Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

di cư lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.78 KB, 25 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: Thực trạng di cư lao động của nước ta những năm gần đây

Tên sinh viên

: Nguyễn Thị Trang

Chuyên ngành đào tạo

: Phát triển nông thôn

Niên khóa

: 2012 - 2017

HÀ NỘI – 2016


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
.1.1. Sự cần thiết
Di cư là yếu tố tất yếu, là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã
hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải
quyết
việc làm, xoá đói giảm nghèo, là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh
tế - xã


hội bền vững. Kinh tế phát triển, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá,
chuyển đổi
cơ cấu nền kinh tế diễn ra nhanh chóng cùng với chính sách mở cửa, hội
nhập dẫn
đến việc di cư nội địa và ra nước ngoài tăng lên. Tuy nhiên, dòng di cư nói
chung,
trong đó có lao động di cư cũng là nhóm người dễ bị tổn thương, bị lạm
dụng và đồng thời gây ra những tác động đến kinh tế xã hội. Với bối
cảnh toàn cầu hoá, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới, việc
tiếp cận thị trường thế giới tác động tới các ngành công nghiệp mới và tạo
việc làm cho hàng triệu người, già và trẻ bước vào thị trường lao động mỗi
năm. Với điều kiện khan hiếm diện tích đất ở nông thôn, đặc biệt là đất nông
nghiệp và sự tăng trưởng dân số cao so với khu vực thành thị, vấn đề dư
thừa lao động ngày càng nổi cộm lên ở nông thôn và trở nên nghiêm trọng
hơn trong suốt 20 năm qua. Thất nghiệp và bán thất nghiệp đã và đang trở
thành vấn đề lớn vì khả năng tạo ra việc làm cho lao động ở nông thôn là rất
yếu.
Tất cả các nhân tố này cùng với khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và
nông
thôn đã sinh ra các dòng di cư từ nông thôn ra thành thị. Cùng với quá trình
công
nghiệp hoá và đô thị hoá vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam, khu vực thành thị
sẽ tiếp


tục được mở rộng và vùng nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại. Áp lực đối
với khu
vực nông thôn sẽ gia tăng và vì vậy, không thể tránh khỏi thực tế về các
dòng di cư
lao động lớn từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng lên.

Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn tìm hiểu đề tài : thực trạng và giải pháp di
cư lao động từ nông thôn ra thành thị ở nước ta trong giai đoạn 2004 –
2014.
1.2. mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và đề ra giải phát cho vấn đề di cư lao động từ
nông thôn ra thành thị ở nước ta trong thời gian qua.

1.2.2. mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị ở nước ta
trong thời gian qua.
- Đánh giá tác động của vấn đề đến kinh tế- xã hội nước ta.
- Đưa gia các giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực do di cư lao động từ
nông thôn ra thành thị gây ra.
1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng quan niệm rộng trong đó di cư được hiểu là một
hình thái di chuyển không gian từ một đơn vị hành chính này đến một đơn vị
hành chính khác, kèm theo sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên của con


người. Tuy nhiên, phạm vi của ‘thay đổi nơi cư trú thường xuyên’ trong
nghiên cứu này được giới hạn bởi di chuyển trong nước và di cư theo hướng
chủ yếu là nông thôn – thành thị.
Đối tượng di cư là người lao động. Đối tượng chính của nghiên cứu này
được xác định là di cư tự do, nghĩa là di cư không có tổ chức, không theo kế
hoạch, mang tính tự phát của người di cư.
1.4. phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: sử dụng các nguồn thông tin trên các kết
quả điều tra có sẵn.
- Phương pháp xử lí thông tin: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và

đánh giá số liệu thu thập được, phương pháp so sánh.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận về di cư lao động
2.1.1. Quan niệm về di cư
a. Khái niệm về di cư
Di cư là một thuật ngữ mô tả quá trình di chuyển dân số hoặc là quá trình
con
người rời bỏ hoặc hội nhập vào một đơn vị hành chính - địa lý nhất định.
Đối với Việt Nam, “di cư được định nghĩa là sự di chuyển của con người
từ nơi này đến nơi khác đó là chuyển đến một huyện khác, thành phố khác,
một tỉnh khác hay một nước khác trong một khoảng thời gian nhất định”.
Khái niệm di cư từ nông thôn ra thành thị:
- Di cư từ nông thôn ra thành thị là sự di chuyển của con người từ nông thôn
ra
thành thị trong một khoảng thời gian nhất định (xét theo yếu tố nơi đi và nơi
đến
của loại hình di cư).
- Các nhà kinh tế học cho rằng: di cư từ nông thôn ra thành thị là một quá
trình di


chuyển của lao động từ khu vực kém phát triển hơn đến khu vực phát triển
hơn.
Trong đó:
- Nông thôn: là chỉ vùng đất mà người dân sinh sống chủ yếu bằng nông
nghiệp.
- Thành thị: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ
như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng
trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu

vùng trong huyện.
- Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các
hoạt
động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế
quy
hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4000
người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km².
b. Các khái niệm liên quan đến di cư
- Người di dân:
Là người đã thay đổi nơi thường trú của mình từ một khu vực này đến một
khu
vực khác, ít nhất là một lần trong khoảng thời gian nhất định. Di dân có thể
liên
quan đến một hay nhiều cá nhân di chuyển, một gia đình hay thậm chí là cả
một
cộng đồng.
- Sự nhập cư và sự xuất cư:
Đây là khái nịêm được sử dụng trong các quá trình di cư bên trong, hay
nội bộ
của một quốc gia, một vùng:
+ Sự nhập cư hay di dân vào là: quá trình di cư từ nơi nào khác đến nơi dự
định
sinh sống. Đây là sự chuyển đến.
+ Sự xuất cư hay di dân ra là: quá trình di cư từ nơi đang sống sang vùng
khác.


Đây là sự chuyển đi.
- Tỷ xuất di cư thuần: là hiệu số giữa số người nhập cư và số người xuất cư

của một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) tính
bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó
- Nơi xuất cư và nơi đến:
Nơi xuất cư là: nơi mà từ đó người di cư chuyển đi. Ngược lại, nơi đến là
nơi
mà người di cư từ nơi nào khác chuyển đến sống.
- Sự di cư chênh lệch:
Trong quá trình di cư luôn có hiện tượng chênh lệch giữa các nhóm di cư
khác
nhau về các yếu tố nhân khẩu, hoàn cảnh xã hội, kinh tế, văn hoá…Vì vậy,
đối với những luồng di cư khác nhau sẽ có những sự khác nhau trong cơ cấu
thành phần của dân cư về nhiều mặt. Điều này cần được quan tâm đúng mức
để có thể giải quyết vấn đề di cư một cách hợp lý.
2.1.2. Loại hình di cư
Di cư diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau gồm: di cư trong nước và di

quốc tế. Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là tập trung phân tích luồng di cư
nông
thôn ra thành thị hay di cư trong nước.
Dựa theo nơi đi và nơi đến có 4 loại hình:
- Nông thôn – nông thôn
- Nông thôn – thành thị
- Thành thị - thành thị
- Thành thị - nông thôn.
2. 2. Nội dung vấn đề
2.2.1. Tình hình di cư lao động từ nông thôn ra thành thị
- Di cư nông thôn ra thành thị ở nước ta có tính phổ biến rộng khắp trên
các vùng nông thôn trên khắp cả nước và luôn ở mức cao.



Theo kết quả các cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 thì quy mô di cư trong
nước là 6,5 triệu người (chiếm 7,57% dân số),riêng trong năm 2012 có 892,3
nghìn người di cư. Năm 2013, cả nước có 1.790.374 người di cư, tăng 33%
so với trung bình giai đoạn (2004-2009).
Bảng 1: Thực trạng xuất cư khỏi vùng thời kỳ 2005-2013
Đơn vị: ‰

CẢ
NƯỚC
Đồng bằng
sông Hồng
Trung du
và miền
núi phía
Bắc
Bắc Trung
Bộ và
duyên hải
miền
Trung
Tây
Nguyên
Đông Nam
Bộ
Đồng bằng
sông Cửu
Long

Tỷ suất di cư thuần
2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Sơ bộ 2014

..
..
..
..
..
..
..
..
..
-0,6

-0,4

-0,6

-0,5

0,5

0,9

0,2

-0,3

-0,5

-0,4

-0,9


-0,6

-3,6

-3,9

-3,3

-2,6

-2,3

-2,0

-2,6

-2,6

-1,9

-7,7

-5,7

-4,0

-4,5

-1,7


-1,8

-0,2

-0,2

-1,5

1,8

-0,3

-2,4

3,7

2,1

1,6

7,2

11,3

9,4

23,4

19,9


14,8

11,8

8,3

11,2

-1,8

-4,7

-3,2

-8,4

-8,4

-6,5

-5,0

-4,3

-6,7

Nguồn:Tổng cục thống kê.



Từ bảng số liệu trên ta thấy: Số lượng người di cư tập trung đông nhất là
vùng Đông Nam Bộ, số dân xuất cư đông nhất ở vùng ĐB sông Cửu Long.
Cụ thể :
ĐB sông Hồng tỉ xuất di cư thuần giai đoạn 2005- 2014 tăng 0,1‰, trong
đó: giai đoạn 2005- 2009 và giai đoạn 2013- 2014 thì tỉ xuất di cư thuần
luôn âm, nên có thể thấy ở đây số dân xuất cư lớn hơn số dân nhập cư. Vùng
Tây Nguyên giai đoạn này thì số dân nhập cư lại tăng, dẫn đến tỷ xuất di cư
thuần tăng 1,8‰(năm 2005 là -0,2‰ tăng lên năm 2014 là 1,6‰).
Ngược lại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long lại tỉ xuất di cư luôn âm. Mà vùng
đông nam bộ luôn có tỷ xuất di cư dương, hay nói đây là nơi mà người dân
di cư đến.
Có thể thấy di cư lao động nông thôn chủ yếu tập trung về các thành phố
lớn, nơi tập trung các khu công nghiệp, nơi có các ngành công nghiệp, dịch
vụ phát triển tiêu biểu là các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm nước
ta.


I-Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
1
Hà Nội
2
Hưng Yên
3
Hải Phòng
4
Quảng Ninh
5
Hải Dương
II- Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

1
Thừa Thiên - Huế
2
Đà Nẵng
3
Quảng Nam
4
Quảng Ngãi
III- Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ
1
TP. Hồ Chí Minh
2
Bình Dương
3
Bà Rịa -Vũng Tàu
4
Đồng Nai
Tổng số: 13


ví dụ : TP.HCM chiếm 31% là dân số của địa phương, có tới 50% dân số là
người di trong 7/24 quận/huyện của thành phố. Quy mô dân số Hà Nội tăng
lên không ngừng, năm 2013 đạt 6.933.940 người. Hà Nội đã hình
thành “Nhóm 6 quận trung tâm” có mật độ dân số “siêu cao”, dân cư tích tụ
đậm đặc, gồm: Đống Đa: 38.936 người/km2, Hai Bà Trưng: 30.842
người/km2; Thanh Xuân, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy đều có mật độ dân
số trên 20.000 người/km2.
Cụ thể ta xét vùng
Bảng 2: Thực trạng xuất cư khỏi vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2005-2013
Đơn vị:‰


Đông
Nam Bộ
Bình
Phước
Tây
Ninh
Bình
Dương
Đồng
Nai
Bà Rịa Vũng
Tàu
TP. Hồ
Chí
Minh

200
5
7,2

200
7
11,3

200
8
9,4

Tỷ suất di cư thuần

200 201 201 201
9
0
1
2
23,4 19,9 14,8 11,8

-2,0

-5,3

-3,6

-0,1

-6,9

-0,8

-2,2

-2,1

-4,0

-4,2

-5,0

-5,3


-3,9

-3,9

-1,7

0,0

-2,7

-0,8

18,0

41,1

27,1

68,1

74,6

42,7

48,9

34,5

52,0


-3,1

0,6

2,5

13,2

16,3

22,1

12,5

6,7

11,9

2,6

0,3

-2,3

4,3

4,4

5,7


2,8

4,0

7,2

14,0

22,2

14,6

27,1

18,3

11,5

7,6

6,2

5,5

201
3
8,3

Sơ bộ

2014
11,2

Nguồn:Tổng cục thống kê


- Đặc trưng của di cư lao động từ nông thôn ra thành thị:
+ Giới và tuổi: Không có biến động so với xu hướng di cư theo nhóm tuổi
và giới tính. Năm 2013 tỷ suất di cư của những người trong độ tuổi từ 20-24
vẫn là cao nhất, tiếp đến là những người trong nhóm tuổi từ 25-29 và 15-19.
So với năm 2012, năm 2013 tỷ suất di cư của hầu hết các nhóm tuổi của cả
nam và nữ đều tăng (trừ nhóm tuổi 60-64 và 70-74 giảm nhẹ). Kết quả Điều
tra BĐDS 1/4/2012 cho thấy, trong hầu hết các nhóm tuổi thì tỷ suất di cư
của nữ lớn hơn nam, riêng nhóm tuổi lao động chính (30-44), tỷ suất di cư
của nam cao hơn của nữ, năm 2013 lại có sự thay đổi khá lớn 9/18 nhóm
tuổi tỷ suất di cư của nam cao hơn nữ, 1/18 nhóm tuổi tỷ suất di cư của nam
bằng nữ. Tỷ suất di cư của nữ giới đạt mức cao nhất ở nhóm tuổi 20-24
(36,3o/oo), tương tự với nam giới (27,7o/oo), đây cũng là nhóm tuổi mà
khoảng cách giữa tỷ suất di cư của nam và nữ đạt giá trị lớn nhất (8,6 điểm
phần nghìn). Nhóm tuổi có tỷ suất di cư thấp nhất là 70-74.
+ Trình độ học vấn:
Biểu đồ 1: Trình độ học vấn của LDDC (%)

Nhóm những người tốt nghiệp trung học có tỷ suất di cư cao nhất chiếm
77,7%(nhóm trung học cơ sở chiếm 53,2%/nhóm trung học phổ thông
24,5%), tiếp đến là nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật(CĐ/ĐH chiếm
11%) và nhóm tốt nghiệp tiểu học chiếm 9,7%. Tỷ suất di cư thấp nhất là
nhóm chưa bao giờ đi học. Tỷ suất di cư của nữ cao hơn nam ở hầu hết các
nhóm. Tại 2 nhóm có trình độ học vấn thấp nhất là chưa đi học và chưa tốt



nghiệp tiểu học, tỷ suất di cư của nam cao hơn nữ. Ở nước ta, các trường đại
học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chủ yếu được đặt tại các thành
phố lớn vì vậy khi học hết trung học phổ thông, để tiếp tục học tiếp ở các
bậc học cao hơn, đa số thanh niên phải di chuyển đến các địa điểm khác với
nơi cư trú, ngoài ra ở nông thôn do điều kiện thu nhập thấp nên có xu hướng
bỏ học đi làm đó là lý do khiến cho tỷ suất di cư của nhóm người tốt nghiệp
trung học phổ thông luôn cao hơn các nhóm khác.
+ Tình trạng hôn nhân:
Biểu đồ 2: tình trạng hôn nhân của LDDC (%)

Từ đồ thị có thể thấy: Cao nhất vẫn nhóm những người đã từng có vợ/chồng
(bao gồm cả những người đã góa vợ/chồng) chiếm 62,7%, trong đó đã kết
hôn chiếm 59,7%, góa và ly hôn chiếm 13%. Phần lớn lý do di cư của nhóm
này là kiếm tiềm gửi về cho gia đình, cho con đi học, thêm thu nhập, hoặc
muốn cho con cái được học tập trong môi trường tốt hơn.Tiếp đến là nhóm
chưa kết hôn chiếm 37,3%.
Số di cư là nữ ở nhóm đã kết hôn cao chiếm 66,7% cao hơn nam 13,9%.
Trong khi đó nữ ở nhóm chưa kết hôn lại chỉ chiếm 27,3% thấp hơn nam là
19,9%.


- Lao động di cư nông thôn ra thành thị những năm gần đây khá đa dạng,
thuộc nhiều lứa tuổi, làm nhiều công việc khác nhau.
Trong đó có nhiều lao động có điều kiện kinh tế gia đình khá... Tuy vậy,
phần lớn vẫn là những đối tượng thuộc nhóm yếu thế: Nhiều kết quả điều tra
nghiên cứu cho thấy lao động nông thôn di cư ra thành phố làm rất nhiều
nghề hoặc việc làm nặng nhọc, độc hại, với trình độ lao động phổ thông và
giản đơn (làm thuê trong các công trường xây dựng, các cơ sở sản xuất/tái
chế nhựa, may mặc, da giày, bảo vệ,...), bán hàng rong, giúp việc gia đình...

Phần lớn làm việc trong các cơ sở kinh tế thuộc khu vực phi chính thức như
các cơ sở kinh tế tư nhân, kinh tế gia đình hoặc tự làm việc... Trong đó:Buôn
bán, kinh doanh nhỏ chiếm 48,9%; làm các dịch vụ tại đô thị chiếm 45,3%.
Nam giới thường tham gia vào các việc đòi hỏi sức khoẻ nhiều hơn: thợ xây
dựng (17,3%); công nhân làm việc tại các nhà máy điện nước hay các công
ty (8,35) và một số nghề như lái xe, xe ôm, chở hàng thuê, cửu vạn... Còn nữ
giới làm các công việc: bán rượu, xôi, bánh (20,1%) và buôn bán nhỏ, làm
thợ may, thợ gội đầu, trang điểm 1%... Như vậy, khẳng định rõ nghề nghiệp
của người di cư ở đô thị đa dạng, phong phú, nam giới làm các công việc
nặng nhọc đòi hỏi phải có sức khoẻ, sự dẻo dai của cơ bắp,... còn nữ giới
làm các công việc đòi hỏi sự khéo léo, và có khả năng nội trợ giỏi. Tuy vậy,
làm việc ở đô thị có thu nhập cao hơn ở quê. Điều này đã hấp dẫn và có sức
hút lớn đối với người di cư.
Theo nghiên cứu “Giới, di cư và tiền chuyển về” của Tổ chức Di cư
Quốc tế (IOM) năm 2004, di dân nội địa ở Việt Nam có xu hướng nữ hóa.
Người ta có thể giải thích bằng yếu tố thuần kinh tế, như: Các nhà máy cần
nhiều nữ công nhân hơn nam công nhân; kinh tế ở các siêu đô thị mang tính
chất nhị nguyên với hai khu vực chính thức và phi chính thức mà ta rất khó
phân định. Trong đó, khu vực phi chính thức với nhiều công việc phù hợp
với phụ nữ, chẳng hạn như bán hàng rong, giúp phụ nữ có thể sống ở thành
thị và tiết kiệm tiền để gửi về quê. Trước đây, trường Đại học Mở - TP.HCM
(Thái Thị Ngọc Dư, Nguyễn Xuân Nghĩa) đã tiên phong trong công trình
nghiên cứu về di cư, đó là đề tài "Nữ lao động nông thôn nhập cư trong khu
vực phi chính qui tại Thành phố Hồ Chí Minh", cho thấy phụ nữ có điều
kiện tốt để hội nhập môi trường mới. Người ta nghĩ khi hiện đại hóa, phát


triển sản xuất thì khu vực phi chính thức sẽ thu hẹp lại, nhưng thực ra khu
vực này lại càng gia tăng hơn
- Dòng lao động di cư từ nông thôn ra đô thị và vào các KCN tìm việc làm

với nhiều hình thức và qui mô khác nhau, đó là:
Có thể đi một mình hoặc có thể đi cùng bạn bè, họ hàng, người thân
trong gia đình, hoặc qua các kênh tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp,
hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm... nhưng chủ yếu là đi cùng
những người bạn bè trang lứa cùng làng, xã.. Điều này phản ánh tính kết cấu
cộng đồng cao của những người di dân rất cao thông qua hình thức di
chuyển theo nhóm (cùng bạn bè, làng, xã) là cơ sở tạo cho người di dân có
được tâm lý an toàn khi di chuyển .
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng di cư tự do của lao động nông
thôn vào thành thị và các khu công nghiệp
Di cư từ nông thôn ra thành thị và các KCN thời gian qua ngày càng gia
tăng và có tính rộng khắp trên các vùng nông trong cả nước có những thời
điểm diễn ra trên bình diễn rộng với qui mô lớn…tình hình trên tuy có nhiều
nguyên nhân,song có thể khái quát theo nhóm nguyên nhân chính dưới tác
động của các yếu tó “đầy” và “hút” lao động từ nông thôn di cư ra thành thị
và KCN,đó là:
- Sự gia tăng dân số và sức ép về lao động việc làm ở khu vực nông thôn
ngày càng tăng: Tỷ lệ tăng dân số ở nước ta hiện nay ở mức
1.5%/năm.Trong khu vực nông thôn tăng trên 1.8%/năm.Quá trình chuyển
dịch cơ cấu knh tế nông nghiệp,nông thôn và thu hút của ngành. Hơn nữa
,người có việc làm trong nông thôn thì tỷ lệ sử dụng thời gian chỉ đạt 7075%....dư thừa lao động cả về tương đối trong nông nghiệp,nông thôn là rất
lớn…thực trạng trên là nguyên nhân chính tạo ra làn song dư cư tìm kiếm
việc làm ngày càng lớn,đặc biệt đối với những tỉnh thuộc vùng đồng bằng
đất chật người đông.
- Đất đai sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp trở nên ngày càng khan hiếm
thiếu TLSX và thừa LĐ như là một lực đẩy đối với lao động ở khu vực nông


nghiệp,nông thôn: Nông nghiệp nông thôn với 7 triệu ha diện tích đất canh
tác như hiện nay,tương đương nhu cầu tối đa 19 triệu lao động so với 25,6

triệu lao động trong khu vực nông nghiệp thì còn dư 6,6 triệu và con số này
không dừng lại,mà còn được tích tụ,dồn nén thêm bởi lực lượng lao động
mới hằng năm tăng thêm và kèm theo đó là đất đai nông nghiệp bị thu hẹp
cho phát triển công nghiệp và đô thị.
Bảng 2: Tăng trưởng GDP của việt nam, năm 2004 - 2014 (%)
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

NLTS
4.36
4.00
3.69
3.76
4.70
1.83
2.78
4.01
2.68
2.64
3.49


CNXD
10.21
10.68
10.38
10.22
5.98
5.52
7.70
5.53
5.75
5.43
7.14

DV
7.26
8.48
8.29
8.85
7.37
6.63
7.52
6.42
5.9
6.57
5.96
Nguồn: Tổng cục thống kê

- Tình trạng do phát triển không đều,sự chênh lệch về thu nhập ,mức sống
giữa nông thôn thành thị và ngày càng cí xu hướng doãnh ra là một trong

những nguyên nhân có sức hút di cư từ nông thôn ra thành thị: Cuộc sống
của đa số người nông dân,đặc biệt các hộ thuần nông và các vùng sản xuất
gặp khó khăn…thu nhập thấp và cuộc sống gặp nhiều khó khăn,tình trạng
đói nghèo ,cơ sở phúc lợi yếu kém ,đời sống văn hóa tinh thần thiếu so với
thành thị.sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn,chi phí sản xuất cao và
nhiều rủi ro…chênh lệch thu nhập và mức sống đã tạo nên lực đẩy chủ yếu
dòng người di cư vào thành thị. Nhiều tài liệu điều tra thu nhập ở nước ta
cho thấy,mức thu nhập và đời sống ở thành phố cao hơn nhiều lần so với
nông thôn.
Bảng 3 : Thu nhập BQĐN 1 tháng thời kỳ 2004 - 2014


(Đơn vị tính: 1000 đồng)
Tiêu chí
2004
2006
2008
2010
2012
Thành thị
815,4
1058,4
1605,2
2129,5
2989,1
Nông thôn
378,1
505,7
762,2
1070,4

1579,4
Lệch tuyệt đối
437,3
552,7
843,0
1059,1
1409,7
Thành thị/nông 2,2
2,1
2,1
2,0
1,9
thôn(lần)
Nguồn:Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình -Tổng cục Thống kê
Thành phố và các KCN còn mang lại nhiều cơ hội việc làm và có mức thu
nhập cao hơn nhiều so với ở nông thôn. Tuy nhiên,để lao động di cư vào
thành phố kiếm được việc làm và hòa nhập vào nền kinh tế đô thị hoàn toàn
không dễ dàng. Vì kỳ vọng sẽ tìm được việc làm và thu nhập tốt hơn nên
người lao động di cư từ nông thôn vẫn sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thách
thức,bởi không có lựa chọn nào khác.Mỗi khi chênh lệch thu nhập và cuộc
sống giữa thành thị và nông thôn còn có khoảng cách
- Ngoài mức thu nhập có tính hấp dẫn nêu trên còn có các điều kiện và lý do
khác như: Học hành và nâng cao trình độ nghề nghiệp,và tiếp cận với văn
minh và môi trường sống đô thị về y tế,cơ sở hạ tầng vui chơi giải trí… tạo
nên tâm lý thích ra thành thị,nhất là đối với thanh niên muốn học hành và
thay đổi môi trường sống…theo điều tra ở một số tỉnh cho thấy các nguyên
nhân/lý do di cư nông thôn ra thành phố dưới hình thức,lý do khác nhau và
quyết định di cư có sự tác động của nhiều động lực khác nhau. Nhưng về
kinh tế vẫn là động lực chính đối với người dân nông thôn ra thành thị tìm
kiếm việc làm tìm kiếm thu nhập như là một giải pháp về “sinh kế” với mục

đích lớn nhất là tìm việc làm để nâng cao thu nhập,nhằm cải thiện cuộc sống
cho gia đình.
2.2.3. Tác động kinh tế - xã hội của dòng di cư từ nông thôn ra
thành thị
a.Tác động tích cực của dòng di cư nông thôn- thành thị tới đời sống kinh
tế xã hội:
Càng ngày, việc dịch chuyển dân cư và sự điều chỉnh lực lượng lao động
đóng

2014
3968
2041
1927
1,9


góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam. Dân di
cư đóng
góp vào sự phát triển kinh tế thông qua:
Một là, dòng lao động di cư đã bổ sung lực lượng lao động đáng kể trong
các
lĩnh vực kinh tế ở thành thị, giúp các nhà tuyển dụng tiếp cận nguồn lao
động một
cách có hiệu quả, nhưng giá thấp bởi vì sự cung cấp lao động cần phải duy
trì mức
lương cạnh tranh cho các nhà tuyển dụng.
Hai là, những người di cư chấp nhận những công việc khác nhau kể cả
những
công việc mang tính chất tạm thời (như: gom phế liệu, nguyên liệu tái chế,
bốc vác,

giúp việc gia đình…) ở những mức lương thấp mà người thành thị không
làm nếu
không được bảm đảm các phúc lợi xã hội như bảo hiểm y tế và xã hội tốn
kém. Do
vậy, di cư đã tạo ra một thị trường năng động mà trước đây chưa có.
Ba là, sự di cư trong nước hay từ nông thôn ra thành thị giúp giảm nghèo
đói cụ
thể là: tăng khả năng kiếm tiền đáng kể so với thu nhập của người không di
cư tại
nông thôn; có ảnh hưởng tích cực với kinh tế địa phương tại những nơi đến
vì các
khoản chi tiêu của người di cư; gửi tiền về quê hương để đầu tư cho các hoạt
động
tăng thu nhập, đầu tư kinh doanh, trả nợ, chi trả tiền chữa bệnh, tiền tiêu
dùng của
gia đình, tiếp cận các kĩ năng làm việc và hiểu biết thông tin về thị trường,
nắm bắt
kĩ năng kỹ thuật về áp dụng tại quê hương.
Bốn là, dòng di cư này cũng giúp giảm gánh nặng ngân sách nhà nước
dành cho
các dịch vụ tại những nơi họ rời đi, trong khi đến nơi sinh sống họ lại không


được
chính quyền hỗ trợ và đồng thời giúp chính quyền nơi đến giảm bớt các chi
phí
quản lý các dịch vụ ở thành thị thông qua việc thu nhặt, vận chuyển phế liệu
và như
vậy những người di cư tham gia vào dây chuyền sản xuất tái chế.
b. Tác động tiêu cực của dòng di cư nông thôn - thành thị đến kinh tế - xã

hội
- Lao động di cư:
+ Là đối tượng ít được bảo vệ nhất trong thị trường làm việc mới gia nhập.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra thực tế là 66,1% lao động di cư không có
chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ tốt nghiệp đại học là 6,5%. Điều này tiềm ẩn
những rủi ro cho người lao động di cư khi công việc của họ thường mang
tính chất độc hại, nguy hiểm và thiếu ổn định. Đáng lo ngại nhất là có tới
30,5% người lao động di cư làm các công việc có đặc điểm ô nhiễm tiếng
ồn, bụi bẩn; 14,1% làm công việc độc hại; 10,4% làm công việc có tính chất
nguy hiểm. Bên cạnh đó, nhóm di cư làm nghề tự do thường không có hợp
đồng lao động, không tham gia bảo hiểm nghề nghiệp hay tai nạn lao động
do bản chất công việc của họ là tạm thời và không được đăng kí hộ khẩu
thường trú, người lao động di cư không thể tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro
về sức khoẻ, họ không tự tổ chức được những cuộc thương lượng tập thể để
đòi hỏi một đồng lương xứng đáng và yêu cầu được bồi thường trong
trường hợp bị thương tật hoặc đau ốm.
+ Những người di cư cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y
tế và
xã hội. Họ không phải là đối tượng được quan tâm nhiều đến việc nâng cao
khả
năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nhà ở, xã hội cho người nhập cư, họ có lương
thấp
nhưng nhu cầu tiết kiệm lại cao do vậy lao động di cư thường sống chui rúc
trong
các khu nhà trọ đông đúc, thiếu thốn các tiện nghi cơ bản và an toàn.Có


92,9% lao động di cư được hỏi cho rằng, địa phương sở tại không có bất kỳ
hỗ trợ gì cho họ.
+ Thường bị xâm phạm: Nhất là tình trạng dễ tổn thương đối với nhóm

phụ nữ di cư thường do bị xâm hại tình dục và bạo lực, thậm chí gây nên các
rủi ro lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
+ Thu nhập thấp, công việc không ổn định.
- Đối với thành thị:
+ Gây quá tải về dân số
+ Gây sức ép cho hệ thống giao thông vận tải, điện nước, môi trường bị ô
nhiễm.
+ Khó khăn trong quản lí và quy hoạch đô thị: Cơ sở hạ tầng ở thành thi
được cung cấp tốt hơn so với các vùng nông thôn nhưng chỉ đảm bảo cho
một khối lượng người cụ thể mà thôi. Khi có dòng di cư quá lớn từ các vùng
miền khác ra thành thị, cùng với điều này là khối lượng phương tiện giao
thông sử dụng cũng tăng lên đáng kể sẽ tác động tới yếu tố hạ tầng
như: đường xã, đất đai, nhà ở đều trở nên quá tải ở thành thị.
+ Mất trật tự an ninh, các tệ nạn xã hội cũng ra tăng: Theo kết quả khảo sát,
có 51,3% người lao động di cư được hỏi cho rằng, tình trạng mất an ninh trật
tự thường đến từ nhóm người di cư, chỉ 21% cho rằng do người tại địa
phương. Bên cạnh đó, tình trạng mâu thuẫn giữa lao động di cư và lao động
địa phương vẫn xảy ra.
2.3. Định hướng và giải pháp
2.3.1. Đổi mới tư duy chính sách về di dân nông thôn-đô thị,chú ý việc
bố trí và phân bổ lại lực lượng lao động gắn với chiến lược phát triển
kinh tế và quá trình CNH, HĐH của cả nước đối với từng vùng, từng
địa phương, từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.


Một là, lồng ghép di dân vào các chương trình phát triển và xoá đói giảm
nghèo,
đặc biệt là những chương trình có mục tiêu giảm nghèo. Chính phủ cần nắm

thông tin nhiều hơn về tình hình di cư để có sự can thiệp kịp thời: hỗ trợ về

nhà cửa,
việc làm và tiếp cận vốn vay ngân hàng, dịch vụ y tế, giáo dục, nắm bắt
được nhu
cầu của từng nhóm di cư khác nhau trong tổng số lao động phổ thông.
Hai là, cần có sự phân bố đồng đều quyền lợi ở thành phố chứ không phải
nới
rộng khoảng cách giữa giàu và nghèo, tăng cường việc làm ở khu vực nông
thôn và
tạo ra công nghệ lao động.
Ba là, Nhà nước cần có các chính sách để hạn chế tổn thất cho người di cư
khi
họ đến nơi ở mới, tạo điều kiện ổn định cho người di cư và nâng cao khả
năng tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
2.3.2 Quy hoạch các cơ sở y tế, giáo dục chuyên nghiệp ở các thành phố
trực thuộc Trung ương theo hướng chỉ giữ lại các cơ sở có ý nghĩa vùng
và quốc gia.
Chuyển một số cơ sở sản xuất, dịch vụ, cơ quan, các trường chuyên nghiệp
ra khỏi các quận có mật độ dân số cao là công việc nhà nước chủ động được,
không vi phạm Luật Cư trú, các điều luật bảo đảm nhân quyền. Khi các cơ
sở này chuyển đi thì chẳng những dân số trực thuộc cơ sở chuyển theo mà
một số nhóm dân cư phục vụ, phụ thuộc cũng không chuyển đến thậm chí
những người phục vụ cũ phải tự chuyển đi.
Việc chuyển một số cơ sở sản xuất, dịch vụ, cơ quan, các trường chuyên
nghiệp ra khỏi các quận có mật độ dân số cao phải tuân theo nguyên tắc:
Không xây dựng, cải tạo công trình trên đó để cho các cơ quan khác có thể


thu hút nhiều người di cư đến hơn. Tốt nhất là dành cho các công trình phúc
lợi công cộng, như: Công viên, đường giao thông, nhà trẻ

2.3.3 Cả nơi xuất cư và nơi nhập cư hướng đến trợ giúp người di cư
Đối với nơi xuất cư:
Cần tuyên truyền lợi ích và thách thức của di cư. Đặc biệt là về sức khoẻ nói
chung và sức khoẻ sinh sản nói riêng để người di cư tránh xa mại dâm, ma
tuý và các tệ nạn xã hội khác. Tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người
lao động, những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi di cư (đăng ký hộ khẩu, tìm
việc, ký kết hợp đồng lao động, bảo vệ sức khoẻ, tiết kiệm, ...), nêu những
tấm gương di cư thành công trong xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chân
chính.
- Xây dựng cơ chế phổ biến thông tin nhạy cảm có thể thông qua: Cơ hội
việc làm, dạy nghề, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sức khoẻ sinh sản,
dịch vụ tư vấn xã hội về tiết kiệm hoặc đầu tư nguồn tiền chuyển về, thông
tin trên các kênh gửi tiền.
Đối với nơi nhập cư:
- Các vùng có tiềm năng nhập cư cần chủ động đón các dòng di cư lớn đổ
vào, làm tốt công tác Quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn định hướng
cho việc phân bố dân cư.
- Thành lập các trung tâm hỗ trợ việc làm cho người di dân. Đây là một giải
phápnhằm tạo điều kiện giúp người di dân tìm kiếm việc làm, đồng thời
nhằm tăng cường quản lý người dân di cư. Đây có thể là những tổ chức tư
vấn việc làm nhằm hướng họ vào những ngành nghề phù hợp với năng lực
của họ. Đồng thời, từng bước hình thành nên thị trường lao động có thể quản
lý được giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt chức năng của mình.
- Tạo điều kiện thuận lợi và tổ chức tốt việc đăng ký, thông kê dân cư. Đẩy
mạnh bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người di cư, đặc biệt phòng
chống các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục bằng cách tuyên truyền, tư
vấn và phát triển mạng lưới dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản.


- Phổ biến thông tin về quyền và nghĩa vụ của người lao động, khuyến khích

việc ký kết hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cũng như
giảm thiểu những nguy cơ bị tổn thương đối với người lao động, đặc biệt là
lao động nữ.
2.3.4. Khuyến khích đầu tư hỗ trợ các địa phương tự tạo việc làm tại
chỗ
- Khuyến khích và ủng hộ những sáng kiến đầu tư với mục đích phát triển
cộng đồng nông thôn, ví dụ đầu tư cho kinh doanh hoặc giáo dục. Chính
quyền phường xã nên có chính sách động viên, khuyến khích đối với những
sáng kiến đầu tư này. Đảm bảo sự tham gia của phụ nữ trong quá trình ra
quyết định.
- Hỗ trợ cho nam nữ LĐDC trở về thông qua việc nâng cao trình độ học vấn
hoặc đào tạo kỹ năng kinh doanh cho họ giúp tối đa hóa lợi ích nguồn tiền
kiếm được.
- Thúc đẩy công tác đào tạo nâng cao kiến thức và đào tạo nghề nhằm nâng
cao năng lực kinh tế cho người dân nông thôn, khuyến khích đầu tư hỗ trợ
các địa phương tự tạo việc làm tại chỗ.
- Cần tập trung chính sách phát triển đồng đều các vùng để giảm bớt mức
độ di chuyển lao động và vì vậy sẽ giảm bớt gánh nặng kinh tế và xã hội của
thành phố.
- Khuyến khích luồng di chuyển vốn từ các đô thị về nông thôn và nhờ đó
giảm luồng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị.
III. KẾT LUẬN
Nhận thức được tính tất yếu khách quan của hiện tượng di dân từ nông
thôn ra thành thị cũng như những mặt đóng góp và những hệ lụy của nó sẽ
giúp chúng ta có cách ứng xử một cách khoa học, đúng đắn với hiện tượng
đó. Làn sóng những người di cư từ nông thôn ra thành thị ở nước ta đã và
đang diễn ra một cách tự phát, thiếu tính tổ chức nên những khó khăn mà họ
phải đối mặt khi sinh sống ở thành phố là không nhỏ, đồng thời những hệ



lụy do họ gây ra cho địa phương nơi đến cũng rất phức tạp. Từ đó có những
chính sách và giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để hạn chế di cư lao
động bất hợp pháp và có chính sách xã hội đối với di cư hợp pháp nhằm thúc
đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở các thành phố nói riêng và của đất nước nói
chúng,đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TS. Nguyễn Đình Cử, Thúc đẩy di cư nông thôn – Đô thị hóa góp
phần nâng cao năng suất lao động. Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em.
2. PGS.TS. Phạm Ngọc Linh – TS. Nguyễn Thị Kim Dung (2011). Giáo
trình Kinh Tế Phát Triển, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
3. Vai trò giới khi di dân trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại
hóa. Tạp chí Xã hội học, số 2, năm 2005.
4. Số liệu Tổng cục Thống kê ( Gos.gov.vn).
5. TCCSĐT - Ngày 26-8-2013, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội phối hợp Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO
tổ chức Hội thảo: Công bố kết quả Dự án “Tình hình di chuyển lao
động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp trong bối cảnh
Việt Nam gia nhập WTO”.
6. Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2013.
7. Tổng quan về kinh tế xã hội Việt Nam - Nguồn: Chính phủ - Cổng
thông tin điện tử Chính phủ www.chinhphu.vn)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×