Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG CHI NHÁNH SÔNG CÔNG 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.78 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LUẬT & QUẢN LÝ XÃ HỘI
--------------------------------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG CHI NHÁNH
SÔNG CÔNG 3

Cơ quan thực tập

:

Phòng/ Bộ phận

:

Công ty CPĐT&TM TNG chi nhánh
Sông Công 3
Tổ chức - Hành chính

Cán bộ hướng dẫn :

Đào Đức Thanh

Sinh viên thực tập :

Nguyễn Đức Mạnh



Lớp

:

Khoa học quản lý K10

Mã sinh viên

:

DTZ1253404010061

1


Thái Nguyên, tháng 3 năm 2016

MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhất
là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước các cơ hội phát triển và
những thách thức mới. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nếu không
muốn bị đào thải phải không ngừng làm mới và hoàn thiện mình. Nhiều doanh
nghiệp nhờ có sự thích ứng với tình hình mới đã nâng cao được hiệu quả trong

hoạt động kinh doanh cũng như củng cố vị thế, nâng cao uy tín của mình, đứng
vững và phát triển trên thị trường đầy cạnh tranh. Nhưng bên cạnh đó cũng có
không ít những doanh nghiệp còn thụ động, phản ứng chậm chạp với những biến
động của nền kinh tế. Không phát huy được những thế mạnh, khắc phục những
điểm yếu của mình để kết cục là bị đào thải trong quy luật vốn khắc nghiệt của
nền kinh tế thị trường.
Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp như: Nguồn lực
tài chính, nhân sự, công nghệ, cơ sở hạ tầng… Nguồn lực nào cũng quan trọng
và cùng hỗ trợ cho nhau tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Nhưng tất cả
các hoạt động trong một doanh nghiệp đều cần có sự tham gia trực tiếp hay gián
tiếp của con người, nếu doanh nghiệp tạo lập sử dụng tốt nguồn này thì đó là
một lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết tìm kiếm, sử dụng và
biết khai thác nguồn lực này có hiệu quả, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt
Nam. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh, để
nâng cao chất lượng trong công tác quản trị nhân sự, công tác tuyển dụng nhân
sự - "đầu vào" để có một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có đạo
đức phải được đặt lên hàng đầu.
Xuất phát từ vai trò vô cùng to lớn đó, tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu và
phân tích công tác tuyển dụng nhân sự -một công tác của hoạt động quản trị
3


nhân sự trong doanh nghiệp và tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải
pháp hoàn thiện côngtác tuyển dụng nhân sự tại Phòng Tổ chức – Hành
chính Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Sông Công 3”
là chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Qua chuyên đề này, tôi mong rằng có thể miêu tả một cách tổng quát nhất về
hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản trị nhân sự, đặc biệt là Công
tác tuyển dụng nhân sự tại Chi nhánh, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn

thiện công tác này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học đã tạo điều kiện cho
tôi được đi sâu tìm hiểu công tác quản lý nhân sự tại doanh nghiệp. Đặc biệt, tôi
xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Luật & Quản lý xã hội đã cung cấp cho tôi
những kiến thức quý báu để tôi có thể vận dụng vào thực tiễn công việc thực tập
này. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của anh Đào Đức Thanh – Trưởng phòng
Tổ chức – Hành chính kiêm Kế toán trưởng Chi nhánh, chị Phạm Thúy Hiền –
Nhân viên Quản lý nhân sự cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh
Sông Công 3 đã giúp tôi hoàn thành khoá thực tập tốt nghiệp và hoàn thiện
chuyên đề thực tập của mình.
Mặc dù hết sức cố gắng và nỗ lực song bài báo cáo không thể tránh khỏi
những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, thu thập và phân tích tình hình hoạt
động của đơn vị thực tập. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu
từ thầy cô cũng như cán bộ, nhân viên của Chi nhánh cùng toàn thể các bạn sinh
viên trong trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài thực tập tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp
hoàn thiện côngtác tuyển dụng nhân sự tại Phòng Tổ chức – Hành chính
Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại TNG chi nhánh Sông Công 3”là công
trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong báo cáo
là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 3 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Đức Mạnh


5


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại TNGvà Chi nhánh
Sông Công 3.
Phòng Tổ chức – Hành chính (theo một số tài liệu của Chi nhánh còn được
gọi là Phòng Kế toán Tổ chức) là đơn vị trực thuộc Chi nhánh Sông Công 3 của
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Để có cái nhìn bao quát về cơ sở
thực tập, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Tổng công ty TNG và Chi
nhánh Sông Công 3.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty và Chi nhánh Sông Công 3
1.1.1 Giới thiệu về Công ty và Chi nhánh
Tên công ty

: Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG

Trụ sở chính

: Số 160 Đường Minh Cầu - Thành phố Thái Nguyên

Nhà máy sản xuất: Bao gồm 5 chi nhánh
- Chi nhánh Việt Đức, Số 160 Đường Minh Cầu,Thành phố Thái Nguyên.
- Chi nhánh Việt Thái, Số 221 Đường Thống Nhất, Phường Tân Lập, Thành phố

Thái Nguyên.
- Chi nhánh Sông Công, Khu B Khu công nghiệp Sông Công,Thành phố Sông
Công, Tỉnh Thái Nguyên.
- Chi nhánh Phú Bình, xã Kha Sơn, Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.
- Chi nhánh Đại Từ, xã Tiên Hội, Huyện Đại từ, Tỉnh Thái Nguyên.

Điện thoại : (+84) 280 3858 508
Fax

: (+84) 280 3852 060

Mã số thuế : 4601201251
Vốn điều lệ : 622.064.667.000 VNĐ (dựa theo số lượng cổ phiếu niêm yết và
giá cổ phiếu ngày 12/3/2016 trên trang web: www.cafef.com)
Email

:

Website

: www.tng.vn

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
6


Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May
Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ – UBND
của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên).
Ngày 2/1/2003: Công ty được cổ phần hóa với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng,
100% là vốn của các cổ đông; từ đó công ty TNG trở thành doanh nghiệp ngoài
quốc doanh thuộc sở hữu tư nhân.
Ngày 22-11-2007: Cổ phiếu TNG được niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán Hà Nội.
Ghi nhận những thành tựu đó, năm 2009 Chủ tịch nước CHXHCN Việt
Nam đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Công ty và cho cá

nhân đồng chí Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thời Huân chương Lao động hạng
Ba.
Ngày 13/08/2006 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng và phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng tổ hợp nhà máy TNG Sông Công với tổng vốn đầu
tư là 200 tỷ đồng. Chi nhánh Sông Công 3 là một trong 3 Chi nhánh: Sông Công
1, Sông Công 2 và Sông Công 3 được thành lập năm 2007 tại Khu B khu công
nghiệp Sông Công, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Giám đốc Chi
nhánh là bà Nguyễn Thị Phương.

Ảnh 1: Khu tiếp tân Chi nhánh Sông Công 1 và Sông Công 3.

7


1.2 Chiến lược phát triển của Công ty và Chi nhánh Sông Công 3
Chiến lược phát triển của công ty đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
là chuyển dần từ sản xuất gia công cho các thương hiệu lớn trên thế giới sang
sản xuất và phân phối tiêu thụ bằng sản phẩm mang thương hiệu thời trang
TNG, lộ trình thực hiện như sau:
1.Trong năm 2015 đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng Trung tâm
thiết kế thời trang TNG (hay chính là Viện nghiên cứu mẫu mốt TNG) để thu hút
nhân tài về sáng tạo mẫu mốt thời trang thương hiệu TNG.
2. Tiếp tục mở rộng kênh phân phối sản phẩm mang thương hiệu TNG tới tất cả
các tỉnh thành trong toàn quốc và tiến tới mở tới các nước trong công đồng
ASEAN rồi tới thị trường Mỹ và EU. Hiện nay công ty đã có trên 40 cửa hàng
tiêu thụ sản phẩm tai hầu khắp các tỉnh thành ở miền Bắc và đang tiếp tục mở ra
ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.
3. Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm nhà máy tại tất cả các huyện thành trong toàn
tỉnh.
4. Tiếp tục nghiên cứu đầu tư thêm các sản phẩm phụ trợ ngành may như sản

phẩm bông, bao bì và phụ liệu may, nhà ở xã hội cho công nhân và cụm công
nghiệp nhỏ phụ vụ cho xây dựng nhà máy và kinh doanh thêm hạ tầng cụm công
nghiệp.
5. Tiếp tục đổi mới công tác quản trị công ty bằng phần mềm ERP.
Chi nhánh Sông Công 3 đã và đang thực hiện đúng theo lộ trình phát triển
của Công ty bằng việc tích cực quảng cáo hình ảnh Công ty thông qua việc phát
tờ rơi, treo băng rôn, khẩu hiệu. Tích cực thi đua lập thành tích trong hoạt động
sản xuất, có nhiều đề xuất hoàn thiện công tác quản trị, đặc biệt là quản trị nhân
sự, góp phần vào sự phát triển chung của Công ty.

8


1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
1.3.1.Lĩnh vực hoạt động
Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại TNG là doanh nghiệp hoạt động đa
ngành. Bao gồm:
-

May mặc xuất khẩu
Sản xuất bông tấm.
Sản xuất túi PE.
Sản xuất thùng carton.
Gia công trần bông.
Thêu công nghiệp.
Giặt công nghiệp.
Đối với Chi nhánh Sông Công 3, lĩnh vực hoạt động chỉ chuyên về gia công

trần bông, sản xuất thùng carton và may mặc hành xuất khẩu.
1.3.2 Năng lực sản xuất

Tổng công ty TNG
- Tổng nhân viên: 10.600.
- Chi nhánh trực thuộc: 11 nhà máy trực thuộc.
Năng lực sản xuất:
-

Tổng số chuyền may: 209.
Jackets: 11.5 triệu sản phẩm/ năm.
Quần sooc : 39 triệu sản phẩm/ năm.
Áo bông, lông vũ, quần áo dán seam, quần sooc các loại,váy, hàng trẻ em.
Khách hàng chính : Wal mart, Marks & Spencer, Zara, Mango, CK, Levi’s,
GAP, Puma…
Chi nhánh Sông Công 3

Năng lực sản xuất:
-

Tổng số chuyền may: 18
Jackets: 1.3 triệu sảm phẩm/ năm.
Áo 3 trong 1, áo nỷ, quần short, jackets trần bông.
Khách hàng chính: TCP, JCP, Target.
9


II. Một vài nét về Phòng Tổ chức – Hành chính Chi nhánh Sông Công 3
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 13/08/2006 Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG nâng vốn
điều lệ lên trên 18 tỷ đồng và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy TNG
Sông Công với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng.
Chi nhánh Sông Công 3 là một trong 3 chi nhánh tại khu tổ hợp sản xuất này

được thành lập năm 2007 với diện tích 10.000m2. Giám đốc chi nhánh là bà
Nguyễn Thị Phương.
Phòng Tổ chức – Hành chính chi nhánh Sông Công 3chính thức đi vào hoạt
động vào tháng 4 năm 2011.

Ảnh 2: Phòng Tổ chức –Hành chính chi nhánh Sông Công 3.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ Phòng Tổ chức – Hành chính
2.2.1 Chức năng
Phòng Tổ chức - Hành chính là phòng có chức năng xây dựng tổ chức bộ
máy, quản lý nhân sự và thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ, công nhân
Chi nhánh, công tác hành chính tổng hợp và văn phòng theo quy định của Công
ty.
Xây dựng, theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính. Tham mưu về công
tác tổ chức cán bộ. Bảo đảm kinh phí, quản lý tài sản, cung ứng vật tư và cơ sở
vật chất cho mọi hoạt động của đơn vị.
10


2.2.2 Nhiệm vụ
A. Công tác tổ chức.
1. Xây dựng cơ cấu tổ chức, sắp xếp các đơn vị và bộ phận công tác thuộc
Khối sản xuất Chi nhánh; quy định quan hệ công tác và lề lối làm việc của các
bộ phận trong Chi nhánh Sông Công 3.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, phát triển đội ngũ công
nhân. Triển khai thực hiện công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, tuyển dụng, hợp
đồng, thuyên chuyển, chấm dứt hợp đồng đối với công nhân Chi nhánh.
3. Quản lý công nhân theo quy định phân cấp của Chi nhánh, xây dựng kế
hoạch và triển khai thực hiện đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng công nhân, thực
hiện việc đánh giá công nhân hàng năm theo quy định.
4. Thực hiện các chế độ chính sách cho công nhân, nhân viên: Bảo hiểm

Xã hội, bảo hiểm thân thể, hưu trí, mất sức, thôi việc, nâng lương, nâng ngạch,
khen thưởng, kỷ luật, tử tuất.
5. Đề xuất xây dựng quy chế, quy định nội bộ.
6. Tham mưu về nhân sự và giúp cấp trên ban hành kịp thời các quyết
định thành lập các Hội đồng, các Ban công tác thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ
của Chi nhánh và các chủ trương công tác của cấp trên.
7. Thường trực Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật cán bộ,
công nhân, Hội đồng lương Chi nhánh.
8. Quản lý và cập nhật hồ sơ, lý lịch cán bộ, công nhân và lao động hợp
đồng Chi nhánh, lập các biểu và báo cáo thống kê nhân sự định kỳ theo quy
định.
9. Quản lý và bố trí nhân viên làm việc tại nhà ăn tập thể, phục vụ các bữa
ăn tiếp khách, khách đến công tác tại Chi nhánh, các buổi liên hoan, hội họp và
các bữa ăn thường ngày của cán bộ và công nhân các tổ.
B. Công tác tổng hợp:
1. Thống kê, tổng hợp báo cáo các mặt hoạt động của Chi nhánh theo yêu
cầu của Lãnh đạo, phục vụ sinh hoạt, hội họp, giao ban, tổng kết của Chi
11


nhánh.Làm báo cáo công tác trong tháng, quý, năm báo cáo lên cơ quan quản lý
cấp trên theo yêu cầu công tác quy định.
2. Tham dự các cuộc họp giao ban, vừa đảm nhiệm chức năng thư ký, vừa
nắm tình hình để thực hiện nhiệm vụ tổng hợp.
3. Tổ chức thực hiện các quyết định của cấp trên về điều hành các mặt
công tác của Chi nhánh và giúp cấp trên nắm chắc tình hình thực hiện để điều
chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
C. Công tác hành chính, quản trị:
1. Quản lý các con dấu của Chi nhánh và thực hiện việc cấp dấu theo quy
định.

2. Làm các thủ tục tiếp, hướng dẫn khách đến làm việc với Chi nhánh.
3. Tổ chức và thực hiện công tác hành chính văn thư lưu trữ của Chi
nhánh như: Tiếp nhận công văn đến, gửi công văn đi, chuyển giao các văn bản,
quyết định đến các đơn vị, cá nhân để triển khai thực hiện theo đúng quy định
của cấp trên.Đánh máy, phô tô, sao y công văn, đặt cấp phát các loại báo chí, tạp
chí theo kế hoạch, nhận và chuyển giao thư từ.
4. Quản lý các máy điện thoại, máy phô tô văn phòng do Chi nhánh trang
bị.
5. Quản lý, sắp xếp phòng họp, hội trường, phòng khách của Chi
nhánh.Chủ trì tổ chức các cuộc sinh hoạt, hội nghị của Chi nhánh.
6. Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức các ngày lễ, tết của Đất nước, lễ hội của
Chi nhánh: Xây dựng chương trình, nội dung, hình thức, dự trù cơ sở vật chất, tổ
chức phục vụ đón tiếp khách. Thông báo đến các đơn vị lịch hoạt động, thời
gian được nghỉ làm việc những ngày lễ, tết trong năm theo quy định của Nhà
nước. Thực hiện công việc phục vụ lãnh đạo Chi nhánh.
7. Chịu trách nhiệm lưu trữ tài liệu, hồ sơ, hướng dẫn và giúp đỡ các đơn
vị thực hiện đúng và đầy đủ quy định về công tác lưu trữ, công việc hành chính.
8. Lập kế hoạch và thực hiện việc mua sắm, trang cấp thiết bị văn phòng,
văn phòng phẩm phục vụ các hoạt động của Chi nhánh.
12


2.3 Mục tiêu
Mục tiêu của Phòng Tổ chức – Hành chính Chi nhánh Sông Công 3 năm 2015
được thể hiện rõ như sau:
2.3.1 Mục tiêu định tính
1.Tuyển dụng đủ công nhân cho Chi nhánh, không làm gián đoạn quá
trình sản xuất, ảnh hưởng tới uy tín và lợi nhuận Công ty.
2. Rà soát các chương trình đào tạo, cập nhật những công nghệ mới nhất
áp dụng vào sản xuất.

3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên công ty có trình độ chuyên môn từ
đại học trở lên, cử cán bộ, công nhân đi học tập, nâng cao năng lực chuyên môn.
4.Công nhân được đánh giá, phân loại kết quả lao động, rèn luyện đúng quy
định.
5. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo Chi nhánh theo yêu cầu cấp
trên hoặc yêu cầu công việc.
6. Tổ chức chương trình đào tạo liên Chi nhánh, thuận tiện cho việc luân
chuyển công nhân giữa các Chi nhánh khi cần thiết.
7. Cung cấp đủ tài liệu, máy móc và các điều kiện cần thiết khác để công tác đào
tạo nghề cho công nhân diễn ra đúng thời gian quy định.
8. Đánh giá kịp thời các công việc nội bộ, tìm và xử lí, khắc phục các lỗi
xảy ra, tránh gây thiệt hại nặng nề cho Chi nhánh nói chung và Công ty nói
riêng.

13


2.3.2 Mục tiêu định lượng
1. Tuyển dụng năm 2015 đạt 100% chỉ tiêu theo kế hoạch; đào tạo mới được ít
nhất 180 công nhân.
2. 100% chương trình đào tạo công nhân được rà soát, cập nhật nội dung và có
ít nhất 05 chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng phát huy năng lực.
3.Phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ đại học đạt trên
90%, và trong năm 2015 cử được ít nhất 5% cán bộ đi học tập, nâng cao năng
lực chuyên môn.
4.100% hồ sơ công nhân được kiểm soát và quản lý đúng quy định; 95%
được cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu về tình hình việc làm và thu nhập.
5.Tổ chức ít nhất 6 buổi hội thảo Chi nhánh.
6. Triển khai được ít nhất 01 chương trình phối hợp đào tạo với các Chi
nhánh khác.

7.Đảm bảo 100% chương trình đào tạo đủ tài liệu, máy móc và các điều kiện
cần thiết khác phục vụ hoạt động dạy nghề; trên 90% thiết bị máy móc được kiểm
soát và bảo dưỡng định kỳ theo kế hoạch.
8.Thực hiện đánh giá nội bộ 01 lần/ năm và tổ chức khắc phục các lỗi đúng thời
gian.

14


2.4 Cơ cấu tổ chức
Nhân viên Kế toán vật tư
Bộ phận Kế
toán
Kế toán Thủ quỹ
Trưởng phòng
kiêm Kế toán
trưởng
QL Nhân sự - Bảo hiểm
Bộ phận Tổ
chức

Chú thích:

Tiền lương – Bảo hiểm

Hành chính – Văn thư

Mối quan hệ chỉ đạo.
Mối quan hệ báo cáo.


Tổ vệ sinh công nghiệp

Mối quan hệ qua lại cùng cấp.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức nhân sự Phòng Tổ chức – Hành chính Chi nhánh
Sông Công 3.

15


Chức năng của một số bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Phòng Tổ chức –
Hành chính Chi nhánh Sông Công 3 như sau:
Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính kiêm Kế toán trưởng: Tổ chức và thực
hiện công tác hành chính theo chức năng nhiệm vụ và theo yêu cầu của Ban
Giám Đốc. Xây dựng các quy định, lập kế hoạch liên quan đến việc sử dụng tài
sản, trang thiết bị của công ty. Xây dựng kế hoạch và tổ chức, giám sát việc thực
hiện về an toàn lao động.
Hỗ trợ các bộ phận liên quan về công tác hành chính. Quản lý dòng tiền, cân đối
thu chi, đề xuất lên cấp trên mua nguyên liệu, tư liệu sản xuất cần thiết cho Chi
nhánh.
Nhân viên Quản lý nhân sự - Bảo hiểm: Tuyển dụng công nhân tại chi
nhánh. Cập nhật thông tin nhân sự ban đầu của người lao động vào phần mềm,
in đơn cho người lao động. Làm quyết định điều động công nhân, đánh giá thử
việc công nhân, theo dõi các chế độ ưu tiên, theo dõi nghỉ việc, theo dõi chấm
công của chi nhánh. Tiếp nhận và bàn giao chứng từ bảo hiểm xã hội cho chi
nhánh làm căn cứ tiếp tục xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội cho công nhân.
Nhân viên Kế toánThủ quỹ:Giữ quỹ tiền mặt và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về những mất mát xảy ra và phải bồi thường những mất mát này. Đảm
bảo số dư tiền mặt tại quỹ luôn luôn khớp với số dư trên tài khoản sổ quỹ.Thực
hiện các giao dịch đơn giản với ngân hàng như: rút tiền về quỹ, nộp tiền mặt vào

tài khoản ngân hàng, lấy sổ phụ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước….
Tham khảo kế hoạch thu chi tài chính trong tháng, cân đối lượng tiền tồn quỹ
và tiền gửi ngân hàng để thông báo kịp thời cho kế toán trưởng và Tổng giám
đốc về số dư quỹ và đề xuất phương án điều chỉnh hợp lý, kịp thời và hiệu quả.
Chi tiền khi có đầy đủ các chứng từ, văn bản kèm theo và có phê duyệt của
người có thẩm quyền là Tổng giám đốc, người được uỷ quyền và kế toán
trưởng. Chịu trách nhiệm ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản thu
chi từ quỹ tiền mặt vào sổ quỹ tiền mặt.

16


Thực hiện kiểm quỹ hàng ngày và đảm bảo số dư tiền mặt tại quỹ khớp với
số dư trên sổ quỹ. Có trách nhiệm chuyển cho kế toán tổng hợp phiếu chi/phiếu
thu và các chứng từ đi kèm cho các nghiệp vụ thanh toán từ quỹ (ngay khi phát
sinh) để Kế toán tổng hợp kịp thời hạch toán các khoản chi phí đó vào sổ cái
một cách đầy đủ và chính xác. Theo dõi các khoản công nợ tạm ứng của nhân
viên và đôn đốc thanh toán tạm ứng đúng thời hạn
Hỗ trợ kế toán tổng hợp trong việc in ấn, đóng sổ. Hỗ trợ kế toán tổng hợp một
số công việc khác khi có yêu cầu.
2.5 Hiện trạng nhân lực
Phòng Tổ chức – Hành chính có 6 vị trí công việc bao gồm: Trưởng phòng
Tổ chức – Hành chính kiêm Kế toán trưởng, Quản lý nhân sự, Tiền lương – Bảo
hiểm, Kế toán thủ quỹ, Kế toán vật tư, Quản trị hành chính, tương đương với 6
vị trí công việc này là 6 cá nhân trực tiếp thực hiện.
Để hiểu rõ hơn về Phòng Tổ chức – Hành chính, số lượng và chất lượng
nhân lực của Phòng, chúng ta quan sát bảng sau:
Bảng 1. Số lượng, chất lượng đội ngũ nhân lực Phòng Tổ chức -Hành chính
S
T

T
1

Đào Đức Thanh

Trưởng phòng - KTT

Đại học

Kế toán doanh nghiệp

2
3
4
5

Dương Thị Châm
Phạm Thị Chi
Phạm Thúy Hiền
Nguyễn Thị Toàn

Đại học
Đại học
Đại học
Đại học

Kế toán doanh nghiệp
Công nghệ viễn thông
Quản trị kinh doanh
Quản trị nhân sự


6

Nguyễn Thị Uyên

Nhân viên Kế toán vật tư
Nhân viên Kế toán thủ quỹ
Nhân viên Quản lý nhân sự
Nhân viên Tiền lương –
Bảo hiểm
Nhân viên Quản trị hành
chính

Trung cấp

Kế toán doanh nghiệp

Họ tên

Chức danh

Trình độ

Chuyên ngành

Qua bảng trên chúng ta nhận thấy số lượng nhân viên nữ tại Phòng Tổ
chức – Hành chính chiếm đa số (5/6 nhân viên). Do đặc thù công việc của Chi
nhánh là hoạt động sản xuất hàng may mặc cần sự tỉ mỉ, am hiểu về thời trang,
vì vậy Chi nhánh thu hút số lao động nữ nhiều hơn số lao động nam.


17


Về trình độ học vấn, số lượng nhân viên đạt trình độ Đại học là 5 người,
chiếm 83,3% số nhân viên trong Phòng, số nhân viên có trình độ Trung cấp là 1
người, chiếm 16,7% số nhân viên trong Phòng.
Về trình độ chuyên môn, có 3 nhân viên làm công việc trái với ngành nghề
đào tạo, chiếm 50% đó là: Phạm Thị Chi (chuyên ngành Công nghệ viễn thông
nhưng lại làm việc tại vị trí Nhân viên kế toán thủ quỹ), Phạm Thúy
Hiền(chuyên ngành Quản trị kinh doanh nhưng lại làm việc tại vị trí Nhân viên
quản lý nhân sự), Nguyễn Thị Uyên (chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp nhưng
lại làm việc tại vị trí Nhân viên quản trị hành chính).
2.6 Mô tả vị trí công việc
Trong thời gian thực tập tại Phòng Tổ chức – Hành chính của Công ty, tôi đã
được phân công vị trí Nhân viên Quản lý nhân sự. Vị trí này bao gồm các công
việc sau:
2.6.1 Tóm tắt công việc
Công việc chính của vị trí Nhân viên Quản lý lao động bao gồm:
Tuyển dụng lao động ( công nhân) tại chi nhánh. Giáo dục định hướng . Cập
nhật thông tin nhân sự ban đầu của người lao động vào phần mềm, in đơn cho
người lao động. Làm quyết định điều động công nhân, đánh giá thử việc công
nhân, theo dõi các chế độ ưu tiên, theo dõi nghỉ việc, theo dõi chấm công của chi
nhánh may Sông Công 3.

18


2.6.2 Các nhiệm vụ và trách nhiệm chính:
Thứ tự
Nhiệm vụ và trách nhiệm

2.1
Tuyển lao động ( công nhân, nghiệp vụ) vào làm tại chi nhánh mình
quản lý
2.2
Giáo dục định hướng cho lao động mới
2.3
Cập nhập thông tin nhân sự ban đầu cho lao động mới vào phần mềm
nhân sự
2.4
Theo dõi danh sách chế độ ưu tiên ( con nhỏ, mang thai, vị thành
niên...)
2.5
Hàng ngày vào đầu giờ buổi sáng xuống xưởng đi từng tổ, các phòng
ban lấy danh sách lao động nghỉ. Giải quyết các vấn đề công nhân thắc
mắc tại xưởng.
2.6
Sau khi lấy danh sách lao động nghỉ hàng ngày nhập phép (lý do nghỉ)
vào phần mềm nhân sự. Chấm công, chốt công hàng ngày.
2.7
Đề nghị thanh lý những công nhân bỏ việc, nghỉ việc. Giải quyết
những thắc mắc của công nhân trong phạm vi mình quản lý ( Về công,
thời gian làm việc, ........).
2.8
Làm thông báo cho những lao động bỏ việc. Và nghỉ quá hạn thai sản,
giãn Hợp đồng.
2.9
Làm thẻ chấm công cho lao động mới vào và cấp lại thẻ cho cán bộ,
công nhân viên bị mất hoặc hỏng thẻ.
2.10
Bàn giao chứng từ bảo hiểm cho phòng nhân sự công ty ( Về bảo

hiểm).
2.11
Làm hợp đồng thử việc, theo dõi cán bộ, công nhân viên hết thử việc
kiểm tra tay nghề , đánh giá thử việc công nhân nghiệp vụ để đề nghị
chuyển ký hợp đồng 1-3 năm.
2.12
Làm các quyết định nghỉ tạm hoãn, điều động, quyết định tái tục hợp
đồng, thông báo nghỉ thai sản trên phần mềm nhân sự.
2.13
Tổng hợp lỗi cán bộ, công nhân viên vi phạm nội quy trong chi
nhánh(quẹt thẻ chấm công).
2.14
Theo dõi và lưu những chứng từ hồ sơ đánh giá khách hàng trong
phạm vi mình quản lý.(Bảng công).
2.15
Lập danh sách cấp phát áo bảo hộ lao động cho cán bộ, công nhân
viên.
19


2.16
2.17
2.18
2.19

Theo dõi chấm công, đăng ký thêm giờ theo đúng quy trình.
Lưu giữ và quản lý bảng chấm công.
Soạn thảo công văn, quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm....
trong phạm vi chi nhánh.
Kiểm tra bảng tổng hợp ăn ca của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị

mình quản lý.

2.6.3. Phạm vi quyền hạn

Phạm vi quyền
hạn trong công
việc

3.1 Được quyền yêu cầu người lao động cung cấp các giấy
tờ còn thiếu theo hồ sơ nhân sự ban đầu tuyển dụng theo
quy định của TNG.
3.2 Làm Thông báo gọi các trường hợp nghỉ việc quá hạn

( Thai sản, giãn hợp đồng, nghỉ không lương...) quá thời
hạn theo quy định.
3.3 Làm thông báo cho người lao động ít nhất 3 lần trước khi
đề nghị thanhlý hợp đồng.

2.6.4 Chỉ số đánh giá kết quả công việc
Tiêu chí
4.1Thông tin cập nhật
4.2Theo dõi nghỉ việc
4.3Theo dõi chấm công

Thông số đo lường
Chính xác, đầy đủ các tiêu chí, kịp thời.
Đúng , đủ, kịp thời đúng thời gian
Chính xác kịp thời.

2.7 So sánh, đánh giá công việc được giao với bản mô tả vị trí sinh viên thực

tập.
Qua thời gian thực tập tại đơn vị, tôi đã được trải nghiệm phong cách làm
việc chuyên nghiệp và khẩn trương của Phòng Tổ chức – Hành chính. Về phần
công việc được giao, tôi đã hoàn thành được một số công việc thuộc vị trí thực
tập của mình như:
- Hàng ngày vào đầu giờ buổi sáng xuống xưởng đi từng tổ, các phòng ban lấy
danh sách lao động nghỉ.
- Giải quyết các vấn đề công nhân thắc mắc tại xưởng.
20


- Bàn giao chứng từ bảo hiểm cho phòng nhân sự công ty ( Về bảo hiểm).
- Tổng hợp lỗi cán bộ, công nhân viên vi phạm nội quy trong chi nhánh(quẹt thẻ
-

-

chấm công).
Theo dõi và lưu những chứng từ hồ sơ đánh giá khách hàng trong phạm vi mình
quản lý.(Bảng công).
Lập danh sách cấp phát áo bảo hộ lao động cho cán bộ, công nhân viên.
Theo dõi chấm công, đăng ký thêm giờ theo đúng quy trình.
Lưu giữ và quản lý bảng chấm công.
Kiểm tra bảng tổng hợp ăn ca của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị mình
quản lý.
Một số công việc có trong bản mô tả nhưng tôi không được giao như:
Tuyển lao động ( công nhân, nghiệp vụ) vào làm tại chi nhánh mình quản lý.
Cập nhập thông tin nhân sự ban đầu cho lao động mới vào phần mềm nhân sự.
Đề nghị thanh lý những công nhân bỏ việc, nghỉ việc. Giải quyết những thắc
mắc của công nhân trong phạm vi mình quản lý ( Về công, thời gian, ........).

Nguyên nhân tôi không được giao những công việc trên vì đó là những công
việc đòi hỏi đến kinh nghiệm và sự hiểu biết lâu năm, nếu không có những am
hiểu nhất định về công tác này thì có thể dẫn tới nhầm lẫn và gây thiệt hại cho
đơn vị. Mặt khác, những số liệu, thông tin trong nội bộ công ty là tuyệt mật,
những cá nhân như tôi không được tiếp cận với những loại thông tin này.
Tóm lại, bản thân tôi nhận thấy rằng mình đã hoàn thành đúng và đủ các nội
dung được giao từ cán bộ quản lý thực tiếp mình. Từ đó tôi cũng có cái nhìn bao
quát hơn về công tác quản trị tại Chi nhánh, đặc biệt là công tác tuyển dụng
nhân sự tại Phòng Tổ chức – Hành chính.

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI PHÒNG TỔ
CHỨC – HÀNH CHÍNH CHI NHÁNH SÔNG CÔNG 3

21


I. Những quy định chung về lao động của Chi nhánh Sông Công 3
1.1 Công tác tuyển dụng
Do đặc thù của Chi nhánh là doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ vì
vậy công tác tuyển dụng của Chi nhánh bao gồm tuyển dụng nội bộ và tuyển
dụng từ bên ngoài được tiến hành tương đối đơn giản, tiêu chuẩn công việc
không đòi hỏi quá cao. Công tác tuyển dụng do Phòng Tổ chức – Hành chính
Chi nhánh đảm nhiệm.
Khi xuất hiện nhu cầu lao động thì Chi nhánh không tiến hành tuyển dụng
ngay mà chú trọng đến các giải pháp tạm thời khác như: tăng thêm giờ làm, sử
dụng lao động mùa vụ....Nếu các giải pháp tạm thời này vẫn không đáp ứng
được nhu cầu về nhân lực thì Chi nhánh sẽ tiến hành tuyển dụng.
Công tác tuyển dụng của Chi nhánh bao gồm tuyển dụng cán bộ quản lý,
tuyển dụng công nhân sản xuất. Nhưng trong phạm vi báo cáo này chỉ đi sâu

phân tích về công tác tuyển dụng công nhân sản xuất của Chi nhánh.
1.2 An toàn vệ sinh lao động
Nhận thức rõ việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tạo môi trường
làm việc tốt đi đôi với năng suất và hiệu quả công việc, cùng với việc đẩy mạnh
hoạt động sản xuất, kinh doanh, công ty luôn chú trọng đến công tác an toàn vệ
sinh lao động - phòng, chống cháy nổ.Công nhân lao động luôn được trang bị
đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như: áo, mũ, găng tay, khẩu trang, giày.
Đối với tổ lò hơi và tổ cơ khí, do môi trường làm việc đặc thù nên số đồ
dùng bảo hộ lao động được cấp phát gấp đôi. Công tác phòng cháy, chữa cháy
cũng luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Ở các vị trí khác nhau trong nhà máy
đều được trang bị các bình khí, bình bột chữa cháy, đồng thời gắn biển nội quy
phòng cháy, chữa cháy và các tiêu lệnh chữa cháy.
1.3 Thù lao lao động
Tiền lương: Thu nhập từ 4 triệu đồng trở lên, áp dụng đơn giá tiền lương
theo hệ số doanh thu, đồng thời cũng trả lương theo thời gian đối với công nhân
sản xuất trực tiếp, lương khoán đối với lao động thuê ngoài khi có nhu cầu gấp
22


rút của đơn hàng. Làm thêm giờ ngày thường hưởng lương 150%, ngày chủ
nhật 200%, ngày lễ tết 400%.
Tiền thưởng: Chế độ thưởng ở Chi nhánh được áp dụng theo hạng thành
tích A, B, C của mỗi tháng, quý, năm. Công nhân được hưởng tháng lương thứ
13, thưởng thành tích thi đua, thưởng lao động tiên tiến, thưởng sáng kiến…
Phúc lợi tập thể, bảo hiểm: Chi nhánh đóng bảo hiểm thân thể 100% cho
toàn bộ công nhân khi kết thúc 03 tháng thử việc. Ngoài ra, Chi nhánhcòn hỗ trợ
ăn ca, bố trí xe đưa đón, được hưởng trợ cấp khi ốm đau, con ốm, thai sản, hưu
trí, tử tuất. Hỗ trợ học bổng cho con em và người thân có nguyện vọng học xong
về làm việc cho Chi nhánh, hỗ trợ xây nhà cho những người có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn.

1.4 Đào tạo nguồn nhân lực
Đối với lao động mới tuyển dụng, nếu chưa biết và thạo nghề thì Chi
nhánh luôn tổ chức các lớp học ngắn hạn tại Chi nhánh. Đối với những lao động
đang làm việc tại Chi nhánh, thì công ty liên tục tổ chức các cuộc thi nâng bậc,
đồng thời tạo điều kiện cho những lao động xuất sắc được nâng cao trình độ
chuyên môn, tay nghề ở các cơ sở bên ngoài. Đặc biệt Chi nhánh luôn tạo điều
kiện và ưu ái những lao động có tay nghề cao, có thời gian làm việc gắn bó lâu
dài với Chi nhánh đề bạt sang các vị trí quan trọng hơn.
II. Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự của Phòng Tổ chức – Hành
chính
2.1 Điều kiện tuyển dụng
2.1.1 Tiêu chuẩn về độ tuổi
Đối với lao động phổ thông vào làm các công việc phụ trợ, công nhân sản
xuất thì công ty tuyển dụng ở độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến 35 tuổi.
Đối với nhân viên bảo vệ thì tuyển dụng ở độ tuổi từ 25 tuổi đến 35 tuổi.
2.1.2 Tiêu chuẩn về trình độ
Đối với lao động phổ thông, công nhân sản xuất: Trình độ 9/12 trở lên.

23


Đối với nhân viên bảo vệ: Trình độ văn hóa 12/12, có chứng chỉ vệ sỹ hoặc
công an, quân nhân xuất ngũ.
2.1.3 Tiêu chuẩn sức khỏe
Ứng viên có đủ sức khỏe làm việc ( sức khỏe 1, 2 theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế )
2.1.4 Yêu cầu đối với hồ sơ tuyển dụng
- 1 sơ yếu lý lịch
- 1 bản phô tô công chứng chứng minh thư nhân dân
- 1 giấy khám sức khỏe
- 1 bản sao giấy khai sinh

- 1 giấy xác nhận dân sự
- 1 bản phô tô công chứng sổ hộ khẩu
- 1 đơn xin việc
- 4 ảnh mầu 3x4
- Các văn bằng, chứng chỉ khác liên quan
2.2 Căn cứ tuyển dụng
Việc tuyển dụng người vào các xí nghiệp, cơ quan tổ chức phải căn cứ vào
các yếu tố sau:
- Nhu cầu sản xuất và công tác của cơ quan, đơn vị.
- Việc tuyển dụng cán bộ, công nhân viên trong công ty phải căn cứ vào yêu
cầu, nhiệm vụ và vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế của Chi nhánh.
- Chi nhánh sử dụng lao động có trách nhiện xác định, mô tả vị trí việc làm,
báo cáo cơ quan quản lý lao động phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng lao động.
- Hàng năm Chi nhánh sử dụng lao động xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao
động và tổ chức tuyển dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.

24


2.3 Nguyên tắc tuyển dụng
Trong công tác tuyển dụng, Phòng Tổ chức – Hành chính Chi nhánh Sông Công
đã tuân theo những nguyên tắc của Chi nhánh. Những nguyên tắc đó là:
Phải xuất phát từ lợi ích chung của Chi nhánh.
Căn cứ vào khối lượng công việc và yêu cầu cụ thể của công việc qua
từng giai đoạn, thời kỳ của Chi nhánh và Công ty.
Căn cứ vào phẩm chất và năng lực cá nhân nhân viên.
Khi một bộ phận nào đó trong Chi nhánh có nhu cầu về nhân lực ở một vị
trí nào đó thì trưởng phòng hoặc quản đốc phân xưởng sẽ xem xét, lựa chọn
trong số các nhân viên của mình ai có đủ khả năng và phù hợp với công việc thì
sẽ báo cáo với phòng nhân sự và giám đốc Chi nhánh. Trong trường hợp ở bộ

phận đó không có ai có thể đảm nhận được vị trí đó thì trưởng phòng hoặc quản
đốc phân xưởng sẽ gửi phiếu yêu cầu lên Phòng Tổ chức – Hành chính và Phòng
sẽ căn cứ vào phiếu yêu cầu đó để xem xét thực tế nhu cầu có đúng và cần thiết
không.
+ Khi xác nhận rằng yêu cầu đó chưa cần thiết phải thay đổi hay không
phù hợp hoặc không đúng thì Phòng Tổ chức – Hành chính sẽ có trách nhiệm
giải thích cho bộ phận đó lý do tại sao lại không thể đáp ứng yêu cầu đó.
+ Khi xác định yêu cầu nhân lực đó là cần thiết thì trưởng phòng Tổ chức
– Hành chính sẽ báo cáo với Giám đốc Chi nhánh về nhu cầu nhân sự tại bộ
phận đó cùng phương án bố trí, sắp xếp nhân sự cho bộ phận đó. Phòng Tổ chức
– Hành chính sẽ thông báo với các phân xưởng, bộ phận, phòng ban xem xét
những cá nhân có khả năng để lập danh sách ứng cử viên để có thể lựa chọn
người phù hợp nhất với vị trí công việc đang yêu cầu.
2.4 Nguồn và phương pháp tuyển dụng
Nguồn tuyển dụng của Phòng Tổ chức – Hành chính bao gồm hai nguồn là
nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn nội bộ là việc Phòng Tổ
chức – Hành chính tuyển dụng chính những lao động trong Chi nhánh cho các vị
trí công việc khác nhau bằng sự luân chuyển lao động trong Chi nhánh từ vị trí
25


×