Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính về khai thác khoáng sản trái phép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.31 KB, 24 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
Lớp Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên - K24


TIỂU LUẬN
TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ

Tên tình huống:
Xử lý vi phạm hành chính về khai thác khoáng sản trái phép tại
xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

1


Người thực hiện: Đinh Thu Trang
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Uỷ ban MTTQ huyện Ngân Sơn

BẮC KẠN - 07/2012

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
Lớp Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên - K24


TIỂU LUẬN
TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ

Tên tình huống:
Xử lý vi phạm hành chính về khai thác khoáng sản trái phép tại


xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

2


Người thực hiện: Đinh Thu Trang
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Uỷ ban MTTQ huyện Ngân Sơn
Người hướng dẫn: ThS. Lưu Ngọc Tâm

BẮC KẠN - 07/2012

MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, tình hình khai thác khoáng sản vàng trái phép có
chiều hướng gia tăng, khai thác vàng trái phép xảy ra ở hầu hết các địa bàn có
khoáng sản vàng trong tỉnh. Đặc biệt là tại huyện Ngân Sơn, đã có những tụ
điểm khai thác với quy mô lớn, có tổ chức chặt chẽ, lực lượng khai thác có lúc
lên đến hàng trăm nguời, sử dụng phương tiện cơ giới như máy xúc, máy ủi, giàn
tuyển cùng các phương tiện thủ công đồng thời với việc chiết tách vàng bằng hoá
chất. Việc khai thác vàng trái phép đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường,
làm thất thoát tài nguyên quý hiếm, ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương,
nguy cơ gây nên tình trạng sạt lở, sói mòn đất lớn trong mùa mưa lũ, làm mất đi
một số diện tích đất canh tác ở một số xã - nơi xảy ra hoạt động khai thác vàng
trái phép.
Từ tình hình thực tế đã và đang diễn ra tại địa phương kết hợp với những
kiến thức đã học qua lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trong
thời gian qua đã giúp tôi mạnh dạn nghiên cứu chọn đề tài liên quan đến việc
quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại địa phương nơi tôi
đang công tác đó là: “Xử lý vi phạm hành chính về khai thác khoáng sản trái
3



phép tại xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”. Nhằm phân tích tình
huống, tìm ra và lựa chọn phương án xứ lý tối ưu nhất đảm bảo sự nghiêm minh
của pháp luật nhưng cũng đồng thời hợp tình, hợp lý trong điều kiện tình hình
kinh tế xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Do bài viết được thực hiện trong một thời gian có hạn, tính phức tạp của
tình huống có liên quan đến nhiều vấn đề trong xã hội và bài viết còn mang tính
chủ quan của người viết nên có thể không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô và những người
đã và đang quan tâm đến công tác Quản lý nhà nước về Tài nguyên và môi
trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, Ban Giám hiệu nhà trường,
quý thầy cô đã quan tâm truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích từ khoá học, đặc biệt
là thầy Lưu Ngọc Tâm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tiểu luận
này.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn Cô giáo chủ nhiệm, Ban cán sự lớp và các anh
chị học viên lớp chuyên viên K24-2012 đã quan tâm giúp đỡ và chia sẻ kinh
nghiệm trong quá trình học tập./.

4


I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
- Hoàn cảnh ra đời tình huống
Khoảng 20 giờ ngày 09/11/2011 Đoàn kiểm tra của Thường trực UBND
huyện cùng với lãnh đạo Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Ngân Sơn kiểm
tra đột xuất việc khai thác khoáng sản trái phép tại xã Thượng Ân, qua kiểm tra
đã phát hiện tại cánh đồng Nà Sào, thôn Bản Slành, xã Thượng Ân, huyện Ngân
Sơn có 04 máy xúc đang hoạt động, khi thấy đoàn kiểm tra đến, các lái máy xúc

đã tắt máy và bỏ đi, để lại 04 máy xúc tại hiện trường. Thực hiện ý kiến chỉ đạo
của Thường trực UBND huyện, khoảng 21 giờ cùng ngày, Phòng Tài nguyên &
Môi trường phối hợp với UBND xã Thượng Ân tiến hành lập biên bản sự việc
(vắng mặt) và niêm phong 04 máy xúc, khi đi niêm phong thì phát hiện tại hố
đào thứ 1 có 02 máy nổ, 02 củ sên + vòi hút, 01 giàn tuyển; tại hố đào thứ 2 có
03 máy nổ, 02 củ sên + vòi hút nên tiếp tục lập biên bản (vắng mặt) tạm giữ toàn
bộ các tang vật, phương tiện trên. Đến sáng ngày 10/11/2011 đã bàn giao cho
UBND xã Thượng Ân trông coi chờ cấp trên xử lý (phương tiện tạm giữ gồm: 04
máy xúc, trong đó 01 máy hiệu SOLAR 200; 01 máy SOLAR 220; 01 máy
HITACHI EX 200; 01 máy DAWOO; 05 máy nổ Trung Quốc; 06 vòi hút nhựa;
04 củ sên sắt; 01 giàn tuyển). Đồng thời, phòng Tài nguyên & Môi trường đã
5


tham mưu cho UBND huyện ra Thông báo số: 17/TB-UBND và niêm yết công
khai tại xã Thượng Ân về việc thông báo chủ sở hữu đến nhận tang vật, phương
tiện...
- Nội dung tình huống
Ngày 30/11/2011, ông Nguyễn Duy Cầm, trú tại Khu chợ I, xã Bằng Vân,
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn; ông Chu Đình Dương, trú tại: Nà Hin, xã
Thượng Ân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và ông Tạ Văn Thanh, trú tại Sơn
Động, Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội đến Phòng Tài nguyên & Môi trường nhận là
chủ sở hữu của 04 máy xúc nêu trên và xuất trình các loại giấy tờ có liên quan.
Qua tường trình của các cá nhân và qua kết quả xác minh cho thấy:
1. Ông: Nguyễn Duy Cầm, trú tại khu chợ I, xã Bằng Vân là chủ sở hữu
của 02 máy xúc (01 máy nhãn hiệu HYTACHI EX 200-1; 01 máy nhãn hiệu
DAEWOO SOLAR 220 LC - III), ông Nguyễn Duy Cầm đã cho ông Triệu Văn
Phương, trú tại thôn Bản Slành, Thượng Ân thuê 02 máy xúc nêu trên với mục
đích múc đất, đào móng xây kè bờ ruộng (có hợp đồng kinh tế, nhưng không có
xác nhận của UBND xã).

2. Ông: Chu Đình Dương trú tại Nà Hin, xã Thượng Ân là chủ sở hữu
chiếc máy xúc nhãn hiệu DAEWOO SOLAR 220-II; ông Tạ Văn Thanh trú tại
Sơn Động, Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội là chủ sở hữu chiếc máy xúc nhãn hiệu
DAEWOO SOLAR 280 LC-II và ông Tài đã cho ông Dương thuê chiếc máy này
(có hợp đồng kinh tế). Ngày 02/11/2011 ông Dương đã cho bà Nông Thị Tuyết
trú tại thôn Bản Slành, xã Thượng Ân thuê 02 máy xúc nêu trên để đào đất, xây
kè bờ ruộng chắn nước lũ (có hợp đồng kinh tế, nhưng không có xác nhận của
UBND xã).
Ngày 09/11/2011 ông Phương và bà Tuyết đã cho 04 người (là con, cháu)
dùng máy xúc và các phương tiện gồm: 05 máy nổ, 01 giàn tuyển, 04 củ sên + 06
vòi nước đến cánh đồng Nà Sào, Bản Slành để đào đất xây kè bờ ruộng kết hợp
6


với khai thác khoáng sản vàng trái phép mà ông Cầm và ông Dương không được
biết. Qua xác minh làm rõ một số nội dung liên quan ông Phương và bà Tuyết đã
thừa nhận hành vi đứng ra tổ chức khai thác khoáng sản trái phép tại cánh đồng
Nà Sào, thôn Bản Slành, Thượng Ân (được biết trước đó vào ngày 20/10/2011
hai hộ gia đình là ông Triệu Văn Phương và bà Nông Thị Tuyết trình đơn xin
đào bờ ruộng để xây kè chắn lũ nhưng Uỷ ban nhân dân xã Thượng Ân chưa
nhất trí với lý do tình hình khai thác khoáng sản trái phép đang diễn biến phức
tạp nên tạm thời chưa xác nhận).
Sau khi xác định được người tổ chức khai thác vàng trái phép, phòng Tài
nguyên & Môi trường đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực
khoáng sản đối với ông Triệu Văn Phương và bà Nông Thị tuyết trú tại thôn Bản
Slành, xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn. Đồng thời ra quyết định tạm giữ tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định.
- Kết thúc tình huống
Hành vi tổ chức khai thác khoáng sản vàng của ông Triệu Văn Phương, bà
Nông Thị Tuyết tại cánh đồng Nà Sào, thôn Bản Slành, xã Thượng Ân, huyện

Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã vi phạm Điều 11 khoản 4 của Nghị định
150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực khoáng sản; Điều 1 khoản 5 điểm đ của Nghị định 77/2007/NĐ-CP
ngày 10/5/2007 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 150/2004/NĐ-CP
ngày 29/7/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng
sản.
Đối với các tang vật, phương tiện: Vì trước khi đưa máy xúc vào hoạt
động tại địa bàn xã Thượng Ân chủ máy xúc là ông Nguyễn Duy Cầm, ông Chu
Đình Dương đã không đăng ký cam kết không tham gia khai thác khoáng sản trái
phép với UBND xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn là vi phạm khoản 1 Điều 2 và
khoản 2 Điều 5 quy định về quản lý xe máy chuyên dùng và xử lý tang vật,
7


phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động khoáng sản trái phép trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn theo Quyết định số 2693/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010
của UBND tỉnh Bắc Kạn.
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Nghị
định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định một số điều
của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
một số điều của Pháp lệnh vi phạm hành chính năm 2008 và căn cứ theo Nghị
định số 150/2004/NĐ-CP; Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10/5/2007 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của
Chính Phủ quy định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản,
Phòng Tài nguyên & Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện xem xét trình
UBND tỉnh Bắc Kạn ra quyết định xử phạt với mức phạt như sau:
1. Xử phạt hành chính đối với ông Triệu Văn Phương, bà Nông Thị Tuyết
- trú tại thôn Bản Slành, xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn vì hành
vi khai thác khoáng sản vàng trái phép với mức phạt: 70.000.000đ/người.

2. Xử phạt bổ sung: Tịch thu sung công quỹ nhà nước toàn bộ tang vật,
phương tiện khai thác khoáng sản vàng trái phép gồm: 04 máy xúc, trong đó 01
máy hiệu SOLAR 200; 01 máy SOLAR 220; 01 máy HITACHI EX 200; 01 máy
DAWOO; 05 máy nổ Trung Quốc; 06 vòi hút nhựa; 04 củ sên sắt; 01 giàn tuyển.
Tuy nhiên, sau đó ông Nguyễn Duy Cầm (chủ sở hữu của 02 máy xúc: 01
máy nhãn hiệu HYTACHI EX 200-1; 01 máy nhãn hiệu DAEWOO SOLAR 220
LC - III) không đồng ý với Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện đã tham gia
vi phạm, vì vậy ông Cầm đã có khiếu nại và đề nghị UBND tỉnh xem xét trả lại
02 máy xúc cho ông. Bởi theo ông Cầm thì căn cứ vào khoản 2 Điều 17 Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, thì trả lại tang vật phương tiện vi phạm
cho chủ sở hữu (với lý do: vì ông Triệu Văn Phương không phải là chủ sở hữu
8


của các phương tiện máy móc nêu trên mà chỉ là đi thuê mượn của người khác để
sử dụng vào việc khai thác khoáng sản trái phép mà chủ sở hữu không biết là bị
chiếm đoạt sử dụng trái phép).
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Phân tích tình huống
Năm 2011, huyện Ngân Sơn là một trong những địa phương diễn ra nhiều
hoạt động thác khoáng sản trái phép, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái,
đất sản xuất và an ninh trật tự trên địa bàn. Trước tình hình đó UBND huyện đã
chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm
soát; chỉ đạo các xã có hiện tượng khai thác vàng trái phép, đồng thời tăng cường
công tác tuyên truyền về Luật Khoáng sản, pháp luật của nhà nước về bảo vệ tài
nguyên, môi trường đến người dân ở địa phương...
Theo đó năm 2011, tổ công tác của UBND huyện đã tiến hành giải toả
việc khai thác vàng trái phép tại các xã Cốc Đán, Thượng Ân, Bằng Vân,
Thượng Quan, Hương Nê, Thuần Mang, Thị trấn Nà Phặc; tiến hành lập biên
bản phạm pháp quả tang, lập biên bản xử phạt hành chính và tạm giữ nhiều

phương tiện thực hiện khai thác khoáng sản trái phép.
Trở lại vụ việc bắt quả tang hành vi khai thác khoáng sản (vàng) không có
giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp của ông Triệu Văn Phương và bà
Nông Thị Tuyết tại cánh đồng Nà Sào, Bản Slành, xã Thượng Ân là vi phạm quy
định của Luật Khoáng sản, vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường,
gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Vì vậy cần phải xử lý các tổ chức, cá nhân vi
phạm để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, đồng thời tuyên truyền các quy
định của pháp luật (Luật khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường...) xuống cơ sở,
đến người dân nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo
vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.

9


Các hành vi khai thác khoáng sản (vàng) không có giấy phép của ông
Triệu Văn Phương và bà Nông Thị Tuyết cùng trú tại thôn Bản Slành, xã
Thượng Ân đã vi phạm Điều 11, Khoản 4 của Nghị định 150/2004/NĐ-CP ngày
29/07/2004 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực khoáng sản và Điều 1, khoản 5, điểm đ của Nghị định số: 77/2007/NĐ-CP
ngày 10/5/2007 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
150/2004/NĐ-CP, vì vậy các hành vi trên đủ điều kiện để xử phạt hành chính
theo quy định. Đối với các phương tiện, tang vật (máy xúc, máy nổ, củ sên...) thì
không đủ điều kiện để tịch thu theo quy định tại Nghị định số 150/2004/NĐ-CP
và Nghị định số 77/2007/NĐ-CP vì ông Phương và bà Tuyết không phải là chủ
sở hữu mà chỉ là người thuê và thuê lại, nhưng do chủ sở hữu là ông Nguyễn
Duy Cầm, ông Chu Đình Dương và ông Tạ Văn Thanh trước khi đưa máy xúc
vào hoạt động tại xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn đã không đăng ký cam kết
không tham gia khai thác khoáng sản trái phép với UBND xã Thượng Ân nên đã
vi phạm khoản 1, Điều 2 và khoản 2, Điều 5 quy định về quản lý xe chuyên dùng
và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác

khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo Quyết định số:
2693/2010/QĐ-UBND, ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn vì vậy phải bị
tịch thu sung công quỹ Nhà nước theo quy định.
2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khai thác vàng trái phép trên địa bàn
huyện, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đất sản xuất và an ninh trật tự
trên địa bàn, trong đó có thể xác định một số nguyên nhân khách quan và chủ
quan cơ bản sau:
2.1. Nguyên nhân khách quan: Do nhu cầu đời sống về vật chất của
người dân ngày càng cao, nguồn tài nguyên khoáng sản sẵn có (đất ruộng, đất
vườn và các vùng ven sông suối trên địa bàn một số xã đều có vàng), thêm vào
10


đó nhận thức về pháp luật của một số người dân còn hạn chế, chỉ nghĩ rằng việc
khai thác vàng trên đất ruộng của nhà mình là không vi phạm pháp luật.
2.2. Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng hoạt động khai thác khoáng sản trái
phép là do cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực hiện tốt việc quán triệt,
tuyên truyền các quy định của Nhà nước về quản lý khoáng sản, lâm sản, bảo vệ
môi trường cho nhân dân; công tác quản lý Nhà nước và việc kiểm tra, xử lý vi
phạm trong hoạt động khoáng sản, lâm sản chưa kiên quyết.
Một số cấp ủy, chính quyền cấp xã thiếu tinh thần trách nhiệm, còn nể
nang, né tránh, ngại va chạm; các tổ công tác chưa thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ được giao, còn đùn đẩy trách nhiệm, xử lý chưa chặt chẽ theo quy định
của pháp luật.
2. Hậu quả
Việc khai thác khoáng sản (vàng) không có giấy phép của 02 hộ: ông
Triệu Văn Phương, bà Nông Thị Tuyết và của các tổ chức cá nhân trong thời
gian gần đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

3.1. Gây ảnh hưởng tới Chính trị: Tình trạng khai thác khoáng sản vàng
trái phép tập trung đông người, gây mất trật tự an ninh trên địa bàn, ảnh hưởng
đến tình hình chính trị của địa phương. Vì để ngăn chặn tình trạng khai thác
khoáng sản trái phép, giải toả các "điểm nóng" về khai thác vàng tại các xã, thị
trấn cần phải huy động sự vào cuộc của tất cả các cơ quan, ban ngành, đoàn thể
trên địa bàn cùng với sự phối hợp giải quyết của các cơ quan chức năng cấp trên.
3.2. Gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước, cho địa phương: Vì việc khai
thác khoáng sản vàng trái phép của các tổ chức, cá nhân đã gây thất thoát và làm
cạn kiệt nguồn tài nguyên khoảng sản (nhất là khoáng sản quý, hiếm như vàng)
của Quốc gia, của địa phương và của chính người dân đang sinh sống trên địa
bàn.
11


3.3. Gây mất uy tín của cơ quan, cán bộ công chức: Vì một số cấp ủy,
chính quyền cấp xã thiếu tinh thần trách nhiệm, còn nể nang, né tránh, ngại va
chạm; các tổ công tác chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, còn
đùn đẩy trách nhiệm, xử lý chưa chặt chẽ theo quy định của pháp luật...Do vậy
đã ảnh hưởng đến uy tín trong công việc.
3.4. Gây giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong nhân dân:
Vì việc quản lý tài nguyên khoáng sản ở cấp cơ sở chưa thực sự được quan
tâm và xử lý triệt để. Việc khai thác vàng trái phép tại các xã trong thời gian qua
đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất (độ màu của đất bị rửa trôi), ảnh
hưởng đến môi trường nước, gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân (vì tạo
thành các hố nước to, sâu, bị nhiễm độc do hoá chất), gây mất trật tự an ninh khu
vực (vì khai thác vào ban đêm với nhiều máy móc)...Mặc dù sự việc diễn ra là do
nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động, nhưng rất cần thiết phải có
các biện pháp xử lý và giải quyết kịp thời, đảm bảo đúng Luật nhằm răn đe các
hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời qua đó tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật đến người dân trên địa bàn nhằm đẩy lùi, ngăn chặn

các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và việc khai thác khoáng sản trái phép
nói riêng.
2.5. Sự giảm sút pháp chế XHCN: Mặc dù trong thời gian qua cấp uỷ và
chính quyền các cấp đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn tiến
hành kiểm tra quyết liệt để xử lý, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác
khoáng sản vàng trái phép trên địa bàn. Tuy nhiên, vì lực lượng tham gia trực
tiếp ngăn chặn việc đào vàng trái phép rất thiếu và mỏng (thậm chí một số công
an viên, dân quân tự vệ tại các thôn cũng đi đào khoáng sản trái phép), việc khai
thác vàng trái phép chủ yếu diễn ra vào ban đêm nên rất khó khăn trong việc
quản lý và giải quyết.
III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
12


Đây là sự việc diễn ra ở hầu hết các huyện trong tỉnh, mục đích khai thác
vàng là để tận thu nguồn tài nguyên có sẵn tại địa phương, tạo nguồn thu nhập
cho người dân, góp phần xây dựng quê hương. Tuy nhiên, về góc độ quản lý nhà
nước thì việc làm trên đã vi phạm các quy định về quản lý hoạt động khoáng sản,
đặc biệt là việc khai thác vàng trái phép tràn lan, có quy mô, có tổ chức sẽ gây
nguy cơ đổi dòng chảy của các sông, suối, sạt lở các công trình thủy lợi, làm ô
nhiễm nguồn nước và đất canh tác sản xuất bị mất màu, bị thu hẹp, nguy hiểm
hơn là ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân ở hai bờ sông khi mùa
mưa lũ đến.
Có thể xác định mục tiêu chung để giải quyết tình huống này là:
1. Giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra
- Phải đảm bảo xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm trong
lĩnh vực khoáng sản, nhất là trong việc khai thác khoáng sản trai phép. Áp dụng
các hình thức xử phạt theo đúng Luật, đúng quy định, đúng đối tượng nhưng
đồng thời cũng đảm bảo tính công bằng và các yêu cầu, quyết định xử lý của cơ
quan cấp trên phải đảm bảo được thi hành trong thực tế.

Điều này đỏi hỏi cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết phải điều
tra, nghiên cứu toàn diện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động
khoáng sản, cũng như tìm ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan để từ đó đưa
ra được giải pháp vừa hợp pháp, hợp tình, hợp lý, có đầy đủ các phương tiện
thực hiện và điều kiện để thực thi quyết định vừa phải đảm bảo đúng nguyên tắc,
đúng thẩm quyền pháp luật.
2. Tăng cường pháp chế XHCN, kỷ cương phép nước
Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc quản lý và khai thác tài
nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường. Đây là mục tiêu cơ bản nhất, bao trùm
nhất để đoàn kiểm tra xử lý tình huống này. Nếu không đảm bảo được mục tiêu

13


này thì việc chấp hành pháp luật của các cơ quan thực thi pháp luật ở cơ sở và
các tổ chức, cá nhân khác không nghiêm minh.
Để thực hiện được mục tiêu này, các cơ quan hành chính Nhà nước và cán
bộ, công chức hành chính có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải thực sự am hiểu
chính sách, pháp luật về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường
của Đảng và Nhà nước ta, nắm chắc các lý do thực tế của tình huống để phân
tích, lựa chọn quy phạm pháp luật và ra văn bản áp dụng quy phạm pháp luật
đúng đắn, đồng thời phải có biện pháp tổ chức thi hành nghiêm chỉnh quyết định
xử lý vi phạm.
Tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản có quy định như sau:
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản
theo quy định sau đây:
- Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi

trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh, trật tự xã
hội tại các khu vực có khoáng sản;
- Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ
sở hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép thăm
dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; xử lý vi phạm
theo quy định của pháp luật.
3. Bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội và
của công dân
Đây là mục tiêu được xác định nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc
được hợp tình, hợp lý, giảm bớt nguy cơ người dân có thể tổ chức khai thác
14


khoáng sản trái phép tràn lan, dẫn đến xảy ra các "điểm nóng" như tương tự các
vụ việc ở xã Hương Nê, Thượng Quan, Thuần Mang, Cốc Đán trong thời gian
qua.
Để thực hiện được mục tiêu này, các cơ quan và cán bộ, công chức hành
chính có thẩm quyền cần phải nghiên cứu các chính sách của Nhà nước đối với
người dân và địa phương nơi có mỏ khoáng sản; các quy định phân cấp quản lý
nhà nước về tài nguyên khoáng sản cho địa phương các cấp, nhằm tuyên truyền
các quy định pháp luật về địa phương và nhân dân trong khu vực cùng phối hợp
với cơ quan nhà nước các cấp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.
Các mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, không
thể vì đạt được mục tiêu này mà loại trừ mục tiêu khác. Trong đó, mục tiêu tăng
cường pháp chế XHCN, kỷ cương phép nước phải là mục tiêu hàng đầu, bắt
buộc phải thực hiện được.
IV. XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH
HUỐNG
1. Xây dựng phương án tình huống

Qua xác minh làm rõ các vấn đề liên quan đến chủ sở hữu của các tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính tại cánh đồng Nà Sào, thôn Bản Slành,
Thượng Ân, qua tường trình của ông Triệu Văn Phương và bà Nông Thị Tuyết
và căn cứ trên cơ sở quy định của pháp luật đề ra các phương án xử lý như sau:
1.1. Phương án I:
1. Xử phạt hành chính đối với ông Triệu Văn Phương, bà Nông Thị Tuyết
- trú tại thôn Bản Slành, xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn vì hành
vi khai thác khoáng sản vàng trái phép với mức phạt: 70.000.000đ/người.
2. Xử phạt bổ sung: Tịch thu sung công quỹ nhà nước toàn bộ tang vật,
phương tiện khai thác khoáng sản vàng trái phép gồm: 04 máy xúc, 05 máy nổ,
06 vòi hút nhựa, 04 củ sên sắt, 01 giàn tuyển.
15


* Ưu điểm: Căn cứ khoản 4, Điều 11 Nghị định 150/2004/NĐ-CP, ngày
29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực khoáng sản: Phạt tiền từ 50.000.000 đến 100.000.000 đồng đối với hành vi
khai thác khoáng sản vàng, bạc, platin, đá quý, xạ - hiếm và được sửa đổi bổ
sung tại điểm đ, khoản 5, Điều 11 thuộc khoản 3 Điều 1 Nghị định số
77/2007/NĐ-CP, ngày 10/5/2007 của Chính phủ: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng
đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác khoáng sản quý hiếm, thì
mức phạt tiền 70.000.000đ đối với ông Triệu Văn Phương và bà Nông Thị tuyết
là mức phạt trung bình của khung hình phạt, là hoàn toàn phù hợp và đúng quy
định.
Đối với việc tịch thu sung công quỹ Nhà nước toàn bộ các tang vật,
phương tiện vi phạm khai thác vàng trái phép là hoàn toàn đúng theo quy định
của pháp luật. Bởi vì: Căn cứ điểm c, khoản 5, Điều 11 Nghị định số
150/2004/NĐ-CP, ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực khoáng sản được sửa đổi, bổ sung tại điểm b, khoản 6,
Điều 11 thuộc khoản 3, Điều 1 của Nghị định số 77/2007/NĐ-CP, ngày

10/5/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
150/2004/NĐ-CP, ngày 29/7/2004 của Chính phủ thì đối với những tang vật,
phương tiện được sử dụng để khai thác khoáng sản quý, hiếm sẽ bị tịch thu sung
công quỹ Nhà nước. Hơn nữa, vì trước khi đem máy xúc vào sử dụng tại địa bàn
xã Thượng Ân thì chủ máy xúc (ông Nguyễn Duy Cầm và ông Chu Đình Dương,
ông Tạ Văn Thanh) đã không đến đăng ký cam kết không tham gia khai thác
vàng trái phép trên địa bàn theo quy định là vi phạm tại Điều 5 của Quyết định
số 2693/2010/QĐ-UBND, ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn quy định
về quản lý xe chuyên dùng và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
trong hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Vì

16


vậy, việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm là hoàn toàn đúng quy định của
pháp luật.
1.2. Phương án II:
1. Xử phạt hành chính đối với ông Triệu Văn Phương, bà Nông Thị Tuyết
- trú tại thôn Bản Slành, xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn vì hành
vi khai thác khoáng sản vàng trái phép với mức phạt: 70.000.000đ/người.
2. Trả lại tang vật, phương tiện vi phạm là 04 máy xúc cho chủ sở hữu là
ông Nguyễn Duy Cầm và ông Chu Đình Dương, ông Tạ Văn Thanh căn cứ vào
khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Với lý do: vì
ông Triệu Văn Phương, bà Nông Thị Tuyết không phải là chủ sở hữu của các
phương tiện máy móc nêu trên mà chỉ là đi thuê mượn của người khác để sử
dụng vào việc khai thác khoáng sản trái phép mà chủ sở hữu không biết là bị
chiếm đoạt sử dụng trái phép.
* Ưu điểm: Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Triệu Văn
Phương và bà Nông Thị Tuyết - trú tại thôn Bản Slành, xã Thượng Ân, huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn là người tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản vàng

trái phép với mức phạt: 70.000.000đ/người (Bảy mươi triệu đồng chẵn) là hoàn
toàn phù hợp và đúng quy định của pháp luật.
* Nhược điểm: Tuy nhiên, việc trả lại tang vật, phương tiện vi phạm (04
máy xúc) cho chủ sở hữu là không đúng theo quy định vì: Căn cứ điểm c, khoản
5, Điều 11 Nghị định số 150/2004/NĐ-CP, ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản được sửa đổi, bổ
sung tại điểm b, khoản 6, Điều 11 thuộc khoản 3, Điều 1 của Nghị định số
77/2007/NĐ-CP, ngày 10/5/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 150/2004/NĐ-CP, ngày 29/7/2004 của Chính phủ thì đối với
những tang vật, phương tiện được sử dụng để khai thác khoáng sản quý, hiếm sẽ
bị tịch thu sung công quỹ Nhà nước. Hơn nữa, vì trước khi đem máy xúc vào sử
17


dụng tại địa bàn xã Thượng Ân thì chủ máy xúc (ông Cầm, ông Dương, ông Tài)
đã không đến đăng ký cam kết không tham gia khai thác vàng trái phép trên địa
bàn theo quy định là vi phạm tại Điều 5 của Quyết định số 2693/2010/QĐUBND, ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn quy định về quản lý xe
chuyên dùng và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động
khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Như vậy, phương án này là không khả thi và không thể áp dụng được.
2. Lựa chọn phương án để giải quyết
Theo tôi, phương án giải quyết đúng đắn nhất, phù hợp và cần thiết nhất
chính là phương án I.
1. Xử phạt hành chính đối với ông Triệu Văn Phương, bà Nông Thị Tuyết
- trú tại thôn Bản Slành, xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn vì hành
vi khai thác khoáng sản vàng trái phép với mức phạt: 70.000.000đ/người.
2. Xử phạt bổ sung: Tịch thu sung công quỹ nhà nước toàn bộ tang vật,
phương tiện dùng để khai thác khoáng sản vàng trái phép.
Bởi vì: Hành vi khai thác khoáng sản vàng trái phép của ông Phương và
bà Tuyết đã vi phạm khoản 4, Điều 11 Nghị định 150/2004/NĐ-CP, ngày

29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực khoáng sản và được sửa đổi bổ sung tại điểm đ, khoản 5, Điều 11 thuộc
khoản 3 Điều 1 Nghị định số 77/2007/NĐ-CP, ngày 10/5/2007 của Chính phủ thì
mức phạt tiền 70.000.000đ đối với ông Triệu Văn Phương và bà Nông Thị tuyết
là mức phạt trung bình của khung hình phạt, là hoàn toàn phù hợp và đúng quy
định.
Đối với việc tịch thu sung công quỹ Nhà nước toàn bộ các tang vật,
phương tiện vi phạm khai thác vàng trái phép là hoàn toàn đúng theo quy định
của pháp luật. Bởi vì: Căn cứ điểm c, khoản 5, Điều 11 Nghị định số
150/2004/NĐ-CP, ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
18


hành chính trong lĩnh vực khoáng sản được sửa đổi, bổ sung tại điểm b, khoản 6,
Điều 11 thuộc khoản 3, Điều 1 của Nghị định số 77/2007/NĐ-CP, ngày
10/5/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
150/2004/NĐ-CP, ngày 29/7/2004 của Chính phủ thì đối với những tang vật,
phương tiện được sử dụng để khai thác khoáng sản quý, hiếm sẽ bị tịch thu sung
công quỹ Nhà nước. Hơn nữa, vì trước khi đem máy xúc vào sử dụng tại địa bàn
xã Thượng Ân thì chủ máy xúc (ông Cầm, ông Dương, ông Tài) đã không đến
đăng ký cam kết không tham gia khai thác vàng trái phép trên địa bàn theo quy
định là vi phạm tại Điều 5 của Quyết định số 2693/2010/QĐ-UBND, ngày
10/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn quy định về quản lý xe chuyên dùng và xử
lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác khoáng
sản trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Vì vậy, việc tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
Đây là quyết định đúng và phù hợp vì được áp dụng theo quy định của
pháp luật. Thể hiện rõ sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật đối với
những hành vi vi phạm. Qua đó, góp phần đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các
hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường, nhất là đối hành vi khai

thác khoáng sản vàng trái phép tại địa phương.
V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA
CHỌN
Căn cứ vào Biên bản sự việc (hồi 20 giờ 30 phút ngày 9/10/2011) tại cánh
đồng Nà Sào, thôn Bản Slành, xã Thượng Ân; Biên bản tạm giữ tang vật,
phương tiện vi phạm; Biên bản xác minh đối tượng vi phạm và tang vật, phương
tiện vi phạm; Biên bản xác minh chủ sở hữu tang vật, phương tiện vi phạm; Biên
bản vi phạm hành chính về lĩnh vực khoáng sản đối với ông Triệu Văn Phương
và bà Nông Thị Tuyết trú tại thôn Bản Slành, xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn.

19


UBND huyện Ngân Sơn đã có báo cáo và chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm
hành chính nêu trên đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét ra Quyết định xử phạt
theo đúng pháp luật.
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002; Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày
8/3/2007; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính ngày 02/4/2008;
Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính Phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và Nghị định
số 77/2007/NĐ-CP ngày 10/5/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính Phủ quy định về mức xử phạt

hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
Quyết định số 2693/2010/QĐ-UBND, ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh
Bắc Kạn quy định về quản lý xe chuyên dùng và xử lý tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính trong hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn.
Ngày 10/01/2012 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn ra Quyết định số 83/QĐXPHC về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với ông
Triệu Văn Phương, bà Nông Thị Tuyết trú tại thôn Bản Slành, xã Thượng Ân,
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn như sau:

20


1. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với ông
Triệu Văn Phương, bà Nông Thị Tuyết trú tại thôn Bản Slành, xã Thượng Ân,
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền: 70.000.000đ/người. Vì hành vi khai
thác khoáng sản trái phép đã vi phạm khoản 4, Điều 11 Nghị định số
150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và được sửa đổi, bổ sung tại điểm đ, khoản
5, Điều 11 thuộc khoản 3, Điều 1 Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10/5/2007
của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐCP ngày 29/7/2004 của Chính Phủ.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu sung công quỹ nhà nước các tang
vật, phương tiện khai thác vàng trái phép gồm: 04 máy xúc, 01 giàn tuyển sắt, 05
máy nổ Trung Quốc, 04 củ sên + 6 vòi nước. Vì căn cứ điểm c, khoản 5, Điều 11
Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính Phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và được sửa đổi, bổ sung tại
điểm b, khoản 6, Điều 11 thuộc khoản 3, Điều 1 Nghị định số 77/2007/NĐ-CP
ngày 10/5/2007 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính Phủ; Và căn cứ Điều 5 Quyết định
số 2693/2010/QĐ-UBND, ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc

ban hành quy định về quản lý xe máy chuyên dùng và xử lý tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn thì các phương tiện dùng để khai thác khoáng sản sẽ bị tịch thu
sung công quỹ Nhà nước.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định, ông Triệu
Văn Phương và bà Nông Thị Tuyết có trách nhiệm nộp tiền phạt theo Điều 1 vào
tài khoản số 920 900 000 011 của Sở Tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc

21


Kạn, nếu quả thời hạn trên mà ông Triệu Văn Phương và bà Nông Thị Tuyết
không tự giác chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
Nếu không đồng ý với Quyết định này ông Triệu Văn Phương, bà Nông
Thị Tuyết có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
3. Giao UBND huyện Ngân Sơn theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quyết
định này.
4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn,
Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn và ông Triệu Văn
Phương, bà Nông Thị Tuyết chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Tình huống đã nêu trên đây là tình huống có thật, đã được các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Việc giải quyết theo phương án I sẽ phần
nào ngăn chặn được tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đang diễn ra ngày
càng phức tạp tại một số xã của huyện Ngân Sơn. Qua đó góp phần chuyển biến
tích cực nhận thức pháp luật về tài nguyên và môi trường ở cấp cơ sở, cụ thể là
trên địa bàn xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn.
2. Kiến nghị:

Qua nghiên cứu vụ việc trên và tình hình thực tế tại địa phương, để quản
lý nhà nước tốt về tài nguyên khoáng sản và môi trường, tôi xin đưa ra một số
kiến nghị như sau:
- Đề nghị các cấp chính quyền có biện pháp mạnh hơn trong việc xử lý
ngăn chặn các hành vi vi phạm về khai thác vàng trái phép trên địa bàn huyện
Ngân Sơn. Tăng cường việc kiểm tra, giám sát cơ sở tại những địa điểm có vàng
tránh tình trạng khai thác tràn lan, công khai gây bức xúc trong thời gian qua.
22


- Cần tăng cường nhân lực về quản lý tài nguyên và môi trường ở cơ sở.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên và
môi trường; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về tài
nguyên và môi trường của cấp dưới và các tổ chức, cá nhân; hướng dẫn, chỉ đạo
xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm.
Trên đây là những nội dung về tình huống và phương pháp xứ lý tình
hưống xảy ra trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước mà tác giả
rút ra được trong quá trình công tác và học tập chương trình Bồi dưỡng kiến thức
Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên năm 2012 do Trường Chính trị tỉnh Bắc
Kạn tổ chức. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn có hạn, nên Tiểu luận này
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy, cô giáo Trường Chính
trị tỉnh Bắc Kạn góp ý để tôi rút kinh nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước (chương trình chuyên
viên) do Học viện hành chính Quốc gia phát hành.
2. Luật Khoáng sản, số hiệu 2/1996/QHIX ngày 20/3/1996 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản ngày 14/6/2005.
3. Luật Bảo vệ môi trường, số hiệu 52/2005/QH11 ngày 12/12/2005.
4. Nghị định số: 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy

định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
5. Nghị định số: 77/2007/NĐ-CP ngày 10/05/2007 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004.
6. Nghị định số 128/2008/NĐ-CP, ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính ngày 02/4/2008.
23


7. Nghị định số: 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Khoáng sản.
8. Quyết định số: 2693/2010/QĐ-UBND, ngày 10/12/2010 của UBND
tỉnh Bắc Kạn quy định về quản lý xe chuyên dùng và xử lý tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn.

24



×