Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

BÀI BÁO CÁO NHẬP MÔN NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐHBK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 32 trang )

Lời nói đầu
Nhằm giúp cho sinh viên có cái nhìn thực tế hơn về ngành học mà mình đăng
ký, Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng đã tổ chức môn học Nhập Môn Ngành để hộ
trợ tốt hơn cho sinh viên về kiến thức, nội dung của ngành học. Môn học này giới
thiệu rõ cho sinh viên về lịch sử của kỹ thuật, các ngành kỹ thuật, Tầm Nhìn và Sứ
Mạng của Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, nói về chuẩn đầu ra và cơ hội việc
làm và khung trương trình đào của của ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy. Tiếp cận với
các khái niệm đồ án, quy trình thiết kế kỹ thuật (đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp, ...),
hình thành đạo đức trong kỹ thuật và chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp
CDIO. Đặc biệt môn học Nhập Môn Ngành còn cung cấp các phương pháp giúp học
tập hiệu quả trong trường Đại học, cùng với một số kỹ năng mềm giúp cho sinh viên
hoàn thiện bản thân.
Để làm rõ hơn các vấn đề trên thì bài báo cáo này được chia làm ba phần ứng
với ba chuyên đề. Các chuyên đề sẽ nói về chương trình CDIO, các kỹ năng mềm là
làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng phương pháp học tập tốt nhất ở
Trường Đại Học. Bài báo cáo là toàn bộ những gì em tiếp thu được khi học phân lý
thuyết của môn học Nhập Môn Ngành.
Do thời gian học tập không nhiều cùng với nhận thức của bản thân còn hạn chế
nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót nhầm lẫn không mong muốn. Kinh
mong thầy xem xét góp ý và sửa chữa giúp bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, ngày 17 tháng 4 năm 2016

Trần Trọng Đức

1


Mục lục

2




Chuyên đề A:

KỸ NĂNG LÀM VIỆC
NHÓM VÀ NHỮNG BÀI
HỌC CẦN THIẾT RÚT
CHO BẢN THÂN MÌNH ĐỂ
HỌC TẬP VÀ NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA ĐÀ NẴNG

3


Chuyên đề A: Kỹ năng làm việc nhóm và những bài học cần thiết rút ra cho bản
thân mình để học tập và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Bách khoa Đà
Nẵng
I. Tổng quan về nhóm:
I.1. Khái niệm về nhóm:
Một trong những hình thức làm việc được hình thành là làm việc theo nhóm. Có
thể nói nó bắt đầu có từ thời tiền sử, khi mà con người cần có sự liên kết để tồn tại họ
hình thành các nhóm khác nhau để chống thú dữ, chóng chọi với thiên nhiên, cùng xây
dựng nên chỗ ở,....
Trong cuộc sống của chúng ta hàng
ngày cũng dần hình thành nhóm, như nhóm
bạn bè, gia đình, công việc,... Và khi lớn lên
ta hiểu rõ được tầm quan trọng của nhóm.
Vậy làm gì để ta có thế giúp cho ta và giúp

cho nhóm hoạt động tốt hơn ?
Đã có rất nhiều nghiên cứu về nhóm
trong các hoạt động sản xuất-xã hội. Từ đó
các nhà xã hội học Âu-Mỹ đã cho thấy việc
hoạt động nhóm có ảnh hướng tích cực và
Hình I.1 làm việc nhóm
tiêu cực trong hâu hết các lĩnh vực xã hội...
Theo Tác giả Joseph Boyett và David
Snyder trong cuốn “Nghiên cứu những xu
hướng tại nơi làm trong thế kỷ 21” cho rằng: chúng ta đang chứng kiến sự phát triển
nhanh chóng trong việc sử dụng các nhóm làm việc liên chức năng, liên ngành. Vì lý
do đó chúng ta cần phải trang bị cho bản thân kiến thức cũng kỹ năng tốt về nhóm.
Câu hỏi được đặt ra: Vậy nhóm là gì?
Nhóm (team) là tập hợp nhiều người cùng có chung mục tiêu, thường xuyên
tương tác với nhau, mỗi thành viên có vai
trò nhiệm vụ rõ ràng và có các nguyên tắc
chung chi phối lẫn nhau. Có một cách định
nghĩa khá thú vị theo ngôn ngữ của người
Anh. Nhóm (Team) là chữ viết tắt của
Together-Everyone-Achieves-More, có
nghĩa là "Tất cả mọi người cùng nhau làm
việc sẽ đạt được nhiều kết quả tốt hơn".
Tùy thuộc vào hình thức và đặc điểm
ta có thể chia nhóm làm hai loại đó là nhóm
chính thức và không chính thức. Để có một
nhóm hoạt động tốt thì cần hội tụ các yếu tố
Hình I.2 Nhóm(team)
sau:
4



Một là phải có mục tiêu nhóm đó là mục tiêu chung phải cụ thể, rỗ ràng. Là mục
tiêu xuyên suốt quá trình hoạt động của nhóm được các thành viên trong nhóm hiểu rõ
và cam kết cùng thực hiện.
Hai là các thành viên phải có sự tương tác, liên hệ, giao tiếp với nhau thường
xuyên.
Ba là các quy tắc nhóm. Nhóm cần xậy dựng được quy tắc, quy định, nội quy
trong nhóm. đây là những quy tắc chính thức mà tất cả
thành viên trong nhóm cần phải biết là bắt buộc thực hiện,
trong nhóm cũng có những quy tắc ngầm.
Bốn là vai trò, trách nhiệm rõ ràng của các thành
viên trong nhóm. Một nhóm hoạt động hiệu quả khi các
thành viên biết rõ nhiệm vụ trách nhiệm của bản thân.
I.2. Lợi ích của làm việc nhóm:
Là cách tốt nhất để nhiều cá nhân cùng đạt đến một
mục đích mà một mình không thực hiện được.
Hình I.3 Làm việc nhóm
Sự chuyên môn hóa trong quy trình công việc để
tạo nên một "sản phẩm" hoàn hảo trong thời gian ngắn nhất.
Phát huy được tính sáng tạo cao từ sự phối hợp các bộ óc sáng tạo của nhóm.
Làm việc nhóm là một trong các yêu cầu cần thiết trong các thông báo tuyển
dụng của các công ty lớn nhỏ và tập đoàn đa quốc gia.
Được ứng dụng phổ biến trong quản trị nhận sự hiện đại.
II. Quy trình hình thành và phát triển của nhóm:
II.1. Phát triển nhóm:
Một nhóm thông thường được hình thành và
trải qua năm giai đoạn.
Giai đoạn 1: Hình thành nhóm.
Là giai đoạn mà các cá nhân rời rạc hình
thành nhóm làm việc, khởi đầu của quan hệ tình

cảm xã hội. Mang tâm lý thường thấy là háo hứ, kỳ
vọng, nghi ngờ, lo âu,..
Giai đoạn 2: Sóng gió.
Hình II.1 Hình thành nhóm
Là giai đoạn triển khai công việc một cách
chậm chạp, đầy trắc trở. Các cá nhân bộc lộ tính cách, thói quen, sở thích và bắt đầu va
chạm mạnh với nhau, mâu thuẩn nảy sinh có thể dẫn tới xung đột, đe dọa sự đổ vỡ của
nhóm. Mức độ không hài lòng tăng dần, cảm giác bất mãn tăng lên. Giao đoạn này
giống như thời dậy thì của một con người, cá nhân nào có hành vi không thể chấp
nhận được phải bị đào thải
Giai đoạn 3: Ổn định.
Giai đoạn này có đặc điểm là dàn xếp mâu thuẩn và giải quyết vấn đề còn tồn
tại, ổn định quan hệ cá nhân và đồng đội, hình thành và hoạn thiện tiêu chuẩn của
nhóm. Sự chân thành, tin tưởng trở nên rõ nét hơn.
Giai đoạn 4: Hoàn thiện.
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của nhóm. Tin tưởng, hòa nhập, gắn kết
mạnh mẽ, sự háo hức và sự hợp tác cao. Cảm giác trưởng thành thực thụ ở tất cả mọi
người.
5


II.2. Người đứng đầu của nhóm và cách điều hành:
Theo các nhà xã hội học, dù mỗi cá nhân là một cá tính riêng, nhưng trong xã
hội, mọi người vẫn có một số điểm chung nhất định và được chia làm các loại tính
cách như sau :
Một là con hổ: Họ sốt sắng với mọi việt, luôn là người
xung phong đi đâu, tính cách có đôi chút"nóng", khá cô độc
vì là người luôn dẫn đầu.
Hai là con cú: Họ "lạnh" thích suy nghĩ nghiên cứu
vấn đề, ít nói nhưng đã nói thì là vấn đề quan trọng, họ cũng

thường là người cô độc.
Ba là xe cứu thương: Rất quan tấm đến mọi người
xung quanh, thích trò chuyện,...
Bốn là giao thoa: Có đôi lúc là con hổ, đôi lúc lại là cú
và có khi lại là xe cứu thương, và phần lớn mọi người đều ở
kiểu tính cách này. Họ vẫn mạng cho mình một trong ba
loại trên.
Hình II.2 Người đứng đầu
Vậy trưởng nhóm sẽ là ai ?
nhóm
Trưởng nhóm không nhất thiết phải là người có IQ
cao nhất như con cú mà phải là người có chỉ số EQ ( trí thông minh cảm xúc) cao. Sẽ
là người hiểu rõ nhất tính cách, tâm lỹ, năng lực của mỗi thành viên trong nhóm. Khi
đó người trưởng nhóm sẽ phân công công việc cho người người trong nhóm để họ phát
huy tốt nhất sở trường của mình và tạo nên sức mạnh của nhóm.
III.3. Kỹ Năng làm việc nhóm hiệu quả:
III.3.1. Khái niệm:
Là kỹ năng cơ bản mà nhà quản lý cần nắm được để điều hành quản lý nhân
viên của mình nhắm phát huy thế mạnh cũng như hạn chế các nhược điểm tương tác
nhóm nhằm đạt hiệu suất cao nhất.
III.3.2. Kế hoạch làm việc theo nhóm
hiệu quả:
a,Tại lần họp đầu tiên:
Khi nhóm nhận đề tài, trưởng nhóm
sẽ đem ra cho các thành viên trong nhóm
thảo luận chung, tìm ý tuởng hay, phát biểu
và đóng góp ý kiến. Nhóm sẽ phân công,
thảo luận công việc cho phù hợp khả năng
từng người dựa trên chuyên môn vủa
họ. Đề ra kế hoạch cụ thể, nhật ký công tác,

thời gian dự tính sẽ hoàn thành và chuẩn bị
cho lần họp sau. Thông báo phần thưởng,
phạt với các thành viên.

Hình III.1 Kế hoạch làm việc

b,Những lần họp sau:
Tiếp tục có nhiều cuộc họp khác để bổ sung thêm ý kiến và giải đáp thắc mắc
cho từng người. Biên tập lại bài soạn của từng ngươì cũng như chuẩn bị tài liệu bổ
sung.

6


c, Lần họp cuối cùng trước khi hoàn thành công việc:
Người trưởng nhóm tổng hợp lại toàn bộ phần việc của mỗi thành viên. Chuẩn
bị sẵn bài thuyết trình và trả lời những câu hỏi thường gặp. Chọn người đứng lên
thuyết trình đề tài, trả lời câu hỏi, ghi chú và một số người dự bị.
d, Nguyên tắc làm việc nhóm hiệu quả:
Tạo sự đồng thuận giữa các thành viên trong một nhóm, thiết lập các mối quan
hệ với ban quản trị. Khuyến khích óc sáng tạo, phát sinh những ý kiến mới, học cách
ủy thác khi làm việc nhóm, khuyến khích mọi phát biểu, chia sẻ trách nhiệm và cần
linh hoạt trong làm việc nhóm.
IV. Những bài học cần thiết rút ra cho bản thân mình để học tập và nghiên cứu
khoa học tại trường Đại Học Bách Khoa-Đại Học Đà Nẵng:
Là sinh viên của Trường ĐHBK Đà Nẵng , có rất nhiều cơ hội để em rèn luyện
kỹ năng làm việc nhóm, thông qua các bài tập hay đề tài trên lớp cũng như các hoạt
động tình nguyện hay tham gia các CLB. Đây là cơ hội rất tốt cho em được học hỏi rèn
luyện và cọ xát, chính bởi lí do đó nên một số bài học cần rút ra là:
Khi làm việc nhóm, cần hiểu rõ những điều cơ bản trong xây dựng Nhóm:

- Trau dồi kỹ năng và rèn luyện tinh thần tự chủ trong học tập. Chủ động và tích cực
để hấp thụ được tối đa sự truyền đạt, hướng dẫn của giảng viên.
- Cần phải thay đổi lại cách tư duy, cách suy nghĩ trong học tập. Để làm được điều đó
thì cần có sự nhìn nhận, đóng góp ý kiến thẳng thắn của nhóm trưởng, các thành viên
tích cực ở trong nhóm.
- Mọi thành viên trong nhóm cần phải có một sự tôn trọng khi ai đó trình bày quan
điểm, ý kiến. Giữa các thành viên với nhau nên có sự động viên, sự khen ngợi khi ai
đó làm được gì hay, kể cả các bạn đóng góp ít thì cũng tìm cách khen ngợi khích lệ
nhau.
Công việc của nhóm là công việc chung
không phải của riêng cá nhân nào cả. Bởi vậy
nếu đã chấp nhận tham gia nhóm, hãy cố gắng
hết sức cho công việc của cả nhóm.
Tôn trọng các thành viên khác là tôn
trọng chính bản thân mình, hãy tới đúng giờ,
nộp bài nhóm đúng giờ.
Trong khi họp nhóm luôn đặt mục tiêu
của nhóm lên trên hết, đừng làm sao nhãng
công việc bằng những chủ đề không liên quan,
gây thiếu tập trung.
Hình IV.1 Sức mạnh làm việc nhóm
Đừng ngắt lời người khác, hãy lắng
nghe và chú ý đến những gì người khác phát biểu.
Đừng chỉ trích, đừng phản đổi ngay ý kiến của người khác dù nó thiếu thực tế
đến đâu, hãy đặt bản thân mình vào nhiều trường hợp và nhận xét ý kiến đó.
Tranh cãi tích cực, phát biểu, đưa ra ý kiến của riêng mình, cư xử với thái độ
nhã nhặn, ôn hòa. Đừng quá bảo thủ bởi kết quả cuối cùng là sự “đồng tâm” của cả
nhóm.

7



Chuyên đề B:

Kỹ năng giao tiếp và những
bài học cần thiết rút ra cho
bản thân trong cuộc sống

8


Chuyên đề B: Kỹ năng giao tiếp và những bài học cần thiết rút ra cho bản thân
trong cuộc sống?
I. Tổng quan về giao tiếp:
I.1. Khái niệm về giao tiếp:
Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi
thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được
một mục đích nào đó. Thông thường, giao tiếp trải qua
ba trạng thái:
+Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý;
+Hiểu biết lẫn nhau;
+Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
Phương tiện giao tiếp là tất cá yếu tố được dùng
để thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, mối quan hệ và
những tâm lý khác trong một cuộc giao tiếp. Nó có
chắc năng nhằm trao đổi thông tin, điều khiển, phối
hợp, động viên, khuyến kích, tạo ra các mối quan hệ xã
hội,cân bằng cảm xúc.

Hình I.1 Giao

1
tiếp

I.2. Phân loại:
I.2.1. Theo hoạt động:
Xét trên hoạt động giao tiếp trong xã hội ta có thể chia thành ba loại:


Giao tiếp truyền thống là các mối quan hệ giữa người và người hình thành trong
quá trình phát triển xã hội, đó là quan hệ giữa ông bà, cha me, con cái, hàng xóm,
…và cuối cùng trở thành văn hoá ứng xử riêng trong xã hội.



Giao tiếp chức năng xuất phát từ sự chuyên hoá trong xã hội, ngôn ngữ,…đó là
những quy ước, những chuẩn mực, thông lệ chung trong xã hội cho phép mọi
người không quen biết nhau, rất khác nhau nhưng khi thực hiện những vai trò xã
hội đều sử dụng kiểu giao tiếp đó (như quan hệ giữa sếp và nhân viên, người bán
và người mua, chánh án và bị cáo...).



Giao tiếp tự do là những quy tắc và mục đích giao tiếp không quy định trước
như khuôn mẫu, nó xuất hiện trong quá trình tiếp xúc, tuỳ theo sự phát triển của
các mối quan hệ. Loại hình giao tiếp này trong cuộc sống thực tế là vô cùng phong
phú, trên cơ sở những thông tin có được và để giải toả xung đột mỗi cá nhân.

I.2.2. Theo tính chất:
Xét về hình thức tính chất giao tiếp có 4 loại:


9




Khoảng cách tiếp xúc có hai loại trực tiếp và gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là
phương thức mặt đối mặt sử dụng ngôn
ngữ nói và phương thức phi ngôn ngữ (cử
chỉ, hành động,..) trong quá trình giao tiếp.
Giao tiếp gián tiếp là phương thức thông
qua một phương tiện trung gian khác như:
thư từ, fax, email,…



Số người tham dự gồm các loại như
giao tiếp song phương (hai người giao tiếp
với nhau), giao tiếp nhóm (trong tập thể)và
giao tiếp xã hội (quốc gia, quốc tế,..).

Hình I.2 Tính 2chất giao tiếp



Tính chất giao tiếp gồm hai loại chính thức và không chính thức. Giao tiếp
chính thức là loại hình giao tiếp có sự ấn định của pháp luật, theo một quy trình đã
được thể chế hoá. Giao tiếp không chính thức không có tính ràng buộc hay mang
nặng tính cá nhân, nhưng vẫn phải tuân theo các thông lệ, quy ước thông thường.




Theo nghề nghiệp như giao tiếp sư phạm, giao tiếp ngoại giao, giao tiếp kinh
doanh...

Ngày này khi nói đến giao tiếp Quốc tế, chúng ta thường nghĩ đến giao tiếp bằng tiếng
Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc tế, được sử dụng rộng rãi cả về mặt số người sử
dụng cũng như các lĩnh vực sử dụng.
I.3. Đặc điểm:


Hết sức phức tạp



Luôn gấp rút



Có thể rủi ro



Phải đảm bảo hai bên cùng có lợi


Vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật

I.4. Nguyên tắc:
Nguyên tắc trong
giao tiếp là những tư tưởng chủ đạo,

những tiêu chuẩn hành vi mà người
thực hiện giao tiếp phải tuân thủ một
cách triệt để. Các nguyên tắc trong giao
tiếp gồm:
10




Tôn trọng đối tác



Hợp tác để hai bên cùng có lợi



Lắng nghe và trao đổi thẳng thắn, ngắn gọn rõ ràng



Trao đổi một cách dân chủ dưạ trên cơ sở là sự hiểu biết lẫn nhau

Hình I.3 Đặc điểm giao tiếp



Phải có thông cảm, kiên nhẫn và chấp nhận trong giao
tiếp


II. Kỹ năng xã giao:
II.1. Khái niệm:
Xã giao là hoạt động giao tiếp giữa một người với một người, hoặc một người
với nhiều người nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
II.2.Các kỹ năng xã giao thông thường:
II.2.1. Các hình thức xã giao
II.2.1.1.Bắt tay là một hình thức xã giao thông thương nhất, thể hiện sự thân thiện,
lịch sự, văn minh.
a, Ba bước để biết cách bắt tay đúng đắn :
• Khi bạn tiến lại gần ai đó, tới cách họ khoảng
30cm, bạn chìa bàn tay hơi chéo so với ngực, ngón
tay cái chĩa thẳng.
• Nắm tay lại, ngón cái của bạn
khít với ngón cái
của đối tác, sau đó nắm chặt tay của
họ mà không
siết quá mạnh.
• Lắc tay đối tác hai đến ba lần
rồi thả ra.
b,Một số điều cần tránh:
• Cái bắt tay ướt át
• Bắt tay một cách hời hợt
• Không bắt tay bằng cả năm
ngón
• Bắt tay theo kiểu siết chắt
• Bắt tay như người thân trong
gia đình

Hình II.1 Bắt tay


II.2.1.2.Giới thiệu và tự giới thiệu là hình thức xã giao qua lời nói khi gặp nhau lần
đâu tiên, việc giới thiệu và tự giới thiệu làm cho hai bên dẫn trở nên quen biết và hiểu
hơn về đối phương.

11


a, Tự giới thiệu bản thân:
Trong giới thiệu cũng phải tuân
theo nguyên tắc: Người phải tự giới thiệu
mình trước là: đàn ông với phụ nữ; trẻ với già
và nhân viên phải giới thiệu với sếp trước.
Ngoài tên gọi, khi tự giới thiệu mình
bạn có thể giới thiệu kèm theo tên công ty, cơ
quan công tác hay mục đích bạn gặp đối tác
và các yếu tố khác phù hợp với hoàn cảnh
giao tiếp.
Tốt nhất là nên để người khác giới thiệu
bạn, nếu bạn buộc lòng tự giới thiệu thì phải
làm sao để mọi người không xem đó là một
Hình II.2 Giới thiệu bản thân
sự quấy rầy. Khi đối tác đã tự giới thiệu, bạn
bắt buộc phải tự giới thiệu lại. Đối tác tự giới thiệu những yếu tố như thế nào bạn cũng
nên đáp lại tương tự.
Không có lý do chính đáng thì không tự giới thiệu.Người ta có thể tự giới thiệu
mình hoặc nhờ người khác giới thiệu mình với ai đó vì việc quan trọng chứ không bao
giờ vì những chuyện vặt vãnh như mồi thuốc, hỏi đường... Trong công sở người ta chỉ
tự giới thiệu khi đến làm một việc quan trọng.Tránh tự giới thiệu tùy tiện, dài dòng,
vòng vo.
b, Giới thiệu người khác:

Có rất nhiều tình huống giao tiếp mà bạn cần giới thiệu về người khác. Biết cách
giới thiệu đúng không những nâng cao giá trị đối tác của bạn mà còn khẳng định bạn
là người lịch sự, khéo léo. Dưới đây là một số tình huống tham khảo về cách thức giới
thiệu.
Khi có người mới đến làm việc: thường thì sếp hoặc đồng nghiệp phải giới thiệu
một nhân viên mới với những người khác. Việc giới thiệu một vài chức vụ, chức vị đã
trở thành thói quen truyền thống. Những chức vụ, chức vị này không phải là những
đặc điểm khi sinh ra, mà thường gắn liền với nghề nghiệp, công việc của mỗi người và
mang chức năng đo giá trị xã hội khi đánh giá con người.
Những người trong quân đội: việc giới thiệu cấp bậc khi tự giới thiệu là sự cần
thiết. Ngay cả trong cách xưng hô cũng có thể nhận ra các cấp bậc này, Ví dụ “Thưa
ngài đại tá ” hay “thưa đồng chí đại tá”.
Những chức vị học thức cũng trở thành quen thuộc trong cách thức giới thiệu.
Không chỉ giáo sư mà ví dụ nhà kinh tế học, kỹ sư, giáo viên...những chức vị này đánh
giá mặt công việc của con người.Tóm lại, chúng ta có quyền tự hào khi trong cách
thức giới thiệu, xưng hô những chức vị học thức ngày càng phổ biến hơn.
Nhưng cần phải nhớ một điểm hết sức nổi bật của cách thức giới thiệu là những
người tự giới thiệu mình thường không hay nhắc đến các chức vụ, chức vị cấp bậc,
nhưng nếu giới thiệu họ mà không nhắc đến điều này là bất lịch sự.
Nếu muốn mọi người đối xử tốt với người được mình giới thiệu, bạn có thể nhấn
mạnh rằng đó là bạn rất tốt, là đồng nghiệp cùng cơ quan, hay bạn học cũ... Bạn có thể
nói “Xin giới thiệu, đây là bạn rất thân của tôi, là....” Hãy nói về mức độ mối quan hệ
với bạn, cảm tình bạn dành cho người được giới thiệu và những ưu thế của người đó.
Người được giới thiệu không được chìa tay trước mà phải chờ cho người giới
thiệu mình nói tên mình và chờ cho người kia chìa tay trước rồi mới được chìa tay ra
bắt. Nếu không có những nguyên do đặc biệt thì người đứng ra giới thiệu không được
12


nói lý lịch cũng như các tư liệu về công việc của người được giới thiệu ra.

Một phụ nữ có thể ngồi khi người ta giới thiệu với mình một người đàn ông
đứng tuổi hoặc một cô gái trẻ. Nhưng khi đó là một ông già hoặc một phụ nữ gữi chức
vụ cao thì nhất thiết phải đứng dậy. Khi một người đàn ông được người ta giới thiệu
với một người phụ nữ đang ngồi, anh ta phải khẽ cúi mình, nhìn thẳng vào mắt người
phụ nữ, trong trường hợp này phải chìa tay, gật đầu.
II.2.1.3. Sử dụng danh thiếp cũng là một hình thức xã giao trao đổi thông tin về địa
vị xã hội của người chủ danh thiếp
a,Về hình thức danh thiếp:
Về hình thức, danh thiếp nên trình bày đơn gian và thường chia làm hai loại:
Loại chỉ ghi họ tên nơi làm việc thì dụng trong trường hợp hỏi thắm, chúc mừng, chia
buồn. Còn trong giao dịch công tác và kinh doanh danh thiếp ghi họ tên, chức vụ, nơi
làm việc, sô điện thoại,... Không nên
in bí danh trong danh thiếp.
b, Những điều cần chú ý khi sử
dingj danh thiếp
Không nên đưa danh thiếp có
chức vụ cho những người không
quen biết, nhất là danh thiếp của các
vị lãnh đạo. Nếu cần dung thì nên
ghi một câu, chữ gì đó tranh để
người khác có thể sử dụng danh
thiếp một lần nữa.
Dùng danh thiếp cho đúng
Hình II.3 Sử dụng danh thiếp
cưng vị, chức vụ thấp thì không nên
gửi danh thiếp đến người có chức vụ cao. Nếu cần gửi thì phải viết thư, chứ không
dùng danh thiếp cá nhân.
Không nên dùng những danh thiếp nhàu nát, bẩn. Phải cho vào loại phong bì
dành riêng cho danht thiếp.
III.Kỹ năng nghe

III.1. Khái niệm:
Lắng nghe là hành vi nghe chăm chú, hay là quá trình tập trung chú ý để giải
mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. Lắng nghe tốt giúp người nghe thu thập được
lượng thông tin nhiều nhất, đồng cảm được với người nghe từ đó giải quyết vấn đề
một cách chính xác nhất mở rộng được mối quan hệ của mình…
III.2 Các hình thức lắng nghe
III.2.1. Lắng nghe nội dung:
Hiểu và lưu giữ thông tin của người truyền đạt.
Xác định một số điểm quan trọng của thông tin đó.
III.2.2. Lắng nghe nhận xét:
Hiểu và đánh giá ý nghĩa thông tin của người
truyền đạt ở nhiều mức độ khác nhau. Khám phá quan
điểm của diễn giả.
13
Hình III.1 Kỹ năng nghe


III.2.3. Lắng nghe thấu cảm:
Hiểu được những cảm giác, nhu cầu mong muốn của người nói để có thế hiểu
được quan điểm của họ. Giúp cán nhân người nói bộc bạch cảm xúc.
III.3.Tiến trình Lắng nghe:
B1 – Nghe : Nghe thông tin một cách tự nhiên và ghi chép (quá trình nghe có thể bị
cản trở bởi những tiếng ồn)
B2 – Diễn giải: Gắn những thông tin nghe được với hoàn cảnh, ngữ cảnh… để hiểu
được người nói muốn thuyết trình cái gì
B3 – Ghi nhớ: Lưu giữ thông tin để tham khảo (bằng cách ghi chép hoặc phác thảo
trong đầu)
B4 – Đánh giá: Sử dụng khả năng phân tích, phê bình để đo lường những thông tin mà
người nói đưa ra. Tách sự kiện ra khỏi ý kiến và đánh giá chất lượng của các chứng cớ
B5 – Đáp lại: Phản ứng lại khi đã đánh giá thông tin của người nói (có thể vỗ tay,

cười, im lặng, nói…)
III.4 Rào cản khi lắng nghe:
- Thiên kiến: ý kiến thiên lệch, không
đúng, thiếu khách quan
- Lắng nghe một cách phòng thủ
- Ích kỉ, vị kỉ (chỉ nghĩ đến bản thân
mình), cho rằng mình hiểu hơn người nói
- Lắng nghe có chọn lọc: đọng lại trong
tâm trí người nghe không phải những gì
người nói mà là những gì người nghe
nghĩ rằng thuyết trình lẽ ra phải nói.

Hình III.2 Biết cách lắng nghe

III.5. Phương pháp lắng nghe có hiệu quả:
Đừng chú trọng phong cách của người nói bằng cách tự hỏi người nói biết được
điều gì mà mình chưa biết.
Hãy khách quan khi nghe để giảm ảnh hưởng của cảm xúc và kiên nhẫn cho
đến khi nghe hết toàn bộ thông tin.
Hãy lắng nghe để nắm được những khái niệm và tư tưởng cũng như các sự kiện;
biết được sự khác biệt giữa sự kiện và nguyên tắc, ý kiến và ví dụ, bằng chứng và lập
luận.
Đoán trước những gì mà người nói sẽ nói và suy nghĩ về những gì nghe được,
tìm những thông tin không lời qua ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ, cử chỉ của người nói
Giảm tiếng ồn một cách tối đa.
Hãy đưa ra các câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề nhưng không nên phê bình cho
đến khi vấn đề trình bày kết thúc
Hãy phán đoán, phê bình nội dung chứ không phải người nói, không ngắt lời
người nói.
14



Nhìn thẳng người nói. Lặp lại và tóm tắt nội dung của người nói sau khi họ nói
xong, ghi nội dung nghe được ngắn gọn.
IV.Kỹ năng viết:
IV.1. Khái niệm:
Viết là một hình thức giao tiếp hiệu quả, cần có sự
luyện tập để làm tốt kỹ năng nay. Viết giúp người gửi
thông tin muốn truyền đạt đến đối tác dưới dạng văn
bản một cách chính xác và chau chuốt, giúp người nhận
thông tin chi tiết hơn lưu lại thông tin lâu dài. Nó giúp ta
mở ra nhiều cơ hội trong công việc và thăng tiên.

Hình IV.1Kỹ năng viết

IV.2. Quá trình để viết:
Để viết một văn bản nào đó ta cần chú ý đến các
yếu tố : đề cương, nội dung văn phong, lời văn cùng với

độ chính xác.
IV.2.1. Chuẩn bị viết:
Thứ nhất là xác định đối tượng đọc bài viết của bạn, cần xác định chính xác ta
viết cái gì và viết như thế nào để người đọc hiểu rõ nhất bài viết của mình.
Thứ hai là xác định nội dung bài viết, thông điệp là gì. sắp xếp các ý tưởng bài
viết một cách hệ thống, hài hòa.
Thứ 3 là xác định văn phong bài viết. Nó giúp cho người đọc dễ dàng thu được
thông tin trong bài viết của bạn nhanh nhất và chính xác nhất.
Thứ tư là xác định hình thức trình bày. tùy thuộc mỗi loại văn bản ta có những
cách trình bày khác nhau.
IV.2.2. Thực hiện viết:

Gồm 3 phần:
Phần giới thiệu: mục đích là giới
thiệu nội dụng đến cho người đọc, nên trình
bay chủ đề của bài viết.
Phần chính: là phần giải thích các ý
tưởng của bài viết, trình bày nội dung bằng
các đoạn văn.
Phần kết luận: đây là phần cuối nhằm
tổng kết bài viết, nhấn mạnh một số thông
điệp của bài viết.
Sau khi hoàn thành các phần trên ta
tiến hành kiểm tra chỉnh sửa bài viết. chịnh
sửa cấu trúc, lời văn, chính tả,... Nhằm có
một bài viết hoàn thiện

15

Hình IV.2 Thực hiện viết


IV.2.3. Hoàn thiện bài viết:
Sau quá trình chỉnh sửa, ta hoàn thiện bài viết.
V. Viết báo cáo khoa học:
V.1 Báo cáo khoa học:
Mục đích của viết báo cáo khoa học lànhằn chuyển tải những thông tin thu được
trong quátrình nghiên cứu tới người đọc, làm giàu thêm tri thức cho con người.
Phải xem xét lại bản đề cương nghiên cứu đề tài và kiểm tra lại những dẫn liệu
khoa học, những tài liệu tham khảo đã thu được có liên quan đến đềtài nghiên cứu.
Bố cục của báo cáo khoa học phải logic, chặt chẽ, thống nhất, phải có tính phù
hợp giữa các phần trong một báo cáo khoa học.

V.2. Cách viết một bài báo cáo khoa học:
V.2.1. Các phần của báo cáo khoa học:
Một bài báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1 là mô tả tính hình công việc, hoặc kết quả đã đạt được.
Phần 2 là phân tích, đánh giá.
Phần 3 là phần nêu phương pháp hoạt động sau này, biện pháp giải quyết và các kiến
nghị.
V.3. Nội dung chính của báo cáo khoa học:
V.3.1. Đặt vấn đề:
Đặt vấn đề cần trình bày được những ý sau đây:
• Tóm tắt những lý do chính dẫn đến việc chọn lựa đề tài để nghiên cứu(bối cảnh,
có ai nghiên cứu chưa? họ đã nghiên cứu những gì? như thế nào? tính cấp thiết
của nghiên cứu này...)
• Mục tiêu của đề tài: Khi trình bày phần này cần xem xét lại những mục tiêu đã
đề ra trong bản đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt-nh ất là báo cáo khoa
học để nghiệm thu đề tài.
V.3.2. Tổng quan:
Tổng quan cần phải có liên quan mật thiết với nội dung nghiên cứu, lựa chọn
những thôngtin mới ở cả trong và ngoài nước, nhất là những nghiên cứu có cùng
phương pháp và có đối tượng nghiên cứu gần giống nhau.
V.3.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
V.3.3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu:
• Mô tả rõ nghiên cứu đã được tiến hành ở đâu (đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội,
địa lý...), những thông tin này rất có giá trị đối với những nghiên cứu tại cộng
đồng.
• Nghiên cứu đã tiến hành trong những khoảng thời gian nào, những mùa nào(rất
cần trong nghiên cứu bệnh có liên quan đến thời tiết, khí hậu).
16



• Đối tượng nghiên cứu là ai ? (Giới, tuổi, đặc điểm sinh lý, bệnh lý,...) là gì? Có
chia thành vùng không ?
• Những vật liệu đã được sử dụng trong nghiên cứu như: thuốc, hoá chất,... cần
được mô tả rõ về thành phần, hàm lượng, liều lượng, cách pha chế, nơi pha
chế, nơi kiểm định,
V.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Cần nêu rõ về:
• Thiết kế nghiên cứu
• Phương pháp chọn mẫu và tính cỡ mẫu
• Các kỹ thuật đã được sử dụng trong nghiên cứu
• Phương pháp phân tích số liệu.
V.3.4. Kết quả và bàn luận:
Phần kết quả nghiên cứu nên trình bày một cách logic, có hệ thống theo mục
tiêu nghiên cứu đã chọn. Nên sử dụng hợp lý những phương pháp biểu diễn kết quả
nghiên cứu như bảng, biểu đồ, đồ thị, ảnh tư liệu, hình vẽ,...Từ các bảng kết quả
nghiên cứu này, lựa chọn những số liệu nổi bật để biểu diễn lên biểu đồ hay đồ thị.
Những bảng kết quả nghiên cứu, biểu đồ cần được đánh số thứ tự và đặt tên phù
hợp với những nội dung của bảng và biểu đồ. Những số liệu đưa vào bảng kết quả
phải được xử lý bằng các phương pháp toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu sinh
học, không nên đưa vào những con số dưới dạng số liệu thô.
Sau mỗi bảng kết quả, biểu đồ, đồ thị,...tác giả cần có những ý kiến nhận xét,
phân tích về kết quả nghiên cứu vừa trình bày. Đồng thờiqua tham khảo những nghiên
cứu có liên quan, nhà khoa học cũng cần phân tích, so sánh và biện luận về kết quả
nghiên cứu của mình so với những tác giả trước và so với mục tiêu nghiên cứu.
Phân tích và bàn luận về kết quả nghiên cứu phải mang tính trung thực, khách
quan, có cơ sở khoa học. Những ý kiến mang tính dự báo cần thận trọng, có tính khoa
học cao, tránh tình trạng phỏng đoán mơ hồ.
V.3.5. Kết luận và đề nghị:
V.3.5.1. Kết luận:
Kết luận đưa ra phải hết sức ngắn gọn và cụ thể, mang tính chặt chẽ và chắc

chắn, đồng thời phải dựa trên những kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài. Trong
phần kết luận không nên đưa vào nhữngcâu mang tính bình luận hay dự đoán. Tránh
lặp lại việc phân tính kết quả nghiên cứu của đề tài.
V.3.5.2 Đề nghị:
Đề nghị phải mang tính khả thi, phải hết sực ngắn gọn và cụ thể, dễ hiểu. Trong
thực tế nhiều khi không phải báo cáo khoa học nào cũng có thể dễ dàng đưa ra được
đề nghị. Có 2 loại đề nghị mà nhà khoa học có thế đưa ra:
17


• Đề nghị về việc định hướng tiếp tục nghiên cứu
• Đề nghị mang tính ứng dụng từ kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài
Khi chuẩn bị nghiệm thu đề tài người ta luôn rà soát lại và đối chiếu xem phải
kết luận có đáp ứng được những tiêu chuẩn nghiên cứu hay không?. Vì vậy nếu đề tài
có bao nhiêu mục tiêu nghiên cứu thì người ta thường đưa ra bấy nhiêu kết luận tương
ứng.
V.3.6. Tài liệu tham khảo:
Danh mục các tài liệu tham khảo của mỗi báo cáo khoa học chỉ đưa vào những
tài liệu thực sự được sử dụng trong báo cáo đó.
• Nếu tài liệu tham khảo là sách, văn kiện và những dạng ấn phẩm tương tự cần
ghi theo thứ tự: Họ và tên các tác giả, Chương hay bài tham khảo, Tên sách,
Tên nhà xuất bản, Năm xuất bản, Nơi xuất bản, Trang tham khảo (từ
trang...đến trang...).
• Nếu tài liệu tham khảo là bài báo trong các tạp chí thì ghi theo thứ tự sau: Họ và
tên các tác giả, Tên bài báo, Tên tạp chí , Tập và số của tạp chí, Năm xuất bản,
Nhà xuất bản hoặc tên cơ quan, tên hội khoa học xuất bản, Số trang tham khảo.
Thứ tự các tài liệu tham khảo được sắp xếp như sau:
- Tài liệu Tiếng Việt rồi đến các tài liêu tiếng nước ngoài
-Tiều liệu được xếp thứ tự theo vần chữ cái ở tên tác giả.
V.4. Phụ lục:

Phần phụ lục là những thông tin bổ sung, góp phần giúp cho người đọc hiểu hơn
về những kết quả nghiên cứu của đề tài. Có thể đưa vào phần này: danh sách bệnh
nhân, văn bản giấy tờ có liên quan, những ảnh tư liệu..
VI. Kỹ năng nói và thuyết trình:
Thuyết trình hay nói trước đám đông là nỗi e ngại bản năng của tất cả mọi
người, không chỉ riêng ở Việt Nam. Vấn đề là làm thế nào vượt qua được nỗi sợ đó
thôi. Nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề vì sao người ta
sợ nói trước đám đông đã
xác định được những nguyên
nhân chủ yếu như sau:
- Người ta sợ bị thất thố
trước những người khác, bị
người khác coi thường, chê
bai, mất lòng tin.
- Sợ phải sáng tạo ra cái gì
Hình VI.1 Kỹ năng thuyết trình
đó là của riêng mình mà họ
18


không làm được hay chưa thử bao giờ (rõ nét nhất là khi được mời hát).
- Sợ bị hớ (do lời nói, cử chỉ, thói quen, ăn mặc, hình thể,…).
- Sợ ăn nói không lưu loát, ấp úng, không biết diễn đạt như thế nào,…
Vậy làm thế nào vượt qua được những nỗi sợ đó?
Đứng trước câu hỏi này, những người làm chính trị, các nhà giáo và các doanh
nhân là những người quan tâm đặc biệt. Riêng trường hợp doanh nhân, khả năng nói
(thuyết phục khách hàng, lôi cuốn cộng sự, lãnh đạo, điều hành,…) gần như quyết
định hoàn toàn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Ngày nay, càng hội nhập sâu vào
thị trường quốc tế, để tạo được chỗ đứng thật sự, người ta càng phải rèn luyện, phát

triển kỹ năng nói của mình .
Cách phát triển kỹ năng nói tốt nhất là học về kỹ năng thuyết trình hay thuật
diễn đạt đước đám đông (public speaking). Môn khoa học này chỉ ra những nguyên
nhân sâu xa vì sao người ta sợ nói trước đám đông và làm thế nào vượt qua nỗi sợ đó,
tiến đến làm chủ khả năng diễn đạt của mình. Theo đó 5 nguyên tắc vàng đã được lập
ra và những ai áp dụng đúng những nguyên tắc đó thì kỹ năng nói của họ được cải
thiện một cách chắc chắn. Đó là :
Hiểu rõ đối tượng nghe (cử tọa): Họ là ai, họ trông chờ gì ở bài trình bày của
bạn, họ hiểu biết đến mức nào vấn đề mà bạn trình bày? Nếu những phân tích mang
đến cho bạn những câu trả lời xác thực thì bạn sẽ chủ động và yên tâm hơn nhiều khi
trình bày. Đối với cử toạ bạn mới gặp lần đầu bạn cần tìm ra cách để nắm được những
thông tin trên, ví dụ bạn có thể đặt vài câu hỏi ngắn gọn mang tính giao lưu vừa gây
thiện cảm vừa nắm được thông tin bạn cần.
Chuẩn bị bài nói: Tuy bạn sẽ trình bày bằng lời nhưng bạn vẫn phải chuẩn bị
bài nói với đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài và kết luận. Phần mở đầu phải xác định rõ
mục tiêu của bài trình bày, mô tả tầm quan trọng của chủ đề dành cho cử toạ và điểm
trước những nội dung chính sẽ trình bày. Phần thân bài phải bao gồm những dàn ý
sáng sủa về những điểm chính, các luận cứ liên quan và các tư liệu hỗ trợ phong phú
nhằm duy trì sự quan tâm của cử toạ. Phần kết luận phải nhấn mạnh những điểm chính
và kết thúc. Một trong các cách làm điều này là tóm tắt lại những gì đã trình bày. Tuy
nhiên việc tóm tắt không lôi kéo sự chú ý của cử toạ bằng cách nhấn mạnh những hệ
quả của những gì cử toạ đã nghe. Nên chú trọng vào các lợi ích mà cử toạ sẽ áp dụng
từ kinh nghiệm này. Những công cụ hỗ trợ như powerpoint, webpage,… nên được sử
dụng.
Trình bày bài nói: Bạn phải trình bày bằng lời chứ không phải đọc bài chuẩn bị
sẵn dù bài chuẩn bị đã viết rất công phu . Khi trình bày, bạn chỉ liếc qua những ý chính
được ghi lại trên các phương tiện hỗ trợ. Chú ý rằng những hình ảnh, biểu đồ minh hoạ
hấp dẫn có sức thu hút rất mạnh. Bạn phải vận dụng kiến thức của mình để diễn đạt
từng ý của bài trình bày. Bên cạnh đó, cách diễn đạt kết hợp ngôn ngữ cơ thể hợp lý
(body language - chuyển động của cơ thể, chân tay, gương mặt,…) sẽ mang lại hiệu

quả cao.
19


Tiếp xúc với người nghe: Tiếp xúc bằng mắt với tất cả những người nghe, đặt
câu hỏi và mời những người năng động nhất cùng tham gia, tìm cách đưa mọi người
vào cuộc là cách tốt nhất đạt đến mục tiêu của bài trình bày.
Tự rút ra những kinh nghiệm cho mình sau mỗi lần trình bày:Mỗi lần tiếp xúc
với những cử toạ khác nhau luôn nảy sinh những vấn đề khác nhau mà ta cần đúc kết
lại thành kinh nghiệm. Việc làm này tích luỹ, làm giàu dần cho kỹ năng diễn đạt của
bạn và ở đỉnh cao, bạn sẽ được cộng đồng ngưỡng một như một nhà hùng biện.
Trong thực tiễn ở nước ta, ở tất cả các giới nói chung, giới doanh nhân nói riêng,
kỹ năng nói đều không cao. Từ những cuộc họp nhỏ như họp trao đổi chuyên môn,
giao ban, tiếp khách, đến những cuộc họp lớn như hội nghị, hội thảo, tổng kết,… ở đâu
cũng phảng phất sự thiếu vắng những bài trình bày chuyên nghiệp được diễn đạt bởi
những người có kỹ năng thuyết trình cao. Đây là một khiếm khuyết cần được khắc
phục. Đó là một việc không khó, cái khó nhất có lẽ là phải vượt qua thói quen của
chính mình.
VII. Những bài học cần thiết rút ra cho cuộc sống hằng ngày:
Kết thút chuyền đề hai khi nói về kỹ năng giao tiếp, em cũng rút cho mình một
số bài học trong cuộc sống như sau:
Đối với giao tiếp ta cần :
Chọn thời điểm thích hợp:
Thời điểm để truyền đạt thông tin
đóng vai trò rất quan trọng trong việc
người nghe có tiếp nhận hay không,
và đồng thời đánh giá tính hiệu quả
trong trong những thông tin mình
cung cấp. Cụ thể, ta không thể bàn
luận bản báo cáo, tin tức tài chính,

hay số liệu chứng khoán trong khi
người nghe đang hoàn toàn mệt mỏi,
cần sự nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Hoặc dễ
hiểu hơn, chúng ta không thể đòi hỏi
những yêu cầu cho bản thân khi
người tiếp nhận thông tin đang trong
Hình VII.1Giao tiếp hang ngày
tình trạng bức bối, khó chịu. Sợ hải là thủ phạm làm mất sự tự tin trong giao tiếp.
Chọn địa điểm phù hợp: Yếu tố lựa chọn địa điểm để truền tải thông tin chiếm
phần trăm không nhỏ trong sự thành công của người nói. Có một số vấn đề, mình
không thể nói cho người nghe tại nơi công cộng đông người, mà nên nói ở những nơi
riêng tư để thuận tiện cho quá trình đối thoại hai chiều diễn ra thuận lợi. Ví dụ khi ta
đuổi việc nhân viên, thông báo những tin tức xấu trong đó người nghe bị ảnh hưởng
hoặc ta chia tay người yêu , v.v. Điều này thể hiện sự tôn trọng của mình khi truyền
tải thông tin, giúp ta tránh gây tổn thương đến đối phương đối tượng trực tiếp đón
nhận những thông tin đó và họ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.
Tránh những yếu tố tác động gây phiền nhiễu: Trong cuộc đối thoại giữa ta và
20


người nghe, có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến sự truyền tải thông tin cụ thể đó là
sự ồn ào, âm thanh lớn gây khó khăn trong việc lắng nghe. Điều này cũng giải thích tại
sao phải để điện thoại im lặng trong cuộc họp, hội thảo hay rạp chiều phim. Nếu để sự
tác động phiền nhiễu này gây ảnh hưởng, thì chất lượng và nội dung của những thông
tin mình cần truyền đạt sẽ không chính xác và thiếu sót.
Tổng hợp những thông tin cần truyền đạt một cách có tổ chức: Ta nên sắp xếp
những thông tin theo trình tự logic phù hợp để khi đối phương lắng nghe có thể hiểu
chính xác mục đích ta cần nói tới. Không những vậy, việc này sẽ giúp ta không bị
quên những điểm quan trọng và mấu chốt trong thông tin khi trình bày một vấn đề
phức tạp. Ví dụ, khi một người diễn thuyết thảo luận đề tài bất kì nào đó, họ thường

mang theo những tờ giấy ghi chú gồm những điểm quan trọng, sắp xếp chúng theo
từng bước trình tự đã chuẩn bị sẵn để tránh truyền đạt thông tin thiếu sót.
Thông tin cần truyền đạt cần rõ ràng: Mục đích khi giao tiếp là để trao đổi ý
kiến, chia sẻ ý nghĩa hay thông cáo vấn đề mình cần truyền tải. Vì vậy, ta không nên
tạo sự mập mờ khó hiểu để người nghe cảm thấy phức tạp, khó khăn khi tiếp cận
những điều mình cần nói. Hãy tạo sự rõ ràng để đối tượng lắng nghe cảm thấy thoải
mái và dễ dàng đón nhận thông tin một cách hiệu quả.
Luôn đặt trọng tâm vào vấn đề muốn nói tới: Khi thảo luận về một đề tài nào
đó, luôn có sự tranh luận ý kiến giữa mình và người nghe. Có người đồng tình với
quan điểm của mình nhưng cũng có người phản bác lại với những lập luận có thể
khiến bạn lung lay. Tuy nhiện, ta phải cố gắn giữ cân bằng, đứng trên lập trường của
bản thân, bảo về chủ đề cần truyền đạt, tạo nên điểm nhấn trong quan điểm vấn đề
chính mà ta đang nói tới. Nếu nhưng mình bỏ dở giữa chừng, thay đổi luận điểm thì
các vấn đề ta truyền tải sẽ không ăn khớp, rời rạc khiến người nghe không hiểu được
mục đích bạn muốn nói là gì.
Nói lời cảm ơn đến người lắng nghe bạn: Dù
là ở hoàn cảnh nào, khi trình bày vấn đề, ta nên gửi
lời cảm ơn đến những người lắng nghe. Bởi họ đã
dành thời gian suy nghĩ, tìm hiểu về những quan
điểm mà ta trình bày. Đôi khi phải đối mặt với sự
phản bác, những quan điểm không đồng tình khiến
ta tức giận hay khó chịu , nhưng vẫn nên cảm ơn
họ. Vì ta sẽ thể hiện được sự tôn trọng của mình
đối với khác, chứng minh cho mọi người thấy ta
cũng là người biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến.
Như vậy, mình sẽ gây được thiện cảm trong giao
tiếp xã hội.
Tạo ấn tương tốt: Trước khi vào cuộc thảo
Hình VII.2 Giao tiếp thu nhận thông
luận, mình nên thiết lập mối quan hệ hoặc gây ấn

tin
tượng tốt đối với người ta muốn truyền đạt thông
tin. Điều này giúp ta gây được cảm tính khiến người ta có trạng thái vui vẻ, hào hững
và nhiệt tính khi lắng nghe. Mình có thể bắt đầu bằng cách chia sẻ những sở thích
chung, hỏi han về công việc gia đình, khen ngợi vẻ bề ngoài hay trang phục của họ.
21


Sử dụng ngôn từ đúng cách:Tùy thuộc vào đối tượng ta truyền đạt thông tin, hãy
biết cách lựa chọn ngôn từ sử dụng. Có những từ ngữ mang ý nghĩa sâu xa, phức tạp
đòi hỏi người nghe phải có trình độ nhất định mới hiểu được. Vì vậy, hãy dùng những
từ ngữ mang tính rõ ràng, chính xác để người nghe không hiểu lầm, không khó khăn
trong việc đoán nghĩa, tạo nên thành công trong giao tiếp truyền tải thông tin.
Loại bỏ thói quen lầm bầm: Việc nói lầm bầm khi giao tiếp với mọi người xung
quanh sẽ gây nên sự thiếu thiện cảm. Người ta sẽ không hiểu mình đang nói gì, tiêu
cực hơn họ có thể hiểu lầm bạn đang nói những điều ác ý, không đồng tình với quan
điểm của họ. Hơn nữa, giao tiếp là sự truyền đạt thông tin giữa hai hay nhiều người, vì
vậy bạn cần phải phát biểu, nói lên suy nghĩ ý kiến với người khác, để họ có thể hiểu
được mục đích muốn nói tới. Qua đó, mình sẽ tạo nên được sự tự tin trong giao tiếp.
Biết lắng nghe đối phương: Giao tiếp là quan hệ hai chiều giữa người nói và
người lắng nghe. Hãy trở thành người lắng nghe theo
đúng cách, để hiểu được quan điểm và tôn trọng đối
phương. Điều đó rất quan trọng khi ta trình bày, biểu
đạt ý kiến của bản thân. Biết lắng nghe người khác
thì người khác mới lắng nghe mình.
Sử dụng giọng điệu phù hợp: Giọng điệu là một
trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thiện
cảm của người nghe. Ta không thể quát tháo, dùng
những âm vực gây chói tai, để truyền đạt thông tin.
Hay quá nhỏ nhẹ, thì thầm, trong việc tranh luận vấn

đề gay gắt nào đó. Lựa chọn giọng điệu phù hợp
giúp tăng sức thuyết phục trong giao tiếp.
Khi Giao tiếp Bằng ngôn ngữ cơ thể ta cần chú
Hình VII.3 Ngôn ngữ cơ thể
ý vài điểm:
Nhận biết sự kết nối: Trong đám đông, ta không đảm bảo rằng bạn quen biết hết
mọi người. Tuy nhiên, khi một người nào đó kết nối giao tiếp với mình đơn giản qua
cách chào hỏi như gật đầu hoặc mỉm cười. Lúc đó, ta không nên quá bất ngờ, mà phản
ứng bình tĩnh đáp lại sự kết nối ấy. Có thể đó là mối quan hệ tiềm năng trong tương
lai.
Việc biểu lộ cảm xúc qua khuôn mặt thể hiện thái độ, tình cảm khi ta giao tiếp.
Mỗi trường hợp hoàn cảnh khác nhau, ta luôn phải biết cách kiềm chế, che giấu những
biểu cảm tiêu cực bên trong tránh gây mất hòa khí hay phảm cảm giữa cuộc đối thoại.
Ngoài ra, khi mình bộc lộ sự nhiệt tình được thông qua nét mặt, ta sẽ khiến người nói
hoặc người nghe có được sự thoải mái, đồng tình và hào hứng với chủ đề bàn luận.
Giao tiếp qua ánh mắt: Giao tiếp qua ánh mắt trong cuộc đối thoại chia sẻ thông
tin là một yếu tố không thể thiếu. Thay vào đối tượng đang lắng nghe thông tin truyền
đạt, bạn lại nhìn vào người hoặc vật thể khác thì cuộc nói chuyện này sẽ không thể tiếp
diện. Người nghe sẽ không biết mục tiêu, người ta cần nói là ai cũng như không thấy
được thái độ tôn trọng của mình. Dĩ nhiên, ta không nên chăm chăm nhìn thẳng vào
mắt của đối phương, tùy từng trường hợp sẽ gây nên tác động tiêu cực. Ta có thể nhìn
vào sống mũi của họ hoặc thỉnh thoảng lướt qua cặp mắt như thế sẽ có lợi hơn.
22


Biết dừng đúng lúc để nhấn trọng tâm vấn đề: Trong một bài diễn thuyết hoặc
chủ đề thảo luận với nội dung dài. Không nên thao thao bất tuyệt đọc liền một mạch
thay vào đó nên dừng vào những trọng tâm để nhấn mạnh. Qua đó, người nghe cũng sẽ
không cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi.
Dùng cử chỉ bằng tay đúng cách: Trong giao tiếp, ngôn ngữ biểu đạt qua cơ thể

giúp cho việc truyền đạt thông tin sinh động và thú vị hơn. Nhưng không phải ta cứ
khoa chân mua tay, chỉ trò lung tung, nhất là việc chỉ tay vào đối phương là mang lại
lợi ích. Do đó, phải biết kiểm soát cử chỉ của cơ thể để tránh điều bất lợi.
Giao tiếp trong xung đột:Trong các cuộc tranh luận gay gắt đặc biệt xảy ra xung
đột, việc bộc lộ sự bực bội, tức giận là điều xảy ra phổ biển. Trường hợp khi không
kiềm chế được cảm xúc, đôi bên có thể phát ngôn ra những từ ngữ thiếu văn hóa, gây
tổn thương và xúc phạm đến lòng tự trọng của nhau. Lúc đó hai bên không còn sự chia
sẻ, giao tiếp, truyền đạt thông tin một cách chuẩn mực. Điều đó không giải quyết được
vấn đề gì ngoài việc mất đoàn kết, tổn hại lẫn nhau. Vì vậy, bạn nên học cách bình
tĩnh, dùng từ ngữ và cử chỉ thích hợp cố gắng làm giảm sự căng thẳng tránh gây nên
cao trào kích thích xung đột.
Thuyết trình hiệu quả ta cần:
Thư giãn: Bạn không thể bắt đầu thuyết trình nếu lo lắng đến nỗi ướt đẫm mồ hôi
hoặc nói lắp bắp hay không thể nhìn thẳng được. Thay vào đó, hãy nghỉ ngơi ít nhất
vài tiếng trước khi thuyết trình, bạn cũng có thể uống trà hoặc đi dạo hay đơn giản là
ngồi yên tĩnh tại chỗ. Nếu bạn muốn cảm thấy thoải mái, trước đó bạn cần phải chuẩn
bị tốt. Bạn sẽ khó lòng nào thư giãn nếu chỉ vừa hoàn thiện bài thuyết trình vài phút
trước khi trình bày. Hãy ghi nhớ rằng bạn càng thư giãn, bạn càng dễ kết nối với khán
giả và thuyết trình trôi chảy hơn.
Toát ra sự tự tin: Một trong những phương pháp để cải thiện kỹ năng thuyết
trình đó là chú ý rèn luyện phong thái tự tin. Phong thái tự tin sẽ gây ấn tượng rất tốt,
thậm chí ngay cả trước khi bạn bắt đầu nói. Nếu bạn trông tự tin và tin tưởng vào
những gì mình nói, khán giả cũng sẽ có thể đặt sự tin tưởng vào bạn. Vì vậy, hãy có
phong thái chững chạc, nở nụ cười và giao tiếp bằng mắt với khán giả để cho thấy bạn
không hề sợ hãi và hiểu rõ những gì mình nói. Thậm chí dù bạn không cảm thấy thực
sự tự tin thì tỏ ra cảm giác tự tin cũng sẽ giúp bạn nhẹ nhõm và dễ khiến người khác
tin bạn hơn.
Mở đầu ấn tượng: Nếu muốn thu hút được khán giả ngay từ đầu, họ sẽ có khả
năng dõi theo ta cho đến hết bài thuyết trình. Ta có thể bắt đầu bằng một câu chuyện
gây sốc hoặc hài hước hay giai thoại hấp dẫn và những trích dẫn truyền cảm hứng. Dù

ta bắt đầu như thế nào, hãy chắc chắn là nó thuận lợi cho bài thuyết trình của mình và
không chỉ có giá trị giải trí.
Trình bày lưu loát: Đó là chía khóa giúp cải thiện bài thuyết trình của mình. Hãy
tập trung nói một cách rõ ràng và chậm rãi, đủ lớn để mọi người có thể nghe thấy
mình. Biểu hiện của ta cũng cần phù hợp với ngôn từ bạn sử dụng và mọi người sẽ có
khả năng kết nối với ta và hiểu rõ nội dung hơn.
Đi vào cụ thể: Nếu ta muốn trình bày rõ quan điểm, cần sử dụng những câu
chuyện, giai thoại, thống kê và sự kiện để hỗ trợ những ý tưởng của mình. Sử dụng
23


những câu chuyện là một cách tuyệt vời để tạo lập những kết nối giữa người với người
và minh họa những quan điểm một cách hiệu quả.
Kết nối tự nhiên: Kết nối với khán giả thông qua cảm xúc của mình. Không ai
thích một diễn giả nhàm chán. Vì thế hãy truyền tải thông điệp của mình thông qua cử
chỉ, biến đổi giọng nói phù hợp như khi bạn nói chuyện một đối một, thể hiện khiếu
hài hước và không ngại thất bại. Quá trình kết nối tự nhiên, thoải mái cũng là một kỹ
năng thuyết trình được chú ý vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình truyền đạt trong
buổi thuyết trình.
Giải đáp thắc mắc: Để lại khoảng thời gian gần cuối để thực hiện mục giải đáp
thắc mắc. Có phần đặt câu hỏi và trả lời có thể giúp khán giả của mình hiểu rõ thêm về
nội dung bài thuyết trình của ta.
Kết thúc ấn tượng: Kết thúc bài thuyết trình của mình một cách ấn tượng và
chắc chắn. Đừng để buổi thuyết trình của mình giảm nhiệt dần hoặc kết thúc khi khán
giả đang tỏ ra buồn chán. Hãy đưa ra kết luận chắc chắn và tiếp tục gắn kết với khán
giả trong khi nhấn mạnh những điểm quan trọng nhất trong bài thuyết trình.

Chuyên đề C:

PHƯƠNG PHÁP TIẾP

CẬN CDIO VÀ NHỮNG
.

24


PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ
CỦA BẢN THÂN MINH ĐỂ
VIỆC HỌC TẬP VÀ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGÀNH "CÔNG NGHỆ
CHẾ TẠO MÁY" KHOA
CƠ KHÍ, TRƯỜNG ĐẠI
HỌC BÁCH KHOA, ĐẠI
HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠT HIỂU
QUẢ CAO NHẤT

Chuyên đề C: Phương pháp tiếp cận CDIO và những phương pháp cụ thể của
bản thân mình trong việc học tập và nghiên cứu khoa học ngành " Công nghệ chế
tạo máy" khoa cơ khí, trường Đại Học Bách Khoa-Đại Học Đà Nẵng đạt hiệu quả
cao nhất?

25


×