Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài tập di truyền rèn kĩ năng cho học sinh lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.56 KB, 21 trang )

Câu hỏi, Bài tập rèn kĩ năng
I. Bài tập về các quy luật di truyền
1. Bài tập về phép lai một cặp tính trạng
Câu 1. Ở một loài thực vật gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội so với alen a: hạt xanh.
Chọn cây hạt vàng dị hợp tử tự thụ phấn thu được 241 hạt lai F1.
a/ Xác định số lượng và tỷ lệ các loại kiểu hình ở F 1. Tính trạng màu sắc của hạt lai F1
được biểu hiện trên cây thuộc thế hệ nào ?
b/ Trung bình mỗi quả đậu có 5 hạt, tỷ lệ các quả đậu có tất cả các hạt đều vàng hoặc đều
xanh là bao nhiêu? Tỷ lệ các quả có cả hạt vàng và hạt xanh là bao nhiêu?
Câu 2. Ở đậu Hà Lan, cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1
đều có hạt vàng, sau đó tiếp tục cho cây F1 tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
Xác định tỷ lệ kiểu hình về màu sắc hạt ở cây F2. Biết rằng màu sắc hạt do 1 gen quy định và
tính trạng là trội hoàn toàn.
Câu 3 Ở nhà hộ sinh người ta nhầm lẫn 2 đứa con trai: Bố mẹ của một đứa có nhóm máu O và
A, đứa kia có nhóm máu A và AB. Hai đứa trẻ có nhóm máu O và A.
a. Xác định con của mỗi cặp vợ chồng.
b. Lấy ví dụ trong trường hợp có thể đoán được đứa trẻ là con của người mẹ nào mà
không cần xét nghiệm máu của người cha.
Câu 4. Qua nghiên cứu, người ta xác định được ở người: bệnh máu khó đông là do gen a quy
định, máu bình thường do gen A quy định. Gen quy định tính trạng này nằm trên NST giới tính
X, không có alen tương ứng trên NST Y.
a. Đây là kết quả của phương pháp nghiên cứu di truyền người nào?
b. Trong quần thể người có bao nhiêu kiểu gen quy định tính trạng trên? Đó là những
kiểu gen nào?
Câu 5 Ở chuột lang, tính trạng kích thước lông (lông dài và lông ngắn) do một cặp gen quy
định và nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường.
Cho chuột lông ngắn giao phối với nhau, chuột con sinh ra có con lông dài, có con lông
ngắn. Biết rằng không có đột biến xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử.
a)Biện luận và viết sơ đồ lai .
b)Làm thế nào để biết được chuột lông ngắn là thuần chủng hay không thuần chủng ?
c)Kiểu gen của chuột bố mẹ ( P) phải như thế nào để ngay thế hệ F 1 thu được 100% chuột lông


ngắn ?
Câu 6 Ở người bệnh bạch tạng do alen a gây ra, alen A qui định người bình thường. Trong 1
gia đình bố mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác suất bị bệnh của đứa con thứ
hai là bao nhiêu ?
Câu 7 Ở người, nhóm máu được quy định: Nhóm máu A (I AIA, IAI0), nhóm máu B (IBIB, IBI0),
nhóm máu AB (IAIB), nhóm máu O (I0I0)
Hai anh em sinh đôi cùng trứng, người anh lấy vợ có nhóm máu A, con của họ có nhóm máu A
và AB, người em lấy vợ có nhóm máu B, con của họ có nhóm máu A, B và AB. Hãy xác định
kiểu gen của hai anh em?
2. Bài tập về phép lai hai cặp tính trạng
Câu 1. Cho một cây đậu Hà Lan (P) lai với ba cây đậu Hà Lan khác nhau:
-Với cây thứ nhất thu được F1, trong đó có 6,25% kiểu hình thân thấp, hạt xanh.
-Với cây thứ hai thu được F1, trong đó có 12,5% kiểu hình thân thấp, hạt xanh.
-Với cây thứ ba thu được F1, trong đó có 25% kiểu hình thân thấp, hạt xanh.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai trong từng trường hợp.


Biết rằng tính trạng thân cao, hạt vàng là trội so với tính trạng thân thấp, hạt xanh. Mỗi gen
qui định một tính trạng và các gen nằm trên các nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau.
Câu 2. Ở lúa tính trạng thân cao tương phản với thân thấp; tính trạng hạt tròn tương phản với
hạt dài. Trong một số phép lai, ở F1 người ta thu được kết quả như sau:
- Phép lai 1: 75% cây lúa thân cao, hạt tròn : 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn.
- Phép lai 2: 75% cây lúa thân thấp, hạt dài : 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn.
Cho biết: các gen quy định các tính trạng đang xét nằm trên các NST khác nhau. Hãy xác định
kiểu gen của P và F1 ?
Câu 3. Ở thực vật, có hai phép lai giữa các cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen (ký hiệu 2 cặp gen là
A, a và B, b), mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
+ Phép lai 1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền liên kết.
+ Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau.
a. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen của 2 phép lai nói trên?

b.Viết các kiểu gen có cùng kiểu hình trội về cả 2 tính trạng ở mỗi phép lai trong tất cả các
trường hợp ?
Câu 4 Cho biết ở một loài côn trùng, hai cặp tính trạng về chiều cao chân và độ dài cánh do gen
nằm trên NST thường quy định và di truyền độc lập với nhau.
Gen A: chân cao; gen a: chân thấp; Gen B: cánh dài; gen b: cánh ngắn.
Người ta tiến hành hai phép lai và thu được hai kết quả khác nhau ở con lai F1 như sau:
1. Phép lai 1, F1 có:
- 37,5% số cá thể có chân cao, cánh dài.
- 37,5% số cá thể có chân thấp, cánh dài.
- 12,5% số cá thể có chân cao, cánh ngắn.
- 12,5% số cá thể có chân thấp, cánh ngắn.
2. Phép lai 2, F1 có:
- 25% số cá thể có chân cao, cánh dài.
- 25% số cá thể có chân cao, cánh ngắn.
- 25% số cá thể có chân thấp, cánh dài.
- 25% số cá thể có chân thấp, cánh ngắn.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên.
Câu 5 Người ta lai lúa mì thuần chủng thân cao, hạt màu đỏ với lúa mì thuần chủng thân thấp,
hạt màu trắng, Ở F1 thu được tất cả lúa mì thân cao, hạt màu vàng. Cho Fl lai với nhau, F2 thu
được:
61 thân cao hạt màu đỏ, 122 thân cao hạt màu vàng, 60 thân cao hạt màu trắng, 21 thân
thấp hạt màu đỏ, 40 thân thấp hạt màu vàng, 22 thân thấp hạt màu trắng.
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.
Biết rằng mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp gen len nằm trên nhiễm sắc thể thường, các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do và sự di truyền tính trạng chiều cao của thân không
phụ thuộc vào sự di truyền tính trạng màu sắc của hạt.
Câu 6 Ở đậu Hà lan, hạt màu vàng và hạt màu xanh lục liên quan đến gen màu hạt, thân cao và
thân thấp liên quan đến gen chiều cao cây. Khi lai các cây đậu Hà lan với nhau người ta thu
được các kết quả sau:
Thế hệ con lai
Tổ hợp lai

Hạt màu
Hạt màu
Hạt màu
Hạt màu

1. hạt màu vàng, thân cao

vàng, thân

vàng, thân

xanh lục,

xanh lục,

cao
89

thấp
31

thân cao
33

thân thấp
10


x hạt màu vàng, thân cao
2. hạt màu vàng, thân thấp


0

42

0

13

x hạt màu vàng, thân thấp
3. hạt màu xanh lục, thân

21

20

22

22

cao x hạt màu vàng, thân
thấp
Hãy xác định kiểu gen của các cây bố mẹ của các tổ hợp lai trên.
(học sinh không cần viết sơ đồ lai)
Câu 7. Một người đàn ông mù màu (bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên) có
vợ là một phụ nữ đồng hợp bình thường về gen này. Họ sinh được 2 con, không may cả hai đứa
trẻ đều mắc bệnh Tơcnơ (OX), đồng thời một trong hai đứa còn bị bệnh mù màu.
a. Đối với đứa con vừa bị Tơcnơ vừa bị mù màu, sự không phân li cặp nhiễm sắc thể giới
tính xảy ra ở mẹ hay bố? Giải thích.
b. Đối với đứa con chỉ bị Tơcnơ (không bị mù màu), sự không phân li cặp nhiễm sắc thể

giới tính xảy ra ở bố hay mẹ ? Giải thích.
Câu 8. Người ta thực hiện hai phép lai khác nhau ở một loài động vật:
- Phép lai 1: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt thỏi với lông ngắn, mắt bình thường được F 1
toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F 1 với nhau ở F2 có 25% lông dài, mắt thỏi, 50%
lông dài, mắt bình thường, 25% lông ngắn, mắt bình thường.
- Phép lai 2: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt bình thường với lông ngắn, mắt thỏi được F 1
toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F 1 với nhau được F2 có 75% lông dài, mắt bình
thường, 25% lông ngắn, mắt thỏi .
Biện luận xác định kiểu gen của các cặp bố mẹ trong hai phép lai trên và viết sơ đồ lai từ P
đến F2. Biết rằng cấu trúc của các nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân.
Câu 9. Ở một loài thực vật: gen A qui định màu hoa tím; gen a qui định màu hoa trắng; gen B
qui định quả tròn; gen b qui định quả dài. Hai cặp gen trên cùng nằm trên 1 cặp nhiễm
sắc thể tương đồng. Khi cho lai 2 cây không thuần chủng với nhau, F 1 xuất hiện kiểu hình
hoa trắng quả dài với tỉ lệ 25%. Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của P và lập sơ đồ lai
cho phép lai trên?
Câu 10 Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Cho hai cá thể
ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài (dị hợp tử 2 cặp gen) giao phối với nhau, đời F 1 thu
được 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 thân xám, cánh cụt : 2 thân xám,
cánh dài : 1 thân đen, cánh dài.
a) Biện luận và viết sơ đồ lai.
b) Chọn ngẫu nhiên một cặp ruồi giấm F1 cho giao phối với nhau, F2 phân li kiểu hình
theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. Hãy cho biết kiểu gen của cặp ruồi giấm F1 này.
Câu 11 Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả dạng tròn, b
quy định quả dạng bầu dục. Khi cho giống cà chua quả đỏ, dạng tròn lai với giống cà chua quả
đỏ, dạng bầu dục được F1 có tỉ lệ 50% cây quả đỏ, dạng tròn : 50% cây quả đỏ, dạng bầu dục.
Xác định kiểu gen của các cây bố mẹ? Biết các gen phân li độc lập với nhau, một trong 2 cây
bố mẹ thuần chủng.
Câu 12



Ở ruồi giấm, màu thân vàng và mắt trắng đều do gen lặn liên kết với NST X qui định (NST Y
không mang alen tương ứng). Phép lai giữa ruồi đực kiểu dại với ruồi cái thân vàng, mắt trắng
thu được F1. Trong khoảng 1500 con F 1 có 1 con ruồi cái thân vàng, mắt trắng, 2 con ruồi đực
kiểu dại.
Hãy giải thích cơ chế tạo ra ruồi cái thân vàng, mắt trắng và ruồi đực kiểu dại ở F 1. Biết rằng
không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST.
3. Phả hệ
Câu 2 Khi nghiên cứu sự di truyền bệnh Hunter ở một dòng họ, người ta thu được kết quả sau:
Bé trai 4 tụổi mắc chứng bệnh di truyền (bệnh Hunter), có mặt biến dạng, lùn và ngu đần. Cả
cha mẹ, người chị 10 tuổi và anh trai 8 tuổi của bé đều không bị bệnh này. Bà mẹ này có người
em trai chết lúc 15 tuổi cũng có các triệu chứng bệnh như bé trai 4 tuổi nói trên; đồng thời bà
cũng có một người cháu (con trai của chị gái bà) có các triệu chứng tương tự, trong khi chị gái
bà và chồng bà ta bình thường.
Hãy viết sơ đồ phả hệ của dòng họ trên.
Câu 3 Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định,
alen trội (A) quy định tính trạng bình thường và di truyền tuân theo quy luật Men đen. Một
người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng
này sinh được 3 người con, người con gái đầu bị bệnh, người con trai thứ hai và người con trai
thứ ba đều bình thường.
a) Hãy vẽ sơ đồ phả hệ bệnh bạch tạng của gia đình trên qua 3 thế hệ.
b) Xác định kiểu gen của 3 người con đã sinh ra từ cặp vợ chồng trên.
Biết rằng, ngoài người em chồng, anh vợ và người con gái bị bệnh ra, cả bên vợ và bên
chồng không còn ai khác bị bệnh.
Câu 4 Sơ đồ dưới đây cho thấy phả hệ 3 đời ghi lại sự di truyền của 2 tính trạng đơn gen là
đường chân tóc nhọn trên trán (gọi là chỏm tóc quả phụ) và dái tai phẳng, các tình trạng tương
ứng là không có chõm tóc quả phụ và dái tai chúc.
P:
chúc


Nam không có tóc quả phụ, dái tai
1

2

3

4

Nữ không có tóc quả phụ, dái

tai chúc
Nam không có tóc quả phụ, dái tai
phẳng
Nữ không có tóc quả phụ, dái tai
phẳng
5

6

7

8

9

10
Nam có tóc quả phụ, dái tai chúc
Nữ có tóc quả phụ, dái tai chúc


11 12
Nữ có tóc quả phụ, dái taiphẳng
a. Xác định kiểu gen của các thành viên trong phả hệ mà em có thể xác định được.
b. Nếu cặp vợ chồng 8 và 9 quyết định sinh thêm con thì xác suất để đứa con này là con trai có
tóc quả phụ và dái tai chúc là bao nhiêu?


Biết rằng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen nằm trên các NST thường khác nhau và
không xảy ra đột biến mới.
Câu 5
Nghiên cứu sự di truyền bệnh đái thái đường do Insulin mất hoạt tính ở một gia đình trong một
dòng họ, người ta lập được sơ đồ phả hệ như sau:
1

2

I
1

2

3

4

5

6

7


8

II
1

2

3

4

5

6

7

III

1

2

3

4

5


6

7

IV

Chú thích: - Nam không bị bệnh:
- Nữ không bị bệnh:

; Nam bị bệnh:
; Nữ bị bệnh:

Hãy cho biết:
a. Bệnh này được quy định bởi gen trội ( A) hay gen lặn (a) ? Giải thích.
b. Bệnh có liên kết với giới tính hay không ? Giải thích.
c. Hãy xác định kiểu gen của các cá thể có thể được một cách chắc chắn, chính xác từ sơ đồ
trên.
d. Viết sơ đồ lai và tính tỉ lệ xác suất các con bị bệnh của cặp vợ chồng III2 và III3
4. Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình; số kiểu gen, kiểu hình.
Câu 1: Mỗi tính trạng do một gen quy định, cho P tự thụ phấn, đời F 1 có tỷ lệ kiểu gen là 1 :
2 : 1. Cho thí dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật di truyền chi phối phép lai.
Câu 2. Xét hai loài sinh vật: loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen

AB
(chỉ
ab

xét trường hợp các gen liên kết hoàn toàn ).
1. Nêu đặc điểm chung và đặc điểm riêng về kiểu gen của hai loài.
2. Muốn nhận biết kiểu gen mỗi loài người ta làm thế nào?

Câu 3. Cho hai cá thể lai với nhau thu được F 1 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 3:1. Qui luật di
truyền nào đã chi phối phép lai? Với mỗi qui luật di truyền cho một ví dụ bằng một sơ đồ lai
(cho biết gen qui định tính trạng nằm trên NST thường).
Câu 4. Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D),
hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập.


Cho ba thứ lúa di hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp
tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ
bảng) hãy xác định :
a. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?
b. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?
Câu 4. Một cá thể dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb). Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
a. Cá thể này có thể có kiểu gen như thế nào?
b. Quy luật di truyền nào chi phối các tính trạng do các gen trên quy định?
c. Để thế hệ lai nhận được ít kiểu hình nhất thì cá thể dị hợp trên phải lai với cá thể có kiểu gen
như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
Câu 5 Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn
và gen b quy định quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể (NST) tương
đồng khác nhau.
1. Viết các kiểu gen quy định cây thân cao quả tròn và cây thân thấp quả bầu dục.
2. Các cây nói trên thực hiện giảm phân bình thường cho ra những loại giao tử nào? Từ đó hãy
nêu công thức tổng quát tính số loại giao tử của cơ thể có chứa n cặp gen dị hợp.
3. Trong các cây nói trên, chọn cây bố mẹ như thế nào để:
a. F1 có 100% cây thân cao quả tròn.
b. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1:1:1.
c. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 9:3:3:1.
d. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1.
Câu 6. Trong tinh bào bậc I của một loài giao phối có 3 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa, Bd
và Dd.

a. Khi giảm phân tạo giao tử, sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử, mỗi loại
chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
b. Tại sao các hợp tử được tạo thành qua thụ tinh lại chứa các tổ hợp nhiễm sắc thể khác
nhau về nguồn gốc?
Câu 7
a. Giả sử một tế bào chứa ba cặp gen dị hợp tử (kí hiệu là Aa, Bb, Dd) nằm trên hai cặp
nhiễm sắc thể thường. Hãy viết các kiểu gen có thể có của tế bào trên?
b. Ở đậu Hà Lan, thân cao (do gen A quy định) là tính trạng trội hoàn toàn so với thân
thấp. Trình bày các biện pháp để xác định được cây đậu thân cao mang kiểu gen đồng
hợp tử hay dị hợp tử.
Câu 8 Xét 3 cặp NST AaBDXEY
bd
1. Khi giảm phân bình thường, tạo mấy loại giao tử ?
2. Khi có trao đổi đoạn, thì tạo được mấy loại giao tử ?
II. Bài tập về Nhiễm sắc thể
1. Viết kí hiệu NST, đặc điểm của NST trong nguyên phân, giảm phân.
Câu 1 Bộ nhiễm sắc thể 2n ở ruồi giấm được ký hiệu là AaBbDdXY.
a. Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể ở kì giữa và kì cuối khi quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.
b. Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của các tế bào con có thể được tạo thành nếu xẩy ra sự rối
loạn phân li ở cặp Dd trong quá trình nguyên phân.
Câu 2 Bộ nhiễm sắc thể (NST) của loài được kí hiệu như sau: A đồng dạng với a, B đồng dạng
với b, D đồng dạng với d, E đồng dạng với e.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.


b. Viết kí hiệu bộ NST của loài đó ở kì trước 1 và kì giữa 1 của giảm phân I. Biết rằng
không có hiện tượng trao đổi chéo và đột biến trong phân bào.
Câu 3
a. Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương
đồng Bb và Cc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao?

b. Ở một loài động vật khác, giả sử có một noãn bào bậc 1 chứa ba cặp nhiễm sắc thể
AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng? Vì sao?
c. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, nêu cơ chế hình thành thể tứ
bội (4n = 24) do nguyên phân và giảm phân không bình thường.
Câu 4.
a. Ở gà các tế bào mắt, tế bào cơ tim, tế bào lông ruột, tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng, tinh
trùng, trứng, loại tế bào nào chứa nhiễm sắc thể giới tính và nếu có thì đó là nhiễm sắc gì?
b. Trong quá trình nguyên phân dùng tác nhân gây đột biến tác động vào kỳ nào thì dễ xảy ra
đột biến gen hoặc đột biến số lượng nhiễm sắc thể? Vì sao?
c. Một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu A, a; B, b phân bào giảm
phân, ở lần phân bào hai một trong hai tế bào cặp nhiễm sắc thể B, b phân li không bình
thường. Có mấy loại tinh trùng được tạo ra với kí hiệu như thế nào?
Câu 5 Quan sát 1 tế bào bình thường của một thực vật lưỡng bội đang phân chia ở kì sau, thấy
có 26 nhiễm sắc thể đơn. Hãy cho biết:
a. Tế bào trên đang nguyên phân hay giảm phân I? Giảm phân II? Giải thích.
b. Trong 26 nhiễm sắc thể trên, có bao nhiêu cặp nhiễm sắc thể có cùng nguồn gốc? Giải thích.
Câu 6 Xác định số loại tinh trùng và trứng tối đa có thể tạo ra trong các trường hợp sau:
- Có 3 tinh bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường tạo tinh trùng.
- Có 15 noãn bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường tạo trứng.
Câu 7 Ở ruồi giấm, 2n = 8. Một tế bào của loài đang phân bào, người ta thấy có 4 NST kép xếp
hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
1. Hãy cho biết tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào ? Giải thích.
2. Nếu tế bào của loài đang thực hiện nguyên phân, hãy xác định : số tâm động, số cromatit, số
NST đơn ở kì giữa và kì sau.
Câu 8 Cho sơ đồ dưới đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào của quá trình phân bào.

- Đây là quá trình phân bào nào ?
- Xác định các giai đoạn trên sơ đồ: I, II, III, IV, V, VI.
2. Viết sơ đồ xác định giới tính của: người, ong, ….
3. Bài tập về quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 1 Ở một loài thực vật, bộ NST hướng bội 2n = 24. Tổng số tế bào con được sinh ra trong
các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ 1 tế bào lưỡng bội là 254. Xác định số nhiễm sắc
thể có trong thế hệ tế bào cuối cùng ở trạng thái chưa nhân đôi.
Câu 2. Ở một loài động vật có bộ NST 2n = 50. Quan sát nhóm tế bào của loài bước vào giảm phân.


a) Một nhóm tế bào sinh dục mang 400 NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo. Nhóm tế
bào này đang ở kỳ nào? Số lượng tế bào bằng bao nhiêu? Cho biết mọi diễn biến trong nhóm tế
bào như nhau.
b) Nhóm tế bào sinh dục thứ hai mang 800 NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào.
Xác định số lượng tế bào của nhóm. Khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân II thì tạo ra được bao
nhiêu tế bào con?
c) Cho rằng các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào
quá trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 3,125% số tinh trùng được tạo
thành nói trên. Xác định số hợp tử được tạo thành. Cho biết mọi diễn biến trong quá trình giảm
phân của nhóm tế bào trên là như nhau.
Câu 3.
Một tế bào trứng của một cá thể động vật được thụ tinh với sự tham gia của 1048576 tinh trùng.
Số tinh nguyên bào sinh ra số tinh trùng này có 3145728 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi.
Các tinh nguyên bào này đều có nguồn gốc từ một tế bào mầm.
1. Hãy xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
2. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra bao nhiêu NST đơn cho quá trình
nguyên phân của tế bào mầm?
3. Hợp tử được tạo thành từ kết quả thụ tinh của tế bào trứng nói trên nguyên phân liên tiếp 3
đợt đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra 91 NST đơn.
a) Giải thích cơ chế hình thành hợp tử.
b) Xác định số lượng NST ở trạng thái chưa nhân đôi của thế hệ tế bào cuối cùng.
Câu 4. Trong một vùng sinh sản của một cơ thể động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai gọi là A,
B, C, D. Trong cùng một thời gian cả 4 tế bào này sinh sản liên tục để tạo các tế bào sinh dục sơ
khai con đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 2652 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào sinh dục

sơ khai này vào vùng chín hình thành các tế bào sinh giao tử. Trong quá trình tạo giao tử lại đòi
hỏi môi trường nội bào cung cấp 2964 nhiễm sắc thể đơn. Các giao tử tạo ra có 12,5% tham gia
thụ tinh tạo được 19 hợp tử.
1. Xác định tên và giới tính của loài động vật này.
2. Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai A bằng

1
số lượng tế bào con
2

sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai B. Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai C
bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai D và bằng bình phương số tế bào
con sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai B. Hãy so sánh tốc độ sinh sản của 4 tế bào A, B, C, D.
Câu 5. Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát
thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
a. Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? giải thích?
b. Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số
cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào?
Câu 6 Ở một loài sinh vật, trong quá trình phát sinh giao tử có khả năng tạo ra 1048576 số loại
giao tử (khi không xảy ra sự trao đổi chéo và không xảy ra đột biến ở các cặp NST).
Nếu các tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1 của loài sinh vật này có số lượng bằng nhau cùng
tiến hành giảm phân đã tạo ra các tinh trùng và các trứng chứa tất cả 1600 NST. Các tinh trùng
và trứng tham gia thụ tinh tạo ra 12 hợp tử. Hãy xác định:
1. Bộ NST 2n của loài.
2. Hiệu suất thụ tinh của trứng và của tinh trùng.
3. Số NST mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào mầm sinh dục đực và mầm sinh dục cái
để tạo ra số tinh trùng và số trứng trên.


Câu 7. Ở một loài, xét một tế bào sinh dục sơ khai của một cá thể đực, tế bào này đi từ vùng

sinh sản đến vùng chín đã phân bào 10 đợt, giao tử hình thành tham gia thụ tinh tạo 32 hợp tử
lưỡng bội.
a. Tế bào của loài trên đã trải qua những quá trình gì? Ý nghĩa sinh học quan trọng nhất
của các quá trình đó.
b. Trong các quá trình trên, nhiễm sắc đã tự nhân đôi bao nhiêu lần?
c. Hiệu suất thụ tinh của giao tử đực?
d. Số nhiễm sắc thể môi trường nội bào cung cấp cho các quá trình trên?
Biết các tế bào phân bào bình thường và số cromatit xác định được vào kì giữa của lần
phân bào thứ 10 là 4096.
Câu 8. Ở người 2n = 46, có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần. Các tế bào
con tạo ra đều giảm phân.
a. Nếu là nữ: có bao nhiêu giao tử cái (trứng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu
NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào?
b. Nếu là nam: có bao nhiêu giao tử đực (tinh trùng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao
nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào?
c. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái trong quá trình thụ
tinh thì hợp tử tạo ra có bao nhiêu NST và chứa cặp NST giới tính nào?
Câu 9. Ba hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số đợt không bằng nhau đã tạo ra 112 tế
bào con. Trong quá trình nguyên phân môi trường nội bào đã cung cấp cho hợp tử I nguyên liệu
tạo ra tương đương với 2394 NST đơn; số nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế
bào con tạo ra từ hợp tử II là 1140; tổng số nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi trong các tế bào
con tạo ra từ hợp tử III là 608.
a. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.
b. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
Câu 10 Ở một loài sinh vật, tổng số nhiễm sắc thể của 1/1000 số giao tử đực tham gia một đợt
thụ tinh có 70000 nhiễm sắc thể, trong đó chỉ có 0,1% số giao tử đực trực tiếp thụ tinh của
nhóm này. Biết rằng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n của loài có 14 nhiễm sắc thể.
a) Xác định số hợp tử được tạo thành.
b) Một hợp tử của nhóm trên khi nguyên phân liên tiếp 4 đợt đã tạo ra ở thế hệ tế bào cuối
cùng có 208 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng nhiễm sắc thể của hợp

tử và cơ chế tạo thành nó.
c) Một hợp tử khác của nhóm trên nguyên phân liên tiếp 4 đợt đã tạo thế hệ tế bào cuối
cùng có 336 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng nhiễm sắc thể của hợp
tử và cơ chế tạo thành nó.
Biết rằng các trường hợp trên có sự thay đổi của vật chất di truyền trong quá trình phát
sinh giao tử cái.
Câu 11 Giả sử rằng trong số 1014 tế bào được sinh ra trong nguyên phân có
hóa thành các tế bào sinh dục sơ khai và chỉ có

1
tế bào phân
106

1
trong số các tế bào sinh dục sơ khai này trải
10

qua giảm phân để hình thành các giao tử. Xác định số lượng giao tử có thể được tạo ra. Biết quá
trình giảm phân xảy ra bình thường.
Câu 12
Ở một loài động vật, giả sử có 100 tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen Aa tiến hành giảm phân,
trong số đó có 5 tế bào xảy ra rối loạn lần phân bào 2 ở tế bào chứa gen a, giảm phân 1 bình
thường, các tế bào khác đều giảm phân bình thường. Hãy xác định:
a. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ loại giao tử bình thường chứa gen A là bao nhiêu?


b. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ giao tử không bình thường chứa gen a là bao nhiêu?
Câu 13 Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu: AaBbCcXY
(mỗi chữ cái ứng với một nhiễm sắc thể đơn).
a) Nếu tế bào đó nguyên phân liên tiếp, trong quá trình đó đã hình thành 127 thoi tơ vô sắc

thì có bao nhiêu lần nguyên phân? Trong quá trình nguyên phân đó, môi trường nội bào đã
cung cấp nguyên liệu tạo ra tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn?
b) Nếu nguyên phân bị rối loạn ở cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Viết kí hiệu bộ nhiễm
sắc thể trong các tế bào con tạo ra, trong những trường hợp có thể xảy ra.
Câu 14 Một cơ thể có 10 tế bào sinh dục cùng thực hiện phân bào nguyên phân liên tiếp một số
đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 nhiễm sắc thể đơn. Các tế
bào sinh ra đều tham gia giảm phân bình thường để tạo giao tử đã cần môi trường nội bào cung
cấp thêm nguyên liệu tạo ra 2560 nhiễm sắc thể đơn. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của giao tử
bằng 10% đã hình thành 128 hợp tử.
a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
b. Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra giao tử đó.
Câu 15 Ong mật, 2n = 32. Ở loài này, có hiện tượng sinh sản trứng được thụ tinh phát triển
thành ong thợ, trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực. Một ong chúa đẻ 100 trứng
tạo ra 100 con ong con. Tổng số NST đơn trong các ong con là 65536.102.
1. Tính số ong đực và ong thợ trong đàn ong con. Biết rằng trứng hoặc hợp tử muốn nở thành
ong con phải trải qua 8 lần phân chia liên tiếp.
2. Tính số tinh trùng tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 75%.
Câu 16 Một tế bào chứa gen A và gen B. Các gen này được tái bản sau một số lần nguyên phân
liên tiếp của tế bào, chúng đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 139500 nucleotit tự do. Tổng số
nucleotit thuộc 2 gen đó có trong tất cả các tế bào con được hình thành sau các lần nguyên phân
ấy là 144000. Khi gen A tái bản một lần nó đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nucletotit
bằng 2/3 số nucleotit cần cho gen B tái bản 2 lần.
a. Xác định số lần nguyên phân của tế bào trên.
b. Tìm chiều dài của gen.
III. Bài tập AND
1. Viết cấu trúc AND, mARN và protein
Câu 1. Cho biết:
Đoạn mạch gốc ADN gồm 5 bộ ba :
- AAT-TAA-AXG-TAG-GXX(1) (2) (3) (4) (5)
- Hãy viết bộ ba thứ (3) tương ứng trên mARN.

- Nếu tARN mang bộ ba đối mã là UAG thì sẽ ứng với bộ ba thứ mấy trên mạch gốc?
Câu 2 Cho một đoạn AND chứa gen cấu trúc có trình tưj các nucleotit như sau:
5’ …. AXATGTXTGGTGAAAGXAXXTAGXG ... 3’
3’ ….. TGTAXAGAXXAXTTTXGTGGATXGX ... 5’
a. Viết trình tự các ribonucleotit của mARN được sao mã từ gen trên. Giải thích.
b. Viết trình tự các axit amin của chuỗi polipeptit được giải mã hoàn chỉnh từ đoạn gen trên.
Biết các bộ ba quy định mã hóa các axit amin như sau: GAA: axit glutamic, UXU, AGX: xerin,
GGU: glixin, AXX: threonin, UAU: tiroxin; AUG: mã mở đầu hoặc metionin; UAG: mã kết
thúc
Câu 3
Cho biết các mã sao, mã hóa các axit amin như sau:


UUG: triptophan; UAU: tiroxin; AAG: lizin; UXU: xêrin; AUA: Izoloxin: XXX: prolin.
Một gen bình thường điều khiển tổng hợp chuỗi axit amin như sau: xerin – tiroxin – izoloxin –
triptophan – lizin … Giả thiết riboxom luôn trượt trên phân tử mARN theo chiều từ trái qua
phải và một bộ ba chỉ mã hóa một axit amin.
- Hãy viết trật tự các nucleotit trên phân tử mARN và trật tự nucleotit trên hai mạch đơn
của gen tương ứng.
- Nếu gen bị đột biến mất cặp bazo nitric thứ 4, 11, 12 thì các axit amin trong chuỗi axit
amin tương ứng sẽ thay đổi như thế nào ?
Câu 4 Cho một đoạn phân tử ADN dưới đây:
Mạch 1 5’ ...G T T A G A T A X G ... G X X X A T G T A ... 3’
Mạch 2 3’ ...X A A T X T A T G X ... X G G G T A X A T ... 5’
1. Viết thứ tự các đơn phân của mARN được tổng hợp từ mạch 2.
2. Nếu đoạn ADN trên có chứa 1 gen. Mạch khuôn là mạch 1, hãy giải thích để xác định chiều
mạch khuôn, giới hạn của gen và viết thứ tự các ribônuclêôtit tương ứng của phân tử mARN
được tổng hợp từ gen trên.
2. Bài tập về cấu trúc, cơ chế tổng hợp AND, mARN và protein.
Câu 1 Một cặp gen tương ứng có chiều dài và tỉ lệ từng loại nuclêôtít của mỗi gen là bằng

nhau. Cặp gen đó tự sao liên tiếp 4 đợt đã lấy từ môi trường nội bào 45000 nuclêôtít, trong đó
có 20% Ađênin.
a. Xác định chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtít của mỗi gen.
b. Cho cá thể mang cặp gen đó lai với cá thể có cùng kiểu gen. Viết sơ đồ lai từ P đến F1 và
xác định kiểu hình có thể có ở F1.
Câu 2.
a. Giả sử 1 mạch đơn của phân tử ADN có tỉ lệ (A+G): (T+X) = 0,5 thì tỉ lệ này trên mạch bổ
sung và trên cả phân tử ADN là bao nhiêu?
b. Người ta làm thí nghiệm, sử dụng 2 loại enzym khác nhau để cắt đôi một đoạn phân tử ADN
theo một đường thẳng sao cho số lượng nuclêôtit của 2 nửa bằng nhau.
- Với enzym 1 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = G = 1000, X = 1500.
- Với enzym 2 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = 750, X = G = 1500.
Hãy xác định cách cắt của mỗi loại enzym trên ?
Câu 3. Một gen cấu trúc có 120 chu kì xoắn (C), 2800 liên kết hiđrô (H). Trên mạch của gen
dùng làm khuôn để tổng hợp mARN có số nuclêôtit loại ađênin = 600, loại guanin = 300.
a. Hãy xác định:
- Số nuclêôtit từng loại của gen.
- Số nuclêôtit từng loại của mARN được tổng hợp từ gen.
- Số lượng axit amin trong chuỗi axit amin được tổng hợp từ mARN.
b. Khi gen trên tiến hành tự nhân đôi liên tiếp tạo 16 gen con. Hãy cho biết:
- Có bao nhiêu gen con không còn chứa mạch của gen ban đầu.
- Có bao nhiêu nuclêôtit được cung cấp cho quá trình nhân đôi tạo 16 gen con.
Câu 4 Một phân tử ADN bị đột biến đứt ra 1 đoạn, đoạn đứt ra thành gen B, đoạn còn lại thành
gen A. Gen A có số lượng nucleotit nhiều hơn gen B là 300A và 600G. Số lượng mỗi loại
nucleotit của gen B bằng nhau. Tổng số axit amin trong 2 phân tử protein hoàn chỉnh tạo ra từ 2
gen bằng 696 axit amin.
1. Xác định chiều dài của cả 2 gen và mỗi gen.
2. Số lượng từng loại nucleotit của mỗi gen.
3. Số lượng axit amin môi trường cung cấp cho mỗi gen để tổng hợp thành 1 protein hoàn
chỉnh.



Câu 5 Hai phân tử mARN (a và b) ở vi khuẩn đều có số lượng nuclêôtit bằng nhau. Thành phần
các loại nuclêôtit của mỗi phân tử mARN như sau:
mARN

A%

X%

G%

U%

a

17

28

32

23

b

27

13


27

33

a) Hãy xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit trên 2 mạch đơn của gen a và gen b đã
tổng hợp ra các phân tử mARN trên.
b) Nếu phân tử mARN b có 405 nuclêôtit loại A thì số lượng từng loại nuclêôtit của gen
a là bao nhiêu?
Câu 6 Cho 3 đoạn gen đều có 600 nucleotit, đoạn gen 1 có tỉ lệ : A + T/ G + X = ½, đoạn 2 có
tỉ lệ : A + T/G + X = 1, đoạn 3 : A + T/G + X = 2/3.
Cho biết trong 3 đoạn gen đó thì mỗi đoạn có bao nhiêu liên kết hidro ?
Câu 7 Gen A có khối lượng phân tử bằng ½ khối lượng phân tử của gen B. Mạch 1 của gen A
có 100 A, 150 T. Khi gen A tổng hợp 1 phân tử mARN đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp :
Um = 800, Am = 1600, Gm = 4000.
1. Tính số lượng ribonucleoti mỗi loại của các phân tử mARN được sao từ gen A và gen B.
2. Tính số lượng nucleoti mỗi loại trên từng mạch đơn của gen A và gen B.
3. Tính số lượng nucleotit mỗi loại của gen A và B và chiều dài của từng gen.
Câu 8 Cho biết các axit amin dưới đay tương ứng với các bộ ba mã hóa trên mARN.
Alanin : GXX, Valin : GUU, lơxin : UUA, lizin : AAA, xistorin : GGU
1. Xác định trình tự phân bố các nucleotit trên mARN và trên gen quy định sự tổng hợp 1 đoạn
phân tử protein có trình tự phân bố các axit amin như sau :
Alanin – Lizin – Valin – Lơxin – Xistorin – Valin – Alanin – Xistorin.
2. Tính chiều dài, khối lượng của đoạn phân tử protein đó.
IV. Biến dị
1. Bài tập về đột biến gen
Câu 1 Gen B có chiều dài 0,51µm bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài hơn gen B là 3,4
A0.
a) Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên.
b) Tính khối lượng phân tử của gen b. Biết khối lượng phân tử trung bình của 1 nuclêôtit là
300 ĐVC.

c) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
Câu 2. Số liên kết Hiđrô của gen sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau:
- Mất 1 cặp Nuclêôtít.
- Thay cặp Nuclêôtít này bằng cặp Nuclêôtít khác.
Câu 3. Một gen có 75 vòng xoắn và có hiệu số giữa G với A bằng 150 nuclêôtit. Gen bị đột
biến trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến, gen có chứa 300 nuclêôtit loại A và 450 nuclêôtit
loại G.
Xác định dạng đột biến đã xảy ra trên gen.
Câu 4. Một gen dài 0,408 µm. Do đột biến nên phần gen còn lại dài 0,40766 µm.
a. Xác định dạng đột biến trên.
b. Giả sử đoạn gen trên còn lại tự nhân đôi 2 lần thì môi trường phải cung cấp bao nhiêu
nucleotit mỗi loại? cho biết đoạn gen còn lại có 2877 liên kết hiđrô.
Câu 5. Một gen ở vi khuẩn có 3600 liên kết hydro, tỉ lệ

A+T
= 1,5.
G+ X


a. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Một đột biến xảy ra trong vùng mã hóa của gen trên làm cho chuỗi axit amin do gen đột
biến điều khiển tổng hợp có 1 axit amin được thay bằng axit amin mới, các axit amin còn lại
không thay đổi so với trước đột biến. Đột biến trên thuộc dạng nào?
Câu 6. Trong phân tử ADN, ađênin (A) liên kết với timin (T) bởi 2 liên kết hyđrô và
xitôzin (X) liên kết với guanin (G) bởi 3 liên kết hyđrô.
a. Tính số liên kết hyđrô của gen khi biết A +G =700 nuclêôtit và A- G = 100 nuclêôtit.
b. Số liên kết hyđrô của gen thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến gen sau
đây:
-Trường hợp 1 : Mất một cặp nuclêôtit.
-Trường hợp 2: Thêm một cặp nuclêôtit.

-Trường hợp 3: Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.
c. xét một cặp gen dị hợp tử Bb, trong đó mỗi gen đều dài 4080 ăngstron. Phân tích 2 gen
này thấy: gen B có 3120 liên kết hyđrô và gen b có 3240 liên kết hyđrô .
Hãy tính số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi gen B và b.
Câu 6 Gen B có chiều dài 10200 A0, Có số nuclêôtit loại A = 1200.
a/ Tính số lượng các loại nuclêôtit trong gen B.
b/ Tính tỉ lệ phần trăm các loại nuclêôtit trong gen B.
c/ Gen B đột biến thành gen b. Gen đột biến b hơn gen B một liên kết hiđrô nhưng chiều
dài hai gen bằng nhau. Xác định số lượng các loại nuclêôtit trong gen b.
Câu 7
Gen B có tổng số nuclêôtit là 3000, số liên kết hiđrô là 3500, gen này bị đột biến mất 6
nuclêôtit thành gen b. Biết khi gen B và b tự nhân đôi liên tiếp 3 lần, số nuclêôtit loại Ađênin
môi trường cung cấp cho gen b ít hơn gen B là 14 nuclêôtit.
- Gen B gồm bao nhiêu chu kỳ xoắn?
- Xác định chiều dài của gen B và gen b?
- Xác định số liên kết hiđrô của gen b?
Câu 8 Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài
4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.
a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng
bao nhiêu?
b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng loại
nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được hình thành bằng bao nhiêu?
c) Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình thường chứa
gen lặn nói trên thì số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử bằng bao nhiêu?
Câu 9 Một gen dài 0.51 micromet, có 3600 liên kết hidro. Gen này bị đột biến liên quan đến 1
cặp nucleotit.
1. Nếu sự đột biến này làm cho số liên kết hidro thay đổi thì số lượng từng loại nucleotit của
gen mới bằng bao nhiêu ?
2. Nếu sự đột biến làm cho số liên kết hidro thay đổi thì số lượng từng loại nucleotit môi trường
cần cung cấp bằng bao nhiêu để cho gen mới tái bản 4 lần.

3. Hiện tượng đột biến làm cho số liên kết hidro thay đổi đã làm thay đổi bao nhiêu axit amin
trong phân tử protein hoàn chỉnh so với protein bình thường. Cho biết đột biến không xảy ra ở
bộ ba mở đầu.
Câu 10 Một gen có số nucleotit loại A = 600 ; G = 900.
1. Nêu khi đột biến, gen đột biến có A = 601 nucleotit ; G = 900 nucleotit. Đây là đột biến gì ?
2. Gen đột biến có : A = 599 ; G = 901. Đây là đột biến gì ?
3. Gen đột biến có : A = 599, G = 900. Đây là đột biến gì ?


4. Gen đột biến có số lượng, thành phần các nucleotit không đổi, chỉ thay đổi trình tự phân bố
các nucleotit. Đây là dạng đột biến gì ?
Cho biết đột biến chỉ tác động tới 1 cặp nucleotit.
2. Bài tập về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 1 Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE • FGH
Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu các gen trên NST; (•): tâm động.
Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE • FG
- Xác định dạng đột biến.
- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?
Câu 2 Trong một quần thể ruồi giấm, người ta phát hiện ở nhiễm sắc thể số III có các gen phân
bố theo những trình tự khác nhau như sau:
1- ABCGFEDHI
2- ABCGFIHDE 3- ABHIFGCDE
Cho biết đây là những đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. Hãy viết các đoạn gen trên vào bài
làm và gạch dưới những đoạn bị đảo và xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng
bị đảo đó.
Câu 3
Có 4 dòng Ruồi giấm thu thập được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự các gen trên
nhiễm sắc thể số 4 ngời ta thu đợc kết quả nh sau:
Dòng 1 : A B F E D C G H I K
Dòng 2 : A B C D E F G H I K

Dòng 3 : A B F E H G I D C K
Dòng 4 : A B F E H G C D I K
1. Nếu dòng 3 là dòng gốc, hãy cho biết loại đột biến đã sinh ra ba dòng kia và trật tự phát sinh
các dòng đó.
2. Nêu cơ chế hình thành và hậu quả của loại đột biến nói trên
3. Bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Câu 1.1 Xác định tỉ lệ giao tử của các kiểu gen sau:
AAAa; AAA; AAaa; Aaaa; aaaa; AAa; Aaa; aaa.
Câu 1.2 Cho giao phấn giữa hai cây cà chua lưỡng bội có kiểu gen AA và aa , thế hệ F 1 người
ta thu được 1 cây tam bội có kiểu gen Aaa. Giải thích cơ chế hình thành cây tam bội này. Vì
sao quả của cây tam bội thường không có hạt? Biết rằng không có đột biến gen mới.
Câu 2. Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu I, II, III, IV, V), khi khảo
sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến (kí hiệu a, b, c). Phân tích bộ
NST của 3 thể đột biến đó thu được kết quả sau:
Thể đột biến
a
b
c

I
3
3
1

Số lượng NST đếm được ở từng cặp
II
III
IV
3
3

3
2
2
2
2
2
2

V
3
2
2

a. Xác định tên gọi của các thể đột biến trên? Cho biết đặc điểm của thể đột biến a?
b. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c?


Câu 3. Ở lúa, cho lai giữa hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa đời F 1 xuất hiện một cây có
kiểu gen AAa. Kết quả phân tích hóa sinh cho thấy hàm lượng AND trong nhân tế bào sinh
dưỡng của cây này gấp 1,5 lần so với tế bào sinh dưỡng ở cây lưỡng bội 2n.
a. Cây AAa thuộc dạng đột biến nào? Giải thích cơ chế tạo thành thể đột biến trên.
b. Muốn tạo giống lúa có năng suất cao, liệu chúng ta có thể sử dụng chất côsixin là tác
nhân gây đột biến được không? Vì sao?
Câu 4. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán ở thể
một nhiễm, thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm, thể ba nhiễm kép, thể không nhiễm ?
Câu 5. Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 thấy xuất hiện một cây có hình thái khác
thường. Do điều kiện người ta chỉ khảo sát được một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở cây đó
thấy có 3 nhiễm sắc thể kí hiệu aaa. Đây là dạng đột biến gì? Viết sơ đồ cơ chế xuất hiện cây có
hình thái khác thường nói trên.
Câu 6 Ở ngô, giao tử đực ( n + 1) không có khả năng thụ tinh, nhưng tế bào trứng vẫn có thể

thụ tinh bình thường.
1. Các cây ngô thể ba nhiễm Rrr tạo ra tỉ lệ giao tử là bao nhiêu ?
2. Cho biết : R : đỏ, rr : không màu. Dự đoán kết quả của phép lai sau :
Rrr x rr
rr x
Rrr
Rrr x
Rrr
Câu 7 Lai cà chua tứ bội quả đỏ thuần chủng với cà chua tứ bội quả vàng thu được F1 toàn cà
chua quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình quả vàng là
a. 1/8
; b. 1/36 ; c. 1/4 ; d. 1/16.
V. Di truyền học người. Ứng dụng di truyền học và chọn giống
Câu 1
a. Ở một loài thực vật, với hai gen alen A và a, khởi đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa.
Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục kết quả kiểu gen AA, aa và Aa sẽ chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?
b.Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng phương
pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?
Câu 2. Một cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ.
a. Hiện tượng di truyền nào xảy ra? Giải thích.
b. Viết các dòng thuần có thể được tạo ra từ kiểu gen trên.
Câu 3. Nhà ông B có một đàn gà ri gồm 1 trống và 5 mái. Cứ sau vài tháng ông lại cho gà ấp,
nuôi lớn và giữ lại một vài con mái để làm giống.
a. Trong sinh học gọi tên phép lai này là gì? Những con gà con trong đàn sẽ như thế nào?
b. Người ta khuyên ông thay con trống bằng dòng gà móng tốt. Lời khuyên này có đúng
không? Tại sao? Phép lai này tên là gì?
Câu 3. Một khóm lúa (được sinh ra từ 1 cây mạ ban đầu) có kiểu gen Aa.
a. Nếu hạt của khóm lúa trên cho tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ thì tỉ lệ mỗi kiểu gen
ở F3 là bao nhiêu?
b. Hiện tượng gì có thể xảy ra với các thế hệ con cháu sinh ra do tự thụ phấn của khóm

lúa trên? Nguyên nhân xảy ra hiện tượng đó?
c. Giả sử cần thay đổi vật chất di truyền của giống lúa trên để nâng cao năng suất thì có
thể dùng cônsixin làm tác nhân gây đột biến được không? Vì sao?
Câu 4. Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên nhiễm sắc thể X
gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này; gen H và h đều không có trên nhiễm
sắc thể Y.


a. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng
trong giảm phân ở bố và ở mẹ không xẩy ra đột biến . Hãy cho biết
- Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích?
- Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? Vì sao?
b. Giả thiết hai người nói trên đều là nam giới và cùng bị bệnh máu khó đông thì có thể khẳng
định được họ là đồng sinh cùng trứng hay không? Vì sao?
Câu 5. Ở thế hệ ban đầu (I0) của một giống cây trồng có tỉ lệ các kiểu gen: 0,2AA: 0,5Aa:
0,3aa, sau bốn thế hệ tự thụ phấn liên tiếp thì ở thế hệ I4 tỉ lệ các kiểu gen sẽ thế nào?
Câu 6 Một quần thể thực vât, thế hệ ban đầu có thành phần kiểu gen là 0,5AA : 0,5Aa.
Hãy tính tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn.
VI. Sinh vật và môi trường.
1. Xác định các nhân tố sinh thái của môi trường.
Câu 1. Khi chăn nuôi gà người ta cố gắng chọn những giống gà tốt, tùy theo mục đích chăn
nuôi mà người nuôi chọn giống theo hướng gà đẻ trứng hoặc gà thịt. Trong quá trình chăm sóc
cần phải chú ý: Cho ăn thức ăn đầy đủ như bột ngô, lúa, bột cá, cua, ốc, giun … và nuôi dưỡng
chúng trong chuồng trại cao ráo, thoáng mát, ánh sáng đầy đủ để chống được bệnh tật.
Cho biết có mấy nhóm nhân tố sinh thái chi phối quá trình chăn nuôi gà nói trên ? Em
hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái đó vào các nhóm nhân tố sinh thái đã học.
Câu 2. Các sv sau: cá, rệp, bèo, cua, lúa, ếch, tôm, giun đất, ba ba, chim, cây bưởi, chuồn
chuồn.
Hãy sắp xếp các sv trên vào môi trường sống của nó?
Câu 3. Cho các môi trường sống sau: Ao nước ngọt, đất đồng bằng, không khí.

a, Kể tên những sv cư trú trong môi trường trên?
b, Kể tên nhân tố vô sinh đặc trưng của môi trường sống đó?
Câu 4. Giả sử có các sinh vật sau: trâu, ve, sán lá gan, cá, giun đất, chim.
a, Cho biết môi trường sống của các loài sv trên?
b, Có những nhân tố sinh thái nào tác động đến trâu? Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái đó
vào từng nhóm nhân tố sinh thái cho phù hợp?
2. Xác định giới hạn sinh thái.
Câu 1 Một loài vi khuẩn ở suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00 C – 900 C , phát triển tốt
nhất ở 300 C. Vẽ đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đối với loài vi khuẩn này. Từ đó hãy
xác định tên và ý nghĩa các giá trị các nhiệt độ trong đồ thị
Câu 2 Sau đây là khả năng chịu nhiệt của một số loài sinh vật:
Loài sinh vật

Giới hạn dưới

Điểm cực
thuận

Giới hạn trên

Một loài chuột
cát

-50oC

10oC

30oC

Một loài cá


-2oC

0oC

2oC

a) Vẽ trên cùng một sơ đồ các đường biểu diễn giới hạn nhiệt độ của các sinh vật trên.
b) Theo em, loài nào có vùng phân bố rộng hơn? Giải thích.


Câu 3 Cây mắm biển sống ở các bãi lầy ven biển chịu được dao động nồng độ muối NaCl từ 5
phần nghìn đến 90 phần nghìn và sinh trưởng tốt ở nồng độ muối 30 phần nghìn.
Cây thông đuôi ngựa chịu được sự thay đổi nồng độ muối từ 0.5 phần nghìn đến 4 phần nghìn
và sinh trưởng tốt ở nồng độ muối 2 phần nghìn.
1. Vẽ sơ đồ tác động của nồng độ muối NaCl lên cây mắm biển và cây thông đuôi ngựa.
2. Tính giới hạn chịu đựng ( biên độ muối) của hai loài trên.
Câu 4 Loài chuột cát đài nguyên chịu được dao động nhiệt độ không khí tới 80 độ C ( từ -50 độ
C đến 30 độ C). Chúng sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 10 độ C.
1. Vẽ sơ đồ tác động của nhiệt độ lên chuột cát đài nguyên.
2. Các giá trị nhiệt độ -50 độ C, 30 độ C gọi là gì ? Khoảng cách giá trị từ -5 độ C đến 30 độ C
gọi là gì ?
Câu 5 Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt
độ từ 0 độ C đến 90 độ C. Điểm cực thuận : 55 độ C.
Câu 6. Trong phòng ấp trứng tằm, người ta giữ ở nhiệt độ cực thuận là 25 độ C và cho thay đổi
độ ẩm tương đối của không khí, thu được kết quả như sau:
Độ ẩm tương đối của không khí
Tỉ lệ trứng tằm nở
74 %
Trứng không nở

76%
5% nở
....
86%
90%

......
90% nở
90% nở

......
......
94%
5 % nở
96%
Trứng không nở
a. Tìm giá trị độ ẩm không khí gây hại thấp, gây hại cao và cực thuận với việc nở của
trứng tằm ?
b. Vẽ sơ đồ tác động của độ ẩm lên sự phát triển của trứng tằm. Sơ đồ trên minh họa cho
quy luật sinh thái cơ bản nào ? Phát biểu quy luật và cho ví dụ minh họa.
3. Xác định mối quan hệ cùng loài và khác loài của sinh vật.
Câu 1. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp :
1. Chim sâu ăn; 2. Dây tơ hồng bám trên bụi cây; 3. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ
cây họ đậu; 4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người; 5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến,
tổ mối; 6. Nhạn bể và Cò làm tổ tập đoàn; 7. Hiện tượng liền rễ ở các cây Thông; 8. Địa y; 9.
Loài cây Cọ mọc quần tụ thành từng nhóm; 10. Cáo ăn thỏ
Câu 2. Một con trâu đang gặm cỏ, trên lưng trâu có ve bám hút máu, chim sáo đang nhảy nhót trên
lưng trâu để bắt ve.
a. Giữa trâu với ve; trâu với chim sáo có mối quan hệ sinh thái nào? Nêu sự khác nhau giữa
2 mối quan hệ này

b. Quan hệ kí sinh ở sinh vật được con người ứng dụng trong thực tiễn sản xuất như thế
nào? Cho 1 ví dụ?
Câu 3. Trên một cây cam có: bọ xít hút nhựa cây, nhện chăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang săn nhện.
a. Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn trên.
b. Trên ngọn và lá cây cam còn có rệp bám; quanh vùng rệp bám có nhiều kiến đen.
Hãy nêu rõ mối quan hệ sinh thái giữa toàn bộ các loài kể trên.
(Cho biết rệp tiết dịch cho kiến đen, kiến đen bảo vệ rệp).


3. Xác định tập hợp sinh vật là quần thể, quần xã.
Câu 1 Cho những tập hợp sinh vật sau :
1. Các con voi sống trong vườn bách thú.
2. Các cá thể loài tôm sống trong hồ.
3. Các cây cỏ trên đồng cò.
4. Các bầy voi sống trong rừng rậm châu Phi.
5. Các con chó sói sống trong rừng.
6. Các con chó nhà
7. Các con chim nuôi trong vườn bách thú.
Hãy xác định tập hợp nào là quần thể, tập hợp nào không phải là quần thể, tập hợp nào là quần
xã sinh vật ?
4. Vẽ tháp tuổi. Tính mật độ quần thể, độ đa dạng, độ nhiều …
Câu 1 Từ bảng số lượng cá thể của 3 loài sau, vẽ tháp tuổi của từng loài và cho biết tháp đó
thuộc dạng gì ?
Nhóm tuổi trước
Loài sinh vật
Sinh sản
Sau sinh sản
sinh sản
Chuột đồng
50 con/ha

48 con/ha
10 con/ha
Chim chĩ
75 con/ha
25 con/ha
5 con/ha
Nai
15 con/ha
50 con/ha
5 con/ha
Câu 2 Để nghiên cứu 1 loài bọ cánh cứng, người ta đánh bắt được 18 cá thể của loài này trên
diện tích 6m2. Khảo sát lấy mẫu ở 50 địa điểm trong khu vực sống của quần xã thì có 10 địa
điểm là có loài bọ cánh cứng này.
Xác định độ nhiều, độ thường gặp của quần thể bọ cánh cứng trong quần xã.
Câu 3 Khi bắt đầu cấy lúa trên một diện tích 1000 m 2, người ta khảo sát có 20 con chuột (10
con đực, 10 con cái). Biết một năm chuột đẻ 4 lứa, mỗi lứa 8 con (Tỉ lệ đực cái 1:1).
Hãy tính mật độ chuột ban đầu và sau một năm? (Giả sử không có tử vong và phát tán).
Từ đó rút ra kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
4. Hệ sinh thái. Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn.
Câu 1 Một lưới thức ăn đơn giản thuộc hệ sinh thái trên cạn gồm 6 loài và nhóm loài như
trong sơ đồ dưới đây (mũi tên chỉ của dòng năng lượng):
B
A

D

F
E

C

a. Hãy cho biết các loài, nhóm loài trên thuộc mắt xích dinh dưỡng nào? Các loài mà sự
khuếch đại sinh học thấy ở mức cao nhất?
b. Nếu nguồn thức ăn bị nhiễm độc thuốc trừ sâu DDT, loài động vật nào trong lưới thức
ăn sẽ bị nhiễm độc nặng nhất? Vì sao ?
Câu 2. Một quần xã sinh vật gồm : cỏ, rắn, vi khuẩn phân hủy, sâu ăn lá, bọ ngựa, chuột, cầy,
đại bàng, hổ, hươu.


a.Hãy xác định sinh vật sản xuất và các sinh vật thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 1.
b.Vẽ sơ đồ một lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.
Câu 3 Trong một vùng nước biển có các loài thủy sinh: tảo lục đơn bào, tảo lục đa bào, sứa,
mực, trùng bánh xe, tôm, cá nhỏ, ốc, trai, lơn biển, tảo silic, tảo đỏ và cá lớn. Mỗi loài tùy theo
đặc điểm sinh thái mà phân bố chủ yếu Ở một lớp nước, từ lớp nước bề mặt tới các lớp nước
phía dưới và vùng đáy biển.
Hãy sắp xếp các loài trên theo bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái.
Câu 4 Trong một nghiên cứu người ta thấy: ˝Bét kí sinh trên trâu, trong cơ thể bét lại có nhiều
động vật nguyên sinh sinh sống và đến lượt mình, động vật nguyên sinh lại là vật chủ của nhiều
vi khuẩn, đôi khi vi khuẩn lại có thể bị siêu vi khuẩn kí sinh˝.
a) Vật kí sinh có được xem là mắt xích của chuỗi thức ăn không? Vì sao?
b) Hãy biểu diễn mối quan hệ dinh dưỡng giữa trâu, bét, động vật nguyên sinh, vi khuẩn, siêu vi
khuẩn.
c) Vì sao sơ đồ vừa biểu diễn ở trên không phải là một ví dụ về chuỗi thức ăn? Em hãy bổ
sung loài sinh vật (mắt xích thức ăn) để sơ đồ biểu diễn ở trên trở thành một ví dụ về chuỗi thức
ăn.
Đáp án
a) Vật kí sinh có được xem là mắt xích của chuỗi thức ăn. Chúng thuộc thành phần sinh vật tiêu
thụ.
b) Biểu diễn mối quan hệ dinh dưỡng:
Trâu → Bét → Động vật nguyên sinh → Vi khuẩn → Siêu vi khuẩn
c) Không,

- Vì: Trâu là sinh vật tiêu thụ (không phải là sinh vật khởi đầu của 1 chuỗi thức ăn)
- Bổ sung: thực vật (cỏ) là mắt xích đầu tiên
Cỏ → Trâu → Bét → Động vật nguyên sinh → Vi khuẩn → Siêu vi khuẩn
(HS có thể lấy ví dụ khác cỏ)
Câu 5 Trong một quần xã sinh vật gồm các loài: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Nếu bỏ loài A thì
toàn bộ các loài trên sẽ chết. Bỏ loài B thì loài E và F sẽ chết, loài C tăng nhanh số lượng. Bỏ
loài G và B thì E, F, I sẽ chết, loài H tăng nhanh số lượng.
a) Hãy đưa ra một lưới thức ăn có thể thỏa mãn giả thiết trên.
b) Vì sao ốc bươu vàng đã nhập vào Việt Nam lại có thể gây tác hại to lớn cho nông
nghiệp? Giải thích.
Câu 6. Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau : cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu
hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
Hãy xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên.
Câu 7. Cho các chuỗi thức ăn sau :
- Thực vật
thỏ
cáo
vi sinh vật
- Thực vật
thỏ

vi sinh vật
- Thực vật
chuột

vi sinh vật
- Thực vật
sâu
ếch nhái
rắn

vi sinh vật
- Thực vật
sâu
ếch nhái
rắn
vi sinh vật
1. Hãy xây dựng lưới thức ăn từ các chuỗi thức ăn đã cho.
2. Hãy giải thích mắt xích chung nhất của lưới thức ăn.
Câu 8. Có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau : vi sinh vật, dê, gà, cáo , hổ, mèo
rừng, cỏ, thỏ.
1. Viết sơ đồ lưới thức ăn của quần xã trên.


2. Phân tích mối quan hệ giữa 2 quần thể của 2 loài sinh vật trong quần xã sinh vật trên từ đó
cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa của khống chế sinh học.




×