Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý đào tạo ởcác trường cao đẳng nghềgiao thông vận tải trung ương đáp ứng yêu cầu thịtrường lao động tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.89 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH, phấn đấu đến
năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Thực hiện mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong quá trình đó, con người là nhân
tố quyết định sự thành công hay thất bại… Tại văn kiện Đại hội XI của Đảng đã khẳng
định: "Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung,
phương pháp đến cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn
diện của nền giáo dục nước nhà ... phấn đấu để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời
đáp ứng yêu cầu CNH -HĐH đất nước" Đảng xác định giáo dục và đào tạo cùng với khoa
học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc hướng tới toàn diện giáo
dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt
Nam. "Đặc biệt nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động
và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao
động...” Những năm gần đây, ngành công nghiệp giao thông vận tải (GTVT) phát triển
mạnh, đó là các ngành trong lĩnh vực giao thông và các ngành cơ khí thuộc lĩnh vực
GTVT được áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, do đó phải có nguồn nhân lực được
trang bị kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cao. Tốc độ phát triển nhanh chóng
của ngành dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng về lực lượng lao động. Theo định hướng phát
triển ngành GTVT ở nước ta hiện nay và giai đoạn đến năm 2015-2020 và tầm nhìn đến
năm 2030 lực lượng lao động có trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề tăng gấp 3 đến 5
lần so với hiện nay.Trước yêu cầu về sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay và những năm
tiếp theo, trong điều kiện cơ chế thị trường, cạnh tranh quốc tế gay gắt, đòi hỏi các trường
Cao đẳng nghề GTVT Trung ương cần phải đổi mới…Xuất phát từ những lý do trên, tôi
lựa chọn đề tài: "Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề giao thông vận tải
Trung ương đáp ứng yêu cầu thị trường lao động" làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
nghề GTVT trung ương, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo nghề phù hợp với thực
tiễn, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng nghề GTVT trung ương, góp
phần đảm bảo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thị trường lao động, đóng góp vào
sự phát triển nền kinh tế của nước ta hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo ở các trường CĐN GTVT trung ương đáp ứng yêu cầu thị trường
lao động.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa đào tạo với thị trường lao động và biện pháp quản lý đào tạo ở các
trường cao đẳng nghề GTVT trung ương đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động .
4. Giả thuyết khoa học
Đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề GTVT trung ương đã cung cấp một phần
không nhỏ nguồn nhân lực cho thị trường lao động. Tuy nhiên, trước yêu cầu nguồn nhân
lực giao thông vận tải rất lớn và đa dạng về qui mô ngành nghề, đặc biệt Việt nam đang


2

phải đối mặt với những thách thức mới của quá trình hội nhập WTO, vấn đề quản lý đào
tạo ở trường cao đẳng nghề GTVT vẫn còn những bất cập về mục tiêu, chương trình, đội
ngũ cán bộ quản lý giáo viên và một số điều kiện khác. Nếu nghiên cứu đề xuất và áp
dụng được các biện pháp quản lý đào tạo theo mô hình CIPO ở các trường Cao đẳng nghề
GTVT trung ương gắn liền với thị trường lao động sẽ đáp ứng được mục tiêu đào tạo của
nhà trường đồng thời đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực ngành GTVT và thị trường
lao động hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề GTVT
trung ương đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề
GTVT trung ương
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề GTVT trung
ương đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
5.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm một số biện pháp tại trường cao đẳng nghề GTVT
trung ương để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo nghề
đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong phạm vi sau:
- Giới hạn địa bàn: Tập trung nghiên cứu tại 3 trường Cao đẳng nghề giao thông
vận tải cụ thể:
+ Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương1 Ba Vì Sơn Tây Hà Nội;
+ Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 2, Kiến An Hải Phòng;
+ Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 3, Thành Phố HCM.
- Đối tượng được chọn khảo sát điều tra 90 cán bộ quản lý, 450 giáo viên các
trường đào tạo nghề và 90 cán bộ quản lý tại các cơ sở sử dụng lao động, 150 học
sinh/sinh viên sau tốt nghiệp sáu tháng.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
*)Phương pháp luận. Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận thị trường lao động; Tiếp cận cung –
cầu; Tiếp cận thực tiễn.
*) Các phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp
nghiên cứu thực tiễn; Phương pháp thống kê toán học
8. Các luận điểm bảo vệ
8.1. Nền kinh tế thị trường và sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải hiện nay
đã đặt ra cho các trường cao đẳng nghề GTVT trung ương ở nước ta phải chú trọng đào
tạo được nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu
ngành nghề. Để đạt được điều này, yếu tố quan trọng là quản lý đào tạo của nhà trường
phải đặt trong bối cảnh thị trường lao động. Vì vậy quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu của
thị trường lao động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực
chất lượng cao cho nền kinh tế quốc dân.

8.2. Quản lý đào tạo theo tiếp cận mô hình CIPO là phù hợp để quản lý đào tạo ở
các trường cao đẳng nghề GTVT trung ương nhằm cung cấp nguồn nhân lực ngành GTVT
cho các cơ sở sử dụng lao động. Đó là tiền đề để quản lý đào tạo trong các trường cao
đẳng nghề GTVT trung ương đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.


3

8.3. Quản lý đào tạo ở trường cao đẳng nghề GTVT trung ương đáp ứng yêu cầu
của thị trường lao động sẽ mang lai hiệu quả nếu tập trung vào thực hiện tốt các biện pháp
đã được đề xuất trong luận án.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Trên cơ sở kế thừa các thành tựu lý luận đã có, trong luận án đã hệ thống hóa,
làm rõ hơn quan điểm về đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Từ đó
phát triển lý luận về quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề GTVT trung ương theo
mô hình CIPO đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
9.2. Luận án đã đánh giá được thực trạng quản lý đào tạo hiện nay ở các trường Cao
đẳng nghề GTVT trung ương từ đó chỉ ra được thực trạng những bất cập trong quản lý đào
tạo nghề hiện nay. Đồng thời phân tích rõ được nguyên nhân các bất cập đó.
9.3. Đã đề xuất được một số biện pháp quản lý đào tạo nghề ở các trường cao
đẳng nghề GTVT trung ương theo mô hình CIPO góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường và góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực ngành GTVT cho các cơ sở
sử dụng lao động.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần
mục lục; Nội dung chính của luận án gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề GTVT
đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
Chương 2. Thực trạng quản lý đào tạo ở các trường Cao đẳng nghề GTVT
trung ương ở Việt nam

Chương 3. Biện pháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề giao thông
vận tải trung ương đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
GTVT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở Anh những năm 60 của thế kỷ XX, Nghiên cứu của (Taylor & Francis Groups
(1994) đã cho thấy việc học tập dựa trên nhu cầu xã hội hay là NLTH (Competency Based
Training)…Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, Nghiên cứu của (Kathleen Santopietro
Weddel) đã đưa ra một phương thức mới là giáo dục - dạy học theo nhu cầu xã hội hay
NLTH được quan tâm phát triển mạnh và đã được chấp nhận, vận dụng một cách phổ biến
ở Bắc Mỹ… Ở Australia vào cuối thập kỉ 80 thế kỷ XX đã bắt đầu một cuộc cải cách đào
tạo, thiết lập một hệ thống đào tạo dựa trên nhu cầu người học…Andrew Smith(1998) Tổ
chức thực hiện dạy và học dựa trên các tiêu chuẩn dưới cả hai hình thức đào tạo tại chỗ
làm việc và ngoài chỗ làm việc ở những nơi thích hợp…Việc phát triển nguồn nhân lực
được rất nhiều giới, ngành, các nhà chính trị, kinh doanh, nghiên cứu mà đặc biệt trong
giáo dục là môt vấn đề được quan tâm trong thời gian gần đây…Bằng việc chú trọng vào
việc nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, hiện nay rất phổ biến trên toàn
thế giới. Được hình thành và phát triển rộng khắp tại Mỹ vào những năm 1970 trong
phong trào đào tạo và giáo dục…với hàng loạt các tổ chức có tầm cỡ quốc gia ở Mỹ, Anh,


4

Úc, New Zealand, xứ Wales, vv... và Kerka,S (2001). Do những đặc tính và ưu điểm của
đào tạo dựa vào yêu cầu thị trường lao động do vậy các mô hình đào tạo hướng vào thị
trường lao động được xác định đã và đang được xây dựng, phát triển và sử dụng như là
những công cụ cho việc phát triển rất nhiều chương trình Giáo dục,đào tạo và phát triển
khác nhau trên toàn thế giới.

* Kinh nghiệm điển hình của một số nước trên thế giới về đào tạo nghề
Trên thế giới, đặt biệt là các nước phát triển luôn đề cao công tác đào tạo nghề, có sự
định hướng ngay từ khi còn đang học trong các trường phổ thông. Như ở Nhật bản , Mỹ ,
Đức, Trung quốc, Hàn quốc…đã có những công cụ tâm lý để kiểm tra và giúp phân hoá năng
lực, hứng thú nhằm giúp trẻ phát triển đúng hướng...Ở Cộng hoà pháp: Vào giữa thế kỷ
XIX (năm 1894), Ở CHLB Đức: Vấn đề đào tạo nghề nghiệp đã được nhiều nhà giáo dục
học nổi tiếng thuộc tổ chức nghiên cứu về lao động, kỹ thuật và kinh tế trong hoạt động
dạy nghề, UNESCO: Jacques DeIors, Chủ tịch uỷ ban Quốc tế độc lập về giáo dục cho thế
kỷ XXI của UNESCO khi phân tích “ Những trụ cột của giáo dục” đã viết “ Học tri thức,
học làm việc, học cách chung sống và học cách tồn tại, đó là bốn trụ cột mà uỷ ban đã trình
bày và minh hoạ những nền tảng của giáo dục”…ở Trung Quốc quán triệt quan điểm “Ba
trong một”(Đào tạo, sản xuất , dịch vụ). Trong đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề trong giai
đoạn hiện nay, các trường dạy nghề gắn bó chặt chẽ với các cơ sở sản xuất và dịch vụ. Ở
Thái lan, một trong những mục tiêu quan trọng chiến lược của kế hoạch phát triển quốc gia
lần thứ 8(1997 – 2001) và lần thứ 9 (2002 – 2006) của Thái lan tập trung vào phát triển
nguồn nhân lực trong nền kinh tế năng động…Ở Nhật Bản, Ngay từ năm 1951, để đáp ứng
nhu cầu phát triển đào tạo nghề trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, Luật dạy nghề đã
được ban hành làm cơ sở pháp lý cho quá trình hiện đại hóa, chuẩn hóa ( chương trình, thiết
bị) cho các loại hình giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp…ILO đã xây dựng cho mình một hệ
thống đào tạo theo mô đun hoàn chỉnh, nhung nó về cơ bản cũng không khác với những
quan điểm đã được phân tích ở trên. Tuy nhiên do chức năng quốc tế, ILO đặt nhiệm vụ “
quốc tế hóa” các mô đun đào tạo và đã hình thành một ngân hàng gồm 764 đơn nguyên học
tập, nhưng mới chỉ được 5 lĩnh vực nghề…Qua tham khảo kinh nghiệm một số nước về
phát triển đào tạo nghề, có thể rút ra một số kinh nghiệm áp dụng vào điều kiện Việt Nam
như sau: Sự phát triển giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp luôn gắn liền với sự tiến bộ khoa học
kỹ thuật – kỹ thuật hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển nền KT- XH của mỗi quốc gia,
gắn liền với cuộc cải cách giáo dục ở các quốc gia. Sự hợp tác giữa các cơ sở ĐTN và các
công ty, doanh nghiệp đã được rất chú trọng để nâng cao chất lượng ĐTN và chất lượng đội
ngũ giảng dạy đó là một nhu cầu không thể thiếu trên cơ sở lợi ích của cả hai bên…
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta ngay từ những năm bắt đầu đổi mới cả về kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục
từ khi đó Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề với sự tài trợ của UNESCO đã tổ chức hội
thảo về phương pháp biên soan nội dung đào tạo nghề, trong đó có đề cập đến kinh
nghiệm đào tạo nghề theo mô đun ở một số nước. vào năm 1990 Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã tổ chức hội thảo với sự tài trợ của ILO nhằm tìm hiểu khả năng ứng dụng phương thức
đào tạo nghề heo mô đun kỹ năng nghề ( Module of Employable Skills – MES) ở việt
nam. Tháng 5 năm 1992 trung tâm phương tiện kỹ thuật dạy nghề (CREDEPRO) cũng đã
tổ chức cuộc hội thảo về phương pháp tiếp cận đào tạo nghề theo MES với tài trợ của
UNDP. Năm 1993-1994 Vụ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Bộ Giáo dục và đào tạo
đã tổ chức xây dựng 5 bộ chương trình dạy nghề ngắn hạn theo MES và đã được thực


5

nghiệm ở một số trung tâm dạy nghề và trường dạy nghề. Cũng từ đó hệ thống dạy nghề
của Việt Nam được bổ xung trên cơ sở. Nghiên cứu về đào tạo nghề “ Theo yêu cầu của
thị trường lao động” đã có một số công trình nghiên cứu như: Hoàn thiện đào tạo nghề ở
tại xí nghiệp, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, mã số B91-38-07 của Trần Khánh Đức,
Nguyễn Lộc; Mở rộng hình thức dạy nghề trong doanh nghiệp của Minh Hiền; Đào tạo
nghề gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp của Nguyễn Thị Minh Nguyệt; Một số giải
pháp về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp của Mạc Văn Tiến; Đào tạo nghề ở
các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội của Nguyễn Thị Hằng; Tuy nhiên
những công trình này cũng chỉ đề cập đến sự cần thiết phải đào tạo theo hướng nhu cầu
của thị trường lao động trong cơ chế thị trường đồng thời cũng đã có một số ý tưởng về
một số giải pháp để thực hiện đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, cũng chưa đề cập
được nhiều tới những cốt lõi của đào tạo theo yêu cầu xã hội để thích ứng với nhu cầu lao
động hiện nay…Những năm gần đây các nhà khoa học đã tiếp cận nhiều vấn đề đào tạo
nghề ở các khía cạnh khác nhau như: Tác giả Phạm Minh Hạc; Tác giả Phạm Tất Dong;
Tác giả Nguyễn Văn Lê…
Từ những phân tích trên có thể rút ra những nhận xét sau: Các công trình khoa học ở

trong và ngoài nước đều quan tâm đến công tác đào tạo nghề, mục đích tạo cho con người
dễ dàng hoà nhập với cuộc sống lao động nghề nghiệp trong nền kinh tế - xã hội của mỗi
Quốc gia… Điển hình là: Đề tài nghiên cứu. “Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thức tổ chức
đào tạo kết hợp tại thị trường và tại cơ sở sản xuất; Đề tài nghiên cứu khoa học: “Các giải
pháp gắn đào tạo với sử dụng lao động của hệ thống dạy nghề Hà Nội”; Đào tạo nghề theo
nhu cầu xã hội thực trạng và giải pháp Tiến sỹ Đàm Hữu Đắc - chủ biên; Phan Chính Thức
(2003) Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Hà Nội 2003; Vũ
Xuân Hùng (2011), Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật
trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam; Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lí dạy thực hành theo tiếp
cận năng lực trong đào tạo giáo viên tại trường SPKT, Luận án Tiến sĩ, ĐH Quốc gia Hà
Nội; Nguyễn Thị Thu Lan 2007, Giáo dục và đào tạo đáp ứng phát triển nguồn nhân lực
các khu công nghiệp Đồng Nai trong thời kỳ CNH – HĐH, Luận án tiến sĩ giáo dục; Đào
Thị Thanh Thủy (2012), Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển
KCN vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Luận án TS – trường ĐH GD Đai học quốc
gia);Nguyễn Minh Đường và Nguyễn Viết Sự, Vũ Văn Tảo, vv…Tuy nhiên thực tế cho đến
nay, khi nghiên cứu một cách nghiêm túc và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan cho thấy
việc đào tạo theo yêu cầu xã hội đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Vì vậy tác giả đã mạnh
dạn chọn vấn đề: “Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung
ương đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
1.2.2. Đào tạo , Quản lý đào tạo
1.2.2.1. Đào tạo
Đào tạo nghề là quá trình truyền thụ và lĩnh hội một hệ thống tri thức nghề, kỹ năng
nghề nhất định đã được khái quát hoá trong nghề đào tạo và tư duy con người rèn luyện các


6


kỹ năng, kỹ sảo và năng lực nghề để hình thành nhân cách nghề nghiệp, quá trình này được
thực hiện chủ yếu thông qua việc giảng dạy theo các nghề đào tạo
1.2.2.2. Quản lý đào tạo
“Quản lý quá trình đào tạo là quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, chương trình
đào tạo, quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, quản lý việc kiểm
tra đánh giá, xác nhận trình độ và cấp văn bằng chứng chỉ, quản lý các hoạt động ngoài lớp,
ngoài nhà trường và quản lý điều phối hoạt động các tổ chức sư phạm trong nhà trường”...
Quản lý đào tạo nghề là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ
thể của quản lý nhằm làm cho hoạt động đào tạo nghề của các đợn vị vận hành theo đúng
đường lối, chính cách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt mục đích đã đề ra là đào tạo
nên những người lao động có tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp, có những phẩm chất đạo
đức của người lao động trong thời đại mới.
1.2.3. Thị trường lao động
* Thị trường lao động là gì
Vậy thế nào là thị trường lao động. ...“thị trường lao động là thị trường trong đó
các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc
làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”...
* Bản chất của thị trường lao động
* Đặc trưng hoạt động của thị trường lao động
1.3. Đào tạo ở trường CĐN GTVT đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
1.3.1. Đặc điểm của nghề trong ngành giao thông vận tải
1.3.2. Mối quan hệ giữa đào tạo trong ngành GTVT và thị trường lao động
*)Đào tạo nghề trong ngành GTVT đáp ứng thị trường lao động
*) Mối quan hệ giữa đào tạo nghề trong ngành GTVT và thị trường lao động
1.3.3.Yêu cầu đối với nguồn nhân lực được đào tạo ở các trường CĐN GTVT
1.4. Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề GTVT đáp ứng yêu cầu thị trường
lao động
1.4.1. Các cách tiếp cận về quản lý đào tạo
* Tiếp cận quản lý đào tạo theo chức năng

* Tiếp cận quản lý đào tạo theo mô hình CDIO
* Tiếp cận quản lý đào tạo theo mô hình CIPO
Mô hình CIPO được mô tả theo sơ đồ sau:

Hình 2: Mô hình quản lý đào tạo CIPO


7

- Đầu vào (Input); Quá trình (Process; Kết quả đầu ra (Outcome); Bối cảnh
(Context)…
Trên đây là một và tiếp cận trong quản lý đào tạo, trong luận án tác giả đã mạnh dạn
chọn mô hình quản lý đào tạo theo mô hình CIPO để áp dụng vào quản lý đào tạo ở các
trường CĐN GTVT trung ương.
1.4.2. Nội dung quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề GTVT đáp ứng thị
trường lao động
1. 4.2.1. Quản lý công tác tuyển sinh (Đầu vào)
1.4.2.2. Quản lý quá trình đào tạo: Quản lý mục tiêu đào tạo; Quản lý việc thực hiện nội
dung, chương trình đào tạo; Quản lý phương pháp, phương tiện đào tạo; Quản lý hoạt động
tổ chức đào tạo; Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
1.4.2.3. Quản lý kết quả đào tạo (Đầu ra)
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu thị trường
lao động
1.4.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu
thị trường lao động
1.4.3.2. Thông tin về việc làm và thị trường lao động
1.4.3.3. Việc đánh giá đúng nhu cầu về đào tạo của xã hội
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG CỦA VIỆT NAM
2.1. Khái quát về các trường CĐN GTVT trung ương ở nước ta
2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển đào tạo nghề của ngành GTVT ở nước ta
2.1.2. Trường cao đẳng nghề GTVT trung ương trong hệ thống đào tạo
2.2. Thực trạng đào tạo, quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề GTVT trung
ương hiện nay
2.2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.2.2. Thực trạng đào tạo ở các trường CĐN GTVT trung ương
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về đào tạo đáp ứng
yêu cầu thị trường lao động
Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về đào tạo nghề
đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Mức độ nhận thức
TT

Nhu cầu đào tạo nghề

Rất rõ
(%)

Khá rõ
(%)

Không rõ
lắm (%)

Xếp
hạng

1


Nhu cầu của Nhà nước

26,8

21,6

51,6

3

2

Nhu cầu của doanh nghiệp

47,8

30,8

21,4

1

3

Nhu cầu của người học

30,4

30,8


38,8

2


8

2.2.2.2. Thực trạng về công tác tuyển sinh
Bảng 2.2. Kết quả tuyển sinh năm 2011-2012 của ngành giao thông vận tải
Đơn vị: Người
Trình độ đào tạo

Số lượng tuyển sinh

Cao đẳng nghề

2150

Trung cấp nghề

2450

Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng

31124

2.2.2.3. Thực trạng về đào tạo nghề trong ngành GTVT đáp ứng yêu cầu thị
trường lao động
2.2.2.4. Thực trạng về đào tạo đáp ứng nhu cầu người học

Bảng 2.4. Tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp
Tình trạng việc làm sau khi
tốt nghiệp

Có việc làm
Không có việc làm
TL%
TL%
SL
SL
1 Cắt gọt kim loại
145
69.05
65
30.95
2 Hàn
205
69.49
90
30.51
3 Công nghệ ô tô
610
63.87
345
36.13
4 Điện công nghiệp
920
65.48
485
34.52

5 Điện Tầu thủy
100
62.50
60
37.50
6 Kỹ thuật máy lạnh & ĐHKK
200
62.50
120
37.50
7 Điện tử công nghiệp
430
73.50
155
26.50
8 Cơ điện tử
200
65.57
105
34.43
9 Kế toán doanh nghiệp
150
63.83
85
36.17
10 Quản trị DN vừa và nhỏ
100
58.82
70
41.18

11 Điện tử dân dụng
306
64.83
166
35.17
12 Sửa chữa máy tầu thủy
100
64.52
55
35.48
13 Công nghệ chế tạo vỏ tầu thủy
210
70.00
90
30.00
14 Quản trị mạng máy tính
100
60.24
66
39.76
15 Thi công cầu đường bộ
100
60.98
64
39.02
3876
65,73
2021
34,27
Tổng cộng

Bảng 2.5. Dạng việc làm của các HS có việc làm
Tình
Có việc làm
Không có việc làm và không tìm việc
trạng
Số lượng
%
Số lượng
%
việc
3876
65,73
2021
34,27
làm

TT

Các
dạng
việc
làm

Làm công ăn
lương
SL
3.673

Tự tạo
việc làm


Không tìm
được việc

Đi học

%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
62,3% 230 3,4% 831 14,1% 915 15,5% 275
( Nguồn từ Vụ tổ chức Tổng cục dạy nghề)

Khác
%
4,6%


9

2.2.2.5. Thực trạng các hình thức đào tạo hiện nay ở các trường CĐN GTVT
-Nhu cầu về tổ chức đào tạo đối với người học; Các hình thức đào tạo nghề ở các
trường đào tạo nghề
2.2.2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trong trường
đào tạo nghề. Cán bộ quản lý ở các trường đào tạo nghề; Giáo viên ở trường đào
tạo nghề; Cơ sở vật chất; Trang thiết bị; Chương trình đào tạo

2.2.3. Thực trạng quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu lao động ở các trường đào
tạo nghề
2.2.3.1. Thực trạng quản lý đầu vào. Quản lý công tác dự báo, khảo sát và phân tích
nhu cầu đào tạo nghề; Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh
2.2.3.2. Thực trạng quản lý quá trình đào tạo. Quản lý mục tiêu đào tạo ở các
trường đào tạo nghề; Quản lý nội dung, chương trình đào tạo ở các trường đào tạo
nghề; Quản lý phương pháp, phương tiện ĐT ở các trường đào tạo nghề; Quản lý hoạt
động dạy – học trong đào tạo ở các trường đào tạo nghề; Quản lý kiểm tra đánh giá kết
quả trong đào tạo ở các trường đào tạo nghề
2.2.3.3. Quản lý kết quả đầu ra Đánh giá của doanh nghiệp về kết quả đào tạo
của nhà trường; Thiết lập mối liên kết đào tạo giữa nhà trường và các doanh nghiệp
2.2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạoViệc đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên; Thực hiện chế độ chính
sách đối với ĐNGV
2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo
- Ưu điểm;Hạn chế;Nguyên nhân
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
3.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta
3.2. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo nghề; Nguyên tắc đảm bảo tính
thực tiễn; Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi; Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp giữa cung và
cầu trong kinh tế thị trường
3.3. Biện pháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung
ương đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
3.3.1. Biện pháp1: Tổ chức khảo sát nhu cầu lao động và tư vấn học nghề, việc làm
ở các trường CĐ nghề GTVT trung ương

3.3.1.1. Mục tiêu biện pháp
Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, việc đào tạo đáp ứng nhu cầu thị
trường lao động nếu nhà trường không biết được một cách cụ thể nhu cầu lao động
cho xã hội như thế nào họ cần cái gì, những gì cần đào tạo?. Nghị quyết của Đảng
cũng đã chỉ rõ cho sự phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 Tuy nhiên, trong quá
trình chuyển đổi cơ cấu lao động CNH, HĐH đất nước, nhu cầu nhân lực luôn biến


10

động... Vì vậy, để đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đó là vấn đề quan
trọng hàng đầu là các trường cần có biện pháp để tự mình xác định được nhu cầu đào
tạo cho thị trường lao đông mà xã hội cần đối với các nghề và trình độ mà trường
mình đang đào tạo thì mới tổ chức tuyển sinh phù hợp với nhu cầu của thị trường lao
động, phù hợp với quy luật cung - cầu trong cơ chế thị trường...
3.3.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
a) Triển khai công tác khảo sát nhu cầu lao động và tư vấn học nghề, việc làm:
b) Thống nhất cách thức thực hiện cho các nhóm khảo sát nhu cầu lao động và
tư vấn học nghề, việc làm:
* Thứ nhất: Cần thống nhất về đầu mối khảo sát nhu cầu về lao động và tư vấn học
nghề, việc làm. Đồng thời tiến hành thu thập các thông tin về nhu cầu đào tạo nghề của
thị trường lao động.
* Thức hai: Tiến hành các bước phân tích nhu cầu của người học và nhu cầu
của xã hội về đào tạo nghề. Dự báo nhu cầu lao động cần trong ngắn hạn và dài hạn
để có kế hoạch tuyển sinh phù hợp...
c) Dự kiến nhân sự cho các nhóm:
d) Xây dựng các bước hoạt động của nhóm:
e) Quyết đinh điều động nhân sự các nhóm khảo sát:
* Khảo sát nhu cầu lao động cần đào tạo nghề. + Thứ nhất: Lựa chọn nội dung và
các tiêu chí cần thiết để khảo sát. + Thứ hai: Xác định địa bàn để tổ chức khảo sát,

thu thập số liệu.+ Thứ ba: Khảo sát theo tiêu chí và chỉ số đã được xác định.+ Thứ tư:
Tổng hợp kết quả khảo sát.+ Thứ năm: Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát.+ Thứ
sáu: Dự báo, xác định nhu cầu lao động cần đào tạo của thị trường.
* Tư vấn nghề, việc làm. - Thứ nhất: Giới thiệu về trường và khả năng đào tạo của
nhà trường. - Thứ hai: Giới thiệu nghề.- Thứ ba: Tư vấn cho học sinh và người lao động
chọn nghề phù hợp với việc làm sau khi tốt nghiệp: - Thứ tư: Phân nghề đào tạo.
3.3.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Cán bộ, giáo viên trong toàn trường cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng
và sự cần thiết phải đánh giá khảo sát nhu cầu lao động và tư vấn nghề, việc làm để phục
công tác đào tạo của nhà trường sát với thực tế nhu cầu thị trường lao động…công tác tiếp
thị (Maketing) trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay. Tạo mối quan hệ chặt chẽ với
các trung tâm DN và GDTX, các trường phổ thông trung học, phổ thông cơ sở và các
doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể trong trong và ngoài nước.
3.3.2. Biện pháp 2: Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động
ngành GTVT
3.3.2.1. Mục tiêu biện pháp
- Nội dung chương trình đào tạo là một trong những thành tố quyết định chất lượng
đào tạo. Do vậy, nhà trường phải thường xuyên cấu trúc nội dung chương trình đào tạo
đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động nói chung và của ngành GTVT nói riêng. Việc
phát triển chương trình đào tạo gắn với các ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội là cơ sở
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường dạy nghề hiện nay.
3.3.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
a) Phát triển mục tiêu đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ngành GTVT.


11

+ Thứ nhất: Xây dựng chuẩn đầu ra cho từng Mô đun của chương trình đào tạo;
+ Thứ hai: Xây dựng chuẩn đầu ra cho từng nghề đào tạo;+ Thứ ba: Xây dựng chuẩn
đầu ra của mỗi trình độ đào tạo;

b) Cấu trúc chương trình đào tạo theo “mô đun” đáp ứng nhu cầu thị trường lao
động ngành GTVT
- Lựa chọn xắp xếp chương trình khung thành các mô đun nghề.
+ Thứ nhất: Phân tích nhu cầu lao động, diện nghề của các nghề đào tạo trong
ngành GTVT; + Thứ hai: Thiết kế chương trình khung đào tạo theo module nghề
phục vụ cho Ngành GTVT
Lựa chọn nội
dung CTK phù
hợp với MD
nghề

Tinh giảm nội
dung

Cập nhật nội
dung

Phát triển
chương trình
đào tạo

Hình 3.5. Qui trình thiết kế nội dung chương trình đào tạo theo Module nghề
c) Áp dụng phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên theo
chuẩn đầu ra.
a) Quản lý , phát triển mục tiêu
đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra

Quản lý, phát triển chương
trình đào tạo đáp ứng nhu
cầu lao động


b) Quản lý và phát triển nội

dung và cấu trúc chương
trình đào tạo theo “mô đun”

c) Đánh giá kết quả học tập

theo chuẩn đầu ra

Hình 3.6. Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động
3.3.2.3. Điều kiện thực hiện
- Cán bộ, giáo viên trong trường phải có nhận thức đúng đắn sâu sắc về sự cần thiết và
tầm quan trọng của đào tạo theo Module nghề để đáp ứng yêu cầu cho người học và của thị
trường lao động trong nghành GTVT. Trường cần có chiến lược phát triển, đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên ở trong nước và nước ngoài để phát triển chương trình đào tạo theo
Module nghề. Trường cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phương tiện, thiết bị dạy học để
phục vụ đào tạo theo module nghề có phòng học theo module. Các doanh nghiệp có trách
nhiệm nghĩa vụ trong việc tham gia vào việc xác định mục tiêu đầu ra, xây dựng nội dung
chương trình đào tạo theo Module nghề. Kinh phí để thực hiện. (Một phần của nhà nước, một
phần tự chủ của trường, và đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cá nhân).
3.3.3. Biện pháp 3:Bồi dưỡng kiến thức và năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL
nhà trường
3.3.3.1. Mục tiêu biện pháp
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường có vai trò to lớn trong việc tổ chức các hoạt


12

động đào tạo và là một nhân tố góp phân nâng cao chất lượng đào tạo. Do vậy, cán bộ

quản lý phải có nhận thức đúng đắn về đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động ...
3.3.3.2. Nội dung và cách thực hiện
+ Thứ nhất: khảo sát năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của CBQL;+ Thứ hai: Xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL; + Thứ ba: Mở các khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý; +
Thứ tư: Tổ chức thực hiện các khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý; + Thứ năm: Tổng kết
đánh giá kết quả của khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý;+ Thứ sáu: Hàng năm nhà trường có
kế hoạch cụ thể bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ chủ chốt của trường...
3.3.3.3. Điều kiện thực hiện
- Dựa vào tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý đã được nhà nước ban
hành. Có mối quan hệ với các Viện nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp, các trường đào tạo
CBQL của nghành GTVT, các trường đào tạo CBQL trong nước và nước ngoài. Thực hiện
cơ chế tài chính về đào tạo và bồi dưỡng CBQL của nhà nước qui định hàng năm cho trường.
Kinh phí thực hiện một phần của nhà nước, một phần tự chủ của trường, một phần nghĩa vụ
của các tổ chức, cá nhân đóng góp, một phần thực hiện xã hội hóa trong đào tạo.
3.3.4. Biện pháp 4: Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn đào tạo nghề và yêu cầu
nguồn nhân lực ngành GTVT
3.3.4.1. Mục tiêu biện pháp
Quản lý và phát triển ĐNGV nhà trường nhằm xây dựng phát triển ĐNGV đảm bảo
về chất lượng, đủ về số lưọng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu đào
tạo nhân lực ngành GTVT đến năm 2020...phát huy tối đa khả năng của ĐNGV.
3.3.4.2. Nội dung và cách thực hiện
+ Thức nhất: Lựa chọn và các chính sách tuyển dụng Đội ngũ GV; + Thứ hai: Bồi
dưỡng phát triển ĐNGV theo chuẩn đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; +
Thứ ba: Phương thức đào tạo nghề theo module nghề; + Thứ tư: Phương pháp dạy học
tích cực lấy người học làm trung tâm; + Thứ năm: Liên kết đào tạo giữa nhà trường và
doanh nghiệp; + Thứ sáu: Cử một số giáo viên đi học nâng cao tay nghề ở các trung tâm
kỹ năng nghề chuyên sâu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; + Thứ bảy: Cử đội ngũ
giáo viên có kiến thức, giầu kinh nghiệm đi đào tạo các phương thức đào tạo nghề hiện đại
và phương pháp dạy học nghề tích cực ở trong và ngoài nước; + Thứ tám: Tạo môi trường
làm việc cho ĐNGV

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để quản lý và phát triển ĐNGV của ngành các trường cao đẳng nghề GTVT trung
ương đến năm 2020, định hướng đến 2030 có khả thi cần đảm bảo các điều kiện sau:
Đánh giá đúng thực trạng ĐNGV nhà trường, dự báo nhu cầu phát triển ĐNGV... xác định
nhu cầu, hình thức đào tạo bồi dưỡng ĐNGV phù hợp, khả thi. Nhà trường phải có hệ
thống tiêu chí đánh giá năng lực giáo viên, có chính sách về đào tạo và bồi dưỡng nâng
cao trình độ giáo viên.
3.3.5. Biện pháp 5: Đa dạng các loại hình đào tạo căn cứ vào nhu cầu của các cơ
sở sử dụng nhân lực ngành GTVT
3.3.5.1. Mục tiêu biện pháp
- Giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng nhằm đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện


13

thị trường lao động cần và hội nhập quốc tế. Vì vậy việc nhà trường thực hiện đa dạng
hóa các loại hình đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường
lao động, của ngành GTVT, trong nước và quốc tế là hết sức cần thiết. Tập trung đào tạo
nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, với nhiều phương thức và
trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành. Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa các loại hình đào nghề theo nhu cầu của ngành GTVT
và xã hội đó là mục tiêu và hướng đi cơ bản của các trường trong điều kiện hiện nay.
3.3.5.2. Nội dung và cách thực hiện
Đào tạo chính quy gồm các hệ: Cao đẳng nghề , Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề, TCCN; Đào tạo
thường xuyên: Chứng chỉ nghề.
* Đào tạo chính quy: Hệ cao đẳng nghề: - Hệ Trung cấp nghề: - Hệ Sơ cấp nghề: Hệ trung cấp chuyên nghiệp (đào tạo kỹ thuật viên):
* Đào tạo thường xuyên
- Thực hiện ký kết nhiều hợp đồng đào tạo bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghề cho
người lao động theo yêu cầu. Thực hiện ký kết nhiều hợp đồng đào tạo bồi dưỡng cấp

chứng chỉ nghề cho công nhân theo yêu cầu của các doanh nghiệp. Thực hiện hợp tác với
các đơn vị đào tạo và sản xuất nước ngoài (Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc,…) đào tạo
bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghề quốc tế cho người lao động, công nhân theo yêu cầu của
các doanh nghiệp. Thực hiện tổ chức đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ Sư phạm dạy
nghề cho giáo viên dạy nghề.
3.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cán bộ quản lý và giáo viên trong trường phải có nhận thức đúng đắn...của việc
đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề để đáp ứng yêu cầu cho người học và nhu cầu
nhân lực của ngành GTVT và thị trường lao động. Trường cần có chiến lược phát triển,
đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên...trong quá trình thực hiện đa dạng hóa các hình
thức đào tạo. Trường cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phương tiện, thiết bị dạy học
để phục vụ đào tạo theo module nghề có phòng học theo module,phù hợp và linh hoạt
trong quá trình thực hiện đào tạo. Cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong
việc tham gia vào việc xác định mục tiêu đầu ra, để xây dựng nội dung chương trình
đào tạo theo Module nghề sát với thực tế các doanh nghiệp và người lao động cần.
3.3.6. Biện pháp 6: Thiết lập mối liên kết đào tạo gắn trường CĐN GTVT trung
ương với các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay
3.3.6.1. Mục tiêu biện pháp
Quản lý và xây dựng mối liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp trong bối
cảnh điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay ở nước ta để thực hiện có hiệu quả đào tạo nghề đáp
ứng nhu cầu của ngành GTVT và thị trường lao động, cũng như yêu cầu của các doanh
nghiệp. Tăng cường được nguồn lực và các điều kiện bảo đảm chất lượng cho nhà trường để
đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
nghề trong cơ chế thị trường phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất.
3.3.6.2. Nội dung và cách thực hiện
- Quản lý xây dựng cơ chế chính sách đảm bảo mối liên kết đào tạo giữa nhà trường với
doanh nghiệp. Quản lý các hoạt động liên kết đào tạo đảm bảo sự thống nhất giữa nhà
trường với doanh nghiệp. Quản lý hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo và rút kinh



14

nghiệm của việc thực hiện liên kết đào tạo thông qua quá trình đánh giá kết quả đầu ra của
sản phẩm đào tạo.
a) Thực hiện đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp.
Một là: Căn cứ vào các quy định pháp lý của nhà nước, của ngành GTVT về mối
quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Hai là: Thực hiện liên kết đào tạo của nhà trường với doanh nghiệp.
Ba là: Điều kiện thực hiện liên kết đào tạo của các doanh nghiệp.
b) Mô hình liên kết đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp
- Thực hiện đào tạo dài hạn: Đối với đào tạo dài hạn trong điều kiện kinh tế thị trường
của Việt Nam hiện nay, tác giả lựa chọn mô hình như sau.
Mô Đun Nghề
Đào tạo tại trường

Lý thuyết cơ sở

Thi tốt
nghiệp

Tích hợp lý thuyết và thực hành

Đào tạo tại các
doanh nghiệp

Học thực hành
sản xuất

Sơ đồ 3.1. Mô hình liên kết đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp
- Thực hiện đào tạo ngắn hạn

Tích hợp lý
thuyết và thực
hành

Đào tạo tại
trường

Học thực hành sản
xuất

Thi tốt nghiệp
(Chứng chỉ nghề)

Sơ đồ 3.2. Mô hình liên kết đào tạo hai giai đoạn đan xen
Trường đào tạo nghề

Thực hiện quá
trình
Đào tạo gắn nhà
trường với
doanh nghiệp

Đầu vào:
- Mục tiêu ĐTạo
- Nội dung ĐTạo
- Tư vấn nghề và tuyển sinh

Đầu ra:
- Đánh giá HS tốt
nghiệp

- Tỷ lệ việc làm

Vai trò, trách nhiêm
Doanh nghiệp trong
Đào tạo nghề

Sơ đồ 3.3. Cơ chế liên kết đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp
Mô hình liên kết đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp có một số ưu điểm sau đây:
+ Thứ nhất: Vừa có thể đào tạo dài hạn theo đơn đặt hàng của nhà nước, vừa có thể
đào tạo các Moduel nghề ngắn hạn theo yêu cầu của các doanh nghiệp. + Thứ hai: Tạo
thuận lợi cho việc đào tạo theo tín chỉ, có tính liên thông giữa các chương trình đào tạo


15

nghề. Sau khi học xong mỗi Moduel nghề, nếu không học tiếp, học sinh/sinh viên được
cấp chứng chỉ nghề để tìm việc làm theo nghề đã học, các tín chỉ này được tích luỹ đủ để
khi có điều kiện và có nguyện vọng học tiếp chương trình dài hạn hoặc nếu đủ theo tín chỉ
qui định trong chương trình có thể xin thi tốt nghiệp để được cấp bằng TCN hoặc CĐN. +
Thứ ba: Trong quá trình phát triển sản xuất, khi các doanh nghiệp có nhu cầu cho vị trí lao
động mới, nhà trường chỉ cần thiết kế chương trình Moduel nghề mới theo yêu cầu của
doanh nghiệp, thị trường lao động để bổ sung vào phần tự chọn của chương trình khung do
đó không làm ảnh hưởng đến chương trình chung hiện hành, đồng thời không phải xáo trộn
chương trình hiện hành để thiết kế lại. Khi một Moduel nghề nào đó cần có sự thay đổi theo
yêu cầu của doanh nghiệp, chỉ cần hoàn thiện Moduel nghề đó mà không làm ảnh hưởng
đến toàn bộ chương trình khung. Đây là một mô hình đào tạo hết sức linh hoạt trong cơ chế
thị trường hiện nay. + Thứ tư: Đây là một mô hình đào tạo không quy định cụ thể về thời
gian đào tạo mà do nhà trường và doanh nghiệp có thể thỏa thuận thời gian đào tạo. Thời
gian đào tạo phụ thuộc vào điều kiện yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp( từ 1 tháng, 2
tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng và dài hơn nữa), theo sự thoả thuận giữa đôi bên cùng có lợi

đối với từng khoá đào tạo. Vì vậy, dễ thực hiện và có tính khả thi cao trong điều kiện hiện
nay để gắn kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
- Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo giữa trường và doanh nghiệp:
+ Thứ nhất: Dựa trên tinh thần tự nguyện, tự giác hợp tác, hai bên cùng có lợi.
+ Thứ hai: Đảm bảo yêu cầu mềm dẻo, linh hoạt trong việc liên kết đào tạo giữa nhà
trường với doanh nghiệp. + Thứ ba: Thực hiện đúng tiến độ của từng khoá học khi đã
được hai bên thống nhất kế hoạch. + Thứ tư: Thực hiện tốt các điều kiện liên kết đào
tạo để mang lại chất lượng và hiệu quả theo mục tiêu đề ra.+ Thứ năm: Trao đổi thường
xuyên trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo.
- Quản lý và triển khai các khoá đào tạo liên kết gắn nhà trường với doanh
nghiệp
Để thực hiện liên kết đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp, hai bên cần có
sự bàn bạc và thoả thuận cùng nhau đề xây dựng kế hoạch chung cho việc thực mỗi
khoá đào tạo. ..
- Quản lý đánh giá kết quả đầu ra và rút kinh nghiệm của việc thực hiện
khoá đào tạo
Sau khi kết thúc mỗi khóa liên kết đào tạo, hai bên giữa nhà trường và doanh
nghiệp cùng nhau phối hợp đánh giá kết quả học tập của học sinh/sinh viên, đồng thời
cùng trao đổi đánh giá kết quả của khoá đào tạo để rút ra mặt mạnh, mặt yếu trong
quá trình đào tạo để khắc phục những tồn tại cho các khoá đào tạo sau được tốt hơn.
- Quản lý việc giới thiệu việc làm cho học sinh/sinh viên sau khi tốt nghiệp
Sau khi kết thúc mỗi khoá đào tạo, đa số học sinh/sinh viên được các doanh
nghiệp tham gia đào tạo liên kết tuyển dụng ngay. Một số nhỏ còn lại, nhà trường cần
tư vấn và giới thiệu việc làm ở các doanh nghiệp khác để các em có cơ hội tìm hiểu về
tìm việc làm, hoặc tự hành nghề (tự tạo việc làm).
3.3.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Để thực hiện biện pháp này đạt hiệu quả Nhà trường và Doanh nghiệp cần có
sự đồng thuận trong việc liên kết đào tạo gắn sản phẩm đào tạo của nhà trường với
việc sử dụng lao động của doanh nghiệp. Việc tiến hành liên kết đào tạo gắn nhà



16

trường với doanh nghiệp phải được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, hai bên cùng
chung lợi ích. Chiều dài xuyên suốt liên kết đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp phải
hết sức mềm dẻo linh hoạt để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
3.3.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trong 6 biện pháp được đề xuất có mối quan hệ...Trong đó, Biện pháp 1: “Tổ chức
khảo sát nhu cầu lao động và tư vấn học nghề, việc làm ở các trường CĐN GTVT trung
ương” nhằm giải đáp các câu hỏi: “Nhu cầu đào tạo nghề cho ngành GTVT cũng như của
thị trường lao động như thế nào”? và “Làm thế nào để có thể tuyển sinh được học sinh vào
học nghề tại trường đáp ứng nhu cầu thị trường lao động”? Trong cơ chế thị trường hiện nay
việc xác định nhu cầu đào tạo là hết sức quan trọng được coi là xuất phát điểm của đào tạo
nghề, vì vậy, biện pháp này có tính quyết định cho việc đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường
lao động. Biện pháp này khắc phục được những nguyên nhân mà các trường đào tạo nghề
trong ngành GTVT vẫn chưa thực hiện được đồng bộ trong việc đào tạo đáp ứng nhu cầu thị
trường lao động, mặc dù chủ trương này đã có từ nhiều năm nay và một số trường đã có
trung tâm khảo sát nhu cầu lao động nhưng việc triển khai tổ chức thực hiện vẫn chưa được
cụ thể hóa và có tính đột phá trong công tác thực hiện khảo sát nhu cầu lao động, tư vấn học
nghề và việc làm sau tốt nghiệp. Biện pháp 6: “Thiết lập mối liên kết đào tạo gắn trường
CĐN GTVT trung ương với các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay” nhằm trả lời các câu
hỏi: “Làm như thế nào để đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp nói riêng và
thị trường lao động nói chung. Quản lý như thế nào để đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động
ngành GTVT và thị trường lao động”. Biện pháp này là biện pháp có tính quyết định để thực
hiện quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động cho ngành GTVT nói riêng và thị trường
lao động nói chung, giải quyết và bố trí việc làm cho học sinh/sinh viên sau khi đã tốt
nghiệp theo nhu cầu của các doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện như ở sơ đồ 3.4.
BP1: Tổ chức
khảo sát nhu

cầu LĐ và tư
vấn học nghề,
việc làm ở các
trường CĐN
GTVT trung
ương

BP2: Phát
triển CTĐT
đáp ứng nhu
cầu lao động
ngành GTVT

BP3: Bồi dưỡng
BP4: Phát triển
kiến thức và
ĐNGV theo chuẩn
năng lực QL
ĐTN và yêu cầu
cho đội ngũ
nguồn nhân lực
CBQL nhà
ngành GTVT
trường

BP6: Thiết lập mối liên kết
đào tạo gắn trường CĐN
GTVT TƯ với các doanh
nghiệp trong bối cảnh hiện
nay


Đào tạo đáp ứng yêu cầu
ngành GTVT và thị
trường lao động

Sơ đồ 3.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp

BP5: Đa dạng các
loại hình ĐT căn
cứ vào nhu cầu
của các cơ sở sử
dụng nhân lực
ngành GTVT


17

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
* Mục đích khảo nghiệm
Thông qua việc lấy ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ quản lý và
những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo nghề nhằm mục đích kiểm
chứng tính cần thiết và tính khả thi và tính hợp lý của các biện pháp được đề xuất.
* Các bước thực hiện
- Phương pháp kiểm chứng: - Đối tượng kiểm chứng: - Quá trình xin ý kiến: Lần
thứ 1: Lấy ý kiến qua phỏng vấn trực tiếp 30 cán bộ quản lý doanh nghiệp và 20 chuyên
gia khác.+ Lần thứ 2: Lấy ý kiến thông qua bảng hỏi 30 thầy cô Ban giám hiệu các trường
đào tạo nghề, 70 giáo viên dạy nghề (nội dung bảng hỏi xem ở phụ lục số 5). Số bảng hỏi
phát ra 150, số bảng hỏi thu về 150 chiếm 100%.
* Kết quả khảo nghiệm
Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được thể hiện ở

biểu đồ sau:
5
4,95
4,9
4,85

Tính cần thiết
Tính khả thi

4,8
4,75
BP1BP2BP3BP4BP5BP6
Biểu đồ 3.1: Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp đề xuất
3.5. Tổ chức thực nghiện và kết quả thực nghiệm
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các biện
pháp quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu xã hội. Chúng tôi đã
tiến hành khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ....chúng tôi chỉ tiến
hành thực nghiệm 2 biện pháp cơ bản đó là: Tổ chức khảo sát nhu cầu lao động và tư
vấn học nghề, việc làm ở các trường CĐ nghề GTVT trung ương; Thiết lập mối liên kết
đào tạo gắn trường CĐN GTVT TƯ với các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Đây
là 2 biện pháp quan trọng và là biện pháp có vai trò quyết định trong quản lý đào tạo nghề
đáp ứng nhu cầu xã hội.
*) Biện pháp: “Tổ chức khảo sát nhu cầu lao động và tư vấn học nghề, việc làm ở
các trường CĐ nghề GTVT trung ương”
a) Mục đích thực nghiệm
- Trên cơ sở triển khai công tác khảo sát nhu cầu lao động và tư vấn học nghề, việc
làm, nhằm đánh giá hiệu quả và những tác động của việc xác định nhu cầu đào tạo nghề
của ngành GTVT và thị trường lao động đối với hoạt động đào tạo của trường. Tác động



18

của việc khảo sát lao động đến công tác tuyển sinh của trường nhằm nâng cao chất lượng
tuyển sinh và đáp ứng nhu cầu của người học.
b) Địa điểm và thời gian thử nghiệm
- Tác giả thực nghiệm tại trường cao đẳng nghề GTVT trung ương II, địa chỉ xã:
Hồng Thái – huyện: An Dương – thành phố: Hải Phòng. Thời gian thực nghiệm được tiến
hành tại nhà trường bắt đầu từ tháng 3/2014.
c) Nội dung thực nghiệm
- Triển khai các hoạt động khảo sát nhu cầu lao động, tư vấn học nghề, việc làm sau khi
tốt nghiệp. Đánh giá tác động các hoạt động của Trung tâm đến việc xác định nhu cầu đào tạo
nghề của thị trường lao động đối với trường. Đánh giá tác động các hoạt động khảo sát nhu cầu
lao động, tư vấn học nghề đến công tác tuyển sinh của trường.
d) Tiến trình thực nghiệm.
- Nhà trường thống nhất chủ trương khảo sát nhu cầu lao động, tư vấn học nghề,
việc làm. Hiệu trưởng giao cho trung tâm khảo sát nhu cầu lao động và tư vấn học nghề,
việc làm đến lập kế hoạch khảo sát LĐ, tư vấn học nghề, việc làm. Giám đốc trung tâm
trình Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch thực hiện. Các nhóm triền khai các hoạt động theo
chức năng nhiệm vụ được giao. Tổ chức đánh giá kết quả khảo sát LĐ, tư vấn học nghề,
việc làm.
e) Kết quả thực nghiệm.
- Kết quả tư vấn nghề và tuyển sinh:
Tác giả thực nghiệm với việc tổ chức triển khai đồng bộ các hoạt động tư vấn học nghề.
Kết quả tuyển sinh được so sánh giữa trước khi tư vấn học nghề và sau khi tư vấn học nghề. Đã
tư vấn cho học sinh của 15 nghề, kết quả thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. So sánh kết quả tuyển sinh sau khi tư vấn học nghề
Số lượng
Mã số nghề
đào tạo


Trước khi
tư vấn học
nghề

Sau khi tư
vấn học
nghề

C12- CGK

50

78

Hàn

C12- HAN

10

15

50110222

Công nghệ ô tô

C12- OTO

155


195

4

50510302

Điện công nghiệp

C12- DCN

100

135

5

50510303

Điện Tầu thủy

C12- DTT

30

45

6

50110339


Kỹ thuật máy lạnh & ĐHKK

C12- KML

30

50

7

50110345

Điện tử công nghiệp

C12- DTU

35

45

8

50110343

Cơ điện tử

C12- CDT

25


35

9

50340301

Kế toán doanh nghiệp

C12- KTD

200

250

TT

Mã nghề

Tên nghề

1

50110201

Cắt gọt kim loại

2

50110203


3


19

10

50340402

Quản trị DN vừa và nhỏ

C12-QTD

60

75

11

50510344

Điện tử dân dụng

C12- ĐDD

20

25


12

50510225

Sửa chữa máy tầu thủy

C12-MTT

15

25

13

50510215

Công nghệ chế tạo vỏ tầu thủy C12- VTT

19

25

14

50510211

Quản trị mạng máy tính

C12- QTM


21

28

15

50510226

Thi công cầu đường bộ

C12- CĐB

18

25

- Kết quả khảo sát thu thập thông tin về nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp
+ Các nhóm khảo sát đã tổ chức các buổi trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo với
một số doanh nghiệp như:
1- Công ty CP lisenco 2 Việt Nam - ĐC: An dương – Hải phòng
2- Công ty CP Đóng tầu Đông Á - ĐC: ĐC: An dương – Hải phòng
3- Công ty Cổ phần Thép (MB) - ĐC: Quán toan – Hải Phòng.
4- Công ty CP nhân lực IRE – ĐC: Cát bi – Hải phòng
5- Công ty CP xây lắp điện Hải phòng – ĐC: Kiến an – Hải phòng
6- Công ty CP thương mại xây lắp điện Hoàng nhật – ĐC: Ngô quyền – HP
7- Công ty CP xây lắp trọng Việt Hưng – ĐC: An dương – Hải phòng
8- Công ty CP thương mại xây lắp điện thịnh hưng – ĐC: Kiến An – HP
+ Đã ký hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp:
1- Công ty CP lisenco 2 Việt Nam - ĐC: An dương – Hải phòng
2- Công ty CP Đóng tầu Đông Á Vạn Phát- ĐC: ĐC: An dương – Hải phòng

3- Công ty CP thương mại xây lắp điện Hoàng nhật – ĐC: Ngô quyền - HP
4- Công ty CP nhân lực IRE – ĐC: Cát bi – Hải phòng
5- Công ty CP xây lắp trọng Việt Hưng – ĐC: An dương – Hải phòng
6- Công ty CP thương mại xây lắp điện Thịnh Hưng – ĐC: Kiến An – HP
*) Biên pháp “Thiết lập mối liên kết đào tạo gắn trường CĐN GTVT TƯ với các
doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay”
a) Mục đích thực nghiệm
- Kiểm chứng tính phù hợp, tính khả thi trong điều kiện hiện nay ở nước ta của mô
hình gắn đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả của việc phối hợp
đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp theo mô hình đã được lựa chọn nhằm đáp ứng
yêu cầu thị trường lao động. Minh chứng cho tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã
được đề ra.
b) Thời gian và điều kiện thực nghiệm.
- Địa điểm thực nghiệm.Tác giả chọn trường Cao Đẳng nghề GTVT trung ương II
và Công ty phát triển nhân lực IRE Hải Phòng.
- Thời gian thực nghiệm: Các hoạt động phối hợp giữa trường dạy nghề và các
doanh nghiệp được thực hiện trong suốt quá trình đào tạo, lựa chọn các hoạt động đào tạo
từ tháng 4/2014 đến tháng 09/2014.


20

c) Nội dung thực nghiệm. Nhà trường tiến hành đào tạo modun nghề PLC cơ bản
theo yêu cầu doanh nghiệp.
d) Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.Tác giả chọn một lớp Điện công nghiệp
đang học năm thứ ba tại trường, chia lớp học ra thành 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm gồm 2
tổ và nhóm đối chứng gồm 2 tổ trên nguyên tắc chọn lựa trình độ học sinh của mỗi nhóm
tương đương nhau.
Nhóm thực nghiệm được học theo đơn đặt hàng của Công ty phát triển nhân lực IRE
Hải phòng: có sự tham gia đào tạo và quản lý của nhà trường và công ty, được thực tập sản

xuất tại Công ty.
Nhóm đối chứng được học tại trường theo kế hoạch đào tạo bình thường của trường,
có thực tập ở xưởng sản xuất của trường nhưng không có tham gia của đào tạo và quản lý
của Công ty.
e) Tiến trình thực nghiệm.
Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo các giai đoạn với các bước sau đây:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm : + Bước 1: Lập kế hoạch phối hợp đào tạo và
thực hành giữa trường cao đẳng nghề GTVT trung ương II và công ty phát triển nhân lực
IRE Hải phòng. + Bước 2: Trường Cao đẳng nghề GTVT trung ương II và công ty phát
triển nhân lực IRE Hải phòng Lập kế hoạch và quá trình thực hiện đào tạo và thực tập, lập
“biên bản ghi nhớ” về nội dung hai bên phối hợp. + Bước 3: Thống nhất các nhiệm vụ và
yêu cầu trong quá trình thực hiện của mỗi bên, lập “hợp đồng đào tạo”. + Bước 4: Thống
nhất các tài liệu liên quan đến quá trình thực nghiệm.
- Giai đoạn 2: Triển khai thực nghiệm. + Bước 1: Cử giáo viên phụ trách nhóm thực
nghiệm tại doanh nghiệp thống nhất trách nhiệm của mỗi bên về các điều kiện đảm bảo Tài
chính, cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ, vật tư cho quá trình đào tạo và thực tập. + Bước 2: Với
nhóm thực nghiệm, tổ chức đào tạo theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu SV học tại trường, giai
đoạn sau sinh viên thực tập nghề nghiệp tại doanh nghiệp theo chương trình thực tập đã được
xây dựng cho nhóm thực nghiệm. Với nhóm đối chứng SV học tại trường như hiện nay. +
Bước 3: Tổ chức thi kiểm tra- đánh giá kết quả học tập.
- Giai đoạn 3:+ Tổng kết đánh giá kết quả của hai nhóm sinh viên.+ Tổ chức hội
nghị tổng kết đánh giá kết quả liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề GTVT trung
ương II, rút kinh nghiệm, đánh giá và điều chỉnh chương trình đào tạo modun nghề PLC
cơ bản sao cho phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp và triển khai kế hoạch tiếp theo cho các
khóa tới.
- Giai đoạn 4: Tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho HS/SV tốt nghiệp.
Cách thức tổ chức thực tập nghề nghiệp của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
có sự khác biệt được lập như ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Sự khác biệt của việc tổ chức học tập và thực tập của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

TT
1

Nội dung
Nội dung
học tập

Nhóm thực nghiệm

Nhóm đối chứng

- Có sự tham gia của doanh - Không có sự tham gia của
nghiệp

doanh nghiệp


21

- Điều chỉnh 30% nội dung thực - Mục tiêu, nội dung học tập và
tập theo yêu cầu của công ty…

thực tập có sẵn của trường.

Được sử dụng tất cả các trang Được sử dụng một số thiết bị,
2

Cơ sở vật

thiết bị, dụng cụ của Công ty… dụng cụ và không được tham


chất

liên quan đến nội dung học tập gia hết các khâu của quá trình
và thực tập

học tập và thực tập.

Công ty đóng góp cho chi phí Tài chính do trường phải trả cho
3

đào tạo là 50/50% học phí 1 năm công ty từ nguồn học phí thu

Tài chính

được của học sinh

học/1 tháng thực tập.

- Cán bộ QL của doanh nghiệp - Chỉ có CBQL của trường
Cán bộ quản có tham gia hướng dẫn HS/SV hướng dẫn.
4

lý giảng viên học tập và thực tập.
hướng dẫn

- GV của trường hướng dẫn

- Thợ lành nghề của công ty thực hành trong suốt quá trình
hướng dẫn thực hành


5

học tập và thực tập.

Hội đồng đánh giá có sự tham Hội đồng đánh giá của cơ sở

Thi - đánh

gia của kỹ sư, thợ lành nghề đào tạo.

giá kết quả

công ty và GV của trường

f) Kết quả thực nghiệm
Qua tiến hành thực nghiệm đánh giá trên hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
kết quả được thể hiện ở bảng 3.4 và 3.5 như sau:
Bảng 3.4. Kết quả học tập của nhóm thực nghiệm

TT

Các tổ thực
nghiệm

Tổng
số SV

1


TN1-TKTT

2

TN2-TKTT

Kết quả học tập (%)
Xuất
sắc

Giỏi

Khá

TB
khá

Trung
bình

Yếu
kém

10

1

3

2


3

1

0

10

2

4

2

2

0

0

Bảng 3.5. Kết quả học tập của nhóm đối chứng

TT

Các tổ
đối chứng

Tổng
số SV


1

ĐC1-TKTT

2

ĐC2-TKTT

Kết quả học tập (%)
Xuất
sắc

Giỏi

Khá

TB
khá

Trung
bình

Yếu
kém

10

0


0

4

4

2

0

10

0

1

4

3

2

0


22

Nhận xét:
Từ kết quả thực nghiệm ở hai bảng trên cho thấy, có sự chênh lệch đáng kể về kết quả
học tập của học sinh ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, cụ thể như:

- Kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là: xuất sắc 3; giỏi 7; khá 4; trung bình khá
5; trung bình 4; yếu kém 0.
- Còn kết quả tốt nghiệp của nhóm đối chứng là: xuất sắc 0; giỏi 1; khá 8; trung bình
khá 7; trung bình 4; yếu kém 0. Như vậy có thể nói bằng những tác động tích cực vào quá
trình đào tạo đã dẫn đến chất lượng đào tạo của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với
nhóm đối chứng.
Để đánh giá mức độ đáp ứng thị trường lao động, cơ hội việc làm và hiệu quả của
giải pháp. Tác giả điều tra về tình trạng việc làm của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm, kết quả như ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
TT

Nhóm
Tình trạng việc làm

Nhóm thực
nghiệm (%)

Nhóm đối
chứng (%)

1

Có việc làm đúng ngành nghề được đào tạo

65

40

2


Có việc làm không đúng ngành nghề được đào tạo

25

30

3

Chưa có việc làm

10

30

Tổng số

100

100

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (%)
g) Đánh giá chung:
Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã
được đề xuất, cũng như đã chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã
được đề ra.
Kết luận chương 3


23


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động đó là một chủ trương của Đảng và
nhà nước ta, đồng thời cũng là một giải pháp quan trọng để duy trì và phát triển của các
trường nghề trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập hiện nay. Tuy nhiên cho đến nay, hệ thống
đào tạo nghề nói chung và các trường đào tạo nghề giao thông vận tải nói riêng vẫn lúng túng
trong việc triển khai và thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này. Qua quá trình nghiên cứu
chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- Luận án đã tổng quan vấn đề nghiên cứu về đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề
đáp ứng yêu cầu thị trường lao động của các công trình nghiên cứu ở một số nước trên thế
giới và Việt Nam. Luận án xây dựng khung lý thuyết về quản lý đào tạo nghề đáp ứng yêu
cầu của thị trường lao động.
- Thực trạng đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề cho
thấy hiện nay vẫn còn đa số các trường đang đào tạo theo cung, chưa thực sự chuyển
hướng sang đào tạo theo cầu, lý do chủ yếu của tình trạng nêu trên là quản lý đào tạo của
các trường đào tạo nghề chưa theo kịp cách thức đổi mới trong đào tạo nghề hiện nay để
hướng vào thị trường lao động việc làm. Vì vậy, để các trường CĐN GTVT trung ương
thực hiện tốt mô hình đào tạo đáp ứng yêu cầu lao động cho ngành GTVT và thị trường
lao động, cần có những biện pháp khả thi và phù hợp với điều kiện của ngành, nước ta
trong bối cảnh hiện nay.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý đào tạo nghề ở các trường
cao đăng nghề giao thông vận tải trung ương, luận án đã đề xuất 6 biện pháp về quản lý
đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu LĐ ngành GTVT và thị trường lao động, các biện pháp có
mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ và tác động qua lại với nhau.
- Luận án đã tổ chức khảo nghiệm lấy ý kiến chuyên gia ở trường đào tạo nghề và
doanh nghiệp về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp và tiến hành thực nghiệm
2 biện pháp ở trường cao đẳng GTVT trung ương II. Kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm
cho thấy các biện pháp được đề xuất là cần thiết và có tính khả thi cao, có thể vận dụng
vào trong thực tiễn quản lý đào tạo nghề góp phần nâng chất lượng đào tạo nghề đáp ứng

yêu cầu thị trường lao động hiện nay.
2. Khuyến nghị:
Để thực hiện tốt công tác quản lý đào tạo ở các trường CĐN GTVT trung ương đáp
ứng nhu cầu lao động ngành GTVT và thị trường lao động, chúng tôi xin có một số kiến
nghị như sau:


24

2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:
- Mở rộng hành lang tự chủ cho các trường đào tạo nghề, cho các trường tự chủ xây
dựng chương trình đào tạo theo luật giáo dục nghề nghiệp và theo yêu cầu doanh nghiệp
Hiệu trưởng được quyết định phương thức đào tạo không theo khung cố định của Bộ ban
hành (Theo mô đun nghề, theo học chế tín chỉ) có tính mềm dẻo linh hoạt để thuận lợi cho
việc đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
- Triển khai thông suốt thống thông tin về đào tạo nghề và nhu cầu lao động cho các
trường đào tạo nghề, các yêu cầu đào tạo của thị trường lao động được cập nhật thường
xuyên trên các trang mạng.
- Tạo được hành lang pháp lý để các trường đào tạo nghề có quyền nhiều hơn trong
quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động theo Luật GDNN
- Có cơ chế bắt buộc các cơ sở sử dụng lao động phải sử dụng lao động đã được đào
tạo qua các trường lớp.
2.2. Đối với doanh nghiệp
- Cần có kế hoạch tuyển dụng lao động kỹ thuật cụ thể về số lượng, chất lượng, cơ
cấu ngành nghề và trình độ đào tạo.
- Chủ động phối hợp triển khai công tác đào tạo với các trường đào tạo nghề để đáp
ứng yêu cầu phát triển nhân lực của doanh nghiệp, có nghĩa vụ đối với các trường cung
cấp nhân lực cho mình.
2.3. Đối với các trường đào tạo nghề
- Tăng cường tổ chức, triển khai triệt để công tác khảo sát nhu cầu đào tạo và tư vấn

học nghề, việc làm đến các địa phương.
- Thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu lao động các ngành nghề mà doanh nghiệp
cần, để đào tạo sát với thực tiễn.
- Tổ chức đào tạo nghề theo mô đun nghề (tích lũy mô đun, học chế tín chỉ) để đáp
ứng yêu cầu các doanh nghiệp và nhu cầu người học.
- Quan hệ tốt với các doanh nghiệp, mở rộng và triển khai liên kết đào tạo với các
doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
- Có chính sách thu hút các nguồn đầu tư cơ sở vào đào tạo nghề (của các tổ chức
phi chính phủ)…



×