theo lối dẫn dắt của người kể chuyện xưng tôi. Trong vai một người hàng xóm, cuộc
đời của chị Vách (Đời khổ) hiện ra rất tỉ mỉ, sinh động và không kém phần xót xa
thương cảm mỗi khi người kể lồng tình cảm của mình vào. Chị Vách trong mắt ông
hàng xóm là một người phụ nữ cam chịu, phục tùng tuyệt đối với ông chồng vô tích
sự, chăm lo hết lòng, hết sức cho gia đình. Dõi theo từng đoạn đời của chị, người kể
luôn ngạc nhiên, khâm phục trước sự chịu đựng bền bỉ, sự hy sinh cao cả vì người
khác nơi chị, một con người mà mỗi năm đi qua "người càng sắt lai, da xạm lại". Với
vị trí quan sát vô cùng thuận lợi - một người hàng xóm, mọi sự kiện đời sống riêng tư
của chị được nhân vật tôi miêu tả chân thực, khách quan. Ẩn sau những lời văn ấy là
sự chua xót, thương cảm về nổi khổ đeo đẳng suốt cuộc đời chị. Hay khi miêu tả về

cuộc đời ông Hai và ông Ba Quốc Hội (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười), với tư cách
là một người đến vùng sông nước Nam Bộ thăm thú, nhà văn đã có dịp chứng kiến
cuộc đời của họ. Ông Hai, một con người trầm lặng, cao quý, từng là giảng viên Đại
học, nhưng phải sống những ngày cuối đời trong sự thất vọng, nhẫn nhục, sợ hãi và
luôn mang trong mình mặc cảm là người ăn nhờ ở đậu. Tâm lý ông Hai được phác họa
bằng lời kể của chính tác giả. Đã có lúc ông bi quan, tuyệt vọng nghĩ đến cái chết
22


nhưng nhờ có tình cảm đùm bọc của mọi người, đặc biệt là gia đình ông Ba, giúp ông
vui với hiện tại. Một con người từng biết "cái mặn chát của kiếp người" nay đã phải
ứa nước mắt "vì cái khắc nghiệt của đời cũng có mà cái bao dung của đời cũng có".
Còn niềm tin của ông Ba Quốc Hội là công lao của ông dù được công nhận hay không,
ông không cần nói, miễn sao khi gặp mọi người, lương tâm ông được thanh thản,
"không phải ngượng ngịu, xấu hổ".
Khi kể bằng ngôi thứ nhất, tác giả chính là người kể chuyện, đóng vai là những
người quen, người bạn, người thân, người cùng thời, người gặp hằng ngày đã giúp cho
mỗi cuộc đời, mỗi số phận hiện ra trước mắt người đọc một cách chân thực hơn. Bên
cạnh những con người biết bắt kịp thời thế, thì vẫn có một bộ phận như chững lại trước
cuộc đời này, bởi xã hội trong mắt họ thực sự sống gió. Họ muốn khẳng định mình
bằng những nhân cách bất biến trong mọi thời đại, những con người nhỏ bé, khiêm
nhường nhưng luôn khao khát tự hoàn thiện, vượt lên hoàn cảnh
2.3.2 Kể ở ngôi thứ ba
Trước Nguyễn Khải có rất nhiều nhà văn sử dụng phương thức trần thuật ở ngôi
thứ ba như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao... Đến Nguyễn Khải ông sử
dụng rất thành công phương thức trần thuật này. Bằng cách dùng nhân vật "người kể
vô hình", không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, nhưng người kể chuyện "vô hình"
này lại giữ vai trò tổ chức mọi sự kiện. Nhân vật hiện ra không đột ngột, bất ngờ, mặc
dù đa số nhân vật của ông đều xuất hiện đầu tiên ở trong tác phẩm. Các câu chuyện
đều xuất phát từ điểm nhìn bên ngoài cho nên khách quan hơn. Mở đầu câu chuyện

Người của nghề tác giả viết: "Tú về ở khu tập thể ở bãi Nghĩa Dũng được hai năm thì
bà Tuất mới ở quê ra bế cháu nội" [12,271]. Mở đầu tác phẩm Đàn ông tác giả cũng
đứng ở bên ngoài quan sát và kể: "Nữ nghệ sĩ Xuân Hội tuổi đã lớn, nhưng giọng hát
của chị vẫn còn được giới trẻ hâm mộ" [12,437]. Trong truyện ngắn Người của nghề,
người trần thuật chăm chú, quan sát từ bên ngoài, để câu chuyện giàn trải ra chân thực,
tỉ mỉ, cụ thể làm cho chúng ta có cảm giác như đang tận mắt chứng kiến sự thực đó.
Người trần thuật đã hướng vào những chi tiết vụn vặt của cuộc đời Tú, để nhận ra bi
kịch trong con người anh. Khi miêu tả Tú, tác giả nhận ra "trí tuệ sáng láng, hành
động táo bạo, nói năng sắc bén trong thế giới vật chất còn khi bước sang thế giới trừu
tượng, thế giới của triết học, thì sự có mặt của anh luôn thừa" [12,274]. Để cho khách
23


quan thì người đọc đặt anh bên cạnh sự phán xét của người khác - là những bạn bè
đồng nghiệp của anh. Đó là sự ái ngại đến mức khổ tâm của những người duyệt bài,
trong cái nhìn, giọng nói, cử chỉ xem thường của một cây bút trẻ, sự rối bời khó xử của
ông tổng biên tập... Tất cả đã giúp anh nhận ra chính con người thật của mình, một
người không có năng khiếu viết lách. Để từ đó, anh kịp sửa đổi và quay lại với chính
con người mình. Sống hết mình với nghề thực thụ có được bằng tài năng thì nhân cách
sẽ được nhân lên gấp bội.
Thành công trong khi miêu tả bi kịch của Lưu (Đàn bà) phải kể đến vai trò của
người trần thuật ở ngôi thứ ba, từ việc quan sát bên ngoài, miêu tả với những chi tiết
chân thực, tỉ mỉ: "Căn hộ của vợ chồng trẻ ấy không có tiếng cười, không có cả tiếng
nói... Họ chỉ nói với nhau khi có bạn bè tới thăm hoặc trước mặt hàng xóm". Tâm
trạng đau đớn, thất vọng của Lưu khi cuộc hôn nhân đỗ vỡ được ngôi trần thuật miêu
tả một cách chân thực, xót xa. Một chiến sĩ hình sự trẻ đẹp nhưng không có tiền và
không có sự chiều chuộng đã thua một người xấu xí, thô cạch nhưng lắm tiền. Và có lẽ
thất bại lớn nhất của anh không chỉ ở những lần truy kích hỏng tội phạm mà là sự tan
nát của một mái ấm đã từng rất hạnh phúc.
Với điểm nhìn khách quan của ngôi trần thuật thứ ba, nhưng đôi khi lại có vẻ như

ngôi ba nhập vào nhân vật để nói lên thân phận mình trước sự đổi thay của thời thế,
những vấn đề nhức nhối của đời sống nhân sinh. Vì sao: "Những người hôm qua còn
là bạn bè, còn có tình thân nay lại coi nhau như người xa lạ?" [7], cảm giác bị bỏ
quên cứ xoáy sâu trong tâm trí ông Trắc (Lạc thời). Cái đẹp đẽ còn lưu lại , vương chút
tình đời mà ông muốn níu giữ là "cái thời xưa", "cái thời gian nan nhưng bạn bè ấm
cúng vì không ai nỡ để mình và gia đình bị đói dẫu rằng ở một cái tỉnh luôn đói" [7].
Lời văn chứa đựng sự tủi hờn của một người lạc thời thất sủng trước cuộc đời đang đổi
thay hằng ngày.
Tiểu kết: Nguyễn Khải bằng nòi bút sắc sảo tinh tế của mình đã sáng tạo nên
những đứa con tinh thần còn mãi với thời gian. Cảm hứng nghiên cứu, khám phá hiện
thực đời sống chi phối mạnh mẽ đến phong cách nghệ thuật của ông. Khi viết về nhân
vật xung quanh mình, Nguyễn Khải đã vận dụng những năng lực sáng tạo nghệ thuật
của mình một cách rất thành công.

24


Vấn đề nhân sinh nhìn từ phương diện nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn
Khải được xây dựng bằng nghệ thuật trần thuật qua kết cấu, giọng điệu trần thuật. Nhà
văn không chỉ đứng ngoài cuộc quan sát diễn biến dòng đời của họ, mà còn trực tiếp
thâm nhập vào thế giới nội tâm của họ, khám phá bí ẩn trong đời sống tinh thần con
người. Do vậy, nhà văn dễ dàng cảm thông, chia sẻ hơn với nhân vật của mình, dễ
dàng khám phá những hành trình sống đầy nhọc nhằn, những cuộc vật lộn với thực tại
để bảo vệ niềm tin cá thể, khao khát vươn lên.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Cuộc đời văn nghiệp Nguyễn Khải được nhà văn tự chia thành hai giai đoạn trước
và sau năm 1975 có liên quan đến công cuộc đổi mới của nền Văn học Việt Nam hiện
đại, chuyển động “từ quỹ đạo chiến tranh sang quỹ đạo hòa bình”. Giai đoạn thứ nhất
gồm một số tác phẩm tiêu biếu như: Xung đột, Ra đảo, Chủ tịch huyện, Chiến sĩ…, có
khuynh hướng phản ánh những vấn đề thời sự chính luận trong tư duy của một lý trí

tỉnh táo, sắc bén. Giai đoạn thứ hai, tài năng Nguyễn Khải càng ngày càng thăng hoa,
đạt đến độ chín về phong cách từ Gặp gỡ cuối năm, Thượng đế thì cười… phản ánh
một khuynh hướng văn xuôi triết luận về những vấn đề văn hóa, tư tưởng, nhân sinh
trong cuộc sống đời thường được nhà văn hướng tới. Với cách nhìn ấy, chúng tôi đã đi
vào tìm hiểu những sáng tác của Nguyễn Khải sau 1975 và bước đầu nhận diện được
một số đặc trưng nổi bật mang dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn.
Các nhân vật trong văn học nói chung hiện lên sinh động, phức tạp, đa diện chứ
không còn một chiều như văn học thời chiến... Là những suy tư, trăn trở, chiêm
nghiệm, trên hành trình lựa chọn con đường đi cho cuộc đời của mỗi cá nhân. Đó là
những niềm vui lẫn nỗi buồn của con người của ngày hôm nay. Đi vào khám phá đời
sống tinh thần nhân vật, ngòi bút Nguyễn Khải thể hiện một cách nhìn hiện thực ở
chiều sâu.
Dưới ngòi bút của ông, hiện thực biến đổi không ngừng, thời gian không chỉ là
thời gian vũ trụ bình thường mà đó là một thứ “thời gian của người”.
Đặc biệt, dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn còn được thể hiện ở nghệ thuật ngôn
từ. Ngôn từ trong tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Khải nói chung giàu chất trí tuệ,
sắc sảo mang đậm chất triết lí, bên cạnh đó nó cũng mang đậm chất hiện thực đời
thường. Giọng điệu mang tính chất đa thanh. Nhân vật trong sáng tác của ông thường
25


×