Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

ĐƯỜNG LỐI - CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẬP TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.65 KB, 32 trang )

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

ĐƯỜNG LỐI - CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH KHU CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TẬP TRUNG
Thực hiện chương trình công tác của Chính phủ năm 2010,
theo sự phân công của Chính phủ, Bộ TT&TT đã chủ trì, phối hợp
với các cơ quan hữu quan tiến hành nghiên cứu xây dựng Dự thảo
Nghị định quy định Khu công nghệ thông tin tập trung (KCNTTTT).
Trong 10 năm qua, các KCNTTTT đã bắt đầu hình thành và
phát triển ở Việt Nam với mục tiêu chiến lược được xác định là tạo
ra năng lực nội sinh về khoa học công nghệ cho đất nước. Đây là
hướng đi tắt, đón đầu vào kỷ nguyên công nghệ hiện đại, là mô hình
tổ chức của nền kinh tế tri thức phù hợp với các nước đang phát triển.
Xây dựng và phát triển các KCNTTTT một mặt sẽ thu hút sự đầu tư
của các công ty trong nước và quốc tế có quy mô lớn trong lĩnh vực
công nghiệp CNTT, mặt khác sẽ khuyến khích việc tạo lập các doanh
nghiệp công nghệ mới; giúp các đơn vị nghiên cứu, các trường đại
học thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học; góp phần phát
triển CNTT ở địa phương và trên cả nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn
còn rất nhiều khó khăn xung quanh việc thành lập, quản lý và phát
triển các khu công nghiệp này. Chính vì thế việc xây dựng và ban
hành Nghị định Quy định KCNTTTT là rất cần thiết để thúc đẩy sự
phát triển công nghiệp CNTT, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc
trong quá trình thành lập các KCNTTTT, giải quyết vướng mắc về
mô hình và tổ chức quản lý KCNTTTT, xây dựng các loại hình và
tiêu chí đánh giá KCNTTTT phù hợp với thực tế phát triển và thống
nhất các tên gọi KCNTTTT hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
quản lý của cơ quan nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.


Trong quá trình xây dựng Nghị định, Bộ TT&TT luôn tuân
theo các nguyên tắc sau: Bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối
của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT, phù hợp với Hiến pháp,
thống nhất và đồng bộ, tránh chồng chéo với hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật khác của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc
tế và các hiệp định liên quan đến CNTT đã được Việt Nam và quốc
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

1


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

tế thông qua. Tham khảo đối chiếu với pháp luật của một số nước
trên thế giới có bối cảnh và điều kiện phát triển phù hợp với thực tiễn
và phát triển CNTT của Việt Nam. Xây dựng hạ tầng CNTT quốc
gia, đưa các khu CNTT tập trung thành những điểm tựa góp phần
thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT, tăng doanh thu ngành CNTT
quốc gia và trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của nền
kinh tế quốc dân. Các KCNTTTT là những địa điểm thu hút đầu tư
chủ yếu đối với các doanh nghiệp CNTT trong và ngoài nước, có
đóng góp ngày càng quan trọng trong tổng giá trị ngành công
nghiệp CNTT Việt Nam, đồng thời góp phần phát triển khoa học
công nghệ lĩnh vực CNTT. Việc phát triển KCNTTTT cần đảm
bảo sự phát triển bền vững của môi trường, kinh tế - xã hội, đồng
thời đảm bảo việc sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, đúng mục
tiêu. Tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động,
thành lập nhằm thúc đẩy sự phát triển các KCNTTTT, tạo môi

trường thuận lợi cho doanh nghiệp CNTTT. Nhà nước đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, cấp thoát nước đến hàng rào
KCNTTTT tập trung. Đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng bên trong cần huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chức
tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, ngân sách Nhà nước
Trung ương và địa phương, trong đó xã hội hoá và vốn đầu tư
nước ngoài là vốn chủ yếu. Xây dựng các KCNTTTT có chất
lượng và có các mối liên kết đảm bảo sự cộng hưởng, phát triển
góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về
CNTT trong giai đoạn tới...
Theo: Bộ Thông tin & Truyền thông

ĐỊNH HÌNH CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT
NAM
Việt Nam đang soạn thảo Chiến lược kinh tế 2011-2020, hướng
đến mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Vì vậy,
không thể thiếu nền công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ hiện đại, đáp
ứng yêu cầu cạnh tranh và góp phần giảm nhập siêu.
Tọa đàm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam- Nhật Bản trở thành
đối tác chiến lược. Là nước đi sau, Việt Nam có nhiều lợi thế, có thể
2

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

học tập kinh nghiệm những nước đi trước, trong đó, Nhật Bản là một

nước nhiều kinh nghiệm về phát triển công nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ.
Giáo sư Tsuboi, đại diện Ban tổ chức Nhật Bản cho biết, Nhật
Bản xác định, Việt Nam là một trong những nước mà Nhật Bản sẽ
chuyển giao công nghệ. Nhật Bản sẵn sàng giúp Việt Nam nâng cao
khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Theo ông Nguyễn Văn Phúc - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế
Quốc hội, không một quốc gia nào có thể sản xuất tất cả các chi tiết,
bộ phận cho một sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, cần xác định chi tiết,
bộ phận nào có lợi thế để tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất và
chuỗi giá trị toàn cầu.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho
rằng, ngành công nghiệp Việt nam hiện nay chủ yếu là lắp ráp (ôtô,
xe máy, thiết bị điện - điện tử,...) và gia công (dệt may, giày dép,..).
Đây là công đoạn có giá trị gia tăng thấp, năng lực cạnh tranh kém.
Nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng chủ yếu nhập khẩu, dẫn đến
nhập siêu tăng. Thực trạng này còn dẫn tới nguy cơ là các doanh
nghiệp lắp ráp, sản xuất sản phẩm cuối cùng có thể rút khỏi thị
trường Việt Nam do không có nguồn cung linh kiện, phụ tùng tại
chỗ. Điều này càng đòi hỏi ngành công nghiệp hỗ trợ phải nhanh
chóng hình thành và phát triển. Tuy nhiên, lựa chọn sản phẩm nào
trong danh mục vật liệu, linh kiện... để ưu tiên phát triển thành ngành
công nghiệp hỗ trợ lại là một bài toán khó.
Theo các chuyên gia, danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
nên tập trung phát triển các chi tiết, phụ tùng cơ khí, thiết bị điện,
điện tử. Cần xây dựng các cụm, khu công nghiệp hỗ trợ như bước
đầu đã có tại Bắc Ninh để đạt tới sự đồng bộ tối đa, tận dụng khả
năng sử dụng chung thiết bị công nghệ, tiết kiệm chi phí vận tải,...
Khi lựa chọn doanh nghiệp vừa và nhỏ có sản phẩm trong danh mục
công nghiệp hỗ trợ cần có 4 yếu tố: vốn, công nghệ, nhân lực và hệ
thống phân phối.

Tại buổi Tọa đàm, hai bên đã trao đổi những vấn đề liên quan
đến cơ sở pháp lý, cơ sở kinh tế và nền tảng xã hội, nhằm giúp công
nghiệp hỗ trợ phát triển. Hai bên cũng trao đổi trên khía cạnh đối tác
chiến lược, gợi mở cho nhau những vấn đề thành công và cả những
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

3


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

vấn đề không thành công trong quá trình phát triển công nghiệp và
công nghiệp hỗ trợ của hai nước. Do còn nhiều tên gọi khác nhau, hai
bên thống nhất khái niệm, tên gọi “công nghiệp hỗ trợ” thay vì “công
nghiệp phụ trợ”.
Theo: Báo Lao động

ĐƯA CÔNG NGHỆ VỀ NÔNG THÔN, MIỀN NÚI - CƠ CHẾ
HỖ TRỢ GẮN VỚI ĐẶC THÙ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP,
NÔNG DÂN
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa đánh giá kết quả thực hiện
Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học
và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền
núi giai đoạn 2004-2010” và định hướng Chương trình giai đoạn
2011-2015.
Dự kiến, với 1.200 tỷ đồng dành cho chương trình, sẽ có nhiều
hoạt động hỗ trợ, ứng dụng chuyển giao khoảng 900 công nghệ và
tiến bộ mới cho nông thôn, miền núi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế

- xã hội, nâng cao năng lực cán bộ và chất lượng các sản phẩm hàng
hóa tiềm năng vùng miền.
Theo mục tiêu chung của chương trình thực hiện trong giai
đoạn 2011-2015 là chuyển giao, ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ
thuật tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số hàng hoá
nông sản trên thị trường trong nước và nước ngoài, phát triển thị
trường khoa học và công nghệ ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm
nghèo, tạo việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng
đồng dân cư ở nông thôn bằng các giải pháp khoa học và công nghệ.
Ông Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
khẳng định, trong các chương trình nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ, Bộ khoa học và Công nghệ luôn ưu tiên trong đầu tư
và hướng các hoạt động khoa học và công nghệ vào phục vụ phát
triển nông nghiệp và nông thôn, từng bước thực hiện công nghiệp
hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Trong 6 năm qua, các
dự án của Chương trình đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng
4

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh
tế - xã hội góp phần cải thiện đời sống nhân dân; từng bước hình
thành thị trường công nghệ ở nông thôn, tạo đà cho việc ứng dụng
nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất. Chương

trình đã chuyển giao được 856 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật là kết
quả nghiên cứu khoa học của các tổ chức khoa học và công nghệ vào
nông thôn miền núi, hải đảo, các vùng khó khăn chậm phát triển,
vùng dân tộc ít người. Ông Hà Văn Quê, Giám đốc Sở Khoa học và
Công nghệ Bắc Giang khẳng định, chương trình đã góp phần tích cực
làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, đưa giống cây trồng vật nuôi
mới có năng suất chất lượng cao, tạo vùng sản xuất hàng hoá, góp
phần xây dựng nông thôn mới. Theo ông Huỳnh Minh Hoàng, Phó
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu, việc ứng dụng các
tiến bộ công nghệ mới đã tác động tích cực tới sản xuất nông lâm,
ngư nghiệp. Đây là những điểm sáng về ứng dụng tiến bộ khoa học
và công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả cao, cải thiện đời sống
nhân dân. Các dự án đã giải quyết vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, sử dụng giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất, tăng thu nhập cho người dân.
Hầu hết các địa phương đều kiến nghị chương trình cần tiếp tục được
triển khai mạnh mẽ hơn nữa ở các vùng nông thôn, miền núi. Đặc
biệt, ông Quê cho rằng, cần có những cơ chế hỗ trợ tài chính và triển
khai ở quy mô lớn hơn cho các dự án tại địa phương và quan tâm hơn
nữa đến chuyển giao công nghệ.
Theo dự thảo mà Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ
về Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và
công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi giai
đoạn 2011-2015, sẽ chuyển giao, ứng dụng ít nhất 90 công nghệ tiên
tiến và tiến bộ kỹ thuật mới vào các khâu: sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao; nâng cao hiệu quả sản xuất các nông sản và các mặt hàng
còn phải nhập khẩu; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp;
nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến, khôi phục và phát triển ngành
nghề nông thôn; phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời,
năng lượng gió, năng lượng biogas; ứng dụng công nghệ thông tin

phục vụ nông nghiệp, nông thôn, miền núi và hải đảo. Chương trình
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

5


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

cũng đề ra mục tiêu tổ chức đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực
quản lý và tổ chức triển khai dự án cho ít nhất 1.000 lượt cán bộ quản
lý ở địa phương; đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho ít nhất 1.800 cán bộ
kỹ thuật và 40.000 nông dân. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho
biết, Chương trình đã lên kế hoạch hỗ trợ hình thành ít nhất 60 doanh
nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng công nghệ mới tiến tiến ở khu vực nông
thôn và miền núi, trong đó ít nhất 25 doanh nghiệp ứng dụng nông
nghiệp công nghệ cao. Trong giai đoạn này, có 4 nhóm chương trình
dự án trọng điểm phù hợp với điều kiện của từng địa bàn sẽ được tập
trung triển khai chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học và công
nghệ nghiên cứu và công nghệ nhập nội tiên tiến có khả năng phát
triển ra diện rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội . Theo đó, một
nhóm là các mô hình gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại một số
địa bàn đại diện cho các vùng khó khăn chậm phát triển, vùng dân
tộc ít người. Nhóm 2 sẽ là các môi hình gắn với mục tiêu hiện địa
hóa nên nông nghiệp hiện có theo hướng sản xuất hàng hóa.
Đây chủ yếu là các dự án ứng dụng các công nghệ tiên tiến và
tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng
hóa các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, có tiềm năng về thị trường
và phát huy lợi thế của từng vùng. Nhóm khác sẽ hướng vào ứng

dụng công nghệ cao trong sản xuất các loại nông sản có giá trị kinh
tế quy mô công nghiệp để hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao. Nhóm cuối cùng sẽ tập trung hướng vào hỗ
trợ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp hiện nay ở nông thôn,
hỗ trợ hình thành các ngành nghề mới nhằm phát huy các lợi thế về
ngành nghề truyền thống, về tài nguyên thiên nhiên và các loại đặc
sản vùng theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
nông nghiệp Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế.
Theo: Thời báo Kinh tế Việt Nam

5 VẦN ĐỀ CƠ BẢN DOANH NGHIỆP CẦN KHI LỰA CHỌN
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện
nay, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế
- xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra
6

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

(cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô) những yêu cầu bức thiết về đổi mới
công nghệ, về sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi doanh nghiệp
và cả quốc gia.
Đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải
thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị
phần của sản phẩm đa đạng hóa mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao

nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an
toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi
trường. Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ,
chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt.
Như vậy, đổi mới công nghệ thành công thực sự có ý nghĩa khi
và chỉ khi nó được thị trường, xã hội chấp nhận. Xã hội chính là nơi
tiếp nhận thành tựu của đổi mới công nghệ, nhưng đồng thời cũng là
nơi cung cấp nguồn lực cho quá trình đổi mới công nghệ thành công.
Mọi đổi mới công nghệ đều bắt nguồn từ những nhu cầu xã hội hoặc
phục vụ nhu cầu nào đó của xã hội. Bên cạnh đó, đổi mới công nghệ
là một quá trình sáng tạo mà quá trình đó thường xuất phát từ các cá
nhân không hài lòng với thực tại.
Chính vì thế, các nhà nghiên cứu, chế tạo thiết bị, công nghệ
cần phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của xã hội để cải tiến, sản xuất
ra những thiết bị, công nghệ phục vụ thiết thực sản xuất.
Giải pháp tốt nhất trong vấn đề này là thông qua việc khảo sát,
điều tra nhu cầu của người sản xuất hoặc thông qua “Chợ Công nghệ
và thiết bị”. Đây là cầu nối hiệu quả nhất để nhà nghiên cứu và người
sản xuất có nhu cầu sẽ trực tiếp trao đổi nhằm đưa những thiết bị
công nghệ phù hợp, cải tiến kỹ thuật trong quá trình sản xuất và để
quá trình thương mại hóa hiệu quả nhất.
Đổi mới công nghệ sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực, nhất là
trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thì
công nghệ được xem là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ nhất.
Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm tiên tiến hơn,
chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn năng suất cao hơn, chi phí sản xuất
giảm, hạ được giá thành sản phẩm, ưu thế cạnh tranh trên thị trường
ngày càng tốt hơn.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


7


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

Theo các chuyên gia, để thực hiện đổi mới công nghệ đạt hiệu
quả cao, có một số vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý.
Thứ nhất, có định hướng phát triển.
Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nếu
không có định hướng phát triển rõ ràng, chỉ tập trung vào việc khai
thác các cơ hội trước mắt hoặc duy trì quy mô hiện có về thiết bị,
công nghệ, lao động… thì doanh nghiệp tự giảm thị phần trên thương
trường và từng bước bị đẩy lùi về phía sau. Do đó, những doanh
nghiệp đổi mới công nghệ có hiệu quả là những doanh nghiệp luôn
có mục tiêu mở rộng, phát triển và chủ động lập kế hoạch phát triển
lâu dài.
Thứ hai, cập nhật thông tin công nghệ.
Cập nhật thông tin về công nghệ là rất cần thiết đối với doanh
nghiệp, nhất là cập nhập những thành tựu mới về công nghệ và sản
xuất kinh doanh liên quan đến ngành mình và các ngành có liên
quan, những thông tin đầy đủ về thị trường, chính thức hoá công việc
này thông qua bộ phận marketing của doanh nghiệp.
Thứ ba, có chính sách kích thích tính sáng tạo trong doanh
nghiệp.
Trong quá trình sản xuất sẽ xuất hiện nhiều sáng kiến, cải tiến,
kỹ thuật… để đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nguyên, nhiên liệu, hạ
giá thành sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần tạo

môi trường thuận lợi để kích thích sự sáng tạo, suy nghĩ, thử nghiệm,
thảo luận và phát triển các ý tưởng của các thành viên trong doanh
nghiệp.
Thứ tư, đầu tư đổi mới công nghệ.
Sự thành công của đổi mới công nghệ được quyết định bởi chất
lượng các hoạt động, sự kết hợp giữa các cá nhân và các bộ phận với
nhau thật sự chặt chẽ và phát huy hiệu quả cao. Do đó, đầu tư cho đổi
mới công nghệ đòi hỏi nguồn lực lớn (cả nhân lực lẫn tài lực). Sự
quan tâm tích cực đến việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
thông qua nhiều hình thức khác nhau sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối
với việc khuyến khích khả năng sáng tạo của các cá nhân trong
8

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

doanh nghiệp và thu hút trí tuệ, kinh nghiệm… của các chuyên gia
giỏi, các nhân viên có kinh nghiệm từ bên ngoài để thực hiện kế
hoạch đổi mới công nghệ của doanh nghiệp đồng thời nó là cơ sở để
có thể tiếp nhận công nghệ chuyển giao từ bên ngoài.
Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực. Việc tạo nguồn nhân lực
công nghệ là một trong những khâu quan trọng nhằm củng cố, phát
triển năng lực công nghệ để thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp đề
ra trong từng giai đoạn phát triển. Để có nguồn nhân lực công nghệ
phù hợp, doanh nghiệp phải có sự đánh giá và trên cơ sở quy hoạch,
xác định kế hoạch để xây dựng nguồn nhân lực một các khoa học và

có hệ thống.
Theo: Báo Tài chính VIệt Nam

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

9


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
CÓ THỂ UỐNG NƯỚC THẢI Ở TRUNG TÂM CỨU HỘ GẤU
VIỆT NAM
Sử dụng kết hợp 2 hệ thống lọc tiên tiến, nước thải của Trung
tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam được xử lý thành nước tinh khiết có thể
uống được.
Công nghệ xử lý nước thải thân thiện với môi trường (xử lý
nước thải nhờ các vi sinh vật có trong nước thải hoặc nhờ quá trình
tự nhiên mà không sử dụng đến hóa chất) có mặt tại nhiều nước trên
thế giới từ nhiều thập niên trước. Tuy nhiên, công nghệ này ở Việt
Nam còn khá mới mẻ.
Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam, có trụ sở tại Vườn quốc gia
Tam Đảo là một cơ sở đi tiên phong tại Việt Nam trong việc sử dụng
công nghệ xử lý nước thải thân thiện với môi trường. Trung tâm đang
sử dụng song song hai hệ thống xử lý DEWATS của Đức và WATTS
của Mỹ.
Hệ thống xử lý DEWATS đặt tại Trung tâm bao gồm 2 bể
Biogas thể tích 75 m3, bể phản ứng kị khí 4 vách ngăn, bể lọc kị khí

8 vách ngăn, bãi lọc ngầm bằng cây thủy trúc có diện tích 130 m2 và
một bể chứa.
Hệ thống này có tác dụng xử lý nước ô nhiễm để có thể thải an
toàn ra môi trường. Nước thải được xử lý theo kiểu phân tán thông
qua việc sử dụng các vi sinh vật có trong nước thải hoặc nhờ quá
trình tự nhiên.
Nước được xử lý qua hệ thống DEWATS lại tiếp tục được xử
lý bằng hệ thống WATTS. Hệ thống này sử dụng 4 cơ chế xử lý
nước thải không sử dụng hóa chất để có được nguồn nước sạch chất
lượng cao có thể tái sử dụng.
Các cơ chế đó là: Hệ thống lọc than hoạt tính loại bỏ mùi màu
và bùn cát; Hệ thống trao đổi Ion loại bỏ amoni; Hệ thống lọc màng
áp suất thấp loại bỏ nước đục, vi khuẩn ecoli và coliform và Hệ
thống khử trùng bằng công nghệ ozone loại bỏ amoni, mùi, màu,
virus, COD và BOD.
10

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

Với quy trình lọc 2 lần, toàn bộ nước thải của Trung tâm Cứu
hộ Gấu Việt Nam sau khi xử lý rất an toàn và có thể tái sử dụng. Hệ
thống xử lý nước thải này hoàn toàn thân thiện với môi trường vì nó
dựa trên xử lý sinh học, không sử dụng hóa chất.
Anh Lê Đức Chính, cán bộ giáo dục của Trung tâm Cứu hộ
Gấu Việt Nam cho biết: “Nước được xử lý bằng hệ thống DEWATS

đã được đem xuống Hà Nội xét nghiệm và được công nhận đủ tiêu
chuẩn để thải ra môi trường. Tuy vậy, tại Trung tâm lượng nước này
lại được xử lý một lần nữa bằng hệ thống lọc WATTS và trở thành
nước tinh khiết, có thể uống được. Các chuyên gia nước ngoài làm
việc tại Trung tâm thường uống loại nước này”.
Tiến sĩ Vũ Thế Long, phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ các
chương trình Phát triển xã hội nhận xét: “Mô hình xử lý nước của
Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam nên được nhân rộng ra nhiều cơ sở
khác trong cả nước. Điều này rất có ý nghĩa đối với công cuộc bảo vệ
môi trường thiên nhiên”.
Theo: Báo Đất Việt

THIẾT BỊ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
ThS Trần Công Binh và nhóm cộng sự thuộc Bộ môn Thiết bị
điện, Khoa Điện - điện tử, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí
Minh nghiên cứu, thành công thiết bị quản lý năng lượng
(TBQLNL). Thiết bị này được dùng để đo lường, giám sát, lưu trữ,
điều khiển hệ thống sử dụng năng lượng trong các cao ốc, nhà máy,
hộ gia đình và đặc biệt là trong các hệ thống khảo sát năng lượng mặt
trời từ xa... từ đó giúp sử dụng năng lượng một cách tối ưu.
Các số liệu như công suất, cường độ dòng điện, điện áp... sau
khi đo sẽ được hiển thị lên màn hình LCD và lưu vào thẻ nhớ của
TBQLNL. Với tính năng này, TBQLNL hoạt động như một bộ thu
thập dữ liệu. TBQLNL có thể kết nối trực tiếp với máy tính tại nhà
máy, hay máy tính ở xa qua mạng Internet. TBQLNL có độ bền cao
theo tiêu chuẩn công nghiệp.
Theo ThS Trần Công Binh, kết quả nghiên cứu thử nghiệm
bước đầu cho thấy, TBQLNL có thể ứng dụng rất hiệu quả trong
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


11


Số tháng 8/2010

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

nhiều lĩnh vực. Cụ thể, đối với nhà máy sản xuất sẽ giúp tiết kiệm
tiền điện khi áp dụng ba giá điện, giảm hao phí điện năng (đánh giá
được mức hao phí cụ thể, qua đó sẽ đưa ra được phương án khắc
phục phù hợp như thay mới các thiết bị đã cũ, gắn thêm tụ bù...),
giám sát được chất lượng điện năng. TBQLNL cũng rất hiệu quả khi
ứng dụng trong quản lý sử dụng điện năng cho các tòa nhà, cao ốc
văn phòng. Bo mạch chính của TBQLNL với giao tiếp Ethernet sẽ
kết nối với mạng Internet. Bo mạch chính của TBQLNL chứa sẵn
websever, vì vậy TBQLNL có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của
các thiết bị trong nhà, lên lịch hoạt động cho các thiết bị theo hướng
hiện đại hóa và tiết kiệm điện năng (chẳng hạn, lên lịch cho các đèn
hành lang, chiếu sáng công cộng khi trời tối, tắt khi trời sáng; các
đèn hành lang, công cộng sẽ giảm độ sáng khi không có người; máy
lạnh được khởi động trước khi bước vào phòng, và tắt khi không còn
người trong phòng...). TBQLNL kết nối với máy tính sẽ điều khiển,
giám sát hoạt động của hệ thống dùng pin mặt trời. Các cơ sở dữ liệu
của TBQLNL (công suất, điện áp, tải, pin mặt trời...) một mặt sẽ giúp
tối ưu việc sử dụng điện nhằm tiết kiệm điện năng, mặt khác dựa trên
các cơ sở dữ liệu này (biểu đồ công suất pin mặt trời theo thời gian)
sẽ hỗ trợ cho việc khảo sát chọn địa điểm phù hợp xây dựng nhà máy
sản xuất điện mặt trời...
Theo: Khoa học Phổ thông


KÍNH THIÊN VĂN TỰ CHẾ CHO HỌC SINH
Mất một giờ đồng hồ, với chi phí từ 90.000 - 600.000 đồng,
các bạn học sinh đã có thể tự lắp một chiếc kính thiên văn...
Đây là giải pháp của anh Đinh Xuân Quang, giáo viên môn hóa
học, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, TP Ninh Bình.
Các bạn có thể dùng những vật liệu đơn giản như: gương lõm
có thể mua hoặc tự mài từ kính xây dựng, dụng cụ mài đúc bằng
thạch cao, bột mài, được tráng bạc trong phòng thí nghiệm hóa học
nhà trường; Thị kính có thể tận dụng thị kính hiểm vi hoặc chế từ
thấu kính máy ảnh hỏng. Độ nghiêng của lăng kính, gương lõm, thị
kính sẽ được chỉnh chính xác nhờ các ốc tinh chỉnh…
12

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

Với chi phí thấp, nguyên liệu tận dụng, song kính thiên văn tự
chế có thể đạt chất lượng tương đương với các kính thiên văn công
nghiệp được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, từ vật liệu chuyên
dụng, giá thành cao.
Kính có thể sử dụng thay thế ống nhòm khi quan sát mục tiêu
dưới đất, hay khi quan sát mặt trăng, hành tinh… Đặc biệt qua chế
tạo kính, nó sẽ giúp các em kết hợp trau rồi giữa lý thuyết và thực
hành, kích thích lòng say mê khoa học.
Với ưu điểm vật liệu và dụng cụ đơn giản, có thể nhân rộng giải
pháp đối với mọi trường phổ thông, đại học và cá nhân có nhu cầu để

chế tạo và sử dụng. Việc chế tạo kính thiên văn sẽ giúp học sinh vận
dụng các kiến thức về quang hình học, thiên văn học của môn vật lý,
thực hành rèn luyện những kỹ thuật gia công, lắp giáp của môn công
nghệ, kích thích học sinh say mê, sáng tạo trong học tập.
Theo: Báo Đất việt

CHẾ PIN TỪ KHOAI TÂY LUỘC
Chúng ta đã quá quen thuộc với xuất hiện của những viên pin,
trong đủ loại thiết bị với cấu tạo thông thường gồm hai điện cực kẽm
và đồng, nhưng có lẽ ít người từng nghe tới pin “khoai tây”.
Giáo sư Haim D. Rabinowitch, ĐH Hebrew cùng giáo sư Boris
Rubinsky, ĐH California đã biến ý tưởng trên thành hiện thực. Từ
trước đến nay, hai người đều thực hiện các nghiên cứu quá trình điện
phân nhằm giải quyết nhiều vấn đề cuộc sống, áp dụng cho nhiều
thiết bị. Trong đó, phải kể đến cả thiết bị điện dùng trong y tế, có khả
năng tự sản sinh ra điện.
Trong công bố mới đây, hai nhà khoa học đã tìm ra cách thức
mới để tạo nên một loại pin hiệu quả từ khoai tây, thay thế loại pin
thông thường. Họ phát hiện, chỉ bằng việc luộc khoai tây trước khi
sử dụng trong quá trình điện phân, lượng điện tạo ra cao gấp 10 lần
so với khoai tây sống, cho phép "pin" có thể làm việc trong vài ngày,
thậm chí là vài tuần.
Cơ sở khoa học của phát hiện trên liên quan đến sự giảm điện
trở cầu muối bên trong khoai tây, gần giống như cách mà các kỹ sư
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

13


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO


Số tháng 8/2010

tối ưu hóa sử dụng của các loại pin thông thường. Khả năng sản sinh
và sử dụng nguồn điện thấp của pin khoai tây được thể hiện qua việc
thắp sáng các đèn LED.
Phân tích về mặt chi phí chi thấy, pin khoay tây tạo ra năng
lượng rẻ hơn 5-50 lần so với loại pin thông thường hiện nay. Loại
đèn sạch dùng loại pin “xanh” này có tính kinh tế gấp 6 lần so với
đèn dầu hỏa ở các nước đang phát triển.
Theo giáo sư Haim, những nguyên liệu như khoay tây nấu chín
hay nhiều loại rau củ quả khác có thể cung cấp một giải pháp “ngay
lập tức, thân thiện với môi trường và chi phí thấp”, đối với nhu cầu
về nguồn điện hiệu điện thế thấp ở các khu vực không có khả năng
tiếp cận với cơ sở hạ tầng điện trên thế giới.
Việc lựa chọn khoai tây cũng mang tính thực tiễn cao, vì nó
được trồng tại hơn 130 nước, trên nhiều vùng khí hậu. Sản lượng
khoai tây cũng khá lớn. Theo con số của Tổ chức Nông lương thế
giới, năm 2007, toàn thế giới đạt sản lượng 325 triệu tấn. Sự tiêu thụ
khoai tây mở rộng mạnh mẽ ở các nước đang phát triển, chính vì thế,
sử dụng khoai tây làm pin là giải pháp tốt.
Theo: Báo Đất Việt

CÓ THỂ CHẾT VÌ ĂN MĂNG TƯƠI
Mỗi kg măng củ có lượng độc tố đủ để gây tử vong ngay tức
thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, lượng
chất độc vẫn còn 2/3.
Măng là một thực phẩm ưa thích của người dân Việt Nam ở cả
nông thôn lẫn thành thị, đặc biệt trong các bữa cỗ hay dịp lễ Tết. Tuy
nhiên, việc sử dụng măng không đúng cách sẽ hết sức nguy hiểm,

làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây tử vong.
Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội đã từng cấp cứu một trẻ nguy
kịch vì ngộ độc sau khi gia đình cho uống nước từ măng tươi giã nát
để hạ sốt. Bệnh nhân là Dương Quang T., 9 tháng tuổi, ở Đông Anh,
Hà Nội. Sau khi uống nước măng chưa đầy 30 phút, trẻ bị nôn, khó
thở, co giật, rồi hôn mê. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị
nhiễm độc Cyanide do uống nước măng tươi.
14

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

Tại sao lại ngộ độc măng tươi?
Cyanide là một gốc Acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm
các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường
tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể. Trong măng tươi có hàm
lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn
phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym
đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric
(HCN), là một chất cực độc với cơ thể.
Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng
cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc
Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan
chuyển hóa nặng.
Biểu hiện của ngộ độc măng tươi
Tùy theo hàm lượng Cyanide có trong măng mà người ăn có

biểu hiện ngộ độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các triệu chứng
thường xuất hiện sau khi ăn măng khoảng từ 5 đến 30 phút. Trường
hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý
thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp…
Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng,
giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng
thở, tim đập nhanh và không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, là
nguyên nhân chính gây tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu
kịp thời.
Xử trí ngộ độc măng
Khi người ăn nhiều măng xuất hiện các dấu hiệu trên, cần ngay
lập tức giúp nạn nhân nôn, làm hô hấp nhân tạo nếu ngừng thở, đưa
ngay nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất.
Tại các cơ sở y tế, cần ngay lập tức giải quyết tình trạng suy hô
hấp, chống toan chuyển hóa, chống co giật, loại bỏ độc chất trong
máu và trong đường tiêu hóa. Một trong những đặc tính quan trọng
của Cyanide là bị bất hoạt bởi đường glucose nhờ tạo ra hợp chất
C7H13O6N ít độc. Do vậy phương pháp truyền đường glucose tĩnh
mạch vừa có tác dụng chống toan chuyển hóa, vừa có tác dụng loại
bỏ độc chất.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

15


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

Đề phòng ngộ độc măng

Mỗi kg măng củ có khoảng 230 mg Cyanide, có thể gây tử
vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng
12 giờ, hàm lượng Cyanide vẫn còn khoảng 160 mg trong mỗi kg.
Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng
và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9 mg trong
mỗi kg. Đến nay, chưa có tài liệu nào hướng dẫn cách chế biến măng
để đảm bảo an toàn, nhưng căn cứ vào kinh nghiệm dân gian và đặc
tính hàm lượng Cyanide trong măng, để tránh ngộ độc khi ăn măng,
cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần,
ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
Những quan niệm sai lầm như uống nước măng tươi để hạ sốt
và chữa bệnh, không nấu kỹ măng vì sợ mất chất, măng ngâm dấm
chưa đủ thời gian đã ăn… sẽ là những nguyên nhân chính gây nên
tình trạng ngộ độc măng.
Theo: VnMedia

NĂNG LƯỢNG TÁI SINH CÓ THỂ CHUYỂN ĐỔI THÀNH KHÍ
ĐỐT TỰ NHIÊN
Năng lượng điện tái sinh có thể sẽ được chuyển đổi thành một
loại nhiên liệu thay thế cho khí đốt tự nhiên. Cho đến nay, chúng ta
mới biết đến việc tạo ra điện từ khí. Nhưng gần đây, một nhóm các
nhà khoa học người Áo và Đức lại muốn đi theo hướng ngược lại.
Trong tương lai, các nhà nghiên cứu và các doanh nhân muốn
lưu trữ lượng điện dư thừa - chẳng hạn như từ các nhà máy năng
lượng gió hoặc năng lượng Mặt Trời - dưới dạng khí methane trung
hòa đối với khí hậu trong những kho chứa khí đốt và hệ thống khí đốt
tự nhiên hiện có.
Trên Thế giới, việc tạo ra điện ngày càng dựa vào năng lượng
gió và Mặt Trời. Cho đến nay, quá trình trung gian trong việc tích
hợp năng lượng tái tạo vào việc cung cấp điện là một khái niệm lưu

trữ năng lượng thông minh. Bởi vì khi gió thổi quá mạnh, các tuabin
gió sẽ tạo ra điện nhiều hơn mà lưới điện không thể hấp thụ hết.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu người Đức đã thành công trong việc lưu
16

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


Số tháng 8/2010

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

trữ điện năng tái tạo như một loại khí đốt tự nhiên. Bằng cách thêm
một quy trình xử lý, họ đã chuyển đổi năng lượng điện thành khí tự
nhiên tổng hợp.
Quy trình này được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Năng
lượng Mặt Trời và Hydrogen Baden-Wurttemberg (ZSW) cùng với
sự hợp tác của Viện Năng lượng gió và Công nghệ năng lượng
Fraunhofer. Hiện tại, Công ty Công nghệ Nhiên liệu năng lượng Mặt
Trời, một công ty của Áo đang triển khai thực hiện lắp đặt phần máy
móc để thực hiện quá trình này. Một lợi thế của công nghệ này là nó
có thể sử dụng cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên hiện có. Một hệ thống
thử nghiệm xây dựng tại Nhà máy nhiên liệu năng lượng Mặt Trời tại
Stuttgart đã được vận hành thành công. Theo kế hoạch đến năm
2012, một hệ thống lớn hơn với công suất có đơn vị megawatt từ hai
con số trở lên sẽ được xây dựng.
Đây là lần đầu tiên, quá trình sản xuất khí đốt tự nhiên có sự
kết hợp giữa công nghệ điện phân hydro với quá trình tạo ra khí
methan. "Hệ thống thử nghiệm ở Stuttgart của chúng tôi đã tách nước
từ năng lượng tái tạo dư thừa bằng cách điện phân". Ts.Michael

Specht thuộc ZSW giải thích: "Kết quả là hydro và oxy, một phản
ứng hóa học giữa hydro với lượng khí cacbon dioxide đã tạo ra khí
methane - và đó không có gì khác hơn là khí gas tự nhiên, được tạo
ra bởi con người".
Năng lượng tái tạo ngày càng được phát triển rộng rãi nên cần
có một công nghệ lưu trữ mới. "Cho đến nay, chúng ta đã thành công
trong việc chuyển đổi gas thành điện năng. Bây giờ, chúng tôi lại
nghĩ theo hướng ngược lại, đó là chuyển đổi điện thành khí gas tự
nhiên", Ts.Michael Sterner thuộc Fraunhofer IWES giải thích, "năng
lượng thừa từ gió và năng lượng Mặt Trời có thể được lưu trữ theo
cách này".
Theo: Báo Khoa học & Phát triển

CÔNG TRÌNH XÂY TỪ … CHẤT THẢI
Tận dụng phế thải công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng vừa
góp phần cung cấp nguyên, vật liệu cho xây dựng, vừa là giải pháp
xử lý chất thải nguy hại một cách hiệu quả.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

17


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

Khói, bụi tro... (gọi chung là tro bay) từ các nhà máy nhiệt điện
thải ra được xem là kẻ hủy diệt không khí và sức khỏe con người.
Tro bay có chứa một số phóng xạ như u-ra-ni-um, tho-ri-um nên việc
xử lý các chất này không hề đơn giản và rất tốn kém. Song, theo kỹ

sư Phan Phùng Sanh, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật xây dựng
TP Hồ Chí Minh, tro bay là một chất liệu tuyệt vời trong việc ứng
dụng làm vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, trong công nghệ sản xuất
gạch không nung, nếu sử dụng phụ gia tro bay có thể làm giảm lượng
xi-măng, đặc biệt công nghệ bê-tông đầm lăn không thể thiếu phụ gia
này. Một trong những đơn vị sử dụng tro bay nổi tiếng là Công ty Cổ
phần Sông Ðà, thu gom tro bay từ Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại dùng
trong các công trình như thủy điện Sơn La, Bản Chát...
Việc sử dụng bùn thải làm bê-tông của TS Nguyễn Hồng Bỉnh,
Hội Khoa học Kỹ thuật xây dựng TP Hồ Chí Minh, được xem là một
trong những thành tựu của khoa học tái chế. Các loại bùn thải công
nghiệp có chứa các chất nguy hại (chì, thủy ngân, ca-mi-um, niken...) sau khi được khử mùi sẽ trộn với đá, cho thêm chất ổn định
hóa rắn để tạo ra các loại bê-tông mà chất lượng không hề thua kém
bê-tông bình thường, vô hại trong các loại môi trường và an toàn với
người sử dụng. TS Thái Duy Sâm, Phó Chủ tịch Hiệp hội vật liệu
xây dựng, cho biết: Triển vọng ngành xây dựng ngày càng lớn, nhu
cầu vật liệu xây dựng ngày càng cao, trong khi nguồn tài nguyên
khoáng sản đang cạn kiệt dần. Tận dụng phế thải sẽ tạo ra một nguồn
vật liệu mới hỗ trợ cho nguồn vật liệu từ khoáng sản. Hơn nữa, quá
trình sản xuất cũng chính là quá trình xử lý chất thải nhằm kiểm soát
ô nhiễm môi trường, đồng thời cũng tiết kiệm hàng nghìn héc-ta đất
để chứa phế thải. Thí dụ: Khí SO2, SO3 của nhà máy nhiệt điện thải
ra nếu gặp hơi nước sẽ sinh ra a-xít rơi xuống đất rất nguy hiểm,
nhưng nếu dẫn khí này cho hòa vào đá vôi sẽ sinh ra thạch cao, trong
khi ở nước ta không có nguồn thạch cao mà phải nhập từ nước ngoài.
Hoặc như tro bay, trước kia nước ta từng phải nhập khẩu, khoảng
năm 2005, khi đã xây dựng được hệ thống thu gom và xử lý, chúng
ta mới không nhập nữa...
Theo Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, nhu cầu vật liệu xây dựng
trên địa bàn đến năm 2020 là rất lớn, khi đó nguồn tài nguyên

18

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

khoáng sản chủ yếu nhập từ các tỉnh, thành lân cận. Hiện nay có
nhiều trạm nghiền xi-măng từ clanh-ke, tuy nhiên TP lại không có
các nguồn phụ gia, pozolan mà tất cả đều do Ðồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu cung cấp. Hoặc như nguyên liệu đất sét làm gạch ngói rất
hạn chế, nếu huy động toàn bộ tài nguyên này để sản xuất cũng chỉ
bảo đảm cho công suất khoảng 400 triệu viên/năm, không đủ đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường phía nam... Bên cạnh đó, các
công trình xây dựng tại địa bàn thành phố trên nền đất yếu, cần ưu
tiên phát triển các loại vật liệu xây dựng nhẹ để giảm tải trọng công
trình. Chính vì vậy, việc tái sử dụng các loại vật liệu xây dựng từ
chất thải nguy hại vừa bảo vệ được nguồn tài nguyên khoáng sản vừa
phù hợp với điều kiện tự nhiên, đồng thời cũng là lối thoát cho việc
xử lý đang bị quá tải khi hơn 300 tấn chất thải nguy hại/ngày của
thành phố vẫn chưa được xử lý triệt để dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Trung Việt, Trưởng Phòng Quản lý chất thải rắn, Sở
Tài nguyên - Môi trường TP Hồ Chí Minh cho biết, số lượng chất
thải nguy hại quá nhiều, đè lên vai quá ít đơn vị xử lý, bắt buộc giá
thành đội lên, dẫn đến nhiều cơ sở sản xuất không muốn chuyển giao
chất thải nguy hại cho đơn vị xử lý mà tự ý chôn lấp hoặc đổ trộm.
Do đó, việc sử dụng lại chất thải nguy hại làm vật liệu xây dựng là
điều tuyệt vời.
Theo dự báo, đến năm 2020 sẽ có thêm 28 nhà máy nhiệt điện

đốt than đi vào hoạt động, ước tính lượng tro, xỉ thải khoảng 60 triệu
tấn/năm. Tuy nhiên hiện nay, cả nước chỉ có tro bay từ Nhà máy
Nhiệt điện Phả Lại (Chí Linh - Hải Dương) và Nhà máy Nhiệt điện
Formosa (Nhơn Trạch - Ðồng Nai) là đủ tiêu chuẩn cung cấp, tuy sản
lượng đủ đáp ứng nhu cầu trong nước nhưng chi phí vận chuyển khá
cao. Chính vì vậy, Nhà nước cần đầu tư trang thiết bị để thu hồi tro
bay nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, hình thành thương hiệu tro
bay có thể dùng trong nước và xuất khẩu.
Theo: Nhân dân

CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MỚI: NHANH HƠN - RẺ HƠN
Khác hẳn với cách xây dựng thông thường: Không cần cốtpha,
không cần đến quá nhiều gỗ để chống đỡ, công nghệ xây dựng mới
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

19


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

của nhóm các nhà khoa học thuộc Bộ môn Kết cấu thép, khoa Xây
dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội được xem là bước đột phá mới, thay
đổi hẳn phương pháp xây dựng truyền thống. Với công nghệ mới,
khả năng chịu tải của móng nhà cao hơn và thời gian thi công nhanh
hơn rất nhiều.
Công nghệ này được các nhà khoa học đặt tên là Speedy deck.
Đây là sản phẩm tiếp nối trong loạt công nghệ ứng dụng kết cấu
không gian vào xây dựng của cùng nhóm tác giả này nghiên cứu, chế

tạo. Trước Speedy deck đã có loại kết cấu mái nhà cho các công trình
Nhà biểu diễn xiếc cá heo ở Tuần Châu (Hạ Long), sân Thiên
Trường (Nam Định), Nhà thi đấu Quần Ngựa (Hà Nội)... nhưng công
nghệ còn hạn chế.
Thạc sĩ Đỗ Đức Thắng, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, bản
chất công nghệ của Speedy deck là những tấm khung ghép. Tấm
khung này làm từ tấm tôn mạ kẽm tạo sóng, được hàn bên trên với
một dầm rỗng bằng thép tròn, tiết diện hình tam giác. Một tấm rộng
60 cm, dài 4-6 mét, có 2 dầm, nặng khoảng 30-40 kg, phù hợp cho
việc vận chuyển, lắp ráp. Khi thi công, người ta sẽ móc các tấm này
với nhau tạo thành một bề mặt rộng, gối lên hai đầu tường nhà. Ở
giữa hai dầm đặt một hộp nhựa rỗng tái sinh (nhằm tạo khoảng trống
trong bê tông, giảm tiêu thụ bê tông, từ đó giảm khối lượng sàn). Sau
cùng, bê tông được phủ bên trên toàn bộ bề mặt. Những tấm khung
này được chế tạo tự động tại một nhà máy sau đó, người ta chỉ cần
ghép chúng lại với nhau tạo thành một mặt phẳng, tuỳ theo yêu cầu
sử dụng. Như vậy, công nghệ này đã kết hợp được việc sản xuất tự
động theo một quy trình nhất định nên cho ra hàng loạt sản phẩm, từ
đó sẽ hạ giá thành. Ông Thắng cho biết, hiện nay mới chỉ có Hàn
Quốc và Trung Quốc có công nghệ tương tự. Song ông Thắng khẳng
định, về mặt công nghệ chúng ta không thua kém, thậm chí về mặt
giá thành, công nghệ “made inViệt Nam” có giá chỉ bằng 20% dây
chuyền tương tự của nước ngoài.
Chính vì được làm từ tôn nên tấm ghép có trọng lượng rất nhẹ,
bằng 70- 80% trọng lượng bê tông với cùng diện tích. Nhờ vậy, với
cùng một cấu trúc móng, cứ 2 tầng nhà xây theo cách truyền thống
thì tương đương với sức nặng của 3 tầng nhà xây bằng Speedy deck.
20

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN



BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

Mặt khác, do không cần dùng gỗ kê chèn và tốn nhân công đổ mái,
mỗi mét vuông kiểu sàn mới rẻ hơn khoảng 300.000 đồng /m2 so với
cách thông thường.
Nhẹ như vậy nhưng nhóm nghiên cứu khẳng định, nó có độ
cứng, độ bền rất cao. Lý do, chất liệu tôn kết hợp với dầm thép sẽ
tạo nên cấu trúc lý tưởng về độ cứng của bê tông. Để khẳng định về
chất lượng công nghệ, nhóm nghiên cứu đã mời các nhà khoa học
thuộc Viện Khoa học Công nghiệp Bộ Xây dựng kiểm định chất
lượng của 500 m2 sàn tại số nhà 109 đường Trường Chinh, Hà Nội.
Kết quả cho thấy, khi tải trọng ở mức tối đa cho nhà dân dụng (400
kg/m2) thì công nghệ đã vượt tiêu chuẩn khắt khe nhất 11 lần về độ
võng của nền nhà. Tuy nhiên, theo ông Thắng, ưu điểm nổi bật của
sản phẩm là khả năng thi công rất nhanh. Một ngày, công nghệ này
có thể hoàn tất đổ nền bê tông cho 3 tầng nhà trong khi đó cũng với
diện tích như vậy, công nghệ đổ mái truyền thống phải mất 15 ngày.
Hiện tại, với công nghệ Speedy deck, mỗi ca sản xuất có thể cho ra
1.000 m2 sàn nhà, tương đương diện tích một tầng nhà trung bình.
Một nhược điểm là với cấu trúc như hiện nay, sàn Speedy deck
chỉ chịu lực được theo một phương. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu
đang cải tiến để nó có thể làm việc được theo cả hai phương, và thay
thế lớp tôn lót bằng bê tông. Được biết, trong thời gian tới, công
nghệ Speedy deck sẽ được một số nhà thầu lựa chọn để xây dựng các
khu nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Theo: daidoanket.vn


GIƯỜNG CẤP CỨU ĐA NĂNG “MADE IN VIETNAM”
Với 13 chức năng như quay ở mọi vị trí, nâng đầu, thân... giúp
các bác sĩ thuận tiện hơn trong điều trị các bệnh nhân nặng. Qua thử
nghiệm tại 21 bệnh viện, loại giường nằm đa năng 4 tay quay này đã
được các bác sĩ và bệnh nhân đánh giá cao bởi tính tiện lợi, dễ sử
dụng, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế(chỉ bằng 1/3 giá giường nhập
ngoại). Đây là đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp Nhà nước
KC.10DA06/06-10 vừa được Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam,
Liên hiệp các hội Khoa học và Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam
nghiệm thu đạt loại giỏi. Sản phẩm được đánh giá “ có tính đột phá”
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

21


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

về ứng dụng công nghệ có tính thực tế cao, có thể sản xuất đại trà
phục vụ các bệnh viện trong cả nước.
Nhiều chức năng, giá thành rẻ
Ông Phan Vĩnh Thịnh, Chủ tịch hội đồng quản trị- Tổng giám
đốc Công ty cổ phần sản xuất và Dịch vụ cơ điện –Hà Nội
(EMPROSERCO- MPS), “cha đẻ” của chiếc giường cấp cứu đa năng
tâm sự: Ý tưởng thiết kế ra chiếc giường nằm đa năng này đã có từ
lâu rồi, nhưng đến tận bây giờ mới được hoàn thiện. Để nghiên cứu
và sản xuất được một chiếc giường đa năng không đơn giản. Đã bao
ngày ông phải lặn lội tìm tòi, khám phá. Những ngày dài ông đi đến

các bệnh viện ở vùng sâu, vùng xa, để tìm hiểu xem nhu cầu về sử
dụng giường cấp cứu cho những bệnh nhân nặng thế nào. Quan sát
nhiều ông nhận thấy, các bệnh viện vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó
khăn. Phần lớn dùng giường sản xuất trong nước loại 2 tay quay với
5 chức năng, hoặc loại 3 tay quay 6 chức năng, nhưng chủ yếu vẫn là
điều chỉnh nâng, hạ, trong khi những bệnh nhân nặng điều trị dài
ngày rất cần được thay đổi nhiều tư thế mới nhanh hồi phục... Ông
nghĩ, với những giường như thế này, ngành cơ khí của Việt Nam có
thể hoàn toàn làm chủ được công nghệ, làm chủ được thiết kế chế
tạo. Kiên trì, nhẫn nại, cuối cùng ông đã thành công, đó là thời điểm
năm 2007. Chiếc giường đa năng đầu tiên được hoàn thiện và đã đáp
ứng được các thông số kĩ thuật như: Chịu được trọng lượng khoảng
1000kg, có thể quay cơ học ở mọi vị trí giúp người bệnh dễ dàng
trong khi sử dụng và điều trị, giá thành chỉ bằng 1/3 so với giường
nhập ngoại. Ưu điểm đặc biệt so với các giường nhập ngoại, là dù
không có điện thì người dùng vẫn có thể điều chỉnh loại giường này
bằng quay tay được thiết kế ở bên dưới để nâng đỡ, thay đổi tư thế
của người nằm.
Từ thành công đó, năm 2008 dự án “Giường cơ học đa năng
phục vụ bệnh nhân nặng” đã được đưa vào Đề tài nghiên cứu trọng
điểm cấp Nhà nước. Hơn 400 chiếc giường đa năng được đưa vào sử
dụng tại 21 bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế các huyện vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội, miền Đông, miền Tây.
Bước đầu sử dụng, đa số các bác sĩ và bệnh nhân đánh giá rất cao về
loại giường này, bởi giường được thiết kế gọn, dễ sử dụng, thuận
22

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN



BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

tiện, giá hợp lý (khoảng 17,5 triều đồng/1 chiếc thay vì nhập ngoại
chi phí phải gấp 3 lần).
Sẵn sàng đáp ứng
Chính việc nghiên cứu thành công chiếc giường đa năng này đã
và đang góp phần giúp cho các bệnh viện có nhiều sự lựa chọn khi sử
dụng, đáp ứng nhu cầu chữa trị cho bệnh nhân.
Theo tính toán của ông Thịnh, đối với loại giường đa năng này,
hiện nay đang có nhu cầu tiêu thụ rất lớn, nhiều gia đình đã mua về
để dùng chứ không chỉ riêng các bệnh viện hoặc phòng khám tư
nhân, bởi giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Cũng
theo ông Thịnh, hiện nay các bệnh viện phải cần đến 15.000 chiếc
giường mới đủ đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy ông
rất mong Nhà nước tiếp tục hỗ trợ tổ chức chủ trì nghiên cứu sản
xuất hàng loạt giường cấp cứu đa năng phục vụ chăm sóc sức khỏe
nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu Quốc gia về trang thiết bị y tế
trong năm 2010.
Theo: Báo Đại đoàn kết

HỆ THỐNG NƯỚC NÓNG MẶT TRỜI THÔNG MINH
Hệ thống nước nóng mặt trời hiện nay có một nhược điểm là
trong thời gian có cường độ bức xạ mặ trời cực đại ( 12 – 14 giờ) thì
nhu cầu sử dụng lại rất ít. Lượng nước có nhiệt độ cao giữ trong bình
đến chiều, tối sẽ bị tổn thất nhiệt ra môi trường. Một nhóm nghiên
cứu gồm: Hoàng Dương Hùng (Trường đại học bách khoa Đà Nẵng),
Mai Vinh Hoà (Trường cao đẳng công nghiệp Huế), Đoàn Ngọc
Hùng Anh (Sở lao động, thương binh, xã hội Đà Nẵng) đã nghiên

cứu dùng chất trung gian để giữ lại nhiệt lượng đó và sử dụng khi
cần.
Chất trung gian này gọi là chất chuyển pha, có khả năng tương
thích với vật liệu thông thường, không phân tầng, tính chất hoá học
ổn định, an toàn. Kết quả thử nghiệm cho thấy, với hai hệ thống có
kích thước giống nhau và sử dụng trong điều kiện như nhau, hệ thống
có chất chuyển pha cho lượng nước nóng lớn hơn nhiều. Cụ thể, so
với hệ thống có bình chứa 100 lít nước, bộ thu năng lượng mặt trời
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

23


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
2

Số tháng 8/2010

0

2m , thì lượng nước 45 C thu được thêm là 38 lít. Nhiệt lượng ở buổi
trưa nắng được lưu trữ lại để tiếp tục làm nóng nước vào buổi tối.
Theo: Khoa học Phổ thông

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
NƯỚC CHANH CHỮA SỎI THẬN
Uống nhiều nước chanh không chỉ giúp giải khát, bổ sung sinh
tố C mà còn là một phương pháp đơn giản để chống lại sự lắng đọng
sỏi ở những người bị sỏi thận.
Mùa nóng và nguy cơ sỏi thận

Sự lắng đọng và kết tủa dần dần của sỏi có thể xảy ra qua thời
gian dài, không riêng trong mùa nóng. Tuy nhiên, vào mùa nóng,
lượng nước mất qua đường mồ hôi nhiều, cơ thể có khuynh hướng
thiếu nước, nước tiểu đậm đặc hơn nên dễ có khuynh hướng tạo sỏi
và những viên sỏi đang tồn tại dễ phát triển.
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là tình trạng một hoặc vài viên sỏi kết tụ nơi thận hoặc
đường tiểu, ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận hình thành qua
thời gian dài, người bệnh thường chỉ biết được từ những cơn đau
quặn dữ dội ở vùng bụng dưới và được xác định qua chụp hình Xquang hoặc siêu âm.
Nguyên nhân
Sỏi thận được tạo thành khi hội đủ những yếu tố: Lượng nước
tiểu ít; nước tiểu có nồng độ cao một số chất có khuynh hướng lắng
đọng như: Oxalat, calci, urat; không có đủ những chất có khả năng
hòa tan những chất này để ngăn ngừa sự kết tủa.
Nước chanh chữa sỏi thận
Quan trọng nhất trong số những chất có chức năng hòa tan
nhiều loại chất khoáng có khuynh hướng kết tủa thành sỏi là citrate
và quả chanh là nguồn rau quả tự nhiên có hàm lượng hoạt chất này
cao nhất .
24

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 8/2010

Một nghiên cứu tại Trung tâm Sỏi thận tổng hợp - Trường Đại

học California ở San Diego vừa cho biết: Uống nước chanh hàng
ngày là một phương pháp đơn giản để chống lại việc tạo thành những
viên sỏi ở thận hoặc đường tiểu. Theo TS Roger L. Sur, Giám đốc
Trung tâm, uống 120 ml nước chanh pha với với 2 lít nước mỗi ngày
đã giảm tỷ lệ tạo sỏi từ 1 xuống còn 0,13 viên ở những bệnh nhân đã
bị sỏi thận.
Trước đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường
Đại học Duke cũng cho thấy, uống nước chanh có tác dụng ngăn
chặn việc tái phát sỏi thận. Trong thử nghiệm này, 12 bệnh nhân sỏi
thận được cho dùng thêm nước chanh trong chế độ ăn uống hàng
ngày trong 4 năm. Kết quả cho thấy, những người này đã giảm đi
hiện tượng phát triển sỏi và không ai trong số này phải dùng thêm
thuốc để điều trị sỏi trong suốt thời gian trên.
Ngoài citrate, thường uống nước chanh còn có tác dụng cung
cấp lượng nước đủ để giảm nồng độ của các muối khoáng trong nước
tiểu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên uống đủ để có tối thiểu
từ 1,5 đến 2 lít nước tiểu mỗi ngày.
Tránh ăn mặn và quá nhiều chất đạm
Ngoài việc uống nước chanh, tránh ăn mặn và không nên ăn
quá nhiều chất đạm là 2 yêu cầu quan trọng đối với người bị sỏi thận.
Muối ăn gia tăng nguy cơ lắng đọng sỏi. Do đó, người bệnh cần lưu
ý tránh những thực phẩm công nghiệp có hàm lượng muối cao và
giảm muối trong nêm nếm. Ăn nhiều đạm vừa buộc thận phải làm
việc quá sức, vừa làm gia tăng một số chất cặn bã có khuynh hướng
lắng đọng trong nước tiểu. Do đó, người bị sỏi thận không nên ăn
quá 100g cá, thịt mỗi ngày.
Theo: Báo Sức khỏe & Đời sống

5 BÀI THUỐC HAY TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG
Thời tiết thay đổi, cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh, cảm lạnh, mùa

dịch cúm đang diễn biến phức tạp và lây lan nhanh trong cộng đồng,
nên cần chú ý tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa những chứng
bệnh trên.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

25


×