Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đánh giá chất lượng môi trường nước của một số hồ ở khu vực TP.Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.67 KB, 6 trang )

Đánh giá chất lượng môi trường nước của một số hồ ở khu vực TP.Huế
PGS.TS Lê Văn Thăng, ThS Nguyễn Quang Hưng
Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học – Đại học Huế
Hệ thống ao hè trong khu vực TP. Huế là một trong những nhân tố quan trọng
tạo nên quần thế di sản văn hóa Huế và còn là nhân to điều hòa môi trường sống
tạo nên sự cân bằng sinh thái, điêu tiết, lưu thông nước trong khu vực TP và cấc
vùng phụ cận. Tuy có vai trò hét sức quan trọng nhưng sự phất triền của TP. Huế
trong những năm vừa qua đã làm cho hệ thông ao hô trong TP bị san lấp, lấn chiêm
và đặc biệt là vân đê ô nhiêm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng.
Bài báo đánh giả diễn biến chất lượng nước của một số ao hồ nằm trong TP.
Huế từ năm 1995 đến 2012, đã có những giải pháp kịp thời nhằm ngăn chặn, kiếm
soát và bảo vệ chát lượng môi trường nước hệ thong ao hồ trong khu vực TP. Huê
theo huống bên vững.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
TP. Huế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Thừa Thiên
Huế. Đây còn là trung tâm du lịch nổi tiếng của cả nước vói nhiều danh lam thắng
cảnh đẹp, là nơi có quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản
Văn hóa thế giới vào năm 1993. Cảnh quan môi trường gắn liền vói quần thể di
tích là những nhân tố quan trọng tạo nên quần thể di sản văn hóa Huế chính là hệ
thống ao hồ trong thành phố. Hệ thống ao hồ này, không những tạo nên vẻ đẹp hài
hòa, mềm mại, duyên dáng cho các công trình kiến trúc của Huế mà còn là nhân tố
hết sức quan trọng trong việc điều hòa môi trường sống, tạo nên sự cân bằng sinh
thái, điều tiết, lưu thông nước trong khu vực kinh thành Huế và các vùng phụ cận.
Hệ thống ao hồ trong TP. Huế có những chức năng riêng biệt. Có những hồ
được xem là di tích lịch sử, cảnh quan văn hóa như hồ Tịnh Tâm, Học Hải, Xã Tắc,
Thanh Ninh, sấu; Có hồ là nơi cung cấp nguồn nước cho sản xuất, trở thành ao cá,
ruộng rau như hồ Thể, Ba Viên, Cây Mưng, Hộ Vệ, (xem sơ đồ 1)... Song những
chức năng chính mà hệ thống ao hồ trong TP. Huế đảm nhận là: Cung cấp nguồn
nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất; Tạo cân bằng sinh thái, điều tiết khí hậu



của TP; Điều tiết và thoát nước bên trong kinh thành tránh gây ngập úng vào mùa
mưa và lũ lụt; Tạo cảnh quan môi trường cho TP. Huê.
Trong những chức năng trên thì chức năng tiêu thoát nước chống ngập úng và
điều tiết nước là quan trọng nhất. Tất cả các ao hồ thông với nhau qua hệ thống
cống ngầm, cống nối và mạch ngầm để nhận nước thải từ các khu dân cư. Nước
mưa, nước thải theo hệ thống cống dẫn sẽ đổ dồn về các ao hồ làm cho các ao hồ
trở thành rốn nước của khu vực và các ao hồ thông qua quá trình tự làm sạch của
mình sẽ góp phần giảm thiểu các chất ô nhiễm. Sự tồn tại và hoạt động của hệ
thống ao hồ đóng vai trò quan trọng trong chức năng tiêu thoát nước của TP. Huế.
Tuy có vai trò hết sức quan trọng như vậy nhung cùng vói sự phát triển lớn
mạnh của TP. Huế trong những năm vừa qua đã làm cho hệ thống các sông, hồ
trong khu vực bị san lấp, lấn chiếm, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm đang ngày càng
nghiêm trọng. Do đó, đánh giá diễn biến chất lượng nước của các ao hồ trong TP
để tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm và có những giải pháp bảo vệ kịp thòi là việc
làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Phương pháp lấy và bảo quản mẫu
- Các mẫu nước được lấy theo phương pháp lấy mẫu nước quy định trong tiêu

chuẩn Việt Nam TCVN 5992 - 1995: Chất lượng nước - Lấy mẫu -Hướng dẫn kỹ
thuật lấy mẫu.
- Các mẫu nước được lấy và bảo quản trong chai nhựa PE sạch theo TCVN

6663-3:2008: Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý
mẫu. Sử dụng dụng cụ lấy mẫu tiêu chuẩn kiểu ngang.
- Quá trình lấy mẫu, bảo quản mẫu đều thực hiện đảm bảo chất lượng và kiểm

soát chất lượng (QA/QC) đáp ứng theo yêu cầu của thông tư lO/2007/TT-BTNMT
ngày 22/10/2007 về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong
quan trắc môi trường.

- Tất cả các mẫu sau khi mang về phòng thí nghiệm được tiến hành phân tích

ngay, nếu chưa phân tích hết sẽ được bảo quản ở nhiệt độ 2 -ỉ- 5°c.


2.2. Phương pháp phân tích và đo đạc các thông số chất lượng nước
- Các thông số và phương pháp phân tích được nêu ra trong bảng 1. Các

phương pháp phân tích sử dụng đều là các phương pháp tiêu chuẩn của Việt Nam
và quốc tế.
- Các thiết bị dùng để phân tích là các thiết bị tiêu chuẩn, hoạt động tốt và

được kiểm chuẩn định kỳ hàng năm. Hóa chất sử dụng để phân tích là hóa chất loại
tinh khiết phân tích.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
3.1. pH
Kết quả quan trắc từ giai đoạn 1995 đến 2012 cho thấy, giá trị pH của các ao
hồ nằm trong TP. Huế ít dao động và hoàn toàn thỏa mãn quy chuẩn cho phép
(QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).
3.2. Ôxy hòa tan (DO)
Kết quả quan trắc từ giai đoạn 1995 đến 2012 cho thấy, giá trị DO của các ao
hồ nằm trong khu vực TP. Huế có xu hướng giảm dần, có Ì số hồ không thỏa mãn
quy chuẩn cho phép (cột BI) nhưng hoàn toàn thỏa mãn quy chuẩn cho phép (cột
B2) theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự
làm sạch cũng như hệ sinh thái của các ao hồ.
3.3. Chất hữu cơ (BODs và COD)
Kết quả quan trắc từ giai đoạn 1995 đến 2012 cho thấy, giá trị BOD5 của các
ao hồ nằm trong khu vục TP. Huế có xu huống tăng dần nhưng hoàn toàn thỏa mãn
quy chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

chất lượng nước mặt). Chỉ có hồ Tịnh Tâm vào năm 2005 có vượt so với cột BI
nhưng hoàn toàn thỏa mãn cột B2.
Kết quả quan trắc từ giai đoạn 1995 đến 2012 cho thấy, giá trị COD của các
ao hồ nằm trong TP. Huế có xu hướng tăng dần, hầu hết đều vượt so vói cột BÌ và


có Ì số hồ vượt so vói cột B2 theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt. Điều này chứng tỏ các ao hồ đang bị ô nhiễm
chất hữu cơ mà nguyên nhân chủ yếu là do tiếp nhận nước thải sinh hoạt chưa qua
xử lý của các hộ dân sống xung quanh.
3.4. Chất dinh dưỡng (NO?, PO43 , TN và TP)
*N03-:
Kết quả quan trắc từ giai đoạn 2005 đến 2012 cho thấy nồng độ nitrat của các
ao hồ nằm trong TP. Huế biến đổi không theo quy luật nhất định nhưng hoàn toàn
thỏa mãn quy chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt). Ngoại trừ năm 2005 có giá trị tăng đột biến thì
các năm về sau có thể thấy nồng độ nitrat tăng dần.
* PO43 :
Kết quả quan trắc từ giai đoạn 1995 đến 2012 cho thấy, nồng độ photphat của
các ao hồ nằm trong TP. Huế biến đổi không theo quy luật nhất định nhưng hầu hết
đều vượt so với cột BÌ và có Ì số hồ vượt so với cột B2 theo QCVN
08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Điều này
chứng tỏ các ao hồ đang bị ô nhiễm chất dinh dưỡng mà nguyên nhân chủ yếu là
do tiếp nhận nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý của các hộ dân sống xung quanh.
* TN:
Kết quả quan trắc từ giai đoạn 2007 đến 2012 cho thấy, tổng nitơ và tổng
photpho của các ao hồ nằm trong TP. Huế cũng biến đổi không theo quy luật nhất
định. Hai thông số này không có trong quy định của QCVN:08/BTNMT nhưng rất
cần thiết cho các nghiên cứu đánh giá tình trạng phú dưỡng của các ao hồ về sau.
4. KẾT LUẬN

Qua đánh giá diễn biến chất lượng nước của một số ao hồ nằm trong TP. Huế
có thể rút ra một số kết luận sau:


Môi trường nước của các ao hồ nằm trong TP. Huế đang có dấu hiệu ngày
càng xấu đi, kết quả quan trắc cho thây nước của các ao hồ đã có dấu hiệu bị ô
nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng
nước của các ao hồ trong TP. Huế bị suy giảm là do tiếp nhận nguồn nước thải sinh
hoạt chưa qua xử lý của các hộ dân sống xung quanh, đặc biệt vẫn còn tình trạng
các nhà vệ sinh tạm bự được xây dựng rải rác dọc theo các ao hồ vừa làm mất vẻ
thẩm mỹ vừa là nguyên nhân gây ô nhiễm chất lượng nước.
TAI LIỆU THAM KHAO
Nguyễn Văn Hợp và nnk (1997). Báo cáo chuyên đề khoa học: Điêu
tra, đánh giá chát lượng nước ở một sô vùng trọng điểm thuộc thành phố Huế và
vùng phụ cận.
1.

Nguyền Quang Hưng (2012). Chuyên đề: Dự báo ve xu hưởng biến
đối của sông, ho thuộc khu vực kinh thành Huê trong thời gian đến. Đe tài cơ sở
cấp Đại học Huế "Nghiên cứu thiết kê chương trình quan trắc môi trường nước
sông, hô nằm trong khu vực kinh thành Huế ".
2.

Bùi Quốc Phong (2005). Góp phần xác định các loài vi tảo chỉ thị ô
nhiễm chát hữu cơ trong một so ao hồ ở nội thành Huế. Khóa luận tốt nghiệp cử
nhân khoa học môi trường, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huê.
3.

Phan Xuân Thanh (2007). Đánh giá hiện trạng hệ thong ao hồ trong
thành nội Huế. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học môi trường, Trường Đại

học Khoa học - Đại học Huế.
4.

Nguyễn Thị cẩm Yến (2010). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và đề
xuất giải pháp kiềm soát phú dưỡng của nước hồ trong Kinh Thành Huế. Luận văn
Thạc sĩ Khoa học Môi trường, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.
5.

TCMT 04/2013




×