Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PHÁC đồ CHẨN đoán và cấp cứu BAN đầu sốc PHẢN vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.93 KB, 3 trang )

PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ CẤP CỨU BAN ĐẦU SỐC PHẢN VỆ
PHÁT HIỆN NHANH SỐC PHẢN VỆ
Sau khi tiếp xúc với dị nguyên, xuất hiện đột ngột các dấu hiệu:
– Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn ý thức
– Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt; nghẹt thở, thở rít; đau quặn bụng, nôn mửa, đại
tiểu tiện không tự chủ.
– Mày đay, ban đỏ toàn thân, sưng phù môi, mắt.
XỬ TRÍ CẤP CỨU
Nguyên tắc: Khẩn cấp, tại chỗ, dùng ngay adrenalin
1. Ngừng ngay tiếp xúc với dị nguyên
2. Dùng ngay adrenalin:
- Tiêm bắp adrenalin: Người lớn ½ - 1ống adrenalin 1mg/ml tiêm mặt trước bên
đùi, ở trẻ em: 0,01 ml/kg, tối đa không quá 1/3 ống/ lần. Tiêm nhắc lại liều trên 515 phút/lần, có thể < 5 phút tới khi huyết áp tâm thu > 90 mmHg ở người lớn, > 70
mmHg ở trẻ em và duy trì huyết áp bằng adrenalin liều thấp hơn.
- Truyền adrenalin tĩnh mạch nếu huyết động không cải thiện sau 2-3 lần tiêm
bắp. Liều adrenalin TM khởi đầu 0,1 µg/kg/phút (0,3mg/giờ ở người 50kg), điều
chỉnh tốc độ truyền theo huyết áp, nhịp tim và SpO2, liều tối đa 2 - 4mg /giờ cho
người lớn.
 Nếu không có máy truyền dịch: Pha 2 ống adrenalin 1mg/ml + 500ml NaCl
0,9% (adrenalin 4µg/ml), truyền TM liều 0,1 µg/kg/phút, tốc độ 25 giọt/phút
(75 ml/giờ) cho người lớn 50kg, 15 giọt/phút (45 ml/giờ) cho trẻ em 30 kg,
5 giọt / phút (15ml/giờ) cho trẻ em 10kg... tăng tốc độ truyền 5 phút/lần, mỗi
lần 0,1-0,15 µg/kg/phút (theo đáp ứng).
 Nếu không đặt được đường truyền adrenalin TM: Tiêm qua màng nhẫn giáp
dung dịch adrenalin pha loãng 1/10 (1/10.000) liều 0,1ml/kg/lần, tối đa 5ml
ở người lớn, 3ml ở trẻ em.
3. Đảm bảo tuần hoàn, hô hấp
- Nếu ngừng tuần hoàn: Ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng Ambu có oxy.
- Mở khí quản ngay nếu phù nề thanh môn (da xanh tim, thở rít).
4. Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, chân cao
5. Thở oxy 6-8 lít/phút cho người lớn, 1-5 lít/phút cho trẻ em


6. Thiết lập ngay đường truyền tĩnh mạch riêng. Truyền TM dung dịch NaCl 0,9%
tốc độ nhanh 1-2 lít cho người lớn, 500ml cho trẻ em trong 1 giờ đầu.
7. Gọi hỗ trợ, hội chẩn Khoa Cấp cứu hoặc Hồi sức tích cực (nếu cần)
8. Các thuốc khác
- Dimedrol ống 10 mg tiêm bắp hoặc TM: 2 ống ở người lớn và 1ống cho trẻ em, có
thể tiêm nhắc lại mỗi 4-6 giờ.
- Methylprednisolon lọ 40 mg tiêm bắp hoặc TM: 2 lọ cho người lớn và 1 lọ cho trẻ
em, có thể tiêm nhắc lại mỗi 4-6 giờ
Chú ý:
- Điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên có thể tiêm bắp adrenalin theo phác đồ
khi
bác sỹ không có mặt.
Tùy theo tình trạng người bệnh có thể dụng các thuốc, phương tiện hỗ trợ khác
Theo dõi điều trị:
1


Giai đoạn sốc: liên tục theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2, tri giác và thể tích
nước tiểu. Theo dõi ở bệnh viện đến 72 giờ sau khi huyết động ổn định
LƯỢC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ CẤP CỨU BAN ĐẦU SỐC PHẢN VỆ

Phát hiện nhanh sốc phản vệ
Các dấu hiệu đột ngột xuất hiện sau tiếp xúc dị nguyên:
 Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn ý thức.
 Mạch nhanh,nhỏ, huyết áp tụt; nghẹt thở, thở rít; đau quặn bụng, nôn mửa, đại
tiểu tiện không tự chủ.
 Mày đay, ban đỏ toàn thân, sưng phù môi mắt.
Xử trí sốc phản vệ với nguyên tắc: Khẩn cấp, tại chỗ, dùng ngay adrenalin
Ngừng tiếp xúc dị nguyên ngay
 Adrenalin ống 1mg/ml tiêm bắp ngay, người lớn ½ -1 ống /lần, trẻ em ≤ 1/3

ống /lần. Tiêm nhắc lại sau mỗi 5-15 phút, có thể <5 phút tới khi huyết áp tâm
thu > 90 mmHg ở người lớn, >70 mmHg ở trẻ em.
 Adrenalin truyền TM nếu huyết động không cải thiện sau 2-3 lần tiêm bắp.
Liều 0,1µg/kg/phút, tăng tốc độ truyền 5 phút /lần, mỗi lần 0,1-0,15 µg/kg/phút
(theo đáp ứng)..
 Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, chân cao
 Thở oxy: 6-8 lít/phút cho người lớn, 1-5 lit/phút cho trẻ em
 Thiết lập ngay đường truyền tĩnh mạch riêng: dung dịch NaCl 0,9% tốc độ
nhanh 1-2 lít cho người lớn, 500 ml cho trẻ em trong 1 giờ đầu.
 Mở khí quản ngay nếu phù nề thanh môn (da xanh tím, thở rít)
 Gọi hỗ trợ, hội chẩn Khoa Cấp cứu hoặc Hồi sức tích cực (nếu cần)
 Dimedrol ống 10mg tiêm bắp hoặc TM. Người lớn: 2 ống, trẻ em: 1 ống, có
thể nhắc lại mỗi 4-6 giờ.
 Methylprednisolon lọ 40 mg, tiêm bắp hoặc TM. Người lớn: 2 lọ, trẻ em: 1lọ,
có thể nhắc lại mỗi 4-6 giờ.

2


8 thành phần trong hộp thuốc cấp cứu ban đầu sốc phản vệ
1.
2.
3.
4.
5.

Adrenaline 1 mg/1 ml
Dimedrol 10mg
Solu-Medrol 40 mg
Nước cất 5 ml

Bơm kim tiêm vô khuẩn:
– 10 ml
– 1 ml
6. Bông, gạc vô trùng
7. Dây ga-rô
8. Phác đồ chẩn đoán & cấp cứu ban đầu sốc phản vệ

5 ống
2 ống
2 lọ
2 ống
2 cái
5 cái
1 cái
1 bản

NỘI DUNG HỘP THUỐC CẤP CỨU BAN ĐẦU SỐC PHẢN VỆ

3



×