Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp và đề thi minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.33 KB, 78 trang )

CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THCS CẤP TỈNH
MÔN SINH HỌC
(Ban hành kèm theo Công văn số 1486/SGD&ĐT-KT&KĐCLGD ngày 09 tháng 10 năm 2012
của Sở Giáo dục và Đào tạo)
1. Câu 1 (3,0 điểm): Kiến thức của chương trình lớp 8 gồm 3 chương:
- Tuần hoàn;
- Hô hấp;
- Tiêu hóa.
Từ câu 2 đến câu 9 là kiến thức ở chương trình lớp 9
2. Câu 2 (1,5 điểm)
Lí thuyết chương I: Các thí nghiệm của Men Đen.
3. Câu 3 (1,5 điểm)
Lí thuyết chương II: Nhiễm sắc thể.
4. Câu 4 (1,5 điểm)
Lí thuyết chương III: ADN và Gen.
5. Câu 5 (1,5 điểm)
Lí thuyết chương IV: Biến dị.
6. Câu 6 (2,0 điểm)
- Lí thuyết chương V: Di truyền học người;
- Lí thuyết chương VI: Ứng dụng di truyền học.
7. Câu 7 (3,0 điểm)
- Lí thuyết phần II: Sinh vật và môi trường ở chương I và chương II
8. Câu 8 (3,0 điểm) Bài tập nằm trong các phần sau
- Nhiễm sắc thể, nguyên phân, giảm phân, thụ tinh;
- ADN và Gen.
9. Câu 9 (3,0 điểm) Bài tập nằm trong các phần sau:
- Các thí nghiệm của Men Đen;
- Di truyền liên kết;
- Phả hệ.
* Lưu ý:
- Phạm vi kiến thức: Trong Chương trình cấp học tính đến thời điểm thi;


- Không thi các nội dung đã giảm tải theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và
1

Đào tạo.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

2


Chuyên đề I. BÀI TẬP VỀ CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

I. THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN
1. Một số lưu ý
a. Cách xác định tính trạng trội, tính trạng lặn
Có 3 cách thường dùng. ( thứ tự ưu tiên từ cách 1 đến cách 3)
Cách 1. Dựa vào định nghĩa: Tính trạng trội là tính trạng xuất hiện ở F1 trong phép lai P thuần
chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.
Ví dụ: P thuần chủng: hoa đỏ x hoa trắng. F1: 100 % hoa đỏ
Vậy, theo định luật Menden. Tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.
Cách 2. Dựa vào tỉ lệ phân li cặp tính trạng ở đời con. Nếu thu được:
(Loại tính trạng) : Tính trạng 1/ tính trạng 2 = 3/1.
Theo định luật Menden, suy ra: tính trạng 1 là tính trạng trội, tính trạng 2 là tính trạng lặn.
Ví dụ: F1 thu được:
Màu sắc hoa: Đỏ / trắng = 3/1.
Theo định luật Menden, suy ra: hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. P có kiểu gen ở thể
dị hợp.
Cách 3. Dựa vào định nghĩa chưa hoàn chỉnh: Tính trạng trội là tính trạng xuất hiện ở F1
trong phép lai khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.

Ví dụ: P: hoa đỏ x hoa trắng. F1: 100 % hoa đỏ
Vậy, theo định luật Menden suy ra:
- Tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.
- P thuần chủng.
Cách 4. Nếu KH của bố mẹ cùng 1 tính trạng ( TT1) thế hệ con xuất hiện tính trạng mới
( TT2).
Theo quy luật Menden: tính trạng 1 là trội hoàn toàn so với tính trạng 2.
Cách 5. Dựa vào tỉ lệ phân li của 1 loại kiểu hình. Đưa tỉ lệ KH về dạng phân số, biện luận.
Ví dụ:
F1 thu được:Trường hợp 1: 6,25% thân thấp, hạt xanh.
Trường hợp 2: 56,25 % thân cao, hạt vàng. Biện luận tính trạng trội, lặn cho mỗi trường hợp.
- Trường hợp 1: 6,25 % = 1/16. Suy ra thân thấp, hạt xanh là hai tính trạng lặn.
- Trường hợp 2: 56,25% = 9/16. Suy ra thân cao, hạt vàng là hai tính trạng trội.
b. Cách xác định giao tử, số hợp tử thu được
- P thuần chủng có kiểu gen ở thể đồng hợp luôn cho 1 loại giao tử.
- P có n cặp gen dị hợp ( chưa xét trường hợp di truyền liên kết) tạo ra 2 n loại giao tử.
Cách viết giao tử: Sử dụng sơ đồ hình cây.
- Số hợp tử = Số loại giao tử cái x số loại giao tử đực.
Ví dụ: AaBb x aabb
F1 thu được : 4 x 1 = 4 hợp tử
c. Xác định số kiểu gen, kiểu hình. Tỉ lệ kiểu gen ,kiểu hình ( không viết sơ đồ lai)
- Xác định số loại kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình.
Ví dụ: A: thân cao, a: thân thấp
B: quả đỏ, b: quả vàng.
Cho 2 P lai với nhau, thu được F1 : 9 cao, đỏ : 3 cao, thấp: 3 thấp, đỏ : 1 thấp, vàng.
3


Không viết sơ đồ lai, xác định :
- Số loại, tỉ lệ kiểu gen ở F1.

- Số loại, tỉ lệ kiểu hình ở F2.
Giải:
Xác định số loại, tỉ lệ kiểu hình
Xét sự phân li ở F1:
- Chiều cao: cao / thấp = 3/1
- Màu quả: đỏ / vàng = 3/1

Số loại, tỉ lệ kiểu gen
Xét sự phân li kiểu gen ở F1 ( ứng với
từng cặp tính trạng)
P: Aa x Aa
F1: 1AA : 2Aa : 1aa
P: Bb x bb F1: 1BB : 2 Bb : 1bb

- Số loại kiểu hình = 2 x 2 = 4
- Tỉ lệ kiểu hình chùng:
( 3: 1) (3 :1) = 9 : 3 : 3 : 1

- Số loại kiểu gen = 3 x 3 = 9
- Tỉ lệ kiểu gen:
( 1: 2 :1) ( 1 :2 :1) = 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2: 1 :
2 :1

- Tỉ lệ từng loại kiểu hình:
Cách 1: Tỉ lệ từng loại kiểu hình = tích tỉ
lệ các tính trạng hợp thành nó
Tỉ lệ KH thân cao, hoa đỏ = ¾ x ¾ = 9/16
Cách 2: Tỉ lệ từng loại kiểu hình = số KH/
số KH chung ( số hợp tử).
Tỉ lệ KH thân cao, hoa đỏ = 9/16


- Tỉ lệ từng loại kiểu gen
Cách 1: Tỉ lệ từng loại kiểu gen = tích tỉ lệ
các cặp gen tạo thành kiểu gen đó
Tỉ lệ KG AABB = ¼ x ¼ = 1/ 16
Cách 2: Tỉ lệ từng KG = số KG đó / số
KG chung.
Tỉ lệ KG AABB = 1/16

- Cách viết sơ đồ lai nhanh ( không cần kẻ khung punet)
Viết sơ đồ lai của ví dụ trên.
P: AaBb
x
AaBb
G:
F1:
- Kiểu hình:
3Cao
1thấp
3Đỏ
1 vàng
Vậy có 4 kiểu hình ( thứ tự 2 tt trội: 1 trội1, 1lặn2 : 1 trội 2, 1 lặn 1: 2 tt lặn
( 3 x 3) Cao đỏ : ( 3x 1) cao, vàng
: ( 1 x 3) thấp, đỏ : ( 1 x 1) thấp, vàng
9 cao, đỏ : 3 cao, vàng : 3 đỏ, thấp : 1 thấp, vàng
Lưu ý: Thực tế tỉ lệ KH bài đã cho, ví dụ sử dụng trong trường hợp bài toán thuận, hoặc mới
làm quen.
- Kiểu gen
1AA :
2 Aa

: 1 aa
1BB :
2 Bb
: 1bb
Cao, đỏ
( 1 x 1) AABB
( 1 x 2) AABb

cao, vàng
( 1 x 1) AAbb
( 2 x 1) Aabb

thấp, đỏ
( 1 x 1) aaBB
( 1 x 2) aaBb
4

thấp, vàng
( 1 x 1) aabb


( 2 x 1) AaBB
( 2 x 2) AaBb
Vậy, sơ đồ lai hoàn chỉnh: ( làm vào bài thi)
P: AaBb
x
AaBb
G: AB, Ab, aB, ab
AB, Ab, aB, ab
F1:

KG:
1 AABB
1AAbb
1 aaBB
2 AABb
2 Aabb
2 aaBb
2AaBB
4AaBb
Kh:
9 cao, đỏ
:
3 cao, vàng
: 3 thấp, đỏ
:

1 aabb

1 thấp, vàng

2. Bài tập về phép lai một cặp tính trạng
DẠNG 1: Bài toán thuận Cho biết kiểu hình của P. Xác định kết quả lai ở thế hệ F 1 và F2 về
kiểu gen và kiểu hình.
* Phương pháp giải:
- Bước 1: Qui ước gen (Nếu bài tập đã cho sẵn qui ước gen thì sử dụng qui ước gen đã cho)
- Bước 2: Từ kiểu hình của P xác định kiểu gen của P
- Bước 3: Viết sơ đồ lai
Lưu ý: Nếu bài tập chưa cho biết tương quan trội – lặn thì phải xác định tương quan trội – lặn
trước khi qui ước gen.
DẠNG 2: Bài toán nghịch Giả thiết cho biết kết quả lai ở F 1 và F2. Xác định kiểu gen và kiểu

hình của P và viết sơ đồ lai.
Trường hợp 1: Đề cho tỉ lệ phân li ở F1 ( thường gặp ở thực vật)
* Phương pháp giải:
- Bước 1: Xác định tương quan trội – lặn ( dựa vào 3 cách xác định).
- Bước 2: Qui ước gen.
- Bước 3: Phân tích tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con để suy ra kiểu gen của bố mẹ.
- Bước 4: Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả
Lưu ý:
- Đề cho tỉ lệ 3/1. Thu được 4 tổ hợp = 2 x 2. Suy ra mỗi P cho 2 loại giao tử. P có kiểu gen
thể dị hợp.
- Đề cho tỉ lệ 1 /1
5


Cách 1. Đây là tỉ lệ của phép lai phân tích P có kiểu gen thể dị hợp.
Suy ra: P: Aa
x
aa
Cách 2. 1/1 . Thu được 2 tổ hợp = 2 x 1. Suy ra 1 P cho 2 loại giao tử, 1 P cho giao tử a.
- Đề cho F1 đồng tính.
+ Tính trạng lặn: P: aa x aa
+ Tính trạng trội : Có nhiều trường hợp, tùy vào KH của P. ( 4 trường hợp)
Trường hợp 2: Đề không cho tỉ lệ phân li ở F1 ( thường gặp ở động vật và con người)
* Phương pháp giải:
- Bước 1: Xác định tương quan trội – lặn ( dựa vào 3 cách xác định).
- Bước 2: Qui ước gen.
- Bước 3: Xác định kiểu gen của bố mẹ bằng cách xác định xem bố mẹ cho giao tử gì.
- Bước 4: Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả
Lưu ý:
- P luôn cho 1 loại giao tử ( cho duy nhất 1 loại giao tử), suy ra P có KG thể đồng hợp.

- P cho giao tử a, suy ra KG của P là aa hoặc Aa
- P cho giao tử A, suy ra KH của P là AA hoặc Aa.
3. Bài tập về phép lai 2 cặp tính trạng
Bài toán thuận: Giả thiết cho biết kiểu hình của P. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở đời con.
* Phương pháp giải:
- Bước 1: Xác định tương quan trội – lặn ở từng tính trạng.
- Bước 2: Qui ước gen
- Bước 3: Xác định kiểu gen của P
- Bước 4: Viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen và kiểu hình ở đời con
Bài toán nghịch: Giả thiết cho biết kết quả lai ở đời con. Xác định kiểu gen và kiểu hình của
P
* Phương pháp giải:
- Bước 1: Xác định tương quan trội – lặn.
- Bước 2: Qui ước gen.
- Bước 3: Xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con trên từng tính trạng để suy ra kiểu gen của bố
mẹ.
- Bước 4: Xác định kiểu gen của bố mẹ.
- Bước 5: Viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen và kiểu hình ở đời con.
Lưu ý: Tùy trường hợp, bước 1, 2 và 3 có thể gộp làm một bước.
6


Các dạng bài thường gặp
Tỉ lệ phân li 9/3/3/3

Cách biện luận
Cách 1: 16 tổ hợp = 4 x 4 . Mỗi P cho 4 loại
giao tử, suy ra: P có kiểu gen ở thể dị hợp.
Cách 2. Xét tỉ lệ phân li kiểu hình trên từng cặp
tính trạng


Tỉ lệ 3/3/1/1

Xét tỉ lệ phân li kiểu hình trên từng cặp tính
trạng
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình trên từng cặp tính
trạng ( đề đã cho tính trạng trội, lặn)
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình trên từng cặp tính
trạng ( 1 loại tính trạng đã biết tính trạng trội
lặn)
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình trên từng cặp tính
trạng (có nhiều trường hợp)
Xét xem bố mẹ cho giao tử gì ( có nhiều
trường hợp)

Tỉ lệ 1/1/1/1
Tỉ lệ 3/1
Tỉ lệ 1/1
Tỉ lệ 1/0
Cho tỉ lệ 1 loại kiểu hình
Ví dụ 6.25 % thân thấp, xanh

Đưa tỉ lệ về dạng phân số để biện luận tính
trạng trội , lặn
Ví dụ: 6.25% = 1/16 nên thân thấp, xanh là hai
tính trạng lặn.
F1 thu được 16 tổ hợp = 4 x 4, suy ra P có kiểu
gen ở thể dị hợp.

II. QUY LUẬT TRỘI LẶN KHÔNG HOÀN TOÀN

- Nội dung: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản
thì F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ còn F 2 phân tính với tỉ lệ 1 trội : 2 trung
gian : 1 lặn
P
Hoa đỏ
x
Hoa trắng
AA
aa
F1
Hoa hồng
Aa
F1 x F1 Hoa hồng
x
Hoa hồng
Aa
Aa
F2
KG
1AA : 2Aa : 1aa
KH
1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
III. DI TRUYỀN ĐỒNG TRỘI
- Nội dung: Trong kiểu gen của 1 cơ thể có 2 gen trội alen với nhau cùng biểu hiện tính trạng
VD: ở người, tính trạng nhóm máu A, B, O dược quy định bởi một gen có 3 alen là I A, IB, IO.
Sự tổ hợp của từng nhóm 2 alen với nhau tạo nên trong quần thể người các kiểu hình tương
ứng với các kiểu gen sau
Kiểu hình
Kiểu gen
- Nhóm máu A

I A IA , I A IO
- Nhóm máu B
I B I B, I B I O
- Nhóm máu O
I O IO
- Nhóm máu AB
I A IB
7


- Cơ chế: Có hiện tượng 6 kiểu gen tương ứng 4 kiểu hình vì gen này có 3 alen mà mối quan
hệ giữa các alen lại không như nhau:
+ IA trội hoàn toàn với IO
+ IB trội hoàn toàn với IO
+ IA, IB tương đương
+ IO là gen lặn
Như vậy IA, IB là đồng trội so với IO
- Cách giải bài tập: Các dạng, các bước tương tự như bài tập về thí nghiệm của Menden.
IV. DI TRUYỀN LIÊN KẾT
1. Các xác định các gen quy định tính trạng tuân theo quy luật Menden hay di truyền
liên kết
Xét phép lai 2 cặp tính trạng
- Trường hợp 1: Nếu đề bài cho mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen nằm trên 1 NST
Hoặc các gen nằm trên các nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau. Kết luận: Sự di truyền các
tính trạng tuân theo quy luật phân li độc lập.
- Trường hợp 2: Đề không cho dữ kiện trên. Biện luận, xác định quy luật di truyền.
Cách 1: Dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình chung ở thế hệ sau.
+ Nếu tỉ lệ kiểu hình chung = tích tỉ lệ các cặp tính trạng ( hoặc: tỉ lệ mỗi kiểu hình = tích tỉ
lệ các tính trạng hợp thành nó) thì sự di truyền các tính trạng tuân theo quy luật phân li độc
lập.

+ Nếu tỉ lệ kiểu hình chung khác tích tỉ lệ các cặp tính trạng.
Kết luận: Mỗi tính trạng do một gen quy định, chúng cùng nằm trên một NST và liên kết
hoàn toàn với nhau.( cách diễn đạt khác: Hai cặp gen liên kết trên một cặp NST).
Cách 2: Dựa vào số giao tử bố mẹ cho.
Ví dụ: F1 gồm 2 cặp gen dị hợp. Nếu sự di truyền tính trạng tuân theo quy luật phân li độc lập
sẽ tạo ra 4loại giao tử. Nhưng, F2 thu được: 3/1 = 4 tổ hợp = 2 x 2. Mỗi F1 cho 2 loại giao tử.
Chứng tỏ, hai cặp gen liên kết hoàn toàn trên một cặp NST.
Lưu ý: Nếu bài cho tỉ lệ KH ở thế hệ sau: 1 : 1: 1 : 1. Đây là trường hợp đặc biệt, tuân theo
cả quy luật phân li độc lập và di truyền liên kết ( aB/ab x Ab/ab)
2. Cách giải: 3 bước:
+ Xác định tính trạng trội, lặn .Qui ước gen
+ Xác định KG của bố mẹ: chọn một kiểu hình ở con lai để phân tích xác định kiểu liên kết
( thứ tự ưu tiên: 2 tính trạng lặn > 1 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn > 2 tính trạng trội).
+ Lập sơ đồ lai
V. QUY LUẬT DI TRUYỀN GIỚI TÍNH, LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH. PHẢ HỆ
1. Quy luật di truyền giới tính
- Nội dung: ở sinh vật sinh sản hữu tính, tỉ lệ đực cái của thế hệ sau xấp xỉ 1 : 1
VD:
P
Chuột cái
x
Chuột đực
XX
XY
GP
X
X,Y
F1
KG
1 XX : 1XY

KH
1 cáI : 1 đực
8


2. Quy luật di truyền liên kết với giới tính
- Nội dung: Là hiện tượng di truyền các tính trạng mà gen xác định chúng nằm trên NST giới
tính
+ Gen nằm trên NST giới tính X: tuân theo quy luật di truyền chéo nghĩa là bố truyền cho
con gái và mẹ truyền cho con trai
Nếu gen nằm trên NST X là gen trội thì tất cả thể mang đôi NST XX và XY đều mang
kiểu hình trội
Nếu gen nằm trên NST X là gen lặn thì tính trạng thường hay xuất hiện ở cá thể có cặp
NST XY còn cá thể có NST XX chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp lặn
Sơ đồ lai: P
Ruồi cái mắt đỏ
x
Ruồi đực mắt trắng
D D
X X
X dY
GP
XD
Xd , Y
F1
XDXd : XDY
+ Gen nằm trên NST giới tính Y: tuân theo quy luật di truyền thẳng nghĩa là chỉ truyền cho
những cá thể có cặp NST XY
Sơ đồ lai: P
Bình thường

x
Dính ngón tay 2-3
XX
XY d
GP
X
X , Yd
F1
XX : XYd
- Cách giải bài tập: Các bước tương tự bài tập về thí nghiệm của Menden.
3. Phả hệ
a. Lập sơ đồ phả hệ: Như sách giáo khoa
b. Xác định đặc điểm di truyền
- Xác định tính trạng trội, lặn: Kiểu hình của thế hệ bố , mẹ cùng 1 tính trạng ( giả sử là tính
trạng 1), thế hệ con xuất hiện tính trạng khác ( giả sử là tính trạng 2). Suy ra: tính trạng 1 là
tính trạng trội, tính trạng 2 là tính trạng lặn.
Lưu ý: Không dựa vào tỉ lệ phân li của Menden để xác định tính trạng trội, lặn. ( Vì số lượng
cá thể không đủ lớn).
- Xác định gen quy định tính trạng nằm trên NST thường hay NST giới tính ( Gen nằm trên
NST giới tính X thì không có gen tương ứng trên Y và ngược lại).
Trường hợp 1: Nếu tính trạng lặn xuất hiện ở cả 2 giới thì gen quy định tính trạng ( thường)
nằm trên NST thường.
Giải thích: + Giả sử gen quy định tính trạng nằm trên NST X, dựa vào sơ đồ phả hệ chỉ ra
mâu thuẫn.
+ Giả sử gen quy định tính trạng nằm trên NST Y ( di truyền thẳng), dựa vào sơ
đồ phả hệ chỉ ra mâu thuẫn.
Trường hợp 2: Nếu tính trạng lặn chỉ xuất hiện ở 1 giới thì gen quy định tính trạng nằm trên
NST giới tính (có thể là X hoặc Y)
Giải thích: + Nếu gen quy định tính trạng nằm trên NST thường thì tính trạng lặn phải xuất
hiện ở cả 2 giới.

+ Nếu gen nằm trên NST giới tính X ( hoặc Y). Dựa vào sơ đồ phả hệ chỉ ra mâu
thuẫn.
c. Tính xác suất
9


- Dựa vào KG của bố mẹ ( lí thuyết), xác định tỉ lệ KG của thế hệ con ( Viết tỉ lệ KG, KH của
thế hệ con dưới dạng tỉ lệ thực. Ví dụ: ¾ cao : ¼ thấp)
- Xác suất xuất hiện 2 sự kiện = tỉ lệ xuất hiện sự kiện 1 x tỉ lệ xuất hiện sự kiện 2.
Ví dụ: Ở F1: KH: ¾ bình thường : ¼ bị bệnh
Trai : gái = ½ : ½
Tính xác suất để P sinh được:
1 đứa Con gái bị bệnh; 2 đứa con bị bệnh.
Giải.
- Xác suất để 1 đứa con gái bị bệnh = ¼ x ½ = 1/8 .
¾ bình thường
¼ bị bệnh
½ Trai
¾ x ½ = 3/8 trai, bình thường
¼ x ½ = 1/8 trai, bị bệnh
½ Gái
¾ x ½ = 3/8 gái, bình thường
¼ x ½ = 1/8 gái, bị bệnh
- Xác suất để 2 đứa con bị bệnh = ¼ x ¼ = 1/16.
¾ bình thường
¼ bị bệnh
¾ bình thường ¾ x 3/4 = 9/16 (hai con BT)
¾ x ¼ = 3/8 ( 1 BT, 1 Bệnh)
¼ bị bệnh
¼ x ¾ = 3/8 ( 1 BT, 1 bệnh)

¼ x ¼ = 1/16 ( hai con bị bệnh)

10


Chuyên đề II NHIỄM SẮC THỂ

1. Xác định số lượng, trạng thái NST trong quá trình phân bào

Kì trung gian
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối

Nguyên phân
Trạng thái

Số lượng

Số cromatit

Số tâm động

Giảm phân
Kì trung gian I
Kì đầu I
Kì giữa I
Kì sau I
Kì cuối I

Kì đầu II
Kì giữa II
Kì sau II

Kì cuối II
2. Nguyên phân
1- Số tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:

2k

- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2k
( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
2- Số tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:

2k – 1

-Từ x tế bào mẹ ban đầu: x (2k – 1)
( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
3- Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:
-

2n . 2k

Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2n . 2 k

( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
4- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân:

- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:

2n . 2k

- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2n . 2k
11


( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
5- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:

2n (2k – 1)

- Từ x tế bào mẹ ban đầu:

x . 2n (2k – 1)

( ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
6- Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường nội bào phải cung cấp cho:
- 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần:

2n (2k – 1)

- x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần: x.2n (2k – 1)
7- Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường nội bào phải cung cấp cho:
- 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần :

2n (2k – 2 )


- x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần: x.2n (2k – 2)
8- Tổng số lần NST tự nhân đôi trong k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:

k

- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . k
9- Tổng số thoi dây tơ vô sắc hình thành ( phá hủy) trong k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:

2k – 1

- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x (2k – 1)
( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
3. Giảm phân
Xét 1 tế bào sinh dục chín 2n giảm phân:
1. Số tế bào con được tạo ra: 4
2. Số giao tử (n) tạo ra là:
- 1 TBSD đực (2n)  4 giao tư đực (n)
- 1 TBSD cái (2n)  1 giao tư cái (n) + 3 thể định hướng (n).
3. Số loại giao tử: 2n ( không có trao đổi chéo trong giảm phân I)
4. Số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp : 4n – 2n = 2n.
5. Số thoi vô sắc hình thành ( phá hủy): 3
4. Sự thụ tinh:
- Khái niệm: là sự phối hợp giữa trứng (n) và tinh trùng (n) để tạo ra 1 hợp tử (2n).
- Hiệu suất thụ tinh của giao tử:
Số giao tử được thụ tinh X 100%
12



Tổng số giao tử tham gia thụ tinh

13


Chuyên đề III. BÀI TẬP VỀ AND VÀ GEN

Các dạng bài tập.
- Viết cấu trúc AND, mARN, protein.
- Bài tập tính toán liên quan đến:
+ Cấu trúc AND, quá trình tổng hợp AND
+ Quá trình tổng hợp protein, mARN.
Vấn đề 1. Viết cấu trúc AND, mARN, protein
Kiến thức bổ sung:
- Mã bộ ba: Cứ 3 nucleotit đứng kế tiếp nhau trên AND ( hoặc mARN) mã hóa cho 1 axit min
hoặc làm nhiệm vụ kết thúc chuỗi polipeptit gọi là mã bộ ba.
- Trên phân tử AND có nhiều gen cấu trúc ( gọi tắt là gen).
- Gen cấu trúc gồm 2 mạch đơn, mạch tổng hợp nên mARN là mạch khuôn.
Trên gen cấu trúc, mạch khuôn là mạch có chiều 3’-5’, gồm 3 thành phần:
Mã mở đầu – các bộ ba mã hóa axit amin – mã kết thúc.
- Quá trình tổng hợp mARN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu. Phân
tử mARN được tổng hợp có chiều 5’-3’, cũng gồm 3 thành phần:
Mã mở đầu – các bộ ba mã hóa axit amin – mã kết thúc.
- Quá trình tổng hợp protein: Cứ 3 nucleotit trên mARN khớp với bộ ba đối mã trên tARN giải
phóng ra 1 axit amin. Quá trình dịch mã ngừng khi riboxom tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên
mARN , lúc này chuỗi polipeptit chưa hoàn chỉnh được giải phóng: aa mở đẩu – aa1 – aa2 … - aan. Một enzim đặc hiệu tách aa mở đầu khỏi chuỗi, tạo nên chuỗi polopeptit hoàn chỉnh :
aa 1 – aa 2 - …. - aa n.
Quá trình tổng hợp protein kết thúc.
Sơ đồ quá trình tổng hợp protein :
Mạch khuôn

( của gen)

3’

Mã mở đầu
TAX

Các bộ ba nucleotit mã hóa
axit amin

mARN

5’

Mã mở đầu
AUG

Các bộ ba nucleotit tương ứng
trên mARN

aa mở đầu

- aa1 – aa2 ……. - aan

Chuỗi polipeptit
chưa hoàn chỉnh
Chuỗi polipeptit
hoàn chỉnh

aa1 – aa2 ……. - aan


14

Mã kết thúc
ATT
hoặc ATX
hoặc AXT
Mã kết thúc
UAA
hoặc UAG
hoặc UGA

5’

3’


Vấn đề 2. Bài tập AND
PHẦN I: CẤU TRÚC AND
I. Tính số nuclêôtit của ADN hoặc của gen
1. Đối với mỗi mạch của gen:
- Trong ADN, 2 mạch bổ sung nhau, nên số nu và chiều dài của 2 mạch bằng nhau.
A1 + T1 + G1 + X1 = T2 + A2 + X2 + G2 =

N
2

- Theo nguyên tắc bổ sung số nu mỗi loại ở mạch 1 bằng số nu loại bổ sung mạch 2.
A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2
2. Đối với cả 2 mạch:

- Số nu mỗi loại của ADN là số nu loại đó ở cả 2 mạch:
A =T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2 = Am + Um
G =X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2= Gm + Xm
Chú ý: Khi tính tỉ lệ % :

% A1 + % A2 %T 1 + %T 2
=
=......
2
2
%G1 + %G 2 % X 1 + % X 2
=
%G = % X =
=.....
2
2

%A = % T =

Ghi nhớ: Tổng 2 loại nu khác nhóm bổ sung luôn luôn bằng nửa số nu của ADN hoặc bằng
50% số nu của ADN: Ngược lại nếu biết:
N
hoặc bằng 50% thì 2 loại nu đó phải khác nhóm bổ sung.
2
N
+ Tổng 2 loại nu ≠ hoặc khác 50% thì 2 loại nu đó phải cùng nhóm bổ sung.
2

+ Tổng 2 loại nu =


3. Tổng số nu của ADN (N)
Tổng số nu của ADN là tổng số của 4 loại nu A + T + G + X . Nhưng theo nguyên tắc bổ sung
(NTBS) A = T, G =X . Vì vậy, tổng số nu của ADN được tính là:
N = 2A + 2G = 2T + 2X hay N = 2( A+ G)
Do đó A + G =

N
2

hoặc %A + %G = 50%

4. Tính số chu kì xoắn (C)
Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nu = 20 nu. Khi biết tổng số nu (N) của ADN:
N = C x 20

=>

C=

N
20

5. Tính khối lượng phân tử ADN (M):
Một nu có khối lượng trung bình là 300 đvc. Khi biết tổng số nu suy ra:
M = N x 300 đvc
6. Tính chiều dài của phân tử ADN (L):
Phân tử ADN là 1 chuỗi gồm 2 mạch đơn chạy song song và xoắn đều đặn quanh 1 trục. Vì
vậy, chiều dài của ADN là chiều dài của 1 mạch và bằng chiều dài trục của nó. Mỗi mạch có
N
nuclêôtit, độ dài của 1 nu là 3,4 A0

2

L=

N
. 3,4A0
2
15


1 micrômet = 10 4 angstron ( A0 )
1 micrômet = 103 nanômet ( nm)
1 mm = 103 micrômet = 106 nm = 107 A0
II. Tính số liên kết Hiđrô và liên kết Hóa Trị Đ–P
1. Số liên kết Hiđrô (H)
- A của mạch này nối với T ở mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô
- G của mạch này nối với X ở mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô
Vậy số liên kết hiđrô của gen là:
H = 2A + 3 G hoặc H = 2T + 3X
2. Số liên kết hoá trị (HT)
- Số liên kết hóa trị trên một mạch đơn:
Đơn vị thường dùng :

+ Số liên kết hoá trị giữa các nu trên 1 mạch đơn của ADN:
+ Số liên kết hóa trị trong các nu:

N
2

Suy ra: Số liên kết hóa trị trên một mạch đơn =

- Số liên kết hoá trị của ADN = 2(

N
-1
2

N
N
-1+ =N–1
2
2

N
- 1) + N = 2 (N – 1)
2

PHẦN II: CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI CỦA ADN
I. TÍNH SỐ NUCLÊÔTIT TỰ DO CẦN DÙNG
1. Qua 1 lần tự nhân đôi (tự sao, tái sinh, tái bản)
- Số phân tử ADN con được tạo ra : 2
- Số nu tự do môi trường cung cấp bằng số nu của ADN
Ntd = N
- Số lượng nu tự do từng loại môi trường cung cấp:
Atd =Ttd = A = T;
Gtd = Xtd = G = X
2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi (x đợt)
- Số ADN con được tạo ra = 2x
- Số nucleotit tự do môi trường cung cấp cho x lần nhân đôi: = N.2x – N = N(2X -1)
- Số nu tự do mỗi loại môi trường cung cấp cho x lần nhân đôi là:
A mt = Tmt = A(2X -1)

Gmt = Xmt = G( 2X -1)
+ Nếu tính số nu tự do của ADN con mà có 2 mạch hoàn toàn mới:
Ntd hoàn toàn mới = N(2X - 2)
Atd hoàn toàn mới = A(2X -2)
Gtd hoàn toàn mới = G(2X -2)
II. TÍNH SỐ LIÊN KẾT HIĐRÔ; HOÁ TRỊ ĐƯỢC HÌNH THÀNH HOẶC BỊ PHÁ VỠ
1. Qua 1 đợt tự nhân đôi
a. Tính số liên kết hiđrôbị phá vỡ và số liên kết hiđrô được hình thành
Khi ADN tự nhân đôi hoàn toàn:
- 2 mạch ADN tách ra, các liên kết hiđrô giữa 2 mạch đều bị phá vỡ nên số liên kết hiđrô bị
phá vỡ bằng số liên kết hiđrô của ADN
16


H bị đứt = H ADN
- Mỗi mạch ADN đều nối các nu tự do theo NTBS bằng các liên kết hiđrô nên số liên kết
hiđrô được hình thành là tổng số liên kết hiđrô của 2 ADN con.
Hhình thành = 2 . HADN
b. Số liên kết hoá trị được hình thành:
Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, liên kết hoá trị Đ–P nối các nu trong mỗi mạch của
ADN không bị phá vỡ. Nhưng các nu tự do đến bổ sung thì dược nối với nhau bằng liên kết
hoá trị để hình thành 2 mạch mới.
Vì vậy số liên kết hoá trị được hình thành bằng số liên kết hoá trị nối các nu với nhau trong 2
mạch của AND.
HT được hình thành = 2 (

N
- 1) = N- 2
2


2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi (x đợt)
a. Tính tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ và tổng số liên kết hidrô hình thành:
- Tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ:
∑ Hbị phá vỡ = H (2x – 1)
- Tổng số liên kết hidrô được hình thành:
∑ Hhình thành = H.2x
b.Tổng số liên kết hoá trị được hình thành:
Liên kết hoá trị được hình thành là những liên kết hoá trị nối các nu tự do lại thành chuỗi
mạch polinuclêôtit mới.
- Số liên kết hoá trị nối các nu trong mỗi mạch đơn:

N
-1
2

- Trong tổng số mạch đơn của các ADN con còn có 2 mạch cũ của ADN mẹ được giữ lại.
- Do đó số mạch mới trong các ADN con là 2.2 x - 2, vì vây tổng số liên kết hoá trị được hình
thành là:



HThình thành = (

N
- 1) (2.2x – 2) = (N-2) (2x – 1)
2

PHẦN III. CẤU TRÚC ARN
I. TÍNH SỐ RIBÔNUCLÊÔTIT CỦA ARN:
- ARN thường gồm 4 loại ribônu: A, U, G, X và được tổng hợp từ 1 mạch gốc ADN theo

NTBS. Vì vậy số ribônu của ARN bằng số nu 1 mạch của AND.
rN = rA + rU + rG + rX =

N
2

- Trong ARN A và U cũng như G và X không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng
nhau. Sự bổ sung chỉ có giữa A, U, G, X của ARN lần lượt với T, A, X, G của mạch gốc
ADN. Vì vậy số ribônu mỗi loại của ARN bằng số nu bổ sung ở mạch gốc AND.
rA = Tgốc
; rU = Agốc
rG = Xgốc
; rX = Ggốc
* Chú ý: Ngược lại, số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của ADN được tính như sau:
17


+ Số lượng:

A = T = rA + rU
G = X = rG + rX

+ Tỉ lệ %:

% A = %T =

%rA + %rU
2
%rG + %rX
%G = % X =

2

II. TÍNH KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ ARN (MARN)
Một ribônu có khối lượng trung bình là 300 đvC, nên:
MARN = rN. 300đvC =

N
. 300 đvC
2

III. TÍNH CHIỀU DÀI VÀ SỐ LIÊN KẾT HOÁ TRỊ Đ–P CỦA ARN
1. Tính chiều dài:
- ARN gồm có mạch rN ribônu với độ dài 1 nu là 3,4 A 0. Vì vậy, chiều dài ARN bằng chiều
dài ADN tổng hợp nên ARN đó.
- Vì vậy:

LADN = LARN = rN . 3,4A0 =

N
. 3,4 A0
2

2. Tính số liên kết hoá trị Đ–P:
- Trong chuỗi mạch ARN: 2 ribônu nối nhau bằng 1 liên kết hoá trị, 3 ribônu nối nhau bằng 2
liên kết hoá trị… Do đó số liên kết hoá trị nối các ribônu trong mạch ARN là
rN – 1
- Trong mỗi ribônu có 1 liên kết hoá trị gắn thành phần axit H 3PO4 vào thành phần đường. Do
đó số liên kết hóa trị loại này có trong rN ribônu là rN
Vậy số liên kết hoá trị Đ–P của ARN:
HT ARN = rN – 1 + rN = 2 .rN -1

PHẦN IV: CƠ CHẾ TỔNG HỢP ARN
I. TÍNH SỐ RIBÔNUCLÊOTIT TỰ DO CẦN DÙNG.
1. Qua 1 lần sao mã:
Khi tổng hợp ARN, chỉ mạch gốc của ADN làm khuôn mẫu liên các ribônu tự do theo NTBS:
AADN nối UARN ;
TADN nối AARN
GADN nối XARN ;XADN nối GARN
Vì vậy:
+ Số ribônu tự do mỗi loại cần dùng bằng số nu loại mà nó bổ sung trên mạch gốc của ADN
rAtd = Tgốc ;
rUtd = Agốc
rGtd = Xgốc ;
rXtd = Ggốc
+ Số ribônu tự do các loại cần dùng bằng số nu của 1 mạch ADN
rNtd =

N
2

2. Qua nhiều lần sao mã (k lần)
Mỗi lần sao mã tạo nên 1 phân tử ARN nên số phân tử ARN sinh ra từ 1 gen bằng số lần sao
mã của gen đó.
Số phân tử ARN = Số lần sao mã = K
+ Số ribônu tự do cần dùng là số ribônu cấu thành các phân tử ARN. Vì vậy qua K lần sao mã
tạo thành các phân tử ARN thì tổng số ribônu tự do cần dùng là:
18





rNtd = K.rN
+ Suy luận tương tự, số ribônu tự do mỗi loại cần dùng là:
∑ rAtd = K. rA = K . Tgốc ∑ rUtd = K. rU = K . Agốc
∑ rGtd = K. rG = K . Xgốc ∑ rXtd = K. rX = K . Ggốc
II. TÍNH SỐ LIÊN KẾT HIĐRÔ VÀ LIÊN KẾT HOÁ TRỊ Đ–P:
1. Qua 1lần sao mã:
a. Số liên kết hidro:
Hđứt = HADN
Hhình thành = HADN
=> Hđứt = Hhình thành = HADN
b. Số liên kết hoá trị:
HT hình thành = rN – 1
2. Qua nhiều lần sao mã (K lần):
a. Tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ
∑ H phá vỡ = K . H
b. Tổng số liên kết hoá trị hình thành:
∑ HThình thành = K.(rN – 1)
PHẦN IV: CẤU TRÚC, CƠ CHẾ TỔNG HƠP PRÔTÊIN
Sơ đồ quá trình tổng hợp protein :
Mạch khuôn
( của gen)

3’

Mã mở đầu
TAX

Các bộ ba nucleotit mã hóa
axit amin


mARN

5’

Mã mở đầu
AUG

Các bộ ba nucleotit tương ứng
trên mARN

aa mở đầu

- aa1 – aa2 ……. - aan

Chuỗi polipeptit
chưa hoàn chỉnh
Chuỗi polipeptit
hoàn chỉnh

Mã kết thúc
ATT
hoặc ATX
hoặc AXT
Mã kết thúc
UAA
hoặc UAG
hoặc UGA

5’


3’

aa1 – aa2 ……. - aan

I. TÍNH SỐ BỘ BA MÃ HÓA - SỐ AXIT AMIN
- Cứ 3 nu kế tiếp nhau trên mạch gốc của gen hợp thành 1 bộ ba mã gốc, 3 ribônu kế tiếp của
mạch ARN thông tin (mARN) hợp thành 1 bộ ba mã sao. Vì số ribônu của mARN bằng với số
nu của mạch gốc, nên số bộ ba mã gốc trong gen bằng số bộ ba mã sao trong mARN.
Số bộ ba mã hóa =

N
rN
=
2.3
3

- Trong mạch gốc của gen cũng như trong số mã sao của mARN thì có 1 bộ ba mã kết thúc
không mã hoá a.amin. Các bộ ba còn lại có mã hoá a.amin
Số bộ ba có mã hoá a.amin (a.amin chuỗi polipeptit) =
19

N
rN
-1 =
-1
2.3
3


- Ngoài mã kết thúc không mã hóa a.amin, mã mở đầu tuy có mã hóa a.amin, nhưng a. amin

này bị cắt bỏ không tham gia vào cấu trúc prôtêin.
Số a.amin của phân tử prôtêin (a.amin prô hoàn chỉnh) =

N
rN
-2 =
-2
2.3
3

II. TÍNH SỐ AXIT AMIN TỰ DO CẦN DÙNG:
Trong quá tình giải mã, tổng hợp prôtein, chỉ bộ ba nào của mARN có mã hoá a.amin thì mới
được tARN mang a.amin đến giải mã.
1. Giải mã tạo thành 1 phân tử prôtein:
- Khi ribôxôm chuyển dịch từ đầu này đến đầu nọ của mARN để hình thành chuỗi polipeptit
thì số a.amin tự do cần dùng được ARN vận chuyển mang đến là để giải mã mở đầu và các mã
kế tiếp, mã cuối cùng không được giải. Vì vậy số a amin tự do cần dùng cho mỗi lần tổng hợp
chuỗi polipeptit là:
Số a amin tự do cần dùng: Số aatd = số bộ ba mã hóa – 1 =

N
rN
-1 =
-1
2.3
3

Khi rời khỏi ribôxôm, trong chuỗi polipeptit không còn a.amin tương ứng với mã mở đầu. Do
đó, số a amin tự do cần dùng để cấu thành phân tử prôtêin (tham gia vào cấu trúc prôtêin để
thực hiện chức năng sinh học) là:

Số a amin tự do cần dùng để cấu thành prôtêin hoàn chỉnh:
Số aap =

N
rN
-2 =
-2
2.3
3

III. TÍNH SỐ PHÂN TỬ NƯỚC VÀ SỐ LIÊN KẾT PEPTIT
- Liên kết peptit là liên kết giữa hai axit amin với nhau.
Trong quá trình giải mã khi chuỗi polipeptit đang hình thành thì cứ 2 axit amin kế tiếp nối
nhau bằng liên kết peptit thì đồng thời giải phóng 1 phân tử nước, 3 axit amin nối nhau bằng 2
liên kết peptit, đồng thời giải phóng 2 phân tử nước… Vì vậy:
- Số liên kết peptit hình thành = số phân tử H2O tạo ra. = số axit amin tự do – 1
= số bộ ba mã hóa – 2 =

rN
-2
3

IV. TÍNH SỐ ARN VẬN CHUYỂN ( tARN)
Trong quá trình tổng hợp protein, tARN mang axit amin đến giải mã. Mỗi tARN vận chuyển 1
axit amin.
Số tARN = số axit amin tự do

20



Chuyên đề IV BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN

I. Kiến thức bổ sung
1. Hóa chất thường dùng gây đột biến:
a. 5- brom – uraxin ( 5bU) thay thế T làm biến đổi cặp A- T thành G – X.
5bU thay thế

A- T
A- 5bU
G-5bU
G-X
b. Etyl metan sunphonat ( EMS) thêm nhóm etyl vào guanin làm thay thế G bằng T nên cặp G
– X bị thay thế bằng cặp T – A hoặc cặp X – G.
c. NMU, NEU tác động lên tinh hoàn, buồng trứng gây đột biến nhiễm sắc thể.
2. Các dạng đột biến gen
a. Đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleoit khác: gồm 2 dạng:
- Đồng hoán: A – T thay thế bằng cặp G – X hoặc ngược lại.
- Dị hoán: A – T thay thế bằng cặp T – A hoặc ngược lại.
b. Thêm cặp nucleotit
Acridin ( viết tắt là Acr) xen giữa hai cặp nucleotit liền kề
A
G
A
G
A
nuleotit
G
Acr

T


X

nhân đôi

T

Acr

X

A

nuleotit

A

nu bổ sung X

T

Acr

X

G

c. Mất cặp nucleotit: Acridin xen vào mạch mới tổng hợp thì nó sẽ không cho 1 nucleotit kết
hợp với nucleotit tương ứng trên mạch khuôn, acridin mau chóng tách ra khỏi mạch, trước khi
bước vào lần tái bản 2.

A T
T A

G X
X G

nhân đôi

A T
T A

G X
X ACr

A T
T A

G X
X

nhân đôi

T
A

A
T

X
G


3. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Cách xác định giao tử thể tứ bội, tam bội
a. Phương pháp đại số: nhân các chữ cái phía trước với chữ cái phía sau.
b. Phương pháp hình vuông: Đặt các gen ở 4 đỉnh hình vuông, kẻ các đường chéo ( thể tam
bội, 1 đỉnh là 0). Mỗi cạnh hay đường chéo của hình vuông là 1 giao tử.
Thể tứ bội cho giao tử lưỡng bội; Thể tam bội cho giao tử lưỡng bội và đơn bội.

21


Các câu hỏi, bài tập trong thời gian 5/2 đến 16/2/2013
Câu 1 Cho: A: đỏ, a: trắng; B: cao, b: thấp.
P: AaBb
x
AaBb thu được F1.
1. Hãy xác định: Các kiểu hình sau chiếm tỉ lệ là bao nhiêu ở F1:
- Kiểu hình mang 1 tính trạng trội, 1 lặn; kiểu hình mang 2 tính trạng trội, kiểu hình mang 2
tính trạng lặn.
2. Hãy xác định: Các kiểu gen sau chiếm tỉ lệ là bao nhiêu ở F1:
- Kiểu gen chứa 1 cặp gen dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp.
- Kiểu gen chứa 2 cặp gen dị hợp.
- Kiểu gen chứa 2 cặp gen đồng hợp.
- Kiểu gen: A-B- ; A-bb; aaB-; aabb;
Câu 2 Bệnh mù mầu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, gen trọi M cũng nằm
trên NST giới tính X quy định kiểu hình bình thường
1. Giải thích và lập sơ đồ lai cho mỗi TH sau:
a. Bố mẹ bình thường có đứa con trai bị mù màu
b. Trong một gia đình có nửa số con trai và nửa số con gái mù màu, số còn lại không bị mù
màu có cả trai và gái

2. Bố mẹ không mù màu, sinh con gái không mù màu và con trai bị mù màu. Đứa con gái lớn
lên lấy chồng không bị mù màu thì có thể sinh ra đứa con bị mù màu không? Nếu có thì xác
định tỉ lệ % kiểu hình đó.
Câu 3 Cho lúa thân cao chín sớm thuần chủng lai với lúa thân thấp chín muộn . F 1 thu được
toàn lúa thân cao chín sớm . Cho F1 lai phân tích đời sau thu được 50% lúa thân cao chín
sớm : 50% lúa thân thấp chín muộn
Hãy giải thích kết quả lai và lập sơ đồ lai minh hoạ ?
Câu 4 Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình cây cao, hạt dài
có tỷ lệ là 18,75%.
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên mỗi nhiễm sắc thể khác nhau; ngược
với cây cao, hạt dài là các tính trạng cây thấp, hạt tròn.
Xác định tính chất của tỷ lệ trên và viết sơ đồ lai để nhận biết tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình của F2.
Câu 5 Một tế bào sinh tinh có 4 cặp nhiễm sắc thể tơng đồng kí hiệu AaBbDdEe giảm phân.
Viết kí hiệu nhiễm sắc thể ở kì đầu I, kì cuối I giảm phân?
Câu 6 Cho A : thân cao, a : thân thấp ; B : hạt vàng, b : hạt xanh.
Xác định KH, KG của P khi thu được tỉ lệ KH của thế hệ sau là :
-3:1
- 100% thân cao, hạt vàng.
- 100% thân thấp, hạt xanh.
Câu 7 Cha (ký hiệu bằng số 1) có mắt màu nâu và Mẹ (số 2) có mắt xanh sinh được hai con
gái : con gái thứ nhất (số 3) mắt xanh và con gái thứ nhì (số 4) mắt nâu. Người con gái số 4 có
chồng (số 5) cũng có mắt nâu sinh được một cháu trai (số 6) mắt xanh.
22


1. Vẽ sơ đồ phả hệ minh họa sự di truyền tính trạng màu mắt của gia đình nói trên. (Yêu cầu
vẽ tính trạng mắt nâu bằng ký hiệu bôi đen hoặc có gạch chéo, tính trạng mắt xanh thì để
trắng)
2. Xác định tính trội, lặn trong cặp tính trạng màu mắt.
3. Xác định kiểu gen của cá thể số 1.

Câu 8. Ở ruồi giấm, 2n = 8. Một tế bào của loài đang phân bào, người ta thấy có 4 NST kép
xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
1. Hãy cho biết tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào ? Giải thích.
2. Nếu tế bào của loài đang thực hiện nguyên phân, hãy xác định : số tâm động, số cromatit, số
NST đơn ở kì giữa và kì sau.
Câu 9. Có 4 tế bào sinh dưỡng của cùng một cơ thể nguyên phân liên tiếp một số lần bằng
nhau và đã tạo ra các tế bào con chứa tất cả 4992 NST đơn. Vào kì trước của lần nguyên phân
đầu tiên, trong mỗi tế bào người ta đếm được 156 cromatit.
Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
Câu 10 Trong 1 trại nuôi cá khi thu hoạch người ta được 1600 cá chép
1.Tính số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh. Cho biết hiệu suất thụ tinh
của tinh trùng là 50% và trứng là 20%.
2.Tính số tế bào mầm đực và cái. Cho biết các tế bào mầm đực và cái đều phân bào 3 đợt.
Câu 11. ở lúa nước, 2n = 24. Xét một tế bào của loài trải qua nguyên phân liên tiếp 9 đợt. Hãy
tính:
a. Số tế bào con được sinh ra, số NST đơn chứa trong các tế bào con.
b. Môi trường cần phải cung cấp bao nhiêu NST đơn cho quá trình trên ?
c. Có bao nhiêu NST đơn mới hoàn toàn do môi trường nội bào cung cấp ?
d. Có bao nhiêu thoi phân bào bị hủy qua cả quá trình trên.
Câu 12 Có một số tế bào sinh dưỡng của Thỏ cùng nguyên phân ba lần bằng nhau và đã tạo ra
các tế bào con có chứa tổng số 2112 nhiễm sắc thể. Hãy xác định số tế bào sinh dục ban đầu
và số tế bào con đã được tạo ra sau quá trình nguyên phân. Biết Thỏ có bộ nhiễm sắc thể
lưỡng bội 2n = 44.
Câu 13 Một gen có 300 nucleotit, trong đó có 900 A.
- Xác định chiều dài của gen.
- Tính số nucleotit từng loại của gen ?
- Gen trên nhân đôi 1 lần, thì môi trường cung cấp bao nhiêu nucleoit ?
Câu 14 Gen B dài 5100 A0, có A + T = 60 % số nucleotit của gen.
Tính số nucleotit và số nucleotit từng loại của gen B.
Câu 15. Gen có 2400 nucleotit, có hiệu số của A với loại nucleotit khác là 30% số nucleotit

của gen.
1. Xác định chiều dài của gen.
2. Quá trình nhân đôi diễn ra 3 đợt. Xác định số nucleotit từng loại trong tổng số gen mới tạo
thành ở đợt nhân đôi cuối.
Câu 16. Một phân tử mARN dài 2040 A0, có A = 40%, U = 20% và X = 10% số nucleotit của
phân tử mARN.
1. Xác định số lượng từng loại nucleotit của phân tử mARN và của gen tổng hợp nên mARN
đó.
23


2. Phân tử mARN đó chứa bao nhiêu bộ ba ?
Câu 17 Một đoạn ADN có A = 1600 nucleotit, có X = 2A.
Tìm số lượng nucleotit loại T và G.
Câu 18 Một gen có 2720 liên kết hidro và có số nucleotit loại X là 480. Xác định số lượng
từng loại nucleotit.
Câu 19. Một gen có : G – T = 140, số liên kết hidro là 2530.
Tính số nucleotit từng loại của gen.
Câu 20. Hai gen đều có 2760 liên kết hidro. Gen I có 840 nucleotit loại A, gen II có 480 A.
Hãy cho biết gen nào dài hơn ?
Câu 21 Một gen tự nhân đôi một số lần, thấy có 14 mạch đơn được tạo ra từ các nucleotit của
môi trường. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có : A = G = 550, T= X = 150.
1. Tính số lần tự nhân đôi của gen ?
2. Tính số nucleotit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen ban đầu ?
Câu 22
Sơ đồ quá trình tổng hợp protein :
Mạch khuôn
( của gen)

3’


Mã mở đầu
TAX

Các bộ ba nucleotit mã hóa
axit amin

mARN

5’

Mã mở đầu
AUG

Các bộ ba nucleotit tương ứng
trên mARN

aa mở đầu

- aa1 – aa2 ……. – aan

Chuỗi polipeptit
chưa hoàn chỉnh
Chuỗi polipeptit
hoàn chỉnh

Mã kết thúc
ATT
hoặc ATX
hoặc AXT

Mã kết thúc
UAA
hoặc UAG
hoặc UGA

5’

3’

aa1 – aa2 ……. – aan

Gọi số nucleotit của gen B quy định việc tổng hợp protein là N( nucleotit)
Số nucleotit của mARN tổng hợp từ gen A là rN ( nucleotit).
Số axit amin trong phân tử protein ( chuỗi hoàn chỉnh) được tổng hợp là : A ( axit amin).
Biết, 1 axit amin dài 3 A0, nặng 110 dvC ; 1 nucleotit dài 3,4 A0, nặng 300 dvC.
1. Cho A = 598 axit amin. Tính :
- Chiều dài, khối lượng của phân tử protein ?
- Số lượt tARN vận chuyển axit amin ?
- Số liên kết peptit có trong phân tử protein đó.
- Số phân tử nước được giải phóng.
- Số bộ ba mã hóa axit amin trên mARN ?
- rN = ?; N = ?
- Chiều dài của gen A ?
2. Cho N = 3000 nucleotit ? Tính :
- rN = ?
- Số bộ ba mã hóa ?
- Số lượt tARN vận chuyển axit amin ?
- Số liên kết peptit được hình thành ?
- Số phân tử nước được giải phóng ?
24



-A=?
- Chiều dài, khối lượng của phân tử protein ?
Câu 23. Một gen có số nucleotit loại A : 600 ; G = 900.
1. Nếu khi đột biến, gen đột biến có A = 601 nucleotit ; G = 900 nucleotit. Đây là đột biến gì ?
2. Gen đột biến có : A = 599 ; G = 901. Đây là đột biến gì ?
3. Gen đột biến có : A = 599 ; G = 900. Đây là đột biến gì ?
4. Gen đột biến có số lượng, thành phần các nucleotit không đổi, chỉ thay đổi trình tự phân bố
các nucleotit. Đây là dạng đột biến gì ?
Cho biết đột biến chỉ tác động tới 1 cặp nucleotit.

Câu 1( 2.0 điểm)
Trình bày thí nghiệm, phát biểu nội dung định luật phân ly của Menden. Menden đã giải thích kết quả thí
nghiệm của mình như thế nào ?
Câu 2 (3.0 điểm)
a. Thế nào là đột biến gen ? So sánh đột biến gen với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
b. Phân biệt cấu tạo và chức năng của mARN với tARN.
c. Trong tế bào của một loài sinh vật, người ta thấy có các cặp gen như sau: AB, ab, XY. Em hãy viết kiểu
gen của loài sinh vật trên và cho biết khi giảm phân kiểu gen trên cho mấy loại giao tử ? Viết kiểu gen của
các giao tử ( trong trường hợp các gen trên liên kết hoàn toàn).
Câu 3 (1.5 điểm)
Một đoạn gen có trình tự sắp xếp các nucleotit như sau:
5’ …… ATG – AXA – GGX – AAX – XAT ….. 3’
3’ …… TAX – TGX – XXG – TTG – GTA ….. 5’
Xác định trình tự các ribônucleotit của mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên ? Quá trình tổng hợp
mARN trên dựa trên những nguyên tắc nào ?
Câu 4 ( 1.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
4.1 Protein là chất căn bản tạo nên:
a. Xương

b. Tế bào thần kình
c. Kháng thể
d. Cả a, b và c đều đúng.
4.2. Tính chất nào sau đây là của gen ?
a. Là một đoạn của mạch xoắn kép ADN
b. Mang mật mã di truyền của một loại protein
c. Điều khiển tổng hợp 1loaij phân tử protein
d. Cả a, b và c đều đúng
4.3 Loại ARN nào dưới đây có chức năng vận chuyển axit amin đến các riboxom để thực hiện quá trình
giải mã di truyền ?
a. rARN
b. mARN
c. tARN
d. Cả ba loại ARN trên
4.4 Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể bắt đầu phân li đi về hai cực của tế bào diễn ra ở
a. Kì đầu
b. Kì giữa
c. Kì sau
d. Kì cuối
Câu 5 (1.25 điểm)
Một gen có chiều dài 4080 Ao, có hiệu số nucleotit A với nucleotit không bổ sung với nó là 30 % số
nucleotit của gen.
Tính khối lượng phân tử và số lượng nucleotit từng loại của gen. Cho biết khối lượng 1 nucletit = 300
dvC.
Câu 6 ( 1.25 điểm) Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Một
cặp vợ chồng sinh ra con, con có người mắt đen và có người mắt xanh.
Biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và viết sơ đồ lai cho kết quả trên.
25



×