VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG DIỆU THÚY
ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI LÀM, TÀNG TRỮ,
VẬN CHUYỂN, LƯU HÀNH TIỀN GIẢ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
MÃ SỐ :
62380105
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN TỈNH
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu tham khảo và công
trình nghiên cứu của các tác giả khác về những vấn đề có liên quan đều được chỉ
dẫn nguồn cụ thể. Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận án là trung
thực và không có sự sao chép, trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã công bố.
TÁC GIẢ
HOÀNG DIỆU THÚY
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
01
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu tội làm, tàng trữ, vận
09
chuyển, lưu hành tiền giả
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
09
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
17
1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
20
Kết luận chương 1
23
Chương 2: Tình hình tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
ở Việt Nam hiện nay
25
2.1 Phần hiện của tình hình tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành
tiền giả ở nước ta hiện nay
25
2.2 Phần ẩn của tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
51
Kết luận Chương 2
57
Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội làm, tàng trữ,
vận chuyển, lưu hành tiền giả
60
3.1 Cơ sở lý luận của nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm về tiền giả
60
3.2 Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về tiền giả
63
Kết luận Chương 3
96
Chương 4: Dự báo tình hình tội phạm về tiền giả và hoàn thiện hệ
thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm về tiền giả ở Việt Nam
4.1 Dự báo tình hình tội phạm về tiền giả
98
98
4.2 Đánh giá thực trạng các giải pháp phòng ngừa tội phạm về tiền
giả ở nước ta hiện nay
104
4.3 Hoàn thiện hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm về tiền
giả ở nước ta
111
Kết luận Chương 4
142
KẾT LUẬN
143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
145
TÀI LIỆU THAM KHẢO
146
PHẦN PHỤ LỤC
156
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
STT
Viết đầy đủ
Viết tắt
1.
An ninh Quốc gia
ANQG
2.
Bị cáo
BC
3.
Bộ Công an
BCA
4.
Bộ luật hình sự
BLHS
5.
Bộ luật hình sự năm 1985
BLHS 1985
6.
Bộ luật hình sự năm 1999
BLHS 1999
7.
Bộ luật tố tụng hình sự
BLTTHS
8.
Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐCSVN
9.
Giáo sư. Tiến sỹ
GS.TS
10.
Hình sự sơ thẩm
HSST
11.
Kho bạc Nhà nước
KBNN
12.
Ngân hàng Nhà nước
NHNN
13.
Ngân hàng Trung ương
NHTW
14.
Nhà xuất bản
Nxb
15.
Phó Giáo sư. Tiến sỹ
PGS.TS
16.
Tình hình tội phạm
THTP
17.
Tòa án nhân dân
TAND
18.
Tòa án nhân dân Tối cao
TANDTC
19.
Trách nhiệm hình sự
TNHS
20.
Viện kiểm sát nhân dân
VKSND
21.
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục
số
2.1
2.2
Nội dung
Trang
Số vụ, số bị cáo đã bị xét xử sơ thẩm Điều 180 BLHS
2009, Chương XVI và tổng số vụ, bị cáo đã bị xét xử
HSST giai đoạn 2005 – 2014
156
Mức độ của THTP về tiền giả xét theo đơn vị hành vi
156
phạm tội
2.3
Cơ số tội phạm của THTP về tiền giả
2.4
2.5
Tốc độ phát triển của THTP về tiền giả
Cơ cấu theo mức độ của THTP về tiền giả ở nước ta từ
2005 - 2014 tính toán trên cơ sở số dân của các đơn vị
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
hành chính lãnh thổ - Cơ số ngược
Cơ cấu theo mức độ của THTP về tiền giả từ năm 2005 2014 tính toán trên cơ sở diện tích của các địa danh
157
157
158
160
Cơ cấu của THTP về tiền giả xét theo cấp độ nguy hiểm từ
năm 2005-2014
162
Cơ cấu của THTP về tiền giả xét theo thủ đoạn thực hiện
tội phạm
Cơ cấu của THTP về tiền giả xét theo hình phạt
164
Cơ cấu của THTP về tiền giả xét theo độ tuổi giai đoạn
2005 – 2014
Cơ cấu của THTP về tiền giả xét theo giới tính
166
Cơ cấu theo dân tộc thiểu số của THTP về tiền giả giai
đoạn 2005 – 2014
Cơ cấu theo quốc tịch của THTP về tiền giả giai đoạn
2005 – 2014
Cơ cấu của THTP về tiền giả xét theo trình độ học vấn
giai đoạn 2005 – 2014
Cơ cấu của THTP về tiền giả xét theo nghề nghiệp giai
đoạn 2005 – 2014
Cơ cấu tái phạm, tái phạm nguy hiểm của THTP về tiền
giả từ 2005-2014
Cơ cấu về thiệt hại của THTP về tiền giả
166
167
167
168
168
169
169
170
2.18
Số liệu vụ, bị cáo bị xét xử HSST tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả từ năm 2000 - 2014
170
171
2.19
Kết quả trưng cầu ý kiến về nguồn gốc tiền giả
2.20
2.21
2.22
Kết quả trưng cầu ý kiến về địa bàn lưu hành tiền giả
Kết quả trưng cầu ý kiến về thủ đoạn lưu hành tiền giả
Kết quả trưng cầu ý kiến về trình độ văn hóa của chủ thể
171
171
phạm tội về tiền giả
172
2.23
Kết quả trưng cầu ý kiến lãnh đạo về trình độ văn hóa
2.24
2.25
của chủ thể phạm tội về tiền giả
Kết quả trưng cầu ý kiến về tỷ lệ ẩn của THTP về tiền giả
Kết quả trưng cầu ý kiến lãnh đạo về tỷ lệ ẩn của THTP
2.26
2.27
2.28
4.1
4.2
4.3
5.1
về tiền giả
Kết quả trưng cầu ý kiến về lý do ẩn của THTP về tiền giả
Kết quả trưng cầu ý kiến về thời gian ẩn của THTP về
tiền giả
Kết quả trưng cầu ý kiến lãnh đạo về thời gian ẩn của
THTP về tiền giả
Kết quả trưng cầu ý kiến về Dự báo tình hình tội phạm
về tiền giả giai đoạn 2015 – 2025
Kết quả trưng cầu ý kiến lãnh đạo về Dự báo tình hình
tội phạm về tiền giả giai đoạn 2015 – 2025
173
174
175
176
177
178
179
180
Phiếu trưng cầu ý kiến
Kết quả trưng cầu ý kiến về giải pháp phòng ngừa tội
phạm về tiền giả
181
Các vụ án xét xử Hình sự phúc thẩm của Tòa Phúc thẩm
tại Hà Nội (thuộc TANDTC)
182
Các vụ án xét xử Hình sự Sơ thẩm của TAND các tỉnh
thành trong cả nước
184
5.2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiền giả là vấn nạn nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt, xuất hiện thậm chí
chỉ ngay sau khi đồng tiền chính hiệu ra đời. Trong lịch sử Việt Nam, tội phạm về tiền
giả đã bị quy định các mức hình phạt có tính răn đe cao như: tội chết, tội khổ sai chung
thân, bị xử tội đồ… Đến năm 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành
tiền giấy nhưng tiền giả đã bị phát hiện ngay năm 1947 do tên Bùi Khát cầm đầu với
số lượng hàng chục triệu đồng tín phiếu. Năm 1950, Chính phủ ra sắc lệnh 180 quy
định những người phạm tội về tiền giả sẽ bị truy tố trước tòa án quân sự song vấn nạn
tiền giả vẫn gia tăng, chủ yếu vì mục đích chính trị. Chính phủ Mỹ thời kỳ cuối những
năm 60 đã làm tiền giả kèm các tờ rơi có nội dung phản tuyên truyền “tung” ra miền
Bắc nước ta nhằm tiến hành chiến tranh tâm lý và phá hoại nền kinh tế. Sau năm 1975,
một số tổ chức phản động nhen nhóm trỗi dậy nhằm lật đổ chính quyền đã sử dụng
tiền giả là công cụ “nhất cử lưỡng tiện”. Năm 1976, Lý Tam Châu, Lý Thọ Hoa ở Tp.
Hồ Chí Minh và bọn phản động nhà thờ Vĩnh Sơn do Nguyễn Việt Hưng, nguyên sỹ
quan quân đội Sài Gòn cầm đầu và linh mục Nguyễn Hữu Nghị làm cố vấn đã làm giả
hàng triệu đồng để cung cấp kinh phí cho tổ chức hoạt động. Năm 1981 - 1984, các thế
lực thù địch nước ngoài làm hàng trăm triệu đồng tiền giả để hỗ trợ tổ chức gián điệp
biệt kích “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Lê
Quốc Túy, Mai Văn Hạnh cầm đầu hoạt động chống Việt Nam [121, tr.529]. Từ năm
1986, sau khi thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ,
vượt trội. Cùng với tăng trưởng kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện, giao lưu hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Song đây cũng là điều
kiện trỗi dậy của nhiều loại tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là tội phạm về
tiền giả).
Về phương diện pháp lý, Việt Nam là thành viên Công ước Palermo (TOC)
năm 2000 của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, đồng thời
1
ban hành nhiều văn bản pháp lý phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm về tiền giả,
trong đó đấu tranh chống tội phạm về tiền giả bằng pháp luật hình sự được đặc biệt
quan tâm. Minh chứng là Điều luật về tội phạm này, ban đầu (1985) được xếp vào
nhóm Các tội xâm phạm ANQG. Đến BLHS 1999 và BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung
năm 2009 (gọi tắt là BLHS 2009), tội phạm về tiền giả được bố trí hợp lý vào nhóm
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Sự thay đổi này cho thấy cơ quan lập pháp
Việt Nam quan tâm điều chỉnh pháp luật đối với tội phạm về tiền giả cho phù hợp với
thực tế khách quan và xu thế chung của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đến nay,
quá trình áp dụng pháp luật tiếp tục bộc lộ những bất cập, thậm chí kể cả đối với một
số điều luật điều chỉnh tội phạm này trong các bộ luật mới được ban hành trong năm
2015 (hiệu lực từ tháng 7/2016) cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn với tình
hình thực tiễn.
Về phương diện thực tiễn, tội phạm về tiền giả ở nước ta vẫn xẩy ra hàng năm,
tuy không nhiều, song cũng ở mức ba con số. Để tăng cường bảo vệ tiền Việt Nam,
Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 về “Bảo vệ
tiền Việt Nam”, giao BCA chịu trách nhiệm chính, toàn diện trong công tác đấu tranh
với nạn tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam. Tiếp đó, tại Quyết định số 03/QĐ-TTg ngày
02/01/2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, séc giả,
ngân phiếu giả, công trái giả và các giấy tờ có giá khác”(gọi tắt là Đề án 03 của
Chính phủ). Tuy nhiên, hằng năm, hệ thống ngân hàng và kho bạc trên cả nước vẫn
thu hồi hàng chục ngàn tờ tiền giả. Tiền polymer mệnh giá từ 10.000đ đến 500.000đ
đã thay thế tiền cotton từ năm 2003 – 2006, nhưng đến nay, mỗi năm vẫn thu được
nhiều tờ tiền cotton giả. Điều này phản ánh rằng, phần ẩn của tình hình tội phạm về
tiền giả là đáng kể và đấu tranh với tội phạm nói chung và với tội phạm về tiền giả nói
riêng, không thể chỉ bằng phương thức chống, tức là đấu tranh bằng pháp luật hình sự,
mà còn phải chú ý tới một phương thức khác. Đó là phòng ngừa tội phạm trên cơ sở
chỉ dẫn của tội phạm học, mở ra nhiều khả năng ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm.
Về phương diện khoa học, có nhiều công trình ở các cấp độ sách chuyên khảo,
luận án, luận văn, khoa luận... nghiên cứu dưới các góc độ kỹ thuật hình sự, điều tra tội
2
phạm và tội phạm học đối với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Các công
trình này có ý nghĩa thiết thực, góp phần không nhỏ trong đấu tranh phòng, chống tội
phạm về tiền giả song chưa có công trình nào nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sỹ về tội
phạm học theo trật tự logic: mô tả tình hình tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền
giả (gọi tắt là THTP về tiền giả) trong phạm vi cả nước qua các thông số định lượng và
định tính; xác định nguyên nhân và điều kiện của THTP về tiền giả trên cơ sở cơ chế
hành vi phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả để đề xuất hoàn thiện hệ
thống giải pháp phòng ngừa tội phạm này ở Việt Nam.
Như vậy, từ lịch sử cho đến hiện tại, trên phương diện lý luận và thực tiễn, nhu
cầu đấu tranh với tội phạm về tiền giả luôn cấp thiết. Để góp phần phòng ngừa tội
phạm nói chung và tội phạm về tiền giả nói riêng, đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả ở Việt Nam hiện nay” được lựa chọn
làm Luận án Tiến sỹ luật học nghiên cứu theo chuyên ngành tội phạm học và phòng
ngừa tội phạm.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của Luận án là qua việc đánh giá đúng tình hình, nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả ở Việt
Nam trong 10 năm qua, dự báo tình hình tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền
giả trong những năm tiếp theo làm cơ sở để đề xuất hoàn thiện hệ thống giải pháp
phòng ngừa hiệu quả tội phạm này trong thời gian tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước về các
vấn đề liên quan đến đề tài luận án;
- Nghiên cứu đánh giá mức độ, động thái, cơ cấu, tính chất của tình hình tội
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả từ năm 2005 – 2014;
- Phân tích làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả ở Việt Nam hiện nay;
3
- Dự báo về tình hình tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả và đề xuất
hoàn thiện hệ thống giải pháp phòng ngừa có hiệu quả với tội phạm này ở Việt Nam
trong thời gian tới.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Là quy luật của sự phạm tội làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về lĩnh vực nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong phạm vi tội phạm học, thuộc
chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
* Về Điều luật: Đề tài đề cập đến Điều 180 BLHS 2009 nhưng chỉ với đối
tượng tác động là tiền giả tiền NHNN Việt Nam.
* Về tài liệu nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu dựa trên dữ liệu gồm số liệu
thống kê xét xử HSST các vụ án làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả theo mẫu
1A của TANDTC từ năm 2005 – 2014, 250 bản án xét xử HSST và hình sự phúc thẩm
của TAND các cấp và 300 bản Kết luận điều tra của Công an các quận, huyện, tỉnh,
thành phố trong cả nước.
* Về thời gian: Luận án nghiên cứu THTP về tiền giả trong 10 năm (từ 2005 –
2014).
* Về địa bàn nghiên cứu: toàn lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận và hướng tiếp cận nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu:
Luận án vận dụng phương pháp luận của khoa học tội phạm học mác - xít và thu
hút tri thức của các ngành khoa học Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Điều tra hình
sự cũng như các lĩnh vực khoa học về tâm lý học, nhân quyền học, xã hội học… để
tiếp cận toàn diện, có hệ thống các vấn đề thuộc nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
- Hướng tiếp cận nghiên cứu:
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng các hướng tiếp cận sau:
4
+ Hướng tiếp cận liên ngành: là hướng nghiên cứu được sử dụng trong suốt quá
trình nghiên cứu luận án để sử dụng tổng hợp các tri thức của nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực khoa học liên quan với nhau nhằm tiếp cận đối tượng nghiên cứu.
+ Hướng tiếp cận lịch sử có kế thừa: Luận án sẽ tiếp thu chọn lọc các quan
điểm, tư tưởng tiến bộ, các kết quả phù hợp của các nhà khoa học trên thế giới và ở
Việt Nam để vận dụng trong công trình nghiên cứu nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
+ Hướng tiếp cận hệ thống: Theo học thuyết của chủ nghĩa duy vật biện chứng
về mối liên hệ phổ biến, THTP với tính cách là một hiện tượng xã hội đặc thù có mối
liên hệ với các quá trình, hiện tượng xã hội khác. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu
luận án, Đề tài luôn đặt đối tượng nghiên cứu trong một chỉnh thể thống nhất với các
hiện tượng xã hội và các tội phạm khác nhằm tìm ra quy luật của THTP về tiền giả và
đề xuất giải pháp phòng ngừa khả thi, hiệu quả.
+ Hướng tiếp cận suy luận logic: Đây là hướng tiếp cận giúp bù đắp phần thiếu
hụt thông tin, tài liệu, số liệu hữu hạn về THTP về tiền giả trong giai đoạn nghiên cứu
mà chúng tôi thu thập được. Trên cơ sở số liệu theo mẫu 1A của TANDTC thống kê
xét xử HSST tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trong phạm vi cả nước từ
năm 2005 – 2014 kết hợp với kết quả nghiên cứu, tổng hợp, phân tích 250 bản án, 300
bản kết luận điều tra được thu thập ngẫu nhiên và phương pháp điều tra chọn mẫu để
suy luận logic, đưa ra các kết luận thuyết phục về THTP làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu
hành tiền giả thời gian qua.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Là một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đề tài được
nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của ĐCSVN về nghiên cứu các sự vật, hiện
tượng trong đời sống xã hội bằng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: thống kê số lượng các vụ làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả và số lượng bị cáo tính theo các năm từ 2005 – 2014 của
từng địa phương trong cả nước. Thông qua đó để đánh giá các đặc điểm định tính và
5
định lượng của tình hình tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả ở Việt Nam
hiện nay.
- Phương pháp phân tích được sử dụng khi rút ra đánh giá, bình luận từ việc
tính toán các cơ cấu cơ bản và cơ cấu chuyên biệt của tình hình tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả ở Việt Nam từ năm 2005 – 2014; đánh giá lý do ẩn của tội
phạm về tiền giả; phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội làm, tàng trữ,
vận chuyển, lưu hành tiền giả...
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng rút ra nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả cũng như các kết luận tổng quan,
đề xuất, kiến nghị.
- Phương pháp điều tra xã hội học thực hiện qua phiếu trưng cầu ý kiến
chuyên gia. Sở dĩ chọn mẫu đặc biệt là các chuyên gia vì tiền giả và các vấn đề liên
quan chưa thực sự được biết đến rộng rãi, các nội dung trưng cầu đòi hỏi người trả
lời phải có trình độ và kiến thức chuyên môn nhất định. Nguồn dữ liệu sơ cấp là
156 phiếu trưng cầu ý kiến gồm 10 câu hỏi đối với lãnh đạo chỉ huy, điều tra viên,
trinh sát viên, cán bộ ngân hàng của các đơn vị có chức năng trực tiếp đấu tranh
phòng, chống tiền giả (gọi tắt là phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia). Ngoài ra, đối
với các vấn đề phức tạp như: xác định thời gian ẩn, lý do ẩn, độ ẩn, dự báo THTP
về tiền giả… quá trình xử lý số liệu, chúng tôi tiếp tục chọn lựa các phiếu trả lời
của lãnh đạo, chỉ huy án tiền giả (gọi tắt là phiếu trưng cầu ý kiến lãnh đạo) để
tổng hợp đưa ra các kết luận có tính khoa học và thuyết phục nhất.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh THTP về tiền giả ở các giai
đoạn khác nhau cũng như những điểm tương đồng và khác biệt trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm về tiền giả ở Việt Nam với kinh nghiệm một số nước trên thế giới.
- Phương pháp tọa đàm khoa học, phỏng vấn chuyên gia để tìm hiểu thực tiễn
công tác đấu tranh phòng, chống tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả;
những khó khăn, vướng mắc cũng như các kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình đấu
tranh phòng, chống tội phạm này.
6
Ngoài ra, với hướng tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành luật học các
phương pháp nghiên cứu khác như: quy nạp, diễn giải, phân tích – dự báo... được sử
dụng hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trên cơ sở kế thừa nền tảng kiến thức của Tội phạm học và kết quả của các Đề
tài nghiên cứu đi trước, luận án chú trọng phát triển những tư tưởng của Chủ nghĩa
Mác – Lê nin về những vấn đề cơ bản của tội phạm học trong thực tế giải quyết nhiệm
vụ phòng ngừa tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả ở Việt Nam để có
những đóng góp mới sau đây:
- Là công trình nghiên cứu tội phạm học chuyên sâu tập trung nghiên cứu toàn
diện các vấn đề về tình hình tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trong 10
năm (giai đoạn 2005 – 2014), nguyên nhân và điều kiện của THTP về tiền giả và các
giải pháp phòng ngừa nhóm tội này trên phạm vi cả nước;
- Làm sáng tỏ THTP về tiền giả bằng phương pháp luận và hệ phương pháp
đặc trưng của Tội phạm học. Đây là loại tội phạm có độ ẩn cao…;
- Thông qua cơ chế hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện của THTP về
tiền giả được xác định theo cách khác biệt nhưng vẫn đảm bảo tính logic và khoa học
theo quan điểm của tội phạm học mác-xít;
- Trên cơ sở làm sáng tỏ quy luật vận động của THTP về tiền giả, bản chất quan
hệ “Nhân - Quả” của nguyên nhân và điều kiện của THTP, luận án đề xuất các giải
pháp tác động vào “Nhân” nhằm loại trừ tội phạm và các giải pháp tác động vào “Quả”
nhằm ngăn chặn tội phạm để hoàn thiện hệ thống giải pháp phòng ngừa THTP về tiền
giả trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Luận án sẽ là công trình chuyên khảo nghiên cứu về phòng ngừa tội
phạm về tiền giả, có giá trị về lý luận và thực tiễn cho các nhà nghiên cứu, sinh viên,
cán bộ thuộc các cơ quan bảo vệ pháp luật tham khảo khi nghiên cứu về tội làm, tàng
trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả nói riêng và phòng ngừa tội phạm cụ thể nói chung.
7
Ngoài ra, với cách tiếp cận nguyên nhân và điều kiện của THTP thông qua
nghiên cứu cơ chế hành vi phạm tội luận án sẽ góp phần làm phong phú tri thức Tội
phạm học ở Việt Nam.
Về thực tiễn: Luận án có thể là kênh tham khảo có giá trị để Quốc hội, các Bộ,
Ban ngành xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển,
lưu hành tiền giả và xây dựng hệ thống giải pháp phòng ngừa nhóm tội này trong thời
gian tới.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung được cấu trúc thành 4 Chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu
hành tiền giả.
Chương 2: Tình hình tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả ở Việt
Nam hiện nay.
Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả.
Chương 4: Dự báo tình hình tội phạm về tiền giả và hoàn thiện hệ thống các
giải pháp phòng ngừa tội phạm về tiền giả ở Việt Nam
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TỘI
LÀM, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, LƯU HÀNH TIỀN GIẢ
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Tình hình nghiên cứu các vấn đề cơ bản của tội phạm học
Lịch sử tội phạm học trên thế giới được nghiên cứu theo nhiều trường phái,
quan điểm khác nhau. Tội phạm học XHCN vận dụng những luận điểm, nguyên lý,
các cặp phạm trù và khái niệm của triết học Mác – Lênin để nghiên cứu THTP và các
nguyên nhân của THTP nhằm làm sáng tỏ những quy luật đặc trưng của quá trình và
hiện tượng xã hội đặc thù là THTP. Ở đây, chúng tôi xin điểm qua một số công trình,
luận điểm quan trọng của các nhà tội phạm học XHCN sẽ được chọn lọc tiếp thu trong
quá trình giải quyết các nhiệm vụ của Đề tài luận án như sau:
Thứ nhất: Nhóm các công trình nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện
của THTP
- “Tội phạm học xã hội chủ nghĩa” (1975) của Buchholz E., Lekshas J.,
Hartmann R. Công trình nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân của THTP là “tổng hợp các
hiện tượng có mối tác động qua lại và thâm nhập lẫn nhau; các hiện tượng này là phổ
biến và được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các mối quan hệ luôn luôn thay đổi” [81, tr
169]. Xét điều kiện xã hội của tội phạm ở Cộng hòa dân chủ Đức, tác giả cho rằng,
không chỉ môi trường xã hội ở phạm vi lớn mà môi trường trực tiếp tác động rất lớn
đến việc hình thành nhân cách con người, trong đó có tính cách của người phạm tội.
“Phẩm chất và độ bền vững của cơ cấu xã hội, của quan hệ xã hội ảnh hưởng lớn đến
việc nảy sinh tội phạm. Tội phạm xảy ra ở những nơi và những lúc các quan hệ mới
của xã hội chưa thực sự được củng cố trong khi các quan hệ tự phát, lỏng lẻo, coi
thường lợi ích chung của xã hội vẫn tồn tại” [81, tr 171]. Thêm vào đó, vai trò giám sát
của xã hội chưa thực sự phát huy. Vì vậy, phòng, chống tội phạm phải chú ý cả nguyên
nhân và điều kiện phạm tội; Nhà nước phải chú trọng quản lý các quan hệ xã hội mới
và có nhiều hình thức để tăng cường giám sát của xã hội.
9
- “Tính nhân quả trong tội phạm học” (1968) của Kudrjavcev V.N Prichinnost v kriminologii. Tính nhân quả trong tội phạm học thể hiện ở chỗ: “Thứ
nhất: Luôn luôn có nhiều kết quả xảy ra; Thứ hai: Cùng do một nguyên nhân nhưng
trong những điều kiện cụ thể thì có những hậu quả khác nhau” [81, tr 181]. Tác giả
giải thích nguyên nhân của tình trạng phạm tội do môi trường xã hội và đặc điểm, tính
chất của nhân thân người phạm tội đóng vai trò quyết định. Theo tác giả, môi trường
sống chia thành các mô hình: môi trường gia đình, môi trường nhà trường, môi trường
lao động sản xuất và môi trường sinh hoạt. Những khiếm khuyết trong các môi trường
trên không phải nguyên nhân trực tiếp của tội phạm nhưng “những nguyên nhân ấy tác
động đến sự phát sinh tội phạm thông qua nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố thuộc
về tâm lý – xã hội” [81, tr 180]. Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, xóa bỏ các
nguyên nhân của THTP là nhiệm vụ cơ bản nhưng phải đi đôi với thủ tiêu các điều
kiện thúc đẩy tội phạm phát triển. Về chiến lược phòng ngừa tội phạm cần giải quyết
các vấn đề xã hội và kinh tế. Song về trước mắt, cần loại trừ ngay lập tức các nhược
điểm, thiếu sót trong bốn môi trường nói trên; tạo mọi điều kiện phát huy yếu tố tích
cực của môi trường sống và áp dụng các biện pháp pháp lý để tác động đến tội phạm.
- “Nguyên nhân của việc vi phạm pháp luật” (1976) của Prichiny
Pravonarushenii. Nguyên nhân được nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật mác-xít.
Quan hệ nhân quả là mối quan hệ khách quan giữa hai hiện tượng. Hiện tượng thứ nhất
là nguyên nhân, trong những điều kiện nhất định sẽ làm phát sinh ra hiện tượng thứ hai
là kết quả. Để tìm ra nguyên nhân cần phải làm rõ mối quan hệ giữa điều kiện và
nguyên nhân, điều kiện và hậu quả, mối quan hệ giữa hậu quả và nguyên nhân [81, tr
192].
Công trình chia quá trình hình thành một hành vi vi phạm pháp luật làm ba giai
đoạn: Giai đoạn hình thành tư tưởng, ý định, khuynh hướng chống đối xã hội; giai
đoạn hình thành quyết định vi phạm cụ thể; giai đoạn thực hiện quyết định. Trong 3
giai đoạn này, mối quan hệ giữa cá nhân và môi trường xã hội rất phức tạp, quyết định
việc có hay không hành vi phạm tội. Bởi vậy, các điều kiện khách quan và yếu tố chủ
quan giữ vai trò quyết định đối với quá trình hình thành tội phạm. Điều kiện khách
quan là những điều kiện không phụ thuộc vào ý chí và ý thức chủ quan của con người,
10
quy định quyền lợi và nhu cầu của con người nên có khả năng tác động lớn đến việc
hình thành động cơ phạm tội. Mặt khác, điều kiện khách quan cũng là cơ sở cho việc
hình thành đặc điểm, tính cách của nhân thân người phạm tội. Yếu tố chủ quan của
hành vi phạm tội được thực hiện thông qua nhân thân, nối liền các điều kiện khách
quan với hành vi phạm tội nhưng chính yếu tố chủ quan có thể làm phát sinh tội phạm
nên nhân thân người phạm tội là nguyên nhân đặc thù của việc vi phạm pháp luật.
Để làm sáng tỏ nhân thân người phạm tội, cần nghiên cứu trên nhiều phương
diện: phương diện xã hội (giới tính, lứa tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp hoàn cảnh
gia đình, địa vị xã hội); phương diện pháp lý (tính chất của hành vi, tiền án, tiền sự);
phương diện đạo đức và xã hội học (khuynh hướng xã hội, nhu cầu, sở thích, sở
trường, thái độ đối với các quy tắc đạo đức, ý thức pháp luật, các đặc điểm tinh thần,
sinh lý); cách ứng xử trong xã hội (thái độ trong các tập thể, trong gia đình, trường
học, nơi làm việc...) [81, tr 193-194]. Tác giả kết luận tìm ra nguyên nhân của tình
hình tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng. “Nó đồng nghĩa với việc chủ động tấn công
vào tội phạm vừa tạo ra một cơ chế xã hội, trong đó không những có thể phòng ngừa
được sự phát sinh của tội phạm mà còn có thể giáo dục, cải tạo kẻ vi phạm ngay trong
xã hội mà không cần tách chúng khỏi xã hội” [81, tr 195].
Thứ hai: Nhóm các công trình nghiên cứu về cơ sở lí luận về phòng ngừa
tội phạm
- Tác phẩm “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh”, Ang-ghen đã chỉ rõ những
quy luật phát sinh, phát triển chủ yếu của tội phạm trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Theo
đó, do thiếu điều kiện được học hành, bị mù chữ, nghèo khổ và thiếu thốn, bị lao động
cưỡng bách... đã làm cho cuộc sống của giai cấp vô sản vô cùng điêu đứng. Sự bức
xúc và quẫn bách làm cho công nhân Anh dính vào tệ nghiện rượu, sự bê tha, tội lỗi,
càn quấy trật tự xã hội hiện tại...
Biểu hiện rõ rệt nhất, cực đoan nhất của sự coi thường trật tự xã hội là việc
phạm tội. Nếu những nguyên nhân làm bại hoại đạo đức của công nhân, tác
động mạnh hơn, tập trung hơn lúc thường thì người công nhân ắt sẽ phạm tội ác
cũng như nước đun đến 80o C chắc chắn sẽ chuyển từ thể lỏng sang thể khí. Do
11
cách đối xử thô bạo làm ngu muội con người của giai cấp tư sản, người công
nhân cũng trở thành một vật không có ý chí của mình như là nước và tất yếu
cũng phải chịu sự chi phối của những quy luật tự nhiên y như vậy tới một lúc
nào đó anh ta sẽ mất mọi tự do hành động. Vì vậy, số tội phạm ở Anh tăng lên
đồng thời với số người vô sản và dân tộc Anh trở thành dân tộc có nhiều tội
phạm nhất thế giới [16, tr 491].
Ph. Ang-ghen cũng khẳng định rằng, việc xóa bỏ tình trạng phạm tội chỉ có thể
thực hiện được sau khi đã thủ tiêu chế độ bóc lột.
- “Cơ sở lý luận của phòng ngừa tội phạm”, 1977 của Zvitbul’V.K., Klochkov
V.V., Min’ Kovskij G.M. Tác giả vận dụng các luận điểm có tính chất nguyên tắc
trong phòng ngừa tội phạm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin. Tinh thần phòng ngừa được
thể hiện rất sâu sắc trong “Những cuộc tranh luận về luật cấm trộm củi rừng” của C.
Mác. “Nhà lập pháp khôn ngoan ngăn ngừa sự phạm tội để khỏi phải trừng phạt nó.
Nhưng nhà lập pháp sẽ làm việc này không phải bằng cách hạn chế phạm vi của quyền
mà bằng cách trong mỗi nguyện vọng của quyền, thủ tiêu mặt tiêu cực của nó sau khi
đã đem lại cho quyền một phạm vi hoạt động tích cực” [17, tr 190]. Sau đó, V.I. Lê nin
đã phát triển vấn đề phòng ngừa tội phạm một cách toàn diện và chỉ ra rằng, để phòng
ngừa được tội phạm phải xác định được các nguyên nhân và biện pháp để giải quyết
các nguyên nhân đó. Trong hệ thống biện pháp phòng ngừa tội phạm, thống kê và
quản lý những người đã phạm tội được Lê nin đặc biệt coi trọng. Không chỉ thu thập
và phân tích các số liệu về tội phạm mà số liệu về những hiện tượng tiêu cực trong xã
hội cũng cần được thu thập và phân tích nhằm loại trừ mầm mống phát sinh và tồn tại
của tội phạm.
Theo tác giả, phòng ngừa tội phạm trên cơ sở về mặt kinh tế - xã hội và tư
tưởng bao gồm các biện pháp: Loại trừ ra khỏi đời sống xã hội các điều kiện tiêu cực,
bất ổn; nâng cao trình độ văn hóa và ý thức giác ngộ của quần chúng nhằm xây dựng
con người mới trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng cơ cấu đúng đắn giữa nhu cầu
cá nhân và nhu cầu tập thể. Đáng chú ý, theo tác giả “các biện pháp đặc biệt phòng
ngừa tội phạm là những biện pháp do các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, các tổ
12
chức xã hội và công dân tiến hành nhằm trực tiếp loại trừ các yếu tố tội phạm học để
giáo dục và cải tạo những người có thể phạm tội hoặc đã phạm tội” [81, tr 204] gồm
hai loại:
+ Biện pháp mang tính chất “tín hiệu”: là những dự kiến cần thiết phải tác động
vào các yếu tố tội phạm học hay những nhóm người nhất định.
+ Biện pháp tác động trực tiếp: Điều 140 BLTTHS Nga quy định trách nhiệm
của điều tra viên trong quá trình điều tra phát hiện ra các nguyên nhân và điều kiện
phạm tội thì phải kiến nghị cho các cơ quan, tổ chức để loại trừ.
Các công trình, luận điểm trên tuy đã ra đời từ thế kỷ 20 nhưng đến nay vẫn
phát huy giá trị khoa học bởi chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử có khả năng đưa ra những câu trả lời một cách sâu sắc nhất, bản chất nhất, đầy đủ
nhất cho những vấn đề cơ bản của tội phạm học [117, tr.12 ] .
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về tiền giả trên thế giới
Như đã đề cập, trong lịch sử các nước, tiền giả xuất hiện từ rất sớm. Tiền giả
tồn tại không chỉ giới hạn liên quan tới các cá nhân và tổ chức tội phạm mà thậm chí
còn có các Chính phủ “nhập cuộc” để phá hoại nền kinh tế đối phương. Chính phủ
Anh từng sản xuất tiền giả để phá hoại cách mạng Pháp, Đức Quốc Xã ép các chuyên
gia làm tiền đang bị giam giữ làm giả đồng Bảng Anh... Bởi vậy, đấu tranh phòng,
chống tội phạm về tiền giả không chỉ là mục tiêu ưu tiên của các cơ quan chức năng
của mỗi quốc gia mà còn giành được sự quan tâm đặc biệt của các học giả. Sau đây,
chúng tôi xin trình bày một số công trình nghiên cứu có tính chất đại diện về tiền giả
của các học giả trên thế giới như sau:
- A Model of Money Counterfeits (Một mô hình Giả tiền) của tác giả Yvan
Lengwiler đăng trên Tạp chí Kinh tế Zeitschrift fur National6konomie số 2 Vol. 65
(1997), xuất bản bởi Springer – Verlag.
Bài viết phân tích vấn đề tiền giả trên cơ sở giả định một trò chơi lý thuyết,
trong đó có sự tương tác giữa NHTW và đối tượng làm tiền giả dựa trên lý thuyết về
chi phí và lợi nhuận.
13
Về phía NHTW, họ phải lựa chọn một phương án tối ưu nhất trong việc thiết kế
các đồng tiền. Theo đó, việc sản xuất và đưa tiền ra lưu thông sẽ mất một khoản chi
phí nhất định, chi phí này càng cao nếu tiền được thiết kế an toàn với nhiều chi tiết khó
làm giả và in ấn với công nghệ cao. Nếu chi phí sản xuất cao, tiền sẽ khó bị làm giả và
ngược lại, những loại tiền được sản xuất với chi phí thấp hơn sẽ dễ bị làm giả. Với
nguyên tắc giảm thiểu tổng chi phí sản xuất tiền và giảm thiểu số lượng tiền giả, đồng
nghĩa với việc giảm thiểu chi phí, mất mát mà xã hội phải gánh chịu (người tiêu dùng
tiền giả bị tịch thu), phía NHTW phải đối mặt với một “thoả hiệp” nội tại. Tùy thuộc
vào giá trị tham số (đặc biệt là mệnh giá của tiền), NHTW hoặc chọn phương án an
toàn là không có tiền giả hoặc phương án không an toàn là có nhiều tiền giả trong hệ
thống. Trên thực tế, tuỳ từng thời kỳ và từng loại tiền, mệnh giá tiền mà các quốc gia
sẽ lựa chọn sản xuất tiền hợp pháp của họ với mức độ bảo mật khác nhau. Ví dụ: đồng
đô la Mỹ thay đổi rất ít trong vài thập kỷ qua và được coi là dễ dàng giả mạo, đồng
tiền của Thụy Sĩ gần đây đã được NHTW nước này đặt một loạt các yếu tố được coi là
khó làm giả nhất.
Về phía các tổ chức tội phạm, tiền giả được sản xuất ra cũng để “bán” cho công
chúng (người tiêu dùng). Để đảm bảo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tội phạm làm tiền
giả lựa chọn chủng loại tiền “bán” được với giá cao (có mệnh giá cao) và có chi phí
sản xuất thấp, đồng thời tính toán một số lượng hợp lý vì số lượng quá lớn đồng nghĩa
với khả năng bị phát hiện và bắt giữ tăng lên.
Mô hình giả định đơn giản này cho thấy, có sự tương tác chặt chẽ giữa hai phía
trong trò chơi dựa trên động cơ và nhu cầu về tiền, trong đó có trạng thái cân bằng tối
ưu nhất để lựa chọn các phương án sản xuất tiền của mỗi quốc gia. Trạng thái đó tuỳ
thuộc vào các tham số giả định.
- Protection of banknotes in the virtual reality (Bảo vệ tiền giấy trong thực
tế) của Silvia Lattová, Tạp chí Luật US-CHINA số 10/2013.
Tiền là một phần rất quan trọng của đời sống con người. Tiền có chức năng
khác nhau, bản thân tiền "giữ" giá trị và là trung gian để trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật bên cạnh những yếu tố tích cực, cung cấp những cách
14
thức làm tiền giả tốt hơn cho tội phạm. Do đó, cần phải đổi mới và cố gắng hơn trong
việc sản xuất tiền, đặc biệt là các yếu tố kỹ thuật an toàn hơn về tiền giấy như in tiền
bằng các loại giấy đặc biệt, đưa vào đồng tiền những yếu tố có thể nhìn thấy chỉ dưới
ánh sáng đặc biệt… Đồng thời, cũng cần thực hiện biện pháp bảo vệ các yếu tố ghi trên
đồng tiền (như hình ảnh đồ hoạ, biểu tượng…) như bảo vệ các công trình sở hữu trí tuệ,
gắn với các quy định về bản quyền.
-
Combating
Euro-Counterfeiting
within
the
European
Union:
Implications for Policy Cooperation (Chống Euro giả trong Liên minh châu Âu:
Những ảnh hưởng về hợp tác chính sách) của tham luận của GS.TS. Peter Loedel và
GS.TS. John D. Occhipinti tại hội thảo “Biennial Conference Baltimore” lần thứ 13
(ngày 9 – 11/5/2013).
Bài viết phân tích “cuộc chiến” của Liên minh Châu Âu (EU) đối với đồng euro
giả, nhấn mạnh đến góc độ hợp tác nghiên cứu và thực thi các chính sách chống tiền
giả trong khuôn khổ EU.
Phần thứ nhất các tác giả đánh giá về thực trạng của đồng Euro giả. Đồng
Euro được giới thiệu vào ngày 1/1/2002 trong bối cảnh nhiều lo ngại về vấn đề làm
giả khi phát hành rộng rãi. Thời kỳ đầu, sự lo ngại này giảm đáng kể do đồng Euro
được phát hành có chất lượng tốt và khó làm giả hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, từ
năm 2004 số lượng đồng Euro giả được phát hiện đã tăng lên. Mặc dù có giảm vào
cuối năm 2005 nhưng tổng số thiệt hại do đồng Euro giả ở Châu Âu gây ra ước tính
lên đến 500 triệu Euro.
Phần thứ hai, bài viết xem xét các thể chế, quy định pháp luật và cơ chế bảo vệ
đồng Euro. Theo đó, NHTW Châu Âu (ECB) có sự phối hợp tích cực của Trung tâm
Phân tích tiền giả của mỗi quốc gia thành viên trong đấu tranh với tội phạm về tiền giả
của Europol. Ngoài ra, mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan chính sách cũng như sự
hợp tác và chia sẻ thông tin giữa NHTW, Europol, Eurojust, Văn phòng chống gian
lận của Ủy ban Châu Âu (Olaf) và các quốc gia thành viên đóng vai trò quan trọng
trong cuộc chiến chống Euro giả.
15
Phần kết luận, bài viết đưa ra một số bài học về sự cần thiết phải tạo sự hiểu
biết, cách tiếp cận để giải quyết vấn đề chính sách công trong EU và thách thức trong
hợp tác của các quốc gia thành viên sử dụng đồng Euro.
- Report on the legal protection of banknotes in the European Union
member states (Bài báo về công tác bảo vệ pháp lý của tiền giấy), của tác giả
Kaiserstrasse (Đức) đăng trên tạp chí NHTW Châu Âu số tháng 3 năm 1999.
Bài báo đưa ra các khuyến nghị trên khía cạnh pháp lý trong bảo vệ đồng tiền
giấy Euro:
i) chống giả: cần phải nghiên cứu, giới thiệu các giải pháp chống làm giả bằng
hình thức sử dụng công nghệ sao chép (copy) màu.
ii) Bảo vệ tiền giấy Euro trong tất cả các nước thành viên: Việc quy định và áp
dụng pháp luật hình sự trong đấu tranh chống tiền giả thuộc thẩm quyền của các nước
thành viên nhưng nên được giải quyết trong khuôn khổ hợp tác liên chính phủ theo
quy định tại Chương VI của Hiệp ước Liên minh châu Âu (quy định về hợp tác trong
các lĩnh vực tư pháp và nội vụ).
iii) thông qua và công bố thiết kế tờ tiền giấy Euro: biểu tượng © cần được đưa
vào các loại tiền Euro và nên sản xuất các đồng Euro giấy có kích cỡ thống nhất trong
toàn khu vực sử dụng đồng Euro.
iv) thu hồi tiền giấy Euro: cần thiết lập một quy tắc thống nhất, xuyên suốt khu
vực đồng Euro trong việc mua lại hoặc tiêu huỷ tiền giấy bị hư hỏng;
v) vấn đề "ưa thích" tiền giấy: tác giả cho rằng việc "ưa thích" tiền giấy có thể
làm cho vấn đề thêm phức tạp và nên bị ngăn cản.
Như vậy, tổng quan tình hình nghiên cứu về tiền giả và đấu tranh phòng, chống
tiền giả trên thế giới cho thấy, do chứa đựng yếu tố liên quan ANQG, nên các tài liệu
nghiên cứu tội phạm về tiền giả là tài liệu hạn chế lưu hành. Các công trình khoa học
về chủ đề này chủ yếu liên quan đến lịch sử tội phạm về tiền giả, nghiên cứu tiền giả
dưới góc độ kỹ thuật, công cụ và các công nghệ làm tiền giả, một số mô hình giả định
trong phòng, chống tiền giả... mà ít có các công trình nghiên cứu tội phạm về tiền giả
dưới nhãn quan tội phạm học được công bố công khai.
16
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Các công trình tạo nền móng cho lý luận Tội phạm học ở Việt Nam:
Các công trình tạo nền móng cho lý luận Tội phạm học không chỉ chứa đựng lý
luận Tội phạm học về các vấn đề cơ bản mà Đề tài luận án phải giải quyết mà còn có
những chỉ dẫn xác định phương pháp luận nghiên cứu đề tài, từ tổng quan đến chi tiết,
cụ thể: “Tội phạm học, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam”, Nxb Chính trị
quốc gia, năm 1994; “Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”,
Viện Nhà nước và Pháp luật, Nxb CAND, năm 2000; “Tội phạm học hiện đại và
phòng ngừa tội phạm”, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, Nxb CAND, năm 2001; “Một số
vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam”, TS. Phạm Văn Tỉnh, Nxb CAND,
2007; Giáo trình “Tội phạm học”, GS.TS. Võ Khánh Vinh, Nxb CAND, tái bản năm
2011, 2013; Giáo trình “Tội phạm học”, Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, 2004, 2012;
Giáo trình “Tội phạm học”, Học viện Cảnh sát nhân dân, Nxb CAND, 2002. Ngoài ra
cần kể tới các nghiên cứu [57] [58] [113] [114] [115]....
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về tiền giả dưới góc độ kỹ thuật hình
sự như: Luận văn “Phương pháp điều tra các vụ án làm, tàng trữ, lưu hành tiền Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam giả”, Châu Nam Long (1996); Luận án “Điều tra vụ án làm,
tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Thực
trạng và giải pháp”, Châu Nam Long (2002); Đề tài khoa học cấp Bộ: “Hệ thống hóa
các đặc điểm và một số thông số kỹ thuật, thủ đoạn làm các loại tiền giả tiền Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam trên máy vi tính để phục vụ công tác quản lý, giám định và
định hướng cho công tác điều tra”, Châu Nam Long (1999); “Công tác phòng ngừa,
đấu tranh chống hoạt động làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả tiền Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam”, Châu Nam Long (2001); bài báo “Công tác giám định tiền
giả của lực lượng Kỹ thuật hình sự”, Trần Đức Bình, kỳ 1 tháng 12/2014 Tạp chí
Công an nhân dân.
17
1.2.3. Nhóm các công trình điển hình nghiên cứu về đấu tranh chống tội
phạm về tiền giả dưới góc độ điều tra tội phạm.
Một số bài báo điển hình đăng trên Tạp chí Công an nhân dân gồm: “Trao đổi
về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trong Luật hình sự Việt Nam”,
Nguyễn Thị Thu Hương, số 10/2011; “Nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh
chống tội phạm vận chuyển tiền giả ở khu vực biên giới”, Nguyễn Mạnh Toàn, kỳ 1
tháng 9/2012; “Một số vấn đề cần chú ý trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
về tiền giả hiện nay”, Lê Văn Hải, kỳ 1 tháng 10/2013; “Nâng cao hiệu quả công tác
đấu tranh chống tội phạm về tiền giả ở tỉnh Quảng Ninh”, Nguyễn Bá Bính, kỳ 1
tháng 11/2014; chuyên mục “Đấu tranh phòng, chống tội phạm về tiền giả góp phần
bảo vệ an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ quốc gia”, kỳ 1 tháng 12/2014 với các bài
“Công an tỉnh Đồng Nai tăng cường công tác phòng, chống tội phạm làm, tàng trữ,
vận chuyển, lưu hành tiền giả”, Hoàng Liên Sơn...
Luận văn “Điều tra các vụ án làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam giả của công an Tỉnh Lạng Sơn thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả”, Phạm Tuấn Bằng (2003); Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền Việt Nam giả trên
địa bàn Thành phố Hà Nội”, Bùi Diệp Hùng (2009); Luận văn“Hoạt động phòng
ngừa và điều tra tội phạm vận chuyển tiền giả qua biên giới đất liền Việt Nam – Trung
Quốc của Bộ đội Biên phòng”, Phạm Tiến Đăng (2005).
Các công trình, đề tài, bài báo nghiên cứu dưới góc độ Điều tra tội phạm và Kỹ
thuật hình sự có liên quan đến một số biện pháp, công tác nghiệp vụ của ngành Công
an nên được lưu hành ở chế độ Mật hoặc lưu hành nội bộ. Do vậy, Luận án chỉ liệt kê
một số công trình điển hình và rút ra nhận xét chung ở phần 1.3.
1.2.4. Nhóm các công trình điển hình nghiên cứu về đấu tranh phòng, chống
tội phạm về tiền giả dưới góc độ Tội phạm học.
Nguyễn Xuân Yêm (2001), “Phòng ngừa các tội phạm làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả”, sách chuyên khảo “Tội
phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”, Nxb Công an nhân dân; Nguyễn Xuân
18