Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Hoạch định chương trình marketing cho một sản phẩm của CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM IMEXPHARM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.85 KB, 51 trang )

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay,đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì hoạt động quản trị marketing cũng được
chú trọng và đầu tư.Từ những quyết định về thị trường mục tiêu, xác định vị trí trên thị
trường,phát triển sản phẩm, định giá, các kênh phân phối, thông tin liên lạc và khuyến
mãi được vạch ra thông qua tiến trình quản trị marketing doanh nghiệp có thể lập ra
các kế hoạch với các biện pháp và phương tiện thực hiện để hoàn thành các mục tiêu,
chiến lược đề ra.
Hoạch định chiến lược marketing là một khâu quan trọng trong tiến trình quản tri
marketing,nhằm duy trì và phát triển sự thích nghi chiến lược giữa một bên là các mục
tiêu,nguồn lực,khả năng và sở trường của doanh nghiệp,với một bên là các cơ may
marketing đầy biến động.
Qua nghiên cứu và thực hiện đồ án cho môn học quản trị marketing giúp sinh viên có
cái nhìn bao quát về các hoạt động marketing,từ đó có thể phân tich đánh giá các yếu
tố liên quan để đưa ra chiến lược và chương trình hành động nhằm thu hút sự chú ý
mua của khách hàng và mục tiêu chính tăng lợi nhuận cho doanh nghiêp.
Nhiệm vụ của đồ án môn học là: Hoạch định chương trình Marketing cho một sản
phẩm của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM
Những nội dung chủ yếu sẽ được giải quyết là:
Phân tích việc thực hiện marketing ở công ty qua các năm gần đây.
Xác định nhu cầu và quy mô của thị trường cho các sản phẩm của công ty từ
năm 2013-2017
Hoạch định chiến lược marketing đối với sản phẩm thuốc kháng sinh pms-opxil 250.
Hoạch định chương trình marketing cho sản phẩm thuốc kháng sinh pms-opxil 250.
.

1

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1


TRANG 1


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.1 VÀI NÉT VỀ CÔNG TY
1.1.1. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÔNG TY

Tên thương mại của công ty: Công ty Cổ Phần Dược phẩm Imexpharm.
Tên viết tắt: Imexpharm.
Ngày thành lập: 25/7/2001 (Tiền thân là Xí nghiệp Liên hiệp Dược Đồng Tháp 19751983).
Trụ sở chính: Số 4, Đường 30/4, Phường 1, Thành phố Cao lãnh.
Điện thoại: 067.3851941
Fax: 067.3853016
Email:
Website: www.Imexpharm.com
Logo:

2

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 2


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Chức năng sản xuất, kinh doanh:
Sản xuất kinh doanh, Xuất Nhập Khẩu dược phẩm, thiết bị và dụng cụ y tế, nguyên
liệu bao bì sản xuất thuốc, thuốc y học cổ truyền, thuốc thú y, mỹ phẩm.

Thực phẩm, thực phẩm chức năng, các loại nước uống, nước uống có cồn, có gaz, các
chất diệt khuẩn, khử trùng cho người và cung cấp các dịch vụ hệ thống kho bảo quản
các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc..
Kinh doanh nuôi trồng, chế biến dược liệu, kinh doanh ngành du lịch nghĩ dưỡng, đầu
tư tài chánh và kinh doanh bất động sản.
Kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm.
1.1.2 CÁC SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY HIỆN ĐANG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1.2.1 PMS-OPXIL 250.
Thành phần:
Mỗi viên nang chứa:
Cephalexin

250 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên nang.
Chỉ định:
Cephalexin được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản cấp và mạn tính, giãn phế quản có bội
nhiễm.
Nhiễm khuẩn tai, mũi, họng: viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm
amiđan, viêm họng.
Viêm đường tiết niệu: viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt. Dự phòng nhiễm khuẩn
đường tiết niệu tái phát.
Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.
Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.
Bệnh lậu và giang mai (khi dùng penicillin không phù hợp).
Điều trị dự phòng thay penicillin cho bệnh nhân mắc bệnh tim phải điều trị răng.

3


NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 3


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING

1.1.2.2.PMS-COTRIM 480
Thành phần:
Mỗi viên nén chứa:
Sulfamethoxazol
Trimethoprim

400 mg
80 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên nén.
Chỉ định:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng;
nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính, tái phát ở nữ trưởng thành.
Viêm tuyến tiền liệt.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: đợt cấp viêm phế quản mãn, viêm phổi cấp ở trẻ em,
viêm tai giữa cấp ở trẻ em, viêm xoang má cấp ở người lớn.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa: lỵ trực khuẩn, đặc biệt là sốt thương hàn và viêm đại
tràng Sigma.
Viêm phổi do Pneumocystis carinii.
1.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1.2.1. MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1.2.1. 1.THEO DÕI
Nhận ra các khuynh hướng quan trọng nảy sinh từ những dấu hiệu từ rà soát môi

trường.
Cần phát hiện ý nghĩa của các sự kiện cũng như khuynh hướng thay đổi khác nhau.
Muốn theo dõi hữu hiệu, doanh nghiệp cần phải nhận rõ các bên hữu quan trọng yếu.
Rà soát và theo dõi đặc biệt quan trọng trong ngành đang có sự thay đổi về công nghệ
nhanh, khó dự kiến.
Rà soát và theo dõi là công cụ nhận thức những điều mới, quan trọng đang diễn ra trên
thị trường, và cách thức thương mại hóa các công nghệ mà doanh nghiệp đang phát
triển.
1.2.1. 2.DỰ ĐOÁN
Dự kiến về các sự kiện tiềm ẩn, cách thức và tốc độ xuất hiện của nó như là kết quả lô
gic của các thay đổi và khuynh hướng đã được phát hiện qua rà soát và theo dõi.
4

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 4


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING

1.2.1. 3.ĐÁNH GIÁ
Xác định thời hạn và tầm quan trọng của các tác động mà những thay đổi khuynh
hướng môi trường có thể tác động lên quản trị chiến lược của công ty.
Đánh giá xác định các hàm ý theo cách hiểu của tổ chức.
Không có đánh giá, doanh nghiệp sẽ nằm trên đống dữ liệu có thể là rất hữu ích nhưng
không hiểu về những gì liên quan đến cạnh tranh.
1.2.2.PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
ĐẾN CÔNG TY.
1.2.2.1.THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY ĐANG BÁN SẢN PHÂM.
Khu vực ĐBSCL là địa bàn hoạt động chính của công ty với hệ thống chi nhánh phân

phối rộng khắp:
Chi nhánh 1 TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 63B-65B Đường số 2, Cư xá Lữ Gia, Q.11, Tp. Hồ Chí Minh
Chi nhánh 2 TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Lô B15/1-B16/1, đường 2A, KCN Vĩnh Lộc, Q. Bình Tân, TP. HCM
Chi nhánh 3 CTCP Dược Phẩm Imexpharm tại Bình Dương (Nhà máy Cefalosporine)
Địa chỉ: Lô B115/I-B16/I đường 2A, KCN Viet Nam - Singapore II, Bến Cát, Bình
Dương
Hệ thống phân phối tại TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Bình Tân
Địa chỉ: Số 68-68A đường Vành Đai Trong, P. An Lạc, Bình Tân, Tp. HCM
Hệ thống phân phối tại Miền Bắc
Chi nhánh Hà Nội
Địa chỉ: 26N-7A, Khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội
5

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 5


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Hệ thống phân phối tại Miền Trung
Chi nhánh Khánh Hòa
Địa chỉ: Số 202 Lê Hồng Phong, phường Phước Hải, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: 423 Nguyễn Hữu Thọ, phường Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Hệ thống phân phối tại Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Chi nhánh Cửu Long 1
Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Doi, Thị Trấn Cái Tàu Hạ, Huyện Châu Thành, Đồng

Tháp
Chi nhánh Cửu Long 2
Địa chỉ: 66A Nguyễn Tất Thành, Phường 1, Tx. Sađéc, Đồng Tháp
Chi nhánh Cửu Long 3
Địa chỉ: 16-18 Hùng Vương, phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
Chi nhánh Cửu Long 4
Địa chỉ: Số 3-4, block C4 Khu dân cư 11D,phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP. Cần
Thơ
Chi nhánh Cửu Long 5
Địa chỉ: 135 Nguyễn Trãi, phường 9, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Đại lý Kiên Giang
Địa chỉ: Số 378, Mạc Cửu, phường Vĩnh Thanh, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang
6

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 6


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Hệ thống phân phối tại Miền Đông
Chi nhánh Tây Ninh
Địa chỉ: 131, Nguyễn Thái Học, P3, TX Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh
Chi nhánh Bình Dương
Địa chỉ: 08 Lê Thị Trung, p. Phú Lợi, TX. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Chi nhánh Đồng Nai
Địa chỉ: K44 Khu phố 1, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
1.2.2.2.ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Đối thủ cạnh tranh trong nước:
Theo bảng thống kê về các doanh nghiệp trong nước sản xuất thuốc có doanh thu

lớn( 2012) thì Imexpharm đứng thứ 3. Một số doanh nghiệp nghiệp như: dược phẩm
3/2 F.T.PHARMA ( HCM), dược Hậu Giang ( Cần Thơ), Domesco ( Đồng Tháp),
mekohar ( HCM), Vidiphar ( HCM)...có doanh thu tương đối lớn.
Đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài:
Các doanh nghiệp sản xuất thuốc có vốn đầu tư nước ngoài như: Sanofi avebtis
( pháp), Novartis ( Thụy Sĩ), United Pharma ( Philippines), Ranbaxy ( Ấn độ),
Singpoong Dewoo ( Hàn Quốc)
Bên cạnh đó còn rất nhiều doanh nghiệp phân phối, tiếp thị thuốc tại Việt Nam. Có thể
nói đây là một thị trường rất nhiều sự biến động cũng như thu được lợi nhuận cao nên
luôn thu hút được khá nhiều thành phần tham gia và phân phối
1.2.2.3.CÁC NHÀ MÔI GIỚI VÀ CUNG ỨNG.
Nhà cung cấp nguyên liệu thuốc kháng sinh của công ty là các công ty lớn, có uy tín
và thương hiệu ở các nước châu Âu, có sản lượng cung ứng dồi dào. Những công ty
này những công ty chuyên sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh.
Đa số các nhà cung cấp nguyên liệu của Công ty là đối tác truyền thống. Đồng thời,
với sức mua và khối lượng nhập khẩu lớn,thanh toán đúng hạn nên công ty được sự
đảm bảo từ các đối tác về nguồn cung ứng .Mặt khác do là đơn vị hoạt động lâu năm

7

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 7


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
trong ngành nên công ty có mối quan hệ với nhiều nhà cung ứng trên thế giới.Điều đó
tạo thuận lợi cho công ty trong việc tìm kiếm các đối tác cung ứng.
1.2.2.4.KHÁCH HÀNG
Là những người có ảnh hưởng quan trọng tới sự sống còn của công ty.

Hiện nay, khách hàng của Công ty gồm nhà bán buôn, hệ điều trị và nhà bán lẻ. Ước
lượng tổng số khách hàng ở ĐBSCL của Công ty là khoảng 3.000 khách hàng.
Nhà bán buôn là những công ty dược mua lại sản phẩm thuốc của Công ty để kinh
doanh như Vacophar, Domesco, AgImexpharm, Tipharco, Calarphaco…
Hệ điều trị là các bệnh viện, trung tâm y tế , phòng khám đa khoa.
Nhà bán lẻ gồm các nhà thuốc tư nhân, phòng mạch bác sĩ.
1.2.2.5.CHÍNH SÁCH VÀ CÁC LUẬT LỆ CỦA NHÀ NƯỚC
Các luật lệ của Việt Nam luôn ưu tiên các công ty sản xuất trong nước thúc đẩy sản
xuất tạo điều kiện thuận lợi nhất.
Đối với các công ty sản xuất hàng hóa nhập khẩu tại nước ngoài chọn Việt Nam là nơi
phân phối thuốc thì phải chịu với giá nhập khẩu cao hơn nhiều so với các sản phẩm
thuốc cùng loại trên thị trường
Đối với các sản phẩm nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài cũng vậy chịu ảnh hưởng
nhiều của sự biến động giá trên thế giới.
1.2.2.6. CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TY VỚI CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN
Công ty có mối quan hệ khá mật thiết với các bệnh viện, nhà thuốc, các hiệu thuốc bán
buôn bán lẻ thuốc trên thị trường và các phòng khám tư.
Nhận xét:
Sau khi phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài nhận thấy :
Công ty có thuận lợi là thị trường trong nước có nhiều tiềm năng, chính sách luật lệ
của Nhà nước về xuất nhập khẩu có nhiều ưu đãi , công ty đã có mối quan hệ làm ăn từ
trước với các cơ quan đơn vị lớn.
Nhưng bên cạnh đó công ty cũng gặp phải không những rủi ro,khó khăn như:Do việc
mở cửa hội nhập kinh tế các công ty nước ngoài thâm nhập vào nước ta chiếm lĩnh thị
trường vì vậy cạnh tranh gay gắt là điều khó tránh khỏi.
1.3. PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY
8

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1


TRANG 8


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
1.3.1.MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC, CÁC NGUỒN LỰC CẦN
ĐƯỢC PHÂN TÍCH
Phân tích môi trường nội bộ nhằm tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của công ty,
từ đó xác định năng lực phân biệt và các lợi thế cạnh tranh của công ty.
Thông qua việc xem xét các nguồn lực của công ty sẽ nắm bắt được nguồn lực và tài
chính , cơ sở vật chất kĩ thuật, con người, thương hiệu của công ty giúp tận dụng được
điểm mạnh đồng thời khắc phục được điểm yếu khi ra quyết định của các nhà quản trị
trong công ty.

1.3.2. PHÂN TÍCH VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY
1.3.2.1. TIỀN MẶT VÀ TỔNG SỐ VỐN KINH DOANH
Theo bảng cân đối kế toán 31/12/2012 ta có thể thấy được tình hình tài sản của công ty
cụ thể qua bảng 01:
Bảng 01
Tài sản
A
Tài sản ngắn hạn
1
Tiền và các khoản tương đương tiền
2
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

(Đơn vị tính: VNĐ)
Cuối năm
15,695,156,999
12,127,216,090

685,299,825

Đầu năm
17,426,722,089
14,028,101,530
303,474,453

9

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 9


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
3
Các khoản phải thu ngắn hạn
4
Hàng tồn kho
5
Tài sản ngắn hạn khác
B
Tài sản dài hạn
1
Tài sản cố định
2
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
3
Tài sản dài hạn khác
Tổng tài sản


202,182,970
2,082,061,134
598,396,980
27,378,978,108
26,973,780,358
259,285,340
145,912,410
43,074,135,107

194,274,750
2,223,997,837
676,873,519
28,781,972,841
28,302,969,646
330,397,347
148,605,848
46,208,694,930

Qua bảng số 01 cho ta thấy :
Tổng tài sản của công ty lên tới 46,208,694,930 VNĐ, trong đó tỷ trọng của tài sản dài
hạn chiếm phần lớn 62.28%.
Lượng tiền mặt của công ty cũng tương đối lớn (khoảng 14,028,101,530 VNĐ).Đây là
thế lợi cho công ty khi kinh doanh thì sẽ có nguồn tiền mặt ngay.
Ngoài ra lượng hàng tồn kho cũng tương đối vừa chứng tỏ công ty vừa có khả năng
sản xuất nhiều sản phẩm vừa bán được hàng.

Theo bảng cân đối kế toán 31/12/2012 ta cũng có thể thấy được cơ cấu nguồn vốn của
công ty qua bảng 02:
Bảng 02

A
1
2
B
1

(Đơn vị tính: VNĐ)
Nguồn vốn
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Nguồn vốn kinh doanh
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

Cuối năm
14,742,800,350
13,475,100,350
1,267,700,000
28,331,334,757
28,331,334,757
43,074,135,107

Đầu năm
15,867,148,280
15,664,388,350
202,759,930
30,341,546,650
709,017,570,326
46,208,694,930


10

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 10


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Qua bảng số 02 ta thấy công ty hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn
vốn kinh doanh mà công ty có được.Nợ phải trả chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng
số nguồn vốn(chiếm 37.71%).Đây là một thuận lợi bởi vì công ty sẽ không phải phụ
thuộc vào sự biến động của lãi suất vay,có lượng vốn ổn định để sản xuất kinh doanh.
1.3.2.2. NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY
1.TIỀM LỰC MARKETING:
Imexpharm có được những đội ngũ bán hàng, tiếp thị và phân phối rất năng động và
nhiệt tình, luôn hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu một cách xuất sắc, thông qua các phẩm
chất sau:
Trẻ, năng động, có kiến thức chuyên môn tốt. Được huấn luyện các kỹ năng giao tiếp
bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Nhiệt tình, hết mình trong công việc, chăm sóc và mang lại những giá trị cộng thêm
cho khách hàng, đối tác.
Đội ngũ tiếp thị trẻ, có trình độ chuyên môn và sáng tạo cao, Cấp quản lý được đào tạo
bài bản, chuyên nghiệp với các khóa học trong và ngoài nước.
Quản lý và làm việc tốt với các đối tác công quyền, quảng cáo, nghiên cứu thị trường,
sử dụng Out sourcing hiệu quả trong việc triển khai các hoạt động tiếp thị và xã hội
cho Imexpharm.
Phân phối hàng chính xác, chu đáo, hòa nhã và tận tâm với khách hàng.
Đủ năng lực và phương tiện phân phối sản phẩm đến 64/64 tỉnh và thành phố trên cả
nước Việt Nam,thông qua đội ngũ bán hàng, tiếp thị chuyên nghiệp, các chi nhánh,

hiệu thuốc của Imexppharm, nhà phân phối, đối tác trên cả nước.
2. TIỀM LỰC SẢN XUẤT:
Imexpharm có đội ngũ Dược sỹ, công nhân: giỏi về chuyên môn, tâm huyết, lành nghề
trong lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu sản phẩm. Hiện tại Imexpharm sản xuất và lưu
hành trên 200 sản phẩm gồm các nhóm mặt hàng chủ lực là Kháng sinh, Giảm đau hạ
sốt, Kháng viêm, Cơ xương khớp, Vitamine, Khoáng chất, Nhóm hàng đặc trị, nhóm
sản phẩm Imexpharm khác.…với các dạng bào chế khác nhau: viên nang, viên nén,
viên bao film, viên bao đường (trên 2 tỷ viên/năm); thuốc bột tiêm (chục triệu lọ/năm),
thuốc tiêm dung dịch (50 triệu ống/năm) Các sản phẩm thuốc của Imexpharm được

11

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 11


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
sản xuất trên dây truyền máy móc thiết bị hiện đại công nghệ tiên tiến, công xuất lớn
và hệ thống kiểm soát chất lượng đạt tiêu chuẩn GMP – WHO.
1.3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 105 người.
Cơ cấu lao động về trình độ(thạc sĩ,đại học,cao đẳng và trung cấp,sơ cấp,...) của công
ty được thể hiện qua bảng số 03:
Bảng 03:
Trình độ đào tạo
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng và trung cấp
Sơ cấp

Khác

Số lượng lao
động(người)
5
35
30
18
17

Tỷ trọng
(%)
4.76
33.33
28.57
17.14
16.19

Qua bảng số 03,ta thấy phần lớn nhân viên của công ty có trình độ trung cấp trở
lên.Nhân viên có trình độ thạc sĩ và đại học có tỷ trọng tương đối cao,được phân bổ
đều cở các bộ phận và phòng ban quan trọng của công ty.

Để biết cơ cấu lao động ở các bộ phận đã phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty hay chưa ta có thể xem bảng số 04:
Bảng 04:
Phòng ban
Bán hàng
Văn phòng
Sản xuất


Số lao động(người)
20
26
59

Tỷ trọng(%)
19.048
24.762
56.190

Các nhân viên mới sau khi được tuyển dụng sẽ được công ty tổ chức đào tạo để nắm rõ
về GMP,về ISO,về chuyên môn,nghiệp vụ,nội quy lao động,an toàn phòng cháy chữa
cháy,trách nhiệm quyền hạn được giao.Bên cạnh đó,công ty còn tổ chức các chương
trình đào tạo hàng năm.Căn cứ vào nhu cầu hoạt động của công ty,năng lực,trình độ
cán bộ,mức độ gắn bó với công ty,hàng năm công ty điịnh ra kế hoạch đào tạo dưới
nhiều hình thức:cử đi đào tạo,đào tạo tại chỗ bằng các khóa huấn luyện nội bộ hoặc kết
hợp với các tổ chức chuyên nghiệp để huấn luyện.Kết quả sau mỗi khóa học được báo
12

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 12


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
cáo đầy đủ ngay để công ty đánh giá hiệu quả của các phương pháp và hình thức đào
tạo.Những cán bộ công nhân viên cử đi học được công ty hỗ trợ chi phí học tập và tạo
điều kiện về thời gian.
Vì vậy hầu hết nhân viên của công ty có nhiều kinh nghiệm,kỹ năng,cũng như kiến
thức chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động.Điều này giúp cho công ty có được nhiều

thuận lợi trong hoạt động kinh doanh.

1.3.4. PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
1.3.4. 1. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY:

13

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 13


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING

1.3.4. 2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN
Hiện nay công ty đang hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần
1.HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ:
14

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 14


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Chức năng: là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết
định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của
ĐHĐCĐ.
Nhiệm vụ:
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng

năm của công ty.
Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp
Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều
hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty
2.TỔNG GIÁM ĐỐC
Chức năng: Có quyền điều hành cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm chung về
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và
các nhà máy thành viên.
Nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Kiến nghị
phương án tổ chức công ty, quy chế quản lý nội bộ công ty. Quyết định các vấn đề liên
quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Ký kết hợp đồng nhân danh
công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
3.PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH XNK VÀ CUNG ỨNG
Chức năng: giúp việc cho giám đốc về vấn đề kinh tế của công ty. Chỉ đạo và kiểm
soát hoạt động của các phòng,ban thuộc lĩnh vực phụ trách.
Nhiệm vụ:
Lập các kế họach và các báo cáo chuyên môn liên quan đến lĩnh vực kinh doanh phụ
trách theo yêu cầu của Giám đốc.
Tổ chức thực hiện và kiểm soát các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực kinh doanh
và theo sự phân công của Giám đốc. Tổ chức xây dựng, cập nhật và phân phối các tài
liệu văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Tổ chức nghiên cứu các
chính sách,qui định pháp luật.
Kiểm soát các hồ sơ,tài liệu,văn bản (đối nội và đối ngoại) thuộc lĩnh vực kinh doanh.
4.PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH HTQTCL VÀ SẢN XUẤT
15

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1


TRANG 15


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Chức năng: giúp việc cho giám đốc về lĩnh vực sản xuất của công ty. Chỉ đạo và kiểm
soát hoạt động của các phòng,ban thuộc lĩnh vực phụ trách.
Nhiệm vụ:
Nhận và lập kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành và thực hiện sản xuất, đảm bảo năng
suất, chất lượng, đúng tiến độ và tiết kiệm chi phí, vật tư theo yêu cầu.
Chỉ đạo,tham gia các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản phẩm, nghiên cứu hoàn thiện,
cải tiến chất lượng sản phẩm cũ, áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới.
Phối hợp với Giám Đốc nhằm đạt được các mục tiêu sản xuất theo định hướng phát
triển của công ty.
5.PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TÀI CHÍNH
Tham mưu giúp Giám đốc trong việc thực hiện chức năng quản lý về tài chính kế toán,
hạch toán kế toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế, kiểm soát tài chính kế
toán tại công ty. Quản lý và sử dụng vốn ngân sách và các nguồn vốn do công ty huy
động.
Lãnh đạo các phòng ban thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê theo Pháp lệnh
kế toán và thống kê, luật kế toán và điều lệ của công ty,kiểm tra định kỳ về công tác kế
toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài
sản khác trong toàn công ty,tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tài chính kế
toán,lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu kế toán tài chính.
6.BAN KIỂM SOÁT
Ban Kiểm soát là cơ quan có thẩm quyền thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát hoạt
động của HĐQT, Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành hoạt động kinh
doanh của Tập đoàn. Ban Kiểm soát hoạt động một cách độc lập với HĐQT và Tổng
Giám đốc, thực hiện việc thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính
hàng năm và sáu tháng của Tập đoàn, xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập
và báo cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời đề xuất lên Đại hội

đồng cổ đông việc lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn
đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập; báo cáo lên
Đại hội đồng cổ đông về tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng
trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống
kê và lập báo cáo tài chính.
16

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 16


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
7.BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ:
Ban kiểm toán là ban trực thuộc HĐQT, có chức năng tư vấn và giúp việc cho HĐQT
trong việc đảm bảo có được một hệ thống hiệu quả về kiểm soát nội bộ và tuân thủ
pháp luật; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về báo cáo tài chính ra bên ngoài, bao gồm các
yêu cầu áp dụng cho việc niêm yết trên thị trường chứng khoán theo các quy định của
pháp luật và Điều lệ công ty. Ban kiểm toán chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tính
trung thực của các báo cáo tài chính liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty trước khi trình HĐQT; kiểm tra, giám sát kế hoạch kiểm toán nội bộ, tính hiệu
quả của hoạt động kiểm toán nội bộ và sự hợp tác giữa Ban Kiểm toán nội bộ với tổ
chức kiểm toán độc lập; xem xét, đánh giá thực trạng quy chế tài chính và kế toán của
Tập đoàn; giám sát tính độc lập, khách quan và yêu cầu của tổ chức kiểm toán độc lập
và các hoạt động khác được quy định tại Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ
máy của ban.
8.BAN CỐ VẤN VÀ THƯ KÝ:
Là những chuyên gia trong các lĩnh vực có thể giúp đỡ cho các lãnh đạo cấp cao đưa
ra những quyết định chính xác.
Kết luận:

Công ty dược phẩm Imexpharm là một công ty lớn nên việc tổ chức cơ cấu tổ chức
theo kiểu trực tuyến chức năng là hoàn toàn phù hợp. Vì công ty có nhiều khối phòng
ban nên việc quản lý các hoạt động trong công ty là rất phức tạp, với cơ cấu trực tuyến
chức năng thì người lãnh đạo trong công ty sẽ được giúp sức bởi những người lãnh
đạo chức năng trong việc chuẩn bị ra quyết định, giảm bớt gánh nặng cho nhà quản trị
nhưng vẫn đảm bảo quyền cho người lãnh đạo doanh nghiệp. Đồng thời cấu trúc này
giúp phát huy năng lực, tiềm năng sáng tạo của các cấp dưới. Tuy có một số nhược
điểm nhưng cấu trúc này đã giúp công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.
Và công ty cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức cơ cấu trong doanh nghiệp,
làm cho cơ cấu ngày càng phù hợp với quy mô sản xuất của công ty, phát huy được
những ưu điểm và khắc phục dần nhược điểm, tạo ra lợi thế mạnh để đứng vững và đi
lên.
1.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
17

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 17


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
1.4.1 CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Để đánh giá kết quả kinh doanh, ta dùng các chỉ tiêu sau: doanh thu. chi phí, lợi nhuận
trước thuế, thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế,tiền lương của người lao động. .
1.4.1.1.DOANH THU
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung
cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh
tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng.
1.4.1.2.CHI PHÍ
Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ môn kế toán, của việc kinh doanh và

trong kinh tế học, là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc
những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì
đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v...
nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh
doanh. Như vậy, có nhiều loại chi phí khác nhau.
1.4.1.3.LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
Lợi nhuận trước thuế là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận
của công ty, bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu
nhập doanh nghiệp.
1.4.1.4.THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP:
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, "đánh" vào thu nhập chịu thuế của các tổ chức
kinh doanh (doanh nghiệp).
Thu nhập chịu thuế=Doanh thu từ hoạt động kinh doanh trừ -chi phí hợp lý liên quan
đến hoạt động kinh doanh đó.
Thuế TNDN phải nộp=thu nhập chịu thuế*thuế suất thuế TNDN(25%)
1.4.1.5. LỢI NHUẬN SAU THUẾ
Là số tiền mà doanh nghiệp có được sau khi đã nộp thuế TNDN cho nhà nước.
1.4.1.6.THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Là số tiền mà doanh nghiệp trả công cho người lao động.
Đây là những chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp và qua đó
ta có thể thấy doanh nghiệp hoạt động có thực sự hiệu quả hay không

18

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 18


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING

1.4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA MỘT SỐ NĂM
GẦN ĐÂY
Có thể thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm gần đây theo 6
chỉ tiêu đã nêu thông qua bảng số 05:
Bảng 05:
T
T
1.
2.
3.
4.
5.
6.

CHỈ TIÊU

ĐƠN
VỊ

NĂM
2010

NĂM
2011

NĂM
2012

Tổng doanh thu


VNĐ

23,193,009,421 24,691,306,544 25,944,259,364

Tổng chi phí

VNĐ

17,960,406,96

18,056,006,238 19,609,929,456

Lợi nhuận trước
thuế

VNĐ

5,232,602,456

6,635,300,306

6,334,329,908

Thuế TNDN

VNĐ

1,308,150,614

1,658,825,077


1,583,582,477

Lợi nhuận sau
thuế

VNĐ

3,924,451,842

4,976,475,230

4,750,747,431

Thu nhập bình
quân của người
lao động

VNĐ
/người
/tháng

2,350,000

2,780,000

2,810,000

Qua bảng số 05 ta thấy:
Lợi nhuận sau thuế tăng đều đặn hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Điều này là

do chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế và thuế TNDN cùng tăng đều đặn. Mặt khác, Lợi
nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí. Vì thế, Lợi nhuận trước thuế tăng
là do tác động của tổng doanh thu và tổng chi phí.
Doanh số của công ty Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm trên tổng thị trường
năm 2012 là 25,944,259,364VNĐ so với năm 2011 là 24,691,306,544VNĐ vượt là
1,252,952,820VNĐ tức là tăng 5.07%. Nguyên nhân làm cho doanh số tăng là do thay
đổi của khối lượng bán và giá bán bình quân trên toàn bộ thị trường.ư
Thu nhập của người lao động cũng tăng đều qua các năm.

19

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 19


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
1.5.KẾT LUẬN
1.5.1 CƠ MAY VÀ RỦI RO KHI PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1.5.1.1 CƠ MAY:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao của Việt Nam là cơ hội cho công ty phát triển
trong tương lai.
Thu nhập người dân tăng lên cùng với mở rộng quy mô thị trường trong tương lai.
1.5.1.2 RỦI RO:
Do sự hội nhập của nền kinh tế thị trường nên cạnh tranh tự do không những của
doanh nghiệp trong nước mà còn của doanh nghiệp nước ngoài.
1.5.2 ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU SAU KHI PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN
TRONG
1.5.2.1 ĐIỂM MẠNH:
Công ty có khả năng về tài chính để đầu tư cho các dự án, mở rộng quy mô sản xuất

kinh doanh, đầu tư máy móc trang thiết bị. Năng lực sản xuất của công ty là khá lớn
đáp ứng được nhu cầu thị trường mục tiêu.
Cơ cấu lao động của công ty là thế mạnh vì số lượng lao động có trình độ tay nghề
cao, lực lượng lao động dồi dào. Các lao động luôn được đào tạo bồi dưỡng tay nghề
cho phù hợp với yêu cầu của chất lượng và mẫu mã sản phẩm hiện nay.
Ngoài ra công ty là công ty thuốc tân dược nên nguồn nguyên liệu dồi dào
1.5.2.2 ĐIỂM YẾU
Công ty sử dụng nhiều vốn vay trong quá trình sản xuất nên ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán sau này.
Nguồn lao động tuy dồi dào có chất lượng nhưng mức độ ổn định không cao khiến cho
công ty luôn phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa thực sự cao.
Cơ cấu tổ chức còn nhiều khuyết điểm như phức tạp và cồng kềnh.
1.5.3 CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Từ những cơ may, rủi ro, điểm mạnh và điểm yếu nêu ở trên công ty dược phẩm
Imexpharm cần đạt ra những vấn đề như sau:

20

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 20


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Có thể công ty đã gây dựng được uy tín của mình trong lĩnh vực dược phẩm nhưng
vẫn chưa là một công ty có thể dẫn đầu ngành về các loại thuốc,vẫn chưa dành được
sự ưu tiên của người tiêu dùng khi sử dụng thuốc.
Liệu các hoạt động marketing của công ty đã thực hiện đúng và hiệu quả?
Đối với nhóm thuốc kháng sinh công ty cần phải làm gì để có thể tăng doanh số bán

mang lại hiệu quả mong muốn?

CHƯƠNG II:XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG
CHO CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TỪ 2013-2017
2.1. XÁC ĐỊNH VỊ THẾ VÀ ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC CHO SẢN PHẨM
Để xác định được chiến lược phù hợp và hiệu quả thì các nhà hoạch định marketing
phải xác định được vị thế của sản phẩm là ở chỗ nào trên thị trường. Phương pháp xác
định vị trí của sản phẩm trên thị trường hiện nay thường được áp dụng là ma trận thị
phần / tăng trưởng. Theo phương pháp này thì các thông số cần phải được xác định là
tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối. Căn cứ vào giá trị của tốc độ tăng trưởng và
thị phần tương đối đối với từng sản phẩm ta đặt các sản phẩm lên ma trận thị phần /
tăng trưởng từ đó ta có vị trí của từng sản phẩm trên ma trận, mỗi vị trí trên ma trận ta
có chiến lược tổng quát thích ứng.
2.1.1. TÍNH CÁC THÔNG SỐ CHO CÁC SẢN PHẨM
2.1.1.1 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
Tốc độ tăng trưởng được tính theo tham số là doanh số bán của sản phẩm
Doanh thu của sản phẩm thuốc kháng sinh pms-Opxil 250 và pms-Cotrim 480 từ năm
2008-2012 được thể hiện ở bảng số 06:
Bảng 06:
Doanh thu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012

(Đơn vị:VNĐ)
pms-Opxil 250
9,470,289,435
10,890,157,210

12,280,460,213
14,009,623,519
15,789,679,154

pms-Cotrim 480
9,661,537,781
9,780,789,800
9,900,345,801
10,010,316,540
10,154,580,210

21

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 21


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING

Ta có công thức xác định tốc độ tăng trưởng của từng năm là:
Trong đó
:tốc độ tăng trưởng năm i
:doanh số năm i
:doanh số năm i-1
Ví dụ tốc độ tăng trưởng của sản phẩm thuốc kháng sinh pms-opxil 250 năm 2009 là:

Tính tương tự với các năm còn lại cho từng sản phẩm ta được bảng số 07:
Bảng 07:


Đơn vị: (%)
Sản phẩm
pms-Opxil 250

pms-Cotrim 480

Năm 2009

14.99

1.23

Năm 2010

12.77

1.22

Năm 2011

14.08

1.11

Năm 2012

12.70

1.44


Tốc độ tăng trưởng năm

Biết được tốc độ tăng trưởng hàng năm ta tính được tốc độ tăng trưởng bình quân
của từng sản phẩm theo công thức:

Ví dụ tốc độ tăng trưởng bình quân của sản phẩm thuốc kháng sinh pms-opxil 250 là:

Áp dụng công thức trên tính tượng tự với sản phẩm còn lại ta được bảng số 08:
22

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 22


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Bảng 08:

(Đơn vị: %)
pms-Opxil 250
13.60

Sản phẩm

pms-Cotrim 480
1.24

2.1.1.2 THỊ PHẦN TƯƠNG ĐỐI
Hiện nay trên thị trường cùng bán sản phẩm của công ty như công ty dược phẩm 3/2
F.T.PHARMA ( HCM), dược Hậu Giang ( Cần Thơ), Domesco ( Đồng Tháp).

Doanh thu của sản phẩm pms-Opxil 250 và pms-Cotrim 480 của một số công ty được
thể hiện qua bảng số 09:
Bảng 09:
Các
sản

(Đơn vị tính: VNĐ)
Công

ty

phẩm
Doanh
thu
Pms- Năm
Opxil
250

PmsCotri
m 480

3/2
F.T.PHARMA

6,543,297,580

Hậu Giang

Domesco


Imexpharm

7,903,714,691

14,579,127,02

9,470,289,435
10,890,157,21

2008
Năm

9,956,876,483

8,023,755,982

1
15,248,092,54

2009
Năm

11,676,987,60

10,069,875,56

6
16,006,574,95

0

12,280,460,21

2010
Năm

2
12,398,767,56

8
12,654,985,74

7
16,974,856,24

3
14,009,623,51

2011
Năm

8
13,875,986,79

0
13,862,587,27

5
18,487,264,40

9

15,789,679,15

2012
Năm

0
6,985,789,747

9
7,068,765,990

7
6,965,865,979

4
9,661,537,781

2008
Năm

7,702,689,670

7,789,756,795

7,598,767,745

9,780,789,800

2009
Năm


8,079,768,767

8,005,675,680

8,000,775,964

9,900,345,801

2010
Năm

8,298,790,380

8,300,502,985

8,276,985,908

10,010,316,54

8,400,572,888

0
10,154,580,21

2011
Năm

8,408,986,756


8,519,580,463

2012

0

23

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 23


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Ta có công thức tính thị phần tuyệt đối:
Doanh thu sản phẩm A của công ty năm i
Năm
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2008

2009


2010

2011

2012

pms-Opxil 250

0.65

0.71

0.77

0.83

0.85

pms-Cotrim 480

1.37

1.26

1.23

1.21

1.19


Thị phần
tương đối

=
Doanh thu sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất năm i
( là thị phần tuyệt đối sản phẩm A của công ty năm i)
Ví dụ :thị phần tuyệt đối của sản phẩm thuốc kháng sinh pms-opxil 250 năm 2008 là:

Tính tương tự với các năm còn lại cho từng sản phẩm ta được bảng số 10:
Bảng 10:

(Đơn vị:%)

Biết được thị phần tương đối hàng năm ta tính được thị phần tương đối bình quân của
từng sản phẩm theo công thức:

Ví dụ thị phần tương đối bình quân của sản phẩm thuốc kháng sinh pms-opxil 250 là:

Áp dụng công thức trên tính tượng tự với sản phẩm còn lại ta được bảng số 11:
Bảng 11:

(Đơn vi:%)
Sản phẩm

pms-Opxil 250
0.76

pms-Cotrim 480
1.25


24

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 24


ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING

2.1.2.XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CÁC SẢN PHẨM TRÊN MA TRẬN THỊ PHẦN/TĂNG
TRƯỞNG
Từ số liệu về tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối của 2 sản phẩm của công ty ta
có biểu đồ sau:
Tốc độ tăng trưởng (%)
20

Dấu hỏiNgôi sao
A

13.60
10
Con chóBò sữa
1.24

B
0
0.1

0.76


1

1.25

10

Thị phần tương đối

Trên ma trận, diện tích hình tròn biểu thị quy mô doanh số
2.1.3. PHÂN TÍCH VÀ ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC CHO TỪNG SẢN PHẨM.
2.1.3. 1.SẢN PHẨM PMS-OPXIL 250(A):
Sản phẩm này nằm trong ô Dấu Hỏi có thị phần tương đối hẹp nhưng tốc độ tăng
trưởng cao. Tuy sản phẩm này chưa có nhiều lợi thế về cạnh tranh nhưng tốc độ tăng
trưởng cao do đó chúng có cơ hội trở thành ngôi sao nếu được đầu tư đúng cách Vì
vậy, sản phẩm này có tiềm năng phát triển trong tương lai nên ta chọn chiến lược cho
sản phẩm là xây dựng.
Cụ thể của chiến lược này là cần đầu tư thêm vốn để đổi mới kỹ thuật,công nghệ,đào
tạo đội ngũ có trình độ cao để có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn nữa.
25

NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ THU THANH-LỚP:QKD51ĐH1

TRANG 25


×