CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
SGDCK TP.HCM
1.1. Lịch sử hình thành:
Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, duy
trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo
hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư
phát triển.
Vì vậy, việc xây dựng TTCK ở VN đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm
huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh
tế thông qua chứng khoán nợ và chứng khoán vốn.
Thêm vào đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với sự hình thành và
phát triển của TTCK sẽ tạo môi trường ngày càng công khai và lành mạnh hơn. Ngày
10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng
khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai (02) Trung tâm Giao
dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành,
và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết.
Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, Trung
tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết định
số:599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.
Ngày 08/08/2007, SGDCK TP.HCM đã chính thức được khai trương.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước,
được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo
Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các
quy định khác của pháp luật có liên quan
1.2. Quyền hạn và nghĩa vụ
1.2.1. Quyền hạn
- Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố
thông tin và thành viên giao dịch sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp
thuận;
- Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán;
- Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch
chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà
đầu tư;
- Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết
chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán;
- Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch chứng
khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;
- Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch
tại Sở giao dịch chứng khoán;
- Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết;
1
- Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.
- Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh
chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;.
1.2.2. Nghĩa vụ
- Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai,
công bằng, trật tự và hiệu quả;
- Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của
pháp luật
- Thực hiện công bố thông tin về giao dịch chứng khoán, thông tin về tổ chức niêm yết
tại Sở giao dịch chứng khoán, thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ,
quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và thông tin giám sát hoạt động
của thị trường chứng khoán
- Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công
tác điều tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị
trường chứng khoán
- Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị
trường chứng khoán cho nhà đầu tư;
- Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở giao dịch chứng
khoán gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng.
1.3. Cơ cấu tổ chức
2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT
ĐỘNG TẠI SGDCK TP.HCM
10 NĂM QUA
2.1. Hoạt động niêm yết
2.1.1. Điều kiện niêm yết
a) Đối với cổ phiếu
- Công ty cổ phần có vốn điều lệ từ 80 tỷ VNĐ
- Hoạt động kinh doanh 2 năm liền có lãi.
- Không có nợ quá hạn chưa được dự phòng
- Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ
- Thành viên HĐQT, ban kiểm soát, Giám đốc phải cam kết nắm giữ 100% cổ phiếu
mình nắm giữ trong 6 tháng kể từ ngày niêm yết, 50% số cổ phiếu này trong 6 tháng
tiếp theo.
b) Đối với trái phiếu
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 80 tỷ VNĐ.
- Hoạt động 2 năm liền có lãi
- Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng 1 đợt phát hành
2.1.2. Tình hình niêm yết
Năm 2000, với 2 công ty niêm yết khi đưa TTGDCK TPHCM vào hoạt động,TTCK
đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN Index
liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm vào ngày 25/06/2001. Sau đó thị trường
liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003.
Kể từ năm 2006 đến nay, TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bước tăng trưởng
mạnh mẽ về số lượng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch.
Tính chung cả thị trường đến 31/12/2009 có 196 cổ phiếu, 4 chứng chỉ quỹ, 61 trái
phiếu đang được niêm yết và giao dịch trên HOSE với tổng giá trị niêm yết đạt 120 ngàn
tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005. Tổng giá trị vốn hoá thị trường tính tại thời
điểm 31/12/2009 ước đạt 620,551 ngàn tỷ đồng tương đương với gần 38% GDP cả năm
2009. Có thể nói năm 2009 HOSE đã rất thành công khi cung cấp được khá nhiều hàng
hoá cho thị trường trong đó có những tên tuổi lớn như Tập đoàn Bảo Viêt, Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất
nhập khẩu Việt Nam, CTCP Tập đoàn Masan… Tổng số tiền huy động được trong năm
đạt khoảng 3,9 nghàn tỷ đồng
3
Bảng 1 : Số lượng các loại chứng khoán niêm yết tại SGDCK TP. HCM
Năm
Số loại
2008
2009
CK niêm yết
Cổ phiếu
5
20
22
26
32
35
107 138 170
Chứng chỉ quỹ
0
0
0
0
1
1
2
3
4
Trái phiếu công ty
1
2
2
2
1
0
3
10
8
Nguồn : Báo cáo tổng kết của SGDCK TP.HCM vào ngày 31/12/2009
196
4
6
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006 2007
Tính đến ngày 31/12/2009, tổng giá trị niêm yết (theo mệnh giá) toàn thị trường là
120.093 ngàn tỷ đồng, trong đó cổ phiếu của 196 công ty cổ phần là 104.233 ngàn tỷ đồng,
bốn quỹ đầu tư chứng khoán là 2.521 tỷ đồng và trái phiếu là 13.339 tỷ đồng.
Riêng về khối lượng chứng khoán niêm yết tại SGDCK TP.HCM tính đến 31/12/2009 là
10.808.767 chứng khoán gồm 10.423.317.994 cổ phiếu, 252.055.530 chứng chỉ quỹ và
133.393.565 trái phiếu.
Như vậy, cổ phiếu vẫn là hàng hóa chủ yếu tại SGDCK TP.HCM xét cả về số mã niêm
yết, khối lượng niêm yết và giá trị niêm yết.
Hình 1: Tỷ trọng khối lượng niêm yết của các CK tại SGDCK TP.HCM năm 2009
Nguồn: Báo cáo thường niên 2009 của SGDCK TP.HCM
Hình 2: Tỷ trọng về giá trị niêm yết của các CK tại SGDCK TP.HCM năm 2009
4
Nguồn: Báo cáo thường niên 2009 của SGDCK TP.HCM
Về trái phiếu, trong giai đoạn 2000-2002, trái phiếu Chính phủ là hàng hoá niêm yết chủ
đạo tại TTGDCK TPHCM nhưng với số lượng không nhiều (40 mã). Trong giai đoạn này
trái phiếu Chính phủ tương đối kém thanh khoản, giá trị giao dịch bình quân cũng rất thấp,
với khoảng 2% giá trị trái phiếu Chính phủ niêm yết. Giai đoạn 2004-2007, giá trị trái phiếu
niêm yết so với GDP tăng đáng kể, lên đến 11,3% GDP, đồng thời nhiều quy định mới được
áp dụng nhằm thúc đẩy giao dịch trái phiểu như: không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái
phiếu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài; bỏ biên độ dao động giá; cơ chế giao dịch thoả
thuận, rút ngắn thời gian thanh toán T+1. Vì vậy, tính thanh khoản của thị trường cũng tăng
dần. Trong thời gian gần đây, do biến động của lãi suất, việc phát hành trái phiếu chính phủ
không được như mong muốn, dẫn đến tỷ lệ giá trị niêm yết so với GDP giảm xuống và chỉ
còn khoảng 10,81% vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, nếu so sánh với tổng dư nợ trái phiếu
phát hành là 16,9% GDP thì vẫn còn một khối lượng khá lớn trái phiếu chưa được đưa vào
niêm yết và giao dịch trên các SGDCK. Số trái phiếu này phần lớn là trái phiếu doanh nghiệp
phát hành trong thời gian gần đây.
Mặc dù đã có những bước phát triển nhảy vọt nhưng thị trường giao dich cổ phiếu còn
nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản đặc biệt khi thị trường có dấu hiệu suy giảm.
Bên cạnh đó, hàng hoá niêm yết trên SGDCK chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp
ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư ( chưa có các sản phẩm phái sinh,
các sản phẩm đầu tư tập thể). Các dịch vụ tiện ích cho đầu tư trên thị trường còn nghèo nàn
(chưa có các nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán trước ngày hoàn tất giao dịch), tính minh
bạch của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu công chúng đầu tư.
2.2. Hoạt động giao dịch
2.2.1. Cơ chế giao dịch tại HOSE
5
a. Đơn vị giao dịch
-
-
Cổ phiếu
Trái phiếu
Chứng chỉ quy
10 cổ phiếu
10 trái phiếu
10 chứng chỉ quỹ
b. Các thuật ngữ về giá
Giá tham chiếu: Giá tham chiếu của chứng khoán trong phiên giao dịch là giá đóng
cửa trong phiên giao dịch liền trước
Giá sàn: là giá thấp nhất của chứng khoán trong phiên giao dịch
Giá sàn = giá tham chiếu x (1 – biên độ dao động giá)
Giá trần: là giá cao nhất của chứng khoán trong phiên giao dịch
Giá trần = giá tham chiếu x (1 + biên độ dao động giá)
Biên độ giao động giá: ± 5%
Giá mở cửa: là giá chứng khoán thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên trong phiên giao
dịch
Giá đóng cửa: là giá chứng khoán thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong phiên
giao dịch
c. Đơn vị yết giá
Giá cổ phiếu
Đơn vị yết giá
Nhỏ hơn 50.000 đồng
100 đồng
Từ 50.000 đồng đến 99.500 đồng
500 đồng
Từ 100.000 đồng trở lên
1000 đồng
Giá trái phiếu
Đơn vị yết giá
Mọi mức giá
100 đồng
d. Các loại lệnh giao dịch
- LO: Lệnh giới hạn( Limited Order): Là loại lệnh trong đó khách hàng ấn định trước
một mức giá thực thi trong lệnh.
- ATO: Lệnh với giá lúc mở cửa (At The Open): Là loại lệnh trong đó khách hàng
không ấn định mức giá cụ thể mà chỉ ấn định việc thực thi lệnh theo mức giá tại thời
điểm khớp lệnh mở cửa.
- ATC: Lệnh với giá lúc đóng cửa ( At The Close): ): Là loại lệnh trong đó khách hàng
không ấn định mức giá cụ thể mà chỉ ấn định việc thực thi lệnh theo mức giá tại thời
điểm khớp lệnh đóng cửa.
- CO: Lệnh hủy (Cancel order): Là loại lệnh khách hàng sử dụng để yêu cầu môi giới
hủy bỏ lệnh trước đó của mình, còn chưa được thực thi.
e. Thời gian giao dịch
- Phiên 1: Phiên ATO – khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa: Từ 8h30 – 9h.
6
- Phiên 2: Phiên khớp lệnh liên tục: Từ 9h- 10h30
- Phiên 3: Phiên ATC – khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa: Từ 10h30-10h45
- Phiên 4: Giao dịch thỏa thuận: Từ 10h45-11h.
f. Nguyên tắc khớp lệnh
- Ưu tiên về giá:
+ Lệnh mua có mức giá đặt cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
+ Lệnh bán có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Ưu tiên về thời gian: trong các lệnh đặt mua hoặc bán có cùng mức giá thì lệnh nào
nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
2.2.2. Tình hình hoạt động giao dịch
Khi thị trường bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000, chỉ có 2 loại cổ
phiếu được niêm yết, giao dịch với tổng giá trị vốn niêm yết là 270 tỷ đồng. Tính đến ngày
31/12/2009, số chứng khoán niêm yết tại SGDCK TP. HCM gồm 196 cổ phiếu, 61 trái phiếu
và 04 chứng chỉ quỹ đầu tư. Như vậy số lượng chứng khoán giao dịch tại Sở đã không ngừng
tăng lên theo các năm. Điều này giúp nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn để đa dạng hóa hoạt
động đầu tư của mình.
Nhìn chung, từ năm 2000 đến đầu năm 2007, thị trường có những bước phát triển theo
chiều hướng ổn định. Năm 2008, do gặp nhiều khó khăn, hoạt động giao dịch cũng chịu
nhiều ảnh hưởng. Thị trường liên tiếp giảm mạnh vào khoảng thời gian cuối năm 2008. Tính
đến 31/12/2008, với 245 phiên giao dịch, tổng khối lượng chứng khoán giao dịch trên
SGDCK TP.HCM đạt 3.495 triệu chứng khoán, tương đương 152,6 ngàn tỷ đồng, tăng 48%
về khối lượng, nhưng giảm 37% về giá trị so với năm 2007. Tính bình quân mỗi phiên giao
dịch đạt 13,9 triệu đơn vị/phiên, tương đương gần 632 tỷ đồng/phiên. Tỷ lệ thanh khoản của
thị trường đạt 55%. Mức thanh khoản của thị trường tăng mạnh vào năm 2009. Với 251
phiên, giao dịch qua HOSE đạt 11,089 triệu chứng khoán, tương đương 432.651 tỷ đồng
trong năm 2009. Tính bình quân mỗi phiên giao dịch đạt 44,2 triệu đơn vị, tương đương
1.724 tỷ đồng, tăng 2,18 lần về khối lượng và 1,77 lần về giá trị so với năm 2008. Thị trường
ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục vào ngày 23/10/2009 với 133,4 triệu chứng khoán tương
đương 6.204 tỷ đồng
Xét về phương diện giá trị vốn hóa thị trường, trong 8 năm hoạt động từ 2000 đến
2008, giá trị vốn hóa thị trường có sự biến động mạnh từ năm 2006. Năm 2006, giá trị vốn
hóa của thị trường là 147.967 tỷ đồng, gấp 20,02 lần so với năm 2005. Năm 2007 tiếp tục có
sự tăng trưởng mạnh mẽ với tổng giá trị vốn hóa thị trường là 364.425 tỷ đồng. Năm 2008,
chỉ tiêu vốn hóa thị trường đã giảm xuống còn 169.346 tỷ đồng. Sang năm 2009, giá trị vốn
7
hoá thị trường niêm yết trên sàn HOSE (31/12/2009) đạt 495.094 tỷ đồng, tăng 1,92 lần so
với năm 2008. Tính đến hết năm 2009 có 793.000 tài khoản giao dịch được mở tại các công
ty chứng khoán, trong đó có 780.500 tài khoản trong nước và 12.500 tài khoản nước ngoài
Hình 3: Giá trị vốn hóa thị trường qua các năm
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 của SGDCK TP.HCM
2.3. Hoạt động của các công ty chứng khoán thành viên
▪ Về quy mô:
Số lượng và vốn điều lệ của công ty chứng khoán thành viên tăng trưởng dần theo quy
mô giao dịch thị trường. Trong 10 năm thị trường chứng khoán hoạt động có hai thời điểm
mà các thành viên tăng trưởng mạnh: đó là năm 2003, 2006 tương ứng với giai đoạn hồi phục
của thị trường chứng khoán. Nổi bật nhất là sự tăng trưởng của Công ty Chứng khoán Sài
Gòn (SSI) qua từng năm hoạt động. SSI được thành lập vào năm 2000 với mức vốn chỉ ở
mức 9 tỷ đồng, qua nhiều đợt tăng vốn điều lệ, hiện nay vốn điều lệ của SSI là 1.533,334 tỷ
đồng.
Đặc biệt các thành viên cũng đã tận dụng được vốn, kinh nghiệm quản lý, cung cấp
dịch vụ cho các nhà đầu tư qua việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài như Công
ty Chứng khoán Mê Kông với Công ty Indochina Capital Corp, Công ty Chứng khoán TP.
HCM với Công ty Dragon Capital.
Tính đến 31/12/2009, số lượng các công ty chứng khoán là thành viên của SGDCK
TP.HCM không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2000, khi thị trường mới đi vào hoạt
động, chỉ có 7 công ty chứng khoán thành viên với tổng số vốn điều lệ là 257 tỷ đồng thì đến
8
năm 2009, số lượng công ty chứng khoán đã tăng lên đến 99 công ty với tổng số vốn điều lệ
đạt hơn 24.388 tỷ đồng.
Bảng: Vốn điều lệ của công ty chứng khoán thành viên tại SGDCK TP.HCM qua các năm
Năm
Số CTCK
Vốn điều lệ
(tỷ đồng)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
7
8
9
11
13
13
22
62
91
99
257
317
388
523
2.602
9956,57
605,75 661,75
20296
24388
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 của SGDCK TP.HCM
Về thị phần hoạt động:
Các công ty lớn, có thương hiệu và uy tín trên thị trường như CTCP Chứng khoán Sài
Gòn, CT TNHH CK Ngân hàng Ngoại thương VN, CT TNHH Một thành viên CK Ngân
hàng Sài Gòn Thương Tín,…vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thị phần hoạt động môi giới trong
và ngoài nước cũng như hoạt động tự doanh.
Xét riêng hoạt động môi giới cổ phiếu trong nước, CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
đang dẫn đầu với thị phần 8,53% trên tổng giá trị mua bán cổ phiếu trong năm 2008. Trong
lúc đó, CT TNHH CK Ngân hàng Ngoại thương VN (VCBS) chiếm 27,92% tổng giá trị mua
bán trái phiếu năm 2008, dẫn đầu thị phần hoạt động môi giới trái phiếu trong nước.
Về chất lượng hoạt động:
Có thể nói các công ty chứng khoán đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
tồn tại và phát triển của TTCK VN. Sự ra đời hàng loạt của các công ty chứng khoán trong
những năm vừa qua đã đáp ứng được nhu cầu dịch vụ cho số lượng nhà đầu tư ngày một gia
tăng, đồng thời tạo ra áp lực buộc các công ty chứng khoán phải tự hoàn thiện mình và không
ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của mình để giữ vững được thị phần của mình.
Kể từ khi quy chế thành viên giao dịch kèm theo Quyết định 03/Q Đ-SGDHCM ngày
04/01/2008 được ban hành, điều kiện trở thành thành viên đã được nâng cao hơn đặc biệt là
đối với cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động giao dịch, công bố thông tin cho nhà đầu tư…
của công ty chứng khoán. Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành viên cũng được cải tiến
theo hướng khoa học hơn, vừa tinh gọn và tiết kiệm thời gian cho công ty chứng khoán trong
quá trình đăng ký làm thành viên nhưng vẫn tuân thủ các quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán thành viên ngày càng năng động trong phát
triển nghiệp vụ kinh doanh. Vào năm 2002 khi thị trường chứng khoán có xu hướng đi
xuống, tổng giá trị giao dịch cổ phiếu đạt thấp, doanh thu từ nghiệp vụ môi giới không đủ để
9
bù chi phí, lúc đó các thành viên Nông Nghiệp và Ngoại Thương đã tìm thấy hướng ra trong
kinh doanh bằng cách tham gia mạnh và sâu vào thị trường trái phiếu Chính phủ như tham
gia bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, giao dịch Repo (là giao dịch mua lại trái phiếu
theo Hợp đồng), và đã đạt lợi nhuận cao trong nghiệp vụ này. Năm 2003 tổng khối lượng trái
phiếu được giao dịch đạt 25 triệu trái phiếu, cao gấp 12 lần so với tổng khối lượng giao dịch
trái phiếu của 3 năm từ 2000 đến 2002.
Mặt khác, các thành viên còn sử dụng nhiều dịch vụ tiện ích về tài chính và cơ sở vật
chất kỹ thuật để phục vụ cho khách hàng. Điểm nổi bật tại các thành viên là việc sử dụng hệ
thống mạng để phục vụ khách hàng, như tại Bảo Việt khách hàng có thể truy cập ngay vào
tài khoản giao dịch, tại Ngân hàng Ngoại Thương khách hàng có thể đặt lệnh giao dịch
Internet, tại công ty chứng khoán Thành phố khách hàng có thể biết được tình hình lệnh khớp
qua tin nhắn SMS.
Ngoài ra, kể từ năm 2004, đi cùng với chiến lược cải cách nền kinh tế của Chính Phủ,
điển hình là tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ
thì các thành viên đã tham gia một cách tích cực, góp một phần đẩy nhanh tiến trình này qua
các hoạt động tư vấn cổ phần hóa, tổ chức đấu giá và bảo lãnh phát hành.
Hiện nay, một tồn tại thấy rõ nhất đối với các công ty chứng khoán là quy mô vốn
điều lệ còn thấp, do đó hoạt động mang tính thiếu ổn định và thiếu chuyên nghiệp. Nhiều
công ty chứng khoán chỉ tập trung vào nghiệp vụ môi giới và tự doanh, nhiều nghiệp vụ khác
chưa được khai thác một cách đúng mức. Trong giai đoạn thị trường gặp nhiều khó khăn thời
điểm cuối năm 2007 và trong năm 2008, các công ty chứng khoán phải đối mặt với hàng loạt
thử thách, thậm chí một số công ty chứng khoán lớn cũng không thoát khỏi cảnh thu không
đủ bù chi.
Ngoài ra, sự phát triển quá nhanh về số lượng các công ty chứng khoán cũng là điều
đáng lo ngại. Tại các TTCK của các nước láng giềng như TTCK Trung Quốc, TTCK Thái
Lan, số lượng các công ty chứng khoán đều ở mức vừa phải. Chẳng hạn Trung Quốc dân số
gần 2 tỷ người, nhưng chỉ có hơn 100 công ty chứng khoán, Malaysia có khoảng hơn 30
công ty chứng khoán, còn Thái Lan có khoảng hơn 40 công ty chứng khoán. Nếu so sánh với
các thị trường nói trên, ta dễ thấy sự chênh lệch và mất cân đối giữa số lượng công ty chứng
khoán và giá trị vốn hóa thị trường. Do đó thị phần gần như tập trung vào một số công ty
10
chứng khoán lớn, có sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng mẹ. Những công ty
chứng khoán quy mô nhỏ khá chật vật trong cuộc chiến dành số thị phần ít ỏi còn lại.
Một vấn đề khác mà các công ty chứng khoán đang đối mặt là sự thiếu hụt nguồn
nhân lực. Số nhân viên được cấp Chứng chỉ hành nghề của UBCKNN còn ít. Mặt khác, Quy
chế hành nghề chứng khoán chưa được chính thức ban hành nên tại một số công ty, một số
người hành nghề đã có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề nhưng chưa được cấp.
Bên cạnh đó, một số công ty có số người hành nghề tương đối ít so với yêu cầu tối thiểu theo
quy định, giữa các Cty CK có xu hướng dịch chuyển, thu hút, lôi kéo nhân viên hành nghề...
11
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
NHẰM PHÁT TRIỂN HOSE
Thò trường chứng khoán Việt Nam đang dần dần được nền kinh tế đón nhận
và bước đầu khẳng đònh được vai trò quan trọng trong việc tạo ra kênh huy động vốn
trung và dài hạn phục vụ đầu tư phát triển. Từ việc điểm qua và phân tích tình hình
của thò trường chứng khoán trong gần 10 năm đi vào hoạt động, có thể nói đây là
thời điểm thuận lợi để các đầu tư chứng khoán đi vào hoạt động, khẳng đònh ưu thế
của mình so với phương thức đầu tư riêng lẻ và ít mang tính chuyên nghiệp như trước
đây.
3.1. Quan điểm và đònh hướng phát triển
Nghò quyết Trung ương khóa IX của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam đã đưa ra bảy nhóm chủ trương, giải pháp lớn cần thực hiện, đối với
việc phát triển kinh tế Nghò quyết đã nhấn mạnh: “Tạo lập và phát triển đồng bộ
các loại thò trường, chú trọng hoàn thiện và mở rộng nhanh hoạt động của thò
trường chứng khoán để sớm trở thành một kênh huy động vốn có hiệu quả cho
đầu tư phát triển. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn của nhà
nước, hoạt động có hiệu quả chuyển thành công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu,
trái phiếu tham gia thò trường chứng khoán” (trích Nghò quyết Trung ương lần thứ
IX).
Ngoài ra, Chiến lược phát triển thò trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010
được Thủ tướng chính phủ ký phê duyệt ngày 5/8/2003 đã khẳng đònh:”Mở rộng,
phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, khuyến khích và tạo điều kiện
cho các nhà đầu tư cá nhân tham gia đầu tư chứng khoán thông qua việc góp vốn
vào các quỹ đầu tư chứng khoán. Thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức
trong đó có các quỹ đầu tư chứng khoán với vai trò là nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp và thực hiện chức năng nhà tạo lập thò trường”. Chủ trương trên
cho thấy sự quan tâm của Đảng và chính phủ đến việc phát triển thò trường chứng
khoán Việt Nam, xem đây là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy
12
đầu tư phát triển. Việc ban hành Chiến lược phát triển thò trường chứng khoán
đến năm 2010 ngày 5/8/2003 của Thủ tướng chính phủ là bước cụ thể hóa những
chủ trương của Nghò quyết IX đối với lónh vực chứng khoán và thò trường chứng
khoán, mở ra điều kiện pháp lý hết sức thuận lợi cho hoạt động của quỹ đầu tư
chứng khoán cũng như khẳng đònh vai trò của quỹ đầu tư trong sự phát triển
chung của thò trường chứng khoán. Vì vậy trong giai đoạn sắp tới phát triển Sở
Giao dịch chứng khốn TP.HCM - HOSE là cần thiết và có nhiều thuận lợi.
3.2. Một số đề xuất
Để Sở Giao dịch chứng khốn TP.HCM - HOSE hoạt động có hiệu quả và tạo
điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào hoạt động của Sở Giao dịch chứng
khốn TP.HCM - HOSE trong thời gian tới xin đề xuất một số vấn đề sau
3.2.1. Đề xuất liên quan đến việc hoàn thiện khung pháp lý
3.2.1.1 Ban hành, sửa đổi Luật chứng khoán và thống nhất các văn bản pháp
quy điều chỉnh hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và các chủ thể tham gia.
Mặc dù chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt
động của thò trường chứng khoán nhưng hiệu lực pháp lý chưa cao và phạm vi
điều chỉnh còn hẹp. Hiện nay Luật Chứng khoáng số 60 được xem là văn bản
pháp quy cao nhất điều chỉnh hoạt động của chứng khoán và thò trường chứng
khoán nhưng thực chất là điều chỉnh việc phát hành chứng khoán ra công chúng
để niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khốn TP.HCM - HOSE. Trong khi đó các
công ty niêm yết và công ty cổ phần phải đồng thời chòu sự điều chỉnh của Luật
doanh nghiệp và các văn bản pháp quy khác. Tuy nhiên, do Luật doanh nghiệp
được ban hành và có hiệu lực trước khi thò trường chứng khoán đi vào hoạt động
và do chưa gắn kết giữa hoạt động phát hành chứng khoán và niêm yết nên một
số quy đònh của Luật doanh nghiệp và các văn bản điều chỉnh lónh vực chứng
khoán có sự chồng chéo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực
hiện.
Do đó để thống nhất về mặt quản lý và tạo khung pháp lý cần thiết cho hoạt
động của thò trường chứng khoán cần thiết phải xây dựng sửa đđổi, bổ sung Luật
13
chứng khoán. Đây sẽ là văn bản pháp quy cao nhất trong lónh vực chứng khoán
và thò trường chứng khoán trên cơ sở thống nhất với các Luật khác có hiệu lực
điều chỉnh đối với các công ty cổ phần, tạo điều kiện cho các công ty cổ phần đủ
điều kiện tham gia niêm yết trên thò trường chứng khoán, đồng thời tạo điều kiện
cho các chủ thể tham gia thò trường.
3.2.1.2 Ban hành quy chế tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và
các chủ thể tham gia hoạt động tại Sở Giao dịch chứng khoáng TP.HCM - HOSE
Quỹ đầu tư chứng khoán là đònh chế tài chính còn khá mới mẻ đối với Việt Nam
do đó để tạo niềm tin đối với nhà đầu tư khi đầu tư qua quỹ chúng ta cần phải có
quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ
và ngân hàng giám sát nhằm cụ thể hóa quyền hạn và nghóa vụ của các chủ thể
tham gia cũng như quy đònh những biện pháp chế tài đối với những hành vi vi
phạm để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Tuy quy chế này đã được ban hành năm
1998 nhưng đến nay có nhiều nội dung của quy chế không còn phù hợp với quy
đònh của Nghò đònh 144/NĐ-CP ban hành năm 2003, vì vậy cần ban hành một quy
chế tổ chức và hoạt động mới cho quỹ đầu tư chứng khoán và các chủ thể có liên
quan. Cụ thể là cần quy đònh chặt chẽ, rõ ràng nghóa vụ công bố thông tin đối với
công ty quản lý quỹ về hoạt động của quỹ; quy đònh rõ điều kiện thành lập cũng
như những nghiệp vụ cụ thể, chi tiết cho các ngân hàng giám sát trong quá trình
thực thi giám sát hoạt động quản lý quỹ.
Tuy nhiên đây là nghiệp vụ mới đối với các ngân hàng thương mại do đó trước
mắt chúng ta nên chọn một số ngân hàng quốc doanh hoặc ngân hàng thương
mại cổ phần lớn, có uy tín làm ngân hàng giám sát và việc lựa chọn này phải
được sự chấp thuận của y ban chứng khoán nhà nước.
Cần đẩy nhanh cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh và đưa lên
niêm yết vì sẽ tạo ra sự đa dạng về chủng loại hàng hóa cho thò trường, giúp cho
việc phân tán rủi ro và tăng tính thanh khoản cho chứng chỉ quỹ. Từ đó Sở Giao
14
dịch chứng khốn TP.HCM - HOSE sẽ thu hút được sự quan tâm và tham gia nhiều
của nhà đầu tư hơn nữa.
Cần khuyến khích các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hình thức
cổ phần để niêm yết thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục hành
chính cũng như chính sách ưu đãi các doanh nghiệp này. Đây là một trong những
giải pháp để tăng cung hàng hóa cho thò trường chứng khoán vì bản thân các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã quen với cách thức quản trò công ty
theo thông lệ quốc tế nên là nguồn hàng có chất lượng và tiềm năng cho thò
trường chứng khoán.
3.2.1.3. Ưu đãi thuế cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh chứng khoán
Theo quy đònh hiện nay chỉ các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài vẫn phải chòu
thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bằng 5% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài
kể cả lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán. Do đó đây là điểm bất lợi cho họ xét
trên khía cạnh kinh tế.
Thêm vào đó, chính sách không bình đẳng về thuế giữa nhà đầu tư cá nhân và
nhà đầu tư có tổ chức (nhà đầu tư có tổ chức phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp) gây bất lợi cho các tổ chức này và hạn chế việc mua cổ phần của họ đối
với các doanh nghiệp trong nước vì chi phí mà các tổ chức này đầu tư vào doanh
nghiệp sẽ phải cộng thêm phần thuế mà họ phải nộp theo quy đònh, chưa kể thuế
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Tình trạng này sẽ cản trở việc hình thành các
nhà đầu tư có tổ chức và đi ngược lại đònh hướng đẩy mạnh sự hình thành các tổ
chức đầu tư.
Do đó để khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thò trường
chứng khoán Việt Nam đề nghò bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với
thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, điều này hoàn toàn phù hợp vơi
quy đònh về ưu đãi đầu tư nước ngoài đã đề cập tại Nghò đònh 164/2003/NĐ-CP
15
ngày 22/12/2003 bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với hoạt động
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và cũng phù hợp với thông lệ chung.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, do hoạt động kinh doanh chứng khoán là
loại hình có khả năng biến động lớn nên với thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp 25% hiện nay là quá cao nếu áp dụng cho các tổ chức kinh doanh chứng
khoán. Đề nghò quy đònh thuế suất ưu đãi hoặc miễn thuế từ 3 đến 5 năm cho
hoạt động kinh doanh chứng khoán và áp dụng thống nhất đối với tất cả các nhà
đầu tư có tổ chức trong và ngoài nước.
3.2.1..4 Tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần
Trong khi quy mô của đa số các công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết hiện nay
còn nhỏ, chưa kể tỷ lệ sở hữu nhà nước trong các công ty cổ phần từ các doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hóa thì thực chất tỷ lệ sở hữu 30% dành cho nhà đầu tư
nước ngoài là khoản giá trò rất khiêm tốn. Mặt khác với tỷ lệ 30% thì nhà đầu tư
nước ngoài không có điều kiện tham gia vào quá trình điều hành công ty. Điều
này trước hết làm nản lòng các nhà đầu tư, kế đến là hạn chế năng lực đóng góp
tích cực làm tăng giá trò doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ về mặt quản trò
doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên đầu tư chứng khoán là đầu tư tài chính và nhà đầu tư luôn đòi hỏi
chứng khoán có tính thanh khoản cao, nhưng tính thanh khoản cao của chứng
khoán cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn đònh của nền kinh tế khi dòng vốn
chảy ra, đặc biệt là dòng vốn đầu tư từ nước ngoài, chúng ta đã thấy tác động
tiêu cực của tình trạng này qua việc rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài khỏi Thái
Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Do đó hầu hết các quốc gia trên
thế giới đều quy đònh tỷ lệ khống chế về sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước
ngoài. Ví dụ tại Hàn Quốc và Thái Lan tỷ lệ này là 49%, tại Malaysia và
Indonesia tỷ lệ này là 40%.
16
Vì vậy, đề nghò nên tăng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong các
công ty cổ phần lên 40% để tạo nhiều cơ hội hơn cho nhà đầu tư nước ngoài về
phương diện đóng góp làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đối với
những ngành kinh tế mũi nhọn hoặc có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia thì nhà
nước có thể ban hành những quy đònh riêng.
3.2.2. Các đề xuất khác
3.2.3.1 Cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho
hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoáng TP.HCM - HOSE
TTCK là lónh vực đòi hỏi sự am hiểu, khả năng nhận đònh, phân tích và đánh giá
tình hình kinh tế xã hội nói chung và trong nhiều lónh vực cụ thể nói riêng để có
quyết đònh đầu tư đúng đắn và hiệu quả, ngay cả những nước có thò trường chứng
khoán phát triển lâu đời như Mỹ, Nhật, Châu u thì làm việc tại các Sở Giao
dịch chứng khoáng đều là những chuyên gia cao cấp về tài chính, rất am hiểu
tình hình kinh tế xã hội và là những người có khả năng phân tích đánh giá hết sức
nhạy bén.
Thò trường chứng khoán Việt Nam còn hết sức non trẻ với gần 10 năm hoạt động
nên một điều chắc chắn là chúng ta chưa chuẩn bò được nguồn nhân lực đáp ứng
nhu cầu thực tế. Trong thời gian tới khi quy mô của thò trường được mở rộng và
hoạt động Sở Giao dịch chứng khốn TP.HCM - HOSE õ đi vào quỹ đạo sẽ dẫn đến
nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực cả về lượng lẫn về chất.
Vì vậy, thiết nghó về dài hạn chúng ta cần có những chính sách đào tạo mang
tính chuyên sâu về ngành tín thác đầu tư, trước mắt chúng ta cần phải tổ chức thi
các khoá học và thi cấp chứng chỉ hành nghề cho những người tham gia điều
hành và quản lý.
3.2.3.4 Xúc tiến hình thành các tổ chức đònh mức tín nhiệm
Đối với các quốc gia có thò trường chứng khoán phát triển các tổ chức đònh mức
tín nhiệm là tổ chức trung gian đóng vai trò quan trọng và là cơ quan độc lập
17
đánh giá mức độ tín nhiệm hay nói cách khác là xác đònh độ rủi ro của các công
ty và xếp loại độ tin cậy đối với chứng khoán của công ty đó. Đây là các tổ chức
rất có uy tín và có khả năng phân tích chuyên nghiệp để đánh giá độ tín nhiệm
của từng loại chứng khoán. Người đầu tư tại các nước này có thể căn cứ vào mức
độ tin cậy của chứng khoán mà quyết đònh thành phần của danh mục đầu tư.
Tuy thò trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ nhưng về lâu dài việc hình
thành các tổ chức trung gian như tổ chức đònh mức tín nhiệm là điều cần thiết để
hỗ trợ cho nhà đầu tư trong việc phân tích, đánh giá giá trò công ty và giá chứng
khoán.
Kế hoạch của chính phủ trong vòng ba năm tới sẽ thực hiện cổ phần hóa gần
2000 doanh nghiệp nhà nước, đồng thời chỉ đònh một số tổng công ty, ngân hàng
thương mại cổ phần và cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh để
niêm yết trên thò trường chứng khoán. Với số lượng công ty lớn cùng với số công
ty cổ phần thành lập theo Luật doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết trong thời
gian tới sẽ giúp quy mô thò trường tăng nhanh đáng kể và có thể đạt mục tiêu
tăng gấp đôi số công ty niêm yết.
18
19