Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Quản lý đào tạo ởcác trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương đáp ứng yêu cầu thị trường lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 225 trang )

i

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ..............................................................................................................i
SƠ ĐỒ BẢNG....................................................................................................... iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.......................................................................... vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ GTVT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG ................................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 8
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................... 8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................................ 13
1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 17
1.2.1. Quản lý....................................................................................................... 17
1.2.2. Đào tạo, Quản lý đào tạo............................................................................. 18
1.2.3. Thị trường lao động .................................................................................... 21
1.3. Đào tạo ở trường CĐN GTVT đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ............... 25
1.3.1. Đặc điểm của nghề trong ngành giao thông vận tải ..................................... 25
1.3.2. Mối quan hệ giữa đào tạo trong ngành GTVT và thị trường lao động.................. 27
1.3.3.Yêu cầu đối với nguồn nhân lực được đào tạo ở các trường CĐN GTVT..... 33
1.4. Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề GTVT đáp ứng yêu cầu thị
trường lao động .................................................................................................. 34
1.4.1. Các cách tiếp cận về quản lý đào tạo........................................................... 34
1.4.2. Nội dung quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề GTVT đáp ứng thị
trường lao động .................................................................................................... 38
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu thị trường
lao động................................................................................................................ 50
Kết luận chương 1 .............................................................................................. 51


CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO
NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG CỦA VIỆT NAM ........... 53


ii

2.1. Khái quát về các trường CĐN GTVT trung ương ở nước ta .................... 53
2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển đào tạo nghề của ngành GTVT ở nước ta ........ 53
2.1.2. Trường cao đẳng nghề GTVT trung ương trong hệ thống đào tạo ............... 54
2.2. Thực trạng đào tạo, quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề GTVT
trung ương hiện nay ........................................................................................... 59
2.2.1. Khái quát về quá trình khảo sát ................................................................... 59
2.2.2. Thực trạng đào tạo ở các trường CĐN GTVT trung ương ........................... 60
2.2.3. Thực trạng quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu lao động ở các trường đào tạo
nghề ..................................................................................................................... 78
2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo ........................................ 90
Kết luận chương 2 .............................................................................................. 93
CHƯƠNG 3.BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG .................................................................... 95
3.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta.. 95
3.2. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp ...................................................... 102
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo nghề........................... 103
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn............................................................ 103
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi............................................................... 103
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp giữa cung và cầu trong kinh tế thị trường .......... 104
3.3. Biện pháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề giao thông vận tải
trung ương đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ........................................... 104
3.3.1. Biện pháp1: Tổ chức khảo sát nhu cầu lao động và tư vấn học nghề, việc làm
ở các trường CĐ nghề GTVT trung ương ........................................................... 105

3.3.2. Biện pháp 2: Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động ngành
GTVT................................................................................................................. 111
3.3.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng kiến thức và năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL
nhà trường .......................................................................................................... 118
3.3.4. Biện pháp 4: Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn đào tạo nghề và yêu cầu
nguồn nhân lực ngành GTVT ............................................................................. 120
3.3.5. Biện pháp 5: Đa dạng các loại hình đào tạo căn cứ vào nhu cầu của các cơ sở
sử dụng nhân lực ngành GTVT........................................................................... 123


iii

3.3.6. Biện pháp 6: Thiết lập mối liên kết đào tạo gắn trường CĐN GTVT trung
ương với các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay ........................................... 126
3.3.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp................................................................ 133
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............... 134
3.5. Tổ chức thực nghiệm và kết quả thực nghiệm ......................................... 138
Kết luận chương 3 ............................................................................................ 148
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 149
1. Kết luận:......................................................................................................... 149
2. Khuyến nghị: .................................................................................................. 149


iv

SƠ ĐỒ BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về đào tạo nghề.................... 61
đáp ứng nhu cầu thị trường lao động....................................................................... 61
Bảng 2.2. Kết quả tuyển sinh năm 2011-2012 của ngành giao thông vận tải ........... 62
Bảng 2.3. Chất lượng đào tạo nghề đáp ứng yêu nhu cầu người học ....................... 65

Bảng 2.4. Tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp .................................................... 66
Bảng 2.5. Dạng việc làm của các HS có việc làm ................................................... 68
Bảng 2.6. Các hình thức đào tạo nghề đối với người học ........................................ 69
Bảng 2.7. Các hình thức đào tạo nghề ở các trường đào tạo nghề ........................... 69
Bảng 2.8. Trình độ đội ngũ CBQL ở các trường đào tạo nghề năm 2010- 2011 ...... 70
Bảng 2.9. Trình độ nghiệp vụ quản lý của CBQL các trường đào tạo nghề ............. 71
Bảng 2.10. Số lượng và cơ cấu GV ở các trường đào tạo nghề................................ 72
Bảng 2.11. Trình độ chuyên môn của giáo viên ở các trường đào tạo nghề ............. 73
Bảng 2.12. Trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên ở các trường ĐT nghề......... 73
Bảng 2.13. Trình độ ngoại ngữ của giáo viên ở các trường dạy nghề ...................... 74
Bảng 2.14. Mức độ đáp ứng số lượng thiết bị đào tạo của một số nghề................... 75
Bảng 2.15. Mức độ đáp ứng số lượng thiết bị đào tạo của một số nghề................... 76
Bảng 2.16. Mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung và cấu trúc của chương trình
đào tạo.................................................................................................................... 78
Bảng 2.17. Mức độ thực hiện quản lý công tác dự báo, khảo sát và phân tích nhu
cầu đào tạo nghề..................................................................................................... 79
Bảng 2.18. Nhận thức của cán bộ QL và GV về sự cần thiết của quản lý công tác
tuyển sinh ............................................................................................................... 80
Bảng 2.19: Mức độ thực hiện quản lý mục tiêu đào tạo nghề .................................. 81
Bảng 2.20: Mức độ thực hiện nội dung, chương trình đào tạo nghề ........................ 82
Bảng 2.21: Mức độ thực hiện phương pháp, phương tiện đào tạo nghề ................... 82
Bảng 2.22: Mức độ thực hiện hoạt động dạy – học trong đào tạo nghề ................... 83
Bảng 2.23: Mức độ thực hiện QL kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề.............. 84
Bảng 2.24. Mức độ đáp ứng kết quả ĐT của nhà trường và các doanh nghiệp ........ 84
Bảng 2.25. Mối liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp ................................ 85
Bảng 2.26. Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý và
đội ngũ giáo viên .................................................................................................... 86


v


Bảng 2.27. Đánh giá của GVDN về mức độ khó khăn thường gặp khi thực hiện các
đề tài NCKH........................................................................................................... 88
Bảng 2.28. Ý kiến của GVDN đề xuất các biện pháp nhà trường cần hỗ trợ để GV
được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ............................................................. 89
Bảng 2.29. Ý kiến của CBQL đề xuất các biện pháp nhà trường cần hỗ trợ để GV
được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ............................................................. 89
Bảng 3.1. Dự báo quy mô đào tạo và GVDN trường CĐN nghành GTVT.............. 99
Bảng 3.1. Kết quả kiểm chứng về tính cần thiết của các biện pháp ....................... 135
Bảng 3.2. Kết quả kiểm chứng về tính khả thi của các biện pháp.......................... 136
Bảng 3.2. So sánh kết quả tuyển sinh sau khi tư vấn học nghề .............................. 140
Bảng 3.3. Sự khác biệt của việc tổ chức học tập và thực tập của ........................... 144
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng................................................................. 144
Bảng 3.4. Kết quả học tập của nhóm thực nghiệm ................................................ 145
Bảng 3.5. Kết quả học tập của nhóm đối chứng .................................................... 145
Bảng 3.6. Tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp............................. 146


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất ...................................................................................................................... 138
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (%) .......................... 146


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 3.1. Mô hình liên kết đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp .................129

Sơ đồ 3.2. Mô hình liên kết đào tạo hai giai đoạn đan xen ...................................130
Sơ đồ 3.3. Cơ chế liên kết đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp ...................130
Sơ đồ 3.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp ...........................................................134
Hình 1: Quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo............................................21
Hình 2: Mô hình quản lý đào tạo CIPO..................................................................36
Hình 3.1. Tổ chức liên kết nhà trường với các cơ sở sản xuất ................................98
Hình 3.2. Quy trình thành lập các nhóm khảo sát nhu cầu lao động .....................107
và tư vấn học nghề, việc làm ...............................................................................107
Hình 3.3. Qui trình khảo sát nhu cầu đào tạo nghề:..............................................108
Hình 3.4. Quy trình tư vấn nghề của trường dạy nghề..........................................109
Hình 3.4. Quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chuẩn nghề nghiệp ..........................113
Hình 3.5. Qui trình thiết kế nội dung chương trình đào tạo theo Module nghề .....116
Hình 3.6. Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động ...................117
Hình 3.7. Quy trình thực hiện phát triển năng lực CBQL.....................................119
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .......................134


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH, phấn đấu
đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Thực hiện mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong quá trình đó,
con người là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại. Để phát huy nguồn
nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Đảng ta đã
khẳng định vị trí quốc sách hàng đầu của giáo dục và đào tạo với mục tiêu cơ bản
là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đòi hỏi ngày càng cao
trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức và trách nhiệm của mọi người trong
xã hội. Hiện nay đội ngũ lao động có chất lượng cao quyết định năng suất lao động

và hiệu quả của nền kinh tế xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay công tác quản lý giáo dục và giáo dục nghề nghiệp là
vấn đề cốt yếu trong đào tạo nghề. Tại văn kiện Đại hội XI của Đảng đã khẳng định:
Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung,
phương pháp đến cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và
toàn diện của nền giáo dục nước nhà... phấn đấu để toàn xã hội học tập và học tập suốt
đời đáp ứng yêu cầu CNH -HĐH đất nước [30 tr217]. Đường lối của Đảng xác định
giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu,
thông qua việc hướng tới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. "Đặc biệt nâng cao chất lượng dạy nghề
gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo
với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn,
các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động...” [64tr36].
Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, góp phần đẩy mạnh
tiến trình chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp truyền thống sang nền công nghiệp
hóa và tiếp cận với nền kinh tế tri thức, hệ thống đào tạo nghề Việt nam đang
chuyển từ hệ thống định hướng theo cung sang định hướng theo cầu. Theo đó việc
hoạch định chiến lược đào tạo nghề thay vì dựa vào kế hoạch từ trên xuống dưới
dạng “chỉ tiêu” đào tạo sang cơ chế định hướng theo nhu cầu của thị trường lao
động, đáp ứng được một cách nhanh chóng với những thay đổi của thị trường lao


2

động và thực tiễn sản xuất. Sự chuyển đổi này tạo ra nhiều thách thức lớn, đòi hỏi
đào tạo nghề phải đổi mới toàn diện đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động trong
bối cảnh Việt nam đã bắt đầu thực hiện đầy đủ các cam kết của thành viên chính
thức trong tổ chức WTO. Những thách thức lớn đòi hỏi dạy nghề phải đổi mới
nhằm đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.

Những năm gần đây, ngành công nghiệp giao thông vận tải (GTVT) phát
triển mạnh, đó là các ngành trong lĩnh vực giao thông và các ngành cơ khí thuộc
lĩnh vực GTVT được áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, do đó phải có nguồn
nhân lực được trang bị kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cao. Tốc độ
phát triển nhanh chóng của ngành dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng về lực lượng lao
động. Theo định hướng phát triển ngành GTVT ở nước ta hiện nay và giai đoạn đến
năm 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 lực lượng lao động có trình độ trung cấp
nghề, cao đẳng nghề tăng gấp 3 đến 5 lần so với hiện nay. Hiện tại cả nước có 3
trường CĐN giao thông vận tải trung ương, mỗi tỉnh có một trường trung cấp nghề
GTVT sẽ đào tạo ra hàng nghìn lao động kỹ thuật cao, song thực tế đội ngũ công
nhân kỹ thuật có tay nghề còn rất thiếu, đặc biệt là các kỹ thuật viên có trình độ cao
đẳng công nghệ, trực tiếp tham gia khai thác, điều khiển các hệ thống thiết bị tự
động, bán tự động trong dây chuyền sản xuất, mà lực lượng lao động hiện nay cơ
bản chưa được đào tạo chính thống chủ yếu làm theo kinh nghiệm sẵn có dẫn đến
sản phẩm không đạt được chất lượng mong muốn.
Trước yêu cầu về sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay và những năm tiếp
theo, trong điều kiện cơ chế thị trường, cạnh tranh quốc tế gay gắt, đòi hỏi các trường
Cao đẳng nghề GTVT Trung ương cần phải đổi mới trong tổ chức, quản lý để làm
chuyển biến một bước trong đào tạo cả về số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân
có trình độ và kỹ năng tay nghề cao đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất. Giải quyết
được những vấn đề trên chính là tăng cường quản lý công tác đào tạo nghề theo yêu
cầu thị trường lao động nhằm thực hiện được mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đã xác
định - đó cũng chính là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của chính của các
trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: "Quản lý đào tạo ở các
trường cao đẳng nghề giao thông vận tải Trung ương đáp ứng yêu cầu thị
trường lao động" làm đề tài nghiên cứu.


3


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý đào tạo nghề ở các trường
cao đẳng nghề GTVT trung ương, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo nghề
phù hợp với thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng nghề
GTVT trung ương, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thị
trường lao động, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế của nước ta hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo ở các trường CĐN GTVT trung ương đáp ứng yêu cầu thị
trường lao động.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa đào tạo với thị trường lao động và biện pháp quản lý đào
tạo ở các trường cao đẳng nghề GTVT trung ương đáp ứng yêu cầu của thị trường
lao động.
4. Giả thuyết khoa học
Đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề GTVT trung ương đã cung cấp
một phần không nhỏ nguồn nhân lực cho thị trường lao động. Tuy nhiên, trước yêu
cầu nguồn nhân lực giao thông vận tải rất lớn và đa dạng về qui mô ngành nghề, đặc
biệt Việt nam đang phải đối mặt với những thách thức mới của quá trình hội nhập
WTO, vấn đề quản lý đào tạo ở trường cao đẳng nghề GTVT vẫn còn những bất cập
về mục tiêu, chương trình, đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên và một số điều kiện
khác. Nếu nghiên cứu đề xuất và áp dụng được các biện pháp quản lý đào tạo theo
mô hình CIPO ở các trường Cao đẳng nghề GTVT trung ương gắn liền với thị
trường lao động sẽ đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường đồng thời đáp
ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực ngành GTVT và thị trường lao động hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề
GTVT trung ương đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng

nghề GTVT trung ương
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề
GTVT trung ương đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.


4

5.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm một số biện pháp tại trường cao đẳng nghề
GTVT trung ương để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo
nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong phạm vi sau:
- Giới hạn địa bàn: Tập trung nghiên cứu tại 3 trường Cao đẳng nghề giao
thông vận tải cụ thể:
+ Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương1 Ba Vì Sơn Tây Hà Nội;
+ Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 2, Kiến An Hải Phòng;
+ Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 3, Thành Phố HCM;
- Đối tượng được chọn khảo sát điều tra 90 cán bộ quản lý, 550 giáo viên
các trường đào tạo nghề và 90 cán bộ quản lý tại các cơ sở sử dụng lao động, 250
học sinh/sinh viên sau tốt nghiệp sáu tháng.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
* Tiếp cận hệ thống: theo quan điểm hệ thống mọi sự vật hiện tượng đều
nằm trong một hệ thống và là bộ phận của một hệ thống lơn hơn, luôn có sự tác
động qua lại và chi phối lẫn nhau tùy thuộc vào các mối quan hệ của chúng. Việc sử
dụng tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu, luận án xem xét hoạt động quản lý đào tạo
nghề là một bộ phận trong hệ thống trong tổng thể các thành tố của quá trình đào
tạo. Vì vậy, nghiêm cứu quản lý hoạt động đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường
lao động phải đặt trong mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng lao động của các
trường dạy nghề.

* Tiếp cận thị trường lao động: Thị trường lào động là những yêu cầu, những
tiêu chí dùng làm thước đo đánh giá quản lý đào tạo, hay sản phẩm đào tạo của các nhà
trường. Luận án đề cập đến đào tạo nghề theo hướng tiếp cận thị trường lao động, do
đó trong quá trình đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo và đề xuất các biện pháp quản
lý đào tạo phải dựa trên các yêu cầu của thị trường đang đặt ra.
* Tiếp cận cung – cầu: Là hướng tiếp cận cơ bản nhất trong quản lý đào tạo
nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động nhằm xác định năng lực đào tạo của các
trường đào tạo nghề với nhu cầu về người lao động của xã hội. Từ đó mà chuyển
dịch đào tạo nghề theo tiếp cận nguồn cung sang tiếp cận nguồn cầu, lấy mục tiêu


5

đầu ra làm đích hướng tới xác định ngành nghề và các kỹ năng cần thiết cho người
học để sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện được yêu cầu về vị trí công việc và có
khả năng tìm việc làm. Hướng tiếp cận này là kim chỉ nam để thực hiện việc điều
chỉnh, xem xét các mối quan hệ trong đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề đáp ứng
yêu cầu thị trường lao động.
* Tiếp cận thực tiễn: Thực tiễn là cơ sở là thước đo đánh giá hoạt động của
các cơ quan đơn vị. Quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cần
phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo của các trường cao đẳng nghề và thực trạng
nhu cầu việc làm của xã hội.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích, tổng hợp các tài liệu
kinh điển, các tài liệu liên quan đến dạy nghề, đặc biệt các tài liệu của Đảng và Nhà
nước đề cập đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng,
các chủ trương phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa, đánh giá mối
quan hệ giữa phát triển đào tạo nghề với việc phát triển đội ngũ lao động có kỹ thuật
của một số trường cao đẳng nghề của Việt Nam và thế giới.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thu thập thông tin mang tính định
lượng về thực trạng đào tạo nghề, thực trạng quản lý đào tạo nghề và nhu cầu của
thị trường lao động về các ngành nghề.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn cán bộ giáo viên, sinh viên, công nhân
của một số trường cao đẳng nghề, các nhà quản lý của các cơ sở sử dụng lao động.
Nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ các
phương pháp khác về quản lý đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và
các yếu tố tác động và các biện pháp quản lí được đề xuất.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nhằm đánh giá về kết quả đào tạo nghề
của các trường đào tạo nghề trong những năm qua.
- Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ các chuyên gia nhằm trao đổi, xin ý kiến
đóng góp về cơ sở lý luận của đề tài và kiểm chứng mức độ khả thi, cấp thiết và
phương hướng thực hiện các biện pháp được đề xuất trong đề tài.


6

- Phương pháp thực nghiệm: Dựa trên kết quả đánh giá về tính cần thiết
và khả thi của các biện pháp để tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng kết
quả thực nghiệm.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này được sử dụng để tính toán, xử lí các số liệu thu được bằng
các thông tin từ kết quả điều tra tại các trường dạy nghề định lượng: Bảng hỏi,
phỏng vấn sâu... Các số liệu được xử lí bằng chương trình phần mềm SPSS.
8. Các luận điểm bảo vệ
8.1. Nền kinh tế thị trường và sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải hiện
nay đã đặt ra cho các trường cao đẳng nghề GTVT trung ương ở nước ta phải chú
trọng đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động về số lượng, chất
lượng, cơ cấu ngành nghề. Để đạt được điều này, yếu tố quan trọng là quản lý đào

tạo của nhà trường phải đặt trong bối cảnh thị trường lao động. Vì vậy quản lý đào
tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động đóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế quốc dân.
8.2. Quản lý đào tạo theo tiếp cận mô hình CIPO là phù hợp để quản lý đào
tạo ở các trường cao đẳng nghề GTVT trung ương nhằm cung cấp nguồn nhân lực
ngành GTVT cho các cơ sở sử dụng lao động. Đó là tiền đề để quản lý đào tạo trong
các trường cao đẳng nghề GTVT trung ương đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
8.3. Quản lý đào tạo ở trường cao đẳng nghề GTVT trung ương đáp ứng yêu
cầu của thị trường lao động sẽ mang lai hiệu quả nếu tập trung vào thực hiện tốt các
biện pháp đã được đề xuất trong luận án.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Trên cơ sở kế thừa các thành tựu lý luận đã có, trong luận án đã hệ thống
hóa, làm rõ hơn quan điểm về đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao
động. Từ đó phát triển lý luận về quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề GTVT
trung ương theo mô hình CIPO đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
9.2. Luận án đã đánh giá được thực trạng quản lý đào tạo hiện nay ở các
trường Cao đẳng nghề GTVT trung ương từ đó chỉ ra được thực trạng những bất
cập trong quản lý đào tạo nghề hiện nay. Đồng thời phân tích rõ được nguyên nhân
các bất cập đó.


7

9.3. Đã đề xuất được một số biện pháp quản lý đào tạo nghề ở các trường cao
đẳng nghề GTVT trung ương theo mô hình CIPO góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường và góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực ngành GTVT cho các cơ
sở sử dụng lao động.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phần mục lục; Nội dung chính của luận án gồm ba chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề
GTVT đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
Chương 2. Thực trạng quản lý đào tạo ở các trường Cao đẳng nghề
GTVT trung ương ở Việt nam
Chương 3. Biện pháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề giao
thông vận tải trung ương đáp ứng yêu cầu thị trường lao động


8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
GTVT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Ngay từ những năm của thế kỷ XX, do yêu cầu phát triển công nghiệp, dịch
vụ và thương mại nên tư tưởng cải cách giáo - dục đào tạo nghề nghiệp đã xuất hiện
ở một số nước công nghiệp phát triển. Người ta nhận thấy rằng phương thức đạo tạo
truyền thống theo hệ bài – lớp - khoá học - niên chế đã có những biểu hiện không
đáp ứng được nhu cầu của xã hội lúc đó. Nhiều nơi, nhiều ngành nghề đã thực hiện
nguyên tắc “cần gì học nấy” không nhất thiết phải học hoàn chỉnh một nghề. Người
học có nhu cầu đến đâu thì học đến đó và cũng không nhất thiết phải quy định cứng
nhắc về thời gian học tập, khai giảng, bế giảng khóa học.
Ở Anh những năm 60 của thế kỷ XX, Nghiên cứu của (Taylor & Francis
Groups (1994) [128 tr 45-46] đã cho thấy việc học tập dựa trên nhu cầu xã hội hay
là NLTH (Competency Based Training) có thể là trọng tâm đối với công tác nghiên
cứu và triển khai dưới sự tài trợ của Hội đồng quốc gia về đào tạo nghề nghiệp và
cơ quản lý đào tạo được thực hiện ở các trường đại học và cao đẳng khác nhau
nhưng kết quả cho thấy giáo dục đại học ít được hưởng lợi từ các kết quả nghiên
cứu và vì vậy người ta đã ít quan tâm đến việc nghiên cứu lĩnh vực này.Dưới áp lực

của kinh tế xã hội, đặc biệt là của sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại, việc
đào tạo có những đổi mới đáng kể. Phương thức đào tạo theo bài – lớp, chương
trình, giáo trình cứng nhắc, không còn giữ vai trò chính thống nữa.
Melnik, M., Lima, A., Thompson, Jeremy B., (2008) [141]Công trình nói tới sự
hạn chế của người lao động tại Boston khi sử dụng ngoại ngữ (chủ yếu do yếu tố
ngoại lai, người lao động đến từ các vùng lãnh thổ không sử dụng tiếng Anh), làm
thành một trong những yếu kém của người lao động trong xu thế hội nhập, toàn cầu
hóa; ảnh hưởng tới chất lượng lực lượng lao động nói chung của Hoa Kì.
Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, Nghiên cứu của (Kathleen Santopietro
Weddel) [123 tr56], đã đưa ra một phương thức mới là giáo dục - dạy học theo nhu
cầu xã hội hay NLTH được quan tâm phát triển mạnh và đã được chấp nhận, vận
dụng một cách phổ biến ở Bắc Mỹ, nhu cầu về giáo dục và dạy học đã tạo thành


9

một áp lực và thách thức đối với giáo dục đào tạo. Tại Mỹ từ những thập niên 1970
đã có những nghiên cứu triển khai trong việc xây dựng các bộ mô đun đào tạo giáo
viên kỹ thuật nghề nghiệp dựa trên nhu cầu lao động và sự thực hiện (Performance
Based Teachers’ Education Modules - PBTE Modules). Kết quả đã đưa ra được 600
kỹ năng trong đào tạo giáo viên kỹ thuật - dạy nghề. Từ 30 năm trở lại đây, dạy học
dựa trên nhu cầu lao động được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục đào tạo, đặc biệt
là gần đây phù hợp với đào tạo nghề. Đào tạo theo phương thức này không lấy thời
gian quy định cho khoá học mà dùng lượng kiến thức và kĩ năng theo tiêu chuẩn
chuyên môn được quy định (Standard of Profession) cho một nghề làm đơn vị đo.
Ở Australia vào cuối thập kỉ 80 thế kỷ XX đã bắt đầu một cuộc cải cách đào tạo,
thiết lập một hệ thống đào tạo dựa trên nhu cầu người học, tạo ra phương pháp công
nhận các kĩ năng của người nhập cư, thành lập hội đồng quốc gia về đào tạo dựa trên nhu
cầu người học để xúc tiến việc xây dựng tiêu chuẩn năng lực ổn định trong toàn quổc. Ba
yếu tố được coi là then chốt trong quá trình vận động đến một hệ thống đào tạo dựa trên

nhu cầu của người học. [Andrew Smith(1998)[115 tr36], Tổ chức thực hiện dạy và học
dựa trên các tiêu chuẩn dưới cả hai hình thức đào tạo tại chỗ làm việc và ngoài chỗ làm
việc ở những nơi thích hợp. Đó là các nội dung đào tạo có kiểu cấu trúc theo hộ thống
các mô đun. Đặc biệt, có loại tài liệu mô đun kỹ năng hành nghề tích hợp một cách chặt
chẽ giữa các lĩnh vực kiến thức, kĩ năng cho người học, chúng được xây dựng thành
“ngân hàng”, có thể xếp chồng và “lắp ghép” lẫn nhau theo phần công việc trọn vẹn của
nghề mà người học cần đến. Đây được coi là mô hình rõ ràng về đào tạo nghề dựa trên
nhu cầu người học và năng lực của người học.
Việc phát triển nguồn nhân lực được rất nhiều giới, ngành, các nhà chính trị,
kinh doanh, nghiên cứu mà đặc biệt trong giáo dục là môt vấn đề được quan tâm
trong thời gian gần đây. Điểm trung tâm của những nỗ lực phát triển nguồn nhân
lực được mọi người nhất trí và chú trọng tập trung vào 2 chủ đề chính là “Học tập
và nâng cao chất lượng vì hiệu quả thực hiện nhiệm vụ ” (Shirley Fletcher)[127,
tr.78]. Bằng việc chú trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ, hiện nay rất phổ biến trên toàn thế giới.
Được hình thành và phát triển rộng khắp tại Mỹ vào những năm 1970 trong
phong trào đào tạo và giáo dục. Các nhà giáo dục và đào tạo nghề dựa trên việc thực
hiện nhiệm vụ, các tiếp cận về khả năng người học và nhu cầu lao động đã phát


10

triển một cách mạnh mẽ trên một nấc thang mới trong những năm 1990 với hàng
loạt các tổ chức có tầm cỡ quốc gia ở Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales, vv...
[118] và [Kerka,S (2001)[124].
Davos Kloster (2014), Ông cho rằng Kỹ năng là một tài sản quan trọng của
các cá nhân khi tham gia lao động tại các doanh nghiệp và xã hội. Tầm quan trọng
của kỹ năng ngày càng được nâng cao trong một thế giới năng động và hội nhập.
Xây dựng các kỹ năng cơ bản, bằng cách mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục
ngay từ thuở ban đầu, là điều cần thiết. Mặt khác, cũng rất quan trọng để đảm bảo

rằng các kỹ năng của người lao động đã được học tại các trường có thể vận dụng
trong quá trình làm việc; rằng những kĩ năng đó được duy trì và tiếp tục cải thiện
trong thời gian làm việc; rằng người lao động được ghi nhận và vận dụng kĩ năng
đó khi họ tham gia thị trường lao động [145]
Vấn đề này đã thúc đẩy và khuyến khích bởi những áp lực chính trị như là
cách thức để chuẩn bị lực lượng lao động cho nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu. Sở dĩ
có sự phát triển mạnh mẽ này là do rất nhiều học giả và các nhà thực hành phát triển
nguồn nhân lực xem tiếp cận này là cách thức có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, được
ủng hộ mạnh mẽ nhất [122 tr78] để cân bằng giáo dục, đào tạo và những đòi hỏi tại
nơi làm việc [120 tr10] và là “cách thức để chuẩn bị lực lượng lao dộng cho một
nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu” [124, tr.1], và “một câu trả lời mạnh mẽ đối với các
vấn đề mà các tổ chức và cá nhân đang phải đối mặt trong thế kỷ thứ 21 [128, tr.36].
Tác giả Rothwell và Lindholm [126 tr46] viết: Nhũng người chuyên làm công tác
đào tạo và phát triển đang sử dụng mô hình khả năng của người học để xác định
một cách rõ ràng những khả năng cụ thể của từng tổ chức để nâng cao chất lượng và
hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ và thống nhất các khả năng của cá nhân với
các năng lực cốt lõi của tố chức. Do những đặc tính và ưu điểm của đào tạo dựa vào
yêu cầu thị trường lao động do vậy các mô hình đào tạo hướng vào thị trường lao
động được xác định đã và đang được xây dựng, phát triển và sử dụng như là những
công cụ cho việc phát triển rất nhiều chương trình Giáo dục,đào tạo và phát triển
khác nhau trên toàn thế giới [131].
* Kinh nghiệm điển hình của một số nước trên thế giới về đào tạo nghề
Trên thế giới, đặt biệt là các nước phát triển luôn đề cao công tác đào tạo nghề,
có sự định hướng ngay từ khi còn đang học trong các trường phổ thông. Như ở Nhật


11

bản, Mỹ, Đức, Trung quốc, Hàn quốc…đã có những công cụ tâm lý để kiểm tra và
giúp phân hoá năng lực, hứng thú nhằm giúp trẻ phát triển đúng hướng...

Ở Cộng hoà pháp: Vào giữa thế kỷ XIX (năm 1894) xuất hiện nhiều cuốn
sách mang nội dung đề cập tới vấn đề phát triển đa dạng của nghề nghiệp do sự phát
triển công nghiệp. Nội dung cuốn sách khẳng định tính cấp thiết phải hướng nghiệp,
trang bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất có nghề nghiệp phù hợp với năng
lực của mình và xã hội. [88]
Ở CHLB Đức: Vấn đề đào tạo nghề nghiệp đã được nhiều nhà giáo dục học
nổi tiếng thuộc tổ chức nghiên cứu về lao động, kỹ thuật và kinh tế trong hoạt động
dạy nghề của Cộng hoà liêng bang Đức. Các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ
về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo nghề nghiệp, tạo điều kiện cho
học sinh, sinh viên phát triển thành những con người trưởng thành trong cuộc sống
lao động và xã hội.[88]
UNESCO: Jacques DeIors, Chủ tịch uỷ ban Quốc tế độc lập về giáo dục cho
thế kỷ XXI của UNESCO khi phân tích “Những trụ cột của giáo dục” đã viết “Học
tri thức, học làm việc, học cách chung sống và học cách tồn tại, đó là bốn trụ cột mà
uỷ ban đã trình bày và minh hoạ những nền tảng của giáo dục”.[88]
Trong đào tạo nghề ở Trung Quốc quán triệt quan điểm “Ba trong một”(Đào
tạo, sản xuất, dịch vụ). Trong đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề trong giai đoạn hiện
nay, các trường dạy nghề gắn bó chặt chẽ với các cơ sở sản xuất và dịch vụ. Kết
hợp với đào tạo phong phú và đa dạng góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất
lượng đào tạo nghề.Trong hơn một thập kỉ qua, hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và
dạy nghề của Trung Quốc có những đổi mới liên quan đến chính sách. Chính phủ
Trung Quốc xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề một cách bài bản từ đào tạo
trung học, kĩ thuật, nâng cao, đến các cơ sở phi Chính phủ, đội ngũ giảng dạy ở các
CSDN có kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tiễn cao, có định hướng kế
hoạch giảng dạy và ổn định đội ngũ chuyên môn. Các trường còn có thể tăng cường
đội ngũ giảng dạy bằng cách mời các doanh nhân thành đạt hoặc các đối tượng lao
động có kinh nghiệm và tay nghề cao đến trường giảng dạy tạo sự tin tưởng cho học
sinh/sinh viên. Đội ngũ cán bộ giáo viên được tham dự các khóa huấn luyện đào tạo
dựa trên nền tảng yêu cầu của môn dạy; các khóa huấn luyện nâng cao trình độ chủ
yếu để nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề và khả năng truyền đạt. Nhằm cung cấp



12

các kiến thức chuyên môn, thực tiễn kinh nghiệm, đáp ứng thay đổi của kĩ thuật, các
trường dạy nghề thường hợp tác với các công ty, gửi GV và học sinh /sinh viên
nòng cốt đến học tập, làm việc. Ngược lại, các trường cũng thường xuyên mời các
chuyên gia ở công ty đến làm việc để cung cấp các khóa đào tạo, bài giảng và hội
thảo. Các buổi hội thảo chủ yếu nhằm cung cấp thông tin, kĩ thuật mới nhất, nâng
cao trình độ cho giáo viên và học sinh/sinh viên[88].
Ở Thái lan, một trong những mục tiêu quan trọng chiến lược của kế hoạch
phát triển quốc gia lần thứ 8(1997 – 2001) và lần thứ 9 (2002 – 2006) của Thái lan
tập trung vào phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế năng động. Thực tế đào
tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu nguồn lao động kỹ thuật. Để có nhân lực kỹ
thuật phục vụ tại các doanh nghiệp sản xuất, họ đã tổ chức đào tạo tại các xưởng sản
xuất của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế trước mắt trong thời gian
qua. Đến năm 1999, chính phủ Thái lan đã nghiên cứu và xây dựng “Hệ thống hợp
tác đào tạo nghề” (Cóperative training system) để giải quyết tình trạng bất cập giữa
đào tạo nghề và sử dụng nói trên và hướng tới phát triển nhân lực kỹ thuật trong
tương lai. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý giáo dục ở các nước trên thế giới và
vận dụng phù hợp với điều kiện nước ta là một yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa rất
quan trọng và lớn lao trong công cuộc đổi mới giáo dục của nước ta trong giai đoạn
hiện nay...[88]
Ở Nhật Bản, Ngay từ năm 1951, để đáp ứng nhu cầu phát triển đào tạo nghề
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, Luật dạy nghề đã được ban hành làm cơ
sở pháp lý cho quá trình hiện đại hóa, chuẩn hóa ( chương trình, thiết bị) cho các
loại hình giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp. Từ năm 1957, Nhật Bản có chính sách
tăng trợ cấp (10%) lương cơ bản cho GV dạy kĩ thuật và dạy nghề các trường trung
học bậc cao, hỗ trợ cho các đối tượng học nghề nặng nhọc.[133]
Khác với các tổ chức khác, ILO đã xây dựng cho mình một hệ thống đào tạo

theo mô đun hoàn chỉnh, nhung nó về cơ bản cũng không khác với những quan
điểm đã được phân tích ở trên. Tuy nhiên do chức năng quốc tế, ILO đặt nhiệm vụ
“quốc tế hóa” các mô đun đào tạo và đã hình thành một ngân hàng gồm 764 đơn
nguyên học tập, nhưng mới chỉ được 5 lĩnh vực nghề.[134, 135]. ILO cho rằng một
nghề nào đó đều được thể hiện qua các chuẩn kỹ năng dù nghề đó được xem xét ở
bất kỳ quốc gia nào. Sự khác biệt của các chuẩn này không lớn và chúng được đăc


13

trưng bởi mục tiêu đào tạo (Amis and Objectives) và các kỹ năng thực hiện
(Performance Skills). Chính các chuẩn này là cơ sở để xây dựng các mô đun, đơn vị
trung tâm trong các cấu trúc hệ thống đào tạo teo mô đun của ILO. Cho đến nay về
mặt quản lý, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề như
là : Đào tạo dựa trên nhu cầu của việc làm và nhu cầu của người học trong cộng
đồng ILO [134]; Tổ chức đào tạo linh hoạt của Julie Hekenberg; Quản lý Giáo dục
nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động của R. Noonan [136]. Tất cả
những công trình này đều đã đề cập đến chất lượng và hiệu quả đào tạo trong cơ chế
thị trường, cung và cầu của thị trường lao động, quản lý đào tạo trong cơ chế, môi
trường luôn biến đổi…Qua đây những công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã
chứng tỏ những bài học kinh nghiệm và thực tế cho thấy là hiện nay phải đào tạo
theo nhu cầu lao động của xã hội.
* Qua tham khảo kinh nghiệm một số nước về phát triển đào tạo nghề, có thể
rút ra một số kinh nghiệm áp dụng vào điều kiện Việt Nam như sau:
- Sự phát triển giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp luôn gắn liền với sự tiến bộ
khoa học kỹ thuật – kỹ thuật hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển nền KT- XH
của mỗi quốc gia, gắn liền với cuộc cải cách giáo dục ở các quốc gia.
- Ở nhiều nước đã và đang phát triển, ngay từ đầu họ đã rất chú trọng các
chuẩn nghề nghiệp GV được xây dựng và sử dụng trong những chương trình đào
tạo GV ban đầu, chương trình hỗ trợ GV và chương trình phát triển nghề nghiệp

GV thường xuyên nhằm nâng cao chất lương trong đào tạo nghề.
- Sự hợp tác giữa các cơ sở ĐTN và các công ty, doanh nghiệp đã được rất
chú trọng để nâng cao chất lượng ĐTN và chất lượng đội ngũ giảng dạy đó là một
nhu cầu không thể thiếu trên cơ sở lợi ích của cả hai bên.
Một số vấn đề mới trong kinh nghiệm phát triển đào tạo nghề ở các nước như
kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng GV, xây dựng chương trình giáo trình, cấp
chứng chỉ hành nghề, sát hạch GV, chuẩn nghề nghiệp GV, kỹ năng hành nghề…
cần được nghiên cứu vận dụng ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta ngay từ những năm bắt đầu đổi mới cả về kinh tế xã hội, văn hóa
giáo dục từ khi đó Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề với sự tài trợ của UNESCO
đã tổ chức hội thảo về phương pháp biên soan nội dung đào tạo nghề, trong đó có đề


14

cập đến kinh nghiệm đào tạo nghề theo mô đun ở một số nước. vào năm 1990 Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo với sự tài trợ của ILO nhằm tìm hiểu khả
năng ứng dụng phương thức đào tạo nghề heo mô đun kỹ năng nghề ( Module of
Employable Skills – MES) ở việt nam. Tháng 5 năm 1992 trung tâm phương tiện kỹ
thuật dạy nghề (CREDEPRO) cũng đã tổ chức cuộc hội thảo về phương pháp tiếp
cận đào tạo nghề theo MES với tài trợ của UNDP. Năm 1993-1994 Vụ trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề, Bộ Giáo dục và đào tạo đã tổ chức xây dựng 5 bộ
chương trình dạy nghề ngắn hạn theo MES và đã được thực nghiệm ở một số trung
tâm dạy nghề và trường dạy nghề. Cũng từ đó hệ thống dạy nghề của Việt Nam
được bổ xung trên cơ sở. Nghiên cứu về đào tạo nghề “Theo yêu cầu của thị trường
lao động” đã có một số công trình nghiên cứu như: Hoàn thiện đào tạo nghề ở tại xí
nghiệp, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, mã số B91-38-07 của Trần Khánh Đức,
Nguyễn Lộc; Mở rộng hình thức dạy nghề trong doanh nghiệp của Minh Hiền; Đào
tạo nghề gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp của Nguyễn Thị Minh Nguyệt;

Một số giải pháp về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp của Mạc Văn Tiến;
Đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội của
Nguyễn Thị Hằng; Tuy nhiên những công trình này cũng chỉ đề cập đến sự cần thiết
phải đào tạo theo hướng nhu cầu của thị trường lao động trong cơ chế thị trường
đồng thời cũng đã có một số ý tưởng về một số giải pháp để thực hiện đào tạo đáp
ứng nhu cầu doanh nghiệp, cũng chưa đề cập được nhiều tới những cốt lõi của đào
tạo theo yêu cầu xã hội để thích ứng với nhu cầu lao động hiện nay.
Tháng 02 năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo quốc gia
đào tạo theo nhu cầu xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, khởi đầu cho những năm
thay đổi cơ bản về nhận thức, cũng như trách nhiệm trong mối quan hệ ràng buộc
giữa “ba nhà”: nhà trường - nhà nước và nhà sản xuất nơi sử dụng nguồn nhân lực.
Để gắn kết các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các nhà
tuyển dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm bớt chi phí đào
tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các Hội nghị đào tạo, nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, tại thành phố Hồ Chí
Minh (tháng 10 /2007) và Hà Nội (tháng 11/2007).


15

Để đẩy nhanh hơn nữa tiến trình thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu
xã hội, đặc biệt là nhu cầu nhân lực của một số ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn,
thế mạnh của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 27 tháng 12
năm 2007 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam tổ chức hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực Tài chính - Ngân hàng
theo nhu cầu xã hội. Tiếp đến ngày 10/01/2008, tại Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT đã phối
hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực
Công nghệ thông tin truyền thông theo nhu cầu xã hội. Bên cạnh nhu cầu nguồn
nhân lực cho các ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn là thế mạnh của Việt Nam về

tài chính - ngân hàng, về công nghệ thông tin - truyền thông, về du lịch... Ngày
14/01/2008 tại Hải Phòng, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công
thương, Bộ Lao động Thương binh - xã hội,… đã tổ chức hội thảo quốc gia đào tạo
nhân lực theo nhu cầu của xã hội. Những năm gần đây các nhà khoa học đã tiếp cận
nhiều vấn đề đào tạo nghề ở các khía cạnh khác nhau như:
Tác giả Phạm Minh Hạc: Sau khi phân tích tình hình và phương hướng đổi
mới GD&ĐT đã xác định: Việc xây dựng một nền giáo dục kỹ thuật, đó là “Nền
giáo dục được chỉ đạo bằng tư tưởng phục vụ phát triển công nghệ”. Kết quả nghiên
cứu của tác giả về con người trong công cuộc đổi mới “Con người là giá trị sản sinh
ra mọi giá trị, là thước đo của mọi bậc thang giá trị. Mỗi thời đại mới đều chuẩn bị
tập trung vào vấn đề con người, chủ thể của lịch sử, chủ thể của mọi quá trình biến
đổi xã hội. Thời kỳ đổi mới ở nước ta cũng vậy”. Công trình nghiên cứu của tác giả,
đã có nhiều yếu tố đề cập tới, trong đó có đề cập tới yếu tố “Bắt đầu chú ý nhiều
hơn đến giáo dục nghề nghiệp”.[44, 45, 46]
Tác giả Phạm Tất Dong: Trong công trình khoa học của mình, ông đã điều tra:
“Trong những người được kiểm tra việc làm, có 85,5% là thanh niên trong tổng số thanh
niên đứng ngoài việc làm, có 67,4% là không biết nghề”. Trên cơ sở đó, tác giả xác định
cần: “Chú trọng việc hình thành những năng lực nghề nghiệp cho thế hệ trẻ để họ tự tìm
ra việc làm”, đồng thời “Tiếp sau quá trình hướng nghiệp, dứt khoát phải dạy nghề cho
học sinh, sinh viên… đây sẽ là một nguyên tắc cơ bản”.[21]
Trong chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX – 02 -09 đề tài đề
cập đến nền tảng phát triển nguồn nhân lực đi vào CNH-HĐH đất nước. Tác giả


16

Nguyễn Văn Lê cho rằng: “Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp là nền tảng để phát triển
nguồn nhân lực đi vào CNH-HĐH đất nước là vấn đề có ý nghĩa chiến lược”[56].
Từ những phân tích trên có thể rút ra những nhận xét sau: Các công trình
khoa học ở trong và ngoài nước đều quan tâm đến công tác đào tạo nghề, mục đích

tạo cho con người dễ dàng hoà nhập với cuộc sống lao động nghề nghiệp trong nền
kinh tế - xã hội của mỗi Quốc gia.
Cho đến nay, đã có những công trình nghiên cứu, bài báo liên quan hoặc đề
cập đến công tác quản lý đào tạo nghề. Điển hình là: Đề tài nghiên cứu. “Cơ sở lý
luận và thực tiễn hình thức tổ chức đào tạo kết hợp tại thị trường và tại cơ sở sản
xuất; Đề tài nghiên cứu khoa học: “Các giải pháp gắn đào tạo với sử dụng lao động
của hệ thống dạy nghề Hà Nội”; Đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội thực trạng và
giải pháp (Tiến sỹ Đàm Hữu Đắc - chủ biên)[31]; Phan Chính Thức (2003) Những
giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Hà Nội 2003[84]; Vũ
Xuân Hùng (2011), Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm kỹ
thuật trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện, Luận án Tiến sĩ,
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.[52]; Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lí dạy
thực hành theo tiếp cận năng lực trong đào tạo giáo viên tại trường SPKT, Luận
án Tiến sĩ, ĐH Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Thu Lan 2007, Giáo dục và đào tạo
đáp ứng phát triển nguồn nhân lực các khu công nghiệp Đồng Nai trong thời kỳ
CNH – HĐH, Luận án tiến sĩ giáo dục.[54]; Đào Thị Thanh Thủy (2012), Quản lý
đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển KCN vùng kinh tế trọng
điểm miền trung (Luận án TS – trường ĐH GD Đai học quốc gia)[90], Nguyễn
Minh Đường,[38,39,40],và Nguyễn Viết Sự, Vũ Văn Tảo, vv…
Trên đây là sơ lược về tình hình nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa
học điển hình, các bài báo khoa học liên quan đến quản lý đào tạo nghề. Tuy nhiên
thực tế cho đến nay, khi nghiên cứu một cách nghiêm túc và nhìn nhận vấn đề một
cách khách quan cho thấy việc đào tạo theo yêu cầu xã hội đang là vấn đề cấp bách
hiện nay. Vì vậy tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề: “Quản lý đào tạo ở các trường cao
đẳng nghề giao thông vận tải trung ương đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”.


17


1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Ngày nay mọi người đều thừa nhận quản lý là một nhân tố của sự phát triển xã
hội, là hoạt động phổ biến diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến
nhiều người.
Các Mác coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời
sống xã hội. Ông viết "Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà
tiến hành trên một qui mô khá lớn đều yêu cầu có một sự chỉ đạo để điều hoà những
hoạt động cá nhân, sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung tức là những chức
năng phát sinh từ sự khác nhau giữa vận động chung của cơ thể sản xuất với những
vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó. Một
nhạc sĩ độc tấu thì sự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần có một nhạc
trưởng". [4,tr. 5 ]
Taylor (Mỹ) Ông là người sáng lập ra trường phái quản lý theo khoa học ông
cho rằng Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế
nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất.[128]
"Quản lý là những hoạt động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý
đến đối tượng bị quản lý trong một tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích
nhất định." [ 99,tr.13]
"Quản lý tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý
(người quản lý hay tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về mặt chính
trị, văn hoá, xã hội, kinh tế... bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên
tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho
sự phát triển của đối tượng." [99, tr13]
"Quản lý là tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý (người
quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho
tổ chức vận hành đạt mục đích của tổ chức" [53,tr.31]
Khái niệm quản lý được các tác giả định nghiã bằng nhiều cách khác nhau
song khi phân tích một cách chi tiết ta có thể hiểu quản lý là hoạt động có ý thức
của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng động

người để đạt được các mục tiêu để ra một cách hiệu quả nhất. Quản lý vừa là một
khoa học, vừa là một nghệ thuật. Quản lý mang tính khoa học vì các hoạt động của


18

quản lý có tổ chức, có định hướng đều dựa trên những quy luật, những nguyên tắc
và những phương pháp hoạt động cụ thể. Quản lý mang tính nghệ thuật vì nó được
vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào những điều kiện cụ thể, trong sự kết
hợp và tác động nhiều mặt của các yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội.
Như vậy: Bản chất của quản lý là sự tác động có mục đích đến tập thể người
và hệ thống tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.
1.2.2. Đào tạo, Quản lý đào tạo
1.2.2.1. Đào tạo
Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến
một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc
sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình
vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh loài người”[99]. Đào
tạo là sự phát triển có hệ thống những kiến thức, kỹ năng mà mỗi cá nhân cần có để
thực hiện một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể. Sự cần thiết đó có thể do nhu cầu cá
nhân của người được đào tạo hoặc do nhu cầu phát triển nhân lực của tổ chức.
Đào tạo còn hiểu là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm
hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ… hoàn thiện
nhân cách của mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách
có năng suất và hiệu quả, quá trình này chủ yếu hình thành trong các cơ sở đào tạo
như nhà trường, trung tâm, viện hoặc ở cơ sở sản xuất theo những mục tiêu, nội
dung chương trình và có hệ thống cho mỗi khoá học với những thời gian quy định
và các trình độ khác nhau. Cuối khoá học thường được cấp bằng hay chứng chỉ.
Đào tạo không chỉ là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn

nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo mà còn làm tăng thêm niềm say mê nghề nghiệp cho người
lao động để họ có thể đảm nhận và hoàn thành tốt hơn một công việc nhất định.
*)Từ quan niệm về đào tạo nói trên có thể đi đến khái niệm đào tạo nghề:
Đào tạo nghề là quá trình truyền thụ và lĩnh hội một hệ thống tri thức nghề, kỹ năng
nghề nhất định đã được khái quát hoá trong nghề đào tạo và tư duy con người rèn
luyện các kỹ năng, kỹ sảo và năng lực nghề để hình thành nhân cách nghề nghiệp, quá
trình này được thực hiện chủ yếu thông qua việc giảng dạy theo các nghề đào tạo[95].


×