Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Nhom3-DeTai16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.74 KB, 16 trang )

1

NHĨM 3:
ĐỀ TÀI: nghiên cứu tìm hiểu về thiết bị lưu trữ dữ liệu từ tính( ổ đĩa cứng).

Giáo viên hướng dẫn:
Ts: Nguyễn Thanh Hải

Sinh viên thực hiện:
1.
2.
3.
4.
5.

Nguyễn Thị Quyên
Trần Tuấn Anh
Nguyễn Văn Đô
Nguyễn Thành Đạt
Phạm Văn Hảo


Mục lục:
trang

LỜI MỞ ĐẦU:
Ngày nay, với sự xuất hiện của máy vi tính, đặc biệt là ổ đĩa cứng, các tài liệu đó đã được
lưu trữ , sắp xếp tổ chức khoa học, thật dễ dàng sử dụng. từ khi ra đời chiếc ổ đĩa cứng đầu tiên
trên thế giới (1955) cho tới nay (2015), công nghệ lữu trữ cúng giống như công nghệ sản xuất ổ
đĩa cứng đã phát triển rất mạnh mẽ.
1. Giới thiệu cho chúng ta biết cấu tạo của ổ đĩa cứng.


2. Trình bày được nguyên lý đọc/ghi dữ liệu, và hoạt động của ổ đĩa cứng.
3. Giới thiệu cho chúng ta biết các thông số trên ổ đĩa cứng để chúng ta có thể chọn cho

máy vi tính của mình 1 ổ đĩa cứng thật tốt.

I.

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ GHI/ ĐỌC DỮ LIỆU CỦA Ổ ĐĨA TỪ( ĐĨA CỨNG ).
1. Cấu tạo



 Cụm đầu đọc.
• Đầu đọc/ghi (head): được cấu tạo đơn giản gồm lõi ferit và cuộn

dây( giống như nam châm điện). đầu đọc trong đĩa cứng có cơng
dụng đọc dữ liệu dưới dạng từ hóa trên bề mặt đĩa từ hoặc từ hóa
lên các mặt đĩa khi ghi dữ liệu. số đầu đọc/ghi luôn bằng số mặt
hoạt động được của các đĩa cứng.


Cần di chuyển đầu đọc ghi (head arm hoặc actuator arm): cần có
nhiệm vụ di chuyển theo phương song song với các đĩa từ ở một
khoảng nhất định, dịch chuyển và định vị chính xác đầu đọc tại các
vị trí mép đĩa đến vùng phía trong đĩa ( phía trục quay). Các cần di
chuyển đầu đọc được di chuyển đồng thời với nhau do chúng được
gắn chung trên một trục quay ( đơng trục).

 Cụm mạch điện:
• Mạch điều khiển: có nhiệm vụ điều khiển động cơ đồng trục, điều


khiển sự di chuyển của cần di chuyển đầu đọc để dảm bảo đến
đúng vị trí trên bề mặt đĩa.




Mạch xử lý dữ liệu: dung để xử lý những dữ liệu đọc/ghi của ổ đĩa
cứng.
• Bộ nhớ đệm( cache hoặc buffer): là nơi tạm lưu dữ liệu trong quá
trình đọc/ghi dữ liệu. dữ liệ trên bộ nhớ đệm sẽ mất đi khi ổ đĩa
cứng ngừng được cấp điện.
• Đầu cắm nguồn cung cấp điện cho ổ đĩa cứng .
• Đầu kết nối giao tiếp với máy tính.
• Các cần đấu thiết đặt (tạm dịch từ jumper) thiết đặt chế độ làm việc
của ổ đĩa cứng: lựa chọn chế độ làm việc của ổ đĩa cứng (SATA
150 hoặc SATA 300) hay thứ tự trên các kênh trên giao tiếp IDE
,lựa chọn các thong số làm việc khác …
 Vỏ đĩa cứng:
• Đĩa từ: đĩa thường được cấu tạo bằng nhơm hoặc thủy tinh, trên bề
mặt được phủ một lớp vật liệu từ tính là nơi chứa dữ liệu. tùy theo
các hãng sản xuất mà các đĩa này được sử dụng một hoặc cả hai
mặt trên dưới. số lượng đĩa có thể nhiều hơn một, phụ thuộc vào
dung lượng và công nghệ của mỗi hãng sán xuất khác nhau.mỗi đĩa
có thể sử dụng hai mặt, đĩa cứng có thể có nhiều đĩa từ, chũng gắn
song song, quay đồng trục, cùng tốc độ với nhau khi hoạt động.
• Track: trên một mặt làm việc của đĩa từ chia ra nhiều vòng tròn
đồng tâm thanh các track. Track có thể được hiểu đơn giản giống
các rãnh ghi dữ liệu giống như các đĩa nhựa, nhưng sự cách biệt
của , các rãnh ghi này khơng có các gờ phân biệt và chúng là các

vịng trịn đồng tâm chứ khơng nối tiếp nhau thành dạng xoắn trôn
ốc như đĩa nhựa. track trên ổ đĩa cứng khơng cố định từ khi sản
xuất, chũng có thể thay đổi vị trí khi định dạng cấp thấp ổ đĩa( low
format). Thơng thường mỗi đĩa có từ 312 đến 2048 rãnh . Track là
một tập hợp bao gồm một số sector nhất định nhưng dung lượng
từng track là khác nhau có độ lớn từ trong ra ngồi ( track 0>track
1>track 2>…>track N>track N+1. Khi một ổ đĩa cứng đã hoạt
động quá nhiều năm liên tục , khi kết quả kiểm tra bằng các phàn
mềm cho thấy xuất hiện nhiều khối hư hỏng (bad block) thì có
nghĩa là phần cơ của nó đã rơ rão và làm việc khơng chính xác như
khi mới sản xuất , lúc này thích hợp nhất là format cấp thấp cho nó
để tương thích hơn với chế độ làm việc của phần cơ.






Sector: trên track chia thành nhiều phần nhỏ bằng các đoạn hướng
tâm thành các sector. Các sector là phần nhỏ cuối cùng được chia
ra để chưa dữ liệu. theo chuẩn thơng thường thì một sector chưa
dung lượng 512 byte. Số sector trên các track là khác nhau từ phần
rìa đĩa vào vùng tâm đĩa, các ổ đĩa cứng đều chia ra hơn 10 vùng
mà trong mỗi vùng có số sector/track bằng nhau. Các track bên
ngoài bao giờ cũng lớn hơn các track phía trong ( gần trục) cho nên
càng vào sâu các track phía trong thì dung lượng mà 1 sector có
thể chứa được càng thấp.
Cylinder: tập hợp các track cùng ban kính ở các mặt đĩa khác nhau
thành các cylinder. Nói một cách chính xác hơn thì: khi đầu
đọc/ghi đầu tiên làm vieecjtaij một track nào thì tập hợp tồn bộ

các track trên các bề mặt đĩa cịn lại mà các đầu đọc cịn lại đang
làm việc đó gọi là cylinder( cách giải thích này chính xác hơn bởi
có thể xảy ra trường hợp các đầu đọc khác nhau có khoảng cách
đến tâm quay của đĩa khác nhau do q trình chế tạo). trên một ổ
đĩa cúng có nhiều cylinder bởi có nhiều trách trên mỗi mặt đĩa từ.

2. Nguyên lý đọc/ghi.
 Cách thức tổ chức dữ liệu cơ bản của ổ đĩa cứng: ổ cứng là thiết bị lưu trữ

có thể đọc ghi dữ liệu nhanh chóng bằng 1 tập hợp các phần tử từ hóa trên
các đĩa quay. Dữ liệu được đọc và ghi thông qua 1 dãy các bit ( đơn vị nhỏ
nhất của dữ liệu số). một bít có 2 trạng thái 0 và 1 hay bật/tắt. Các bít này
được thể hiện theo chiều dọc phần tử trên bề mặt một platter, trong lớp
phủ từ tính từ chỗ đầu đọc bắtdđầu đọc cho đến điểm cuối cùng mà đầu
đọc có thể đọc/ghi được. 1 byte gồm nhiều bit, 1 ssector gồm nhiều byte, 1


track gồm nhiều sector và 1 cylinder gồm nhiều track đồng trục và bằng
nhau.
 Nguyên tắc lưu trữ trên đĩa cứng:
- trên bề mặt ddiaxx người ta phủ một lớp mỏng chất có từ tính , ban đầu
các hạt từ tính khơng có hướng, khi chúng bị ảnh hưởng bởi từ trường của
đầu từ lướt qua, các hạt có từ tính được sắp xếp thành các hạt có hướng.
- đầu ghi/đọc được cấu tạo bởi một lõi thép nhỏ hình chữ U, một cuộn dây
cuốn trên lõi thép để đưa dòng điện vào ( khi ghi) hay khi lấy ra (khi đọc),
khe hở gọi là khe từ lướt trên bề mặt đĩa với khoảng cách rất gần , bằng
1/10 sợi tóc.
- trong qua trình ghi , tín hieuj điện ở dạng tín hiệu số 0,1 được đưa vào
đầu từ ghi lên bề mặt đĩa thành các nam châm rất nhỏ và đỏa chieuf tùy
theo tín hệu đưa vào là 0 hay 1.

 Trong quá trình phát, đùa từ đọc lướt qua bề mặt đĩa dọc theo các đường
track đã được ghi tín hiệu, tại điểm giao nhau cảu các nam châm có từ
trường biến đổi và cmar ứng lên cuộn dây tạo thành 1 xung điện, xung
điện này rất yếu được đưa vào khuếch đại để lấy ra tín hiệu 0,1 ban đầu.
3. Hoạt động:
- 1 đĩa cứng chứa nhiều lớp đĩa (14 ) quay xung quanh 1 trục quay
3.600_5.400 vịng mỗi phút.Thơng tin được ghi và đọc từ cả hai mặt của đĩa,
sử dụng cơ chế mounted on arms, di chuyển cơ học qua lại giữa phần trung
tâm và rìa ngồi đĩa.Các thơng tin đầu đọc ( ghi ) tìm kiếm nằm trên các rãnh (
track ) ,là những đường tròn đồng tâm trên ổ. Mỗi rãnh được chia thành nhiều
cung từ (sector) dùng chứa thông tin. Để đọc ghi dữ liệu vào 1 cung, ta dung 1
đầu đọc ghi di động áp vào mỗi mặt của mỗi lớp đĩa. Đầu đọc/ ghi này gắn
chặt vào 1 cái cần còn cần này gắn vào một trục quay khác. Trục quay thứ 2
này cho phép điểu khiển vị trí của đầu từ bằng cách quay. Mỗi mặt đĩa có một
đầu từ phụ trách đọc/ghi,tất cả các cần gắn đầu từ trên các mặt đĩa được gắn
vào cùng một trục và cùng quay với nhau.Để các bộ phận cơ khí của ổ đĩa có
thể đọc/ghi đúng các bit trên đĩa thì mỗi vị trí trên đĩa ứng với 1 toạ độ 3
chiều: Độ cao Z (để chọn mặt đĩa ), bán kính R (để chọn cylinder ), Góc θ (để
chọn cả sector lẫn vị trí bit bên trong sector).Việc chọn đúng đầu từ bằng tham
số Z có thể thể hiện bằng điện tử và phải có phản hồi. Vị trí của cần mang đầu
từ được điều khiển thông qua tham số R làm quay trục quay chung của tất cả
các cần mang đầu từ gắn chặt với nó. Tham sơ θ được thiết lập bằng thời gian.
Để điều khiển nó với độ chính xác cần thiết là vấn đề khó nhất,chúng ta cần
phải biết được 1bit bắt đầu và kết thúc ở đâu,nó là 0 hay 1. Nếu ổ đọc/ghi
khơng đến được track cần tìm,bạn phải trải qua một cái gọi là góc trễ ( latency
) hay độ trễ quay (rotational delay ) hầu hết đều ở mức độ trung bình. Độ trễ
này xuất hiện trước khi một sector quay bên dưới đầu đọc ( ghi ) và
- Sau khi nó tìm thấy track cần tìm. Motor quay các cần mang đầu từ có thể đặt
đầu từ vào rãnh mong muốn.Mỗi rãnh có 2 nửa, mỗi nửa được ghi trước các



II.

tín hiệu có tần số khác nhau.Nếu đầu từ bị lệch khỏi tâm rãnh thì 1 trong 2 tín
hiệu sẽ có biên độ 3 lớn hơn tín hiệu kia.Mạch điện tử phát hiện ra sẽ điều
khiển lái đầu từ theo hướng làm cho tín hiệu yếu mạnh lên.Vì các rãnh sinh ra
các tín hiệu này được ghi trước khi người ta ghi dữ liệu lên đĩa nên chúng định
nghĩa cylinder. Để hệ thống phát hiện được việc đầu từ của nó được đặt vào 1
cylinder khơng đúng, trên mỗi sector của các mặt đĩa dữ liệu đều có trường
ID, nếu nhận thấy ID là của track lận cận thì phải dịch chuyển đầu từ. Bằng
cách này vòng phản hồi là đóng và hệ thống có thể đảm bảo việc bám sát đúng
rãnh.
- Việc điều khiển đầu từ theo chiều Z:Khi ổ đĩa khơng hoạt động, đầu từ tì vào
mặt đĩa do sức căng đàn hồi tĩnh của chính cần mang đầu từ.Bằng cách đó vị
trí của đầu từ so với mặt đĩa không phụ thuộc vào hướng đặt đĩa so với trọng
trường.Mặc dù diện tích đĩa ứng với 1 bit chỉ vào khoảng 0.3 µm x 0.7µm
nhưng nhờ tốc độ quay của ổ đĩa cứng ( tốc độ này không cho phép đầu tử
quệt xuống bề mặt đĩa và không cho phép đầu từ tách xa vị trí bit mà nó đang
đọc và ghi thêm một phần nhỏ micro mét ) Cộng với áp dụng hiệu ứng mặt đất
( giữ cho khoảng cách giữa đầu từ và mặt đĩa nhỏ bằng khoảng nửa bước song
ánh sang màu da trời ) giữ cho đầu từ đủ gần mặt đĩa để có thể lấy lên hoặc
ghi xuống các tín hiệu từ trường biến đổi rất nhỏ trên diện tích đó.
CÁC THƠNG SỐ VÀ ĐẶC TÍNH KĨ THUẬT CỦA Ổ ĐĨA CỨNG NGÀY NAY
1. Các thơng số.

 Chuẩn giao tiếp: Có nhiều chuẩn giao tiếp khác nhau giữa ổ đĩa cứng bo

mạch chủ, sự đa dạng này một phần xuất phát từ yêu cầu tốc độ đọc/ghi dữ
liệu khác nhau giữa các hệ thống máy tính, phần cịn lại do các ổ giao tiếp
nhanh có giá thành cao hơn nhiều so với các chuẩn thông dụng. Ba chuẩn

thông dụng hiện nay là EIDE, SCSI, và SATA.


 Dung lượng: Dung lượng của ổ đĩa cứng được tính theo các đơn vị dung

lượng cơ bản thơng thường là Byte, KB, MB, GB, TB. Trước đây, khi
dung lượng ổ cứng còn thấp người ta thường dùng đơn vị là MB. Bây giờ,
người ta lại dùng đơn vị là GB và cao hơn là TB. Đa số các hãng sản xuất
đều tính dung lượng theo cách tính 1GB = 1000MB trong khi hệ điều hành
(hoặc các phần mềm kiểm tra) lại tính 1GB = 1024MB nên dung lượng do
hệ điều hành báo cáo thường thấp hơn so với dung lượng ghi trên nhãn đĩa
(ví dụ ổ đĩa cứng 40 GB thường chỉ đạt khoảng 37-38 GB).


 Tốc độ quay: Tốc độ quay của đĩa cứng được ký hiệu là rpm (revolutions

per minute - số vòng quay trong một phút). Tốc độ quay càng cao thì ổ đĩa
làm việc càng nhanh do chúng thực hiện việc đọc/ghi nhanh hơn, thời gian
tìm kiếm thấp hơn.
Các tốc độ quay thông dụng hiện nay là 5.400 rpm (thông dụng với các ổ
đĩa cứng 3,5” sản xuất cách đây 2-3 năm) và 7.200 rpm (thông dụng với
các ổ đĩa cứng sản xuất từ 2008). Ngoài ra, tốc độ của các ổ đĩa cứng trong
các máy tính cá nhân cao cấp, máy trạm và các máy chủ có sử dụng giao
tiếp SCSI có thể lên tới 10.000 rpm hay 15.000 rpm.
 Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer): Bộ nhớ đệm có nhiệm vụ lưu tạm dữ

liệu trong quá trình làm việc của ổ đĩa cứng nên độ lớn của bộ nhớ đệm có
ảnh hưởng đáng kể tới hiệu suất hoạt động của ổ đĩa cứng bởi việc đọc/ghi
không xảy ra tức thời (do phụ thuộc vào sự di chuyển của đầu đọc/ghi, dữ
liệu được truyền tới hoặc đi) sẽ được đặt tạm trong bộ nhớ đệm. Trong

thời điểm năm 2007, dung lượng bộ nhớ đệm thường là 2 hoặc 8 MB cho
các loại ổ đĩa cứng dung lượng đến 160 GB và 16 MB hoặc cao hơn cho
các ổ đĩa cứng dụng lượng lớn hơn.

Tốc độ truyền dữ liệu: Tốc độ của các chuẩn giao tiếp khơng có nghĩa là
ổ đĩa cứng có thể đáp ứng đúng theo tốc độ của nó, đa phần tốc độ truyền
dữ liệu trên các chuẩn giao tiếp thấp hơn so với thiết kế của nó bởi chúng
gặp các rào cản trong vấn đề công nghệ chế tạo.
Các thông số sau ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ đĩa cứng:
Tốc độ quay của đĩa từ
Số lượng đĩa từ trong ổ đĩa cứng: bởi càng nhiều đĩa từ thì số lượng đầu
đọc càng lớn, khả năng đọc/ghi của đồng thời của các đầu từ tại các mặt
đĩa càng nhiều thì lượng dữ liệu đọc/ghi càng lớn hơn.
Cơng nghệ chế tạo: Mật độ sít chặt của các track và công nghệ ghi dữ liệu
trên bề mặt đĩa (phương từ song song hoặc vng góc với bề mặt đĩa): dẫn
đến tốc độ đọc/ghi cao hơn.


Dung lượng bộ nhớ đệm: Ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu tức thời
trong một thời điểm.
Bảng so sánh sau tốc độ giữa các vùng ở các ổ cứng khác nhau dưới đây
sẽ giúp chúng ta nhận ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ
liệu của ổ đĩa cứng.
Như vậy ta thấy rằng tốc độ truyền dữ liệu thực sự ở mức trung bình 42,27
MBps ở ổ đĩa có giao tiếp Ultra-ATA/100 (với tốc độ thiết kế truyền dữ
liệu 100 MBps) chỉ gần bằng 1/2 so với tốc độ giao tiếp.

 Kích thước: Để đảm bảo thay thế lắp ráp vừa với các loại máy tính, kích

thước của ổ đĩa cứng được chuẩn hố thành 6 loại là: 5,25 inch dùng trong

các máy tính các thế hệ trước. 3,5 inch dùng cho các máy tính cá nhân,
máy trạm, máy chủ. 2,5 inch dùng cho máy tính xách tay. 1,8 inch hoặc
nhỏ hơn dùng trong các thiết bị kỹ thuật số cá nhân và PC Card. 1,0 inch
dùng cho các thiết bị siêu nhỏ (micro device).



Các thông số khác:
Các thông số dưới đây những người sử dụng thường ít chú ý bởi chúng thường
khơng ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của ổ cứng. Các thông số này
không nên lấy làm chỉ tiêu so sánh giữa các ổ đĩa cứng trong sự lựa chọn trong sự
sử dụng thông thường
- Độ ổ định:
Độ ồn của ổ đĩa cứng là thơng số được tính bằng dB, chúng được đo khi ổ đĩa
cứng đang làm việc bình thường.
Ổ đĩa cứng với các đặc trưng hoạt động là các chuyển động cơ khí của các đĩa từ


và cần di chuyển đầu đọc, do đó chúng khơng tránh khỏi phát tiếng ồn. Do ổ đĩa
cứng thường có độ ồn thấp hơn nhiều so với bất kỳ một quạt làm mát hệ thống
nào đang làm việc nên người sử dụng có thể khơng cần quan tâm đến thơng số
này.
Những tiếng "lắc tắc" nhỏ phát ra trong quá trình làm việc của ổ cứng một
cách không đều đặn được sinh ra bởi cần đỡ đầu đọc/ghi di chuyển và dừng đột
ngột tại các vị trí cần định vị để làm việc. Âm thanh này có thể giúp người sử
dụng biết được trạng thái làm việc của ổ đĩa cứng mà khơng cần quan sát đèn
trạng thái HDD.
- Chu trình di chuyển:
Chu trình di chuyển của cần đọc/ghi (Load/Unload cycle) được tính bằng số lần
chúng khởi động từ vị trí an toàn đến vùng làm việc của bề mặt đĩa cứng và

ngược lại. Thông số này chỉ một số hữu hạn những lần di chuyển mà có thể sau số
lần đó ổ đĩa cứng có thể gặp lỗi hoặc hư hỏng.
Sau mỗi phiên làm việc (tắt máy), các đầu từ được di chuyển đến một vị trí an
tồn nằm ngồi các đĩa từ nhằm tránh sự va chạm có thể gây xước bề mặt lớp từ
tính, một số ổ đĩa có thiết kế cần di chuyển đầu đọc tự động di chuyển về vị trí an
tồn sau khi ngừng cấp điện đột ngột. Nhiều người sử dụng năng động có thói
quen ngắt điện trong một phiên làm việc trên nền DOS (bởi khơng có sự tắt máy
chính thống) rồi tháo ổ đĩa cứng cho các cơng việc khác, q trình di chuyển có
thể gây va chạm và làm xuất hiện các khối hư hỏng (bad block).
Chu trình di chuyển là một thông số lớn hơn số lần khởi động máy tính (hoặc
các thiết bị sử dụng ổ đĩa cứng) bởi trong một phiên làm việc, ổ đĩa cứng có thể
được chuyển sang chế độ tạm nghỉ (stand by) để tiết kiệm điện năng nhiều lần.
-

Chịu đựng sốc:

Chịu đựng sốc (Shock - half sine wave): Sốc (hình thức rung động theo nửa chu
kỳ sóng, thường được hiểu là việc dao động từ một vị trí cân bằng đến một giá
trị cực đại, sau đó lại trở lại vị trí ban đầu) nói đến khả năng chịu đựng sốc của ổ
đĩa cứng khi làm việc.
Với các ổ cứng cho máy tính xách tay hoặc các thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá
nhân hay các ổ đĩa cứng ngồi thì thơng số này càng cao càng tốt, với các ổ đĩa
cứng gắn cho máy tính cá nhân để bàn thì thơng số này ít được coi trọng khi so
sánh lựa chọn giữa các loại ổ cứng bởi chúng đã được gắn cố định nên hiếm khi
xảy ra sốc.


-

Nhiệt độ và sự thích nghi:

Tất cả các thiết bị dựa trên hoạt động cơ khí đều có thể bị thay đổi thông số

nếu nhiệt độ của chúng tăng lên đến một mức giới hạn nào đó (sự giãn nở theo
nhiệt độ ln là một đặc tính của kim loại), do đó cũng như nhiều thiết bị khác,
nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của ổ đĩa cứng nhất là
bên trong nó các chuyển động cơ khí cần tuyệt đối chính xác.
Nhiệt độ làm việc của ổ đĩa cứng thường là từ 0 cho đến 40 độ C, điều này thường
phù hợp với nhiều mơi trường khác nhau, tuy nhiên khơng chỉ có vậy: độ ẩm là
yếu tố liên quan và kết hợp với môi trường tạo thành một sự phá hoại ổ đĩa cứng.
Ổ cứng thường có các lỗ (chứa bộ lọc khơng khí) để cân bằng áp suất với bên
ngồi, do đó nếu như khơng khí trong mơi trường chứa nhiều hơi nước, sự ngưng
tụ hơi nước thành các giọt hoặc đóng băng ở đâu đó bên trong ổ đĩa cứng có thể
làm hư hỏng ổ nếu ta hình dung được tốc độ quay của nó lớn thế nào và khoảng
cách giữa đầu từ với bề mặt làm việc của đĩa từ nhỏ đến đâu.
Chính vì vậy trước khi đưa một ổ đĩa cứng vào làm việc lần đầu tiên (tháo bỏ
vỏ nhựa bọc kín nó khi sản xuất) trong thiết bị hoặc ổ đĩa cứng đã sử dụng được
đưa đến từ một môi trường khác đến một nơi làm việc mới (có nhiệt độ mơi
trường cao hơn), nên đặt nó vào khoang chứa trong một số thời gian nhất định
trước khi kết nối các dây cấp nguồn và cáp dữ liệu để chúng làm việc.
Thời gian thích nghi đủ lớn để để đảm bảo cho:
+Các giọt nước bị bay hơi hoặc các cụm băng tuyết biến thành hơi nước và cân
bằng với mơi trường bên ngồi.
+ Đảm bảo sự đồng đều về mơi trường bên trong và bên ngồi của ổ đĩa cứng,
tránh sự biến đổi (do nhiệt độ thay đổi đột ngột) với các thiết bị cơ khí bên trong
khi nhiệt độ của ổ đĩa cứng tăng lên sau một thời gian hoạt động.
2. Đặc tính kĩ thuật của ổ đĩa cứng ngày nay.
- Ổ SSD không cần phải chống phân mảnh ( Vì việc chống phân mảnh sẽ làm

-


giảm số lần đọc/ghi của ổ SSD, từ đó làm giảm tuổi thọ. Ngồi ra vì SSD
khơng dùng phiến đĩa nên thời gian định vị và đọc dữ liệu là rất nhỏ, thế nên
chống phân mảnh không làm tăn hiệu năng):
Giảm thời gian khởi động hệ điều hành.
Khợi chạy phần mềm nhanh hơn.
Tốc độ lưu file và truy xuất dữ liệu cực nhanh.


-

Chống sốc tuyệt đối
Bảo vệ dữ liệu cực tốt.
Hoạt động ít tiếng ồn hơn, tản nhiệt hiệu quả hơn.
Bang thong truyền tải để đọc ghi dữ liệu lớn vì vậy giúp tang khả năng làm
việc của máy tính
Tóm lại, hiệu năng tổng thể của máy cũng tang theo



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×