Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển năng lực khoa học công nghệ nội sinh ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.36 KB, 7 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ NỘI SINH Ở VIỆT NAM
3.1. Thực trạng về năng lực khoa học công nghệ ở nước ta
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi không chỉ nâng cao chất
lượng đào tạo mà việc phát triển năng lực khoa học công nghệ trở thành nhu cầu
cấp thiết của đất nước. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã bước vào giai đoạn
phát triển cao của khoa học công nghệ, trong khi đó nước ta vẫn còn trong tình
trạng khá lạc hậu, chưa ứng dụng hoặc ứng dụng nhiều thành tựu khoa học công
nghệ tiên tiến. Nhiệm vụ đặt ra của thời ký quá độ ở nước ta là xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật hiện đại cho đất nước, từng bước đưa nước ta trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, chỉ có phát huy năng lực khoa
học – công nghệ mới thực hiện được mục tiêu đó. Mặt khác, chỉ có trình độ
khoa học công nghệ cao mới có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến cũng như
sáng tạo ra công nghệ mới.


Nhận thức được vị trí, vai trò của năng lực khoa học công nghệ đối với
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua Đảng,
Nhà nước ta đã từng bước có những chính sách đúng đắn nhắm thúc đẩy sự phát
triển của khoa học công nghệ. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX (2001) của Đảng đã nhận định: "Thế kỷ 21 sẽ tiếp tục có nhiều biến
đối. Khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò
ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lục lực sản xuất". Với những
chính sách đúng đắn nói trên, nền táng về năng lực khoa học công nghệ ở nước
ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Chúng ta đã đầu tư xây dựng và hình
thành các khu cộng nghệ cao ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và đang từng
bước xây dựng phát triển các khu công nghệ cao ở các tỉnh trong cả nước. Thị
trường khoa học công nghệ đã từng bước hình thành và phát triển và đi liền với
nó là các quy định pháp lý về khoa học công nghệ cũng được bổ sung, hoàn
thiện. Ngân sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học cũng từng bước tăng lên. Sự


đầu tư đúng hướng đã bước đầu tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã
hội Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan
thì năng lực khoa học công nghệ ở nước ta trong thời kỳ côn g nghiệp hóa, hiện
đại hóa vẫn còn nhiều yếu kém. Điều này thể hiện qua các tiếp cận sau:
Theo đánh giá của các chuyên gia, năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp của Việt Nam năm 2004 là 79/103 nước, giảm 21 bậc so với năm 2003 là
50/95 nước. Nguyên nhân chính dẫn đến sự tụt hạng nói trên của Việt Nam là sự
tụt giảm của hai nhóm chỉ số là công nghệ và thể chế. Sự ổn định kinh tế vĩ mô
của nước ta được đánh giá khá cao 58/104, trong khi đó chỉ số về định chế công
giảm giảm từ 63/104 năm 2003 xuống còn thứ 82/104 năm 2004. Chỉ số công
nghệ cao xếp thứ 65/104 năm 2003 xuống còn 92/104 năm 2004. Sự yếu kém
về đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nước ta là khá rõ và chính điều này
đã được thể hiện trong hiệu quả kinh tế - xã hội do các ngan h2 công nghệ cao
mang lại còn rất thấp, nền kinh tế thiên về khai thác và sử dụng các nguồn
nguyên liệu thô, nông phẩm…


Những lĩnh vực công nghệ cao như bưu chính viễn thông thì cơ sở hạ
tầng còn khép kín, hoạt động còn kém hiệu quả, còn có sự độc quyền nên sức
cạnh tranh chưa cao…
Các quy chế trong tuyển dụng lao động nước ngoài không được phép quá
3% – 6% số lao động của công ty đã phần nào hạn chế các chuyên gia nước
ngoài vào làm việc ở Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao có
tính chiến lược. Điều này là một trong số nguyên nhân dẫn đến hạn chế khả
năng chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào Việt Nam.
Trong những năm gần đây, trên cơ sở nhìn nhận được vai trò của năng lực
khoa học công nghệ nên Chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp đã
từng bước chú ý đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại nhưng vẫn còn
ở mức thấp và thua kém nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Chi phí đổi
mới công nghệ ở Việt Nam chiếm khoảng 0,2% - 0,3% doanh thu, trong khi đó

ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10% doanh thu.
Chúng ta cũng chưa hình thành một thị trường khoa học công nghệ theo
đúng ngĩa của nó. Chính thực tế này đã dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền
và tác phẩm, tác giả trong quá trình khai thác sử dụng. Điều này không tạo được
động lực nghiên cứu, sáng tạo của đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam phục vụ
quá trình cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống giáo dục của nước ta có một độ chênh khá lớn về chất lượng so
với các nước trong khu vực ASEAN và theo đánh giá của các chuyên gia thì độ
chênh đó ngày càng có xu hương rộng ra, thiên về bất lợi cho Việt Nam. Hiện
nay chưa có trường đại học nào của Việt Nam cấp bằng được quốc tế thừa nhận.
Chính từ thực tế này mà chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế chảy đôla
ra các nước do quá trình thương mại hóa giáo dục của các nước tiên tiến. Tình
hình này cũng gây ra một hạn chế lớn cho đội ngũ lao động của Việt nam khi ra
làm việc ở nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn.


Tỷ lệ nghiên cứu khoa học trên 100 dân của Việt Nam thấp hơn nhiều so
với các nước tiên tiến. Cụ thể là: Việt Nam là 0,18; Hàn Quốc là 2,19 (gấp 12,2
lần); Đức là 2,83 (gấp 15,7 lần). Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán bộ khoa
học và hiệu quả nghiên cứu khoa học cũng thấp hơn so với nhiều nước trên thế
giới. Sự liên kết giữa khoa học – giáo dục với các doanh nghiệp còn rất yếu,
đang là sức cản rất lớn trong quá trình hội nhập.
Sự phân ly giữa nghiên cứu và giảng dạy là một một điểm yếu nổi bật của
giáo dục đại học, sau đại học ở nước ta. Theo đánh giá của cồng đồng khoa học
thế giới thì tiềm năng của một nền khoa học và công nghệ chủ yếu dựa vào số
công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí quốc tế cũng
như số bằng phát minh sáng chế đã được các cơ quan bảo hộ phát minh sáng
chế quốc tế cấp. Theo những chuẩn mực như thế chúng ta sẽ thấy được một nần
kinh tế nghèo nàn lạc hậu bao giờ cũng đi kèm với một nền khoa học – công
nghệ yếu kém, nhiều lĩnh vực đang ở trong tình trạng tụt hậu. Từ năm 1998 đến

năm 2002, thế giới dđã công bố khoảng 3,5 triệu công trình khoa học công
nghệ, trong đó đóng góp của các nhà khoa học Châu Âu là 37%, của Hoa Kỳ là
34% và của nhóm các nước công nghiệp phát triển tại khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương là 22%. Các quốc gia còn lại đại diện cho 70 – 80% dân số trên
toàn cầu tại các nước nghèo, các nước đang phát triển ở Châu Á và Châu Phi chỉ
đóng góp 7% số công trình khoa học – công nghệ. Riêng đối với Việt Nam, với
dân số hơn 80 triệu dân, đứng thứ 12 thế giới, trong năm năm 1998 – 2002,
chúng ta chỉ có 250 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế
có uy tín, chiếm 0,71 phấn vạn trong tổng số công trình khoa học của thế giới đã
được công bố, trong khi đó Thái Lan có 5210 công trình khoa học, Xingapo la
6932 công trình khoa học, Malaisia là 2088.
Hiện nay cả nước có hơn 14000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, gần 1200 giáo
sư, gần 6000 phó giáo sư và hơn 16000 cán bộ khoa học có trình độ thạc sĩ
3.2. Giải pháp phát triển năng lực công nghệ nội sinh trong thời kỳ CNH,
HĐH ở Việt Nam


Thứ nhất, Tự mình nghiên cứu hoạch định chiến lược, chính sách phát
triển khoa học công nghệ quốc gia băng cách. Đây là một công việc mà chúng
ta không thể sao chép từ bất kỳ mô hình thành công nào, của nước nào mà phải
là quá trình khảo sát, đầu tư nghiên cứu và hoạch định chiến lược, chính sách và
các giải pháp của Việt Nam, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt
Nam. Trong nhưng năm qua, tuy đã có những nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước
ta về chính sách phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ
năng lực nội sinh về khoa học – công nghệ thì chúng ta còn một số hạn chế. Vì
vậy, để phát triển khoa học – công nghệ một cách có hiệu quả thì trong thời
gian tới chúng ta cần tập trung vào một số nội dung cơ bản:
+ Thiết lập được một cơ chế có hiệu quả trong việc lựa chọn những vấn
đề ưu tiên trong việc xây dựng các kế hoạch và chương trình phát triển khoa học
công nghệ.

+ Nâng cao các khả năng tập hợp năng lực khoa học công nghệ để thực
hiện các chức năng nghiên cứu, tiếp thu và lựa chọn công nghệ quốc gia.
+ Cần xây dựng một cơ chế dân chủ hóa trong khoa học – công nghệ,
phát huy sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, toàn dân vào sự nghiệp phát triển
khoa học – công nghệ.
Thứ hai, Xây dựng năng lực nhận dạng nhu cầu ưu tiên trong các hoạt
động khoa học – công nghệ.
Đây là năng lực cần được phát huy cả tầm vĩ mô và vi mô. O73 tầm vĩ mô
những ưu tiên trong việc lựa chọn công nghệ ở nước ta trong thời gian tới là
phát triển các ngành công nghệ cao và hiện đại hóa công nghệ truyền thống
đống thời sử dụng công nghệ thích hợp phù hợp với kinh tế - xã hội, sinh thái
của từng địa phương. Ở tầm vi mô, đối với các doanh nghiệp thì công nghệ là
công cụ phục vụ mục tiêu phát triển kinh doanh, do vậy phải lựa chọn trên cơ sở
đáp ứng yêu cầu mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.Những ưu tiên trong
việc lựa chọn công nghệ đối với các doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian tới:


+ Các công nghệ được lựa chọn phải mang lại hiệu quả cao cho hoạt động
của các doanh nghiệp
+ Các công nghệ được lựa chọn phải tận dụng khả năng chất xám trong
nước, đồng thời phải khai thác được những nguồn lực từ nước ngoài.
+ Các công nghệ được lựa chọn phải có khả năng bổ sung, hợp lý hóa,
hiện đại hóa các khâu yếu trong thực tiễn sản xuất ki nh doanh và phải có khả
năng thương phẩm hóa.
+ Các công nghệ được lựa chọn phải đảm bảo không làm tăng chi phí của
xã hội và không gây ra sự công kềnh của bộ máy tổ chức, nhân sự trong các
doanh nghiệp.
+ Phải có một hệ thống thông tin nhanh chóng và có hiệu quả
Thứ ba, Nâng cao năng lực thẩm định và đánh giá khoa học công nghệ. Ở
nước ta công tác thẩm định và đánh giá khoa học công nghệ còn hạn chế. Điều

này đã hạn chế đến việc khai thác, sử dụng và đánh giá hiệu quả hoạt động của
khoa học công nghệ dẫn đến lãng phí. Vì vậy, trong thời gian tới việc thẩm định
và đánh giá khoa học – công nghệ cần tập trung vào các vấn đề sau:
+ Tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với công
tác thẩm định và đánh giá khoa học công nghệ.
+ Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ chuyên gia làm công tác thẩm định
và đánh giá khoa học – công nghệ.
+ Hình thành hị trường cho việc thẩm định và đánh giá khoa học công
nghệ như các công ty tư vấn và phát triển khoa học công nghệ hoạt động theo
cơ chế thị trường.


Thứ tư, Xây dựng và phát triển các ngành công nghệ cao nhằm tạo ra
ngành công nghiệp mới có giá trị cao, có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường
trong nước và quốc tế. Từng bước đổi mới công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế,
trang bị những kỹ thuật công nghệ mới cho các ngành kinh tế quốc dân. Tạo
điều kiện cho việc đẩy mạnh thăm dò phát hiện các nguồn tài nguyên quốc gia,
khai thác có hiệu quả và góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sinh
thái. Phát triển các ngành công nghệ cao còn cho phép chúng ta thự hiện "đi
tắt", "đón đầu", nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học công
nghệ so với thế giới.
Để phát triển khoa học công nghệ hiện đại chúng tá phải tập hợp mọi
nguồn lực như vốn, nhân lực trí tuệ vào việc hình thành các trung tâm công
nghệ quốc gia trọng điểm. Vì vậy nước ta trong thời gian tới phải tập trung đầu
tư xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao trọng điểm ở Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, đồng thời tiếp tục nghiên cứu và xây dựng một sô khu công
nghệ cao ở một số thành phố khác, từng bước đưa đất nước trở thành một nước
công nghiệp, hiện đại.
Thứ năm, Nâng cao khả năng nghiên cứu cơ bản.
Đây là yếu tố quyết định nhất đối với việc phát triển năng lực nội sinh về

khoa học - công nghệ. Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới chúng ta cần
tập trung coi trọng việc nghiên cứu cơ bản cả về khoa học xã hội nhân văn, khoa
học tự nhiên và khoa học kỹ thuật và công nghệ.



×