Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

NGIHÊN CỨU TƯỢNG THỜ HAI BÊN TẢ, HỮU TRONG CHÁNH ĐIỆN CỦA MỘT NGÔI CHÙA. TỪ ĐÓ LÀM SÁNG TỎ Ý NGHĨA THỜ CÚNG TẠI KHÔNG GIAN ĐÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 18 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA VĂN – XÃ HỘI
----------------aæb----------------

BÀI THI CUỐI KÌ
Đề tài:

NGIHÊN CỨU TƯỢNG THỜ HAI BÊN TẢ, HỮU TRONG
CHÁNH ĐIỆN CỦA MỘT NGÔI CHÙA. TỪ ĐÓ LÀM SÁNG
TỎ Ý NGHĨA THỜ CÚNG TẠI KHÔNG GIAN ĐÓ
Giảng viên: Bùi Trọng Tài

Thái nguyên, tháng 5 năm 2014


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Xã hội nhột nhịp, cuộc sống bon chen, con người sống luôn phải đối
mặt,va chạm với mọi sự tốt xấu ,thiện ác lẫn lộn. Ở đời, nay đã không còn
nhiều những điều gọi là “yên tĩnh” nữa bởi vì mọi thứ cứ đảo lộn, xô đẩy
liên tục giữa dòng đời xuôi ngược, chỉ có một nơi có thể đem lại sự thanh
tịnh cho con người và là nơi chứa đựng tất cả những điều tốt đẹp nhất, cao
cả và linh thiêng nhất. Nơi đó không đâu khác đó là những ngôi chùa thiêng
liêng mà người ta biết đến vơi Phật. Đến đây con người ta có thể tìm thấy sự
bình an, niềm tin và làm cho họ cảm thấy thanh thản, chút đi những nỗi niềm
mà làm người ta cảm thấy nặng lòng, với lòng tôn kính với bậc thánh nhân,
chùa là nơi giao thoa giữa con người với thần thánh, niềm tin vào đức phật
từ bi khiến cho mỗi con người sống trong xã hội này cảm thấy nỗi yếu ớt của


họ như đươc phù hộ, chở che. Đi chùa một việc có ý nghĩa, đi chùa là để
nghe và biết những lời chỉ dạy, đạo lí của Tăng, Ni, Phật tử làm cho tâm
chúng ta tỉnh ngộ. Mục đính đi chùa không phải để là để cúng lạy mà đi
chùa để học hỏi chánh pháp và tu tập đức hạnh. Đến với bất kì ngôi chùa của
phật giáo nào ta cũng thấy chùa chỉ có thờ một đức Phật duy nhất là đức bổn
Thích Ca Mâu Ni Phật, vì ngài là người đứng đầu Tôn giáo Phật giáo. Còn
tất cả những vị phật khác trong chùa là do các tổ tưởng tượng ra để truyền bá
đạo Phật. Nơi chứa nhiều bức tượng nhất trong chùa cũng chính là phần
quan trọng nhất mà ngôi chùa nào cũng không thể thiếu trong kiến trúc của
mình đó là chánh điện. Đây là nơi linh thiêng nhất, là nơi nhà chùa thờ các
vị thần, Phật. Tùy theo kiến trúc của mỗi ngôi chùa mà trong chánh điện
được thiết kế nhiều lớp bàn thờ làm từ cao xuống thấp khác nhau, mối lớp
bàn thờ luôn để các bức tượng thờ mang một ý nghĩa riêng biệt. Chánh điện
của các ngôi chùa đều không có cách thiết kế giống nhau, nhưng đều có một
điểm chung đó là nơi quan trọng nhất mà ngôi chùa nào cũng phải có, đây là


nơi thờ cúng, là nơi con người tới cầu nguyện, nơi các thầy tu tụng kinh
niệm phật mỗi ngày. Ngoài những pho tượng trong chính điện đó thì còn có
hai bức tượng quan trọng đặt tại hai bên tả, hữu ở chánh điện, đó là hai pho
tượng có vai trò quan trọng là chấn giữ ngôi chùa được bình yên, thanh tịnh
hay một ý nghĩa riêng nào đó. Do mỗi chùa có một điều kiện riêng nên có
những bức tượng tượng trưng riêng và có một vai trò riêng mà chúng ta cần
đi tìm hiểu để biết rõ ỹ nghĩa của hai vị thần này.


NỘI DUNG
1. Tìm hiểu về chùa Huống
Chùa Huống hay còn gọi là Chùa Nóng, có tên chữ là Phú Nông Tự.
Ngôi Chùa tọa lạc trên một đồi cao, có dáng chim Phượng Hoàng đang sải

cánh bay về phía Tây Nam. Phía trước Chùa là đồi bạch đàn giống như con
ngựa quỳ phục. Theo khảo sát năm 1996 của Bảo tàng tỉnh Bắc Thái thì
Chùa Huống có từ thế kỷ thứ VI thời Tiền Lý.

Ảnh 1: Chùa Huống ở Đồng Hỷ-Thái Nguyên.


Chùa Huống (Phú Nông Tự) xã Huống Thượng-huyện Đồng Hỷ-tỉnh
Thái Nguyên là một ngôi chùa nằm trên đồi cao, xung quanh là cây cối. Mặt
chùa quay hướng nam, đó là hướng bát nhã (trí tuệ)phát triển thiện tâm, mở
đầu cho ngôi chùa là tam quan. Qua tam quan, con đường Nhất chánh đạo
dẫn vào thế giới Phật. Chùa có kết cấu hình vuông xây bằng gạch, lợp ngói
ta có bốn mái, bốn đầu đao cong được đắp hình đầu rồng
Về kiến trúc cũng như các ngôi chùa khác trên đất nước đằng sau là nhà
Hậu Tổ, bên trái là nhà thờ Mẫu nơi thờ những người có công với chùa, bên
phải là nhà ở của các chư tăng, nhà khách, nhà bếp và chính giữa là chính
điện, trước chính điện là sân chùa được bày đặt các chậu câu cảnh làm tăng
thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa.
Chính điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong chùa. Ở
đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành bậc từ cao xuống thấp trong chính điện
có 12 pho tượng Các lớp bàn thờ được sắp xếp theo nguyên tắc sau: Lớp bàn
thờ cao nhất ở sâu trên cùng giáp mái chùa, sau đó các lớp bàn thờ đặt tượng
cứ thấp dần, tiếp sau lớp bệ thờ cuối cùng bao giờ cũng là hương án. Tầng
cao nhất của bàn thờ chính điện là tượng thờ Phật A Di Đà tiếp đến là ban
Tam Bảo, và ngoài cùng bên trái là ban Thánh Hiền bên phải là ban Đức
Ông.
2. Tượng phật bên trái (ban thánh hiền)
Phật giáo đã hòa nhập vào từng phong tục lãnh thổ, vào từng con
người và đã hình thành nên sự phong phú, đa dạng trong cách thờ phụng của
Phật giáo. Phật giáo phân thân để hòa nhập nhưng nguyên thể không hai.

Nói theo cách khác thì các phương pháp thờ Phật các vùng miền trong chánh
điện của các ngôi chùa có sự khác nhau nhưng biểu tượng và ý nghĩa không
hề khác.


Ngôi chùa nào cũng vậy, trong chánh điện đều không thể thiếu được
các ban thờ hai bên tả, hữu. Chùa Huống cũng như các ngôi chùa khác bên
tả của chánh điện là ban Đức Thánh Hiền, bên hữu của chánh điện là ban
Đức Chúa Ông. Cả hai ban thờ này đều có ý nghĩa lớn.


Ảnh 2: Tượng thờ đức Thánh Hiền
Khi nói đến Đức thánh hiền chúng ta có thể biết đôi chút về ngài. Đức
Thánh Hiền tên gọi là Anan hay còn gọi là Ananda sinh năm 463 trước công
nguyên trong một gia đình thuộc dòng dõi vương thất tại thành Vương Xá.
Vì khi Anan sinh ra, trong nhà có nhiều niềm vui đến cùng lúc nên cha mẹ
Anan quyết định đặt tên cho ông là Anan, nghĩa là vui vẻ, hoan hỷ. Cha của
Anan, thân vương Suklodana và cha của Thái tử Tất Đạt Đa, người sau này
trở thành vị Phật tổ lừng danh của nước Kapilavastu là hai anh em ruột.
Vì vậy, xét về quan hệ huyết thống, Anan là em họ con chú con bác
với Phật tổ Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, dù tiếng là anh em nhưng Thái tử
Tất Đạt Đa hơn người em Anan của mình có đến gần 20 tuổi. Song lẽ chính
vì sự chênh lệnh tuổi tác này đã tạo nên cơ duyên đặc biệt giữa hai người.


Sau khi ngộ đạo và thành lập giáo đoàn 2 năm, lần đầu tiên kể từ khi
bỏ lại ngôi vị Thái tử giàu sang nhung lụa để ra đi tìm con đường tu đạo,
Thích Ca Mâu Ni trở lại thủ đô nước Kapilavastu. Trong chuyến trở về quê
hương đó, Phật tổ làm lễ thụ giới cho Nanda và Rahula, một người là anh em
cùng cha khác mẹ còn một người là con trai ruột của mình. Sau đó Thích Ca

Mâu Ni rời Kapilavastu để sang miền Bắc Kosala tiếp tục truyền giáo.
Vào thời điểm đó, 18 tuổi, Anan đã trở thành một chàng thanh niên
tuấn tú với khuôn mặt đẹp rạng rỡ. Khi nghe tin Phật tổ, vốn là người anh
em họ với mình trở về Kapilavastu và đã thụ giới cho Nanda và Rahula, từ
thành Vương Xá, Anan cùng 5 vương tử khác của dòng họ Thích ca quyết
định sẽ theo Phật tu đạo. Cả 6 người quyết định đuổi theo đoàn của Thích ca
sang nước Kosala để xin gia nhập giáo hội.
Sau khi đã được Phật chấp nhận cho xuất gia, Anan rất chuyên cần tu
học, không ngại khó, ngại khổ. Chính vì đức tính chuyên cần này mà Phật
Thích ca rất yêu mến người đệ tử đồng thời cũng là người em họ của mình.
Vì vậy, khi mới 20 tuổi, Anan đã được Phật giao cho những nhiệm vụ cực
kỳ quan trọng của giáo hội.
Trong hai mươi năm đầu tiên gia nhập giáo hội, dù vẫn chưa được lựa
chọn là một “thị giả của Phật”, nhưng với sự yêu quý đặc biệt của Thích Ca
dành cho mình, Anan luôn là người được lựa chọn đi theo Phật trong các
chuyến du hành thuyết pháp ở khắp mọi nơi. Chính những ngày tháng sống
kề cận bên Phật Thích Ca này đã giúp Anan trở thành người được chính Phật
Thích Ca chỉ định làm “thị giả” mới cho mình.
Khi tin tức được truyền đi, các đệ tử kéo đến bên Anan để chúc mừng.
Tuy nhiên, A nan nói ông không thể nhận nhiệm vụ đó được. Anan cho rằng
vì bản thân là em họ của Thích ca nên ông không muốn mọi người nghĩ
rằng, Phật Thích ca vì vậy mà ưu ái ông hơn.


Sau khi các đệ tử khác thuyết phục mãi, Anan mới đồng ý trở thành
thị giả cho Thích ca với điều kiện, Thích Ca không được ưu ái ông hơn so
với những người đệ tử khác. Cũng từ đó, Anan bắt đầu cuộc sống 25 năm
làm người hầu cận gần gũi nhất của đức Phật.
Với bản tính cần mẫn và lòng mộ đạo, Anan đã hết lòng phục vụ cho
Phật Thích ca dù công việc của một thị giả không hề dễ dàng và đơn giản.

Hàng ngày, Anan phải làm rất nhiều việc như đem nước rửa mặt cho Thích
ca, chuẩn bị ăn sáng, sửa soạn nước rửa chân cho Phật Thích ca, lo việc quét
dọn phòng, giặt giũ y phục, lau rửa bình bát cho đức Phật, xoa bóp cho đức
Phật những lúc Người mỏi mệt..
Với tư cách là người phụ tá của Phật, Anan cũng là người truyền đạt
tất cả những lời dạy của Phật đến các đệ tử khác. Ông cũng là người thay
mặt Phật đi gặp đại diện hoặc lãnh đạo các giáo phái khác khi có việc cần.
Anan là một trong số 6 người anh em họ được chính Thích ca Mâu ni
làm lễ thụ giới gia nhập giáo hội, nhưng chỉ một mình Anan được xếp vào
danh sách 10 đệ tử nổi tiếng nhất của Phật tổ với danh hiệu “Đa văn đệ nhất”
(nghe được nhiều nhất). Tất cả những kinh điển Phật nói đều do tôn giả
thuộc lòng mà đọc ra khi kết tập tại núi Kỳ-Xà Quật, trước sự ấn chứng của
đại chúng. Phật nói pháp nào tôn giả cũng ghi nhớ rành mạch rõ ràng không
quên, chứng tỏ trí nhớ của Ngài quả là phi thường. Tuy nhiên, rất ít người
biết rằng, cả cuộc đời tu hành của mình, tôn giả Anan chỉ tình nguyện làm
một người hầu cận của Phật Thích Ca và cho đến tận khi Phật viên tịch,
người em họ Anan nổi tiếng vẫn chưa đắc đạo…
Với thân phận là một thị giả của Phật, cộng thêm trí nhớ siêu việt
của mình, tôn giả Anan đã đóng góp một phần rất lớn trong việc tập hợp
kinh điển của Phật giáo để lưu truyền cho hậu thế. Chính vì vậy, người ta


thường nói rằng, nếu như Thích ca là người sáng tạo nên Phật giáo thì tôn
giả Anan chính là người bảo vệ và giúp cho Phật giáo trường tồn.
Về sau Ngài A-Nan nhập diệt tại nơi sông Hằng, tức là Ngài viên tịch
ở chỗ này. Khi nhập diệt, thân Ngài không nằm chết ở đó, mà bay vút lên
không trung và biến hóa mười tám cách. Những ai đã chứng quả có thể biến
hóa như vậy, hoặc giả hiện ra lửa phun trên thân, lửa phun dưới thân, hoặc
giả trên phun nước, hay hiện thân lơ lửng trên không, trong tư thế nằm, có
lúc thì ngồi, tóm lại thân hình biến hóa trên không trung một cách tự tại. Lúc

bấy giờ, gió còn nổi lớn, trời làm sấm sét nữa, đó là do tôn giả đi vào định,
loại định gọi là ‘phong phấn tấn’.
Sau khi trà-tỳ, xá lợi của tôn giả chia ra làm 4 phần : một phần cung
dưỡng trời Đao Lợi, một phần cung dưỡng long cung Sa-Kiệt-La, một phần
chia cho vua Tỳ-Xá-Ly, một phần chia cho vua A-Xà-Thế. Các nơi nhận xá
lợi đều cho xây tháp để thờ phượng.
Đức Thánh Hiền là hóa thân Bồ Tát địa tạng, mà đức Bồ Tát địa tạng
là người độ cho những vong linh sau khi mất, khi mà chúng sinh ở dưới địa
ngục không còn đau khổ nữa thì người mới thành Phật. Người luôn luôn ở
dưới địa ngục để hóa độ cho những chúng sinh.
Bồ Tát Địa Tạng là một vị Đại Bồ Tát thường được nhắc nhở đến
trong rất nhiều kinh điển Đại thừa vì công năng, oai lực của vị Bồ Tát này
vô cùng lớn lao. Nếu chúng ta tôn xưng Đức Từ Phụ là Ta Bà Giáo chủ thì
Bồ Tát Địa Tạng cũng đã được tôn xưng như là vị U Minh Giáo Chủ, tức là
người tiếp trợ, giúp đỡ các chúng sanh ở thế giới bên kia, tức là cõi âm. Ngài
là nơi nương tựa, nguồn an ủi của những oan hồn vất vưởng không nơi
nương tựa đến những linh hồn vì ác nghiệp bị giam giữ và trừng phạt tận các
tầng địa ngục. Tên gọi của Ngài cũng đã mang một ý nghĩa như thế. Địa là
đất cũng có nghĩa là dày chắc, Tạng là cất giấu, chứa đủ. Danh hiệu của


Ngài hàm ý rằng Ngài là đại địa bao la, nơi ẩn chứa những kho tàng qúy giá,
tức thiện căn. Địa Tạng vì thế như là hình ảnh của một người mẹ thiên nhiên
ôm ấp, bảo bọc, che chở tất cả muôn loài không phân biệt. Chẳng thế mà
Đức Thế Tôn đã lên tiếng tán dương: "Địa Tạng! Địa Tạng! Thần lực của
ông không thể nghĩ bàn, đức từ bi của ông không thể nghĩ bàn, trí huệ của
ông không thể nghĩ bàn, biện tài của ông không thể nghĩ bàn."
Bồ Tát Địa Tạng đã đạt đến qủa vị này là do một phát tâm từ bi dõng
mãnh muốn cứu vớt tất cả những khổ đau của chúng sanh, đặc biệt là những
chúng sanh đang chịu khổ nạn trong địa ngục, được huân tập qua một quá

trình tu tập trải qua hằng hà sa số kiếp.
3. Tượng phật bên trái (ban đức ông)
Chùa Huống cũng như tất cả các ngôi Chùa khác ở miền bắc nước ta
đều thờ các bức tượng phật.
Đến Chùa có 3 nơi chính cần thắp hương đó là Ban Tam Bảo,Ban Đức
Ông, Ban Đức Thánh Tăng, Ban Tam Bảo là nơi Đức Phật ngự (một vị giáo
chủ) Ban Đức Thánh Tăng là các tănn lữ (có thể tạm hiểu là những nguời
chung gian kết nối giữa chúng ta với Đức Phật như một vị trợ giáo, Ban Đức
Ông tượng trưng từ truyền thuyết trong Phật giáo liên quan đến nhân vật
được coi là người trông coi cai quản vùng đất nơi của chùa.
Đi từ ngoài cửa chùa vào đến Tam bảo ngôi chùa, tại phía bên phải sẽ
là nơi thờ tượng Đức Ông


Ảnh 3: Tượng thờ Đức Ông
Lịch sử về tượng Đức ông ở chùa Huống: Tượng Đức ông có xuất sứ
là một doanh nhân một trưởng giả giàu có và ông luôn lấy thức ăn chia cho
người nghèo cho những người lang thang, cô đơn, bệnh tật vì vậy Đức ông
còn có tên là Chưởng Giả Cấp Cô Độc, ông còn nổi tiếng vì đã bỏ ra một
lượng của cải lớn để mua vườn của thái tử Kỳ Đà cúng dành cho Đức Phật
và tăng đoàn Đức ông là người dùng gạch vàng để lát vườn của thái tử Kỳ
Đà mà xây lên vườn Lộc Uyển, vườn Nai là nơi Đức Thích Ca giảng đạo và
tăng đoàn học tập nơi các vị Vương, Bà La Môn, trưởng giả , chúng sinh đến
tham vấn Đức Thích Ca.
Có lẽ do công đức mà Đức Ông được thờ ở một vị trí trang trọng bên
cạnh Phật, khi vào Chùa trước tiên lên vào lối của bên phải và đặt lễ trước
ban Đức Ông theo đúng với giáo lý và tín ngưỡng Phật giáo, chắp tay hình
búp sen xin phép được vào lễ Phật bởi Ban Đức Ông chính là người kiểm



soát tâm thế của chúng sinh khi đến với lễ Chùa lễ Phật, vị thần này được
coi là rất linh như bạn làm gì trong chùa thì vị này cũng có thể biết được,
tâm bạn có thành hay không, là vị cai quản công việc của chà chiền lên phải
thắp hương ở Ban Đức Ông trước tiên. Lễ phật chỉ cần đồ lục cúng (hương ,
hoa, đăng , nến, trà, quả) không dâng tiền vàng đồ mặn đồ mã, tiền đặt trong
Chùa là chi phí dầu đèn tu bổ di tích, nuôi chúng tăng không đặt tiền lên ban
thờ đĩa lễ mà bỏ vào hòm công đức ở chính giữa. Nếu bỏ tiền lên ban Phật
gài vào tay, thân tượng Phật ,Thánh là bất kính vừa trái với giáo lý nhà Phật
vừa dễ làm tiền rơi cháy, bẩn. Trên chỗ thờ Ban Đức Ông của Chùa thường
có một đĩa nhỏ với hai đồng xu. Đức Ông thường được phật tử, và tín chủ
cầu xin chuyện công danh, tiền bạc, con cái… Ngài là đại hộ pháp của Phật
Môn, là vị thí chủ lớn nhất đối với Đức Phật và tăng đoàn, có công lao lớn
với Phật Pháp.
Về góc độ lịch sử: Ngài là vị thí chủ lớn nhất đối với Đức Phật và
Tăng đoàn, ngài từng phủ khắp khu vườn của thái tử Kỳ Đà bằng vàng để
nhà Vua Kì Xà Quận đồng ý nhường lại khu vườn cho mình để xây thiên
đường cho Phật và Tăng đoàn đi tu, đối với Phật Pháp ngài có công lớn hộ
pháp và truyền bá chính pháp.
Về góc độ thần thông: Ngài là đại hộ pháp của Phật Môn. Ngài hiện ở
đời cũng do tránh nhiệm này lên có công năng thấy hết mọi kho tàng, tài bảo
trên thế gian.
Đức ông có trong thế giới thức tại này để độ cho chúng sinh đang còn
sống mọi điều tốt đẹp nhất,và xét ở góc độ nào thì Đức Ông cũng có công
lớn lao đối với Phật Pháp, ở hàng cư sĩ mà hộ trì chính pháp đầy đủ hạnh từ,
bi, xỉ, xá.


Trong hai vị thần kể trên thì ban Đức ông có tầm quan trọng và ý
nghĩa hơn ban Đức thánh hiền vì những điều mong muốn ước nguyện của
nhân dân thì đều thờ phụng ở bên ban Đức ông.

4. Ý nghĩa không gian chánh điện
Chánh điện là nơi hành lễ tụng kinh, niệm phật, bái xám, xám hối, cầu
nguyện, cầu bình an…các hoạt động, sinh hoạt của chùa đều diễn ra tại đây.
Nếu tại các ngôi chùa chưa có giảng đường riêng thì chánh điện cũng là nơi
thờ cúng, thuyết kinh giảng kinh cho các tăng ni phật tử


Ảnh 4: Không gian chánh điện
Chánh điện là không gian chính giữa của chùa, bên trên là thờ phật
Thích Ca Mâu Ni, hai bên cánh tả hữu là thờ đức ông và thánh hiền. Đây là
nơi thờ cúng những người có những công đức với phật, là nơi thiêng liêng,
thường thì khi những người tới chùa thì đều qua gian thờ phụng này, khi họ
hành lễ, cầu nguyện, tụng kinh hay xám hối đều hành lễ phía giữa không
gian của chùa hay chính là “Chánh điện”
Ban thờ phụng cũng tuân theo nguyên tắc phong thủy nhất định là
“nhất vị nhị hướng”. Với một không gian mang tính chất tâm linh như ban
thờ phụng thì lại càng cần thiết phải hội đủ cả hai yếu tố là “tọa cát” và
“hướng cát” (đặt tại vị trí đẹp trang trọng, phía hướng trước mặt ban thờ
phụng sao cho đón được năng lượng tốt lành và tránh luồng năng lượng
xấu). Trong không gian chùa từ khi bước chân vào chánh điện thì tất cả các
bức tượng đều có hướng nhìn về phía chính giữa những người tới hành lễ.
Thể hiện rằng một lời khi nói ra có bao nhiêu con mắt đang nhìn, nên khi tới
chùa khấn vái hay cầu xin bất cứ điều gì thường thì người ta thường nói thật.
Vào những ngày rằm, ngày đầy tháng thì chánh điện cũng là nơi tiếp
đón các tăng ni phật tử khác nơi về đây để khấn vái, cầu phước lành cầu bình
an, tụng kinh niệm phật, xám hối về những điều sai trái mà họ đã mắc phải
mong sau khi xám hối, tinh thần của họ sẽ được bình an.
Chính vì vậy, chánh điện có ý nghĩa khá là quan trọng, là không gian
thờ phụng của các ngôi chùa mà nó còn là không gian thờ cúng, tụng kinh,
hành lễ hay thuyết kinh giảng kinh, cũng là một kết cấu quan trọng của ngôi

chùa.


Vào những dịp lễ trọng, chánh điện là nơi cử hành các bí tích, nghi
thức tôn giáo của đạo phật, đảm bảo những nghi thức tôn nghiêm này diễn ra
trong một không gian trang trọng, là cơ sở xây dựng, vun đắp giáo lý phật
giáo vào đời sống nhân dân.
Chánh điện có vai trò rất quan trọng trong đời sống của phật tử. Đó là
nơi mọi người họp nhau lại tụng kinh niệm phật, cầu mong những điều tốt
đẹp cho bản thân, gia đình và quốc gia dân tộc. Qua đó mọi người hiểu nhau
hơn, đoàn kết và hướng thiện, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong xã
hội.
5. Vài điểm đặc trưng của chùa Huống
Qua trao đổi với thầy Đại Đức Thích Chúc Tiếp (trụ trì chùa Huống),
người nói: “Khi nói đến chánh điện thì thường là có một điểm chung nhất là
chùa nào cũng chỉ thờ một vị thần duy nhất là thờ Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tuy nhiên, so với chùa Phủ Liễn thì trong chánh điện còn có hai vị hộ pháp
đặt tại hai bên tả, hữu. Một ông là ông thiện đặt ở bên phải chánh điện, một
ông là ông ác đặt phía bên trái, ông thiện có vẻ mặt hiền hòa mang ý nghĩa
tiếp nhận cái tâm hướng thiện của tăng ni phật tử và chúng sinh đến lễ phật.
Đối diện là ông ác tay cầm một cây đao với vẻ mặt hung dữ tượng trưng cho
một vị thần có vai trò xua đi những cái tâm không thành thật của chúng sinh
khi đến chùa, ông là một vị thần hộ pháp chấn giữ sự bình yên cho ngôi
chùa này”. Thần thiện tượng trưng cho hạnh từ bi nghịch, phù hợp với hạnh
dữ, ủng hộ chốn già lam, người thọ trì kinh còn thần ác ở đây không phải là
gieo cái ác cho người khác mà dùng sức mạnh của từ bi để dẹp loạn, dẹp tà
ma, yêu quái thần bắt phạt, trừng trị những người có ác tâm phá hoại phật
pháp, phá hoại người tu hành.



KẾT LUẬN
Mặc dù mỗi chùa có một vẻ khác nhau không chùa nào giống chùa
nào nhưng có một điểm chung là đều có một khung cảnh thiên nhiên tĩnh
lặng như muốn đưa con người vào cõi thiền để tu nhân tích đức, làm điều
thiện, tránh cái ác. Bao đời nay, tiếng mõ cầu kinh, tiếng chuông chùa đã để
lại ấn tượng mạnh trong tâm khảm con người Việt Nam, vừa có ý nghĩa tâm
linh vừa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Trải qua bao thời gian và thăng trầm của lịch sử, Phật giáo đã nhanh
chóng hòa nhập các yếu tố có lợi cho con người trong hệ thống tín ngưỡng
dân gian. Chùa Huống là một trong những ngôi chùa là nơi sinh hoạt tín
ngưỡng cho bà con nhân dân địa phương và du khách thập phương. Chùa là
nơi thanh tịnh, nơi thần thánh phù độ chúng sinh và ban cho con người phúc
đức, chỉ có những con người có tấm lòng thực sự muốn hướng thiện và làm
điều tốt cho cuộc sống an lành, hạnh phúc và tốt đẹp hơn mới có thể hiểu
được chân lí tốt đẹp của Phật ban cho chúng ta. Vì thế, dù có đi chùa hay
không thì nếu mỗi con người sống thiện ắt sẽ gặt quả thiện, vì Phật ở trong
tâm nên phải biết sống làm sao cho cuộc sống này thật có ý nghĩa như lời
dạy của Phật.
Tất cả những điều kể trên không nằm ngoài mục đích, ý nghĩa là nhắc
nhở mọi người sống không làm điều ác, nguyên làm cái hạnh lành, giữ tâm ý
trong sạch. Quan điểm này thể hiện tinh thần bình đẳng, nhập thế của đạo
phật. Tất cả chúng ta kể cả những tín đồ của đạo phật, hay không là tín đồ
của đạo phật cũng cần phải xem xét học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ những ý
nghĩa của hai bức tượng thần này để tránh xa ngã, làm nhiều điều tốt đẹp
cho bản thân và mọi người xung quanh.



×